Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MCDONALD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.22 KB, 13 trang )

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MCDONALD
Trong khảo sát của cơng ty nghiên cứu thị trường Q&Me về thói quen sử dụng thức ăn nhanh và những chuỗi
nhà hàng phổ biến thực hiện vào tháng 4/2016 tại TP.HCM, có đến 71% số người khảo sát thích hoặc rất thích
thức ăn nhanh và hơn 27% có thói quen sử dụng thức ăn nhanh vài lần/tuần.(1) Con số đó khơng ngừng tăng
lên qua mỗi năm, và thức ăn nhanh có thể được xem là thị trường màu mỡ để đầu tư thu lợi nhuận khủng.
Chính vì thế, hàng loạt cửa hàng thức ăn nhanh mọc lên ngày càng nhiều, sự cạnh tranh cũng ngày một tăng
lên.
Thức ăn nhanh có thể được xem là thị trường kinh doanh mang tính chất cạnh tranh cao nhất. Vì tính chất đó
nên các cửa hàng đã chạy đua với nhau gầy dựng nên thương hiệu của chính mình. Câu hỏi đặt ra là làm sao
có thể trụ vững giữa một thị trường quá nhiều rủi ro, khi mà thương hiệu có thể đánh gục bất cứ lúc nào nếu
không liên tục đổi mới? Mc Donald’s là cái tên sáng giá được nhắc đến khi là một thương hiệu ln trụ vững
trong lịng những “người hâm hộ” thức ăn nhanh nói chung và gà rán nói riêng.
Nhắc đến gà rán, hàng triệu người dân Việt Nam cũng như trên Thế giới có lẽ sẽ nghĩ ngay đến Mc Donald’s.
Bởi cái Mc Donald’s Corparation mang lại khơng chỉ vì món ăn hợp khẩu vị, mà còn gây ấn tượng bởi không
gian chế biến gọn gàng, chất lượng phục vụ chuyên nghiệp. Dù xuất hiện hàng loạt cái tên đình đám như: KFC,
Texas, Popeyes,… nhưng Mc Donald’s vẫn có thể giữ vững được cái “chất” riêng của mình, khơng hề bị lung
lay trước những sự cạnh tranh xung quanh và “đóng đinh” được vị thế như bây giờ.
Không thành công nào cái cốt lõi không xuất phát từ chất lượng sản phẩm, khơng ít thì nhiều nó cũng sẽ đóng
góp vào cơng cuộc xây dựng “đế chế” của riêng mình. Để hiểu thêm về hướng đi đến thành cơng được gom
góp từ “sức bền” của Mc Donald’s, nhóm em đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích chiến lược sản phẩm của
Mc Donald’s Corparation”. Từ đó, có thể tìm hiểu về cách đưa ra chiến lược, cách Mc Donald’s áp dụng khéo
léo các “cơng thức” marketing cho “đế chế” của mình.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1.1
Khái quát về marketing, marketing mix
1.1.1 Khái niệm marketing
Thời kỳ đầu, khi marketing còn là cụm từ khá mới lạ, người ta quan niệm marketing chỉ là hoạt động tiêu thụ
và bán hàng. Nhưng với quá trình hình thành và phát triển, marketing thu hút được nhiều sự quan tâm, ưu ái
hơn, từ đó có nhiều nhận định về marketing hơn. Điển hình như:
Định nghĩa của John H. Crighton (Australia): “Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay


luồng hàng, đúng thời gian và đúng vị trí.”
Định nghĩa của Peter Drucker: “Mục đích của marketing khơng cần thiết đẩy mạnh tiêu thụ. Mục đích của nó
là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức hàng hóa hay dịch vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng
và tự nó được tiêu thụ”
Hay định nghĩa của William M. Pride chỉ đơn giản là: “Marketing là quá trình sáng tạo, phân phối, định giá, cổ
động cho sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để thỏa mãn những mối quan hệ trao đổi trong mơi trường năng động.”
1.1.2 Mục tiêu, vai trị
o
Mục tiêu
Marketing hướng đến 4 mục tiêu chủ yếu sau:
Tối đa hóa tiêu thụ: Bất kì hoạt động kinh doanh nào, số lượng tiêu thụ của khách hàng luôn là mục tiêu hàng
đầu được quan tâm đến. Vì thế, marketing sinh ra chính để kích thích nhu cầu của khách hàng giúp doanh
nghiệp mở rộng sản xuất.
Tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng: Chỉ khi nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn thì doanh nghiệp
mới có thể bền vững. Bởi chỉ có sự thỏa mãn mới giữ chân được khách hàng ở lại, tin dùng sản phẩm không
chỉ một, hai lần đầu mà là sự trung thành, tin cậy,… dành cho sản phẩm đó.


Tối đa hóa sự lựa chọn của khách hàng: Một sản phẩm đa dạng tất nhiên sẽ thu hút được nhiều sự chú ý hơn.
Nhu cầu của khách hàng thì sẽ ln thay đổi, việc tối đa hóa lựa chọn, nâng cao sự đa dạng, phong phú về
chủng loại, về chất lượng,… sẽ là một hướng đi thông minh của doanh nghiệp nếu muốn thu hút khách hàng.
Tối đa hóa chất lượng cuộc sống: Đây là mục tiêu cuối cùng và cũng đóng góp một phần khơng nhỏ trong cơng
cuộc nâng tầm cuộc sống, phát triển Đất nước. Chỉ có chất lượng cuộc sống được nâng tầm, có giá trị, cao cấp
hơn, nhu cầu con người được thỏa mãn ở mức tối ưu thì xã hội mới có thể phát triển và bền vững.
o
Vai trò
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, vì thế marketing cũng dần nắm vai trị quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu
trước đây nó ngang bằng với các yếu tố khác như sản xuất, nhân sự,… thì bây giờ nó quan trọng hơn cả.
Marketing như một kim chỉ nam thu hút khách hàng của doanh nghiệp.
Trước hết, hướng dẫn cho doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu của khách hàng cũng như

nghệ thuật làm hài lịng khách hàng. Từ đó tạo thế chủ động trong kinh doanh.
Thứ hai, nó giúp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hịa lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp và xã
hội.
Thứ ba, tạo lập vị trí cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Thứ tư, nó quyết định về cơng nghệ, tài chính, nhân lực. Marketing như đặt ra các câu hỏi nhằm định
ra hướng đi cho doanh nghiệp như: Sản xuất sản phầm gì? Thị trường như thế nào? Sản xuất như thế nào? Số
lượng bao nhiêu? Nhu cầu thiết thiết yếu của khách hàng là gì?...
Tầm quan trọng của vai trị marketing như một phần hồn của doanh nghiệp, nó duy trì sức sống, tạo nguồn
năng lượng tích cực cho doanh nghiệp. Ví dụ điển hình, mọi người đang trong q trình chống dịch, họ sẽ ở
nhà nhiều hơn cũng như chăm sóc bản thân, mua sắm cho bản thân nhiều hơn. Nắm bắt được tâm lý chung
cũng như nhu cầu đó, shopee đã giảm giá sock nhiều mặt hàng, thường tung ra hàng loạt deal khủng,… đánh
vào tâm lý mua hàng của mọi người. Hoạt động đó vừa giúp shopee tăng doanh thu một cách đáng kể, vừa
đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mua được đồ với giá phải chăng.
1.1.3 Khái niệm marketing mix
Marketing mix được hiểu đơn giản là sự phối hợp giữa các thành tố (sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị/
thông tin marketing) để doanh nghiệp có thể dựa vào đó mà đưa ra những chiến lược, kế hoạch phù hợp để
đánh trọng tâm vào thị trường. Nó cịn thường được nhắc đến với chính sách 4P.
1.1.4 Các thành phần của chiến lược marketing mix

Sản phẩm (Product) là những thành quả của doanh nghiệp tung ra thị trường. Quyết định sản phẩm
bao gồm: chất lượng, thiết kế, bao bì, nhãn hiệu,…

Gía cả (Price) là số tiền khách hàng cần bỏ ra để sở hữu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Quyết
định giá gồm: mức giá, phương pháp định giá,…

Phân phối (Place) là hoạt động đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Quyết định phân phối gồm: lựa
chọn, thiết lập kênh phân phối…

Chiêu thị hay truyền thông marketing (Promotion) là hoạt động giới thiệu sản phẩm, thuyết phục đặc
điểm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp,…

Mỗi chính sách sản phẩm sẽ có một vai trị riêng biệt và độc lập, nhưng nó có quan hệ hỗ trợ nhau để cùng
đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Địi hỏi doanh nghiệp phải đủ thơng minh, tỉnh táo để phối hợp
chúng với nhau một cách hài hòa và hiệu quả nhất.
1.2
Nội dung của chiến lược sản phẩm
1.2.1 Khái niệm
Đầu tiên, hiểu theo nghĩa giản đơn nhất, sản phẩm là toàn bộ những thứ được đưa vào thị trường nhằm thỏa
mãn nhu cầu,mong muốn của con người, đáp ứng được điều kiện có thể quan sát và có giá trị sử dụng.
Nhưng sự thỏa mãn của con người không đơn thuần chỉ xét trên giá trị sử dụng. Việc lựa chọn quần áo đối
với phụ nữ chưa bao giờ là việc đơn giản, bởi họ phải xem xét ở nhiều mặt khác nhau. Mặc bộ quần áo ấy cho
dịp nào, gặp ai, thương hiệu nào,…Dựa trên nhu cầu đó, marketing đã đưa ra các cấp độ sản phẩm:
Cốt lõi sản phẩm: Một khách hàng mua sản phẩm không chỉ để thỏa mãn nhu cầu đúng sản phẩm, mà cịn
u cầu về những lợi ích khác của sản phẩm mang lại. So với một cây son môi màu đẹp, chất son dưỡng cao,
bền màu,… vẫn sẽ chiếm được sự chú ý cũng như tin dùng hơn là một cây son màu đẹp nhưng gây khô môi,…


Sản phẩm cụ thể: Gía tiền phải đi đơi với chất lượng. Tâm lý chung của mọi người chính là hàng đẹp nhưng
phải tốt, một sản phẩm chiếm được thị hiếu của khách hàng cần phải đảm bảo được những điều kiện nhất
định như chất lượng, bao bì, tính năng, thiết kế, nhãn hiệu.
Sản phẩm bổ trợ: Sản phẩm hoàn chỉnh, dĩ nhiên các yếu tố bổ trợ đóng góp khơng nhỏ trong việc nâng tầm
giá trị của nó. Sản phẩm có tốt, có chất lượng như thế nào, nhưng khâu tư vấn khơng tốt, khơng có những
chính sách bảo hành cũng như vận chuyển sơ xài,… thì giá trị sản phẩm cũng sẽ giảm xuống một phần đáng
kể.,
1.2.2 Các chiến lược sản phẩm
Trước khi ra mắt bất kì sản phẩm nào ra thị trường, tập đồn, cơng ty, doanh nghiệp cần phải có những chiến
lược cụ thể và nhất định. Vì chiến lược là cái mấu chốt, nó giúp định hình cơng việc sản xuất kinh doanh nhằm
đáp ứng một cách đủ đầy cũng như bám chắc vào nhu cầu của khách hàng. Một doanh nghiệp có chiến lược
càng khôn khéo, sản phẩm tiếp cận và thu hút ánh nhìn của khách hàng càng nhanh, càng hiệu quả. Các chiến
lược này cịn đóng vai trị như một vũ khí bí mật của doanh nghiệp trên con đường cạnh tranh giữ vững
thương hiệu. Các doanh nghiệp thường xuyên đưa ra các chiến lược liên quan đến:


Kích thước của tập hợp sản phẩm

Nhãn hiệu sản phẩm

Quyết định về chất lượng

Vấn đề về thiết kế bao bì

Dịch vụ hỗ trợ cho sản phẩm

Phát triển các sản phẩm mới

Các quyết định trong từng giai đoạn của chu kì sống của sản phẩm
1.2.3 Chu kỳ sống của sản phẩm
Một sản phẩm thành công từ ngay từ khi ra mắt không đồng nghĩa với việc sẽ mãi duy trì được mức độ thành
cơng đó. Bởi lẽ vạn vật luôn thay đổi không ngừng, nhu cầu của mỗi người đều sẽ khác nhau theo thời gian.
Vì thế, khi tung ra thị trường bất kì sản phẩm nào, doanh nghiệp cần theo dõi nghiệm ngặt từng chuyển biến
của sản phẩm nói riêng và thị trường nói chung. Có như thế mới có thể đưa ra các quyết định, chiến lược
marketing hợp lý cho từng chu kỳ thay đổi của sản phẩm.
Chu kỳ sống của sản phẩm được hiểu đơn giảm như chu kỳ sống của con người. Nếu hành trình của con
người được trải qua là sinh, lão, bệnh, tử thì tương ứng sản phẩm cũng được trải qua giai đoạn giới thiệu,
phát triển, chín mùi và suy thoái. Ở từng giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định khác
nhau để khắc phục hay phát triển sản phẩm, thay đổi sao cho phù hợp với thị trường.
Ở giai đoạn giới thiệu, sản phẩm chưa được biết đến rộng rãi. Điều doanh nghiệp cần làm chính là
marketing sản phẩm, đưa ra các chiến lược thu hút khách hàng. Vì ở thời điểm mới ra mắt, sản phẩm vẫn
chưa có bất cứ đảm bảo nào về mặt chất lượng, vì thế chắc chắn sẽ khơng tạo được lịng tin ở khách hàng.
Marketing rầm rộ, có thể đưa ra một số ưu đãi giảm giá để giới thiệu sản phẩm mới là điều mà các doanh
nghiệp nên làm. Cần phải đánh mạnh vào những cá nhân có xu hướng khám phá cái mới, ln đổi mới cuộc
sống, từ đó tạo được chỗ đứng cho sản phẩm rồi dần đến thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm cũ chuyển

sang sản phẩm mới của khách hàng.
Giai đoạn tiếp theo là phát triển, nó đưa sản phẩm lên một tầm cao hơn. Vì lúc này, sản phẩm đã tiếp
cận cũng như tạo được chỗ đứng trong lòng người mua hàng. Sản phẩm được biết đến rộng rãi hơn, được
tiêu thụ nhiều hơn, mức độ cạnh tranh cũng cao hơn. Doanh nghiệp hồn tồn có thể lợi dụng thời điểm này
để tăng giá sản phẩm, mở rộng kênh phân phối nhằm đẩy mạnh quá trình xúc tiến của mình. Đây có thể được
xem là giai đoạn vàng nâng tầm giá trị của sản phẩm.
Chín mùi là giai đoạn các doanh nghiệp đạt mức sản lượng tối đa và dẫn đến tình trạng bão hịa.
Chính vì sản lượng tiêu thụ đã đạt mức tối đa nên sản phẩm được tiêu thụ rất chậm thậm chí hầu như là
khơng có. Nên doing nghiệp cần phải đảm bảo cũng như duy trì được sức tiêu thụ hiện có, song đó cần thay
đổi các chương trình marketing sao cho phù hợp.
Giai đoạn cuối cùng cũng chính là giai đoạn các doanh nghiệp khơng mong muốn đến nhất. Đó chính
là giai đoạn suy thối. Lúc này sức mua giảm dẫn đến lợi nhuận cũng giảm xuống một mức đáng kể. Và nếu
khơng có những cách khắc phục hiệu quả, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng thua lỗ,tạo nên tổn thất rất


lớn. Điều doanh nghiệp có thể làm là áp dụng chiến lược gối đầu lên nhau, tức tiếp tục tung ra sản phẩm mới
trong khi vẫn giữ lại sản phẩm cũ trên thị trường nhằm duy trì khả năng kinh doanh.
1.2.4 Phát triển sản phẩm mới
Phát triển sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết trong quá trình hình thành và phát triển của bất cứ doanh
nghiệp nào. Vì chẳng có một sản phẩm nào có thể đủ sức gồng gánh cho cơng ty, tập đồn một thời gian dài,
sản phẩm rồi cũng sẽ có giai đoạn suy thối. Hơn hết, để doanh nghiệp có thể trụ vững trên thị trường thì
việc phát triển sản phẩm mới là điều nên làm và cần làm. Vào từng thời điểm khác nhau, nhu cầu và thị hiếu
của người mua hàng cũng sẽ khác nhau. Gỉa định một thành phố có dân số trẻ thì doanh nghiệp khơng thể
tung ra những sản phẩm như quần áo có những hoa văn già dặn và ngược lại ở thành phố có dân số già thì lại
không thể nào cho ra đời những mẫu quần áo q tuổi teen. Chính vì lẽ đó, tung ra những sản phẩm phù hợp
vào từng thời gian, từng thị trường khác nhau, luôn thay đổi để bắt kịp thị hiếu của khách hàng sẽ là yếu tố
giúp doanh nghiệp “đóng đinh” thương hiệu của mình được lâu hơn. Song, khơng phải sản phẩm mới nào
cũng có thể thành cơng 100%, ẩn sau đó vẫn mang rất nhiều rủi ro, thách thức. Việc phát triển sản phẩm mới
qua nhiều giai đoạn sẽ là biện pháp an toàn hơn cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY
2.1
Lịch sử hình thành và phát triển
Thức ăn nhanh đã dần trở nên quá phổ biến trên Thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Có thể nói,
nó chính là sự lựa chọn hàng đầu của mọi người trong khẩu phần ăn của mình bởi sự nhanh, gọn, tiện lợi.
Chính vì nhu cầu thiết yếu đó, hàng loạt những của hàng thức ăn nhanh ra đời, điển hình là Mc Donald’s. Sẽ
khơng điêu ngoa khi gọi chuỗi cửa hàng này là một đế chế thức ăn nhanh. Tất nhiên, Mc Donald’s cũng đã trải
qua q trình hình thành và phát triển khơng ngừng để có thể đội lên mình cái “vương miệng” ấy. Câu hỏi đặt
ra làm thế nào một cửa hàng nhỏ lẻ lại dần trở thành một đế chế chiếm lĩnh thị trường hiện nay?
Vào những năm 30 của TK XX, sự góp mặt của hàng loạt các quán thức ăn nhanh tại Mỹ đã thu hút khơng ít sự
chú ý của những con người muốn khởi nghiệp, trong đó có hai chàng trai đến từ thị trấn Saint Bernadino là
Richard McDonald (Dick) và Maurice McDonald (Mac). Năm 1940, vì những thất bại trong kinh doanh trước
đó (kinh doanh rạp chiếu phim nhỏ, mở nhà hàng nhỏ cho người lái xe tại ngã tư của hai con đường
Hollywood) nên họ quyết định dừng lại tất cả và dồn hết mọi tâm trí cũng như nổ lực của mình xây nên cửa
hàng đầu tiên tại San Bernadino với thực đơn vô cùng tối giản cùng với cái giá được xem là “quá hời” cho một
bữa ăn nhanh. Hamburger, khoai tây chiên và coca- cola là những món họ sẽ phục vụ cho thực khách. Tưởng
chừng khơng có sự đa dạng trong thực đơn sẽ là bước cản trở trong công việc kinh doanh nhưng cửa hàng
của anh em nhà McDonald lại cực kì hút khách. Hơn thế, Dick & Mac được cho là q thơng minh khi chọn
hình thức phục vụ thức ăn là các đĩa giấy dùng một lần thay vì những chiếc đĩa có thể tái sử dụng nhằm giảm
thiểu cơng việc của mình vì lúc ấy, họ sẽ khơng bị tốn quá nhiều thời gian vào công cuộc rửa bát đĩa. Cùng với
đó là mơ hình tự phục vụ mới lạ, vừa độc đáo vừa tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá cho khoản thuê
nhân viên.
Lúc đấy nhà hàng tương đối nhỏ, không thể cạnh tranh với bất kì chuỗi cửa hàng lớn nào. Nhưng 5 năm sau
kể từ khi thành lập cửa hàng đầu tiên, doanh thu dã tăng nhanh một cách đáng kể khi đạt ngưỡng 200$/ năm,
đó là mức doanh thu khá bền vững ở thời điểm bấy giờ. Hướng đến mục tiêu hoàn thiện hơn, kế hoạch cải
tiến công nghệ cũng như đào tạo nhân viên của quán được chú ý đến, họ được chỉ dẫn thực hiện mọi việc
một cách thành thạo và nhanh nhất với mục đích sản phẩm phải đến tay khách hàng trong thời gian ngắn
nhất. Họ đến mua máy trộn đa năng chỗ tại cửa hàng của Raymond Albert Kroc đang làm việc. Một nhân viên
bán hàng tiếp thị như Kray Kroc khi có một đơn hàng “khủng” lên đến gần chục chiếc máy trộn đa năng liền
kích thích sự tị mị, ơng quyết định đi tìm hiểu. Và hành trình chinh phục “đế chế” của Kroc cũng bắt đầu

bằng chính sự tị mị ấy. Ơng tìm đến cửa hàng của Dick & Mac, cầm thực đơn trên tay với sự khó hiểu, tại sao
chỉ với vài món ăn phục vụ cố định lại thu hút một lượng khách đáng để như thế, thậm chí họ có thể xếp hàng
dài tận 20m chỉ để mua 1 chiếc burger hay một phần khoai tây chiên tại đây. Và câu trả lời chính là sự chỉnh
chu và chun nghiệp, ơng ấn tượng với một “dây chuyền” dường như là hoàn hảo, công việc được phân chia
rõ ràng, thành thạo, thức ăn đến tay thực khách cũng rất nhanh. Hợp tác và phát triển đưa cửa hàng phổ biến
trên toàn phạm vi nước Mỹ chính là ý nghĩ nhỏ lóe lên trong đầu ơng lúc đấy. Bằng tham vọng của chính


mình, ơng bắt tay vào biến suy nghĩ thành sự thật. Ray Kroc tìm đến anh em nhà McDonald, đưa ra những
quan điểm cũng như thuyết phục họ hợp tác phát triển cửa hàng. Cuối cùng, những lý lẽ cùng với kinh
nghiệm trong công việc tiếp thị bấy lâu của ông đã thuyết phục được Dick & Mac đặt niềm tin vào Kroc.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1955, cái tên McDonald’s đã xuất hiện tại vùng đất De Plaines, tiểu bang Illinois,
và dần ghi dấu tên mình trên hầu hết ở toàn bộ các tiểu bang của Mỹ. McDonald’s không ngừng “ăn nên làm
ra” và dần chiếm lĩnh được thị trường của đất nước này. Ray Kroc đã đăng kí một cơng ty có tên McDonald’s
System Inc và được mọi người biết đến là tập đoàn McDonald’s Corporation sau 5 năm sau đó. Nhận ra được
nguồn doanh thu khủng mà chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh mang lại, Ray Kroc quyết định thu mua độc quyền
cho thương hiệu này với mức giá 2,7 triệu đô và 1% lợi nhuận của công ty hàng tháng. Năm 1961, thỏa thuận
này được kí kết, Ray Kroc trở thành ơng chủ của McDonald’s, sẵn sàng đưa thương hiệu vươn tầm xa hơn
hiện tại rất nhiều. Thời gian ngắn sau đó, ơng quyết định thu mua nốt 1% lợi nhuận mà Dick & Mac đang nắm
giữ để một mình độc chiếm thương hiệu này. Sau thời gian “lèo lái” của Kroc, chiếc hamburger thứ 100 triệu
được bán ra thị trường đánh dấu bước một bước tiến vang dội với hình thức kinh doanh độc đáo. Sự cố gắng
của Raymond Albert Kroc đã gặt hái được quả ngọt khi McDonald’s dần được biết đến rộng rãi hơn trên thị
trường quốc tế Canada, Nhật Bản, Anh, Úc, Đức,… Đến nay, đã có hơn 3500 cửa hàng tại 119 quốc gia phục
vụ cho gần 70 triệu khách mỗi ngày, bắt đầu cấp phép phát triển trên 65 thị trường trên Thế giới với nguồn
nhân sự lên đến 1,5 triệu người.
1.1
Định vị thương hiệu

Logo
Được mở cửa năm 1940 với tên đầu tiên là Mcdonald’s Famous Barbecue, thời kì đầu hãng được phát triển

theo phong cách phục vụ Drive-In ở San Bernardino, California. Drive-In là kiểu nhà hàng mà ở đó khách hàng
gọi đồ ăn khơng cần rời khỏi xe của mình, điểm yếu là khi đồ ăn mang ra lại không giữ được nhiệt độ ban đầu
nên hãng đã cải tiến sao cho cách phụ vụ nhanh hơn và giá bán phải rẻ hơn. Năm 1948, sau khi đã tái thiết
kế , Mcdonald’s Famous Barbecue đổi tên thành Mcdonald’s Famous Hamburgers tập trung chủ yếu vào
Hamburgers, Cheeseburger, Cafe, khoai tây chiên và bánh với giá một chiếc Hamburger khoảng 15 Cent,
không giống với menu đa dạng trước đây.
Ở Mcdonald’s, thay vì sử dụng đầu bếp lành nghề chế biến món ăn, cửa hàng sử dụng nhân viên khơng yêu
cầu kĩ năng cao nhưng mỗi nhân viên phụ trách chính cho một cơng đoạn cụ thể, đơn giản trong q trình
chuẩn bị thức ăn. Giai đoạn 1953, mơ hình “Speedee” của hãng ra đời với logo hài hước anh đầu bếp đang
chạy và nháy mắt . Logo Mcdonald’s Coast to Coast thay thế logo cũ đánh dấu một bước tiến mới của hãng.
Giai đoạn Kray Kroc 1954, người mua lại thương hiệu này chỉ sau một lần ghé qua cửa hàng Mcdonald’s ở San
Bernadino được kiến trúc sư Stanley Meston và Jim Schindler thiết kế với màu chủ đạo trắng đỏ và vòng cung
vàng. Logo mới được sử dụng trong 8 năm và chữ “ M ’’ đã trở thành một điểm nhấn của thương hiệu này
trong nhiều thập kỉ sau đó.
Logo Mcdonald’s thay đổi khác nhau qua nhiều năm nhưng vẫn giữ được chữ “M”. Ý tưởng từ hai vòng cung
của nhà hàng, chỉ thay đổi màu sắc chủ đạo theo từng giai đoạn khác nhau qua sự sáng tạo của nhiều nhà
thiết kế , đi cùng với các chiến dịch Pr cho sản phẩm của Mcdonald’s như “Forever Young “ 2006, các chiến
dịch quảng cáo “ My Mcdonals’s”.

Cách phục vụ
Cách phục vụ tử tế, chuyên nghiệp bao giờ cũng là một điểm cộng rất lớn đối với bất kì hình thức kinh doanh
nào. Thái độ phục vụ phải tốt, phải cởi mở, phải thân thiện, nhiệt tình thì khách hàng mới có được thiện cảm.
Bên cạnh những món ăn ngon, thái độ phục vụ hết mình sẽ góp phần làm “sản phẩm” của cửa hàng nâng tầm
giá trị hơn. Và Mc Donald’s đã làm được điều đấy- một cách phục vụ vô cùng chuyên nghiệp. Với phong cách
phục vụ chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh 24h, Mcdonald’s sẽ mang đến cho thực khách những món ăn ngon và
an toàn đảm bảo hợp khẩu vị , với đa dạng các loại thức ăn trong menu từ hambuger, cheese đến cafe, khoai
tây chiên. Thương hiệu này mang đến cho khách hàng cảm giác trải nghiệm tuyệt vời bởi cái cách phục vụ
thân thiện và các nhân viên pha chế chuyên nghiệp. Sự ngon miệng của khách hàng luôn được thương hiệu
này ưu tiên hàng đầu. Vì thế nên các món tại Mcdonald’s ln đảm bảo được sự ngon miệng khi thực khách



thưởng thức, thêm nữa, chiến lược kinh doanh lâu đời của hãng với các mức giá sản phẩm Mcdonad’s luôn ở
“ngưỡng” hợp lí đối với thực khách.

Tài định vị thương hiệu
Trong những lần thay đổi để định vị lại thương hiệu của mình, Mc Donald’s đã tái định vị McCafe ở
Camperdown, Sydney. Hãng đã thay một cái tên mới cho cửa hiệu là “The Corner”. Thực đơn thêm vào nhiều
món bao gồm món xà lách được ăn kèm ức gà Ma-rốc, thịt lợn nấu nhừ với ớt chipotle (loại ớt hay dùng trong
nấu ăn của người Mexico), cơm gạo lứt và đậu lăng, Guacamole, bánh ngô khoai tây chiên và hàng loạt nước
sốt khác, thực đơn vẫn giữ nguyên thức uống Cafe truyền thống và kèm theo là sinh tố, soda. Thêm nhiều
món thịt xơng khói, hamburgers để bắt kịp xu thế kinh doanh đa mục tiêu sản phẩm .
2.2
Mô hình nhượng quyền
Với phương thức kinh doanh theo mơ hình nhượng quyền là chủ yếu. Theo một con số thống kê 2018 cho
thấy Mcdonald’s trong tổng số 37855 nhà hàng trên hơn 120 quốc gia, 35805 nhà hàng đã được nhượng
quyền và công ty chỉ vận hành một con số ít trong số đó.
Mơ hình nhượng nhượng quyền xuất hiện từ lâu đời, theo thỏa thuận nhượng quyền thì các bên nhận quyền
cung cấp một phần vốn đầu tư ban đầu cho hoạt động kinh doanh nhà hàng và tái đầu tư theo thời gian.
Công ty được nhượng quyền theo thỏa thuận được toàn quyền điều hành hoạt động kinh doanh. Nhượng
quyền mang lại cho Mcdonald’s lợi ích thị trường trong đàm phán các giao dịch kinh doanh. Trong đó thị
trường Mỹ vẫn đứng đầu doanh số phân khúc nhượng quyền. Hình thức đầu tư này giúp Mcdonals’s thu
được lợi nhuận ổn định, gia tăng lợi nhuận. Mcdonald’s còn cung cấp sự hỗ trợ như khóa đào tạo nhượng
quyền cho những nhà đầu tư mới bắt đầu. Tại Việt Nam, cơng ty Hospitality đã mua lại mơ hình nhượng
quyền trên bởi ơng Nguyễn Bảo Hồng – Tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư IDG Ventures Vietnam.
2.3
Mc Donald’s tại Việt Nam
Mặc dù thức ăn nhanh đã rất phổ biến hiện nay bởi sự tiện lợi và nhanh chóng, nhưng Mc Donlad’s có thật sự
thành cơng và tạo được tiếng vang lớn tại thị trường Việt Nam?
Năm 2014, McDonlad’s xây dựng cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Thời điểm bấy giờ, những chiếc “bánh mì
kẹp thịt” mang hơi hướng phương Tây được người dân ủng hộ khá nhiệt tình khi con số đến và trải nghiệm

lên đến 400000 khách. Ấy vậy mà, có lẽ do Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng về nền ẩm thực phong phú, được
đánh giá khá cao trên Thế giới nên những chiếc burger đã không thể làm bùng nổ thị trường nước Đông Nam
Á này khi tính đến hiện tại, Mc Donald’s chỉ mới có cho mình khoảng hơn 20 cơ sở được đặt khắp cả nước
hình chữ S.
Điều cản bước Mc Donald’s có lẽ đến từ khẩu vị cũng như truyền thống của con người nơi đây. Có thể xét đến
đầu tiên là dịch vụ, dù Mc Donald’s đã mang đến cho thực khách món ăn một cách nhanh chóng nhất nhưng
những bát phở, ổ bánh mì, hay đại loại là những món ăn được bán trên phố vẫn được người dân ưu tiên sử
dụng bởi sự nhanh chóng hơn. Đi cùng với đó là sự đa dạng các món ăn ở đất nước nhỏ bé này. Người dân
Việt có vơ vàn sự lựa chọn món ăn cho mình tại thị trường này, và vì thế, họ khó có thể xem thực đơn của Mc
Donald’s là lựa chọn ưu tiên khi thực đơn ở đây chỉ có vài món, khơng phong phú, đa dạng bằng các món
truyền thống và khơng mang lại cho họ quá nhiều lựa chọn. Tiếp theo có thể xét đến chiến lược giá, cái giá
được xem là “vô cùng hời” ở phương Tây nhưng nó lại khá là đắt đỏ tại thị tường Việt Nam. Nếu ví một chiếc
hamburger tại Mỹ chỉ có 50000đ thì quy ra tiền Việt chiếc burger đó giá có thể lên đến 100000đ thậm
chí150000đ. Vì thế nó được xem là một mức giá khơng quá phù hợp với thu nhập của người Việt. Họ chỉ đến
dùng bữa tại cửa hàng này vào những dịp đặc biệt như lễ hội, những ngày Tết, những ngày hội họp bạn bè,…
hay đơn giản là phần thưởng cho bản thân khi đạt được một thành cơng nào đó chứ không thể sử dụng hằng
ngày. Một số lý do trên cho thấy, Mc Donald’s thành cơng với các món thức ăn nhanh nhưng tùy vào từng
phân khúc thị trường mà nó có thật sự để lại dấu ấn lớn hay không. Đối với đất nước mang nhiều truyền
thống cũng như bản sắc dân tộc, những món ăn phương Tây chỉ có thể là những món ăn trải nghiệm, lui đến
vào những dịp đặc biệt chứ không phải là những món người Việt có thể ưu tiên đưa vào thực đơn hằng ngày
của mình.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA MC DONALD’S CORPERATION
3.1
Các dịng sản phẩm của cơng ty



Chiến lược sản phẩm khác nhau tại mỗi quốc gia:
Với phương châm hòa hợp khẩu vị bản địa cùng với những giá trị truyền thống của mình, McDonald’s đã ln

tạo ra những bất ngờ cho thực khách ở từng quốc gia khác nhau. Họ linh hoạt hòa trộn thực đơn truyền
thống và tạo ra nhiều thực đơn khác nhau mang đậm đặc trưng mỗi nước. Tại Ý, McToast hòa quyện hai khẩu
vị đối lập của lớp bánh phía bên ngồi giịn rụm, phần trong mềm dịu với Jam Bơng và Pho mát .
Chúng ta thường biết cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s qua đùi gà rán, hamburger, nhưng ít ai biết đến
McDonald’s cịn có món sandwich trộn tơm hùm rất ngon. Ở Canada, thực khách không chỉ được thưởng thức
những món bánh hamburger ngon như Big Mac, mà cịn bị cuốn hút bởi sandwich trộn cùng tôm hùm , ăn
kèm nước sốt tạo nên món ăn đẹp mắt, ngon miệng.
Bảng thực đơn của McDonald’s tại Brazil có rất nhiều món để chúng ta thưởng thức, trong đó có McFlurry.
Khí hậu nóng quanh năm ở Brazil sẽ vơ cùng tuyệt vời hơn khi được thưởng thức những muỗng kem có vị
Ovaltine, thơm lừng mùi vị đặc trưng này của McFlurry đã lôi kéo rất nhiều thực khách tại đất nước yêu bóng
đá nhất hành tinh này. McFlurry đã có mặt ở rất nhiều cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s khác như Ấn Độ,
Pháp, Ý
Tại Nhật nổi tiếng với Grab Croquette Burger, Bản với thành phần được làm từ cua tuyết, nấm, được kẹp lại
bởi hai lớp bánh mì Ciabatta với một lớp rau diếp và sốt cà chua ở trên cùng.

Monster Mac chính là phiên bản “cực khủng” của Big Mac với tận 8 lớp thịt bò dành cho những ai đam mê
thịt bị.

Tại Đức, Mcdonald’s đã tạo ra món McCurry Wurst – Xúc xích Đức trộn cà ri.


Kinh doanh Cafe:
McCafe Drink của Mcdonald’s đã xuất hiện khá lâu đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của thị trường, với
menu nhiều loại thức uống khác nhau đem đến trải nghiệm cao cấp cho khách hàng yêu Cafe. Thực đơn cafe
đa dạng như Caramel Machato,Capuchino,MochaLatte, Americano ......

3.2
Các quyết định liên quan đến sản phẩm

Đổi mới trong thực đơn

Mcdonal’s luôn tiên phong trong đổi mới thực đơn phù hợp với nhu cầu khách hàng, các sản phẩm thức ăn,
nước uống mới sẽ được thêm vào trong menu tạo sự tươi mới. Do đó định vị được thương hiệu của mình


trong chiến lược kinh doanh lâu dài. Với chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu, hãng kiểm soát khâu tuyển
chọn thực phẩm vô cùng cẩn thận , hướng đến chế độ ăn uống lành mạnh, ít calo.

Đổi mới bao bì
Sự đổi mới sáng tạo đóng vai trị thành công quan trọng trong chiến lược sản phẩm thương hiệu. Và chính sự
đổi mới thiết kế bao bì thương hiệu đã tạo nên sự thành cơng đó. Nhằm hướng đến sự gắn kết người tiêu
dùng với thương hiệu Mcdonald’s. Giữa tháng 2/2021, McDonald’s đã công bố thiết kế mới cho bao bì của
thương hiệu. Mang thơng điệp “Khoảnh khắc u thích”

Tại McDonald’s, họ cịn thực hiện nhiều thay đổi khác từ việc thiết lập ki-ốt bán hàng thông minh. Sự thay đổi
rất tỉ mỉ cách nhận diện thương hiệu nhằm thúc đẩy trải nghiệm khách hàng tốt hơn trên khắp thế giới, so với
trong menu trước đây chưa có tên riêng của từng mục sản phẩm thì ở bao bì mới đã có tên riêng tương ứng
với từng món ăn cụ thể. Chẳng hạn, đối với một chiếc Big Mac, khi mua nếu chưa tìm hiểu bạn chắc hẳn bạn
đã biết món ăn ở trong là gì. Nhưng với thiết kế mới, bao bì của món này sẽ được thơng tin cụ thể bao gồm
sự đặc biệt của thực đơn như thành phần, cách thức và thương hiệu.
Một thử thách không nhỏ trong sự đổi mới là giữ vứng tinh thần thương hiệu. Do đó, tơn vinh sự độc đáo
của mỗi món ăn trong khi vẫn duy trì sự kết nối giữa phong cách và tinh thần thương hiệu là một thách thức
đối với thương hiệu có quy mơ lớn như McDonald’s. Trải qua quá trình sàng lọc về mặt sáng tạo ý tưởng mới,
mục tiêu của hãng là khi một món ăn được phục vụ, khách hàng sẽ cảm nhận dù chỉ là một chiếc Hamburgers
đơn giản nhưng sẽ có một nét đặc biệt thu hút riêng. Mcdonald’s sẽ theo dõi phản ứng khách hàng đối với
những thay đổi trên xem đã truyền đúng thông điệp ban đầu hay chưa.
3.3
Các chiến lược sản phẩm điển hình
Cửa hàng McDonald’s đầu tiên tại Việt Nam khai trương vào Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 8/2/2014
Giá một chiếc Big Mac sẽ được McDonald’s bán tại Việt Nam với giá 3,99 USD tương đương 93 VND. Mức giá
này thấp hơn giá một chiếc Big Mac tại Mỹ 4,62 USD, cịn lại thì khá cao nếu so với các nước trong khu vực.

Tại Malaysia, một chiếc Big Mac giá 2,23 USD, tại Indonesia, một chiếc Big Mac là 2,30 USD, tại Philippine
2,98 USD. Mức giá 3,99 USD/chiếc tại Việt Nam còn cao hơn so với Singapore 3,60 USD.
Giá trung bình của một chiếc Big Mac tại Mỹ vào tháng 1/2014 là 4,62 USD
Trên trang chủ McDonald hiện nay giá Hambuger dao động trong khoảng từ 40.000đ đến 80.000đ (2021). Giá
bán khác nhau tại các quốc gia chứng tỏ giá trị tiền tệ ở các quốc gia là khác nhau, đặc biệt giá một chiếc
Mcdonald’s rẻ ở các nước đang phát triển.
Chiến lược giá của McDonald là sự kết hợp của giá combo ( price bundling) với giá phải chăng. Trong giá
combo, công ty sẽ bán những bữa ăn và các gói sản phẩm khác theo một giá ưu đãi nhất định.
3.4
Chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kì sống của sản phẩm là một khái niệm để chỉ trạng thái vận động của quá trình tiêu thụ sản phẩm từ khi
bán ra thị trường đến khi không bán được nữa. ở Mcdonald’s, các sản phẩm của hãng được phân phối và làm
mới liên tục nhằm phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh doanh luôn biến đổi ngày nay. Trong mỗi giai đoạn
Mcdonald’s có những chiến lược maketing phù hợp cho từng chu kì.

Ở giai đoạn đầu hãng đưa ra 2 loại giá bán bao gồm có combo và các mức giá khác nhau theo từng
mục sản phẩm riêng lẻ. Trên trang web chính thức của Mcdonald’s Vietnam. Giá một phần nước giải khát có
đá ( chủ yếu là Cafe ) trong khoảng 30.000đ _ 50.000đ. các combo gà, hamburgers và coca trong khoảng
100.000đ_300.000đ tùy theo số lượng người ăn, nếu ăn một người thì có combo 1 đùi, 1 coca và 1
hamburger. Các mức giá trên tương đối phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng cho thấy khả năng nghiên cứu
thị trường tốt của hãng khi chiêu thị sản phẩm. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc kinh doanh và lớn mạnh của
thương hiệu, Mcdonald’s thúc đẩy kinh doanh chủ yếu qua hình thức nhượng quyền thương mại, nhân rộng
số lượng cửa hàng và kinh doanh theo triết lí thống nhất về chất lượng và đồng bộ ở khâu chuẩn bị sản phẩm

Ở giai đoạn phát triển, hãng tiếp tục đẩy mạnh thương mại hóa tập đồn qua nhượng quyền thương
mại, thường xuyên bổ xung các sản phẩm mới vào thực đơn như đa dạng thực đơn theo khu vực. Bổ sung các


món ăn mới theo khẩu vị địa phương kèm các thức uống mới (Trà Sữa ). Từ những năm 1958 khi cột mốc 100
triệu chiếc Hamburgers Mcdonald’s được bán ra, số lượng tiếp cận chưa nhiều do các kênh phân phối cịn hạn

chế thì ngày nay số lượng kênh tiếp thị đã đa dạng hơn qua các trang web tại từng quốc gia, internet, ứng
dụng đặt món ăn. Mcdonald’s cũng thường xuyên đẩy mạnh quảng cáo thương hiệu qua các áp phích, video
youtube trong nhiều đợt quảng bá sản phẩm của mình. Tiếp tục đẩy mạnh nhượng quyền thương hiệu , theo
một thống kê đăng trên tập chí FourweekMBA có khoảng 93% số nhà hàng của hãng kinh doanh theo hình
thức này và con số lại tiếp tục tăng lên cho thấy sự phát triển vượt bậc của hãng các năm gần đây.

Ở giai đoạn bảo hịa, các sản phẩm lúc này đã trong giai đoạn kinh doanh và cạnh tranh tốt.
Mcdonald’s tập trung vào phát triển các sản phẩm chính của mình theo ngun tắc đồng bộ chất lượng sản
phẩm, kiểm định nguồn cung chặc chẽ. Tiếp tục xúc tiến thương mại nhượng quyền và xem xét các hạng mục
đầu tư khơng ổn định nhằm có quyết định tốt hơn. Hãng thường xuyên thay đổi các thực đơn của mình nhằm
phù hợp thực khách ở các vùng miền khác nhau nhằm đưa ra trải nghiệm tốt nhất.

Ở giai đoạn cuối, giai đoạn suy thoái, Mcdonald’s đã xem xét rút bớt các hoạt động kinh doanh không
hiệu quả. ảnh hưởng bởi Covid 19 khiến Mcdonald’s xem xét quyết định đóng cửa hơn 1000 cửa hàng trong
hệ thống Walmart. Mcdonald’s có thời gian điều chỉnh các chiến lược sản xuất, sản phẩm và hệ thống tốt hơn
nữa nhằm thích ứng với các điều kiện biến đổi.
3.5
Chiến lược sản phẩm mới của công ty
Với sự đổi mới không ngừng và cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đồ ăn nhanh hiện nay địi hỏi Mcdonald’s
ln sáng tạo ra nhiều ý tưởng để cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng khác như KFC, Jolibee, Lotteria,
Burger King.....
Quá khứ đã chứng kiến cảnh Mcdonald’s đưa mới vào thực đơn món sandwich và ngay sau đó Burger King đã
sao chép là theo nhưng khơng thể cạnh tranh do sự khơng đồng nhất giữa món ăn và tinh thần thương hiệu.
Bí quyết của Mcdonals’s là ln giữ vững thương hiệu của mình. Tại Việt Nam, 4 đối thủ cạnh tranh chính của
Mcdonald’s là KFC, Lotteria, Jollibee, Burger King.
Ở Mcdonald’s, thấu hiểu phân khúc thị trường là bước thành công của hãng trong việc cạnh tranh với các
thương hiệu trên . Mcdonald’s luôn giữ vững chất phục vụ, món ăn, cải thiện nó càng trở nên tốt hơn chứ
không chạy theo sự cạnh tranh mà đánh mất bản chất thương hiệu. Với đặc điểm sản phẩm ít béo, ít calo ,
nhiều món được thêm phục vụ người ăn chay. Mcdonald’s luôn học hỏi từ kinh nghiệm các hãng khác khi đưa
ra các quyết định sản phẩm mới.

Các cửa hàng được mở rộng khắp của Mcdonald’s cũng mang đến cho khách hàng sự tiện lợi trong việc mua
món ăn, khơng cần phải đi xa. Nếu bạn u thích trà sữa và các loại đồ uống khác như Cafe, soda thì khơng
cần đi đâu xa vì Mcdonald’s đã đưa chúng vào thực đơn phục vụ. “ The Milk Tea McFloat” mang hương vị
Classic và Wintermelon của Mcdonald’s được thêm vào nhằm chen chân vào thị trường trà sữa mới nổi,
tháng 3/2019 Okinawa đường nâu trân châu của Dunkin Donuts cũng được giới thiệu hay Mcdonald’s Trung
Quốc bán kem vị Cafe lấy cảm hứng từ Trà Sữa Hồng Kong.
Chiến lược sản phẩm mới đơn giản ở Mcdonal’s là đem các hương vị khác nhau trên thế giới đến với một
quốc gia khác, tạo được vịng quay các món đa dạng trên vòng quay sản phẩm truyền thống.
CHƯƠNG 4
SO SÁNH MC DONALD’S Ở VIỆT NAM VỚI NƯỚC NGOÀI VÀ SỰ CẠNH TRANH VỚI KFC
4.1
Mc Donald’s tại Việt Nam so với nước ngoài
Điều đặc biệt của Mcdonald’s tại Việt Nam là sự xuất hiện của các thức uống phù hợp thời tiết oi bức ở Việt
Nam. McFizz xuất hiện giải quyết nhu cầu trên. Sự kết hợp đầy ngẫu hứng của soda và mứt dâu ngon tuyệt sẽ
giúp bạn có thêm năng lượng khởi đầu ngày làm việc .
Thị hiếu tiêu dùng tại Việt Nam là món ăn phải thật thơm ngon và cực kì đậm đà. Burger bị teriyaki của cửa
hàng McDonald’s với thịt bò ướp vừa vị, trộn cùng với sốt Teriyaki sẽ giúp bạn có một bữa ăn trong ngày thật
đáng nhớ. Combo Tết với giá ưu đãi giảm 30% bao gồm bánh burger, khoai tây xoắn và McFizzlà sự sự kết
hợp tuyệt vời mang nhiều năng lượng đón chào năm mới , một truyền thống gắn liền với tuổi thơ người dân
Việt Nam.
4.2
Mc Donald’s so với KFC


McDonald’s và KFC là hai trong số những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng với hamburger, KFC thì nổi
tiếng hơn với gà rán. Chúng là những món ăn chính tạo nên bản sắc thương hiệu. Sự khác biệt giữa
McDonald’s và KFC chủ yếu đến từ các món ăn mà họ phục vụ.
Đối với Mcdonald’s, màu sắc đặc trưng là đỏ và vàng trong khi các sản phẩm phổ biến nhất của họ là bánh mì
kẹp thịt nổi tiếng, đồ ăn sáng, món tráng miệng, bánh mì kẹp gà và khoai tây chiên. Cịn KFC là các món về gà
và cơng thức bí mật.

KFC và McDonald’s có nhiều biến thể món ăn khác nhau. Tuy nhiên, cả hai đều có thịt gà trong thực đơn của
họ. Cho thấy sự cạnh tranh số lượng khách hàng vì cùng nhắm đến sự tiện dụng khi đi mua thức ăn. Ngoài ra
cạnh tranh giữa thị phần trong phân khúc đồ ăn nhanh cũng khiến 2 ông lớn Mcdonald’s và KFC cạnh tranh
nhau ln khiến thị trường fast food nóng hơn bao giờ hết. Khi Mcdonald’s mới vào Việt Nam, KFC đã nhanh
chóng áp dụng dịch vụ Driving Through nhằm chiếm trước các vị trí tiềm năng của McDonald’s.
Cạnh tranh trong các chương trình khuyến mại, ở KFC ta sẽ thường thấy các chương trình khuyến mãi đặc
biệt, sản phẩm mới cạnh tranh với quà tặng kèm phần ăn và mở cửa 24/7 của Mcdonald’s. Tại Mcdonal’s,
chính sách kinh doanh chính là tập trung vào các món ăn nhiều ăn lượng (hamburgers), rau salad, thức uống
cũng như tổng hợp nhiều món ăn khác nhau của các nền ẩm thực khác nhau đến với khách hàng. Mcdonald’s
dành cho những nhu cầu chuộng sự tiện lợi, “ khơng phải đi xa” , các mơ hình tặng kèm nhân vật điện ảnh vì
đa phần giới trẻ thích xem phim hay xem các nhân vật hoạt hình. Mcdonald’s nổi tiếng với tiêu chuẩn nghiêm
ngặt trong lựa chọn nguyên liệu sạch, phần ăn ít calo, thêm rau và món ăn phù hợp vùng miền. Đó là thách
thức khơng nhỏ đối với gà rán KFC vì cịn nhiều lo ngại về chất liệu gà được phục vụ.
Mcdonald’s rất chú tâm đến sức khỏe khách hàng nên thêm rất nhiều món ăn ít calo, bên cạnh hamburgers và
các thức ăn nhiều năng lượng bán tại cửa hàng. Đối với KFC, phản hồi từ khách hàng là chưa tốt vì thức ăn
cịn nhiều dầu mỡ, điều đó dẫn đến sự lựa chọn khi đến ăn tại 2 thương hiệu KFC và Mcdonald’s.
CHƯƠNG 5
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
5.1
Đánh giá chung
Mcdonald’s đã sử dụng chiến lược maketing 4P trong chiến lược mua bán sản phẩm, công ty đã không ngừng
mở rộng số lượng các sản phẩm của mình từ hamburger, bánh mì, gà và cá đến salad và đồ ăn nhẹ từ đó cho
thấy muốn thành công trong kinh doanh cần phải thay đổi làm mới dịch vụ thường xuyên.
McDonald’s đã và đang áp dụng một số thay đổi trong cách tiếp thị của mình để thích ứng với từng điều kiện
thị trường địa phương hoặc khu vực.
Ví dụ: Chiến thuật quảng bá của cơng ty tập trung vào phương tiện in ở các quốc gia/khu vực nơi loại phương
tiện này phổ biến nhất , ưu tiên truyền hình ở các thị trường khác.
Nơi mà bạn có thể mua được sản phẩm McDonald là: Nhà hàng, website và ứng dụng di động của McDonald
khách hàng có thể mua hàng thuận tiện tại nhà hàng, ngoài ra nếu ở xa các cửa hàng thức ăn nhanh của
Mcdonald’s thì bạn dể mua được sản phẩm qua các kênh online như website hay app từ đó tăng tính lưu

động và thuận tiện để mua được sản phẩm. Cụ thể, ứng dụng dành cho thiết bị di động iOS và Android cho
phép khách hàng yêu cầu giao dịch đặc biệt, tìm địa điểm nhà hàng, đặt hàng và thanh tốn. Hoặc khách hàng
cũng có thể đặt hàng thơng qua trang web Postmate và ứng dụng di động.
Các chiến lược quản bá của Mcdonald’s đều ổn thì dễ tiếp cận (internet, web) phù hợp với thời đại 4.0 hiện
nay. McDonald’s cung cấp phiếu giảm giá và quà tặng miễn phí cho một số sản phẩm và combo sản phẩm
nhất định , khách hàng có thể hưởng các ưu đãi trên nếu là khách hàng thân thiết của hãng
Chiến lược giá nhắm đến các khách hàng mục tiêu, các bạn trẻ năng động cũng như các khách hàng trung
thành với mức giá hợp lí ln giúp Mcdonald’s thu về nhiều lợi nhuận. hãng đã chú tâm thay đổi thực đơn,
menu phục vụ mang nhiều hương vị khác nhau để chiều lòng khách hàng của mình, tập trung vào bửa ăn gia
đình, bửa sáng nhiều năng lượng, thực phẩm tươi ngon ít , bửa ăn ít calo và các bữa chay.
Chiến lược makerting nhượng quyền là một trong những chiến lược maketing quan trọng của Mcdonald’s để
định vị thương hiệu và lớn mạnh không ngừng, các con số tăng trưởng của Mcdonald’s tăng theo từng năm
và có đến 80% là các cửa hàng nhựng quyền. hình thức kinh doanh theo chuỗi nhà hàng và thơng qua các
hình thức nhượng quyền tối đa hóa lợi nhuận thu được từ đó giúp Mcdonald’s dẫn đầu thị trường thế giới


trong phân khúc đồ ăn nhanh cả về doanh số hệ thống và thị phần tại các quốc gia trên thế giới. Mcdonald’s
tạo ra 96 tỷ đô la doanh thu từ các hệ thống nhượng quyền ( 2018 )
Lựa được vị trí kinh doanh thuận lợi : ở Việt Nam hãng đã chọn kinh doanh ở các nơi tập trung, các con
đường lớn khắp các quận Gò Vấp, quận 1, quận 2, quận 3, quận 5, quận 7, quận 10….
Mạng lưới kho hàng thuận tiện trong kinh doanh, lựa chọn được các đối tác tin cậy và đãm bảo tính lâu dài
trong cung cấp sản phẩm chất lượng đến tay khách hàng, hệ thống kho hàng đặt tại các vị trí thơng minh giúp
các hoạt động phân phối hàng đến nhà hàng diễn ra thuận tiện, không gây ảnh hướng đến đối tác. Đồng thời
nhận tức về thương hiệu mạnh mẽ, địa điểm nhà hàng thuận lợi di chuyển, thực đơn đồng nhất mang giá trị
cốt lõi thay đổi theo từng địa phương khác nhau. Hệ thống nhà hàng, các trang bị cần thiết và nội thất được
thay đổi, cải tiến mới tạo điều kiện để chuỗi Mcdonald’s phát triển vững mạnh
 Tạo được niềm tin khách hàng và uy tính cho doanh nghiệp, Mcdonald’s là chuỗi cữa hàng đầu tiên cung cấp
cho khách hàng thông tin dinh dưỡng nên dễ tạo sự uy tính cũng như thu về nhiều khách hàng trung thành
McDonald là thương hiệu có giá trị thứ 10 trên tồn thế giới. Có giá trị thương hiệu đáng kinh ngạc, cơng ty
có sự cạnh tranh mạnh mẽ và thống trị ngành nhà hàng. McDonalds là một cửa hàng phổ biến và có mặt ở

nhiều nơi. Sự hiện diện của công ty rộng rãi ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, thức ăn ngon đặc biệt là
nổi tiếng với món khoai tây chiên.
Trong năm 2018, theo một thống kê, thương hiệu này được có khoảng 37, 855 nhà hàng ở khoảng 120 quốc
gia, trong đó khoảng 35.085 nhà hàng được nhượng quyền và phần còn lại của các nhà hàng là do công ty
điều hành. Nó tạo ra doanh thu thơng qua việc trả tiền thuê. McDonalds luôn thay đổi và tiếp thu sự đổi mới
từ công nghệ để nâng cao trải nghiệm tiêu dùng cho khách hàng. Hãng đã sử dụng ki-ốt, hệ thống đặt hàng di
động, hệ thống thanh toán tiện lợi, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Một số hạn chế: Sản phẩm được sàn lọc kĩ nên giá thành cao hơn sản phẩm của các thương hiệu khác chi phí
xây dựng chuỗi tự sản xuất cung ứng, nhân công giám sát, đầu bếp. Sự phàn nàn của khách hàng về chất
lượng phuc vụ chưa tốt, còn nhầm lẫn trong khâu giao nhận hàng.
Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường fast food trong đó KFC, Burger là các thương hiệu đình đám
trong thị trường đồ ăn nhanh. Mcdonald’s cần luôn giữ vững vị thế ông lớn của mình trên thị trường, tránh
chạy theo sự cạnh tranh mà mất các giá trị cốt lõi tạo nên thường hiệu.
Cách phục vụ tại Mcdonald’s vẫn cịn tình trạng thiếu chun nghiệp bởi các review chưa tốt của khách hàng.
Thời đại số ngày nay các thông tin về các sản phẩm mới đặc biệt là thức ăn nhanh trở nên rất được chú ý bởi
tính thuận tiện của sản phẩm. Các sản phẩm mới ra sẽ ln nhận được sự thích thú từ khách hàng và họ có
thể review trải nghiệm sản phẩm của mình với nhau qua mạng Internet, các diễn đàng hoặc trên chính trang
web của Mcdonald’s. Vì thế các review chưa tốt về sản phẩm, cửa hiệu, nhân viên hãng nên xem xét cẩn thận
để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Dễ nhạy cảm với các biến động kinh tế toàn cầu như nhu cầu tiền lương, biến động tiền tệ, chất lượng nguyên
liệu. Điều này tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của hãng bởi các điều kiện trên là thiết yếu, khi
một trong số chúng có vấn đề sẽ khiến cho các ban điều hành của Mcdonald’s thêm nhiều yêu cầu phải giải
quyết. ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu, lợi nhuận của hãng, đồng thời các biến động của thị trường và
sự cạnh tranh từ phía đối thủ cũng là thách thức cho Mcdonald’s trong việc giữ vững thương hiệu, chất lượng
sản phẩm, khách hàng, nhân viên và các hoạt động diễn ra linh hoạt.
Hạn chế mua sắm nguyên liệu của Mcdonald’s bởi quy trình kiểm sốt nghiêm ngặt chất lượng ngun liệu,
hãng chọn các nhà cung cấp nguyên liệu cố định nên đã vơ tình hạn chế nguồn cung cấp ngun liệu sạch. Từ
đó dẫn đến các nghi ngờ về nguồn gốc sản phẩm.
Tiếp thu đóng góp từ khách hàng nhiều hơn để cải thiện chất lượng sản phẩm. Đồng thời đa dạng hóa các
món ăn trong menu nhiều hơn nữa hướng tới khơng chỉ mang vẻ cót lõi những món thường thấy là

Hamburger, khoai tây chiên ( được xem như các món q nhiều Calo, khơng tốt cho sức khỏe nếu ăn quá
nhiều ) mà kết hợp ra những món tốt với sức khỏe hơn. Ví dụ các thực phẩm ít chế biến qua dầu mỡ hoặc
không sử dụng dầu mỡ, các món làm từ rau, quả, trái cây trong tự nhiên.
Đồng thời, đa dạng thêm nhiều loại thức uống, làm đổi mới các món cũ sẵn có để vừa đảm bảo tính đa dạng
vừa tạo nên một hương vị mới phù hợp với người tiêu dùng. Thức uống tạo được sự bất ngờ hơn nữa, và
phải mới lạ, là điều đặc biệt làm thực khách nhớ đến mỗi khi ghé qua


Vấn đề về giá, so với một chiếc Big Mac và một ổ bánh mì thì giá chênh lệch quá lớn nghiên về Big Mac bởi
phân khúc thị trường Việt Nam là phân khúc giá rẻ. Nếu giá quá cao sẽ gây ra sự so sánh giá dẫn đến doanh
thu khơng được như chiến lược của hãng đề ra. Vì thế giá các sản phẩm của Mcdonald’s cần cải thiện đến
mức hợp lí phù hợp nền kinh tế quốc gia đặt cửa hàng Mcdonad’s.
5.2
Giải pháp
Tiếp tục hoàn thiện các chiến lược chiêu thị cũ đã thành công của Mcdonald’s trước đây tại các nước
khác nhau như: đa dạng hóa các loại Mcdonald’s phù hợp với từng vùng miền, từng quốc gia riêng.
Chú ý đến chất lượng phục vụ như tốc độ phục vụ, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu sạch, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm chuẩn quốc tế. Thái độ phục vụ của nhân viên gây thiện cảm với khách hàng mọi
lúc mọi nơi.
Thường xuyên thay đổi các chiến lược kinh doanh khác nhau cho phù hợp với yêu cầu thị trường,
khách hàng như chiến lược “ thưởng thức âm nhạc khi dùng hambuger ”.
Tiếp tục áp dụng chiến lược Nhượng Quyền Thương Mại tại các quốc gia khác trên con đường thâm
nhập thị trường của Mcdonald’s
Thay đổi cách phục nhân viên, thái độ phục vụ tốt hơn. Tập trung trong khâu quản lí chất lượng dịch
vụ để đảm bảo tới tay khách hàng thức ăn đúng với chất lượng ban đầu.
Tiếp tục hoàn thiện chiến lược maketing Mix thành công của hãng đã áp dụng tại các thị trường như
Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam...
Điều chỉnh giá cả hợp lí phù hợp thị trường hơn, tác giả sách Andrea Nguyễn thì cho biết: "Bánh mì
truyền thống củaViệt Nam có giá rất rẻ so với bánh kẹp của McDonald’s".
Tập trung vào trải nghiệm khách hàng để làm nổi bật thương hiệu hơn nữa.

Đẩy mạnh quảng cáo trên các nền tảng facebook, insta, viber,.... vì đây là nơi kết nói giới trẻ và mọi
người thuộc mọi nghành nghề tổ chức chung nhu cầu ăn uống với nhau. Đồng thời sự bùng nổ của công nghệ
số kéo theo thị hiếu người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng rất nhiều bởi các review món ăn trên internet nên hãng
cần phải tăng cường cải thiện chất lượng dịch vụ.

KẾT LUẬN
Trên con đường chinh phục thị trường thế giới của mình, Mcdonald’s ln chú trọng trong việc đổi mới sáng
tạo thương hiệu ở nhiều mặt khác nhau hướng tới chinh phục những khách hàng dù khó tính nhất. Với khởi
đầu chỉ là một cửa hàng thức ăn nhanh nhỏ tại mỹ mà hiện nay hãng đã xuất hiện ở hơn 118 quốc gia và vùng
lãnh thổ, hệ thống hơn 35000 cửa hàng trên toàn thế giới. Sứ mệnh của Mcdonald’s không chỉ mang đến bửa
ăn sáng ngon sạch bổ dưỡng mà còn là thương hiệu lâu đời bởi sự nhanh chóng trong cách thức phục vụ của
mình.
Khơng chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ mà Mcdonald’s luôn cam kết mang đến cho khách hàng những trải
nghiệm tốt nhất khi mua sắm tại hệ thống . những món u thích như món khoai tây chiên lừng danh thế giới
French Fries, bánh burger Big Mac, hay Chicken McNuggets, và trên hết là những trãi nghiệm mà bạn chỉ có
thể có được tại nhà hàng của McDonald’s.
Tại việt nam, sứ mệnh kinh doanh mang thương hiệu toàn cầu của Mcdonald’s đó là : Quality - Chất lượng,
Service - Dịch vụ, Cleanliness - Vệ Sinh & Values - Giá trị. Các dịch vụ của Mcdonald’s đang tiếp tục hoàn thiện
nhằm khẳng định vị trí của mình trong phân khúc đồ ăn nhanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1)
/>(2)

(3)

(4)
/>(5)




(6)
/>(7)
Giáo trình marketing căn bản Trường Đại học Tài chính Marketing - NXB Lao động- Xã hội
(8)
/>


×