Tải bản đầy đủ (.docx) (255 trang)

Chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.7 KB, 255 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Chất lƣợng lợi nhuận là nhân tố quan trọng giúp đánh giá sức khỏe tài chính
cơng ty (Bellovary & cộng sự, 2005). Tuy vậy, nhân tố này đôi khi không đƣợc các
đối tƣợng sử dụng báo cáo tài chính (BCTC) chú ý. Có nhiều định nghĩa khác nhau
về chất lƣợng lợi nhuận, và các định nghĩa này tập trung nhấn mạnh vào ba khía
cạnh: (i) khoản chênh lệch giữa lợi nhuận báo cáo (lợi nhuận kế tốn) và lợi nhuận
thực tế của cơng ty (đơi khi cịn gọi là lợi nhuận kinh tế) (Pratt, 2010); (ii) mức độ
rủi ro thông tin mà công ty cung cấp cho ngƣời sử dụng (Ecker & cộng sự, 2006);
(iii) tính giá trị của thơng tin tài chính cho việc ra quyết định của ngƣời sử dụng
(Dechow & cộng sự, 2010).
Với quyền tự quyết đối với báo cáo lợi nhuận, nhà quản trị có thể chủ động
che giấu hiệu quả hoạt động thực sự của công ty. Các nghiên cứu trƣớc đây tìm
kiếm bằng chứng về chất lƣợng lợi nhuận (quản trị lợi nhuận) khi công ty phát hành
cổ phiếu lần đầu ra công chúng (initial pulic offering – IPO) (Sletten & cộng sự,
2018; Premti & Smith, 2020). Aharony, Lin và Loeb (1993); Friedlan (1994) cho
rằng công ty thƣờng thực hiện quản trị lợi nhuận nhằm tăng giá cổ phiếu và giúp cổ
phiếu dễ dàng mua bán hơn trên thị trƣờng. Để gia tăng lợi nhuận, công ty thƣờng
―tác động‖ đến khoản dồn tích bất thƣờng (discretionary accruals). Do vấn đề bất
cân xứng thông tin nên nhà đầu tƣ thƣờng tiếp cận với nguồn thông tin hạn chế từ
cơng ty; từ đó, họ gặp khó khăn trong việc đánh giá tính hợp lý lợi nhuận cũng nhƣ
là dự báo sát hiệu quả hoạt động của công ty trong tƣơng lai.
Xét về mặt lý thuyết, chất lƣợng lợi nhuận có thể đƣợc giải thích thơng qua
lý thuyết chủ nghĩa cơ hội (Opportunism Theory), lý thuyết bất cân xứng thông tin
(Information Asymmetry Theory) và lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory) (Rangan,
1998; Aboody, Hughes & Liu, 2005; Baskin & Miranti, 1997; Shivakumar, 2000).
Lý thuyết chủ nghĩa cơ hội cho rằng công ty thƣờng điều chỉnh lợi nhuận khi công
ty cảm thấy mình nắm bắt đƣợc cơ hội. Trong trƣờng hợp của



2

nghiên cứu thì niêm yết cổ phiếu lần đầu tiên là một cơ hội công ty cần phải nắm
bắt để gia tăng vị thế công ty và thu hút nhà đầu tƣ trên thị trƣờng. Lý thuyết bất
cân xứng thông tin cho rằng quản trị lợi nhuận có thể đƣợc thực hiện khi nhà đầu tƣ
không nắm rõ thông tin về tình hình hoạt động của cơng ty. Đối với trƣờng hợp
niêm yết lần đầu tiên cũng vậy, nhà đầu tƣ hồn tồn khơng biết về cơng ty. Vì vậy,
điều mà nhà đầu tƣ có thể đánh giá chính là lợi nhuận. Hiểu đƣợc điều này, công ty
sẽ can thiệp vào lợi nhuận để gia tăng uy tín của mình đối với nhà đầu tƣ (Rajgopal
& Venkatachalam, 2011; Habib & Azim, 2008; Bushman & Smith, 2003). Lý
thuyết tín hiệu đề cập đến việc công bố thông tin công ty ra thị trƣờng. Tín hiệu là
vơ cùng cần thiết đối với cơng ty niêm yết lần đầu vì có thể giúp họ thu hút đƣợc sự
chú ý của nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, tín hiệu lợi nhuận xuất phát từ hành vi điều chỉnh
sẽ khơng phản ánh đúng tình hình hoạt động và khiến cho chất lƣợng lợi nhuận
công ty kém đi (Gunny, 2010; Louis & Robinson, 2005; Subramanyam, 1996).
Xét về mặt kiểm nghiệm, một số lớn các nghiên cứu trên thế giới về chất
lƣợng lợi nhuận đánh giá chất lƣợng lợi nhuận (thông qua quản trị lợi nhuận) của
các công ty IPO vì các cơng ty IPO có động cơ lớn trong việc báo cáo lợi nhuận
tăng nhằm ảnh hƣởng tích cực đến giá cổ phiếu. Cũng lƣu ý rằng, ở các nƣớc,
thƣờng IPO cũng đồng thời niêm yết (lần đầu) cổ phiếu trên thị trƣờng chứng
khoán (Boulton, Smart & Zutter, 2011). Cơng ty thƣờng có khuynh hƣớng quản trị
lợi nhuận trƣớc IPO để có thể can thiệp vào quyết định của nhà đầu tƣ vào thời
điểm IPO (Ronen & Yaari, 2008). Động cơ can thiệp lợi nhuận là nhằm thu hút nhà
đầu tƣ với mức chi phí thấp hơn (Richardson, 2003). Tuy nhiên, hành vi can thiệp
này lại làm suy giảm chất lƣợng lợi nhuận (Miloud, 2014; Karami & cộng sự, 2014;
Goodman & Hall, 2007).
Đối với đa phần các quốc gia trên thế giới thì IPO và niêm yết cổ phiếu lần
đầu tiên diễn ra cùng thời điểm. Tuy nhiên, đối với trƣờng hợp Việt Nam thì niêm
yết cổ phiếu lần đầu tiên thƣờng tiến hành sau IPO. Ngoài ra, các yêu cầu đối với

IPO và niêm yết cổ phiếu lần đầu tiên trên sở giao dịch chứng khoán cũng khác
nhau. Thƣờng tiêu chuẩn và yêu cầu đối với việc niêm yết cổ phiếu lần đầu tiên sẽ


3

1

khó hơn . Nhƣ vậy, có thể suy ra rằng hành vi báo cáo lợi nhuận có lợi thậm chí cịn
thể hiện rõ hơn nơi các cơng ty niêm yết lần đầu tiên trên thị trƣờng chứng khoán
(TTCK). Để đạt đƣợc điều kiện niêm yết, công ty cần phải đáp ứng yêu cầu phát
hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Điều này địi hỏi cơng ty phải duy trì mức lợi
nhuận hợp lý. Vì vậy, cơng ty có thể báo cáo lợi nhuận cao hơn tại bƣớc này. Sau
đó, để có thể niêm yết cổ phiếu lần đầu tiên trên thị trƣờng thì họ cịn phải đáp ứng
các điều kiện khó khăn hơn. Trong tình cảnh này, cơng ty lại phải tiếp tục thực hiện
hành động làm thay đổi lợi nhuận báo cáo. Lợi nhuận cao trƣớc khi niêm yết lần
đầu là kết quả hành vi của ngƣời quản lý cơng ty. Đó là lý do tại sao lợi nhuận này
trên thực tế khơng phản ánh chính xác tình hình hoạt động của cơng ty trong tƣơng
lai. Hành động này dẫn đến hệ quả là sau thời điểm niêm yết lần đầu thì lợi nhuận
cơng ty khơng tiếp tục duy trì và giảm dần theo thời gian khi các khoản dồn tích
trƣớc đó đƣợc điều chỉnh lại cho hợp lý.
Thị trƣờng chứng khốn (TTCK) Việt Nam mới hình thành và phát triển
trong khoảng thời gian chƣa đủ dài nên các nghiên cứu về các cơng ty IPO cịn khá
hạn chế (Trần Thị Hải Lý & Dƣơng Kha, 2019; Huang & cộng sự, 2016). Chủ yếu
là các nghiên cứu đánh giá quản trị lợi nhuận (Mai Thị Hoàng Khánh & Nguyễn
Vĩnh Khƣơng, 2018; Đặng Ngọc Hùng & cộng sự, 2017; Le & cộng sự, 2020;
Đặng Ngọc Hùng & cộng sự, 2018; Nguyễn Vĩnh Khƣơng & cộng sự, 2019; Mai
Thị Hoàng Khánh & Phung Anh Thu, 2019). Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào
đánh giá chất lƣợng lợi nhuận của các công ty niêm yết lần đầu tiên trên TTCK Việt
Nam.

Tại thị trƣờng Việt Nam thì các nghiên cứu về chất lƣợng lợi nhuận còn khá
hạn chế, chủ yếu nhấn mạnh đến một khía cạnh của chất lƣợng lợi nhuận có thể đo
lƣờng đó là quản trị lợi nhuận. Đa phần các nghiên cứu tập trung vào việc phân tích
1 IPO yêu cầu công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, lợi nhuận sau thuế của năm liền trƣớc dƣơng,

và khơng có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký phát hành. Với những điều kiện khắc khe hơn, niêm yết cổ phiếu
lần đầu yêu cầu công ty phải có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất
có lãi, có ít nhất 50% cổ đơng bên ngồi nằm giữ 20% vốn cổ phần (công ty vốn dƣới 100 tỷ đồng) hoặc
15% (cơng ty có vốn trên 100 tỷ đồng), cổ đơng là thành viên HĐQT, BGĐ, và Ban kiểm soát phải nắm giữ ít
nhất 50% cổ phiếu sở hữu trong vịng 3 năm kể từ ngày niêm yết lần đầu.


4

các hình thức quản trị lợi nhuận (Đƣờng Nguyễn Hƣng, 2013; Phạm Thị Bích Vân,
2014), xác định mơ hình đo lƣờng quản trị lợi nhuận (Phạm Thị Bích Vân, 2012;
Nguyễn Trọng Nguyên, 2015; Phạm Thị Bích Vân, 2015; Dƣơng Nguyễn Thanh
Tâm, 2014), nhân tố chi phối quản trị lợi nhuận (Đặng Ngọc Hùng, 2015; Nguyễn
Thị Phƣơng Hồng, 2016), và ảnh hƣởng của quản trị lợi nhuận đến thị trƣờng
chứng khoán (Nguyễn Cơng Phƣơng & cộng sự, 2016). Chỉ có một nghiên cứu
đánh giá quản trị lợi nhuận của các công ty phát hành thêm cổ phiếu của Nguyễn
Công Phƣơng (2017). Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng 75% công ty có dấu
hiệu điều chỉnh lợi nhuận cao hơn so với lợi nhuận thực tế của công ty vào thời
điểm một quý trƣớc khi phát hành thêm cổ phần mới ra thị trƣờng. Nhƣ vậy, vấn đề
chất lƣợng lợi nhuận của công ty niêm yết lần đầu tiên trên thị trƣờng chứng khoán
vẫn chƣa đƣợc đánh giá, trong khi các cơng ty này có động cơ lớn cho hành vi báo
cáo lợi nhuận tăng.
Một khi công ty niêm yết lần đầu có hành vi báo cáo lợi nhuận cơ hội, nhân tố
nào sẽ tác động đến mức độ báo cáo lợi nhuận cơ hội này là một câu hỏi cần giải đáp.
Các nghiên cứu trƣớc đây ở nƣớc ngoài chỉ ra một số nhân tố có thể ảnh hƣởng đến

chất lƣợng lợi nhuận bao gồm tính độc lập của hội đồng quản trị (HĐQT), chất lƣợng
kiểm tốn, địn bẩy tài chính, quy mơ, dịng tiền, và chính sách cổ tức, khả năng sinh
lời, thanh khoản, và doanh thu (Kosi & Valentincic, 2013; Hamidzadeh & Zeinali,
2015; Bhattacharya & cộng sự, 2012; Sepasi & cộng sự, 2016). Gần đây, một số cơng
trình nghiên cứu cho rằng các yếu tố bao gồm đòn bẩy tài chính, tỷ lệ chi trả cổ tức,
quy mơ, và dòng tiền (đƣợc gọi là yếu tố giới hạn tài chính - financial constraints)
(Linn & Weagley, 2019; Jang & cộng sự, 2019; Kaushik & cộng sự, 2019; Driver &
Muñoz-Bugarin, 2019; Fernando & cộng sự, 2012). Đối với trƣờng hợp Việt Nam thì
các yếu tố này chƣa đƣợc kết hợp để hình thành nên một chỉ số duy nhất đánh giá khả
năng tiếp cận nguồn quỹ của công ty. Đối với các công ty niêm yết lần đầu trên thị
trƣờng thì họ thƣờng gánh chịu vấn đề giới hạn tài chính do cơng ty ít đƣợc biết đến
bởi các bên tham gia trên thị trƣờng và cũng không nhận


5

đƣợc sự tín nhiệm cao từ họ. Vì vậy, cơng ty gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn
đầu tƣ và vốn vay. Điều này thúc đẩy động cơ quản trị lợi nhuận của công ty.
Dựa trên bằng chứng lý thuyết, kiểm nghiệm, cũng nhƣ tình hình thực tế về
lợi nhuận báo cáo của các công ty niêm yết cổ phiếu lần đầu tiên trên thị trƣờng
chứng khoán, chủ đề của luận án là: “CHẤT LƢỢNG LỢI NHUẬN CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT LẦN ĐẦU TIÊN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM”.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
[1]

Đánh giá đƣợc chất lƣợng lợi nhuận của các công ty niêm yết lần


đầu tiên trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
[2]

Đánh giá đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng lợi nhuận của

các công ty niêm yết lần đầu tiên trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là chất lƣợng lợi nhuận của các công ty

niêm yết lần đầu tiên trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, tập trung xem xét chất
lƣợng lợi nhuận suy giảm ở thời điểm niêm yết do quản trị lợi nhuận và các nhân tố
ảnh hƣởng đến chất lƣợng lợi nhuận của công ty.
 Phạm vi nghiên cứu
-

Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu là các cơng ty phi tài chính niêm yết

lần đầu tiên trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
- Về mặt thời gian: Số liệu công ty phi tài chính niêm yết lần đầu tiên trên thị
trƣờng chứng khốn đƣợc thu thập trong giai đoạn từ 2009 đến 2019.
- Về mặt đo lƣờng chất lƣợng lợi nhuận: Do nghiên cứu trong thời gian dài cùng
với kích thƣớc mẫu lớn, việc thu thập tất cả các loại dữ liệu liên quan rất khó thực hiện.
Do đó nghiên cứu khơng sử dụng nhiều cách đo khác nhau để đo lƣờng chất lƣợng lợi
nhuận, mà chỉ sử dụng hai đại diện có tính phổ thơng nhất, đó là quản


6


trị lợi nhuận thơng qua biến dồn tích (discretionary accruals) và thông qua giao dịch
thực.
4.

Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
 Cách tiếp cận
Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận thực chứng (positive approach) để đánh

giá thực trạng chất lƣợng lợi nhuận và các nhân tố có ảnh hƣởng đến chất lƣợng lợi
nhuận của công ty niêm yết lần đầu tiên tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng (quantitative analysis) đƣợc sử dụng.
Phƣơng pháp này gồm các bƣớc: đặt giả thuyết nghiên cứu, đo lƣờng biến độc lập
và biến phụ thuộc, tiến hành thu thập và xử lý số liệu, kiểm định giả thuyết.
5.

Đóng góp của đề tài
 Đóng góp về mặt học thuật
Xét về khía cạnh học thuật, kết quả của cơng trình nghiên cứu đóng góp vào

cơ sở lý thuyết cũng nhƣ kiểm nghiệm nghiên cứu về chủ đề chất lƣợng lợi nhuận
qua các điểm sau:
Thứ nhất, thông qua đánh giá chất lƣợng lợi nhuận của các công ty niêm yết
lần đầu tiên trên sở giao dịch chứng khốn, nghiên cứu bổ sung thêm kiến thức
thơng qua việc cung cấp bằng chứng về hành vi báo cáo lợi nhuận cơ hội của các
công ty này ở một thị trƣờng mới nổi.
Thứ hai, nghiên cứu trên kích thƣớc mẫu lớn, trong nhiều năm cung cấp
bằng chứng thuyết phục hơn về chủ đề này ở Việt Nam. Mặt khác, việc bổ sung
nhân tố ―giới hạn tài chính‖ làm cho kết quả nghiên cứu đƣa ra đƣợc bằng chứng

có giá trị mới ảnh hƣởng của nhân tố này đến chất lƣợng lợi nhuận của các công ty
niêm yết lần đầu tiên ở Việt Nam. Điều này mở ra cơ hội cho việc sử dụng nhân tố
này trong các nghiên cứu trong tƣơng lai.


7

 Đóng góp về mặt thực tiễn
Xét về khía cạnh thực tiễn, kết quả từ cơng trình nghiên cứu sẽ đƣa ra một số
gợi ý về chính sách và chiến lƣợc đối với các đối tƣợng sử dụng thông tin liên quan
đến chất lƣợng lợi nhuận của công ty thông qua các điểm sau:
Thứ nhất, kết quả đánh giá về chất lƣợng lợi nhuận của các công ty niêm yết
lần đầu tiên trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam sẽ giúp nhà đầu tƣ, chủ sở hữu,
và chủ nợ có đánh giá thận trọng hơn trong việc đƣa ra quyết định đầu tƣ, quyết
định tài chính. Bên cạnh đó, đánh giá về chất lƣợng lợi nhuận công ty cũng là cơ sở
để các cơ quan quản lý có liên quan xem xét để tăng cƣờng quản lý hoạt động niêm
yết lần đầu của các công ty để bảo vệ nhà đầu tƣ.
Thứ hai, kết quả đánh giá các nhân tố tác động đến chất lƣợng lợi nhuận của
công ty niêm yết lần đầu tiên trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam cung cấp cho
nhà đầu tƣ, cơng ty kiểm tốn, chủ nợ, chủ sở hữu, và chính phủ những yếu tố quan
trọng đƣợc xem nhƣ là dấu hiệu của chất lƣợng lợi nhuận kém để theo dõi và đánh
giá sát sao.
Thứ ba, đối với riêng nhà nghiên cứu thì kết quả của cơng trình này sẽ là cơ
sở tham khảo cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về chất lƣợng lợi nhuận. Các nhà
nghiên cứu có thể mở rộng cơng trình này bằng việc đánh giá nhiều nhân tố tác
động hơn, sử dụng các biến đại diện khác cho các nhân tố nghiên cứu trong bài,
hoặc áp dụng các kỹ thuật ƣớc lƣợng khác giúp cải thiện kết quả nghiên cứu.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án đƣợc tổ chức thành 4 chƣơng.
Chƣơng 1 – Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về chất lƣợng lợi nhuận


– tổng hợp và phân tích các lý thuyết về các nghiên cứu kiểm nghiệm trong và
ngồi nƣớc có liên quan đến chất lƣợng lợi nhuận. Chƣơng này trình bày các lý
thuyết quản trị cơng ty và lý thuyết hành vi, các quan điểm khác nhau về chất lƣợng


8

lợi nhuận, cách thức đánh giá chất lƣợng lợi nhuận, và các nhân tố ảnh hƣởng đến
chất lƣợng lợi nhuận.
Chƣơng 2 – Thiết kế nghiên cứu – trình bày phƣơng pháp để đạt đƣợc mục
tiêu của luận án. Chƣơng này tập trung vào các giả thuyết nghiên cứu nhằm chỉ ra
mối quan hệ giữa chất lƣợng lợi nhuận và các yếu tố tác động (giới hạn tài chính,
tính độc lập của HĐQT, chất lƣợng kiểm toán, khả năng thanh khoản, tăng trƣởng
doanh thu, và khả năng sinh lời), mơ hình nghiên cứu, cách thức đo lƣờng biến độc
lập và phụ thuộc, cách thức thu thập dữ liệu, và kỹ thuật phân tích dữ liệu. Phƣơng
pháp nghiên cứu đƣợc xem nhƣ là cách thức giúp luận án đạt đƣợc các mục tiêu
nghiên cứu đã đề ra.
Chƣơng 3 – Kết quả nghiên cứu – trình bày kết quả từ mơ hình hồi quy về
tác động của các yếu tố khác nhau đến chất lƣợng lợi nhuận của công ty. Kết quả đề
cập đến thống kê mô tả cho biến độc lập và biến phụ thuộc, phân tích đơn biến
(phân tích hệ số tƣơng quan), và phân tích đa biến (kỹ thuật ƣớc lƣợng hồi quy –
POLS, FEM, REM, và SGMM). Chƣơng này cung cấp bằng chứng về các yếu tố
tác động đến chất lƣợng lợi nhuận của các công ty niêm yết lần đầu tiên trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Chƣơng 4 – Bàn luận và khuyến nghị – bàn luận kết quả nghiên cứu đối với
bối cảnh của các công ty niêm yết lần đầu tiên trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam. Từ đó, nghiên cứu đƣa ra các khuyến nghị đối với các bên có liên quan bao
gồm cơng ty niêm yết, nhà đầu tƣ, và chính phủ.



9

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN
NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƢỢNG LỢI NHUẬN
Chất lƣợng lợi nhuận (earnings quality) là vấn đề cốt lõi trong kinh doanh
nói chung và kế tốn, tài chính nói riêng. Mục đích quan trọng nhất của báo cáo tài
chính là phản ánh đƣợc bản chất của công ty và giúp ngƣời sử dụng BCTC đƣa ra
quyết định hiệu quả nhất. Nếu số liệu trên BCTC có chất lƣợng thấp thì ngƣời sử
dụng khơng thể đƣa ra quyết định đúng đắn và vì lẽ đó khơng thể hồn thành đƣợc
mục đích quan trọng nhất này. Nhƣ vậy, việc đánh giá chất lƣợng lợi nhuận của
công ty là vấn đề cực kỳ quan trọng và là một chủ đề tối cần thiết trong các nghiên
cứu về kế tốn tài chính. Chƣơng một, sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan
nghiên cứu kiểm nghiệm liên quan đến chất lƣợng lợi nhuận theo trình tự nhƣ sau:
(1) tìm hiểu các quan điểm về chất lƣợng lợi nhuận trong các cơng trình nghiên cứu
trƣớc đây; (2) trình bày các lý thuyết nền tảng giải thích cho chất lƣợng lợi nhuận;
(3) tổng hợp cách thức đo lƣờng chất lƣợng lợi nhuận; (4) trình bày các nhân tố ảnh
hƣởng đến chất lƣợng lợi nhuận; (5) trình bày các cơng trình nghiên cứu có liên
quan đến về chất lƣợng lợi nhuận ở Việt Nam.
1.1. Quan điểm về chất lƣợng lợi nhuận
Theo các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây, chất lƣợng lợi nhuận có thể
đƣợc hiểu là mức độ mà lợi nhuận báo cáo (reported earnings) phản ánh đúng bản
chất hoạt động của cơng ty hay cũng có thể đƣợc hiểu là sự khác biệt giữa lợi nhuận
báo cáo và lợi nhuận thực của công ty (Mohammady, 2010). Schipper và Vincent
(2003) đánh giá chất lƣợng lợi nhuận dựa trên mức độ phù hợp giữa thu nhập thực
của công ty và thu nhập kinh tế (economic income). Penman (2003) cho rằng lợi
nhuận kế tốn có chất lƣợng tốt khi thơng tin mà nó đem lại có thể giúp dự báo lợi
nhuận trong tƣơng lai của công ty. Qua các nghiên cứu này, luận án thấy hai khía
cạnh đánh giá chất lƣợng lợi nhuận là (1) lợi nhuận có phản ánh trung thực hoạt
động của cơng ty khơng và (2) lợi nhuận có hữu ích trong việc hỗ trợ ngƣời dùng

đƣa ra quyết định kinh tế không. Francis và cộng sự (2004), Roychowdhury (2006),
và Dechow, Ge, và Schrand (2010) phân các tiêu chí đánh giá chất lƣợng lợi nhuận


10

thành ba nhóm là (1) tiêu chí dựa trên số liệu kế tốn (accounting-based measures),
(2) tiêu chí gắn với thị trƣờng (market-based attributes), và (3) tiêu chí dựa trên
giao dịch thực (real activities).
Các tiêu chí dựa trên số liệu kế tốn bao gồm (1) chất lƣợng khoản dồn tích
(accrual quality), tính duy trì (earnings persistence), tính khả đốn (earnings
predictability), và tính ổn định (eanings smoothness). Tất cả các tiêu chí này đựa
trên giả định là lợi nhuận kế toán cho thấy khả năng phân bổ luồng tiền qua các kỳ
báo cáo kế tốn một cách hiệu quả thơng qua kế tốn dồn tích. Chính vì vậy, luồng
tiền và các thơng tin kế tốn sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau khi lợi nhuận báo
cáo phản ánh trung thực kết quả hoạt động thực sự của công ty.
Các tiêu chí gắn với thị trƣờng đƣợc xác định dựa trên quan điểm rằng lợi
nhuận phản ánh thu nhập kinh tế đƣợc đánh giá thông qua tỷ suất sinh lợi của cổ
phiếu. Nhóm này bao gồm hai tiêu chí (1) giá trị thích hợp (value relevance) và (2)
tính kịp thời và thận trọng (timeliness and conservatism). Giá trị thích hợp đƣa ra
mức độ mà lợi nhuận báo cáo có thể giải thích cho sự biến động trong giá cổ phiếu
và tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tƣ thu đƣợc từ cổ phiếu của cơng ty. Tính kịp thời và
thận trọng đánh giá xem các khoản lỗ có đƣợc ghi nhận kịp thời và đúng kỳ phát
sinh hay khơng.
Các tiêu chí dựa trên giao dịch thực bao gồm (1) điều chỉnh doanh số (sales
manipulation), (2) chi tiêu tự quyết (discretionary expenditure), và (3) sản xuất quá
mức (overproduction). Thứ nhất, điều chỉnh doanh số đƣợc định nghĩa là nỗ lực của
nhà quản trị để gia tăng doanh số tạm thời trong kỳ kế toán bằng cách đƣa ra mức
chiết khấu về giá và điều khoản tín dụng ít khe khắt hơn. Thứ hai, công ty sẽ nỗ lực
giảm chi tiêu tự quyết đối với chi phí bảo trì hay chi đầu tƣ phát triển nhằm gia tăng

lợi nhuận trong kỳ kế toán. Cuối cùng, cơng ty sản xuất nhiều hàng hóa hơn mức
cần thiết để đáp ứng mức cầu kỳ vọng từ đó giảm chi phí cố định trên mỗi đơn vị
sản xuất.


11

1.1.1. Chất lượng lợi nhuận dựa trên khoản dồn tích (quản trị lợi nhuận –
earnings management)
Quan điểm của tiêu chí này là khoản dồn tích sẽ làm giảm chất lƣợng lợi
nhuận của công ty. Chất lƣợng lợi nhuận sẽ đƣợc đánh giá thơng qua phân tích giá
trị các khoản hạch tốn dồn tích và phần bị điều chỉnh (manipulation). Cụ thể, phần
hạch tốn dồn tích bị điều chỉnh có thể đƣợc xác định thông qua:
- Sự tăng hay giảm trong tổng các khoản dồn tích: trong trƣờng hợp các
khoản hạch tốn dồn tích khơng bị can thiệp bởi nhà quản trị thì các khoản
dồn tích sẽ ổn định qua thời gian. Chính vì vậy, sự biến động tăng giảm của
các khoản dồn tích này hàm ý rằng đây là kết quả của việc điều chỉnh số liệu
kế toán.
- Khoản dồn tích bất thƣờng (abnormal accruals): đối với phƣơng pháp
này, tổng dồn tích sẽ đƣợc đƣa vào mơ hình hồi quy chung với các biến số
kế toán khác nhƣ doanh thu (revenues), khoản phải thu (account
receivables), hay tài sản cố định (fixed assets). Phần dƣ dự báo từ phƣơng
trình hồi quy đƣợc sử dụng để đánh giá khoản dồn tích bất thƣờng hay
khơng giải thích đƣợc của cơng ty.
- Mối quan hệ giữa tổng dồn tích và luồng tiền: Dechow và Dichev (2002)
phân tích và chỉ ra rằng các khoản dồn tích ngắn hạn (short-term accruals)
đƣợc xác định thơng qua vốn lƣu động (working capital) có mối quan hệ
chặt chẽ với luồng tiền liền trƣớc, trong, và liền sau kỳ báo cáo.
1.1.2. Chất lượng lợi nhuận dựa trên tính duy trì, tính ổn định, và tính khả đốn
của lợi nhuận

Tính duy trì của lợi nhuận (earnings persistence) đƣợc xác định dựa trên
sự tự tƣơng quan (autocorrelation) trong chuỗi giá trị lợi nhuận. Nó thể hiện mức độ
lợi nhuận hiện tại sẽ trở thành một phần cố định trong chuỗi giá trị lợi nhuận trong
tƣơng lai. Schipper và Vincent (2003) cho rằng tính duy trì của lợi nhuận có mối
quan hệ cùng chiều với mức độ phản ứng của nhà đầu tƣ đối với thông tin liên quan
đến lợi nhuận báo cáo. Nói cách khác, tính duy trì là đặc điểm thể hiện tính hữu


12

dụng (usefulness) của lợi nhuận báo cáo trong việc ra quyết định đầu tƣ. Dechow và
cộng sự (2010) nhấn mạnh rằng tính duy trì của lợi nhuận đƣợc xác định bằng hệ số
hồi quy giữa lợi nhuận hiện tại và lợi nhuận tƣơng lai. Thơng tin với lợi nhuận kế
tốn có khả năng duy trì cao rất hữu ích trong việc dự báo và đánh giá kết quả hoạt
động tƣơng lai của công ty. Điều này lý giải cho nguyên nhân đa phần các nghiên
cứu về tài chính cơng ty và thị trƣờng chứng khốn đều đề cập đến tính duy trì của
lợi nhuận. Ngồi ra, Dechow và cộng sự (2010) cũng cho rằng tính duy trì của lợi
nhuận có mối quan hệ cùng chiều với các tiêu chí khác chẳng hạn nhƣ khoản dồn
tích bất thƣờng. Cơng ty với tổng các khoản dồn tích cao thì giá trị dồn tích bất
thƣờng nhiều khả năng cũng sẽ cao, lợi nhuận có tính duy trì thấp, tần suất báo cáo
lại số liệu cao, hệ thống kiểm soát nội bộ kém, và phản ứng của nhà đầu tƣ đối với
thông tin về lợi nhuận cũng yếu hơn. Tính duy trì của lợi nhuận bị chi phối bởi đặc
điểm công ty và hệ thống kế tốn.
Tính ổn định của lợi nhuận (earnings smoothness) là một thuộc tính quan
trọng phụ thuộc vào lựa chọn của hội đồng quản trị. Có nghĩa là, nhà quản trị sẽ
chuyển lợi nhuận từ các năm kinh doanh tốt sang các năm kinh doanh khó khăn để
lợi nhuận kế tốn khơng có q nhiều sự biến động giữa các năm (Copeland, 1968).
Hành vi nhƣ vậy có thể đƣợc giải thích theo hai khía cạnh nhƣ sau (1) việc can
thiệp làm ổn định lợi nhuận đƣợc coi là cố tình che giấu thông tin (Levitt & March,
1988). Bằng cách này, nội bộ công ty sẽ che giấu các hành vi của mình để trục lợi

và hạn chế sự can thiệp từ bên ngồi. Ví dụ, nhà quản trị sẽ giữ lợi nhuận ổn định
nhằm đạt đƣợc tiêu chí khen thƣởng và đảm bảo vị trí quản lý của mình (Healy &
Wahlen, 1999; Arya, Glover & Sunder, 2003; Fudenberg & Tirole, 1995). Phạm Thị
Bích Vân (2012) cũng cho rằng các cơng ty nỗ lực giảm thiểu sự biến động trong
chỉ tiêu lợi nhuận giữa các kỳ kế toán nhằm giữ giá cổ phiếu đƣợc ổn định hoặc làm
tăng giá trị thị trƣờng của cổ phiếu. Bởi vì lợi nhuận giữa các kỳ kế toán biến động
lớn đồng nghĩa với rủi ro cao khi đầu tƣ vào cơng ty đó, vì thế, giá cổ phiếu sẽ rớt
giá so với giá cổ phiếu của các cơng ty có lợi nhuận ổn định qua các kỳ kế toán. Hệ
quả là, nhà quản trị của các cơng ty niêm yết có khuynh hƣớng điều


13

chỉnh lợi nhuận (theo hƣớng san bằng) nhằm đạt đƣợc sự ổn định về lợi nhuận giữa
các kỳ kế toán để đảm bảo lợi nhuận bền vững trong dài hạn; (2) việc can thiệp làm
ổn định lợi nhuận sẽ cung cấp thơng tin giúp nhận diện những thành phần ít thay đổi
trong lợi nhuận và truyền đạt thông tin riêng của nhà quản trị ra thị trƣờng. Tucker
và Zarowin (2006) cho rằng sự thay đổi trong giá cổ phiếu của các cơng ty với lợi
nhuận có tính ổn định cao sẽ mang lại thông tin về lợi nhuận tƣơng lai tốt hơn là
các cơng ty có tính ổn định của lợi nhuận thấp. Điều này hàm ý rằng tính ổn định
của lợi nhuận có thể truyền đạt thơng tin của hội đồng quản trị đến nhà đầu tƣ trên
thị trƣờng.
Tính khả đoán của lợi nhuận (earnings predictability) là khả năng dự báo
lợi nhuận tƣơng lai của công ty dựa trên lợi nhuận hiện tại (Lipe, 1990). Nó cũng có
thể đƣợc hiểu là mức độ hữu ích của thơng tin kế toán trong việc đƣa ra các dự báo
khác nhau. Dựa trên định nghĩa này thì tính khả đốn của lợi nhuận có thể đƣợc
đánh giá thơng qua mối quan hệ với lợi nhuận tƣơng lai, luồng tiền trong tƣơng lai,
và các chỉ tiêu khác sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động. Khả năng dự báo đƣợc
đánh giá cao bởi những ngƣời tham gia thị trƣờng, đặc biệt là các nhà phân tích tài
chính. Họ cho rằng đặc tính này là một thành phần quan trọng trong việc định giá

cơng ty và dự đốn lợi nhuận, giá cổ phiếu để đƣa ra các đề xuất mua bán cổ phiếu.
Các nghiên cứu cho thấy những cơng ty mà có khả năng dự báo lợi nhuận thấp ln
phải chịu chi phí đi vay cao hơn; nguyên nhân là do sự giới hạn trong khả năng dự
báo lợi nhuận dẫn đến bất cân xứng thông tin và rủi ro cao hơn. Crabtree và Maher
(2005) cung cấp thêm bằng chứng chỉ ra rằng khả năng dự báo lợi nhuận của một
công ty tỷ lệ nghịch với lãi trên trái phiếu, và tỷ lệ thuận với thứ hạng của trái phiếu.
1.1.3. Chất lượng lợi nhuận dựa trên giá trị thích hợp
Chất lƣợng lợi nhuận phải đảm bảo giá trị thích hợp hay khả năng giải thích
cho sự biến động của giá trị cổ phiếu và lợi tức từ đầu tƣ chứng khốn. Tính thích
hợp của lợi nhuận đƣợc đánh giá dựa trên mơ hình Edwards Bell Ohlson (EBO) do
bởi giá cổ phiếu đại diện cho giá trị thị trƣờng của công ty trong khi số liệu kế toán
lại đại diện cho giá trị của công ty dựa trên chuẩn mực và nguyên tắc kế toán. Sự


14

thay đổi trong thơng tin kế tốn tƣơng ứng với sự thay đổi trong giá trị thị trƣờng
hàm ý rằng thơng tin lợi nhuận cung cấp thơng tin thích hợp và đáng tin cậy
(Nichols & Wahlen, 2004). Mơ hình EBO giúp phản ánh mối quan hệ giữa số liệu
kế toán và phản ứng của thị trƣờng cổ phiếu (Barth, Beaver & Landsman, 2001;
Choi, Collins & Johnson, 1997; Nichols & Wahlen, 2004). Bên cạnh đó, Bernard,
Merton, và Palepu (1995) cho rằng mơ hình EBO đóng góp quan trọng đối với các
nghiên cứu trên thị trƣờng vốn và đem lại nền tảng giúp xác định mục tiêu thích
hợp của các nghiên cứu liên quan đến giá trị công ty. Beisland (2009) cũng chỉ ra
rằng mơ hình giá trị thích hợp của thơng tin kế toán sử dụng đánh giá chất lƣợng lợi
nhuận có thể đƣợc sử dụng bởi các nhà đầu tƣ để ƣớc tính giá trị cơng ty.
1.1.4. Chất lượng lợi nhuận dựa trên tính kịp thời và thận trọng
Theo Beaver và Ryan (2005), nguyên tắc thận trọng trong kế toán có thể
đƣợc phân thành hai trƣờng hợp là (1) thận trọng có điều kiện và (2) thận trọng vơ
điều kiện. Sự khác biệt chính giữa hai dạng thận trọng là thận trong có điều kiện

phụ thuộc vào các thơng tin kinh tế trên thị trƣờng, trong khi đó thận trọng vô điều
kiện không phụ thuộc vào yếu tố này. Thận trọng có điều kiện địi hỏi mức độ xác
minh cao để giúp nhận ra tin tốt hơn là tin xấu (Basu, 1997). Các tin này đƣợc xem
là mang lại tín hiệu tích cực đối với chất lƣợng lợi nhuận và giúp hạn chế vấn đề
đầu tƣ quá mức (Mora & Walker, 2015), hạn chế vấn đề quản trị lợi nhuận nhằm gia
tăng thu nhập (Lara, Osma, & Penalva, 2012), và nâng cao tính hiệu quả của hợp
đồng nợ (Beatty, Petacchi, & Zhang, 2012; Wittenberg-Moerman, 2008; Zhang,
2008). Thận trọng vô điều kiện là việc lựa chọn giá trị thấp hay cao hơn mong đợi
trong ƣớc tính tài sản hoặc doanh thu trong điều kiện bất định (Ball & Shivakumar,
2005). Các nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy rằng thận trọng vơ điều kiện có thể dẫn
đến đầu tƣ kém hiệu quả và gia tăng cơ hội quản trị lợi nhuận (Jackson, Liu, &
Cecchini, 2009; Jackson & Liu, 2010).
1.1.5. Chất lượng lợi nhuận dựa trên giao dịch thực
Chất lƣợng lợi nhuận có thể đƣợc đánh giá thông qua hoạt động thực của
công ty (Healy & Wahlen, 1999). Sự thay đổi trong hoạt động thực đƣợc xem là sự


15

thiên lệch về hành vi quản trị, khiến cho các bên có liên quan hiểu sai về khả năng
đạt đƣợc các mục tiêu tài chính của cơng ty. Mặc dù việc giảm giá hàng bán và gia
tăng chi tiêu đầu tƣ đƣợc xem là hoạt động bình thƣờng của cơng ty nhƣng nếu các
hoạt động này diễn ra với tần suất khá lớn thì nhiều khả năng là nhà quản trị đang
thực hiện quản trị lợi nhuận. Nhà quản trị can thiệp vào hoạt động thực để gia tăng
lợi nhuận so với kỳ trƣớc. Hành vi bóp méo hoạt động thực này có thể làm giảm giá
trị cơng ty (Graham & cộng sự, 2005).
Ba hành vi cụ thể mà nhà quản trị hay áp dụng để bóp méo giao dịch thực là
gia tăng doanh thu, tăng cƣờng sản xuất, và trì hỗn chi đầu tƣ phát triển (Healy &
Wahlen, 1999; Fudenberg & Tirole, 1995; Dechow & Skinner, 2000). Công ty
thƣờng giảm giá mạnh sản phẩm với mục tiêu gia tăng doanh số và lợi nhuận trong

ngắn hạn; tuy nhiên, trong dài hạn thì khách hàng thƣờng ln mong đợi khoản
chiết khấu giảm giá nhiều hơn trong tƣơng lai và điều này ngụ ý là lợi nhuận biên
của doanh nghiệp sẽ ngày càng giảm. Đối với việc tăng cƣờng sản xuất thì sản xuất
quá mức sẽ tạo ra mức tồn kho lớn mà chỉ có thể bán đƣợc qua nhiều giai đoạn và
điều này tiêu tốn của công ty nhiều chi phí quản lý hàng tồn kho. Cuối cùng, nhà
quản trị cũng giảm các khoản chi đầu tƣ phát triển nhằm giảm chi phí và tăng lợi
nhuận biên. Họ mua lại cổ phiếu để tránh pha loãng, và nguồn tài trợ cho việc mua
lại này là từ khoản cắt giảm đầu tƣ phát triển (Bens & cộng sự, 2002). Tƣơng tự,
CEO thƣờng giảm chi tiêu nghiên cứu và phát triển vào cuối nhiệm kỳ để gia tăng
lợi nhuận trong ngắn hạn và đáp ứng tiêu chuẩn lợi nhuận đề ra (Dechow & Sloan,
1991; Baber & cộng sự, 1991; Bushee, 1998).
Nhà quản trị thƣờng nhắm tới việc bóp méo giao dịch thực hơn là khoản dồn
tích vì hai ngun nhân sau (Bruns & Merchant, 1990; Graham & cộng sự, 2005).
Đầu tiên, bóp méo khoản dồn tích sẽ thu hút sự chú ý của nhiều đối tƣợng liên quan
hơn giao dịch thực (định giá sản phẩm và gia tăng sản xuất). Thứ hai, việc chỉ bóp
méo khoản dồn tích đem lại rủi ro phát hiện cao (thu nhập bóp méo và khơng bóp
méo do bởi khoản dồn tích thiên lệch khá lớn; khoản thu nhập vƣợt ngƣỡng mong
đợi). Tuy nhiên, đối với giao dịch thực thì khoản lợi nhuận tăng thêm do bóp méo


16

không vƣợt ngƣỡng mong đợi vào cuối năm. Nhƣ vậy, công ty với lợi nhuận âm
thƣờng cố gắng báo cáo lợi nhuận cao hơn từ doanh thu tài sản (Bartov, 1993), sản
xuất quá mức cần thiết (Thomas & Zhang, 2002; Hribar, 2002), hay là giảm chi tiêu
tự quyết trong doanh nghiệp (Graham & cộng sự, 2005).
1.2. Các lý thuyết nền về chất lƣợng lợi nhuận
1.2.1. Lý thuyết chủ nghĩa cơ hội (Opportunism Theory)
Chủ nghĩa cơ hội (opportunism) đề cập bản tính vụ lợi của con ngƣời
(Williamson, 1993). Chẳng hạn, một chủ thể kinh tế sẽ lợi dụng một bên nào đó để

gia tăng lợi ích bằng việc đƣa ra cam kết và giải thích khơng chính xác, khơng tn
thủ cam kết, hoặc thay đổi điều khoản cam kết để đạt đƣợc lợi ích. Trong trƣờng
hợp khác thì chủ thể kinh tế muốn hƣởng lợi mà không cần bỏ ra chi phí. Do bởi
hành vi mang tính cơ hội và bên trung thực thƣờng rơi vào thế trao đổi bất lợi hơn.
Chen và cộng sự (2002) cho rằng sự xuất hiện các cá nhân theo chủ nghĩa cơ hội là
tiền đề cho cơ chế chống lại chủ nghĩa cơ hội trong giao dịch kinh tế. Chính vì vậy,
chủ nghĩa cơ hội là lý thuyết giả định hành vi xấu nhất đối với mỗi cá nhân và nêu
ra hậu quả của hành vi này (Fried, 2001).
Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng đƣợc xem là cơ hội mà nhà quản
trị có thể sử dụng để thu hút đƣợc nguồn vốn tài trợ từ nhà đầu tƣ bên ngồi thơng
qua mua cổ phiếu. Vì nhà đầu tƣ thƣờng bị chi phối bởi lợi nhuận và không ý thức
về việc lợi nhuận cơng bố bị bóp méo nên nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận để
khiến cho nhà đầu tƣ phải chấp nhận mức giá chào bán cao hơn nhiều so với lợi
nhuận thực tế chƣa bóp méo của cơng ty. Theo Rangan (1998), Siew và cộng sự
(1998b), công ty phát hành cổ phiếu trên thị trƣờng thƣờng sử dụng khoản dồn tích
để gia tăng lợi nhuận để tạm thời bóp méo giá cổ phiếu tại thời điểm phát hành. Tuy
nhiên, sau khi phát hành thì các khoản dồn tích của cơng ty giảm và nhà đầu tƣ phải
gánh chịu sự sụt giảm nghiêm trọng trong lợi nhuận. Nhƣ vậy, theo lý thuyết chủ
nghĩa cơ hội thì khi ra quyết định đầu tƣ vào công ty, nhà đầu tƣ về mặt lý trí đã
khơng đƣa ra chiết khấu đối với mong đợi về dịng tiền trong tƣơng lai của cơng ty
dựa trên lợi nhuận đã bị điều chỉnh (Siew & cộng sự, 1998a).


17

Nói cách khác, trƣớc khi phát hành cổ phiếu ra cơng chúng, nhà quản trị sẽ
duy trì khoản dồn tích dƣơng nhằm đánh lừa nhà đầu tƣ rằng sau khi phát hành cổ
phiếu thì lợi nhuận cơng ty sẽ gia tăng. Nhìn chung, lý thuyết chủ nghĩa cơ hội tập
trung vào hai vấn đề chính là (1) nhà đầu tƣ không ý thức về hành vi điều chỉnh lợi
nhuận trên BCTC của nhà quản trị và (2) nhà đầu tƣ không quan sát đƣợc hành vi

điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị. Chủ nghĩa cơ hội là nguyên nhân khiến cho
thị trƣờng trở nên kém hiệu quả vì giá tài sản khơng phản ánh tất cả thơng tin có sẵn
trên thị trƣờng (Fama, 1965).
Qua việc đánh giá lý thuyết chủ nghĩa cơ hội, nghiên cứu thấy rằng việc niêm
yết cổ phiếu lần đầu tiên của công ty trên thị trƣờng chứng khoán cũng đƣợc xem
nhƣ là một cơ hội mà nhà quản trị có thể sử dụng để khơng những thu hút nguồn
vốn mà còn nâng cao vị thế của công ty trong mắt của các nhà đầu tƣ mới trên thị
trƣờng. Lý thuyết này giúp lý giải nguyên nhân cho hành vi quản trị lợi nhuận của
nhà quản trị và liên hệ với việc chất lƣợng lợi nhuận suy giảm vào thời điểm công
niêm yết cổ phiếu lần đầu tiên trên thị trƣờng chứng khoán.
1.2.2. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Information Asymmetry Theory)
Lý thuyết bất cân xứng thông tin đƣợc phát triển vào thập niên 70 nhƣ là
nguyên nhân lý giải cho thất bại thị trƣờng (market failures) (Samuelson, 1984). Lý
thuyết này đề xuất rằng sự mất cân bằng về thông tin giữa ngƣời mua và ngƣời bán
có thể dẫn đến thất bại thị trƣờng. Đối với các nhà kinh tế học thì thất bại thị
trƣờng hàm ý là sự phân phối hàng hóa và dịch vụ kém hiệu quả trên thị trƣờng tự
do mà trong đó giá đƣợc xác định bởi quy luật cung – cầu.
Ba nhà kinh tế có tầm ảnh hƣởng quan trọng trong việc phát triển lý thuyết
thông tin bất cân xứng là Akerlof (1978), Spence (1978) và Stiglitz (2000). Akerlof
(1978) khẳng định rằng ngƣời mua xe hơi có thơng tin khác biệt với ngƣời bán xe
hơi. Vì vậy, ngƣời bán có động lực bán xe hơi chất lƣợng kém mà không cần phải
hạ giá để bù cho sản phẩm kém chất lƣợng đó. Akerlof (1978) cho rằng ngƣời mua
khơng có thơng tin để phân biệt xe hơi kém chất lƣợng với xe hơi chất lƣợng tốt. Vì


18

lẽ đó, ngƣời bán xe hơi chất lƣợng tốt khơng thể bán xe với giá cao hơn mức giá
trung bình (xe hơi chất lƣợng tốt không thể cạnh tranh với xe hơi chất lƣợng kém).
Spence (1978) chỉ ra rằng thuê nhân viên mới là khoản đầu tƣ bất định đối với công

ty. Chủ công ty không chắc chắn liệu ứng viên có năng lực làm việc hiệu quả hay
khơng. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp này, Spence (1978) định nghĩa thông tin bất cân
xứng giữa chủ công ty và nhân viên. Cuối cùng, Stiglitz (2000) là ngƣời giúp lý
thuyết về bất cân xứng thông tin đƣợc chấp nhận rộng rãi. Thông tin bất cân xứng
đƣợc đƣa vào mơ hình cân bằng tổng thể để mô tả động tác tiêu cực khi định giá
quá cao phân khúc thấp nhất của thị trƣờng. Ví dụ, phí bảo hiểm y tế tăng cao để
bao trùm các trƣờng hợp cá nhân với rủi ro cao, nhƣng điều này lại khiến cho các
cá nhân với rủi ro thấp không thể tham gia bảo hiểm.
Bất cân xứng đề cập đến các quyết định đƣa ra trong một giao dịch mà trong
đó một trong hai bên có nhiều thơng tin hơn và thơng tin tốt hơn bên cịn lại. Bất
cân xứng thông tin dẫn tới sự thiên lệch về quyền lợi của các bên trong giao dịch và
khiến cho giao dịch không thành công. Đây đƣợc xem là một dạng thất bại trên thị
trƣờng nghiêm trọng nhất.
Báo cáo tài chính giúp cung cấp thơng tin hoạt động tài chính của cơng ty
cho nhà đầu tƣ và chủ nợ từ đó giúp họ đƣa ra quyết định tài chính phù hợp. Nếu
báo cáo tài chính có thể cung cấp thơng tin chính xác thì chất lƣợng lợi nhuận sẽ tốt
(Aboody, Hughes & Liu, 2005). Khi có tình trạng bất cân xứng thơng tin và xung
đột lợi ích thì nhà quản trị thƣờng chọn bóp méo thơng tin báo cáo tài chính
(Rajgopal & Venkatachalam, 2011). Do đó, nhà quản trị nỗ lực thực hiện quản trị lợi
nhuận và điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính để phù hợp với mong đợi của chủ
sở hữu với mục đích là duy trì vị trí cơng việc và lợi thế trong công ty. Cách thức
quản trị lợi nhuận nhƣ vậy che giấu đi thực trạng kinh doanh của công ty và khiến
cho nhà đầu tƣ thất bại trong việc đƣa ra quyết định phù hợp dựa trên những báo
cáo tài chính. Khi chất lƣợng báo cáo tài chính giảm thì chất lƣợng lợi nhuận cũng
giảm theo (Habib & Azim, 2008).


19

Một số nghiên cứu cho rằng việc giảm thiểu tình trạng thông tin bất cân xứng

sẽ làm giảm giới hạn tài chính của cơng ty và làm cải thiện chất lƣợng lợi nhuận
(Biddle & Hilary, 2006; Hope, Thomas & Vyas, 2013). Chất lƣợng lợi nhuận cao
giúp nhà đầu tƣ đánh giá tốt hơn rủi ro của dự án đầu tƣ dẫn đến giảm chi phí vốn,
giúp nhà đầu tƣ đánh giá hành vi của nhà quản trị công ty, giảm chi phí đại diện,
giúp xác định sự chênh lệch giữa số liệu kế tốn và thực tế từ đó giảm thơng tin bất
cân xứng (Bushman & Smith, 2003).
Nhìn chung, thơng tin bất cân xứng xảy ra khi mà một bên có thơng tin và
bên cịn lại khơng biết thơng tin này (Nuryatno, Nazir & Rahmayanti, 2007). Điều
này dẫn đến nhận thức khác biệt giữa bên cung cấp thông tin và bên nhận thông tin
(Salehi, Zanjirdar & Zarei, 2012). Công bố thơng tin chất lƣợng cao có thể giảm sự
bất lợi về mặt thơng tin của nhà đầu tƣ khơng có thơng tin so với nhà đầu tƣ có
thơng tin và làm giảm chi phí vốn của cơng ty. Bất cân xứng thơng tin giữa nhà đầu
tƣ trong và ngồi nƣớc cản trở nhà đầu tƣ nƣớc ngồi. Vậy nên, thơng tin kế tốn
chất lƣợng cao có thể thúc đẩy nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (Ma, 2012). Chất lƣợng báo
cáo tài chính với thơng tin tài chính đáng tin cậy sẽ tác động đến tính hiệu quả của
hoạt động đầu tƣ thơng qua tính sẵn có của thơng tin cân xứng giữa nhà quản trị và
chủ sở hữu (Li, Meng, Wang & Zhou, 2008).
1.2.3. Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory)
Vấn đề bất cân xứng thông tin (information asymmetry) thƣờng tồn tại trong
các giao dịch hợp đồng giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Trong các giao dịch này
thì một bên sẽ báo tín hiệu (truyền tải các thơng tin đáng tin cậy cho bên cịn lại). Lý
thuyết tín hiệu ban đầu đƣợc đƣa ra bởi Spence (1978) dựa trên sự chênh lệch về
thông tin giữa công ty tuyển dụng và ứng viên. Về sau, lý thuyết này đƣợc áp dụng
trong các lĩnh vực khác nhƣ quản trị nguồn nhân lực, kinh doanh, và tài chính.
Xét về lĩnh vực kinh doanh, trên thực tế nhà quản trị luôn nắm thông tin nội
bộ của công ty rõ hơn nhà đầu tƣ bên ngồi do bởi họ trực tiếp điều hành cơng ty.
Sự chênh lệch về thông tin giữa nhà quản trị và nhà đầu tƣ dẫn đến sự chênh lệch


20


giữa giá cổ phiếu của công ty trên thị trƣờng và giá trị thực của cơng ty. Chính vì
vậy, nhà quản trị có khuynh hƣớng cung cấp thơng tin nội bộ cho nhà đầu tƣ bên
ngồi để họ có thể đánh giá giá trị thực của công ty tốt hơn. Giả định của lý thuyết
tín hiệu là nhà quản trị có động thái tiết lộ thơng tin nội bộ ra bên ngồi và khơng
tồn tại tín hiệu giả trên thị trƣờng. Healy và Palepu (1988), Michaely, Thaler, và
Womack (1995), và Baskin và Miranti (1997) cho rằng công ty thƣờng sử dụng cổ
tức để truyền tải thơng tin về tình hình hoạt động cho nhà đầu tƣ bên ngoài. Theo lý
thuyết tín hiệu thì việc gia tăng cổ tức là tín hiệu tốt đối với lợi nhuận trong tƣơng
lai của công ty. Vì vậy, giá cổ phiếu của cơng ty trên thị trƣờng sẽ phản ứng theo
chiều hƣớng thuận lợi. Ngƣợc lại, giảm chi trả cổ tức mang lại tín hiệu xấu và giá
cổ phiếu sẽ phản ứng theo chiều hƣớng xấu. Benartzi, Michaely, và Thaler (1997)
cũng tìm thấy rằng các cơng ty gia tăng cổ tức thì ít có khả năng giảm lợi nhuận
trong 3 năm tiếp theo. Tuy nhiên, Subramanyam (1996) thấy rằng việc điều chỉnh
chi trả cổ tức để phát tín hiệu thuận lợi ra thị trƣờng liên quan mật thiết với hành vi
quản trị khoản dồn tích. Nghiên cứu thấy rằng khoản dồn tích có mối quan hệ cùng
chiều với chi trả cổ tức. Koerniadi và Tourani-Rad (2011) ủng hộ cho quan điểm
này khi cho rằng các công ty tăng chi trả cổ tức thƣờng sử dụng khoản dồn tích
dƣơng để gia tăng thu nhập. Các khoản dồn tích này có mối quan hệ cùng chiều với
khả năng sinh lời và hỗ trợ cho mục đích báo tín hiệu của cơng ty.
Theo quan điểm của lý thuyết tín hiệu, nhà quản trị sẽ sử dụng quyền tự
quyết của mình đối với khoản dồn tích để thực hiện quản trị lợi nhuận từ đó báo tín
hiệu tốt (thơng tin thuận lợi đối với công ty đƣa ra thị trƣờng) (Gunny, 2010; Louis
& Robinson, 2005; Subramanyam, 1996). Louis và Robinson (2005) cho rằng trƣớc
khi tiến hành chia tách cổ phiếu thì cơng ty sẽ báo cáo khoản dồn tích dƣơng và cao
vì họ biết rằng nhà đầu tƣ sẽ đƣa ra quyết định dựa trên khoản dồn tích này. Đối với
các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu trên thị trƣờng thì Teoh và cộng sự (1998) cho
rằng cơng ty cũng sử dụng khoản dồn tích để gia tăng thu nhập từ đó truyền tải thơng
tin về triển vọng tốt của công ty đến nhà đầu tƣ để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn
tài trợ thông qua phát hành cổ phiếu. Đối với niêm yết cổ phiếu lần đầu trên



21

thị trƣờng chứng khốn cũng vậy. Để có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng
chứng khốn thì cơng ty không những phải đáp ứng các điều kiện của phát hành cổ
phiếu lần đầu ra cơng chúng mà cịn phải đáp ứng các quy định của sở giao dịch
chứng khoán niêm yết. Chính vì vậy, các điều kiện liên quan đến lợi nhuận càng
khắt khe hơn. Trong trƣờng hợp này thì cơng ty nhiều khả năng cũng điều chỉnh
khoản dồn tích tự quyết cao hơn nhằm gia tăng lợi nhuận báo cáo so với dịng tiền
thực. Lợi nhuận cao có thể đáp ứng một số yêu cầu của sở giao dịch chứng khốn.
Bên cạnh đó, lợi nhuận cao là tín hiệu lèo lái nhà đầu tƣ mua cổ phiếu của công ty
với giá cao hơn mà họ không ý thức đƣợc rằng lợi nhuận này đã bị phóng đại thơng
qua khoản dồn tích.


22

Bảng 1.1. Tổng hợp các lý thuyết nền về chất lƣợng lợi nhuận

Lý thuyết

Lý thuyết chủ
nghĩa cơ hội
(Opportunism
Theory)

Lý thuyết bất
cân xứng
thơng tin

(Information
Asymmetry
Theory)

Lý thuyết
tín hiệu
(Signalling
Theory)


23

1.3. Đo lƣờng chất lƣợng lợi nhuận
Dựa trên các quan điểm về chất lƣợng lợi nhuận trình bày trong phần trƣớc,
nghiên cứu tóm tắt các biến đại diện có thể sử dụng để đánh giá chất lƣợng lợi
nhuận theo từng quan điểm: (1) dựa vào cơ sở kế toán (accounting-based), (2) dựa
vào cơ sở thị trƣờng (market-based), và (3) dựa vào giao dịch thực (real activities)
(Roychowdhury, 2006; Patricia Dechow & cộng sự, 2010; Parte-Esteban & García,

2014). Các biến đại diện và cách đo lƣờng đƣợc tổng hợp ở Bảng 1.2.


24

Bảng 1.2. Tổng hợp cách đo lƣờng các yếu tố đại diện cho chất lƣợng lợi nhuận

STT

Phân loại


Dựa vào cơ
1

sở kế toán
(accounting
-based)



×