Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý tài chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 61 trang )

n
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-------    -------Họ và tên sinh viên : Phạm Bá Sơn
Lớp: CQ54/01.04

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI
HUYỆN NAM ĐÀN TỈNH NGHỆ AN

Chuyên Nghành
Mã số

: Quản lý Tài chính Cơng
: 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS.NGUYỄN THỊ THÚY NGA

HÀ NỘI - 2020


ii
LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp
Phạm Bá Sơn




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ NỘI
DUNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN ...........4
1.1

Lý luận chung về chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ................................4

1.1.1 Khái niệm ngân sách Nhà nước .........................................................................4
1.1.2 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước .............................................4
1.1.3 Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách nhà nước ........................................4
1.1.4 Phân loại chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước .......................................5
1.2. Nội dung về quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước cấp huyện .............7
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN NAM ĐÀN TỈNH NGHỆ AN .....................................17
2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và bộ máy quản lý
phịng Tài chính –Kế hoạch huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An ....................................17
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên , kinh tế - xã hội huyện Nam Đàn.....................................17
2.1.2 Giới thiệu về phịng tài chính- kế hoạch huyện Nam Đàn ...............................18
2.2 Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Nam Đàn .....................21
2.2.1. Định mức phân bổ dự toán ngân sách chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ....21
2.2.2. Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước . ...............23
2.3 Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước tại huyện Nam Đàn ..................................................................................36
2.3.1. Những ưu điểm: ..............................................................................................36

2.3.2. Những hạn chế ................................................................................................38
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN NAM ĐÀN TỈNH
NGHỆ AN .................................................................................................................41


iv
3.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chi thường xuyên NSNN trên
địa bàn huyện Nam Đàn trong thời gian tới ..............................................................41
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội ............................................................41
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Nam
Đàn tỉnh Nghệ An .....................................................................................................41
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện lập dự toán chi thường xuyên tại huyện Nam Đàn ..42
3.2.1. Phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên của NSNN huyện Nam Đàn cần gắn
chặt hơn nữa với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của mỗi
cấp chính quyền địa phương .....................................................................................43
3.2.2 Chú trọng đến cơ cấu chi thường xuyên NSNN huyện một cách khoa học và
hợp lý hơn .................................................................................................................44
3.2.3 Tăng cường quan hệ hợp tác phối hợp giữa các cấp, các ban, ngành có liên
quan trong công tác quản lý chi thường xuyên .........................................................44
3.2.4. Đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, đạp
đức nghề nghiệp, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở địa
phương cũng như tuyên truyền, phổ biến cho người dân về các quy định của Nhà
nước về công tác quản lý chi thường xuyên .............................................................45
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp ......................................................................47
KẾT LUẬN ...............................................................................................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. vii


v


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CQNN

: Cơ quan Nhà nước

CQTC

: Cơ quan Tài chính

HĐND

: Hội đồng Nhân dân

KBNN

: Kho bạc Nhà nước

KT-XH

: Kinh tế- Xã hội

NSNN

: Ngân sách Nhà nước

TW
UBND


: Trung Ương
: Uỷ ban Nhân dân

TC – KH

: Tài chính Kế hoạch

CP

: Chính phủ


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
Bảng 2.1.

Tên các bảng
Bảng dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Trang
26

huyện Nam Đàn giai đoạn 2017-2019.
Bảng 2.2.

Tình hình thực hiện chi thường xuyên NSNN huyện


27

Nam Đàn năm 2017.
Bảng 2.3.

Quyết toán chi thường xuyên NSNN huyện Nam Đàn

29

năm 2017.
Bảng 2.4

Quyết toán chi thường xuyên NSNN huyện Nam Đàn
năm 2018

31


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách Nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia, là
điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, là
một trong những mắt xích quan trọng của tiến trình đổi mới.
Để nâng cao hiệu quả ngân sách Nhà nước, Nhà nước ban hành cơ chế
quản lý để quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách Nhà nước trong đó lập
dự toán ngân sách Nhà nước là khâu đầu tiên tạo tiền đề, cơ sở cho các khâu tiếp
theo của quá trình ngân sách Nhà nước. Mặt khác chi thường xuyên của ngân
sách Nhà nước là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách Nhà

nước hàng năm, là nguồn lực đảm bảo hoạt động thường xuyên của bộ máy Nhà
nước và các sự nghiệp kinh tế - xã hội theo quy định của Luật NSNN. Việc lập,
phân bổ, thẩm tra dự toán chi thường xuyên là một khâu quan trọng trong quá
trình quản lý, điều hành ngân sách địa phương.
Nhìn chung việc lập, phân bổ, thẩm tra dự toán ngân sách hàng năm về cơ
bản đã theo đúng quy trình Luật NSNN quy định, từng bước tăng cường tính dân
chủ, cơng khai, minh bạch và hiệu quả trong việc lập dự toán và sử dụng ngân
sách Nhà nước nói chung và chi thường xuyên ngân sách nói riêng. Tuy nhiên,
trong q trình thực hiện lập dự tốn NSNN ở địa phương, hàng năm còn nhiều
bất cập từ cơ chế chính sách, hệ thống văn bản, quy trình thực hiện,chất lượng
cán bộ ...vì thế vẫn chưa phát huy hết vai trị và cơng dụng của dự tốn ngân sách
gây lãng phí cho đơn vị sử dụng ngân sách.
Xuất phát từ những lý do trên, sau một thời gian thực tập tại phịng Tài
chính- Kế hoạch huyện Nam Đàn, với những kiến thức đã được trang bị tại nhà
trường cùng với kiến thức thực tế tiếp thu được, tôi đã tập trung nghiên cứu và


2

mạnh dạn chọn đề tài: “ Quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại
huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An ”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Nam Đàn giai đoạn 2017 - 2019 .
Đánh giá thực trạng việc triển khai quản lý chi thường xuyên NSNN ở địa
phương trong thời gian qua .
Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khắc phục tồn tại khuyết điểm
trong quá trình quản lý chi thường xuyên .
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: những vấn đề lý luận về quản lý chi thường xuyên thực tiễn

quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Nam Đàn
Phạm vi nghiên cứu gồm:
Không gian nghiên cứu: tại huyện Nam Đàn
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2017 đến năm 2019.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thu thập ở phòng TC-KH huyện Nam
Đàn: Báo cáo tổng hợp dự toán chi thường xuyên NSNN , báo cáo tổng hợp
quyết toán chi thường xuyên NSNN tại huyện Nam Đàn lập năm 2017- 2019,
các văn bản pháp luật có liên quan. Phương pháp thực nghiệm thông qua quan
sát, phỏng vấn trực tiếp cán bộ phịng TC-KH huyện, về tình hình lập, chấp hành
và quyết toán chi thường xuyên. Để thể hiện đề tài, luận văn còn sử dụng tổng
hợp phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp từ tình hình và các số liệu của


3

thực tiễn, để từ đó đưa ra những nhận xét có căn cứ. Luận văn cịn coi trọng tính
kế thừa có chọn lọc thành quả của những cơng trình, những tác giả đã nghiên
cứu vấn đề này.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo phần nội
dung gồm 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Lý luân chung về chi thường xuyên và nội dung quản lý chi thường
xuyên ngân sách cấp huyện .
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Nam Đàn
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 – 2019.
Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN tại
huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.



4

Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN VÀ
NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP
HUYỆN
1.1 Lý luận chung về chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc
1.1.1 Khái niệm ngân sách Nhà nước
Theo luật ngân sách Nhà nước năm 2015: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ
các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng
thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Các cấp ngân sách gồm ngân
sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã.
1.1.2 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước nhằm bảo đảm
hoạt động của bộ máy Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ
trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của
Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
1.1.3 Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Thứ nhất, chi thường xuyên là khoản chi mang tính ổn định. Điều này
xuất phát từ những chức năng vốn có của Nhà nước trong việc quản lý các hoạt
động kinh tế - xã hội. Dù cho có sự biến động về chính trị hay kinh tế thì những
chức năng này vẫn cần phải được thực hiện. Mặt khác, tính ổn định này cịn xuất
phát từ sự ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận cụ thể thuộc
guồng máy của Nhà nước phải thực hiện.
Thứ hai, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên có hiệu lực tác động
trong thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. Chi thường xuyên chủ


5


yếu đáp ứng các nhu cầu chi để thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước trong năm
Ngân sách hiện tại.
Thứ ba, phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ
cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung
ứng các hàng hóa cơng cộng. Bộ máy quản lý Nhà nước càng gọn nhẹ thì số chi
thường xuyên cho nó càng được giảm bớt và ngược lại. Phạm vi và mức độ cung
ứng các hàng hóa cơng cộng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và mức độ
chi thường xuyên của NSNN.
1.1.4 Phân loại chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước
Xét theo l nh vực chi, chi thường xuyên bao gồm:
-

h

ho

n v s n h p. Đây là các khoản chi cho các đơn vị sự

nghiệp công lập nhằm cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức kh e cộng đồng, tạo động lực để nâng cao năng
suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu. Cụ thể:
Chi cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế của Nhà nước. Các
khoản chi này nhằm đảm bảo hoạt động cho các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch
vụ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động kinh tế như đơn vị sự nghiệp thuộc l nh
vực nông, lâm, ngư nghiệp, thủy lợi, khí tượng, thủy văn

.

Chi cho hoạt động các đơn vị sự nghiệp văn hóa – xã hội. Hoạt động sự
nghiệp văn hóa – xã hội là tổng thể các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo

dục, đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao, y tế, xã hội:
Chi cho hoạt động khoa học công nghệ là các khoản chi cho nghiên cứu, ứng
dụng, phổ biến tiến bộ khoa học k thuật, công nghệ mới.


6

Chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo là các khoản chi cho hệ thống giáo dục, đào
tạo từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến đào tạo đại học và sau đại học.
Chi cho hoạt động sự nghiệp y tế là các khoản chi cho đảm bảo sức kh e cộng
đồng, khám chữa bệnh cho người dân. Chi tài chính cơng tập trung chủ yếu vào
chi cho y tế dự phịng, y tế cơng cộng nhằm đảm bảo sức kh e chung của cộng
đồng.
Chi cho hoạt động sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao là các khoản chi cho hoạt
động văn học, nghệ thuật, bảo tàng, truyền thanh, truyền hình, thể dục, thể
thao
Chi cho hoạt động xã hội là các khoản chi cho đảm bảo xã hội và cứu tế xã hội.
Khoản chi này nhằm đảm bảo cuốc sống của người dân khi gặp khó khăn do ốm
đau, bệnh tật hoặc những người già không nơi nương tựa nhằm ổn định xã hội).
Nhìn chung các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp là mang tính tiêu d ng
nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí, sức kh e thể chất và tinh thần cho
người dân.

ên cạnh đó khoản chi này cịn tạo động lực gián tiếp để thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế, đảm bảo trật tự xã hội.
-

h


ho

hoạt ộng quản

nhà nướ

h quản

hành h nh : là

các khoản chi để đảm bảo hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước
từ trung ương đến địa phương như chi cho hệ thống cơ quan quyền lực, cơ quan
hành chính, cơ quan chun mơn các cấp, viện kiểm sát và tòa án.
- Chi cho hoạt ộng an ninh, quố ph n và trật t

n toàn

hộ . Khoản

chi cho an ninh nhằm đảm bảo trật tự an tồn xã hội, tạo ra sự n bình cho
người dân. Chi quốc phịng nhằm bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ quốc gia, chống lại sự
xâm lấn của các thế lực bên ngồi. Chi quốc phịng an ninh mang tính bí mậtt


7

của quốc gia nên toàn bộ khoản chi này do NSNN đài thọ và khơng có trách
nhiệm cơng bố cơng khai như các khoản chi khác.
-


h h : ngoài các khoản chi trên, một số khoản chi không phát sinh

đều đặn và liên tục trong các tháng của năm nhưng vẫn thuộc về chi thường
xuyên như chi trợ giá theo chính sách của nhà nước, chi trả lãi tiền vay do chính
phủ vay, chi hỗ trợ qu bảo hiểm xã hội
1.2. Nội dung về quản lý chi thƣờng xuyên của ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện
1.2.1 Công tác lập dự toán chi thường xuyên
Mục tiêu cơ bản của việc lập dự tốn là nhằm tính tốn đúng đắn các khoản
chi ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các chỉ
tiêu của ngân sách trong kỳ kế hoạch.
- Yêu cầu trong quá trình lập ngân sách cấp huyện phải đảm bảo:
+ Dự toán ngân sách phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và
có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội; dự tốn ngân sách chỉ mang tính hiện thực khi nó bám sát kế hoạch
phát triển, xã hội có tác động tích cực đến thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội.
+ Dự toán chi thường xuyên ngân sách phải bảo đảm thực hiện đầy đủ
và đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời
kỳ và yêu cầu của Luật Ngân Sách.
+ Lập dự tốn chi thường xun ngân sách phải tính đến các kết quả
phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách của các năm
trước, đặc biệt là của năm báo cáo.


8

+ Lập dự toán chi ngân sách phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu
chuẩn định mức cụ thế về tài chính nhà nước.
- Quy trình lập dự tốn chi thường xuyên ngân sách nhà nước được thực
hiện qua ba giai đoạn như sau:

Giai đoạn thứ nhất: Hướng dẫn lập dự tốn và thơng báo số kiểm tra:
trước ngày 31/5. Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị về việc xây dựng kế
hoạch và phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau;
Trước ngày 10/6, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư hướng dẫn lập dự tốn
ngân sách nhà nước và thơng báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà
nước cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, cơ quan
khác ở Trung Ương và U ND các tỉnh, thị xã trực thuộc Trung ương;
UBND cấp tỉnh tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán
ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện; UBND cấp
huyện tiếp tục hướng dẫn và thơng báo số kiểm tra về dự tốn ngân sách
cho các đơn vị trực thuộc và U ND các xã phường, thị trấn.
Giai đoạn thứ hai: Lập và thảo luận dự toán ngân sách: Các đơn vị
trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành lập dự toán chi
thường xuyên từ NSNN trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ
quan quản lý cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập
dự toán tổng thể báo cáo cơ quan Tài chính cùng cấp trước ngày 20/7 kèm
theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính tốn từng khoản chi; Cơ quan Tài
chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân sách với các cơ
quan, đơn vị cùng cấp và U ND, cơ quan tài chính cấp dưới đối với năm
đầu của thời kỳ ổn định ngân sách); cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức


9

làm việc để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự tốn ngân sách trực
thuộc trong q trình lập dự toán.
Giai đoạn thứ ba: Quyết định phân bổ, giao dự toán chi thường
xuyên NSNN:Sau khi nhận quyết định giao nhiệm vụ chi ngân sách của
UBND cấp trên, UBND huyện trình HĐND c ng cấp quyết dịnh dự tốn
chi thường xuyên NSĐP và phương án phân bổ dự toán chi thường xuyên

ngân sách cấp mình trước ngày 31/12/ hàng năm.
1.2.2. Cơng tác chấp hành dự tốn chi thường xun
Sau khi UBND Huyện giao dự toán chi thường xuyên ngân sách, các đơn vị
dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị
sử dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyên tắc được quy định tại điểm a,
Khoản 1, Điều 44 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính
phủ. Dự toán chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách được phân bổ
theo từng loại của nhiệm vụ chi và ngành kinh tế.
Nội dung cơ bản của chi thường xuyên ngân sách huyện xét theo l nh vực
chi) bao gồm: Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, dạy nghề, y tế, thể dục
thể thao, khoa học cơng nghệ, văn hóa xã hội; Chi cho các hoạt động sự nghiệp
kinh tế của Nhà nước; Chi cho hoạt động hành chính của Nhà nước; Chi cho
Quốc phịng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; Chi khác.
Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của ngân sách huyện bao gồm:
nguyên tắc quản lý theo dự toán; nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; nguyên tắc chi
trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.
Chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có đủ các điểu kiện: đã có trong dự
tốn ngân sách được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm


10

quyền qui định; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được
ủy quyền quyết định chi.
Quản lý các khoản chi là hướng tới mục tiêu đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và
hiệu quả, các cơ quan thẩm quyền và chuyên môn của địa phương phải luôn coi
tiết kiệm và hiệu quả là tiêu thức cơ bản khi xác lập các biện pháp quản lý, từ đó
quản lý chặt chẽ từ các đối tượng sử dụng ngân sách, đối tượng thụ hưởng ngân
sách, quản lý có hiệu quả các khâu xây dựng dự toán, xây dựng tiêu chuẩn, định
mức, chấp hành và quyết toán ngân sách, thường xuyên phân tích đánh giá, tổng

kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đổi mới cơ cấu chi, các biện pháp quản lý chi.
1.2.3. Cơng tác quyết tốn chi thường xuyên
Quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý ngân sách.
Thơng qua quyết tốn ngân sách có thể cho ta thấy bức tranh tồn cảnh về hoạt
động kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời gian, hình dung được hoạt
động ngân sách với tư cách là công cụ quản lý v mô của Nhà nước. Từ đó rút ra
những kinh nghiệm cần thiết trong việc điều hành ngân sách. Yêu cầu của quyết
toán ngân sách là bảo đảm thực hiện chính xác, trung thực và kịp thời.

 Theo Nghị quyết 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của chính phủ, quyết
tốn ngân sách phải đảm bảo các ngun tắc sau:
- Số liệu quyết toán ngân sách:
+ Số liệu quyết toán ngân sách là số thu đã được thực nộp hoặc hạch toán
thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước.
+ Số quyết toán chi ngân sách là số chi đã thực thanh toán hoặc đã hạch
toán chi theo quy định tại Điều 62 của Luật Ngân sách và các khoản chi


11

chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định tại Khoản 2, Điều 66
của Nghị định.
- Ngân sách cấp dưới khơng được quyết tốn các khoản kinh phí ủy quyền
của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết tốn ngân sách cấp mình. Cuối
năm, cơ quan Tài chính được ủy quyền lập báo cáo quyết tốn kinh phí
ủy quyền theo quy định gửi cơ quan Tài chính ủy quyền và cơ quan
quản lý ngành, l nh vực cấp ủy quyền.
- Kho bạc Nhà Nước các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán
gửi cơ quan Tài chính c ng cấp để cơ quan Tài chính lập báo cáo quyết
toán. Kho bạc Nhà nước xác nhận số liệu thu, chi ngân sách trên báo cáo

quyết toán của ngân sách các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách.
 Quyết toán các khoản chi thường xuyên:
- Yêu cầu: Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các
loại báo cáo đó đến các cơ quan có thẩm quyền; số liệu trong báo cáo
quyết tốn phải đảm bảo tính trung thực, chính xác; Báo cáo quyết toán
năm của các đơn vị dự toán các cấp và của ngân sách các cấp chính
quyền trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn phải
có xác nhận của Kho bạc Nhà nước đồng cấp; Báo cáo quyết tốn của
các đơn vị dự tốn khơng được để xảy ra tình trạng quyết tốn chi lớn
hơn thu; Cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện kế hoạch kiểm tốn,
xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết tốn NSNN các
cấp, cơ quan đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Hồ sơ: Đối với đơn vị dự tốn ( hay cịn gọi là đơn vị sử dụng ngân
sách) cuối mỗi kỳ báo cáo đơn vị dự toán phải lập các loại báo cáo quyết
toán như sau:

ảng cân đối tài khoản; Tổng hợp tình hình kinh phí và


12

quyết tốn kinh phí đã sử dụng; Chi tiết kinh phí hoạt động đề nghị
quyết tốn; Bảng đối chiếu hạn mức kinh phí;

áo cáo tình hình tăng,

giảm tài sản cố định; Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp thu; Thuyết
minh báo cáo tài chính.
Xem xét, phê chuẩn quyết tốn ngân sách huyện;
- Trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán năm của các đơn vị

dự toán được quy định như sau:
Đơn vị dự toán cấp IV lập báo cáo quyết toán theo chế độ quy định và
gửi đơn vị dự toán cấp trên.
Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết tốn và thơng báo kết quả xét
duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc. Các đơn vị dự toán cấp trên là
đơn vị dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết tốn năm của
đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực
thuộc, gửi cơ quan Tài chính c ng cấp.
Cơ quan Tài chình cấp huyện thẩm định quyết tốn năm của các đơn
vị dự toán cấp huyện, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm
quyền xử lý sai phạm trong quyết tốn đơn vị dự tốn cấp huyện, ra
thơng báo thẩm định quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp huyện. Trường
hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan
Tài chình duyệt quyết tốn và thơng báo kết quả xét duyệt quyết tốn
cho đơn vị dự tốn cấp I.
- Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm của
ngân sách cấp huyện được quy định như sau:
+ Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của NSNN nói chung và ngân sách
huyện nói riêng thực hiện theo chế độ kế toán Nhà nước và các văn bản
hướng dẫn của Bộ Tài chính.


13

an Tài chính xã phường thị trấn lập quyết tốn thu, chi ngân sách cấp
xã trình U ND xã phường thị trấn xem xét gửi phịng Tài chính kế
hoạch cấp huyện; Đồng thời UBND cấp xã trình HĐND cấp xã phê
chuẩn. Sau khi được HĐND cấp xã phê chuẩn, UBND cấp xã báo cáo
bổ sung, quyết toán ngân sách gửi phịng Tài chình kế hoạch cấp huyện.
+ Phịng Tài chính – kế hoạch cấp huyện thẩm định quyết toán thu, chi

ngân sách cấp xã phường thị trấn; Lập quyết toán thu chi ngân sách cấp
huyện; Tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện,
xã và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện ( Bao gồm quyết toán thu,
chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) trình
U ND đồng cấp xem xét gửi Sở Tài chính; Đồng thời UBND cấp huyện
trình HĐND cấp huyện phê chuẩn. Sau khi được HĐND cấp huyện phê
chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi sở Tài chính.
- Nội dung duyệt quyết toán năm đối với đơn vị dự toán: Xét duyệt từng
khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị, các khoản thu phải đúng pháp luật,
pháp lệnh thuế, pháp lệnh phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà
nước; Các khoản chi phải đảm bảo các điều kiện chi quy định, thu chi
phải hạch toán theo đúng chế độ kế toán, đúng mục lục NSNN, đúng
niên độ năm; Chứng từ thu, chi phải hợp pháp. Sổ sách và báo cáo quyết
toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc Nhà nước.
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi ngân sách nhà
nƣớc cấp huyện
1.3.1. Nhân tố chủ quan.
Năn

c quản lý củ n ườ

nh ạo và trình ộ chun mơn củ

cán bộ trong bộ máy quản lý tại huy n

ộ n ũ


14


Trình độ quản lý của con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành
công, chất lượng của công tác quản lý ngân sách. Nếu năng lực của người lãnh
đạo, năng lực chuyên môn của bộ phận quản lý yếu kém, bộ máy tổ chức không
hợp lý, các chiến lược khơng phù hợp với thực tế thì việc quản lý sẽ khơng hiệu
quả, dẫn đến lãng phí ngân sách, nền kinh tế không thể phát triển, đảm bảo các
vấn đề xã hội và dự toán đã đề ra.
Tổ chức bộ máy quản

h thường xuyên NSNN huy n

Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng
khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ
lập, chấp hành, quyết tốn và kiểm tốn chi thường xun NSNN có tác động rất
lớn đến quản lý chi thường xuyên ngân sách. Tổ chức bộ máy phù hợp sẽ tăng
cường công tác quản lý, hạn chế các sai phạm trong quản lý.Quy trình quản lý
được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao
chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi thường xuyên NSNN
giảm các yếu tố sai lệch thông tin.
Qu n

ểm chủ trư n

ủa huy n: Mục tiêu của huyện là phát triển huyện

Nam Đàn trở thành huyện phát triển bền vững, toàn diện với tốc độ tăng trưởng
ổn định, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.
1.3.2. Nhân tố khách quan.
Đ ều ki n t nhiên: huyện Nam Đàn nằm cách trung tâm thành phố vinhNghệ An khoảng 21 km về phía tây, nằm ở hạ lưu sông Lam , ranh giới giáp các
huyện;Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Thanh Chương, Đô Lương (tỉnh Nghệ An),
Hương Sơn,Đức Thọ (tỉnh Hà T nh) đất đai tươi tốt, thuận tiện cho việc chăn

ni trồng trọt nhiều, nơi có nhiều tiềm năng.
Đ ều ki n kinh tế - xã hội:


15

Về kinh tế: là một huyện thuộc diện đang phát triển của tỉnh nghệ An, đất
đai có nhiều mà diện tích lớn nên việc đầu tư cho phát triển kinh tế thuận lợi,
Về xã hội: hệ thống đường xá dễ đi, nhưng cần cải thiện nhiều, trình độ dân
trí chưa cao ở một số thôn xã nh
H thốn thôn t n, phư n t n quản lý chi TX NSNN cấp huy n
Mặc d đã thực hiện thống nhất chương trình quản lý NSNN và Kho Bạc
tuy nhiên vẫn cịn nhiều bất cập mà yếu tố con người là quyết định.
Công ngh quản lý.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý
công việc, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng thống nhất về mặt dữ liệu, tạo
tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả.
hế h nh s h và

quy

nh củ nhà nước về quản

h thường

xuyên ngân sách
Mơi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi thường
xuyên NSNN huyện. Chẳng hạn, định mức chi tiêu là một trong những căn cứ
quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi thường xuyên
NSNN huyện, cũng là một trong những tiêu đề để đánh giá chất lượng quản lý và

điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định
mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nh trong việc
quản lý chi tiêu NSNN được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Trên cơ sở phân công
trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho
công tác quản lý chi thường xun NSNN cấp huyện hiệu quả, khơng lãng phí
cơng sức, tiền của. Qua đó cơng việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc
rõ ràng, minh bạch không đ n đẩy trách nhiệm và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ
góp phần tăng cường cơng tác quản lý chi thường xuyên NSNN huyện.
Khả năn về nguồn l c ngân sách


16

Dự tốn về chi thường xun NSNN được lập ln ln dựa vào tính tốn có
khoa học về nguồn lực tài chính cơng huy động được, là căn cứ vào thực tiễn thu
NSNN và các khoản thu khác các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà
đề ra kế hoạch huy động được, đồng thời cũng căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội ở địa phương để lập dự toán chi hàng năm.


17

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN NAM ĐÀN TỈNH NGHỆ AN
2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và bộ máy quản
lý phịng Tài chính –Kế hoạch huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên , kinh tế - xã hội huyện Nam Đàn
2.1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cơ sở hạ tầng
Nam Đàn nằm ở hạ lưu sông lam ,thuộc tỉnh nghệ an. Phía đơng giáp các
huyện Hưng Ngun, Nghi Lộc, tây giáp huyện Thanh Chương, phía bắc giáp

huyện Đơ Lương , phía nam giáp các huyện Hương Sơn và Đức Thọ tỉnh Hà
T nh . Diện tích 293,9 km2
Huyện Nam Đàn có tuyến đường quốc lộ 46 Vinh-Đơ Lương , việc
giao lưu với các huyện trong tỉnh bằng hệ thống giao thơng đường bộ và đường
thủy
2.1.1.2 Tổ chức hành chính, đặc điểm dân cƣ
Huyện Nam Đàn bao gồm thị trấn Nam Đàn và 18 xã ;Hồng Long, Hùng
Tiến, Khánh Sơn, Kim Liên, Nam Anh, Nam Cát, Nam Giang, Nam Hưng, Nam
Kim, Nam L nh, Nam Ngh a, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Xuân, Thượng Tân
Lộc, Trung Phúc Cường ,Xuân Lâm,Xuân Hòa.
Dân số; 164530 người
Mật độ; 541 người/ km2
2.1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội thời gian qua
Nam Đàn được biết đến là mảnh đất có bề dày truyền thống lịch sử vẻ
vang. Quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà yêu nước Phan Bội Châu, vua


18

Mai Hắc Đế

..khu di tích Kim Liên,ch a Đại Tuệ là 2 danh lam thắng cảnh lớn

nhất ở nơi đây.
Về kinh tế; nơng nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Do có điều kiện tự
nhiên 48 % diện tích là đất nông nghiệp, được bồi đắp bởi 2 bờ sông Lam (sơng
Cả) nên Nam Đàn có một nền nơng nghiệp phát triển toàn diện. hiện nay Nam
Đàn đang đẩy mạnh các giống có chất lượng cao vào sản xuất lương thực, cùng
với các mơ hình trang trại kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi đem lại hiệu quả
cao về kinh tế.

Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn cũng ngày càng phát triển với
hàng chục doanh nghiệp tư nhân,công ty TNHH,như công ty may mặc Havina
giúp giải quyết việc làm cho hơn 3000 người.
Về tiểu thủ công nghiệp cũng xuất hiện đa dạng những làng nghề truyền
thống như tương Nam Đàn,sản xuất tinh bột nghệ

..

2.1.2 Giới thiệu về phịng tài chính- kế hoạch huyện Nam Đàn
phịng tài chính-kế hoạch là hệ thống phịng, ban chun mơn trực thuộc UBND
huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An. Là bộ phận tham mưu giúp việc cho UBND
huyện về các hoạt động tài chính, giá, kế hoạch và đầu tư trong phạm vi cấp theo
đúng chính sách pháp luật và quy định nhà nước. Với các nhiệm vụ chủ yếu;
tổng hợp,xây dựng kinh tế- xã hội; quản lý tài chính ngân sách đối với cơ quan
hành chính sự nghiệp, các xã , thị trấn trên địa bàn huyện.
hiện nay phịng Tài chính- Kế hoạch có hai bộ phận; bộ hận quản lý ngân sách
nhà nước và kế hoạch hóa gồm có 1 trưởng phòng và 4 chuyên viên phụ trách;


19

Tham mưu cho U ND huyện thực hiện việc xây dựng dự toán ngân
sách, phân bổ dự toán NSNN cho toàn huyện.
- Thường xuyên thực hiện việc theo dõi cấp phát cho các đơn vị, các xã,
thị trấn, các công trình xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu,
- Tổng hợp báo cáo thu, chi NSNN cho U ND huyện, Sở Tài chính một
cách kịp thời theo định kỳ hoặc đột xuất.
- Phụ trách các xã, thị trấn, các đơn vị dự toán về nghiệp vụ quản lý ngân
sách, tài chính chuyên quản).
- Quản lý và cấp biên lai thu tiền cho các xã, thị trấn.

- Thực hiện các nghiệp vụ xét duyệt, thẩm tra báo cáo quyết toán năm đối
với các đơn vị, các xã, thị trấn trong huyện. Đồng thời thực hiện việc tổng hợp
báo cáo quyết toán NSNN năm đối với cấp tỉnh.
ộ phận Kế hoạch hóa: đây là bộ phận chủ yếu làm cơng tác tham mưu
cho U ND huyện về xây dựng kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội
một cách tồn diện của huyện. ên cạnh đó bộ phận này cịn được giao quản lý
một số chương trình, dự án của huyện.
Có thể nói rằng, phịng Tài chính – Kế hoạch huyện là một bộ phận quan
trọng để tham mưu cho U ND huyện trong quá trình quản lý ngân sách của
thành phố, đảm bảo cân đối và tăng trưởng qua các năm, từ đó thúc đẩy kinh tế,
văn hóa, xã hội của huyện phát triển .
Chi thường xuyên là một bộ phận không thể tách rời của NS huyện, nó có ảnh
hưởng chung đến tình hình chi NSNN trên địa bàn huyện Nam Đàn. Cán bộ
chuyên quản về chi thường xuyên NSNN có nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ cho
kế tốn xã, tham mưu lãnh đạo phịng trong cơng tác quản lý hướng dẫn, kiểm
tra tình hình hoạt động tài chính trên địa bàn.


×