Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De kiem tra theo nang luc chu de dia hinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.97 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỊA HÌNH VIỆT NAM III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp dung Địa hình - Trình bày - Giải thích được - Sử dụng được Việt Nam được đặc đặc điểm chung bản đồ Tự nhiên điểm của địa hình Việt Việt Nam để trình chung của Nam. bày các đặc điểm địa hình - Nhận xét được sự nổi bật về địa hình Việt Nam. phân hóa địa hình - Đọc được bản đồ - Nêu được đồi núi ở Việt địa hình và điền, vị trí, đặc Nam. ghi đúng trên lược điểm cơ bản đồ một số dãy núi, của khu vực đỉnh núi, dòng đồi núi, khu vực đồng sông. bằng, bờ biển và thềm lục địa.. VÀ NĂNG Vận dụng cao - So sánh được các khu vực địa hình đồi núi; đồng bằng. - Đánh giá được ảnh hưởng của các đặc điểm thiên nhiên các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển KT-XH.. Định hướng năng lực được hình thành Năng lực chung: - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tự học Năng lực môn học - Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ - Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh - Năng lực khảo sát thực tế. IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Câu hỏi nhận biết Câu 1: Tỉ lệ diện tích địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta so với diện tích toàn bộ lãnh thổ chiếm khoảng A. 1%.. C. 87%.. B. 85%.. D. 90%.. Đáp án: A Câu 2. Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không phù hợp với đặc điểm địa hình nước ta: A. Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu. B. Có sự tương phản phù hợp giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy biển gần bờ. C. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm. D. Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội. Đáp án: D Câu 3: Đi từ Bắc vào Nam trên lãnh thổ nước ta lần lượt qua các đèo: A. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Cù Mông. B. đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Cả, đèo Hải Vân. C. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả. D. đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân, đèo Cả. Đáp án: C Câu 4. Hãy nêu những đặc điểm chung của địa hình nước ta. Đáp án Nêu được 4 đặc điểm chung của địa hình nước ta: - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là dồi núi thấp. - Cấu trúc địa hình khá đa dạng - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người Câu 5. Dựa vào hình sau và kiến thức đã học, hãy xác định vị trí của các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoàng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Sơn, Bạch Mã; các dòng sông: sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Hương, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu. 2. Câu hỏi thông hiểu Câu 1. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy điền nội dung thích hợp vào bảng sau: Các khu vực núi Yếu tố. Đông Bắc. Tây Bắc. Trường Sơn Bắc. Trường Sơn Nam. Giới hạn Hướng núi Độ cao Hình trúc. thái. cấu. Các dãy chính. núi. Câu 2. Dựa Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, Hãy điền nội dung thích hợp để hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây: Nội dung. ĐBSH. ĐBSCL. ĐBDHMT. Diện tích Nguồn gốc Địa hình Đất đai Câu 3. Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Đáp án Địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa - Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Nền nhiệt cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ đã thúc đẩy quá trình xâm thực mãnh liệt, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn rửa trôi,… + Điều kiện nóng ẩm đẩy nhanh cường độ phong hóa, đặc biệt là phong hóa hóa học, làm đất đá vụn bở, hiện tượng đất trượt, đá lở phổ biến. + Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm đẩy nhanh tốc độ hòa tan và phá hủy đá vôi, tạo thành các dạng địa hình cácxtơ (hang động ngầm, suối cạn, thung khô,…). - Bồi tụ, mở rộng nhanh chóng đồng bằng hạ lưu sông: Đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển vài chục mét. - Sinh vật nhiệt đới hình thành nên một số dạng địa hình đặc biệt như đầm lầy - than bùn (U Minh), bãi triều đước - vẹt (Cà Mau), các bờ biển san hô. 3. Câu hỏi vận dụng Câu 1. (Nhận biết, vận dụng) Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc của nước ta. Các thế mạnh và hạn chế của vùng núi Đông Bắc đối với phát triển kinh tế-xã hội nước ta. Đáp án. a) Đặc điểm vùng núi Đông Bắc - Giới hạn: vùng núi Đông Bắc nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng: - Hướng nghiêng chung tây bắc − đông nam. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích; - Cấu trúc, hình thái: Những đỉnh cao trên 2000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt − Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 − 600m. - Các dãy núi chính: 4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và đông. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,... b) Các thế mạnh và hạn chế của vùng núi Đông Bắc đối với phát triển kinh tế-xã hội nước ta. - Thế mạnh:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Là nơi tập trung nhiều loại khoáng sản là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. + Rừng và đất trồng: tạo cơ sở để phát triển lâm, nông nghiệp nhiệt đới, Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. + Các bề mặt cao nguyên và các đồng bằng thung lũng, vùng đồi trung du tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực + Nguồn thủy năng: Các con sông miền núi nước ta có tiềm năng thuỷ điện khá lớn. + Tiềm năng du lịch: khí hậu có sự phân hóa, phong cảnh đa dạng nhiều vùng núi đã trở thành các điểm nghỉ mát, du lịch nổi tiếng.. - Hạn chế + Địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. + Nhiều thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. + Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. + Vùng núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và thường khan hiếm nước vào mùa khô..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×