Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.67 KB, 5 trang )

1.1.

Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của

Nho giáo
Nội dung tư tưởng giáo dục của trường phái Nho giáo là những quan điểm về giáo
dục nói chung, về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và vai trò
của người thầy trong giáo dục.
1.1.1.

Về quan niệm giáo dục

Trong tư tưởng của các nhà triết học thuộc trường phái Nho giáo, nhận thấy vấn đề
đào tạo con người rất được Nho giáo quan tâm, chú trọng. Cho dù quan niệm bản tính
con người là thiện hay ác thì tất cả họ đều cần phải được giáo dục. Nho giáo đều quan
niệm giáo dục là biện pháp để hướng con người tới những phẩm chất cao q như nhân,
nghĩa, lễ, trí, tín. Đó là những giá trị chuẩn mực của con người trong xã hội phong kiến.
Nho giáo mà tiêu biểu là Khổng Tử đã đưa ra những quan niệm rất cụ thể về giáo
dục. Quan niệm “hữu giáo vô loại” của Khổng Tử đã mở đường cho việc học của Trung
Quốc lúc bấy giờ rất phát triển, khiến cho nhiều người bình dân cũng có cơ hội được tiếp
cận với giáo dục. Quan điểm giáo dục có vị trí và vai trị quan trọng trong tư tưởng của
Nho giáo bởi theo họ, giáo dục là công cụ hữu hiệu nhất và là con đường ngắn nhất để
đào tạo lớp người cai quản và thống trị xã hội theo hệ tư tưởng phong kiến. Đó là lớp
người qn tử. Thơng qua giáo dục, Nho giáo còn muốn truyền bá hệ tư tưởng phong
kiến của giai cấp thống trị thấm sâu đến mọi tầng lớp trong xã hội (đặc biệt là đối với giai
cấp bị trị) và chiếm địa vị độc tôn để đảm bảo ổn định trật tự xã hội lúc bấy giờ. Khổng
Tử là một người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục, đào tạo con người trong việc ổn
định và phát triển xã hội. Theo ông, giáo dục không chỉ có vai trị quan trọng trong việc
hình thành nhân cách mỗi cá nhân mà còn quyết định đến vận mệnh và tương lai của cả
một dân tộc.
Như vậy, tư tưởng về giáo dục theo quan điểm của Nho giáo là coi giáo dục chính


là cách thức, là phương tiện để giáo hóa cho con người kể cả về tri thức và đạo đức. Theo
lẽ đó, con người ai cũng cần phải được giáo dục. Giáo dục chính là cơng cụ cần thiết để


ổn trịnh trật tự xã hội và làm cho con người ngày càng hồn thiện hơn. Vì vậy, giáo dục là
một việc làm không thể thiếu được trong xã hội.
1.1.2.

Về mục tiêu giáo dục

Tư tưởng về giáo dục của Nho giáo ra đời trên cơ sở của lịch sử, kinh tế, văn hóa,
chính trị của xã hội Trung Hoa cổ đại và xuất phát từ quan niệm về bản tính con người
của Nho giáo. Những cơ sở đó chính là những đòi hỏi bức bách của thực tiễn đặt ra. Nho
giáo đã đưa ra một số mục tiêu cụ thể của giáo dục như sau:
Thứ nhất, giáo dục là để hình thành nhân cách lý tưởng. Theo quan điểm của Nho
giáo, mục đích cao nhất của giáo dục là đào tạo ra lớp người quân tử có đủ đức và tài để
tham gia gánh vác công việc quốc gia, để giúp vua, giúp nước.
Thứ hai, giáo dục là để đào tạo ra đội ngũ quan lại nhằm giúp ích cho nước nhà.
Điều đó được thể hiện qua tư tưởng “Học trí dĩ dũng”, tức là học để ứng dụng có ích cho
quốc gia xã hội. Đây được coi là mục đích cao nhất của người học.
Thứ ba, giáo dục là để tỏ cái đức sáng, đạt tới chỗ chí thiện. Để làm được điều đó,
mỗi nho sinh cần phải thường xuyên có sự tu thân, rèn luyện hàng ngày nhưng: “Muốn tu
thân thì phải chính tâm. Muốn chính tâm thì trước phải khiến cho ý nghĩ thành thật.
Muốn ý nghĩ thành thật thì trước phải hiểu thấu đáo. Hiểu thấu đáo ở chỗ nghiên cứu sự
vật cho rõ ràng”.
Như vậy,mục đích chính của giáo dục theo quan điểm của Nho giáo là nhằm đào tạo
ra những con người lý tưởng, có sự hồn thiện cả về đạo đức, nhân cách cũng như tri
thức, lối sống.
1.1.3.


Về nội dung giáo dục

Theo Khổng Tử, trong xã hội có năm mối quan hệ giữa người và người. Đó là giữa:
vua - tơi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn - bè. Trong đó, Khổng Tử tập trung nhấn
mạnh vào ba mối quan hệ (cịn gọi là Tam cương): vua - tơi, cha - con, chồng - vợ. Trong
gia đình, điều cơ bản của cái “đạo làm người” của người con là phải có đức hiếu, “đạo
làm người” của bậc làm cha mẹ là phải có đức từ. Nếu trong gia đình quan trọng nhất là
đạo hiếu thì ngồi xã hội quan trọng nhất là đạo trung. Đạo hiếu là cơ sở của đạo trung.


Trong quan niệm của Nho giáo Tiên Tần như Khổng Tử và Mạnh Tử, quan hệ vua - tôi là
mối quan hệ hai chiều, chế ước lẫn nhau theo đúng tinh thần: quân nhân - thần trung.
Ngoài nội dung giáo dục “đạo làm người” cho con người, Khổng Tử còn chủ trương
giáo dục “đức” (hay là đạo đức) cho con người. Đức là sự khái quát những giá trị cơ bản
của con người, là những chuẩn mực, những quy phạm mang nội dung đạo đức mà mỗi
con người cần phải có.
Khổng Tử chủ trương giáo dục lễ cho con người bởi theo ông, lễ là một trong những
chuẩn mực, những quy tắc đạo đức cơ bản, là yêu cầu có tính chất bắt buộc với mọi hành
vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội. Khổng Tử nói: “Cung kính mà
thiếu lễ thì khó nhọc, cẩn thận mà thiếu lễ thì nhút nhát, cương cứng mà thiếu lễ thì loạn,
thẳng thắn mà thiếu lễ thì nóng gắt”. Coi trọng việc giáo dục đức lễ là một nội dung mới
hết sức tiến bộ trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử.
Một nội dung quan trọng nữa trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử là thuyết chính
danh định phận.
Bên cạnh việc giảng dạy đạo lý, đạo làm người cho mọi người, Khổng Tử còn dạy
học trò văn chương và lục nghệ. Văn là gồm thi, thư, lễ, nhạc, xn thu; cịn lục nghệ bao
gồm sáu mơn như: lễ, nhạc, xạ (bắn cung), ngự (đánh xe), thư (viết chữ), số (toán pháp).
Như vậy, trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo, nội dung chủ yếu của giáo dục là
đạo đức, lễ nghĩa - những nguyên tắc ứng xử có tính chuẩn mực. Những phạm trù căn
bản nhất trong tư tưởng về nội dung giáo dục của Nho gia là nhân, lễ, nghĩa, trí, dũng,

nhạc… trong đó chữ nhân có nội hàm sâu rộng nhất. Đây là nội dung sâu sắc, có tác dụng
giáo hóa cho con người, giúp con người hướng đến những giá trị tốt đẹp.
1.1.4.

Về phương pháp giáo dục

Không chỉ đưa ra tư tưởng về mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, Nho giáo cịn
đưa ra nhiều quan điểm về phương pháp giáo dục như sau:
Một là, phương pháp biết phân loại học trò. Dạy học vốn không phải là một nguyên
tắc bất biến, áp dụng đồng nhất cho tất cả mọi người. Theo Khổng Tử, để đạt được mục
đích của giáo dục cũng như để triển khai đầy đủ nội dung giáo dục thì trong quá trình


giáo dục phải phân biệt ra các đối tượng khác nhau để có những biện pháp giáo dục cụ
thể, phù hợp với từng người, từng đối tượng.
Hai là, phương pháp kết hợp học với hành, học tập với tư duy. Đây là phương pháp
địi hỏi lời nói phải gắn liền với việc làm, phải thực hành điều đã học và đem tri thức của
mình vận dụng vào cuộc sống.
Ba là, phương pháp coi trọng tinh thần tự giác, sự nỗ lực của người học. Khi đề ra
các phương pháp giáo dục, Nho giáo đều nhấn mạnh cần phải đề cao tinh thần tự giác của
người học. Để việc học đạt kết quả tốt, người học cần phải chủ động, tự giác.
Bốn là, phương pháp thiết lập các mối quan hệ trong q trình học. Đó là mối quan
hệ giữa những người học, giữa thày và trò, dạy và học.
Năm là, phương pháp “ôn cố tri tân” (ôn cũ để biết mới). Phương pháp này đòi hỏi
người học thường ngày cần xem đi xem lại những điều đã học để ghi nhớ trong lịng, từ
đó mà tìm hiểu thêm, biết thêm những điều mới, ôn lại việc xưa mà biết việc nay và việc
sau.
Sáu là, phương pháp “nêu gương”. Trong các phương pháp giáo dục của mình,
Khổng Tử đặc biệt đề cao phương pháp “Nêu gương”. Theo ơng, khơng có phương pháp
nào hiệu nghiệm bằng “dĩ thân vi giáo” và cũng khơng có phương pháp nào khó thực

hiện bằng phương pháp ấy.
Trên đây là những phương pháp học tập cơ bản trong nội dung về phương pháp giáo
dục của Nho giáo. Những nhà Nho đã đưa ra những phương pháp rất cụ thể, thiết thực
nhằm giúp cho học trị có thể lĩnh hội được tri thức, khơng ngừng hồn thiện bản thân
mình.
1.1.5.

Vai trị và vị trí người thầy trong q trình giáo

dục
Không chỉ bàn đến mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục,
chúng tôi nhận thấy Nho giáo còn bàn đến vai trò của người thầy trong giáo dục. Khổng
Tử - một người thầy được người đời sau vinh xưng là “vạn thế sư biểu” (người thầy của
mn đời) ln có ý thức về trách nhiệm, vai trò của người thầy trong hoạt động dạy học.


Theo ông, người thầy phải làm những công việc như: chỉ cho học trò biết phương pháp
học tập phù hợp, gợi ý để học trò suy nghĩ và giải đáp những thắc mắc, vướng mắc của
trị chứ khơng phải là người nhồi nhét kiến thức cho học trị của mình. Người thầy khơng
phải là người thợ dạy sách, học trị cũng khơng phải là cái giá đựng sách. Q trình dạy
và học là quá trình trao đổi giữa thầy và trị, giúp cho học trị có kiến thức, chủ động để
có thể ứng phó trong mọi hồn cảnh.
Tư tưởng của Khổng Tử về vai trị, vị trí của người thầy đã được Nho giáo sau này
kế thừa và phát triển thêm. Tuân Tử - một nhà Nho ở thời Chiến quốc nổi tiếng với học
thuyết tính ác cũng đề cao vai trò to lớn của người thầy trong việc giáo dục con người từ
bỏ tính ác để hướng đến những điều thiện. Nếu có thầy, nếu ra sức tu dưỡng, rèn luyện,
học tập có thể cải hố trở nên thiện được cũng như “cây cong phải đợi uốn, hơ nóng rồi
kéo ra, sau mới thẳng được. Đồ kim khí cùn nhụt, ắt phải mài giũa rồi sau mới sắc bén
được. Cái tính của con người ta cũng vậy, ắt phải có thầy, có phép dạy bảo rồi sau mới có
lễ nghĩa và mới trị” . Bằng sự giáo hố, tích thiện, bất cứ người nào cũng có thể trở thành

quân tử.
Như vậy, theo quan điểm của Nho giáo, người thầy đóng một vai trị rất quan trọng
trong q trình giáo dục. Người thầy khơng chỉ có vai trị định hướng cho học trị mà cịn
giúp cho học trị có thể bỏ ác, tích thiện, hướng đến những giá trị tốt đẹp của đạo đức,
nhân cách. Do đó, có thể nói, để việc giáo dục thật sự có hiệu quả khơng thể thiếu vai trò
của người thầy.



×