Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT Đỏ VÀ ĐEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.93 KB, 80 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
--------------o0o-------------

SINH VIÊN THỰC HIỆN: THÁI THỊ MỸ LINH

ĐỀ TÀI
CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT
“ĐỎ VÀ ĐEN” CỦA STENDHAL

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. HÀ MINH CHÂU
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2021


ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
--------------o0o-------------

SINH VIÊN THỰC HIỆN: THÁI THỊ MỸ LINH

ĐỀ TÀI
CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT
“ĐỎ VÀ ĐEN” CỦA STENDHAL

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. HÀ MINH CHÂU
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được cơng bố trong bất kì một cơng trình nào khác.

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

Thái Thị Mỹ Linh


LỜI CẢM ƠN
“Con người trong tiểu thuyết Đỏ và Đen của Stendhal” là đề tài tôi chọn để
nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp sau bốn năm theo học chương trình đại học
chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn tại trường Đại học Sài Gịn.
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân cịn
có sự hướng dẫn tận tình của thầy cơ trong khoa Sư phạm Khoa học xã hội.
Trước tiên, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Hà Minh Châu, người đã
hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận một cách tận tình, chu đáo.
Ngồi ra, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong ngành Sư phạm Ngữ Văn đã đóng
góp những ý kiến q báu cho khóa luận.
Nhân dịp này, tơi cũng xin cảm ơn Khoa Sư phạm Khoa học xã hội Trường Đại
học Sài Gòn đã tạo điều kiện và thời gian cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tơi, động viên

tơi hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế nên nội dung của khóa luận
khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy
cô để luận văn này được hồn thiện hơn.
Một lần nữa xin gửi đến thầy cơ, bạn bè lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!

Người thực hiện

Thái Thị Mỹ Linh


MỤC LỤC


6

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Là một trong những nền văn học hàng đầu của thế giới, văn học Pháp đặc biệt
vươn lên, nổi bật ở thế kỉ XIX, được xem là “thời kì sinh sơi của những sức mạnh mới”.
Văn học Pháp thế kỉ XIX phát triển với nhiều trào lưu sáng tác xuất phát từ hiện thực xã
hội, từ tư tưởng, sự phản ứng và những cảm nhận mới của nhà văn, nhà thơ trong mối
quan hệ với thực tại như: chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tượng
trưng, chủ nghĩa tự nhiên. Đây cũng là thế kỉ xuất hiện nhiều ngôi sao sáng ở nhiều thể
loại như Chateaubriand, Lamartine, Baudelaire, Victor Hugo, Balzac, Stendhal, Flaubert,
Maupassant,… Đó là những nhà thơ, nhà văn tài năng góp phần làm nên sự đa dạng,
phong phú cho văn học hiện đại Pháp.
Văn học Pháp thế kỉ XIX phát triển mạnh thể loại thơ, kịch và tiểu thuyết.
Trong đó, tiểu thuyết được xem là “một thể loại đại chúng” và phát triển với những đặc
điểm riêng của thể loại này về dung lượng, về nội dung và nghệ thuật phản ánh. Nhiều

nhà văn đã tập trung vào thể loại tiểu thuyết và đã cho ra đời những bộ tiểu thuyết lớn có
giá trị. Chẳng hạn, Alexandre Dumas với Ba chàng Ngự lâm pháo thủ, Bá tước Monte
Cristo, Eugène Sue với Những bí mật thành Paris, Stendhal với Đỏ và đen, Tu viện thành
Parme và đặc biệt là Balzac với bộ tiểu thuyết Tấn trò đời.
Stendhal là nhà văn hiện thực lớn của nước Pháp thế kỉ XIX. Trong hành trình
sáng tác của Stendhal, ơng được xem là nhà văn có quan điểm tiên tiến, đã phát hiện
nhiều mặt phức tạp của xã hội đương thời. Nhân vật trong sáng tác của Stendhal thường
bộc lộ chủ nghĩa cá nhân, tìm cách khẳng định mình trong xã hội. Về nghệ thuật, Stendhal
được xem là người có ý thức đổi mới nghệ thuật kể chuyện, không “thống thiết và bay
bổng” như văn chương lãng mạn. Đồng thời, ông được xem là bậc thầy trong việc xây
dựng quá trình phát triển tâm lí, miêu tả đời sống bên trong của nhân vật, khiến nhân vật
trở nên chân thực và rất đời thường.
Tiểu thuyết Đỏ và Đen xuất bản năm 1830 đã đem lại vinh dự cho Stendhal khi
nhà văn được xem là người khai sáng, là bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực. Tác phẩm đã


7

miêu tả chân thật hiện thực cuộc sống, xã hội và những quan hệ đấu tranh phức tạp giữa
các thế lực khác nhau. Trong xã hội ấy đã xuất hiện những con người đầy tham vọng, bị
ám ảnh bởi ước muốn thành đạt để được xã hội thừa nhận mình. Thế đối mặt của con
người với xã hội, với hoàn cảnh được nhà văn thể hiện sinh động và phong phú tạo nên
nhân vật có dấu ấn riêng.
Nghiên cứu đề tài “Con người trong tiểu thuyết Đỏ và Đen của Stendhal”,
chúng tôi mong muốn khám phá giá trị của tác phẩm xuất sắc này, đồng thời khẳng định
sự độc đáo, tài năng nghệ thuật của Stendhal qua việc phản ánh sinh động con người trong
xã hội Pháp thế kỉ XIX trong tiểu thuyết Đỏ và Đen.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về Standhal ở Pháp
Được xem là một trong những người báo trước một nền mĩ học mới, mĩ học

hiện thực nhưng Stendhal “không thành công dưới thời ông sống”. Bởi lẽ, ông đã đi
ngược lại những tiêu chuẩn mĩ học được số đông công nhận thời bấy giờ. Tuy nhiên,
những cơng trình nghiên cứu về lịch sử văn học Pháp của các nhà nghiên cứu văn học
Pháp đã đánh giá cao tài năng của ông.
C.de Ligny và M. Rousselot, trong cơng trình Văn học Pháp, nhận định về văn
phong hiện thực của nhà văn: “Standhal thoát khỏi văn phong lãng mạn cường điệu và
trái ngược. Ơng tìm tịi một cách viết khách quan nói lên sự thật một cách chính xác”
(C.de Ligny, M. Rousselot, 1998, tr.96). Có thể nói, Stendhal đã khơng để bị cuốn theo
thời thượng lãng mạn. Ơng muốn sự thật mà ơng trải qua và chứng kiến phải được hiện
lên trong tác phẩm chân thật như nó vốn có. Vì vậy, ơng chọn cách mô tả chi tiết, tỉ mỉ với
thái dộ khách quan, khơng mơ mộng, khơng liên tưởng bay bổng.
Nói về nhân vật trong tiểu thuyết của Stendhal, các nhà nghiên cứu trong cơng
trình trên cho rằng: “Các nhân vật của Stendhal đeo đuổi hạnh phúc: sống theo nhiệt
tâm; như vậy thời gian bị triệt tiêu trong một hiện tại vĩnh cửu. Nhưng hạnh phúc không
được đợi chờ một cách thụ động, nó được chinh phục. Để đạt tới nó, nhân vật chính tự
rèn luyện bằng cách hồn thành những hành động ý chí nhỏ cho phép anh ta, vào những


8

thời khắc quan trọng hơn, có những thứ quyết định triệt để và thoát khỏi những ước lệ xã
hội và đạo đức” (C.de Ligny, M. Rousselot, 1998, tr.96). Nhân vật của Stendhal thường là
những con người đầy tham vọng và có ý chí, ra đi để tìm kiếm hạnh phúc, quyết liệt sống
trọn vẹn với ước mơ, đam mê. Họ thường vượt khỏi những ràng buộc của thành kiến và
ước lệ xã hội.
Trong Lịch sử văn học pháp, Xavier Darcos đã khẳng định: “Các tiểu thuyết
của stendhal phát sinh từ một thực tại thô sơ, một sự kiện tản mạn. Ghét sự mỹ lệ diêm
dúa và sự hùng biện lên gân, ơng chỉ có một quy luật: “đúng sự thật”” (Xavier Darcos,
1997, tr.405). Tác giả cũng đã nêu ý kiến về nhân vật trong sáng tác của nhà văn: “Nhân
vật của Stendhal là một con người đầy tham vọng đầy ý chí, ra đi săn đuổi hạnh phúc,

quyết liệt sống trọn vẹn đam mê và chinh phục thế giới” (Xavier Darcos, 1997, tr.406). Có
thể nói, các nhà nghiên cứu đồng quan điểm trong việc khẳng định Stendhal là nhà văn có
ý thức đổi mới lối viết để phản ánh trung thực đời sống và xây dựng nhân vật với nhiều
đam mê, khát khao.
2.2. Những nghiên cứu về Standhal ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hầu hết các bài viết, nghiên cứu về Stendhal nằm trong các cơng
trình quy mơ nghiên cứu về văn học phương Tây, văn học Pháp như: Văn học phương
Tây (Đặng Anh Đào – Hoàng Nhân – Lương Duy Trung – Nguyễn Đức Nam – Nguyễn
Thị Hoàng – Nguyễn Văn Chính – Phùng Văn Tửu), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XVIII và
XIX (Phùng Văn Tửu – Lê Hồng Sâm, chủ biên), Văn học lãng mạn và hiện thực phương
Tây thế kỉ XIX (Lê Hồng Sâm – Đặng Thị Hạnh), Văn học Pháp – Tập II, Thế kỉ XIX, XX
(Hồng Nhân (chủ biên), Nguyễn Minh Thơng, Lộc Phương Thuỷ), Chủ nghĩa hiện thực
phê phán trong văn học phương Tây (Đỗ Đức Dục) và Các tác gia lớn của văn học Pháp
thế kỉ XIX (Thái Thu Lan),…
Đánh giá về Stendhal, Hoàng Nhân cho rằng: “Stendhal là nhà văn hiện thực
lớn đã phát hiện nhiều mặt phức tạp của xã hội đương thời” (Hoàng Nhân, 1997, tr.434).
Thái Thu Lan cũng nhận định: “Stendhal là người sáng lập tiểu thuyết hiện thực Pháp”
(Thái Thu Lan, 2002, tr.126). Như vậy, cả hai nhà nghiên cứu Hoàng Nhân và Thái Thu
Lan đều khẳng định vị trí của Stendhal trong văn học hiện thực Pháp. Về điều này, trong


9

các cơng trình của các nhà nghiên cứu văn học Pháp, họ xếp Stendhal vào nhóm “những
người báo trước mĩ học hiện thực”.
Nhận định về giá trị của tiểu thuyết Đỏ và Đen, các nhà nghiên cứu đều đánh
giá cao tiểu thuyết này. Thái Thu Lan cho rằng: “Di sản quan trọng hơn cả mà ông để lại
là các pho tiểu thuyết, đặc biệt là tác phẩm Đỏ và Đen (1831) và Tu viện thành Parme
(1839). Đây là những kiệt tác có thể được xem như những mẫu mực trong kho tàng tiểu
thuyết hiện thực không riêng của nước Pháp mà của cả thế giới” (Thái Thu Lan, 2002,

tr.126).
Minh Chính cũng đồng quan điểm với Thái Thu lan khi nhận định: “Hai tiểu
thuyết kiệt tác Đỏ và Đen (1830) và Tu viện thành Parme (1839) đưa Stendhal lên hàng
bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, nhà phân tích tâm lí bậc thầy của thế kỷ, người đã “vò
nát trái tim con người” (Minh Chính, 2003, tr.218). Trong sự nghiệp sáng tác của mình,
Stendhal sáng tác nhiều tiểu thuyết nhưng Đỏ và Đen được xem là kiệt tác, là mẫu mực
trong kho tàng tiểu thuyết hiện thực riêng của nước Pháp và thế giới.
Về nghệ thuật tiểu thuyết của Stendhal, theo Hồng Nhân, “Stendhal đã đi sâu
phân tích tâm lí các nhân vật, đã mơ tả tài tình các trạng thái tâm hồn, đời sống bên
trong của các nhân vật” (Hoàng Nhân, 1997, tr.134). Phùng Văn Tửu nhận định: “Ông là
một nhà phân tích tâm lí bậc thầy và mạnh dạn áp dụng phương pháp phân tích chính xác
vào địa hạt tâm lý” (Phùng Văn Tửu, 2005, tr.295). Lê Hồng Sâm đánh giá: “Nhà văn
ln có mặt ở bên cạnh nhân vật, ở bên trong nhân vật, vừa bằng những hồi ức của cuộc
sống thực, vừa bằng tưởng tượng và những giấc mơ, điều này khiến tất cả những gì ơng
viết đều có một giọng điệu riêng, mà Paul Valéry gọi là “giọng điệu cá biệt nhất xưa nay
trong văn học” (Lê Hồng Sâm – Đặng Thị Hạnh, 1981, tr.484). Các nhà nghiên cứu đều
đánh giá cao nghệ thuật xây dựng nhân vật của Stendhal trong tiểu thuyết Đỏ và Đen, đặc
biệt là nghệ thuật xây dựng tâm lí, độc thoại nội tâm.
Nói về sáng tác của nhà văn Stendhal, đáng chú ý là lời nhận xét của tác giả
cuốn sách Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XVIII và XIX: “Nhân vật chính của ơng là những
người trẻ tuổi có khả năng cảm thấy những hạnh phúc khác với hạnh phúc của tiền tài và
hư vinh. Nhân vật của Stendhal khơng thể điều hịa với xã hội, hoặc đoạn tuyệt với nó,


10

hoặc đối địch với nó” (Phùng Văn Tửu – Lê Hồng Sâm, 2005, tr.334). Đặc biệt là khi nói
về tiểu thuyết Đỏ và Đen, Lê Hồng Sâm – Đặng Thị Hạnh trong cuốn Văn học lãng mạn
và hiện thực phương Tây thế kỉ XIX đã đánh giá: “Nghệ thuật phân tích tâm lý mà
Stendhal chú trọng từ khi cịn rất trẻ, biểu hiện rực rỡ trong Đỏ và Đen. Lần đầu tiên

trong văn học xuất hiện nhân vật tự nhìn mình một cách tinh vi, tự phê phán mình một
cách sâu sắc… Hoạt động của thế giới bên trong con người được khám phá và miêu tả
chân xác, sinh động, những tâm hồn cùng phong phú, phức tạp, hoặc cùng chất phác đơn
sơ, nhưng đa dạng về sắc thái cá nhân” (Lê Hồng Sâm – Đặng Thị Hạnh, 1981, tr.465).
Trên cơ sở gợi mở của các nhận định trong các bài viết, cơng trình nghiên cứu
nói trên, chúng tơi sẽ làm rõ những biểu hiện về con người và các phương thức nghệ thuật
thể hiện con người trong tiểu thuyết Đỏ và Đen của của Stendhal, nhằm lí giải giá trị của
tác phẩm và sự sáng tạo có ý nghĩa đóng góp cho văn học hiện thực Pháp thế kỉ XIX và
văn học thế giới của Stendhal.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu con người trong tiểu thuyết Đỏ và Đen của Stendhal, chúng tơi
nhằm tìm hiểu những nét riêng, đặc sắc trong việc thể hiện con người của nhà văn, khẳng
định giá trị của tác phẩm và những đóng góp của nhà văn Stendhal trong văn học Pháp và
văn học hiện thực thế giới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khoá luận hướng đến những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
-

Trình bày khái quát về bối cảnh lịch sử - xã hội, trào lưu hiện thực chủ nghĩa, tiểu thuyết

-

hiện thực Pháp thế kỉ XIX, nhà văn Stendhal và tiểu thuyết Đỏ và Đen.
Tìm hiểu những biểu hiện của con người trong tiểu thuyết Đỏ và Đen của Stendhal
Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện con người trong tiểu thuyết Đỏ và Đen của Stendhal
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu: con người trong tiểu thuyết Đỏ và Đen của Stendhal.

Phạm vi nghiên cứu: những biểu hiện về con người trong tiểu thuyết Đỏ và Đen của
Stendhal, bản dịch của Tuấn Đô, bản in lần thứ 1, NXB Văn học, Hà Nội, 2016.


11

6. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp tiếp cận lịch sử - xã hội: nghiên cứu bối cảnh lịch sử, xã hội tác động vào

-

đời sống của con người, đến cuộc đời và sáng tác của nhà văn.
Phương pháp tiểu sử: sử dụng phương pháp này nhằm mục đích dùng những cứ liệu về
cuộc đời nhà văn để lí giải, chứng minh chúng ảnh hưởng đến việc phản ánh hiện thực xã

-

hội, con người trong sáng tác của nhà văn Stendhal.
Phương pháp so sánh: so sánh để thấy được sự giống và khác nhau giữa các nhân vật

-

trong tác phẩm và các nhân vật trong các tác phẩm của nhà văn khác cùng thời.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích những biểu hiện của con người trong tiểu
thuyết Đỏ và Đen của Stendhal, đánh giá về cái hay của tác phẩm và phong cách độc đáo
của nhà văn.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung khóa luận bao

gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tiểu thuyết hiện thực Pháp và nhà văn Stendhal.
Chương này được xem là chương nền tảng với những vấn đề mang tính chất
khái quát về lí thuyết, nhà văn, tác phẩm, cụ thể là:
-

Khái quát bối cảnh lịch sử xã hội Pháp thế kỉ XIX, chủ nghĩa hiện thực, thiểu

-

thuyết hiện thực Pháp.
Giới thiệu về cuộc đời, quan điểm sáng tác, sự nghiệp sáng tác của nhà văn
Stendhal và tiểu thuyết Đỏ và Đen.
Chương 2: Con người trong tiểu thuyết Đỏ và Đen của Stendhal nhìn từ nội

dung biểu hiện.
Chương 2 hướng đến việc nêu và phân tích làm rõ những biểu hiện cơ bản của
con người trong tiểu thuyết Đỏ và Đen. Đó là: con người tài năng, khao khát tình u;
Con người giàu ý chí, nghị lực; Con người tha hóa.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện con người trong tiểu thuyết Đỏ và Đen của
Stendhal.


12

Chương 3 tìm hiểu các phương thức nghệ thuật thể hiện con người với những
phương thức chủ yếu sau: nghệ thuật miêu tả tâm lí, hành động; Nghệ thuật độc thoại nội
tâm; Giọng điệu trần thuật.

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC PHÁP

THẾ KỈ XIX VÀ NHÀ VĂN STENDHAL
1.1. Tiểu thuyết hiện thực Pháp thế kỉ XIX
1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội
Thế kỉ XIX của nước Pháp bắt đầu từ sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những biến
cố của cuộc cách mạng 1789 do giai cấp tư sản lãnh đạo đánh đổ đế chế phong kiến và
nền quân chủ chuyên chế, đưa giai cấp đó lên nắm quyền. Sự ảnh hưởng này lan truyền
suốt thế kỉ XIX, tác động đến cấu cấu trúc xã hội, ý thức thể và cả văn học.


13

Với nước Pháp, thế kỉ XIX là thế kỉ của những biến động về chính trị khi các
chính thể được thành lập, rồi bị lật đổ, thay thế nhau liên tiếp lên nắm chính quyền. Nước
Pháp đã trải qua chế độ Tổng tài, Đế chế I, Phục hồi vương chính, Quân chủ tháng bảy,
Cộng hòa II, Đế chế II, Cộng hòa III. Cuối cùng, giai cấp tư sản chiến thắng những thế
lực phong kiến, nắm chính quyền.
Q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa rộng lớn tạo điều kiện cho kinh tế phát
triển, đồng thời cho sự hình thành và phát triển giai cấp công nhân. Mâu thuẫn xã hội
ngày càng gia tăng khi sự đối nghịch giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày càng tăng, giới
thượng lưu sống xa hoa, hưởng lạc, còn đời sống thợ thuyền thì thật thê thảm. Những
cuộc đấu tranh vì các quyền lợi chính trị, kinh tế của người lao động liên tiếp nổ ra. Hiện
thực này cũng khiến nhiều nhà văn bất mãn, lên tiếng tố cáo.
Về Khoa học, ở nước Pháp, “thế kỉ XIX chứng kiến bước phát triển mạnh mẽ
của nhiều nghành khoa học, đặc biệt là tự nhiên học, do được giải thoát khỏi sự đè nén
của Nhà thờ” (Phùng Văn Tửu – Lê Hồng Sâm, 2005, tr.290). Trong đó có những phát
kiến lớn về sinh học của Georges Cuvier, về toán học của Lazare Carnot, về hóa học của
André Ampère, Berthelot,… Tất cả đã phát huy hiệu quả của nó trong đời sống xã hội.
Trước sự hình thành và phát triển của xã hội mới, các nhà tư tưởng xã hội suy
tư và lí giải theo hai hướng: bảo thủ và tiên tiến. Có nghĩa là “hoài niệm quá khứ hay
ngưỡng vọng tương lai” để thể hiện sự phản ứng đúng với thực tại. Cả hai hướng tư tưởng

này là một hiện tượng tinh thần của thế kỉ XIX, có ảnh hưởng đến văn học. Tiêu biểu cho
tư tưởng bảo thủ có Chateaubriand, Louis de Bonald, Joseph de Maistre và tương tưởng
tiên tiến với các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng như Saint-Simm, Fourier.
Triết học Pháp thế kỉ XIX có phần mờ nhạt, với chủ nghĩa chiết trung nửa đầu
thế kỉ, tiêu biểu là Victor Cousn và chủ nghĩa thực chứng nửa sau thế kỉ, tiêu biểu là
Auguste Conte. Tuy nhiên, dù có ảnh hưởng đến văn học và ngôn ngữ nhưng chủ nghĩa
chiết trung thiếu nhất quán, ít tiếng vang, chủ nghĩa thực chứng thì “rơi vào giáo điều và
bất khả tri luận”.


14

Về văn học, khác với các thế kỉ trước, thế kỉ XIX xuất hiện nhiều trào lưu văn
học và nhiều thể loại văn học. Đó là: chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, nhóm Thi
sơn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng và các thể loại văn học tiêu biểu: thơ, tiểu
thuyết, kịch.
1.1.2. Chủ nghĩa hiện thực (réalisme)
Theo Huỳnh Như Phương, “trào lưu văn học là khuynh hướng văn học theo
nghĩa hẹp, liên kết một nhóm nhà văn có chung lập trường chính trị - xã hội, chung quan
điểm tư tưởng - thẩm mỹ, chung quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người. Trào lưu
văn học thường là một phong trào nghệ thuật hoàn chỉnh bao gồm sáng tác về lý luận phê bình, được tổ chức nhằm đấu tranh cho sự thắng lợi của đường hướng văn học đã
được lựa chọn” (Huỳnh Như Phương, 2019, tr.18). Cũng với những biểu hiện đó, người ta
nhận thấy sự tồn tại của các trào lưu, trường phái văn học ở thế kỉ XIX: chủ nghĩa lãng
mạn, chủ nghĩa hiện thực, nhóm Thi sơn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng.
Trong quá trình phát triển của văn học Pháp, chủ nghĩa lãng mạn ra đời trước,
trong giai đoạn các quan hệ phong kiến sụp đổ và quan hệ tư sản hình thành. Chủ nghĩa
hiện thực ra đời và phát triển trong điều kiện giai cấp tư sản chiếm địa vị thống trị và
phong trào công nhân lớn mạnh. Đây cũng là lúc mâu thuẫn xã hội ngày một gay gắt, đặc
biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản với cuộc cách mạng 1848 được
xem là cuộc giao chiến lớn đầu tiên.

Cảm hứng chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực là cảm hứng sự thật, buộc nhà văn
quan sát phân tích thực tại khách quan một cách chân thực, cụ thể để cất lên tiếng nói phê
phán, tố cáo những mặt tiêu cực, xấu xa của đời sống.
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, “khi miêu tả con người, chủ nghĩa hiện thực
luôn chú ý bản chất xã hội và các nhân tố lịch sử khách quan vốn quy định và chi phối sự
phát triển của tính cách nhân vật. Phân tích tâm lí và tình cảm con người, các nhà văn
hiện thực đề cao chủ nghĩa lịch sử, quy luật nhân quả và logic nội tại của tính cách”
(Huỳnh Như Phương, 2019, tr.62). Như vậy, tính cách của nhân vật, theo quan điểm của
nghĩa hiện thực, chịu sự chi phối của các yếu tố xã hội.


15

Sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực gắn liền với sáng tác của các nhà văn
Pháp (Balzac, Stendhal, Flaubert), các nhà văn Anh (Drekens, Thackerey), các nhà văn
Nga (Dostoievski, L. Tolstoi, Gogol),… nhưng có thể nói, văn học hiện thực Pháp là một
trong những nền văn học tiêu biểu nhất.
1.1.3. Tiểu thuyết hiện thực Pháp trong sự phát triển của thể loại tiểu thuyết
Nói về các thể loại văn học Pháp thế kỉ XIX, Lê Hồng Sâm cho rằng: “Thế kỉ
XIX trong ý thức của giới nghiên cứu và công chúng trước hết vẫn là thế kỉ của tiểu
thuyết” (Phùng Văn Tửu – Lê Hồng Sâm, 2005, tr.344). Có thể nói, tiểu thuyết đã tự hồn
thiện và trở thành một thể loại quan trọng của thế kỉ này.
Giải thích cho việc thể loại tiểu thuyết thịnh hành ở thời kì này, Xavier Darcos,
trong cơng trình Lịch sử văn học Pháp, cho rằng: “Trước tiên, tiểu thuyết là một thể loại
mềm dẻo giúp diễn đạt tư tưởng và tình cảm riêng tư. Các tác giả đã sử dụng tiểu thuyết
như một thứ tự truyện nguỵ trang. Đàng khác, thời thượng lại đang hướng về lịch sử, thể
tiểu thuyết thuận lợi cho những truyện phiêu lưu trên bối cảnh lịch sử và ngoạn mục.
Cuối cùng, tiểu thuyết dễ đi đến với mọi người: công chúng độc giả mở rộng, các đề tài
được bàn đến hướng về xã hội và đại chúng” (Xavier Darcos, 1997, tr.396).
Trước hết là sự xuất hiện của tiểu thuyết tình cảm khoảng năm 1825, nối tiếp

tiểu thuyết tự truyện của các nhà văn lãng mạn đầu tiên. Từ tự truyện đơn giản, tiểu thuyết
tình cảm đã xuất hiện những xu hướng mới như thể hiện đời sống tâm lí phức tạp, hướng
ra ngồi thế giới,… Chẳng hạn, tiểu thuyết Dominique của Eugène Fromentin với nhân
vật tìm về kí ức, xem như là cách thức để làm dịu nỗi đau, hay những nhân vật có đời tư
phức tạp, có tâm trạng đầy cảm xúc trong Tâm sự của một đứa con thời đại (Musset),
Lélia (George Sand), Colomba (Mérimée),… Riêng George Sand về sau, bà đã hướng về
đề tài đồng quê, cũng là một đề tài của tiểu thuyết lãng mạn. Tiểu thuyết đồng quê của
nhà văn thể hiện lịng u thiết tha cảnh vật, đời sống nơi thơn dã, như Ao nước có quỷ,
Cơ bé Fadette.
Nổi bật trong nửa đầu thế kỉ còn là sự phát triển của tiểu thuyết hiện thực. Với
đặc điểm riêng, tiểu thuyết hiện thực phản ánh rộng rãi mọi phương diện của đời sống,


16

phân tích sâu sắc hiện thực và thế giới bên trong của con người. Các nhà văn hiện thực
thâm nhập vào xã hội, vào các tầng lớp xã hội để tạo dựng lại một thế giới phức tạp,
phong phú, cho thấy những mối quan hệ tác động giữa môi trường và con người. Trong
nền văn học Pháp, Standhal và Balzac là hai nhà văn tiêu biểu của tiểu thuyết hiện thực.
C.de Ligny và M. Rousselot cho rằng tiểu thuyết của Standhal và Balzac “xuất hiện một
tầm cỡ hiện thực trong sự chính xác của những miêu tả, trong sự nghiêm khắc của phán
xét xã hội hay trong văn phong của họ” (C.de Ligny và M. Rousselot, 1998, tr.94).
Cùng với Flaubert, Jules Valès, Emile Zola, hai nhà văn Balzac và Standhal đã
góp phần khẳng định giá trị của tiểu thuyết hiện thực trong việc “thể hiện toàn bộ xã hội”.
Ngoài ra, thế kỉ XIX còn sinh ra loại tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Đó là
loại tiểu thuyết mà nhà văn đem “pha chế” những sự kiện trong thực tiễn với ý tưởng
khoa học, làm nên những truyện tưởng tượng. Tiêu biểu là những tiểu thuyết khoa học
viễn tưởng của Jules Verne. Tác phẩm của ơng là sự hịa trộn giữa các ý tưởng khoa học
với những cuộc phiêu lưu hào hứng. Sách của ông được tái bản nhiều lần và được dịch ra
nhiều thứ tiếng. Chẳng hạn như: Vòng quanh thế giới tám mươi ngày, Du hành vào trung

tâm trái đất, Hai chục vạn dặm dưới đáy biển,…
Có thể nói, suốt thế kỉ XIX, tiểu thuyết Pháp phát triển với nhiều nguồn mạch,
với nhiều nhà văn tên tuổi và với nhiều tác phẩm có giá trị khác nhau. Giữa nhiều nguồn
mạch ấy, tiểu thuyết hiện thực có vị trí nổi bật.
1.2. Nhà văn Stendhal (1783-1842)
1.2.1. Cuộc đời
Stendhal tên thật là Henri Beyle, sinh ngày 23-1-1783 ở Grenoble, thuộc một
gia đình luật sư giàu có. Mẹ ơng mất sớm, bố có tư tưởng bảo thủ, hầu như hồn tồn giao
phó việc giáo dục ông cho một linh mục gia-tô. “Nghệ thuật sư phạm” của ông này mang
đến kết quả là làm cho Stendhal ghét nhà thờ và tôn giáo. Chàng thanh niên đó giấu thầy
học đọc các sách của những triết gia Ánh sáng thế kỉ XVIII như Cabanis, Diderot,
d'Holbach... và thừa hưởng của họ những quan điểm duy vật về thế giới, thái độ phê phán
đối với giới tu hành và giai cấp q tộc. Ơng có lịng tin tưởng vào trí tuệ, lí trí của con


17

người, quan tâm tích cực tới những vấn đề của xã hội. Đặc biệt, cuộc cách mạng 1789
bùng nổ khi Stendhal mới lên bảy tuổi đã gây ấn tượng sâu sắc trong đầu óc cậu bé. Lí
tưởng và mơ ước của nhân dân về tự do, bình đẳng, bác ái, lòng thù ghét của họ đối với
chế độ chuyên chế và chế độ nô lệ,… Tất cả những nguyện vọng cao cả đó của thời đại
cách mạng đã tác động mạnh mẽ đến tuổi trẻ của Stendhal và là những yếu tố quyết định
sự hình thành thế giới quan của nhà văn tương lai. Ông chống lại tư tưởng bảo thủ của bố
và trung thành với lí tưởng cách mạng. Dường như khơng có nhà văn Pháp thế kỉ XIX
nào bảo vệ những lí tưởng đó nhiệt thành và can đảm như Stendhal.
Nhưng Stendhal có nhược điểm là ni ảo tưởng đối với Napoléon. Khi mười
bảy tuổi, ông đã sung vào quân đội và theo Napoléon tham gia nhiều chiến dịch ở Ý, ở
Đức, và cả ở Nga năm 1812. Lúc đầu, ông tin tưởng ở Napoléon, cho rằng ông ta là người
kế tục sự nghiệp của cách mạng. Khi đó, quân đội Napoléon đặt chân vào những nước
chậm tiến như Đức hay Ý và đã có tác động đến những dân tộc ấy theo con đường tư sản

tiến bộ. Điều này không khỏi gây ảo tưởng cho một số đầu óc tiên tiến đương thời như
Stendhal trong một thời kì nhất định. Cho nên, Stendhal đã lí tưởng hóa Napoléon trong
một số tác phẩm của ông. Tuy nhiên, sau khi Napoléon lên ngơi hồng đế nước Pháp,
Stendhal nhận ra dần tính chất chun chế của Napoléon và nhìn thấy mối nguy cơ cho
tinh thần cách mạng chân chính. Ơng thở than: “Sung sướng thay những vị anh hùng chết
trước năm 1804!”.
Đặc biệt, cuộc hành quân của Napoléon sang đất Nga đã cho nhà văn thấy hết
bản chất chính trị của vị hồng đế này. Trong thời gian này, ơng viết: “Mỗi ngày cách
mạng lại mất đi một điều tốt lành”. Vì thế, Stendhal khơng hề đau khổ khi đế chế
Napoléon sụp đổ.
Sau khi Napoléon sụp đổ và triều đại Bourbon được khôi phục, Stendhal rời
Pháp sang ở nước Ý một thời gian dài, chỉ thỉnh thoảng mới về nước. Nước Ý đã có vai
trị khơng nhỏ trong sự hình thành nhân sinh quan của nhà văn. Đời sống xã hội sơi sục ở
nước Ý lơi cuốn ơng. Ơng đã làm quen với các chiến sĩ của phong trào cách mạng dân
chủ Carbonari chống lại “Liên minh thần thánh” của bọn phản động Meternich, nhằm giải
phóng dân tộc và thống nhất nước Ý. Thời kì sống trên đất Ý đã để lại nhiều vết tích trong


18

sáng tác của Stendhal. Ông say sưa nghiên cứu nghệ thuật, hội họa, âm nhạc Ý và viết
một loạt tác phẩm lớn của ông sau này là tiểu thuyết Tu viện thành Parme.
Năm 1822, phong trào khởi nghĩa Carbonani xảy ra ở một loạt thành phố Ý.
Cảm tình của Stendhal đối với phong trào đó bộc lộ qua các hoạt động khiến chính quyền
Mettecnich tố cáo ơng và trục xuất ông ra khỏi lãnh địa của Áo ở Bắc Ý. Trở về nước, ơng
tham gia tích cực vào đời sống xã hội và văn học Pháp trong những năm 20. Trung thành
với ý tưởng cách mạng của thế kỉ XVIII, Stendhal căm ghét cay đắng nền thống trị
Bourbon. Ông chống lại bọn quý tộc và nhà thờ. Ông cũng đã nhận ra bản chất xấu xa của
những quan hệ tư sản mà Đảng tự do đại diện lúc bấy giờ. Thái độ này được phản ánh sâu
sắc trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Đỏ và Đen. Trên địa hạt văn học, ông

hăng hái tham gia những cuộc tranh luận sát cánh với phái lãng mạn chủ nghĩa chống lại
phái cổ điển chủ nghĩa và ông viết thiên luận chiến Racin và Sechxpia.
Năm 1841, Stendhal trở về Paris. Đêm 22/8/1842, ơng bị trúng gió độc và mất
lúc 3 giờ sáng. Trên bia mộ của ơng có ghi hàng chữ theo di chúc: “A. Beyle, người
Milan. Đã sống, đã viết, đã yêu”.
1.2.2. Quan điểm sáng tác
Stendhal đứng về phía các nhà văn lãng mạn chống lại quy ước chật hẹp và lỗi
thời của chủ nghĩa cổ điển nhưng thật ra những quan điểm mỹ học phát biểu trong Racin
và Sechxpia đặt nền móng cho một phương pháp nghệ thuật mới – nghệ thuật hiện thực
chủ nghĩa.
Theo Stendhal, mỗi thời kì lịch sử nhất định đều có những đặc điểm riêng,
không lặp lại và nghệ thuật phải phản ánh được đặc điểm ấy, nhấn mạnh tính quy định
lịch sử của tư tưởng thẩm mỹ, tính tương đối của cái đẹp.
Ông cho rằng nhà văn phải học tập thực chất của Shakespeare, (“Shakespeare
hóa”: Khái niệm chỉ một phương thức tư duy nghệ thuật đối lập với phương thức Sile hóa
trong vấn đề điển hình hóa văn học thuộc phạm trù chủ nghĩa hiện thực, được gợi ý từ
những bức thư của Marx và Engels gởi Latxan (F. Lassalle, 1825-1864), phê bình phương
pháp xây dựng tính cách trong vở kịch Franz von Sickingen của tác giả này). Stendhal


19

quan niệm rất rõ tính chất của tiểu thuyết “như một tấm gương đi dạo trên một đường cái
lớn. Nó phản ánh vào mắt ngài khi thì màu xanh thẳm của bầu trời, khi thì chất bùn nhơ
của những vũng lầy trên đường cái. Và con người mang tấm gương đó trong cái gùi đeo
lưng của y sẽ bị ngài buộc tội là phản đạo đức! Tấm gương của y trình bày bùn nhơ, ngài
lại buộc tội tấm gương! Hãy buộc tội con đường cái lớn trên đó có vũng bùn thì đúng
hơn, và hơn nữa hãy buộc tội viên thanh tra lục bộ đã để cho nước đọng bùn lầy thành
vũng” (Stendhal, 1998, tr.48).
Đồng thời, Stendhal còn đòi hỏi nghệ thuật phải là sự thể hiện nồng nhiệt và

chính xác những niềm say đắm bằng một hình thức hồn tồn rõ ràng, trong sáng,
Stendhal phê phán “trang phục khơng thật dẫn đến đối thoại không thật, câu thơ
Alêchxăngđranh hết sức thuận tiện cho nhà thơ đầu óc rỗng, cũng như bộ y phục được
điểm tô thuận tiện không kém cho tư thế lúng túng và phong thái ước lệ của diễn viên tội
nghiệp bất tài” (Stendhal, 1998, tr.74).
Đề ra cho nghệ thuật những yêu cầu có khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa,
Stendhal đồng thời quan niệm nghệ thuật phải gắn bó với chính trị. Cũng vì vậy, ơng
khơng gọi phương pháp nghệ thuật mới do ông đề xướng là “romantisme” – chủ nghĩa
lãng mạn – mà là “romanticisme” xuất phát từ thuật ngữ Ý “romanticismo” chỉ trào lưu
lãng mạn gắn liền với hoạt động cách mạng của các nhà yêu nước tiên tiến. Điều đó cho
thấy sự khác biệt giữa “chủ nghĩa lãng mạn” của ông với chủ nghĩa lãng mạn Pháp đương
thời.
Theo Xavier Darcos, Stendhal “ghét sự mỹ lệ diêm dúa và sự hùng biện lên
gân, ông chỉ có một quy luật: “Đúng sự thật”” (Xavier Darcos, 1997, tr.405). Đó là quan
điểm sáng tác chính yếu nhất và được nhà văn thể hiện xuyên suốt trong quá trình sáng
tác. Đặc biệt, nhận định của Lê Hồng Sâm - Đặng Thị Hạnh về nghệ thuật phân tích tâm lí
nhân vật của nhà văn cũng đã gián tiếp cho thấy quan điểm sáng tác của ơng: “Nghệ thuật
phân tích tâm lý mà Stendhal chú trọng từ khi còn rất trẻ, biểu hiện rực rỡ trong Đỏ và
Đen. Lần đầu tiên trong văn học xuất hiện nhân vật tự nhìn mình một cách tinh vi, tự phê
phán mình một cách sâu sắc. Hoạt động của thế giới bên trong con người được khám phá
và miêu tả chân xác, sinh động, những tâm hồn cùng phong phú, phức tạp, hoặc cùng


20

chất phác đơn sơ, nhưng đa dạng về sắc thái cá nhân” (Lê Hồng Sâm - Đặng Thị Hạnh,
1981, tr.136).
Standhal là người mở đầu cho trào lưu hiện thực phê phán trong văn học Pháp,
song ông không được các nhà văn cùng thời đánh giá cao. Mặc dù vậy, trải qua bao biến
thiên thời cuộc, đến nay, vị trí của người “có giọng điệu cá biệt nhất trong văn học từ

trước tới nay” (nhận xét của Valery) ngày càng thêm vững chắc. Tài năng của ơng có rất ít
người đương thời biết đến và tiếp đón với một thái độ thông cảm. Những nhà văn quan
tâm đến sáng tác của ông là những nhà văn xuất sắc nhất của thời đại như Goethe, Puskin,
Balzac. Trong đó, người đầu tiên nói đến ông và bắt người ta chú ý đến ông chính là
Balzac. Gọi Stendhal là nhà văn xuất sắc, Balzac quả quyết rằng chỉ có những trí tuệ lớn
nhất của xã hội mới hiểu được ơng. Lời tiên đốn quả nhiên đã thành hiện thực.
1.2.3. Hành trình đến với tiểu thuyết
Stendhal bắt đầu sự nghiệp văn học bằng việc sáng tác những tiểu luận nghiên
cứu về nghệ thuật Ý như Đời sống của Haydn, Mozart và Métastase, Lịch sử hội họa Ý,
Rome, Naples và Florence. Năm 1822, ông viết thiên khảo luận tâm lý Về tình yêu tỏ rõ
khuynh hướng phân tích tâm lý của ơng. Khoảng 1823 - 1825, trong khơng khí sơi nổi
đấu tranh chống chủ nghĩa cổ điển mới, ông viết thiên luận chiến Racine và Shakespeare,
như một bản tuyên ngôn của trường phái lãng mạn. Nhưng sự thật, ông đã đặt cơ sở đầu
tiên cho mỹ học hiện thực chủ nghĩa của ông cùng những sách khác viết về nghệ thuật
như Đời sống Rossini, Dạo chơi ở Rome. Những tác phẩm trên đây được xem là sự chuẩn
bị cho công cuộc hoạt động văn học quan trọng hơn của Stendhal về sau.
Về tiểu thuyết, tác phẩm đầu tiên của Stendhal là Armance (1827). Trong đó,
ơng phân tích tâm lí của lớp thanh niên quý tộc thời Trung hưng. Ơng cũng viết những
truyện vừa, trong đó có tác phẩm đặc sắc Vanina Vanini (1829) kể câu chuyện tình u
trái khốy giữa một chiến sĩ kiên cường của phong trào cách mạng Carbonari với một phụ
nữ quý tộc kiêu hãnh và tự phụ. Nhưng qua hai thiên tiểu thuyết kiệt tác của Stendhal là
Đỏ và Đen (1831) và Tu viện thành Parme (1839), người ta đã xếp Stendhal vào hàng
những bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà


21

Stendhal viết và bỏ dở là cuốn Lucien Leuwen đề cập tới số phận của một thanh niên tư
sản ở thời kì Qn chủ tháng Bảy, nhân đó ơng vạch trần tính chất đồi bại của chế độ này.
Xavier Darcos khẳng định: Standhal “đến với tiểu thuyết chỉ vì thị hiếu phân

tích chính mình. Khuynh hướng sâu xa về loại tiểu sử tự thuật ảnh hưởng đến cách viết
của ông, trong đó ưu thế thuộc về tìm kiếm chân lí (một tiểu thuyết, đó là một tấm gương
người ta mang dài theo con đường) và mối đồng cảm đối với những con người đam mê”
(Xavier Darcos, 1997, tr.404). Ông đã tìm tịi một cách viết khách quan nói lên sự thật
một cách chính xác. Với thị hiếu ấy, nhà văn đã tập trung tài năng và vốn hiểu biết về xã
hội, con người vào bốn tiểu thuyết có giá trị: Armance, Đỏ và Đen, Lucien Leurven, Tu
viện thành Parme. Trong đó, Đỏ và Đen và Tu viện thành Parme đã đưa Stendhal lên
hàng bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, nhà phân tích tâm lí bậc thầy của thế kỉ.
1.3. Tiểu thuyết Đỏ và Đen
1.3.1. Bối cảnh ra đời
Vào thời gian Stendhal viết Dạo chơi ở Rome, người ta đã thấy trong giấy tờ
của ơng có tập dự thảo mang tên Julien. Sau đó, Stendhal ghi lại là Ý niệm về Julien. Ý
này nảy ra ở ông vào một đêm cuối tháng Mười năm 1828.
Có hai sự kiện gợi ý cho nhà văn sáng tác Đỏ và Đen. Một là vụ án đã được
ông thuật lại trong Dạo chơi ở Rome, kể về việc anh thợ làm đồ gỗ giết người yêu để
trừng phạt sự phản bội cũng như sự xúc phạm. Sự kiện thứ hai là một vụ án có thật, đăng
ở mục thời sự trong tập san của một tòa án địa phương năm 1827 là Nhật báo tòa án: Một
thanh niên là Antoine Berthet, con một thợ thủ cơng theo học ở chủng viện, sau đó làm
gia sư ở một gia đình giàu có được bà chủ yêu dấu. Vì ghen, anh ta giết bà chủ và bị kết
án tử hình.
Qua nhận xét của Stendhal về Lafarge đã thấp thoáng vấn đề của cuốn tiểu
thuyết lớn này. Trong khi các tầng lớp trên của Pari dường như mất khả năng cảm thụ
mãnh liệt và bền bỉ, thì dục vọng biểu lộ một nghị lực kinh khủng trong tầng lớp tiểu tư
sản, ở những thanh niên như Lafarge, được học hành tử tế nhưng vì khơng có của nên
buộc phải làm việc và chịu túng thiếu. Nhờ làm việc mà anh đã thoát khỏi trăm ngàn


22

nghĩa vụ lặt vặt trong giới thượng lưu, thoát khỏi cách nhìn và cảm thụ của giới này, làm

cuộc sống héo úa đi. Giới thượng lưu vẫn giữ được ước muốn mãnh liệt vì họ cảm thụ
mãnh liệt. Có lẽ tất cả các cá nhân này đều xuất hiện từ tầng lớp của Lafarge. Trước kia,
Napoléon cũng tập hợp những trạng huống này: học vấn tử tế, trí tưởng tượng nồng nhiệt
và sự nghèo nàn tột độ. Còn vụ án Berthet được nhà văn sử dụng nhiều chi tiết cụ thể từ
bên ngoài, cho đến cả chi tiết nạn nhân bị thương mà không chết.
Từ nội dung một vụ án hình sự trong đời sống hàng ngày, nhờ vào trí tưởng
tượng, kinh nghiệm sống phong phú và sức sáng tạo của mình, Stendhal đã dựng nên một
cốt truyện với những nhân vật và tình tiết mang một ý nghĩa xã hội rộng lớn, cùng với
những phát hiện sắc sảo có thể nói là “táo bạo” về tâm lý con người. Kiệt tác Đỏ và Đen –
quyển tiểu thuyết đầu tiên của ông - được xuất bản vào năm 1831 đã khẳng định một tài
năng tiểu thuyết kiệt xuất trên văn đàn Pháp.
1.3.2. Tiểu thuyết Đỏ và Đen – cái nhìn quyết đoán về hiện thực xã hội và con người
Nhân vật trung tâm là Julien Sorel một nhân vật “kiểu Stendhal” (Stendhalien)
được tác giả thể hiện qua hầu hết các nhân vật trong tác phẩm của ông. Julien Sorel với vẻ
đẹp thanh tú, hơi xanh xao nhưng thông minh sắc sảo, đầy cá tính và có nhiều tham vọng.
Anh là một thanh niên thuộc giai cấp bình dân, là con một người xẻ cây ở địa phương
Veriere nước Pháp. Vì vậy, Julien Sorel ln ln ấp ủ trong lịng giấc mơ thành đạt và tự
khẳng định cá nhân mình bằng danh vọng, vinh quang cho dù bằng con đường nào.
Vì tham tiền, bố Julien Sorel đã buộc anh vào làm gia sư cho gia đình thị
trưởng De Rénal. Tại đây, anh bị chinh phục một phần vì vẻ đẹp dịu dàng đài cát của bà
De Rénal, còn một phần khác anh vẫn là một con người đứng ngấp nghé ở bên cánh cửa
của xã hội thượng lưu và đang muốn chinh phục nó. Anh đã bắt đầu cuộc chinh phục ấy
bằng cách chinh phục một người phụ nữ trong hàng ngũ của nó. Bà De Rénal là một phụ
nữ đa cảm, từ lâu vẫn sống trong sự phục tùng với ông chồng dốt nát, thô thiển và nhiều
tuổi hơn mình. Nên bà đã bị tính cách mạnh mẽ cộng với vẻ quyến rũ của chàng gia sư trẻ
tuổi này chinh phục. Cuộc tình vụng trộm đầy thơ mộng xảy ra khơng được bao lâu thì có
dư luận bàn tán. Ở Veriere vẫn ln có những tranh chấp ngấm ngầm về quyền lợi và
danh vọng giữa những người có quyền thế lúc nào cũng ganh ghét soi mói nhau, nên thị



23

trưởng De Rénal rất sợ tai tiếng làm tổn hại đến thanh danh hơn là đau khổ vì việc vợ
ngoại tình, Julien Sorel buộc phải ra đi để bảo tồn danh dự cho bà De Rénal. Anh được
một tu sĩ đỡ đầu, cho vào học tại chủng viện, mong sau này có chút chức sắc trong giáo
hội để làm phương tiện đi lên (trong xã hội trước Cách mạng tư sản Pháp (1789) được
chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tu sĩ nhà thờ Thiên Chúa giáo, tư sản). Tại trường thần
học, Julien Sorel không thể chịu đựng nổi lối sống và thiết lập mối quan hệ với những
người xung quanh. Nên đường mượn phương tiện “áo chùng đen” của anh không thể thực
hiện được.
Anh lại được gửi đến làm thư kí riêng cho Hầu tước De La Mole, một gia đình
thế gia vọng tộc của Pháp. Do thơng minh, có năng lực và nhất là có cá tính đặc biệt,
ngoại hình thu hút quyến rũ nên Julien Sorel đã tạo cho mình một nét riêng trong xã hội
thượng lưu đầy nghi thức nhàm chán của những con người sáo rỗng giả dối. Nên một lần
nữa, anh được Hầu tước tin dùng và yêu thích. Con gái Hầu tước là tiểu thư Mathilde, một
cô gái thông minh, kiêu kỳ và có cá tính mạnh mẽ đã dần bị chinh phục bởi sự vượt trội
của Julien Sorel so với những chàng trai trong đám quý tộc mà cô đã tiếp xúc. Trong mối
quan hệ nửa tình u, nửa tính tốn, vừa say mê vừa tỉnh táo này. Julien Sorel tưởng như
mình đã đạt đến mọi vinh quang khi biết Mathilde có thai. Chính điều này, nên Hầu tước
buộc lịng phải thu xếp và bằng mọi cách quý tộc hóa người thư kí của mình và tạo tương
lai danh vọng cho anh bằng sắc nhung phục “đỏ” của con đường binh nghiệp để xứng
đáng trong cuộc hôn nhân với Mathilde. Do áp lực của thế lực tôn giáo ở địa phương
(Veriere), vốn khơng ưa gì sự thành đạt q nhanh của những thanh niên hãnh tiến như
Julien Sorel, nên bà De Rénal bị buộc phải viết thư tố cáo với Hầu tước về mối quan hệ
giữa Julien với bà trước đây. Mọi sự vỡ lỡ, Julien Sorel bị tổn thương nặng, nên đã từ chối
mọi sự đính chính cần thiết để cứu vãn tương lai. Anh trở về Veriere rình bắn bà De
Rénal, dù bà không chết, anh vẫn bị kết án tử hình. Anh từ chối mọi sự bào chữa của luật
sư để chống án khi anh đã nhận thức được rằng mình đã mắc tội lớn vì dám mơ màng tới
việc ngoi lên khỏi thân phận thường dân. Anh thấy rằng mình vẫn yêu bà De Rénal dù bà
đã đẩy anh đến đường cùng. Bà De Rénal cũng mất đột ngột sau vài hôm Julien Sorel bị

xử tử.


24

Qua sáng tác của Stendhal, người ta thấy điểm nổi bật là Stendhal đã đưa vào
văn học tinh thần chiến đấu và truyền thống anh dũng của cuộc cách mạng Pháp 1789 1794 và của phong trào Ánh sáng thế kỉ XVIII. Điều đó thể hiện ở việc ơng đã đả kích
mạnh mẽ bọn phong kiến phản động được khơi phục lại ở Pháp cũng như ở Ý dưới thời
Trung hưng, với sự bảo hộ của Liên minh thần thánh. Ông căm thù mọi thứ chuyên chế.
Ông ghét cay ghét đắng Nhà thờ và tơn giáo. Ơng khơng che giấu mối cảm tình trước sau
như một của ơng đối với cách mạng, đối với người đảng viên Jacobins. Cùng với tư tưởng
duy vật và vô thần thừa hưởng được của thế kỉ XVIII, Stendhal tiếp tục đề cao lí trí, tin
tưởng ở lí trí con người. Khơng phải là ơng khơng nhìn thấy rõ sự suy sụp về lí tưởng của
các nhà triết học thế kỉ trước, bởi chính ơng đã mô tả sắc nét hơn ai hết mối thất vọng
chua cay về “thời thống trị của lí trí”. Cái ảo tưởng đó hồn tồn tan vỡ trước sự lên ngơi
của giai cấp tư sản, trước sự hình thành của ý thức hệ tư sản.
Chính Stendhal khơng những đã đả kích quyết liệt giai cấp quý tộc và giới tu
hành, mà cịn bóc trần cả bản chất xấu xa, thối nát của những quan hệ tư sản. Stendhal đã
nhận thấy cách mạng đưa lại sự thắng lợi cho giai cấp tư sản để áp bức, bóc lột nhân dân.
Khác với nhiều người đương thời, ông sáng suốt hiểu rằng chế độ cộng hịa tư sản cũng
chẳng hơn gì chế độ quân chủ, đảng tự do là một chính đảng của giai cấp tư sản áp bức
nhân dân, và thắng lợi của nó cũng khơng đem lại tự do cho con người.
Tuy nhiên, mặc dầu không thỏa mãn với những thành quả của cách mạng và có
thái độ phủ nhận đối với giai cấp tư sản chiến thắng, Stendhal không rơi vào chủ nghĩa bi
quan như hầu hết các nhà văn thời bấy giờ. Ông tỉnh táo đánh giá, phê phán xã hội đương
thời và trước sau như một. Ông nhiệt thành, can đảm bảo vệ lí tưởng cách mạng của thế kỉ
XVIII và tin vào thắng lợi tương lai của lực lượng dân chủ.
Là nhà phân tích tâm lí bậc thầy, Stendhal chú trọng đến nhiệt tình, đến dục
vọng của con người. Vấn đề dục vọng chiếm một vị trí đặc biệt trong sáng tác của ông. Ở
điểm này, nhà văn là người kế thừa trực tiếp tư tưởng của các nhà triết học Ánh sáng.

Theo họ, dục vọng là phẩm chất cần thiết cho sự phát triển hài hòa xã hội và con người.
Diderot chẳng hạn, cho rằng dục vọng trước hết là một hiện tượng xã hội. Theo ơng, con
người lãnh đạm, khơng có nhiệt tình, khơng có dục vọng thì khơng thể là một cơng dân, vì


25

bất cứ tình cảm cơng dân nào cũng đều là dục vọng. Tiếp theo Diderot, Stendhal cho rằng
khả năng dục vọng là tiêu chuẩn khơng phải chỉ của trình độ tri thức mà cịn của sự phát
triển cơng dân của con người và dục vọng chính là khả năng của con người về những tình
cảm lớn, về những hành động có ý nghĩa lớn lao.
Stendhal cho rằng xã hội có thể thúc đẩy những dục vọng mãnh liệt, những
phẩm chất anh hùng phát triển ở con người hoặc ngược lại, bóp chết chúng. Ơng đã chú ý
quan sát xã hội đương thời về phương diện này. Ông đã nhận thấy trong thời kì cách mạng
Pháp thế kỉ XVIII cũng như trong phong trào vận động giải phóng dân tộc và thống nhất
nước Ý đã có những điều kiện xã hội thúc đẩy sự xuất hiện những nhiệt tình cao quý và
những sự nghiệp anh hùng. Còn như ở Pháp, dưới thời Trung hưng cũng như thời Quân
chủ tháng Bảy, thì cái hơi lạnh chết chóc của chế độ phản động phong kiến và Nhà thờ
cũng như sự chiến thắng của thói danh lợi đê tiện và chủ nghĩa con bn của giai cấp tư
sản đã phá hoại, thủ tiêu mọi khả năng xuất hiện những tình cảm lớn, những tính cách anh
hùng. Trong điều kiện đó, bất cứ một người nào có phẩm chất, có tâm hồn, bất cứ ai khao
khát sự nghiệp anh hùng, dù chỉ là chủ nghĩa anh hùng cá nhân, không thể không đi vào
con đường chống đối lại cái thực tại tư sản tầm thường, hèn kém. Đó chính là tấn bi kịch
của những nhân vật như Julien Sorel, như Fabrice del Dongo, bi kịch mâu thuẫn giữa cá
nhân và xã hội. Nó là chủ đề chung của nhiều tiểu thuyết của Stendhal và được thể hiện
xuất sắc nhất trong tiểu thuyết Đỏ và Đen.
1.3.3. Nhan đề đa nghĩa
Viết tiểu thuyết Đỏ và Đen, Stendhal mượn chuyện của một vụ án có thực đăng
trên mục thời sự một tập san tòa án năm 1827. Về mặt sự kiện, vụ Berthet được kể lại khá
đúng trong cuốn tiểu thuyết của Stendhal, nhưng đó chỉ là bề ngoài. Sự thật, nhà văn đã

xây dựng tác phẩm bằng vô số tài liệu rút ra từ kinh nghiệm sống phong phú của bản thân
tác giả, từ những quan sát tỉ mỉ đời sống xã hội của ông trong bao nhiêu năm. Hơn hết,
ông đã đem lại cho câu chuyện riêng ngẫu nhiên đó một ý nghĩa điển hình rộng rãi.
Vì sao Stendhal lại đặt cho cuốn tiểu thuyết cái tên Đỏ và Đen? Nhà văn không
để lại một lời giải thích nào. Vì vậy, các nhà nghiên cứu và phê bình đã tranh luận nhiều
và hiểu rất khác nhau, thậm chí có người giải thích một cách khá tùy tiện. Song, tựu trung


×