Tải bản đầy đủ (.docx) (201 trang)

Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo hội liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 201 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ VÂN

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM
1997 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2021

1


`

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ VÂN

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO HỘI
LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN
NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 9229015

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Viết Thảo


2. TS. Lương Viết Sang

HÀ NỘI - 2021


`

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
Tác giả luận án

Trần Thị Vân


`

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN .............................................................................................................................
1.1. Những công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án ......................................
1.2. Những nội dung liên quan tới đề tài luận án mà các cơng trình đã đề cập và
những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết .......................................
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN

HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 ................................................
2.1. Những yếu tố tác động tới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt

động của Hội Liên hiệp Phụ nữ (1997-2005) ............................................................
2.2. Chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hoạt động của Hội
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (1997-2005) .........................................................................
Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN

HIỆP PHỤ NỮ TỈNH (2005-2015) ...................................................................................
3.1. Yêu cầu đổi mới hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh trong
tình hình mới .............................................................................................................
3.2. Chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh tăng cường lãnh đạo hoạt động
của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (2005-2015) ..............................................................
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ..............................................
4.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ
năm 1997 đến năm 2015 .........................................................................................
4.2. Một số kinh nghiệm .........................................................................................
KẾT LUẬN .......................................................................................................................
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước gắn liền
với giữ nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử ấy, phụ nữ Việt Nam ln giữ vai
trị quan trọng và đã có những đóng góp to lớn. Từ Bà Trưng, Bà Triệu dấy
binh, khởi nghĩa đánh đuổi ngoại bang trong thời kỳ Bắc thuộc cho đến phong
trào phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lịch

sử hào hùng của dân tộc luôn xuất hiện những tấm gương các nữ tướng anh
hùng, những nữ chiến sỹ quả cảm, những người mẹ, người vợ sẵn sàng cống
hiến và hy sinh cho độc lập, tự do của dân tộc và các lĩnh vực khác trong đời
sống xã hội. Ghi nhận vai trò to lớn và những đóng góp quan trọng của phụ
nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
tặng cho phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu,
đảm đang”. Bước vào thời kỳ đổi mới, lại một lần nữa phụ nữ Việt Nam vinh
dự, tự hào được Đảng phong tặng “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng”.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn xác định đúng đắn vai trị, vị trí của phụ nữ trong sự nghiệp
cách mạng của toàn Đảng và toàn dân ta. Đảng coi cơng tác vận động phụ nữ
nói chung, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ nói riêng và sự nghiệp giải phóng
phụ nữ, phát huy vai trị của phụ nữ trên các lĩnh vực là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu nhằm xây dựng lực lượng to lớn cho cách mạng. Để phát huy vai
trò, sức mạnh của phụ nữ Việt Nam, trong hơn 90 năm qua, những quan điểm,
chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ ln được qn triệt kịp thời, sâu sắc
và nhanh chóng được tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, để quy tụ, phát huy sức mạnh của
mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam, Đảng đã chỉ đạo thành lập các tổ chức phụ nữ
như: Hội Phụ nữ Phản đế Đông Dương (năm 1930), Hội Phụ nữ Dân chủ (năm
1936), Đoàn Phụ nữ Cứu quốc (giai đoạn 1941-1945) và Hội Liên hiệp Phụ nữ


2

Việt Nam (20-10-1946) nhằm xây dựng hạt nhân đoàn kết, lãnh đạo phụ nữ trong
các phong trào cách mạng, chăm lo đời sống và phấn đấu thực hiện bình đẳng
giới, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, làm tốt nhiệm vụ tập
hợp đông đảo mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam; bảo vệ quyền lợi và ích hợp pháp,

chính đáng của phụ nữ; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới;
nâng cao vị thế của phụ nữ trong hệ thống chính trị… góp phần xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày
càng thể hiện tốt vai trị của mình, trở thành cầu nối vững chắc giữa Đảng với
mọi tầng lớp phụ nữ; tích cực tham gia các hoạt động nhằm nâng cao vai trò của
phụ nữ Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác phụ nữ nói chung và hoạt
động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố, hội nhập và phát triển vẫn đang đứng trước nhiều khó
khăn, thách thức, vẫn còn một số hạn chế chậm được khắc phục. Từ những yêu
cầu khách quan và chủ quan trong công tác hoạt động của Hội Phụ nữ các cấp
trước bối cảnh, tình hình mới, để nâng cao chất lượng các phong trào phụ nữ và
phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đảng yêu cầu các cấp Hội
Phụ nữ phải không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm
nâng cao vị thế của Hội Liên hiệp Phụ nữ nói riêng và cơng tác phụ nữ nói
chung, tạo mọi điều kiện để phụ nữ Việt Nam tham gia đóng góp ngày càng
nhiều hơn cho sự phát triển của gia đình và đất nước; thực hiện thắng lợi sự
nghiệp giải phóng phụ nữ, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.

Năm 1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, bước vào thời kỳ phát triển mới
với nhiều cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh, tổ chức Hội Phụ nữ các cấp và phong trào phụ nữ trên quê
hương Kinh Bắc đã sớm ra đời, trưởng thành và phát triển. Trong lịch sử, phụ
nữ Bắc Ninh đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh cách


3

mạng cũng như xây dựng và bảo vệ quê hương quan họ nói riêng và cả nước
nói chung. Tuy nhiên, trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, hội nhập và phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ và phong trào phụ nữ tỉnh
Bắc Ninh cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tổ chức Hội
và phong trào phụ nữ ở cấp cơ sở vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa thực sự
đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Để nâng cao vị thế
của phụ nữ Bắc Ninh và phát huy hiệu quả vai trò tổ chức Hội các cấp trong
việc vận động, tập hợp mọi tầng lớp phụ nữ trên địa bàn tỉnh tham gia tích cực
vào cơng cuộc phát triển toàn diện của tỉnh và cả nước, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của phụ nữ, nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của các
tầng lớp phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh xác định cần phải tiếp
tục đổi mới cả về tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động.
Ngay sau khi tái lập tỉnh, năm 1997, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Bắc Ninh, hệ thống chính trị nói chung và Hội Liên hiệp Phụ nữ nói riêng khơng
ngừng được kiện toàn về tổ chức bộ máy, cán bộ. Trên cơ sở đánh giá đầy đủ
những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác phụ nữ, Đảng bộ tỉnh đã
xây dựng và ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết nhằm chỉ đạo, lãnh đạo
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh kịp thời đổi mới, tăng cường hoạt động. Sự lãnh đạo
sát sao của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh với Hội Liên hiệp Phụ nữ là nhân tố quan
trọng hàng đầu quyết định những thành công của công tác phụ nữ và hoạt động
của các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh trong những năm 1997-2015.
Nghiên cứu, đánh giá quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh trong những năm 1997-2015 là một nhiệm vụ cần thiết, nhằm
khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh trong việc xây dựng và ban
hành những chủ trương, chính sách và q trình chỉ đạo thực hiện đối với Hội
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; trên cơ sở phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế đó, có thể bước đầu đúc kết một số bài học
kinh nghiệm để vận dụng cho quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công


4


tác phụ nữ và tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trong những năm tới, qua đó
góp phần thúc đẩy sự phát triển xứng tầm của phong trào phụ nữ trên quê
hương Kinh Bắc nói riêng và phong trào phụ nữ Việt Nam nói chung ngày
càng vững mạnh, hiệu quả đáp ứng được những nhiệm vụ và yêu cầu cấp thiết
của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập và
phát triển là việc làm hết sức cần thiết.
Với những ý nghĩa quan trọng và thiết thực đó, nghiên cứu sinh chọn đề
tài: “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm
1997 đến năm 2015” làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt
động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015; chỉ ra những
thành cơng, hạn chế và ngun nhân, trên cơ sở đó, bước đầu đúc kết một số
kinh nghiệm có thể tiếp tục tham khảo, vận dụng trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.

Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh lãnh

đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015.
-


Phân tích, luận giải, làm rõ những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng

bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm
1997 đến năm 2015.
-

Nhận xét, đánh giá những ưu điểm và hạn chế; đúc kết một số kinh

nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hoạt động của Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu


5

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những quan điểm, chủ trương và
quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động của Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Bắc Ninh đối với việc củng cố bộ máy tổ chức; hoạt động của Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015:
- Phân tích những quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp
Phụ nữ.
Quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo thực hiện việc củng

cố bộ
máy tổ chức; công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trên
các mặt chủ yếu: Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối
với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; xây dựng và phát triển tổ chức
Hội về bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển hội viên; phát triển kinh tế - xã
hội; đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, sơ kết, tổng kết, nhân rộng
điển hình tiên tiến, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước.
Không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh
đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. Tuy
nhiên, trong q trình thực hiện, luận án có đề cập một số nội dung, sự kiện
trước năm 1997 và sau năm 2015.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Tác giả luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt quan
điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về cơng tác phụ nữ nói chung và đổi
mới hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ nói riêng.


6

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc;
ngồi ra, luận án cũng áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm. Cụ thể:
Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và
chương
3
nhằm làm rõ cơ sở hình thành hệ thống những chủ trương, quan điểm

của
Đảng và Đảng bộ tỉnh chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
-

Phương pháp lơgíc được sử dụng ở chương 2 và chương 3 để liên kết

các sự kiện lịch sử, các nội dung về sự phát triển nhận thức và q trình hồn
thiện chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động của
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; trong chương 4, phương pháp lơgíc được sử dụng
để khái qt những ưu điểm, hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm trong quá
trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ 1997 đến 2015.
Phương pháp phân tích, tổng hợp chủ yếu để phân tích, tổng kết
những

quan điểm, chủ trương và chỉ đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về
công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
-

Phương pháp thống kê trong luận án được dùng để thống kê số liệu,

kết quả các hoạt động, các phong trào của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
-

Phương pháp so sánh, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm nhằm

làm rõ sự phát triển về chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh qua
các giai đoạn, trên cơ sở đó tổng kết và đúc rút những kinh nghiệm lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
4.3. Nguồn tư liệu
Luận án chủ yếu sử dụng những nguồn tư liệu được khai thác sau:

Hệ thống các văn kiện, nghị quyết, báo cáo của Trung ương
Đảng, các


văn bản của Nhà nước về công tác phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ; các văn
bản của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.


7

-

Các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo chuyên đề, đề án, chương trình hành

động… của Tỉnh ủy Bắc Ninh; các báo cáo tổng kết quý, năm, sơ kết, tổng kết
các giai đoạn, nhiệm kỳ của Hội Liên hiệp Phụ nữ và phong trào phụ nữ tỉnh
Bắc Ninh.
Các cơng trình khoa học, kết quả điều tra thực tế, bài nghiên cứu
liên quan

đến công tác phụ nữ và việc lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ.
như:

Các tư liệu điền dã được nghiên cứu sinh thu thập tại các địa phương

thành phố Bắc Ninh, huyện Từ Sơn, huyện Gia Bình, huyện Lương Tài, huyện
Quế Võ, huyện Yên Phong…; các sở, ban, ngành như: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo
dục và Đào tạo, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Mặt trận Tổ
quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh…

-

Các bài báo, tạp chí, bài hội thảo khoa học có liên quan đến công tác phụ

nữ và Đảng lãnh đạo công tác Hội Liên hiệp Phụ nữ được đăng tải trên các tạp
chí, báo in, báo điện tử của Trung ương, địa phương, các cơ quan, tổ chức,

ban, ngành, đồn thể…
5.

Những đóng góp mới của luận án

- Góp phần hệ thống hố, làm rõ chủ trương, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh đối với công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015.

Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Bắc
Ninh đối với công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ
năm 1997 đến năm 2015 như: chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh...
-

Đánh giá khách quan những ưu điểm và hạn chế trong quá trình Đảng

bộ tỉnh lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ, trên cơ sở đó, đúc kết một số kinh


nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn đối với công tác phụ nữ và Hội Liên
hiệp Phụ nữ.



8

-

Cung cấp thêm tư liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và lịch sử địa phương nói riêng.
6.
-

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tổng kết thực tiễn, cung cấp

những luận cứ khoa học cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ trong
tình hình mới.
-

Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác

nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở một
mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị thực tiễn đối với
việc lãnh đạo công tác phụ nữ của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
các cơng trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án và
phụ lục. Luận án kết cấu gồm 4 chương, 8 tiết.



9

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Phong trào phụ nữ, sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phụ nữ nói
chung và với tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ nói riêng là một trong những vấn
đề được sự quan tâm của các nhà khoa học. Nghiên cứu về vấn đề này, các
nhà khoa học đã tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau của các ngành khoa học
như: sử học, xã hội học, chính trị học, nhân học, các nghiên cứu về giới,...
Đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được
công bố dưới nhiều hình thức khác nhau như: sách, các bài báo trên tạp chí,
kỷ yếu hội thảo khoa học, đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ…
Có thể khái qt thành những nhóm cơng trình chủ yếu sau:
1.1.1. Nhóm cơng trình khoa học nghiên cứu về phụ nữ, vai trị của
phụ nữ nói chung và bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ nói riêng
Là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, phụ nữ và vai trò
của phụ nữ được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau dưới nhiều lăng
kính của các ngành khoa học như: Chính trị học, Triết học, Xã hội học, Hồ
Chí Minh học, Lịch sử... Các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía
cạnh, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn về vai trò, vị thế và những đóng
góp to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh bảo vệ, xây
dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Đề cập tới những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phụ nữ và
vai trò của phụ nữ, tiêu biểu có các cơng trình như:
Tác phẩm: Vai trị và nhiệm vụ của Phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới
của cách mạng, xuất bản năm 1974, của tác giả Lê Duẩn [10] đánh giá cao về vai

trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,


10

cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tác phẩm cũng nêu ra
những nhiệm vụ, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, các đoàn thể đối với
phong trào phụ nữ trong giai đoạn cách mạng mới.
Nội dung cuốn sách Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ
nữ Việt Nam 1975-1995 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [92] đã làm rõ
chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam và hoạt động của Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam từ sau khi đất nước thống nhất, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã
hội cho đến những năm tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo
của Đảng, trong đó có những đóng góp của khơng nhỏ của phụ nữ Việt Nam với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tác giả Lê Chân Phương trong cuốn Hồi ký Những chặng đường đã
qua [166] đã tái hiện lại những kỷ niệm sâu sắc nhất về những chặng đường
hoạt động cách mạng của mình, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng;
trong đó vai trị và những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam được khắc
hoạ khá rõ nét.
Cơng trình Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI của Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam [96] đã giới thiệu những hoạt động, vai trò và truyền thống của phụ
nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử phát triển đất nước. Cơng trình đánh giá toàn
diện hoạt động của phụ nữ Việt Nam từ khi có Đảng, trong sự nghiệp mười lăm
năm đổi mới đất nước và sự trưởng thành trên tất cả các mặt của đời sống xã hội
góp phần khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Đề tài Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị
của Ban Tổ chức Trung ương [3] nghiên cứu một cách có hệ thống về đội ngũ
cán bộ nữ; khẳng định phụ nữ Việt Nam không chỉ dạn dày, tháo vát trong công

việc gia đình mà họ cịn tích cực, trách nhiệm, đem hết sức mình khi được tổ
chức phân cơng, đảm nhiệm tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần làm sáng tỏ những luận cứ khoa học
về việc nâng cao vị trí, vai trị, năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ; đồng thời, đề


11

xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực và sự tham gia lãnh đạo,
quản lý của phụ nữ trong hệ thống chính trị.
Đăng trên Tạp chí Tuyên giáo, tác giả Lê Lục có bài viết về Cơng tác
tuyên truyền của Đảng nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh
tế tri thức [123]. Bài viết đã phân tích và khẳng định vai trị lãnh đạo, tuyên
truyền quan trọng của Đảng đối với công tác phụ nữ trong sự phát triển của nền
kinh tế tri thức và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và vai
trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đồn thể về vai trị của phụ nữ
trong xã hội, đây là một trong những giải pháp then chốt nhằm nâng cao vai trò,
vị thế người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước.
Với cuốn sách Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát
triển bền vững, tác giả Lê Thi [178] đã đưa ra những chuẩn mực người phụ nữ
Việt Nam thời hiện đại, qua đó đánh giá về vai trò của phụ nữ và của gia đình
trong các vấn đề dân số, văn hố và mơi trường. Vị trí của gia đình Việt Nam và
phụ nữ Việt Nam trong xu thế tồn cầu hố, hội nhập và phát triển.

Tác giả Dương Thị Minh đã phân tích những nhân tố cơ bản tác động,
từ đó dự báo sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của phụ nữ trong cuốn
sách Gia đình Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay [138].
Qua đó, tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng gia đình Việt Nam
để phát huy vai trị của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trong cơng trình Nghiên cứu gia đình, thế giới thời kỳ đổi mới của các

tác giả Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh [139] đã đề cập đến một số bài
viết nghiên cứu về những vấn đề gia đình và giới, phụ nữ, bình đẳng giới, gia
đình và trẻ em trong bối cảnh mới, đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ Việt
Nam vào công tác lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.
Cuốn sách Vai trị của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước và
hội nhập quốc tế của Hoàng Thị Ái Nhiên [145] đã hệ thống hoá những chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò của


12

người phụ nữ Việt Nam. Tác giả cũng dẫn giải bằng những thống kê cụ thể về
việc phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Trên
cơ sở đó đã khẳng định vai trị và những đóng góp to lớn của phụ nữ trong
thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
Những bài viết chuyên đề mang tính chuyên sâu được đăng trên các tạp
chí, tham luận trong kỷ yếu của các hội thảo khoa học về phụ nữ và phát huy
vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới như:
Tham luận của tác giả Nguyễn Thị Bình về Phát huy hơn nữa vai trò
của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước [6], tại Hội thảo khoa học vai
trò của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước do Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam tổ chức đã khái quát thực trạng vai trò của phụ nữ Việt Nam trong
hệ thống chính trị và bài viết cũng đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy và
phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước trong
thời kỳ đổi mới đất nước.
Trong bài Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội,
tham gia quản lý Nhà nước và định hướng phát triển đến năm 2000, tác giả
Trương Mỹ Hoa [72] đã khẳng định vai trò, khả năng, sức sáng tạo của phụ
nữ Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nâng cao vai trị trong hệ
thống chính trị, thích ứng và hội nhập trong xu thế phát triển của trong nước

và thế giới; để phát huy vai trị đó, địi hỏi phụ nữ phải nỗ lực nhiều mặt: có
tri thức, có văn hóa, có kỹ năng sống, biết đối mặt với áp lực và vươn lên mọi
khó khăn thử thách…
Các bài viết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng Phụ nữ và xây dựng
đội ngũ cán bộ nữ của tác giả Nguyễn Thị Mão [126]; Chủ tịch Hồ Chí Minh với
cơng tác đào tạo bồi dưỡng và đề bạt cán bộ nữ của Hồng Thị Nữ [161]; Chủ
tịch Hồ Chí Minh với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ của tác giả
Nguyễn Thị Kim Dung [11] đã khẳng định quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về cơng tác phụ nữ và xác định vai trị, vị trí, những đóng góp to lớn của


13

phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, từ đó thấy được tầm quan
trọng của cơng tác cán bộ nữ. Qua đó, các tác giả đưa ra những đề xuất nhằm
thực hiện tốt công tác cán bộ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hồ với nhiều bài viết đã làm nổi bật và
khẳng định vị thế, vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
không ngừng phát huy sức mạnh, sự chủ động, sáng tạo trên mọi lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội trong thời kỳ mới: Hoạt động và đóng góp
của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
[74]; Nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa [75]; Tiếp tục tăng cường sự tham gia của phụ nữ
trong đời sống chính trị của đất nước [79]…
Bài viết Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay của Phạm
Hạnh Sâm [170] đăng trên Tạp chí Cộng sản đã đề cập đến sự tham chính của
phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý. Bên cạnh đó, người phụ nữ trong thời đại mới có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực và trí tuệ, đóng góp to lớn cho sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, đổi mới và hội nhập.


Tác giả Nguyễn Thị Thu Hồng có bài viết mang tính tổng kết Năm năm
thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về công tác phụ
nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [113]. Bài viết
đã tổng kết những kết quả đã đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11NQ/TW của Bộ Chính trị trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội;
đồng thời chỉ rõ những phương hướng nhằm tiếp tục thực hiện tốt nội dung
của Nghị quyết 11 trong tình hình mới.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xã hội học của Võ Thị Mai về Vai trò của
nữ cán bộ quản lý Nhà nước trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
(trường hợp tỉnh Quảng Ngãi) [125] đã làm rõ thực trạng và xu hướng biến đổi
vai trị nữ cán bộ quản lí nhà nước trong q trình cơng nghiệp hố - hiện đại


14

hố. Đề xuất giải pháp nâng cao vai trị nữ cán bộ quản lí nhà nước phù hợp
yêu cầu đẩy mạnh các q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố.
Một số cơng trình nghiên cứu cán bộ nữ, chính sách đối với phụ nữ trong
thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố; chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ
nữ Việt Nam: Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam tới năm
2010 của Nhà xuất bản Phụ nữ [150]; tác giả Đặng Thu Nga với bài viết Cán bộ
nữ trong công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa [141]; Phụ nữ Việt Nam tăng
cường đoàn kết cùng toàn dân hăng hái phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của tác giả Đỗ Mười [140] đăng trên Báo Phụ nữ
Việt Nam; Bài báo Chính sách đối với phụ nữ nơng thơn trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa của tác giả Hoàng Bá Thịnh [179]; tác giả Vương Thị Hanh: Công
tác cán bộ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa [71]…

Những cơng trình trên đã khẳng định vai trị, vị trí của người phụ nữ
Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố và đời sống xã hội;

trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển.
Các cơng trình nghiên cứu về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ:
Chủ nghĩa Mác và vấn đề giải phóng phụ nữ của Nhà xuất bản Phụ nữ
[149] đã trình bày những quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin
đối với vấn đề giải phóng phụ nữ: Tình cảnh phụ nữ dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa và yêu cầu tất yếu phải giải phóng phụ nữ; đường lối chính trị của cách
mạng vơ sản về vai trị, địa vị và nhiệm vụ của phụ nữ trong cuộc đấu tranh
giải phóng phụ nữ và xây dựng chủ nghĩa xã hội; những điều kiện căn bản và
biện pháp cụ thể hồn tồn giải phóng phụ nữ; vai trò, khả năng của phụ nữ
trong đấu tranh cách mạng và trong lao động sản xuất.
Cơng trình Lênin với vấn đề giải phóng phụ nữ của Nhà xuất bản Phụ nữ

[148] đã tập hợp một số bài trích từ “Lênin tồn tập” và trích trong “Lênin với
vấn đề giải phóng phụ nữ” về quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác -


15

Lênin đối với vấn đề đấu tranh giải phóng phụ nữ và sự cần thiết đưa phụ nữ
tham gia vào các mặt hoạt động xã hội.
Cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ của
tác giả Trần Dương [12] đã tập hợp những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về chủ đề giải phóng phụ nữ. Những mẩu chuyện, hồi kí, bài viết
thể hiện lịng kính trọng, u q và biết ơn sâu sắc của phụ nữ Việt Nam và
phụ nữ quốc tế với Người.
Cuốn sách Bác Hồ với sự tiến bộ của phụ nữ của nhóm tác giả Như
Quỳnh, Lê Minh Cầm và Minh Hiền [169] đã trình bày những quan điểm, tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ và sự tiến bộ
của phụ nữ. Các tác giả đã phân tích vai trị của phụ nữ đối với sự phát triển

của đất nước; trình bày những câu chuyện về tình thương yêu, sự quan tâm
dạy bảo của Bác với chị em phụ nữ và những kỷ niệm sâu đậm, những tình
cảm tha thiết của phụ nữ dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quan điểm cơ bản về Vấn đề giải phóng phụ nữ của Đảng Lao động
Việt Nam [66] đã nêu lên đặc điểm, hoàn cảnh bị áp bức của phụ nữ Việt nam
dưới chế độ phong kiến. Những quan điểm cơ bản của Đảng Lao động Việt
Nam về vấn đề giải phóng phụ nữ. Vấn đề giải phóng phụ nữ với cuộc cách
mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, tư tưởng, văn hố.
Phương châm, phương pháp cơng tác vận động phụ nữ.
Một số bài viết như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ
nữ của tác giả Đặng Thị Lương [124]; Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng
phụ nữ, tác giả Thái Sơn [173] đã trình bày những quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về vai trò của phụ nữ trong xã hội và khẳng định con đường giải
phóng dân tộc cũng là con đường giải phóng phụ nữ. Sự nghiệp giải phóng
phụ nữ phụ thuộc vào chính sự cố gắng, phấn đấu của bản thân phụ nữ.
Các tác giả Lê Ngọc Hùng, Trần Thị Vân Anh trong cuốn sách Phụ nữ,
giới và phát triển [114] đã làm rõ những khái niệm cơ bản của phụ nữ học về


16

các vấn đề phụ nữ, giới và phát triển; vị trí, vai trị của phụ nữ trong đổi mới
kinh tế xã hội. Các luận cứ khoa học giúp nâng cao chính sách xã hội đối với
phụ nữ ngang tầm đổi mới kinh tế trên cơ sở thực tiễn phong trào phụ nữ Việt
Nam.
Tác phẩm Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới
của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [105] đã chỉ rõ những kiến thức, kỹ năng,
nghiệp vụ cơ bản của công tác hội và trở thành cẩm nang cho cán bộ Hội các
cấp sử dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ tham gia đóng góp, xây dựng
chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho phụ nữ Việt Nam.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Vấn đề bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu
số nước ta hiện nay của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [80] với
các bài viết khái quát về thành tựu và những vấn đề đặt ra đối với thực hiện
bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng,
từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách, những giải pháp khả thi giúp
Đảng và Nhà nước tiếp tục thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện bình đẳng giới
vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay.
Tác giả Dương Thị Xuân trong cuốn sách Sự tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam trong công cuộc đổi mới đất nước [192] đã trình bày những chủ trương,
đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với sự tiến bộ của phụ
nữ. Chỉ rõ những kết quả hoạt động của phụ nữ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực
như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tác giả cũng khẳng định vị trí, vai trị,
vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong nước và trên trường quốc tế.
Lê Viết Trực trong Sổ tay cơng tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của
phụ nữ: Dùng cho cán bộ làm cơng tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của
phụ nữ ở cấp cơ sở [188] đã trình bày một số văn bản chính sách và pháp luật
về cơng tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ: Nghị quyết số 11NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ chính trị về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước; Luật bình đẳng giới...


17

Tác giả Nguyễn Linh Khiếu trong cơng trình Nghiên cứu Phụ nữ, giới
và gia đình [119] đã khái quát về gia đình và vai trị của người phụ nữ trong
gia đình. Sự bình đẳng giới của phụ nữ nói chung và phụ nữ nơng thơn nói
riêng trong thời đại ngày nay cũng như vai trò của phụ nữ trong việc chăm
sóc, ni dạy và giáo dục trẻ em.
Luận án của Trần Thị Huyền: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng nam
nữ và vận dụng vào thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay [117] bảo
vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phân tích làm rõ những

quan điểm cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng nam nữ. Phân tích thực
trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng nam nữ ở Việt Nam hiện
nay. Luận án đã đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
đáp ứng yêu cầu pháp triển đất nước.
Bài viết đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng của tác giả Hà Thị Khiết:
Quan tâm hơn nữa việc thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện cho Phụ nữ
tham gia các hoạt động quản lý Nhà nước, xã hội [118] đã khẳng định những
thành tựu, kết quả về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt là sự
tham gia vào các hoạt động lãnh đạo, quản lý Nhà nước, quản lý xã hội đã tạo
tiền đề quan trọng cho sự phát triển của phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Để tăng cường bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các hoạt
động quản lý nhà nước và xã hội, thực hiện tốt vai trị người cơng dân, người
lao động, người mẹ, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất tham mưu với
Đảng, Nhà nước về thực hiện bình đẳng giới và cơng tác cán bộ nữ. Chăm lo
xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ Hội, đặc biệt là cán bộ cơ sở.
Tác giả Dương Thị Duyên với các bài viết Phụ nữ và chính quyền [13] và
Những việc cần làm để thúc đẩy sự tiến bộ của Phụ nữ [14] đã khẳng định vai trò
của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới với sự tham gia ở hầu hết các lĩnh
vực mà trong đó đặc biệt là sự tham chính trong hệ thống chính trị.


18

Đây cũng chính là những việc cần làm để thúc đẩy sự tiến bộ, tự tin của người
phụ nữ trong vai trị mới.
Những cơng trình khoa học nghiên cứu chung về phụ nữ và vai trò của
phụ nữ Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trị của phụ nữ đối với sự nghiệp
cách mạng. Các cơng trình này đã làm rõ những chủ trương, đường lối của
Đảng về công tác phụ nữ nói chung, lãnh đạo tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ

và phong trào phụ nữ nói riêng; nêu lên qua trình hoạt động của Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu
quả lãnh đạo của Đảng và hoạt động của Hội phụ nữ các cấp.
1.1.2. Nhóm cơng trình khoa học nghiên cứu về tở chức Hội Liên
hiệp Phụ nữ và phong trào phụ nữ Việt Nam
Từ những tổ chức tiền thân cho đến ngày nay, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ln đồn kết, vận
động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền thống yêu nước,
anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, góp phần tích cực vào sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
Nghiên cứu về lịch sử ra đời, trưởng thành và phát triển của Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam; công tác vận động phụ nữ và phong trào phụ nữ Việt
Nam qua các thời kỳ có các cơng trình tiêu biểu như:
Nhóm các cơng trình của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Lịch sử Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam (1930-1976), tập I [109] đã làm rõ về những truyền thống tốt
đẹp của người phụ nữ Việt Nam, trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ: Đấu tranh giành độc lập (1930-1945), kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược, xây dựng miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ
cứu nước (1954-1976); sự ra đời của Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam
Việt Nam (1961-1976). Cuốn Lịch sử Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1976-2012),
tập II [110] đã khắc hoạ quá trình hoạt động của Hội Liên


19

hiệp Phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ: Khắc phục hậu quả chiến tranh khôi
phục kinh tế, những năm đầu đổi mới (1987-1997), thời kỳ cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước (1997-2012). Các cơng trình Biên niên lịch sử Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam (1930-1976), tập I [111] và Biên niên lịch sử Hội Liên

hiệp Phụ nữ Việt Nam (1976-2012), tập II [112], đã nghiên cứu tập hợp các sự
kiện cơ bản được chọn lọc, đối chiếu, xác minh và hệ thống hóa nhằm qua đó
thể hiện một cách tồn diện q trình hình thành tổ chức và hoạt động của Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh; hệ thống các quan điểm, đường lối, của Đảng đối với cơng tác vận
động phụ nữ trong đó có sự hoạt động tích cực và những đóng góp to lớn của
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong các chặng đường cách mạng.
Cuốn sách Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và cơng
cuộc đổi mới đất nước của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [102] đã giới thiệu
một số bài viết cho thấy sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phụ nữ
Việt Nam; những văn kiện, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về cơng tác phụ nữ; những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình
80 năm lịch sử đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng (1930-2007).
Khẳng định sự nỗ lực, những đóng góp to lớn của mọi tầng lớp phụ nữ và phong
trào phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Trong Lời phát biểu của các đồng chí Lê Duẩn - Phạm Văn Đồng, Lê
Văn Lương tại Hội nghị tổng kết công tác phụ vận tháng 2-1971 [9] đã chỉ rõ
đường lối, quan điểm, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động công tác phụ vận
của Đảng và Chính phủ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền
Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Bài viết Làm tốt công tác vận động, quy tụ sức mạnh của các tầng lớp phụ
nữ Việt Nam của Nguyễn Thị Thanh Hòa [78] đã làm rõ kết quả của công tác phụ
nữ, tổ chức Hội và phong trào phụ nữ Việt Nam trong những năm 2007-2012,
đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,


×