Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Biện pháp rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.08 KB, 17 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi : Hội đồng sáng kiến Ngành GD&ĐT TX Bình Long
Tơi ghi tên dưới đây :
Số

Họ và tên

NTNS

Nơi cơng tác

TT

Chức

Trình độ

Tỉ lệ %

danh

Chun

đóng

mơn


góp vào
việc tạo
ra sang
kiến

1



15 – 10 Trường

THỊ

1979

NA

Giáo

Tiểu học Võ Thị viên
sáu,

TX

ĐHSP

100%

Tiểu học


Bình giảng

Long, tỉnh Bình dạy
Phước

(Lớp 5)

1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Biện pháp rèn kĩ năng giải
toán về tỉ số phần trăm lớp 5”.
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng
kiến.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục ( Mơn Tốn )
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 3/2020
5. Mô tả bản chất của sáng kiến :
5.1 Cơ sở lí luận
Giải tốn về tỉ số phần trăm là một trong những mạch kiến thức về giải tốn
có lời văn quan trọng trong chương trình mơn Tốn lớp 5 , nó chiếm thời lượng lớn
trong nửa cuối học kì 1 ( Từ tuần 15 đến hết tuần 17 tương đương 15 tiết ). Để giải
được dạng tốn này, u cầu học sinh phải có sự tư duy như phân tích, tổng hợp
1


đồng thời phải vận dụng rất nhiều kiến thức về số học, kĩ năng giải bài toán bằng
cách rút về đơn vị để giải quyết một bài toán về tỉ số phần trăm. Có thể nói đây là
một dạng tốn gắn liền với thực tế và có tác dụng rất tốt trong việc ôn tập, củng cố
kiến thức cho học sinh, phát triển khả năng tư duy phù hợp với lứa tuổi học sinh
Tiểu học.
5.2 Thực trạng
* Thuận lợi :
- Giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở khối lớp 5

- Tài liệu phục vụ giảng dạy ( sách tham khảo, sách nghiệp vụ,…) khá đầy đủ.
- Hàng năm, nhà trường, khối thường tổ chức các buổi thao giảng chuyên đề để
đồng nghiệp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
* Khó khăn:
- Lớp học đơng, giáo viên khơng đủ thời gian để giúp từng em có thể sửa lỗi một
cách chi tiết và tỉ mỉ.
- Còn khá nhiều học sinh kĩ năng tính tốn số học chưa thành thạo ( đặc biệt là
phép tính chia thập phân có hai, ba chữ số ).
5.3. Tính mới : Trước đây, để dạy dạng bài giải toán về tỉ số phần trăm, giáo
viên thường bám sát sách giáo khoa để thực hiện, chưa phân biệt tách bạch được
3 dạng cơ bản về tỉ số phần trăm trong chương trình, chưa tìm ra cách để hướng
dẫn học sinh nhận diện và có cách giải từng dạng một.
Trong đề tài này, tơi đã đưa ra một số biện pháp để giúp giáo viên, học sinh
có thể phân biệt, nhận diện và có phương pháp giải đơn giản nhất cho từng dạng
toán về tỉ số phần trăm.
5.4. Nội dung của sáng kiến :
 Tình trạng của giải pháp đã biết:
Tơi được nhận chủ nhiệm lớp 5 nhiều năm liền và đã cảm nhận thấy
học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải tốn có lời văn dạng tỉ số phần
trăm đa phần là do các nguyên nhân sau đây:
- Các em thường lẫn lộn, khó phân biệt được từng dạng tốn về tỉ số phần
trăm nên mất phương hướng.

2


- Chưa nắm được cách giải quyết từng dạng bài tốn.
- Vận dụng sai quy tắc, tính tốn hay nhầm lẫn.
 Giải pháp thay thế :
Để giúp các em có thể giải thành thạo ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần

trăm trong chương trình lớp 5, tơi đã thực hiện lần lượt các biện pháp sau:
* Rèn kĩ năng tính tốn thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân
chia số thập phân.
Ngay từ tuần học thứ bảy, khi bước sang nội dung học về số thập phân, tôi
đã thực hiện các biện pháp rèn kĩ năng tính tốn với số thập phân vì đây là một
bước phục vụ cho việc tính tốn khi giải bài tốn về tỉ số phần trăm nói riêng
cũng như các dạng tốn có lời văn khác. Đảm bảo 100% các em làm được các
phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
Ngay sau khi học sinh được làm quen với tỉ số phần trăm ở tiết 74 , sang tiết
75 bắt đầu dạy dạng thứ nhất, tôi sẽ đặt tên cho từng dạng một ( điều này trong
sách giáo khoa khơng có), chính việc đặt tên này đã góp phần giúp cho học sinh
hiểu được bản chất của từng dạng toán về tỉ số phần trăm.
* Hướng dẫn học sinh nắm được dạng thứ nhất : “Tìm tỉ số phần trăm
của hai số” và cách giải dạng bài này.
Trước tiên, tôi giới thiệu khái qt về dạng bài tốn tìm tỉ số phần trăm của
hai số để các em hiểu:
Khi so sánh hai số nào đó, người ta có thể dùng khái niệm tỉ số phần trăm
để nói số này bằng bao nhiêu phần trăm của số kia ( hoặc số này chiếm bao
nhiêu phần trăm của số kia). Chẳng hạn: Số 2 bằng 40% của số 5 ; số học sinh
nữ chiếm 60% số học sinh cả lớp ; số cây lấy gỗ chiếm 30% số cây trong
vườn,…khi đó số thứ hai được coi như là 100 phần và số thứ nhất sẽ chiếm bao
nhiêu phần trăm của số thứ hai.
Khi học sinh đã hiểu và tưởng tượng ra được về tỉ số phần trăm của hai số,
tôi tiến hành hướng dẫn các em cách giải dạng toán này bằng cách thay thế bài
tập ví dụ trong sách giáo khoa với những con số khá lớn bằng bài tập thực tế với
những con số nhẹ nhàng hơn.

3



Thí dụ 1: Một lớp học có 28 em, trong đó có 7 em học giỏi tốn. Hãy tìm tỉ số
phần trăm học sinh giỏi toán so với sĩ số của lớp ?
Hướng dẫn học sinh phân tích và giải mẫu : Ta phải tìm tỉ số phần trăm của 7
em so với 28 em. Như vậy nếu sĩ số của lớp được coi là 100 phần thì 7 em sẽ
chiếm bao nhiêu phần ?
Giải :
- Hướng dẫn học sinh viết lời giải :
+ Tỉ số phần trăm học sinh giỏi toán so với sĩ số của lớp là:
+ (hoặc) Học sinh giỏi toán chiếm số phần trăm của cả lớp là:
Tôi nhấn mạnh cho các em hiểu hai cách dùng từ “Tỉ số phần trăm” hoặc
“chiếm số phần trăm” trong khi trả lời là đều như nhau và đều được chấp nhận.
- Hướng dẫn học sinh cách thực hiện các phép tính:
Muốn biết học sinh giỏi so với học sinh cả lớp chiếm bao nhiêu phần trăm,
trước tiên ta cần tìm tỉ số giữa hai số này tức là thực hiện phép chia. Lấy số học
sinh giỏi chia cho số học sinh cả lớp, sau đó lấy thương của chúng nhân với một
trăm để chuyển tỉ số thành tỉ số phần trăm.
7 : 28 x 100 = 25 %
- Giải thích về tỉ số 25 % cho các em hiểu: Tỉ số học sinh giỏi và học sinh cả lớp
bằng 25% tức là nếu sĩ số của lớp được coi là 100 phần thì số học sinh giỏi sẽ là
25 phần( hoặc chiếm 25 phần). Dựa vào tỉ số phần trăm này, chúng ta có thể
hình dung và so sánh hai số một cách dễ dàng hơn.
Sau khi thực hiện xong bài mẫu, tôi cung cấp thêm cho các em một vài ví dụ
nữa để các em thực hiện nhằm khắc sâu hơn.
Ví dụ 2: Trong vườn có 1000 cây , trong đó số cây lấy gỗ là 460 cây. Tìm tỉ số
phần trăm của số cây lấy gỗ và số cây trong vườn ?
Ví dụ 3: Nhà Mai nuôi một chuồng vừa gà vừa vịt tất cả là 60 con, trong đó gà
là 45 con. Hỏi gà chiếm bao nhiêu phần trăm cả chuồng ?

4



Hầu hết dựa vào cách giải trong ví dụ thứ nhất, các em đều giải được các bài
tốn trong ví dụ 2 và 3. Tôi bắt đầu khái quát cách tìm tỉ số phần trăm của hai số
thành một cơng thức:
Khi muốn tìm tỉ số phần trăm của một số a và số b ( Hoặc muốn biết số a
chiếm bao nhiêu phần trăm của số b ta làm như thế nào ?
Học sinh nêu được : ta lấy a chia cho b rồi nhân với 100
Tôi sẽ yêu cầu các em ghi cơng thức này vào vở :
Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b ta làm như sau :
a : b x 100 =………..%
Vậy là các em đã có cơng thức để áp dụng thực hiện khi giải dạng tìm tỉ số
phần trăm của hai số ( dạng 1 )
Tiếp theo tôi cung cấp thêm một kiểu bài thường gặp nữa của dạng “Tìm tỉ
số phần trăm của hai số” đó là dạng bài nâng cao hơn một chút, theo kiểu cho
biết số a nhưng chưa cho biết số b, yêu cầu tìm tỉ số % của hai số này. Đối với
kiểu bài này, tơi hướng dẫn học sinh phải tìm được số b, sau đó mới tìm được số
a chiếm bao nhiêu phần trăm của số b.
Chẳng hạn: Trong vườn có 12 cây cam và 36 cây chanh. Tìm tỉ số phần trăm
số cây cam so với số cây trong vườn ?
Lúc này tơi hướng dẫn học sinh xác định số a chính là số cây cam, số b
chính là số cây trong vườn mà số cây trong vườn chính là tổng của số cây cam
và số cây chanh. Do đó các em cần đi tìm số cây trong vườn trước.
Bài giải
Số cây trong vườn là:
12 + 36 = 48 ( cây)
Tỉ số phần trăm số cây cam so với số cây trong vườn là:
12 : 48 x 100 = 25 %
Sau khi kết thúc dạng này, chuyển sang dạng toán về tỉ số phần trăm tiếp theo
( gọi là dạng 2) .
* Hướng dẫn học sinh nắm được dạng thứ hai : “Tìm giá trị phần trăm

của một số” và cách giải dạng này.
Tơi bắt đầu bằng một ví dụ ( theo sách giáo khoa Toán lớp 5 trang 78 )

5


Một trường tiểu học có 800 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 52,5%.
Tính số học sinh của trường đó.
Tơi bắt đầu hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài:
+ Bài tốn cho ta biết gì ? ( Một trường tiểu học có 800 học sinh, trong đó số
học sinh nữ chiếm 52,5% ).
+ Bài toán yêu cầu ta điều gì ?( Tính số học sinh nữ của trường đó)
+ Đề bài cho biết số học sinh nữ chiếm 52,5% số học sinh tồn trường, điều đó
cho biết số học sinh cả trường là bao nhiêu phần trăm ? ( 100%)
Tơi tóm tắt đề tốn :
Học sinh tồn trường - 100% : 800 em
Học sinh nữ - 52,5% : ...............em?
Tôi hướng dẫn các em cách giải theo cách rút về đơn vị đã được học ở lớp 3
+ Muốn tìm số học sinh nữ tức là các em cần tìm giá trị của bao nhiêu phần trăm
( 52,5%)
+ Muốn biết giá trị của 52,5% là bao nhiêu ta phải bắt đầu tìm giá trị của bao
nhiêu phần trăm ? ( giá trị của 1% )
+ Muốn biết 1% số học sinh toàn trường là bao nhiêu em ta làm như thế nào ? (
Ta lấy 800 : 100 ).
+ Sau khi biết giá trị của 1%, muốn tìm số học sinh nữ là 52,5% ta làm sao ? (
Ta lấy giá trị của 1% nhân với 52,5 ).
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài và tìm cách giải, tơi u cầu học
sinh giải theo từng bước như hướng dẫn ở trên :
Bài giải
1% số học sinh toàn trường là :

800 : 100 = 8 ( học sinh )
Số học sinh nữ hay 52,5% số học sinh toàn trường là :
8 x 52,5 = 420 ( học sinh )
Tơi tiếp tục hướng dẫn các em có thể gộp hai bước trên thành một bước :
800 : 100 x 52,5 hoặc 800 x 52,5 : 100
Tiếp theo tơi giúp học sinh khái qt dạng 2 Tìm phần trăm của một số :
Muốn tìm y % của một số a ta làm như sau :
Ta lấy a : 100 x y hoặc a x y : 100

6


Tơi lưu ý học sinh : Số cần tìm ở dạng này luôn là một thành phần của tổng nên
giá trị tìm được ln nhỏ hơn giá trị đã cho.
Sau đó tơi cho học sinh một ví dụ để các em vận dụng cơng thức để giải quyết:
Ví dụ: Lãi suất tiết kiệm là 0,5 % một tháng, một người gửi tiết kiệm 1000 000
đồng. Tính số tiền lãi sau một tháng.
Tôi hướng dẫn các em hiểu rằng tiền gửi tiết kiệm ( 1000 000 đồng ) chính
là 100%, ta đang cần tìm tiến lãi tức là cần tìm 0,5% của 1000 000 đ. Tiếp đến
hướng dẫn các em đối chiếu với công thức để xác định được y % là bao nhiêu và
số a là số nào ( Tìm y% của số a tức là tìm 0,5% của 1000 000 )
Vậy là sau khi có cơng thức khái qt, học sinh dễ dàng dựa vào để thực hiện
bài toán:
Bài giải
Tính số tiền lãi sau một tháng là :
1000 000 : 100 x 0,5 = 5000 ( đồng )
Hoặc 1000 000 x 0,5 : 100 = 5000 ( đồng)
Đáp số : 5000 đồng
Bên cạnh dạng thông thường này, các em cịn gặp một dạng nâng cao hơn đó là
tìm y% của một số a, tuy nhiên lại chưa cho biết số a là bao nhiêu. Đối với dạng

này, tôi sẽ hướng dẫn các em đi tìm số a trước sau đó mới đi tìm y% của nó.
Ví dụ : Một mảnh đất có chiều dài 18m và chiều rộng 15m. Người ta dành 20%
diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà .
Muốn tìm diện tích phần đất làm nhà tức là ta cần tìm 20% của diện tích mảnh
đất. Lúc này ta cần tìm diện tích mảnh đất trước rồi đi tìm diện tích phần đất làm
nhà sau.
Bài giải
Diện tích mảnh đất là :
18 x 15 = 270 ( m)
Diện tích phần đất làm nhà là ;
270 : 100 x 20 = 54 ( m2)
Đáp số : 54 m 2
* Hướng dẫn học sinh nắm được dạng thứ ba: “Tìm một số khi biết giá
trị phần trăm của số đó.”
Tơi cũng bắt đầu bằng một ví dụ ( SGK trang 78) như sau:

7


Số học sinh khá, giỏi của trường Vạn Thịnh là 552 em, chiếm 92 % số học sinh
toàn trường. Hỏi trường vạn Thịnh có bao nhiêu học sinh ?
Tơi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài:
+ Dựa vào tỉ số của học sinh khá giỏi ( chiếm 92% học sinh toàn trường), em
hãy cho biết số học sinh toàn trường được coi là bao nhiêu phần trăm ? ( 100% )
Tơi hướng dẫn các em tóm tắt đề tốn như sau :
Học sinh khá giỏi - 92% : 552 em
Học sinh cả trường - 100% : ....em ?
Tiếp theo tôi cũng hướng dẫn học sinh giải bằng cách rút về đơn vị:
+ Muốn tìm số học sinh cả trường Vạn Thịnh tức là ta cần tìm giá trị của bao
nhiêu phần trăm? ( giá trị của 100% )

+ Muốn tìm được giá trị của 100%, ta cần bắt đầu tìm giá trị của mấy phần trăm
? ( giá trị của 1%)
+ Muốn tìm giá trị của 1% ta dựa vào giá trị của bao nhiêu phần trăm ? ( Ta cần
dựa vào giá trị của 92% là 552, khi đó ta lấy 552 : 92)
Sau đó tơi u cầu học sinh giải bài toán theo từng bước hướng dẫn ở trên:
Bài giải :
1% số học sinh toàn trường là:
552 : 92 = 6 ( học sinh)
Trường Vạn Thịnh có số học sinh là:
6 x 100 = 600 ( học sinh )
Đáp số: 600 học sinh
Hướng dẫn học sinh hai bước tính trên có thể viết gộp thành:
552 : 92 x 100 hoặc 552 x 100 : 92
Sau khi giải xong bài này, tôi tiến hành khái quát cách giải dưới dạng cơng thức
tổng qt như sau:
Tìm một số x, biết a% của nó là b ta làm như sau :
x = b : a x 100 hoặc x = b x 100 : a
Tôi lưu ý học sinh: Số cần tìm ở dạng tốn này là giá trị tồn bộ, tổng thể ứng
với 100 phần còn giá trị đã cho là một số phần nào đó của tổng nên kết quả tìm
được bao giờ cũng lớn hơn số đã cho.
Tiếp theo tôi cho học sinh bài tập để vận dụng trực tiếp công thức:

8


1. Tìm một số biết 30% của nó là 72 ( 72 : 30 x 100 = 240 hoặc 72 x100 :
30 = 240 )
2. Kiểm tra sản phẩm của một xưởng may, người ta thấy có 732 sản phẩm
đạt chuẩn, chiếm 91,5% tổng số sản phẩm. Tính tổng số sản phẩm ( 732 :
91,5 x 100 = 800 ( sản phẩm ).

5.5. Khả năng áp dụng của Sáng kiến: Với nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi
nhận thấy, nếu như giáo viên chỉ bám vào sách giáo khoa, sách giáo viên để dạy
thì học sinh sẽ rất mơ hồ, khơng xác định được rạch rịi từng dạng và cũng
khơng được cung cấp cách giải dạng công thức tổng quát nên các em thường
khơng có phương án giải khi đọc xong một đề tốn. Vì vậy dành nhiều thời gian
để nghiêm cứu, tìm ra biện pháp để giúp học sinh có khả năng giải tốn về tỉ số
phần trăm một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Sau một thời gian thử nghiệm và
áp dụng cách làm này, tôi nhận thấy học sinh kĩ năng giải toán về tỉ số phần
trăm của học sinh có nhiều tiến bộ đáng kể. Bên cạnh đó những biện pháp này
cũng dễ dàng thực hiện đối với giáo viên, phù hợp với khả năng nhận thức của
học sinh lớp 5.
6. Những thông tin cần được bảo mật: khơng có
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
* Đối với giáo viên:
- Cần hướng dẫn học sinh phân tích đề bài tỉ mỉ, giúp học sinh hiểu được ý
nghĩa của những dữ liệu đã cho và nội dung câu hỏi của đề bài. Xác định xem đề
bài cho thuộc dạng nào của tỉ số phần trăm để hướng dẫn các em áp dụng đúng
công thức giải cho từng dạng.
- Cần cho học sinh ghi chép và ghi nhớ công thức tổng quát của từng dạng
để dễ dàng áp dụng .
- Sau khi học mỗi dạng, giáo viên cần chú ý chọn lọc các bài tập tương tự
hoặc mở rộng đôi chút để luyện tập, thực hành giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
- Mỗi giáo viên cần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, cần tạo khơng
khí học tập thật thoải mái, tự nhiên để học sinh được bộc lộ hết khả năng của
mình. Tránh tạo áp lực căng thẳng lên học sinh.
* Đối với học sinh :

9



- Ghi chép và ghi nhớ công thức tổng quát của từng dạng .
- Chăm chỉ, cẩn thận khi tính toán và biết vận dụng những kiến thức đã học
vào cuộc sống.
*Bài học kinh nghiệm
- Thông qua việc dạy các dạng bài tốn về tỉ số phần trăm, có thể phát
hiện được những học sinh có năng khiếu, có khả năng tư duy và năng lực vận
dụng tốt để bồi dưỡng.
- Việc giảng dạy các kiến thức về tỉ số phần trăm cho học sinh tạo cho các
em có một nền tảng cơ sở vững chắc ban đầu để có thể tiếp tục học tập, nghiên
cứu sâu hơn ở cấp Trung học cơ sở.
- Khi học sinh hiểu được một cách thấu đáo, có khả năng xác định nhanh
chính xác từng dạng toán về tỉ số phần trăm và áp dụng đúng các bước giải sẽ
tạo cho các em có được tâm thế hào hứng, phấn khởi, tự tin chứ khơng cịn chán
nản, sợ hãi khi học dạng tốn này. Nhờ đó mà chất lượng giải tốn về tỉ số phần
trăm nói riêng cũng như chất lượng học tập mơn Tốn nói chung được nâng cao
hơn.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả :
Năm học 2019- 2020, tôi đã vận dụng các biện pháp nêu trên vào giảng dạy
và nhận thấy học sinh đã nắm vững các dạng toán về tỉ số phần trăm. Xác định
đúng từng dạng và biết vận dụng công thức giải của từng dạng để giải quyết các
bài tập chứ khơng cịn mơ hồ, mất phương hướng như trước nữa.
Cụ thể kết quả so sánh với trước khi chưa áp dụng sáng kiến như sau:
Để kiểm tra hiệu quả của các biện pháp trên, tôi đã thống kê chất lượng giải
bài toán về tỉ số phần trăm của học sinh trong đề kiểm tra cuối kì 1 năm học
2019 - 2020 với cuối học kì 1 năm học 2020 - 2021 ( đề kiểm tra được đính
kèm ở phần phụ lục ) như sau :
Số câu về tỉ số phần trăm trong đề kiểm tra là 2 câu với tổng số điểm tối đa
của hai câu này là 3 điểm . Kết quả thống kê như sau :


10


Năm TS
học

Mức điểm đạt

HS

3

2,5

2

1,5

1

0,5

0

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL %

34

4

11,8

4

11,8


6

17,6

9

26,5

5

14,7

4

11,8

2

5,9

32

15 46,9

8

25,0

5


15,6

3

9,4

1

3,1

0

0

0

0

20192020
20202021

Qua bảng thống kê, tôi thấy được số lượng học sinh làm đúng được toàn bô
hai bài tập về tỉ số phần trăm trong đề kiểm tra học kì 1 năm học 2020-2021 tăng
lên nhiều so với học kì 1 năm học 2019 - 2020 đồng thời khơng có học sinh nào
bị điểm 0 ; 0,5 khi làm dạng bài này.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bình Long, ngày 31 tháng 01 năm 2020
Người nộp đơn


Vũ Thị Na
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đó tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) :
………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..

11


PHỤ LỤC
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MƠN TỐN
( NĂM HỌC 2019 2020)
Trong đó bài 4 và bài 5 là hai bài toán về tỉ số phần trăm
Bài 1: Khoanh vào đáp án đúng ( 3đ)
a) Số thập phân gồm 12 đơn vị, 9 phần mười ; 8 phần nghìn được viết là :( 0,5 đ)
A. 1298

B. 12,89

C. 12,908

D.

12,98

b) Khoanh vào số bằng phân số
A. 5

5
( 0,5 đ)
100

B. 0,005

C. 0,5

D. 0,05

c) Số bé nhất trong các số : 3,445 ; 3,454 ; 3,455 ; 3,444 (0,5 đ)
A. 3,445

B. 3,454

C. 3,455

D. 3,444

d) Nối các phép tính với kết quả đúng ( 1đ )
7,4 x 10

7,4 : 0,1

74

7,4 : 10


740

e) 6cm2 8mm2 =....................cm2

7,4 x 0,1

0,74
( 0,5 đ)

Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là :
A. 68

B. 6,8

C. 6,08

D. 6,008

Bài 2 : Đặt tính rồi tính 2 đ
a) 28,167 + 4,05

b) 782,13 – 4,871

Bài 3 : Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 3,42 x 2,5 x 0,4

c) 5,26 x 2,4

d ) 857,5 : 35


( 1đ)
b) 8,4 x 5,6 + 4,4 x 8,4

Bài 4: Tìm tỉ số phần trăm của hai số sau : ( 1đ)
a) 2 và 5

b) 100 và 20

2
Bài 5 : Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 24m, chiều rộng bằng của
3
chiều dài.

12


Người ta dành 35% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất cịn
lại. ( 2đ)
Bài 6 : ( 1 đ)
a) Tìm 2 giá trị của x sao cho : 65, 8 < x < 65,81
b) Tính bằng cách thuận tiện nhất : 23,2 : 0,25 + 4 x 4,21 + 72,59 : 0,25
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MƠN TỐN
( NĂM HỌC 2020 - 2021 )
Trong đó bài 3 và bài 5 là hai bài toán về tỉ số phần trăm
Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng và làm các bài tập sau :
Bài 1: Khoanh vào đáp án đúng ( 3đ)
a) Trong các số sau đây, chữ số 7 trong số nào có giá trị là
A. 598,7


B. 598,07

7
( 0,5 đ)
100

C. 597,8

D. 573,08

b) Bốn đơn vị, tám phần nghìn viết dưới dạng số thập phân ta được ; ( 0,5 đ)

A. 4

8
10

B. 4

8
100

C. 4,8

D. 4,008

c) Dãy số thập phân nào sau đây được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn ? (0,5 đ)
A. 2,425 ; 3,415 ; 0,412 ; 4,524
B. 2,918 ; 1,928 ; 9,218 ; 8,219
C. 6,451 ; 7,134 ; 9,513 ; 4,999

D. 2,209 ; 2,3 ; 7,042 ; 7,42
d) Nối các phép tính với kết quả đúng ( 1đ )
6,5 x 10

6,5 x 100

0,065

e) 7,12 km =....................m

6,5 : 100

65

6,5 x 0,1

650

0,65

( 0,5 đ)

Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là :
A. 71,2

B. 712

C. 7120

D. 71200

13


Bài 2 : Đặt tính rồi tính 2 đ
a) 82,643 + 613,29
Bài 3: ( 1đ)

b) 782,13 - 4,871

c) 5,26 x 2,4

d ) 216,72 : 42

a) Tìm tỉ số phần trăm của 2 và 5
b) Tìm 15% của 80
Bài 4 : Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 1,31 x 25 x 0,4

( 1đ)
b) 9,7 x 3,2 + 6,8 x 9,7

Bài 5 : Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 26 m và hơn chiều rộng 8
m. Người ta dành 25 % diện tích để làm nhà. Tính diện tích phần đất cịn lại của
mảnh vườn đó . ( 2đ)
Bài 6 : ( đ)
a) Tìm x
x x 3,5 + 6,5 x x = 85,1
b) Khi dấu phẩy của một số thập phân bị di chuyển sang bên trái hai chữ số thì
giá trị của số đó thay đổi như thế nào ? Cho ví dụ .


14


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

15


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
NGÀNH GIÁO DỤC THỊ XÃ BÌNH LONG
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………...

16


17



×