Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Dia 8 tuan 16 tiet 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.64 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 16 Tiết 17. Ngày soạn:03 /12/2015 Ngày dạy: 07/12/2015. ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU:Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức cơ bản hs đã học trong chương trình học kì I: đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội châu Á, các khu vực của châu Á ( Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á) 2. Kĩ năng: Rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc bản đồ, nhận xét bảng số liệu thống kê 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập của học sinh. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán… - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê;… II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ địa lí tự nhiên,phân bố dân cư Châu Á. 2. Chuẩn bị của học sinh: - sgk, dụng cụ học tập. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 8A3……............................................………..........…, 8A5…....................................…………, 8A6............................................................................., 2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong nội dung ôn tập 3. Tiến trình bài học: Khởi động: GV giới thiệu mục đích của tiết ôn tập Ôn tập theo đề cương Hoạt động 1 : Hệ thống hóa các kiến thức đã học * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; *Phương pháp dạy học : Đàm thoại, giải quyết vấn đề, pp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả, pp sử dụng bản đồ, tự học,… * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, … Bước 1: Hệ thống kiến thức về đặc điểm tự nhiên châu Á Bước 2: Hệ thống kiến thức về đặc điểm dân cư, xã hội châu Á Bước 3: Hệ thống kiến thức về các khu vực: Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập địa lí * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; hình thức học tập cá nhân; *Phương pháp dạy học : giải quyết vấn đề, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, tự học,… * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, … Bước 1: Gv hướng dẫn học sinh cách nhận xét các bảng số liệu thống kê Bước 2: Gọi HS đứng dậy nhận xét một số bảng thống kê trong SGK về tình hình gia tăng dân số, kinh tế,… Bước 3: GV nhận xét. Bước 4: Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, cách làm bài thi học kì IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Tổng kết - GV hệ thống nội dung ôn tập, lưu ý học sinh những nội dung chính chuẩn bị bài kiểm tra..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Hướng dẫn học tập - Về nhà học bài, rẽn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ chuẩn bị làm bài thi học kì I. V.PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………. TRƯỜNG THCS LIÊNG TRANG Tổ Sử - Địa – GDCD I.. TRẮC NGHIÊM KHÁCH QUAN. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN :ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC : 2015 – 2016.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hãy khoanh tròn đáp án mà em cho là đúng: 1. Châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau đây? a. Thái Bình Dương. b. Bắc Băng Dương. c. Đại Tây Dương. d. Ấn Độ Dương. 2. Ở Châu Á khu vực có hệ thống sông chảy từ Nam lên Bắc là: a. Đông Nam Á b. Tây Nam Á c. Bắc Á d. Trung Á. 3.Những nước nào sau đây sản xuất nhiều lương thực nhất thế giới? a. Thái Lan, Việt Nam b. Trung Quốc, Ấn Độ c. Nga, Mông Cổ d. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a. 4. Những nước nào sau đây xuất khẩu lương thực ( lúa gạo ) nhiều nhất thế giới? a. Thái Lan, Việt Nam b. Trung Quốc, Ấn Độ c. Nga, Mông Cổ d. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a. 5. Nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Châu Á là: a. Trung Quốc b. A-rập-xê-út c. I-rắc d. Cô-oét. 6. Khu vực đông dân nhất châu Á: a. Đông Á b. Nam Á c. Đông Nam Á d. Tây Nam Á 7. Yếu tố nào tạo nên sự đa dạng của khí hậu Châu Á a. Do địa hình Châu Á cao, đồ sộ nhất b. Do Châu Á nằm phía đông của lục địa Á- Âu c. Do Châu á có diện tích rộng lớn d. Do Châu Á kéo dài từ vòng cực bắc đến vùng xích đạo 8. Những nơi thường có động đất, bão lụt ở Châu Á là: a. Các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á. b. Đông Á, Tây Nam Á, Nam Á. c. Đông Nam Á, Bắc Á, Nam Á. d. Trung Á, Tây Nam Á, Đông Nam Á. 9. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên Châu Á hiện nay đã giảm đáng kể vì: b. Xuất khẩu lao động quốc tế. a. Thiên tai, bệnh tật. c. Di cư sang châu lục khác d. Thực hiện tốt chính sách dân số 10. Khu vực Tây Nam Á giáp với các biển: a. Đen, Đỏ, Đông b. Đen, Đỏ, Hoa Đông c. Đen, Đỏ, A Ráp d. Hoàng Hải, Đông, Đen 11. Khu vực Tây Nam Á nằm trong kiểu khí hậu nào? a. Nhiệt đới khô b. Cận nhiệt c. Ôn đới d. Nhiệt đới gió mùa 12. Nguyên nhân làm cho Tây Nam Á phát triển mạnh ngành khai thác dầu mỏ a. Có trữ lượng dầu và khí đốt lớn nhất thế giới b. Nhiều nước đầu tư cho Tây Nam Á c. Nhân lực dồi dào d. Đầu tư máy móc hiện đại 13. Đại bộ phận của Nam Á nằm trong kiểu khí hậu: a. Cận nhiệt núi cao b. Nhiệt đới khô c. Nhiệt đới gió mùa d. Ôn đới 14. Vị trí địa lí khu vực Nam Á không có đặc điểm nào sau đây: a. Tiếp giáp với Ấn Độ Dương phía Bắc b. Có đường chí tuyến bắc đi qua c. Nằm phía nam dãy Himalaya d. Tiếp giáp với khu vực Tây Nam Á 15. Sông nào không phải của khu vực Đông Á? a. Amua b. Ơ phơ rát c. Hoàng Hà d. Trường Giang 16. Ngành nào dưới đây không phái là ngành công nghiệp hàng đầu của Nhật Bản? a. Khai thác khoáng sản b. Chế tạo ô tô, tàu biển c. Công nghệ điện tử d. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 17. Nối ý phù hợp: Sự phân bố của các chủng tộc ở Châu Á? Chủng tộc Phân bố Đáp án 1.Môn gô lô it a.Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á 1 nối với......... 2.Ơ rô pê ô it b.Nam Á, Đông Nam Á 2 nối với......... 3.Ô xtra lô it c. Châu Á 3 nối với......... 4. Người lai d. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á 4 nối với......... 18. Nối ý phù hợp: Các tôn giáo lớn ở châu Á ra đời ở đâu? Tôn giáo Nơi ra đời Đáp án 1.Ấn Độ giáo a. Arap Xê ut 1 nối với........... 2. Ki tô giáo b. Ấn Độ 2 nối với........... 3. Phật giáo c. Pa-le-xtin 3 nối với........... 4. Hồi giáo 4 nối với........... 19. Nối cột A và B sao cho đúng về trình độ phát triển giữa các nước châu Á: A B Đáp án 1. Nước công nghiệp mới a. Trung Quốc, Nhật Bản 1 nối với........... 2. Nước đang phát triển b. Xin ga po, Hàn Quốc, Đài Loan 2 nối với........... 3. Nước giàu nhờ dầu khí c. Cô oét, Arập Xê út 3 nối với........... 4. Nước phát triển cao d. Mi an ma, Việt Nam, Lào 4 nối với........... 20. Điền từ thích hợp vào chỗ (...) : chế độ chảy sông ngòi các khu vực Châu Á: a. Bắc Á: mạng lưới sông dày , mùa đông nước ............................, mùa xuân có lũ do băng tan. b. Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông ..............., có lượng nước lớn vào mùa mưa. c. Tây và Trung Á: ít sông nguồn …………….. nước chủ yếu do ……………., băng tan. 21. Điền từ thích hợp vào dấu (...) thể hiện đặc điểm khí hậu các khu vực ở châu Á? a. Tây Nam Á có khí hậu ............................................................................... b. Đại bộ phận ................................nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. c. Khu vực Đông Á có khí hậu ....................................................................... d. Các đới khí hậu Châu Á thường phân hóa thành nhiều ................................................khác nhau. 22. Khoanh tròn vào “ Đ” hoặc “ S” sao cho phù hợp: a. Châu Á có diện tích lớn nhất thế giới Đ/S b.Địa hình Châu Á chia cắt phức tạp Đ/S c.Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc Ô – xtra –lô- it Đ/S d.Ấn Độ, Trung Quốc là những nước phát triển nhất châu Á Đ/S 23. Lựa chọn tên các sơn nguyên: Đê-can, A-ráp, Tây Tạng và các đồng bằng: Hoa Bắc, Lưỡng Hà, Ấn-Hằng điền đúng - thích hợp vào chỗ...của các khu vực ở bảng dưới đây: KHU VỰC SƠN NGUYÊN ĐỒNG BẰNG Tây Nam Á .............................................. .......................................... Nam Á .............................................. .......................................... Đông Á .............................................. ........................................... 24. Các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, đóng băng vào mùa đông, mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn là đặc điểm sông ngòi của khu vực nào ở châu Á? A. Đông Á B. Nam Á C. Bắc Á D. Tây Nam Á II. TỰ LUẬN 1.Trình bày các đặc điểm địa hình Châu Á ?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Kể tên các kiểu khí hậu ở Châu Á? Giải thích sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á? 3.Sông ngòi châu Á có những đặc điểm gì? Nêu giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn? 4.Trình bày và giải thích một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở Châu Á? 5.Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp và công nghiệp ở Châu Á? 6.Nêu các đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á? 7. Đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á ? 8.Trình bày đặc điểm kinh tế, xã hội khu vực Nam Á? 9. Em hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình và sông ngòi giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á? 10. Chứng minh rằng cảnh quan tự nhiên châu Á phân hóa rất đa dạng. Giải thích vì sao có sự phân hóa đó? 11.Nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo số liệu dưới đây: Năm 1800 Số dân 600 ( Triệu người). 1900 880. 1950 1402. 1970 2100. 1990 3110. 2002 3766. 12. Cho bảng số liệu về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước ( GDP) của Ấn Độ: Các ngành kinh tế. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP (%) 1995 1999 2001 - Nông – lâm – thủy sản 28,4 27,7 25,0 - Công nghiệp – Xây dựng 27,1 26,3 27,0 - Dịch vụ 44,5 46,0 48,0 Em hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ? Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào? Hướng dẫn trả lời: I. Trắc nghiệm: Câu Đáp án. 1 c. 2 c. 3 b. 4 a. 5 b. 6 a. 7 d. 8 a. Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án d c a a c c b a 17. Nối 1 với a, 2 với d, 3 với a, 4 với c 18. Nối 1 với b, 2 với c, 3 với b, 4 với a. 19. Nối 1-b, 2-d, 3-c, 4-a 20. Điền từ: a. Đóng băng b. Lớn c. Cung cấp; tuyết 21. Điền từ: a. nhiệt đới khô b. Nam Á c. Gió mùa ẩm d. kiểu khí hậu 22. 1,2 – Đ; 3,4 – S 23 KHU VỰC SƠN NGUYÊN ĐỒNG BẰNG Tây Nam Á SN. A- ráp Lưỡng Hà Nam Á SN. Đê can Ấn – Hằn g. 24 c.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đông Á. SN. Tây Tạng. Hoa Bắc. II. Tự luận: 1. Trình bày các đặc điểm địa hình Châu Á ? - Châu á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. - Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: đông - tây và bắc -nam . - Địa hình bị chia cắt phức tạp 2. Nêu 2 ý: - Khí hậu Châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. - Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển… 3. Sông ngòi châu Á có những đặc điểm gì? Nêu giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn? - Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-Công, Ấn, Hằng…) nhưng phân bố không đều. - Chế độ nước khá phức tạp: + Bắc Á: mạng lưới sông dày , mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. + Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa. + Tây và Trung Á: ít sông nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan. - Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. 4. Trình bày và giải thích một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở Châu Á? - Tình trạng phát triển kinh tế còn chậm do trước kia bị đế quốc chiếm đóng. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước ở châu Á có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song trình độ phát triển kinh tế giữa các nước và vùng lãnh thổ không đồng đều. 5. Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp và công nghiệp ở Châu Á? - Nông nghiệp: sản xuất lương thực (nhất là lúa gạo) ở một số nước (Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam) đã đạt kết qủa vượt bậc. - Công nghiệp: công nghiệp được ưu tiên phát triển, bao gồm cả công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến, cơ cấu ngành đa dạng 6. Nêu các đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á? - Địa hình: Chia làm 3 miền, chủ yếu là núi và cao nguyên - Khí hậu: Nhiệt đới khô mang tính chất lục địa sâu sắc. - Khoáng sản: Nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới: tập trung ở đồng bằng Lưỡng Hà ven vịnh Pecxich. 7. Đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á: - Dân số đông, tăng nhanh. - Mật độ dân cư cao phân bố không đều. - Dân cư thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là Môn-gô-lô-ít và Ơ-rô-pê-ô-it. - Văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo (các tôn giáo lớn như Phật giáo , Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Thiên chúa giáo). 8. Trình bày đặc điểm kinh tế, xã hội khu vực Nam Á? - Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. - Ấn Độ: là nước có kinh tế phát triển nhất..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 9. Em hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình và sông ngòi giữa phần đất liền và phần hải đ ảo của khu vực Đông Á? Đặc điểm Phần lục địa Phần hải đảo Địa hình - Phía tây: Núi và sơn nguyên cao, đồ sộ, - Là vùng núi trẻ, thường xuyên xảy hiểm trở xen các bồn địa lớn ra động đất, núi lửa. - Phía đông: Là vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng. Sông ngòi. - Có 3 hệ thống sông lớn:s. A-Mua, - Sông ngòi ngắn, có độ dốc lớn. s.Hoàng Hà, s.Trường Giang. - Chế độ nước chia 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn. 10. Chứng minh rằng cảnh quan tự nhiên châu Á phân hóa rất đa dạng. Giải thích vì sao có sự phân hóa đó? - Cảnh quan đa dạng gồm: Đài nguyên, Rừng lá kim, rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, thảo nguyên, Rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng nhiệt đới ẩm, xa van và cây bụi, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao. Nguyên nhân: do ảnh hưởng của kích thước lãnh thổ rộng lớn, địa hình và sự phân hóa của khí hậu. 11.Nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á :Dân số châu Á tăng nhanh qua các năm từ năm 1800 đến năm 2001 tăng 3166 triệu người, đặc biệt từ năm 1970 đến 2002 dân số tăng rất nhanh…. 12. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ từ năm 1995 đến năm 2001: + Tỉ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 28,4% xuống còn 25%, giảm 3,4 %. + Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng giảm từ 27,1 % xuống 27 %, giảm 0,1 %, giảm ít + Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng từ 44,5% lên 48%, tăng 3,5 % - Nền kinh tế đang có sự phát triển mạnh theo hướng tích cực, hiện đại: giảm tỉ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản; tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. Duyệt của TTCM. GVBM. Hồ Đình Ngũ. Nguyễn Thị Lợi.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×