Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tuan 7 van 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.17 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 7 TIẾT 31 Ngày soạn: 6/10/2012 Ngày dạy:8/10/2012. CẢNH NGÀY XUÂN ( TRÍCH TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU). A. Mức độ cần đạt: - Hiểu thêm về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du qua một đoạn trích. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. kiến thức: - Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du - Sự đồng cảm, của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi. 2. Kĩ năng: - Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ Trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích -Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật ngày xuân -Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm. 3. Thái độ: giáo dục hs tình yêu thiên nhiên C. Phương pháp: giảng bình, vấn đáp, thảo luận….. D. Tiến trình hoạt động: 1. Ổn định lớp 9a6…………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………. 2. Bài cũ: - Đọc thuộc đoạn trích chị em Thúy Kiều - Em có cảm nhận gì về tài, sắc của nàng Kiều? 3. Bài mới: Giới thiệu bài Nguyễn du không chỉ là một bậc thầy trong việc tả người, mà ông còn là một bậc thầy trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên, thiên nhiên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông qua cái nhìn của ông thật mới mẻ, sinh động. Đoạn trích hôm nay là một minh chứng.…. Hoạt động 1: Giới thiệu về vị trí đoạn trích GV giới thiệu vị trí đoạn trích Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản Đọc giọng chậm rãi, khoan thai, tình cảm trong sáng Gọi HS đọc, nhận xét cách đọc Giải thích từ khó (?) Tìm bố cục và nêu nội dung từng phần? (3 phần) HS đọc 4 câu đầu (?)Bốn câu thơ đầu nói về cái gì? Cảnh ngày xuân được giới thiệu vào thời điểm nào? ( tháng 3) (?) Vẻ đẹp mùa xuân tháng 3 được đặc tả qua chi tiết nào? (?) Hình ảnh con én đưa thoi gợi cho em liên tưởng gì về thời gian và cảm xúc của tác giả?(thời gian trôi rất nhanh, cảm giác nuối tiếc thời gian) (?) Hai câu sau gợi cho em cảm giác gì?(cảm giác mênh mông mà không quạnh vắng, trong sáng mà trẻ trung, nhẹ nhàng mà thanh khiết). I. Tìm hiểu chung: * Vị trí đoạn trích Sau đoạn tả chị em Kiều (từ câu 39-> 56) II.Đọc- hiểu văn bản 1. Đọc - chú thích: 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục : 3 phần 2.2. Phân tích a. khung cảnh ngày xuân Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sau mươi => vừa tả thựcc, vừa ẩn dụ  ngày xuân tươi đẹp trôi qua rất nhanh.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> (?) em có nhận xét gì về đường nét, màu sắc trong bức tranh ấy? (?0 tại sao tác giả dùng từ “ tận” mà không dùng từ “rợn”? Từ “điểm” gợi lên điều gì? (?) Bức tranh thiên nhiên qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du hiện ra ntn? Một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp, một vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt trong trẻo giàu sức sống (?) Bức tranh ấy được khắc họa qua cái của ai mà trẻ trung, sống động như thế? Bức tranh trên được khắc họa qua cái nhìn của những nhân vật trẻ trung, đang bước vào ngưỡng cữa tình yêu như Kiều, Vân… nên thật mới mẻ, tinh khôi, sống động (?) so sánh câu “ cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm môt vài bông hoa” Với câu : “Phương thảo liên thiên bích Lê chi sổ điểm hoa” để thấy được tài năng miêu tả bật thầy của Nguyễn Du?  HS thảo luận, trình bày GV Gợi ý: Với hai câu thơ Phương thảo liên thiên bích Lê chi sổ điểm hoa -> bức tranh trong thơ cổ đẹp nhưng là một bức tranh tĩnh tại còn với câu thơ của Nguyễn Du thì ông đã dùng từ “tận” gợi mở ra một không gian bao la, từ “ điểm” làm cho bức tranh sống động có hồn. Đây là điểm nhấn nổi bật của câu thơ màu xanh non của cỏ cộng với sắc trắng hoa lê tạo nên sự hài hoà tuyệt diệu biểu hiện tài năng nghệ thuật của tác giả (?) Theo em, nhà thơ phải có năng lực nỗi bật nào để viết câu thơ lục bát mà vẽ được bức tranh phong cảnh mùa xuân tháng 3 ai đọc cũng hiểu GV chốt : Tài quan sát,chọn lọc chi tiết.Tài dùng Tiếng Việt, thơ lục bát. Tâm hồn nhạy cảm, tha thiết với thiên nhiên HS đọc tiếp 8 câu (?) Trong bối cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy nhà thơ đã đưa ta đến với không khí lễ gì, hộii gì? (?) Em hiểu gì về phong tục “Tảo mộ, đạp thanh” ? hai phong tục này thể hiện truyền thống gì của dân tộc? (?) Cảnh người người đi dự lễ, chơi hội được tả ntn? (?0 biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng ở đây? Tác dụng? (?) ngoài ra tác giả còn sử dụng những từ loại nào? Nêu ý nghĩa của từng loại? Các dt thì gợi tả sự đông vui nhiều nguời tới dự, đt sắm sửa dập dìu thể hiện không khí náo nhiệt đông vui của ngày hội, các tt như gần xa,nô nức nói lên tâm trạng của người đi hộ hết sức nô nức, rộn ràng…i (?) qua đó em thấy cảnh lễ hội ở đây ntn? Rộn ràng, đông vui, mang sắc thái điển hình của lễ hội. - Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa => Gợi tả, so sánh, từ ngữ đặc sắc => Vẻ đẹp trong trẻo, mới mẻ, tinh khôi, đầy sức sống được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu. b. Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh * Lễ tảo mộ, hội đạp thanh -> giàu truyền thống văn hoá * Gần xa nô nức yến anh ……..sắm sửa…….chơi xuân - Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước, áo quần như mêm -> An dụ, , so sánh , kết hợp các từ láy, động từ, tính từ, danh từ =>Lễ hội đông vui, rộn ràng, náo nức..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tháng ba (?) câu thơ : Ngỗn ngang gò đống kéo lên Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay” cho em thấy nét đẹp naò trong lễ hội? (?) Theo em,khi làm sống lại một không khí lễ hội tưng bừng như thế, nhà thơ đã thể hiện tình cảm dân tộc thế nào? Qua cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ một truyền thống văn hoá lễ hội xa xưa. Tiết Thanh minh mọi người sửa lễ vật để đi tảo mộ sắm sửa áo quần để vui hội đạp thanh. Người ta rắc những thoi vàng vó, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ những người thân đã khuất HS đọc đoạn cuối (?) Không khí cảnh vật mùa xuân ở 6 câu thơ này có gì khác với 4 câu thơ đầu? (?) Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh trở về này? Tà tà, thanh thanh, nao nao (?) Các từ láy được sử dụng có ý nghĩa biểu đạt gì? Cảnh vật đã nhuốm màu tâm trạng (?) Nêu cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của con người? Vẫn mang nét đẹp mùa xuân nhưng cảnh ở đây nhuốm màu tâm trạng, dự báo điều không lành, nhà thơ như hé mở với chúng ta về sóng gió sẽ xẩy ra. Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết (?) Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên?. Ngỗn ngang gò đống kéo lên Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay  nghi thức trang nghiêm tưởng nhớ người đã khuất  đậm bản sắc dân tộc.. c. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dang tay ra về Bước lần theo ngọn tiểu khê Lần xem phog cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang  Từ láy gợi hình, giọng thơ chùng, sâu lắng. => Cảnh đẹp, buồn, con người bâng khuâng, xao xuyến, linh cảm một diều gì sắp xảy ra 3 .Tổng kết a.Nghệ thuật - Ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật. - Miêu tả theo trình tự thời gian b. Ý nghĩa văn bản: Cảnh ngày xuân là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp giàu chất tạo hình của Nguyễn Du. Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học - Học thuộc lòng đoạn thơ - Nắm được nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du - hiểu và dùng được một số từ HV trong đoạn trích - Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích E. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(4)</span> .. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………. …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... Tuần: 7 Tiết PPCT: 31. NS: 3/10/2015 ND: 6/10/2015. Văn bản:. KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH ( Trích: Truyện Kiều) - Nguyễn Du.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật, và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. 2. Kĩ năng: - Bổ sung kiến thức đọc, hiểu văn bản truyện thơ Trung đaị. - Nhận ra và thấy được tác dụng của nghệ thuật thuật tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại. - Phân tích được tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích Truyện Kiều - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật. 3. Thái độ: Đồng cảm xót xa cho cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của nàng Kiều. C. PHƯƠNG PHÁP: vấn đáp, thảo luận, giảng bình… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Lớp 9A5 Lớp 9A6 Vắng………….. Vắng…………….. Phép…………., không………............ Phép………………..,không…………….. 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn “Cảnh ngày xuân” và phân tích bức tranh khung cảnh ngày xuân qua 4 câu thơ đầu. 3. Bài mới: Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, Kiều bị bán cho Tú Bà, nàng toan tự vẫn để giữ gìn danh tiết thì Tú bà hết lời khuyên lơn, hứa cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích để đợi gả cho một đám xứng đáng. Nhưng thực chất Kiều lại rơi vào một âm mưu mới của Tú Bà. *Bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁOVIÊN & HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu chung (?) Đoạn trích này tiếp nối từ phần nào? Nằm ở vị trí nào trong tác phẩm? (?) Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích?. NỘI DUNG BÀI DẠY I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Tác giả: sgk 2.Tác phẩm a. Vị trí đoạn trích: * Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc, từ câu 1033 đến câu 1054) b. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản: II. Đọc – hiều văn bản: - GV hướng dẫn hS cách đọc bài: chú ý thể hiện 1. Đọc – tìm hiểu từ khó: sgk tâm trạng buồn tủi, tuyệt vọng của Kiều qua 8 câu 2.Tìm hiểu văn bản: thơ cuối. a. Bố cục: 3 phần - GV kiểm tra phần chú thích của HS - Khung cảnh lầu Ngưng Bích (?) Đoạn trích có thể được chia làm mấy phần? Nội - Nỗi nhớ của Thúy Kiều. dung từng phần như thế nào? - Bức tranh tâm cảnh của Thúy Kiều - Hs: Chia làm 3 phần: b.Đại ý: Đoạn trích miêu tả tâm trạng cô + Phần 1: 6 câu đầu: Khung cảnh lầu Ngưng Bích đơn, buồn tủi tuyệt vọng của Kiều khi bị + Phần 2: 8 câu tiếp theo: Nỗi nhớ Kim Trọng, cha giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. mẹ. + Phần 3: còn lại: Bức tranh tâm cảnh của Thúy Kiều. ? Theo em, tâm trạng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích là tâm trạng gì?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * HS đọc lại 6 câu thơ đầu (?) Em hiểu “ “Khóa xuân” có nghĩa là gì? Vì sao Kiều lại phải ra ở lầu Ngưng Bích? HS: Khóa xuân: (điển tích) ý nói Kiều bị giam lỏng. GV: Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. (?) Mở đầu đoạn trích, tác giả đã miêu tả không gian thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích ra sao? Qua những chi tiết nào? (?) Em có nhận xét gì về những hình ảnh: non xa – trăng gần, cồn nọ – dặm kia? (?) Những từ láy bốn bề, bát ngát gợi ra một không gian như thế nào? (?) Thời gian ở đây là thời gian nào? (?) Cụm từ “ mây sớm – đèn khuya” diễn tả điều gì? (?) Đặt một người bình thường vào không gian bao la rợn ngợp và thời gian khép kín đó thì tâm trạng người đó sẽ như thế nào? ( học sinh yếu kém) (?) Đằng này Kiều lại rơi vào một cảnh ngộ đặc biệt, khi ở trong không gian, thời gian ấy sẽ ras ao? (?) Em hiểu gì về câu thơ: “ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.” (?) Như vậy thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích được miêu tả qua con mắt của ai? Miêu tả qua những bút pháp nghệ thuật gì? ( dành cho học sinh khá, giỏi) (?) Từ đó em thấy mối tương đồng giữa cảnh và người ở đây như thế nào? ( học sinh khá) GV bình: “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh buồn, heo hút khiến Kiều cũng buồn. Hơn nữa trong lòng Kiều đang đau đớn vì mối tình đầu sớm chia cắt, gia đình gặp tai biến. Cảnh , tình ấy dồn lại cào xé tâm can Kiều khiến Kiều đã buồn lại càng tuyệt vọng, cô đơn, không người chia sẻ. Vì vậy, khi nàng nhìn cảnh vật, cảnh cũng nhuốm màu tâm trạng. HẾT TIẾT 31 CHUYỂN QUA TIẾT 32 (?) Trong tâm trạng buồn tủi đó Kiều đã nghĩ đến những ai? (?) Kiều nhớ ai trước? Vì sao? Nhớ Kim Trọng trước điều đó có trái với nhận định Kiều là người con hiếu thảo? “( Học sinh khá giỏi) (?) Nỗi nhớ Kim Trọng được thể hiện qua những từ ngữ nào? (?) “ Tưởng” có nghĩa là gì? Nàng đã tưởng nhớ đến kỉ niệm gì giữa mình và chàng Kim? (?) Nhớ chàng Kim, Kiều nghĩ đến thân phận của mình như thế nào?. c. phân tích: c1. Khung cảnh lầu Ngưng Bích: * Không gian: Non xa….trăng gần Bốn bề bát ngát, xa trông Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. -> Phép đối, ước lệ, từ láy: Khung cảnh mênh mông, hoang vắng, xa lạ và cách biệt * Thời gian: Mây sớm……đèn khuya -> phép đối: Thời gian tuần hoàn khép kín. * Cảnh ngộ của nàng Kiều: Bẽ bàng…… Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng -> Từ láy gợi tả, tả cảnh ngụ tình: Buồn tủi, tuyệt vọng, cô đơn. c2. Nỗi nhớ của nàng Kiều * Nhớ Kim Trọng: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng ………rày trông mai chờ …Tấm son gột rửa bao giờ cho phai -> Độc thoại nội tâm, câu hỏi tu từ: Nỗi nhớ khắc khoải, đau đớn.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> (?) Câu “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có mấy cách hiểu? GV: - Nghĩa thứ nhất: tấm lòng son sắt của nàng với Kim Trọng không bao giờ phai được -> khẳng định tấm lòng chung thủy của nàng. - Nghĩa thứ hai: tấm lòng son của nàng đã bị hoen ố, làm sao có thể gột rửa cho sạch được -> đau khổ dằn vặt khi nghĩ đến thân phận của mình (?) Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? Thể hiện nỗi nhớ đó như thế nào? (?) Qua nỗi nhớ người yêu em thấy Kiều là một người như thế nào? (?) Tiếp đó nàng đã nhớ đến cha mẹ qua những chi tiết, hình ảnh nào? (?) Những điển tích nào được sử dụng ở đoạn này? Nó thể hiện tấm lòng của nàng Kiều với cha mẹ ra sao? * Thảo luận: Những từ ngữ, hình ảnh trong lời thơ nhớ cha mẹ và nhớ Kim Trọng có gì khác nhau? GV: Nhớ Kim Trọng thì tác giả dùng chữ “tưởng”, rõ ràng là trong lòng nàng Kiều không bao giờ quên được mối tình đẹp đó, lúc nào cũng nghĩ đến, tưởng nhớ đến. Còn nghĩ đến cha mẹ, Kiều lại dùng chữ “ xót” và các điển tích phù hợp để thể hiện tấm lòng hiếu thảo, luôn lo lắng cho cha mẹ. (?) Trong cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi Kiều vẫn luôn nghĩ đến người thân. Từ đó, em thấy được vẻ đẹp gì ở người con gái này? GV: Kiều là một người tình thủy chung, một người con hiếu thảo, giàu lòng vị tha. Điều đó càng khẳng định vẻ đẹp toàn diện trong con người nàng: “Người sao hiếu nghĩa đủ đường” * HS đọc 8 câu thơ cuối. (?) Trong tám câu thơ cuối, từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần nhất? Nó thể hiện điều gì? GV: Điệp từ “ Buồn trông” gợi lên một nỗi buồn chồng chất, lớp này chưa tan, lớp khác đã ập đến dồn dập. (?) Nỗi buồn đó của Kiều được thể hiện qua mấy cảnh? Mỗi cảnh có những nét gì riêng? (?) Ở cảnh thứ nhất, nỗi buồn được gợi ra từ thời gian, không gian nào? Thời gian, không gian đó nói lên điều gì? (?) Những từ “thấp thoáng, xa xa” là từ loại nào? Nó bộc lộ nỗi buồn của Kiều ra sao? (?) Cảnh thứ hai mà Kiều nhìn thấy là cảnh gì? (?) Hình ảnh hoa trôi làm em liên tưởng đến thân phận của ai? ( học sinh yếu kém) (?) Phép tu từ nào được sử dụng? Tác dụng như thế. => Người tình thủy chung, son sắt. * Nhớ cha mẹ: xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh…. Sân Lai….gốc tử…. -> Ngôn ngữ độc thoại, điển tích, điển cố, câu hỏi tu từ: Người con hiếu thảo. => Người con gái giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh. c3. Tâm trạng của Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối: * Buồn trông -> điệp ngữ lặp lại 4 lần: Nỗi buồn chồng chất, dồn dập kéo đến * Cảnh 1: ….cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng, cánh buồm xa xa ? -> Từ láy, câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình: Buồn man mác, nhớ quê hương. * Cảnh 2: ….ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? -> Từ láy, câu hỏi tu từ, ẩn dụ, tả cảnh ngụ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> nào trong việc bộc lộ nỗi niềm của Kiều? (?) Cảnh thứ ba là cảnh gì? (?) Những từ “ rầu rầu, xanh xanh” là từ loại nào ? Gợi lên tâm trạng nàng Kiều ra sao?. (?) Cảnh cuối cùng mà Kiều cảm nhận được có gì khác so với 3 cảnh đầu? (?) Những từ ầm ầm, kêu, cuốn thuộc từ loại gì? Qua đó em thấy tâm trạng của nàng Kiều như thế nào? (?) Em có nhận xét gì về sự chuyển động của cảnh vật ở đây? Cảnh nhuốm màu tâm trạng nàng Kiều ra sao? (?) Như vậy, nghệ thuật đặc sắc nhất xuyên suốt tám câu cuối này là gì? Qua cảnh vật đó, ta thấy nỗi buồn của Kiều càng lúc càng như thế nào? Cảnh ấy dự bào gì cho số phận của nàng? GV: Cảnh được cảm nhận từ xa tới gần, từ đậm tới nhạt, âm thanh từ tĩnh tới động và dữ dội. Kiều nhìn hướng này thấy buồn, ngàng quay sang hướng khác lại thấy lo âu, quay sang hướng khác lại thấy hãi hùng, kinh sợ… bốn phương tám hướng đều ầm ầm giông tố, những sóng gió càng ngày càng dữ dội hơn như chực đổ hết xuống đời Kiều. Từ con thuyền, cánh hoa, nội cỏ… hình ảnh tuy khác nhau nhưng đều gợi lên thân phận của con người trong cuộc đời vô định. Kiều thật tội nghiệp, tuyệt vọng và bế tắt cực độ  tất cả đều được thể hiện qua thủ pháp tả cảnh ngụ tình. Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết (?) Qua đoạn trích em học tập được gì về tài năng khắc họa diễn biến tâm trạng nhân vật của tác giả? (?) Em thấy cuộc đời Kiều như vậy đã ứng với câu “Người sao hiếu nghĩa đủ đường Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi” Và “ Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”? (?) Em cảm nhận được gì về tấm lòng của Nguyễn Du qua đoạn trích?  HS đọc ghi nhớ . HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học thuộc đoạn trích và nội dung bài học. - Nắm được toàn bộ nội dung, nghệ thuật ý nghĩa của đoạn trích Chuẩn bị bài : Miêu tả trong văn tự sự ( đọc bài và trả lời các câu hỏi trong sgk). tình: Buồn lo cho số phận trôi dạt trong cuộc đời vô định. * Cảnh 3: …nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh -> Từ láy biểu cảm, tả cảnh ngụ tình: Buồn cảm => nỗi buồn lan tỏa ra cảnh vật xung quanh. * Cảnh 4: …gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi -> Từ láy, động từ mạnh, tả cảnh ngụ tình: Buồn, hãi hùng, tuyệt vọng. => Tâm trạng đau đớn, bế tắc tột độ => dự báo một tương lai đầy tai ương, sóng gió.. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật b. Nội dung * Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: - Học thuộc đoạn trích và nội dung bài học. - Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay đặc sắc trong văn bản - Sưu tầm những câu thơ trong những đoạn thơ khác có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại, hoặc tả cảnh ngụ tình. - Ôn tập văn bản tự sự, chuẩn bị cho bài viết số 2 * Bài mới: - Chuẩn bị bài : Miêu tả trong văn tự sự E.RÚT KINH NGHIỆM. TUẦN 7- TIẾT 31 Ngày soạn: 19/09/2010 Ngày dạy: 22/09/2010. MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU ( trích “ Truyện Kiều”) -NGUYỄN DU. A. Mức độ cần đạt: giúp HS - Hiểu thêm về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. kiến thức : thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp chà đạp. - Tài năng nghệ thuật của tác giả khắc họa tính cách nhân vật thông qua diện mạo, cử chỉ. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản truyện thơ Trung Đại -Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật phản diện( diện mạo, hành động, lời nói, bản chất) đậm tính chất hiện thực qua đoạn trích -cảmnhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội qua đoạn trích 3. Thái độ: - Căm phẫn bọn buôn người, dùng đồng tiền chà đạp danh dự nhân phẩm người khác - Cảm thương sâu sắc trước số phận người phụ nữ bị chà đạp C. Phương pháp: vấn đáp, giảng bình, thảo luận, so sánh, đối chiếu….. D. Tiến trình hoạt động: 1. Ổn định: Lớp 9a2: ……………………………………………………………………………… …. 2. Bài cũ: (?) Đọc thuộc đoạn “cảnh ngày xuân”, bức tranh ngày xuân được tác giả khắc họa như thế nào? 3. Bài mới: GTB: trong đoạn trích “ chị em Thúy Kiều” ta đã thấy được cái tài của Nguyễn Du khi tả nhân vật chính diện, hôm nay đến với đoạn trích này, ta sẽ hiểu thêm tài năng của Nguyễn Du trong việc miêu tả nhân vật phản diện Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí đoạn trích I. Giới thiệu chung: (?) Đoạn trích này nằm ở vị trí nào của tác phẩm? * vị trí đoạn trích: nằm ở đầu phần 2: “ Gia (?) Em có thể kể tóm tắt những sự việc chính dẫn biến và lưu lạc”, mở đầu cho kiếp đoạn đến cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều như thế nào? trường của người con gái họ Vương.( Từ (?) Nội dung chính của đoạn trích này là gì? câu 623 -> 648) Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản: * Hướng dẫn HS đọc chú ý cách ăn nói thô lỗ của Mã Gáim Sinh và tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều. * Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích. (?) Em có thể chia văn bản thành mấy phần? Bố cục 3 phần: - chân tướng Mã Giám Sinh - Tâm trạng Thúy Kiều - cảnh mua bán. Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích. HS đọc lại phần 1 (?) Chân dung Mã Giám Sinh được khắc họa qua những chi tiết, hình ảnh nào? trên những phương diện nào? (?) Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp ở hai dòng thơ đầu? (?) Em hiểu thế nào về cái tên “ Mã Giám Sinh”?, giới thiệu như vậy có rõ ràng không? (?) Em thấy cách nói năng của hắn như thế nào?. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc- chú thích: 2.Tìm hiểu văn bản: 2.1. Bố cục: 3 phần 2.2. Phân tích: a.. Chân tướng Mã Giám Sinh: * Nói năng: Hỏi tên, rằng: “ Mã Giám Sinh” Hỏi quê, rằng:”Huyện Lâm Thanh cũng gần”.  Ngắt nhịp gấp, đột ngột  Nói năng nhát gừng, thô lỗ, bộc lộ bản chất dối trá. * Diện mạo: Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> (?) Lời của bà mối thì nói rằng hắn là viễn khách ở xa tới, nhưng khi trả lời Mã Giám Sinh lại nói “ cũng gần”, qua đó em hiểu được thêm điều gì về hắn? (?) Diện mạo của tên họ Mã tiếp tục được khắc họa qua những chi tiết nào? Có điều gì không phù hợp giữa diện mạo , cách ăn mặc với tuổi tác của hắn? (?) Những từ nhẵn nhụi, bảnh bao thuộc từ loại gì? Diễn tả điều gì? (?) Cử chỉ của Mã Giám Sinh khi đi hỏi vợ có gí đáng chú ý? (?) Em hiểu ngồi tót là ngồi như thế nào? Sỗ sàng là một cử chỉ ra sao? * Thảo luận: So sánh chữ “tót” khi miêu tả Mã Giám Sinh và khi miêu tả Kim Trọng? - Ghế trên ngồi tót sỗ sàng - văn nhân tài mạo tót với. Hs thảo luận nhóm 5’ , cử đại diện trình bày. GV: Khi miêu tả Kim Trọng , Nguyễn Du dùng bút pháp ước lệ, có phần lí tưởng hóa nhân vật,Kim Trọg hiện lên là một bật văn nhân phong nhã hào hoa, thi khi miêu tả tên họ Mã, Nguyễn Du tả thực, trực diện để bộc lộ bản chất xấu xa của hắn. (?)Bản chất hành vi của Mã Giám Sinh bộc lộ rõ nhất qua chi tiết nào? (?) Những từ loại nào được sử dụng khi miêu tả hành vi đó? Qua đó em thấy đây có phải là một cuộc đi hỏi vợ nữa hay không? (?) Miêu tả Mã Giám sinh tác giả tố cáo những thế lực nào trong xã hội? (?) Trong tình cảnh bị mua bán tâm trạng nàng Kiều ra sao? (?) Em hiểu câu “ nỗi mình thêm tức nỗi nhà” như thế nào? (?) Vì sao đứng trước tên họ Ma, Kiều thấy ngại ngùng, thẹn….? (?) Bút pháp nghệ thuật của tác giả khi miêu tả nàng Kiều như thế nào? (?) Qua đó em thấy được điều gì về tình cảnh, tâm trạng của Thúy Kiều? (?) Khi miêu tả Mã giám Sinh thái độ của tác giả ra sao? Ong có trực tiếp nói lên tình cảm đó? (?) Như vậy ẩn sau chân tướng tên họ Ma, Nguyễn Du muốn đã kích ,tố cáo điều gì? (?) Thông qua nỗi đau đớn của Kiều em thấy tấm lòng của tác giả ra sao? Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết – (?) Nêu những nét đặc sắc về nội dung và ngệ.  Từ láy gợi tả đặc sắc  chải chuốt lố lăng , không phù hợp. * Cử chỉ: Trước thầy sau tớ xôn xao … Ghế trên ngồi tót sỗ sàng -> Bút pháp hiện thực hóa, miêu tả trực diện, động từ đặc sắc, từ láy => Bất lịch sự, hỗn hào, trơ trẽn, vô học * Bản chất: Đắn đo cân sắc cân tài Ep cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ …có kè bớt một thêm hai …. Ngã giá….  Động từ , từ ngữ có giá trị tuyệt đối  Bản chất con buôn vì tiền, sành sõi, đê tiện, bất nhân , đáng ghê tởm.. b. Tâm trạng của Thúy kiều Nỗi mình thêm tức nỗi nhà Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng Ngại ngùng dợn gió e sương Ngừng hoa bóng thẹn ….. Nét buồn như cúc điệu gầy như mai  Ước lệ, ẩn dụ, so sánh  Cảm giác ê chề, tê tái, đau đớn. c. Tấm lòng của tác giả: - khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người. - Thương cảm sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, chà đạp => Tấm lòng nhân đạo sâu sắc. 3. Tổng kết ( ghi nhớ/ sgk) 4. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc đoạn trích - Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> thuật của đoạn trích? * Thảo luận: so sánh tài năng của Nguyễn Du qua 2 đoạn trích: “Chị em Thúy Kiều” và “Mã Giám Sinh mua Kiều”? Tài năng của Nguyễn Du trong việc miêu tả những nhân vật phản diện như thế nào? -khi miêu tả những nhân vật phản diện Nguyễn du không dùng ước lệ, không lí tưởng hóa nhân vật mà ông dùng bút pháp tả thực, miêu tả trực diện qua dáng vẻ cử chỉ. Vì vậy những nhân vật phản diện trong truyện Kiều ai cũng có một nét độc đáo riêng -Mã Giám Sinh thì: “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” -Tú Bà thì:“Thoắt trông lờn lợt màu da An gì cao lớn đẫy đà làm sao” - Sở Khanh thì: “Rẽ song đã thấy Sỡ Khanh lẻn vào” Hướng dẫn tự học: - học thuộc đoạn trích - Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh -Sưu tầm những câu thơ trong truyện Kiều miêu tả nhân vật phản diện -Hiểu và dùng được mộ số từ Hán việt trong văn bản - Soạn bài: miêu tả trong văn tự sự E. RÚT KINH NGHIỆM:. Tuần 7 Tiết PPCT: 33 Tập làm văn: MIÊU. -Sưu tầm những câu thơ trong truyện Kiều miêu tả nhân vật phản diện -Hiểu và dùng được mộ số từ Hán việt trong văn bản - Soạn bài: miêu tả trong văn tự sự. NS: 3 /10/2015 ND: 6 /10/2015. TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được vai trò của miêu tả trong một văn bản tự sự. - Vận dụng hiểu biết về vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự để đọc- hiểu văn bản. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn tự sự. - Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự. 2.Kĩ năng: - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong một văn bản tự sự. - Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự. 3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết sáng tạo khi làm văn. C. PHƯƠNG PHÁP: thuyết minh, vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh Lớp 9A5 Lớp 9A6 Vắng………….. Vắng…………….. Phép…………., không………............ Phép………………..,không……………...

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mơi: Trong văn bản tự sự thường không chỉ có một phương thức biểu đạt là tự sự mà còn được kết hợp với những phương thức khác là miêu tả, biểu cảm. Vậy yếu tố miêu tả có vài trò gì trong văn bản tự sự? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học hôm nay. * Bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁOVIÊN & HỌC SINH NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: Tìm hiểu chung I.TÌM HIẺU CHUNG (?) Em hãy nhắc lại thế nào là văn tự sự? Yếu tố 1. Tìm hiểu chung về yếu tố miêu tả trong nào là quan trong nhất trong một bài văn tự sự? văn tự sự (?) Ngoài yếu tố đó văn tự sự còn kết hợp với a. Ví dụ: sgk những yếu tố nào? b. Nhận xét:  gọi HS đọc ví dụ sgk * Sự việc chính: Vua Quang Trung chỉ huy (?) Đoạn trích trên kể về sự việc gì? Nêu các sự đánh đồn Ngọc Hồi. việc được kể? * Yếu tố miêu tả: (?) Chỉ ra các yếu tố miêu tả được sử dụng trong - Lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm đoạn trích? làm một bức…. (?) Nếu bỏ đi các yếu tố miêu tả thì hình ảnh vua - Cứ 10 người khênh một bức, dàn thành trận Quang Trung và trận đánh có sinh động, hấp dẫn chữ nhất… nữa hay không? - Khói tỏa mù trời… (?) Ngược lại, nếu bỏ đi các sự việc chính, chỉ để - Thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối…. lại yếu tố miêu tả thì đoạn văn trên có còn là đoạn => Yếu tố miêu tả làm cho câu chuyện hấp văn tự sự nữa hay không? Vì sao? dẫn, sinh động, gợi cảm (?) Như vậy, nhờ những yếu tố nào mà trận đánh đồn Ngọc Hồi được miêu tả sinh động, hấp dẫn như thế? (?) Qua đó, em thấy yếu tố miêu tả có vai trò như 2. Ghi nhớ:sgk thế nào trong văn tự sự?  HS rút ra ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập II. LUYỆN TẬP Bài1 1 Bài 1 (?) Trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” Nguyễn Tả người: Du đã vận dụng yếu tố miêu tả như thế nào? * Tả Thúy Vân: (?) Ở từng nhân vật, Nguyễn Du đã miêu tả ra - gương mặt: khuôn trăng đầy đặn sao? So sánh ví von như thế nào? - Chân mày: nét ngài nở nang (?) Cách tả ấy đã làm nổi bật vẻ đẹp ở từng nhân - Tóc: mây thua nước tóc vật như thế nào? - Da: tuyết nhường màu da - Nụ cười: hoa cười - Giọng nói: ngọc thốt => bút pháp ước lệ, ẩn dụ, miêu tả tỉ mỉ => Thúy Vân đẹp phúc hậu, đoan trang * Tả Thúy Kiều: - Đôi mắt: làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen, liễu hờn…. Nghiêng nước, nghiêng thành -> Không miêu tả tỉ mỉ, chỉ gợi tả, bút pháp ước lệ tượng trưng => Vẻ đẹp tuyêt thế giai nhân không ai sánh kịp. Bài 2: Bài 2: * Tả cảnh ngày xuân: (?) Trong đoạn trích” Cảnh ngày xuân” Nguyễn Cỏ non xanh tận chân trời Du đã chọn lọc chi tiết nào, miêu tả ra sao để làm Cành lê trắng điểm một vài bông hoa..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> nổi bật bức tranh ngày xuân? * HS thảo luận nhóm 2 bài tập trên, mỗi nhóm làm ra bảng phụ, GV treo bảng phụ trước lớp để sửa chữa. - GV: Hướng dẫn học sinh làm bài viết số 2. Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà - Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dung yếu tố miêu tả đã học. - HS học bài nắm được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự - Tiếp tục làm bài 3 - soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích. => màu sắc hài hòa, miêu tả chấm phá, điểm xuyết => khung cảnh trong trẻo, tinh khôi, khoáng đạt, giàu sức sống. * HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 2 - Xem 4 đề bài tham khảo ở SGK/ 105. - Mục đích nhằm kiểm tra kiến thức và kĩ năng viết bài văn tự sự, trong đó người viết phải biết kết hợp kể chuyện với miêu tả cảnh vật, con người(hình dáng, hành động, nội tâm..) - Bài viết phải đảm bảo đầy đủ 3 phần: Mở Thân và Kết HOẠT ĐÔNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: - Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dung yếu tố miêu tả đã học. - HS học bài nắm được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự - Tiếp tục làm bài 3 * Bài mới: Ôn lại về văn tự sự, hai tiết sau làm bài viết số 2 ở lớp. E.RÚT KINH NGHIỆM. Tuần: 7 Tiết PPCT: 34- 35. NS: 3/10/2015 ND: 7/10/2015. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 02 (LÀM TẠI LỚP) I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA - Vận dụng những kiến thức đã học để viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người và sự việc. - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA. - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: cho hs làm bài kiểm tra trong 90 phút. III.BIÊN SOẠN CÂU HỎI ĐỀ BÀI: Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. IV:ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: A.Yêu cầu chung :(1.0 điểm) - Kiểu văn bản: Tự sự. Vận dụng các kĩ năng: Kể chuyện + tưởng tượng + miêu tả. - Các nội dung cần nêu ra trong bài làm. + Vị trí của người kể chuyện: đã trưởng thành, có một công việc, một vị trí nào đó trong xã hội, mong trở lại thăm ngôi trường cũ..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Lí do trở lại thăm trường (đi công tác qua, hè về quê tới thăm trường…) + Đến thăm trường vào buổi nào? Đi với ai? Gặp ai? + Quang cảnh trường như thế nào? (có sự thay đổi, có còn nguyên vẹn?) + Hồi tưởng lại cảnh trường ngày xưa mình học (Gợi lại kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào?) - Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. B. Đáp án và biểu điểm: PHẦN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM - Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần: Mở Phần đầu bức thư 0,75điểm bài - Lí do trở lại thăm trường cũ. - Thăm trường vào thời gian nào ? Với ai ? Nội dung bức thư Thân - Quang cảnh trường lúc đó như thế nào ? : Sân trường, vườn trường, 7,5điểm bài phòng học…và những đổi thay với thời điểm em còn học ở đây ( miêu tả cảnh ). - Đến trường em gặp những ai: thầy cô, các em học sinh hiện nay, bác bảo vệ… - Tả người: diện mạo, hành động, lời nói…) - Quang cảnh trường và những người gặp lại đã gợi lại cho em những kỉ niệm, những cảm xúc gì về ngôi trường năm xưa, về tuổi ấu thơ trong sáng và đẹp đẽ. - Tâm trạng, cảm xúc của em trước cảnh trường hiện tại. Kết Phần cuối thư bài - Khẳng định tình cảm, trách nhiệm của bản thân với ngôi trường. 0,75điểm - Lời hứa hẹn. (Chú ý: Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng HS cụ thể ở địa phương mà GV chấm và cho điểm thích hợp) V.XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> TUẦN 8: TIẾT 34-35 Ngày soạn:25/9/2011 Ngày dạy: 27/9/2011. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2. A. Mục tiêu cần đạt: - HS biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến thức: Văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng viết bài văn tự sự co kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm, bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần 3. Thái độ:có ý thức đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài làm.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> C. Phương pháp: thực hành D. Tiến trình hoạt động: 1. ổn định: lớp 9a1…………………………………………………………………… 9a2………………………………………………… 2. Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS: giấy bút…. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: - GV ghi đề lên bảng - Định hướng giúp HS xác định yêu cầu về hình thức, thể loại, nội dung làm bài.. Nội dung I. Đề ra: Kể về một giấc mơ, trong đó em được gặp laị người thân đã xa cách lâu ngày II. Gợi ý: 1. yêu cầu chung: - Thể loại: văn tự sự được viết dưới hình thức tưởng tượng rong một giấc mơ - Nội dung: kể lại cuộc gặp gỡ với một người tah6n đã xa cách lâu ngày hoặc có thể người thân đó đã mất , không còn, chỉ hiện về trong giấc mơ Hoạt động 2: GV nhắc - Hình thức: câu chuyện trong mơ, kết hợp kể, tả, biểu cảm nhở HS làm bài 2. dàn ý: a. Mở bài: ( 1.5 đ) - Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ( đang mơ, hay đã mơ rồi ngồi nhớ lại….) ( 0.75) - Giới thiệu chung về người thân mà em định kể( 0.75) b. Thân bài: ( 7 đ) * Kể lại diễn biến của sự việc: (4 đ) + Giới thiệu về người thân của mình đó là ai, quan hệ ra sao với mình, đang ở đâu, làm gì….( 1.0 đ) + Hình ảnh người thân của em trong mơ( vóc dáng, trang phục….) có gì khác so với trước? ( 1.0 đ) + Em và người thân gặp nhau đã trò chuyện, thăm hỏi ……ra sao? (1.0 đ) + Em nhớ lại những kĩ niệm gì với người thân đó trước đây? (1.0 đ) * Tình cảm của em: ( 3 đ) + Nỗi nhớ của em về người thân trong mơ? ( 1.0 đ) Hoạt động 3: GV thu bài. +Gặp lại người thân em vui mừng, ngạc nhiên như thế nào? ( 1.0 d) + khi trò chuyện, thăm hỏi , chơi đùa trong mơ em cảm thấy ra sao? (1.0 đ) c. kết bài:1.5 đ - Tình cảm của em khi tỉnh giấc mơ .( 0.75) - Hứ hẹn điều gì với người thân? (0.75 III. Biểu đểm: 1. Điểm 9-10: Bài văn đúng, đủ các yêu cầu, rõ trọng tâm, kết hợp tốt giữa hình thức tự sự, miêu tả, biểu cảm.Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc, bài viết có tính sáng tạo cao. 2. Điểm 7-8: Bài làm đúng yêu cầu, rõ trọng tâm, cảm xúc chân thành, sâu sắc, diễn đạt mạch lạc 3. Điểm 5-6: Bài viết đi đúng hướng, có được một số ý trọng tâm nhưng ý còn sơ sài, cảm xúc còn hời hợt, chưa sâu lắng. Hoạt động 4. hướng dẫn 4. Điểm 3-4: Bài làm quá sơ sài, ý nghèo nàn, diễn đạt lủng củng,.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> về nhà: - HS về nhà lập lại dàn ý vào vở - soạn bài “ Trau dồi vốn từ”. không thoát ý, mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp. 5. điểm 1-2: không làm được bài, kể lể lan man, mắc qua nhiều lỗi 6. điểm 0: lạc đề. 4. hướng dẫn về nhà: - HS về nhà lập lại dàn ý vào vở - soạn bài “ Trau dồi vốn từ”. E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×