Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở học viện khoa học quân sự hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.48 KB, 104 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, là quân đội kiểu mới
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Tiến hành
CTĐ, CTCT là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang cách
mạng của Đảng, là trách nhiệm của các tổ chức và mọi cán bộ, đảng viên;
nịng cốt là cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp, nhằm giữ vững và
tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với
quân đội; bảo đảm cho quân đội giữ vững bản chất giai cấp cơng nhân, tính
nhân dân và tính dân tộc; tuyệt đối trung thành với Đảng, với chế độ xã hội
chủ nghĩa, với Tổ quốc, với nhân dân; sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà
Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
Bản chất CTĐ, CTCT đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng dù hoạt
động ở lĩnh vực nào trong quân đội đều phải có trách nhiệm tiến hành CTĐ,
CTCT. Vì vậy, cùng với năng lực chuyên môn theo chức trách, nhiệm vụ mỗi
cán bộ, đảng viên dù công tác ở lĩnh vực nào cũng phải có những kiến thức,
kỹ năng, phương pháp tiến hành CTĐ, CTCT cần thiết.
Học viện Khoa học Quân sự là trung tâm đào tạo cán bộ điệp báo, ngoại
ngữ quân sự và trinh sát kĩ thuật cho toàn quân. Theo phạm vi, chức trách,
quyền hạn, nhiệm vụ được giao, cán bộ chủ trì ở các cơ quan, đơn vị có vị trí,
vai trị rất quan trọng trong chỉ đạo và tiến hành CTĐ, CTCT, góp phần thực
hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Học viện. Chất lượng,
hiệu quả CTĐ, CTCT ở Học viện Khoa học Quân sự phụ thuộc rất lớn vào
năng lực tiến hành CTĐ, CTCT của ĐNCB chủ trì các cơ quan, đơn vị ở Học
viện. Do vậy, bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan,
đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự là việc làm thường xuyên và trực tiếp
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT ở Học viện.



Nhận thức đúng tầm quan trọng đó, những năm qua, các cấp ủy đảng,
cán bộ chủ trì cơ quan chính trị của Học viện đã có những chủ trương, biện
pháp bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT cho ĐNCB chủ trì các cơ quan, đơn
vị có hiệu quả, đạt chất lượng tương đối cao. Năng lực chỉ đạo và tiến hành
CTĐ, CTCT của ĐNCB chủ trì các cơ quan, đơn vị đã có sự chuyển biến
tích cực trên nhiều mặt, bước đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ CTĐ, CTCT
của Học viện. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách
mạng, quân đội và của Học viện hiện nay, năng lực CTĐ, CTCT của ĐNCB
chủ trì các cơ quan, đơn vị vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, có nhiều
mặt chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới. Thực trạng này có nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ những hạn chế, bất cập về nhận
thức, trách nhiệm, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực
CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học
Quân sự. Nội dung bồi dưỡng còn nghèo nàn, chậm đổi mới; hình thức,
phương pháp bồi dưỡng chưa phong phú, sơ cứng…
Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề: Bồi dưỡng năng lực
công tác đảng, cơng tác chính trị của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học
viện Khoa học Quân sự hiện nay làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học chính
trị chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về CTĐ, CTCT, năng lực CTĐ, CTCT và bồi dưỡng năng
lực CTĐ, CTCT đã được các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường, cán bộ
lãnh đạo, cán bộ khoa học trong quân đội nghiên cứu ở những góc độ tiếp cận,
phạm vi, thời gian và khơng gian khác nhau. Liên quan trực tiếp đến đề tài
luận văn là các nhóm cơng trình dưới đây:
* Nhóm cơng trình nghiên cứu về năng lực và nâng cao năng lực
công tác đảng, cơng tác chính trị
Lê Hồng Quang (1999), “Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về cái trí của
người cán bộ”, Tạp chí Quốc phịng tồn dân, số 1/1999. Tác giả đã phân tích
2



luận giải sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về cái trí của người cán bộ; xem đó
đồng nghĩa với cái tài, năng lực của người cán bộ mà mỗi cán bộ quân đội
phải thấm nhuần và rèn luyện, phấn đấu
Tổng cục Chính trị (2000), “Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới”, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 2000. Cơng trình đã tổng kết tồn diện cơng tác cán bộ trong
quân đội nhân dân Việt Nam; khái quát những bài học kinh nghiệm và xác
định các giải pháp xây dựng ĐNCB quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong
giai đoạn cách mạng mới. Một trong những giải pháp ấy là phải nâng cao chất
lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ và khẳng định rõ, mọi sĩ quan, cán bộ trong
quân đội đều phải được đào tạo bồi dưỡng về CTĐ, CTCT.
Lê Quý Trịnh, “Phát triển năng lực, trí tuệ của sĩ quan trẻ trong Quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ triết học, Học viện Chính
trị qn sự, 2002. Dưới góc độ triết học tác giả đã đưa ra quan niệm và những
vấn đề có tính quy luật phát triển năng lực, trí tuệ của sĩ quan trẻ trong Quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Xây dựng
Đảng, Nxb. CTQG, Hà Nội. Chủ đề về tiêu chuẩn người bí thư cấp ủy, giáo
trình đã xác định những vấn đề cơ bản của năng lực người bí thư cấp ủy.
Sổ tay cơng tác đảng dành cho bí thư và cấp uỷ viên của Nxb Lý luận
Chính trị, Hà Nội - 2008. Cẩm nang nghiệp vụ cơng tác Đảng dành cho bí thư
và cấp uỷ viên tổ chức cơ sở đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Hai tài
liệu này đã xác định tiêu chuẩn người bí thư chi bộ và những hoạt động của
người bí thư cấp ủy làm cơ sở để xác định nội dung, phương pháp bồi dưỡng
năng lực của người bí thư chi bộ cơ sở.
Học viện Chính trị (2007), Giáo trình cơng tác đảng, cơng tác chính trị,
Nxb QĐND. Phần III về yều cầu phẩm chất, phương pháp tác phong cơng tác
của chính trị viên đại đội, tiểu đồn đã chỉ rõ: chính trị viên đại đội, tiểu đoàn


3


phải là người tiêu biểu về phẩm chất chính trị; mẫu mực về đạo đức, lối
sống, có tính kỷ luật, là trung tâm đồn kết có uy tín cao trong cấp ủy, tổ
chức đảng và đơn vị; phải có kiến thức năng lực toàn diện, giỏi tiến hành
CTĐ, CTCT; phải là người có tính đảng, tính ngun tắc cao, có tác phong
dân chủ, sâu sát thực tế, nói đi đơi với làm [153, tr301-313]. Đây là căn cứ
để đánh giá, xác định mục tiêu, nội dung nâng cao năng lực của đội ngũ
chính trị viên đại đội, tiểu đồn.
Tơ Xn Sinh (2001), “Nâng cao năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ
cán bộ chính trị cấp phân đội ở các tiểu đoàn bộ binh làm nhiệm vụ sẵn sàng
chiến đấu hiện nay”, Đề tài khoa học cấp cơ sở. Trong đề tài này tác giả đã
phân tích năng lực CTĐ, CTCT của ĐNCB chính trị cấp phân đội ở các tiểu
đồn bộ binh làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hiện nay thuộc năng lực
chuyên sâu của người chủ trì, đảm nhiệm CTĐ, CTCT.
Phạm Văn Thắng (2003), “Nâng cao hiệu lực CTĐ, CTCT trong Quân
đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới”, Đề tài cấp Bộ, mã số
01-03-33. Đề tài đã phân tích làm rõ hiệu lực CTĐ, CTCT và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu lực CTĐ, CTCT. Nâng cao năng lực CTĐ, CTCT của
ĐNCB chính trị được đề tài xác định là một trong những giải pháp nâng cao
hiệu lực CTĐ, CTCT trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phạm Đình Nhịn (2004), “Nâng cao năng lực thực hành CTĐ, CTCT
của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp chiến thuật, chiến dịch ở Học viện
Chính trị Quân sự hiện nay”, Đề tài khoa học cấp Học viện. Đề tài tổng kết
kinh nghiệm nâng cao năng lực CTĐ, CTCT ĐNCB chính trị cấp phân đội
trong sự nghiệp xây dựng, chiến đấu của quân đội; đổi mới, hoàn thiện điều
kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn đào tạo cán bộ chính trị phù hợp đặc thù về chức
năng, nhiệm vụ của cán bộ chính trị; tăng cường rèn luyện bồi dưỡng tại chức

cho ĐNCB chính trị cấp phân đội. Đóng góp lớn của đề tài là: đề xuất 3 nhóm
giải pháp cơ bản nâng cao năng lực CTĐ, CTCT của ĐNCB chính trị cấp
4


phân đội ở ở các tiểu đoàn bộ binh làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến
đấu là: đẩy mạnh giáo dục để có nhận thức đúng về vai trị của ĐNCB chính trị;
sự cần thiết nâng cao năng lực CTĐ, CTCT của học viên đào tạo cán bộ chính
trị, chuyển loại chính trị cấp phân đội và bồi dưỡng tại chức, tự rèn luyện, tự tu
dưỡng nâng cao năng lực CTĐ, CTCT của ĐNCB chính trị cấp phân đội ở các
tiểu đoàn bộ binh làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.
Ở đây có thể thấy, các cơng trình trên đều đề cập đến việc nâng cao năng
lực CTĐ, CTCT của ĐNCB chính trị ở các cấp khác nhau; chưa có đề tài nào
đề cập đến năng lực và bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ
quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Qn sự.
* Nhóm cơng trình nghiên cứu bồi dưỡng năng lực cơng tác đảng,
cơng tác chính trị
Nguyễn Thanh Hùng (2005),“Bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của đội
ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở các binh đoàn chủ lực trong giai đoạn
hiện nay”, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự.
Tác ghỉa luận án đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực
tiễn bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân
đội ở các binh đoàn chủ lực; khái qt đặc điểm, phân tích vai trị của đội ngũ
sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở các binh đoàn chủ lực đối với CTĐ, CTCT;
đưa ra quan niệm, cấu trúc, đặc điểm hình thành, phát triển năng lực CTĐ,
CTCT của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội; quan niệm, tiêu chí về hoạt động bồi
dưỡng năng lực tiến hành CTĐ, CTCT. Đồng thời, đánh giá thực trạng, phân
tích nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm sát thực về bồi dưỡng năng lực
tiến hành CTĐ, CTCT của đội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội. Từ kết quả
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn tại các binh đoàn chủ lực; đề tài đưa ra

5 vấn đề có tính nguyên tắc bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT đó là: Bám sát
thực tiễn và mọi mặt hoạt động của đơn vị, quán triệt sâu sắc nguyên lý giáo
dục, nguyên tắc CTĐ, CTCT, phương châm huấn luyện và các quan điểm của
5


Đảng về giáo dục và đào tạo; bồi dưỡng năng lực tiến hành CTĐ, CTCT phải
tích cực, chủ động, thường xuyên, liên tục; phải đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức
đảng, sự điều hành của người chỉ huy, chỉ đạo của cơ quan chính trị; kết hợp chặt
chẽ sự bồi dưỡng của tổ chức với tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của đội ngũ sĩ quan
chỉ huy; gắn bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT với nâng cao phẩm chất chính trị,
đạo đức và năng lực tồn diện của đội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội. Tổng
kết bốn kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ sĩ quan chỉ
huy cấp phân đội ở các binh đoàn chủ lực bao gồm: kinh nghiệm về nâng cao
nhận thức, đổi mới nội dung; vận dụng các hình thức, phương pháp bồi dưỡng;
nâng cao chất lượng ĐNCB và đề cao tính tích cực, chủ động của chủ thể được
bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT. Tác giả đưa ra 5 giải pháp có tính hệ thống,
đồng bộ về hoạt động bồi dưỡng năng lực tiến hành CTĐ, CTCT.
Lê Đức Lự (2006), “Bồi dưỡng Năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ
trung đội trưởng là quân nhân chuyên nghiệp ở các tiểu đoàn sẵn sàng chiến
đấu Binh đoàn Cửu Long hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học chính trị,
Học viện Chính trị quân sự, 2006. Tác giả đã đưa ra quan niệm về đội ngũ
trung đội trưởng là quân nhân chuyên nghiệp ở các tiểu đoàn huấn luyện, sẵn
sàng chiến đấu, chiến đấu của Binh đoàn Cửu Long. Xây dựng quan niệm về
năng lực và bồi dưỡng năng lực tiến hành CTĐ, CTCT của đội ngũ trung đội
trưởng là quân nhân chuyên nghiệp; khái quát và phân tích ba đặc điểm của
đội ngũ trung đội trưởng là quân nhân chuyên nghiệp ở các tiểu đoàn huấn
luyện sẵn sàng chiến đấu của Binh đồn Cửu Long; nêu vai trị, những biểu
hiện và các yếu tố cấu thành năng lực tiến hành CTĐ, CTCT. Luận văn đã
khảo sát thực trạng đánh giá những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân

của ưu điểm; hạn chế. Đáng chú ý, tác giả đã tổng kết năm kinh nghiệm, đề
xuất năm giải pháp bồi dưỡng năng lực tiến hành CTĐ, CTCT của đội ngũ
trung đội trưởng là quân nhân chuyên nghiệp ở ở các tiểu đoàn huấn luyện,
sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Binh đoàn Cửu Long.
6


Nguyễn Chính Lý (2006), “Bồi dưỡng năng lực thực hành CTĐ, CTCT
của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị
Quân sự trong giai đoạn hiện nay” Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị, Học
viện Chính trị quân sự.
Bùi Hữu Nghị (2006), “Bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT cho đối tượng
học viên trong hoạt động ngoại khoá ở trường Sĩ quan Lục Quân 2”. Luận
văn Thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, 2006. Tác giả
luận giải quan niệm hoạt động ngoại khoá ở trường Sĩ quan Lục Quân 2; quan
niệm năng lực CTĐ, CTCT của học viên đào tạo chỉ huy cấp phân đội; xác
định các tiêu chí đánh giá, bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT cho học viên đào
tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở trường Sĩ quan Lục Quân 2; chỉ ra thực
trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT
cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội thơng qua hoạt động ngoại
khố ở trường Sĩ quan Lục Quân 2, đồng thời nêu lên những thuận lợi, khó
khăn cùng các yêu cầu và giải pháp chủ yếu của hoạt động bồi dưỡng năng
lực CTĐ, CTCT cho học viên đạo tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội thơng qua
hoạt động ngoại khố ở trường Sĩ quan Lục Quân 2.
Hồ Viết Thanh (2005), “Bồi dưỡng năng lực tiến hành CTĐ, CTCT trong
diễn tập chiến thuật của cán bộ chính trị cấp phân đội Binh chủng Tăng - Thiết
giáp”. Luận văn Thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, 2005. Tác
giả đã đưa ra quan niệm về bồi dưỡng năng lực tiến hành CTĐ, CTCT trong diễn
tập chiến thuật của cán bộ chính trị cấp phân đội; chỉ rõ đối tượng, mục đích, nhiệm
vụ, phạm vi, các yêu cầu và phương hướng bồi dưỡng năng lực tiến hành CTĐ,

CTCT ở các tiểu đoàn Binh chủng Tăng, Thiết giáp; đồng thời xác định 5 giải pháp
chủ yếu về bồi dưỡng năng lực tiến hành CTĐ, CTCT trong diễn tập chiến thuật ở
ở các tiểu đoàn huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Binh chủng Tăng, Thiết giáp.
Hà tiến Dũng (2011),“Bồi dưỡng năng lực tiến hành CTĐ, CTCT của
đội ngũ chính trị viên cơ quan quân sự cấp huyện trên địa bàn Quân khu 9
hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng
7


Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Học viện Chính trị, Hà
Nội, 2011. Tác giả đã luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực
tiễn bồi dưỡng năng lực tiến hành CTĐ, CTCT của đội ngũ chính trị viên cơ
quan quân sự cấp huyện trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay”
Ngô Hệ Chính (2014), “Bồi dưỡng năng lực cơng tác xây dựng Đảng bí thư
đảng ủy phường ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Luận văn thạc sĩ khoa học
chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính
trị, Hà Nội, 2014. Tác giả luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề
xuất những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng
của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường thị trấn ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Lê Việt Thắng (2015),“Bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ cán
bộ chủ trì ở các tiểu đồn quản lý học viên Học viện Hậu cần hiện nay”,
Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính
quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Học viện Chính trị, Hà Nội, 2015. Tác
giả đã luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn bồi dưỡng
năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ cán bộ chủ trì ở các tiểu đồn quản lý học
viên Học viện Hậu cần hiện nay”
Những cơng trình trên, với nhiều cách tiếp cận ở các góc độ, phạm vi
khác nhau đã nghiên cứu một cách cơ bản có hệ thống hoạt động CTĐ, CTCT
nói chung, năng lực và bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT nói riêng. Các đề tài
trên đều dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, quan điểm của Đảng để nghiên cứu năng lực CTĐ, CTCT, phân tích,
chỉ rõ thực trạng, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực
tiến hành CTĐ, CTCT cho các đối tượng cụ thể ở các lĩnh vực hoạt động cụ
thể. Xác định các nhân tố tác động, chỉ rõ phương hướng, yêu cầu, nguyên
tắc, các giải pháp bồi dưỡng năng lực tiến hành CTĐ, CTCT cho một số đối
tượng cán bộ. Một số đề tài đã đề tập đến năng lực và bồi dưỡng năng lực
CTĐ, CTCT của ĐNCB chỉ huy. Những kết quả nghiên cứu của các đề tài
trên có giá trị lý luận thực tiễn đối với việc nghiên cứu năng lực và bồi dưỡng
năng lực CTĐ, CTCT của ĐNCB trong quân đội.
8


Tuy nhiên chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống
hoạt động bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì ở các cơ quan,
đơn vị Học viện Khoa học Quân sự hiện nay với tính chất là một cơng trình
khoa học độc lập. Vì vậy, tác giả chọn đề tài này làm đề tài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. Tác giả trân trọng kế
thừa những kết quả nghiên cứu của các cơng trình có liên quan để luận giải
những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của
cán bộ chủ trì ở các cơ quan, đơn vị Học viện Khoa học Quân sự hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn, đề xuất
một số giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ
trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải làm rõ một số vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực CTĐ,
CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự.
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở

Học viện Khoa học Quân sự.
- Xác định yêu cầu và đề xuất một số giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng
lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở
Học viện Khoa học Quân sự.
* Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lý luận, thực tiễn, thực trạng, kinh nghiệm, yêu cầu, giải
pháp bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở
Học viện Khoa học Quân sự hiện nay. Các số liệu khảo sát, điều tra sử dụng
trong đề tài luận văn giới hạn từ năm 2011 đến nay.
9


5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt
Nam về CTĐ, CTCT trong quân đội; về công tác cán bộ; về đào tạo, bồi
dưỡng ĐNCB trong quân đội.
* Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn hoạt động CTĐ, CTCT và bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT
của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự; thông qua
nghiên cứu các nghị quyết đại hội nhiệm kỳ, năm học và các báo cáo tổng kết
CTĐ, CTCT, nhận xét cán bộ năm của Học viện Khoa học Quân sự; các tư liệu,
số liệu điều tra, khảo sát của tác giả về hoạt động bồi dưỡng năng lực CTĐ,
CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tác giả sử dụng

tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành,
trong đó chú trọng phương pháp kết hợp logíc với lịch sử; so sánh; phân tích; tổng
hợp; điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm một số luận cứ khoa
học, giúp cho cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp lãnh đạo, chỉ đạo bồi dưỡng năng lực
CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự, góp
phần nâng cao hiệu quả CTĐ, CTCT. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy môn CTĐ, CTCT ở các nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

10


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ
CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ TRÌ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Ở HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ

1.1. Cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị và những vấn đề cơ bản về bồi
dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị của cán bộ chủ trì cơ
quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự
1.1.1. Các cơ quan, đơn vị và cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học
viện Khoa học Quân sự
* Học viện Khoa học Quân sự
Học viện Khoa học Quân sự (tiếng Anh: Military Science Academy,
viết tắt là MSA), là học viện quân sự trực thuộc Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng.

Học viện được thành lập năm 1993 trên cơ sở sáp nhập 2 trường: Đại học
Ngoại ngữ Quân sự: thành lập năm 1982 với Trường Sĩ quan Trinh sát kỹ
thuật. Trụ sở chính: Số 322, đường Lê Trọng Tấn, phường Định Cơng, quận
Hồng Mai, Hà Nội. Cơ sở đào tạo 1 (miền Bắc): Lai Xá, xã Kim Chung,
huyện Hoài Đức, Hà Nội. Cơ sở đào tạo 2 (miền Nam): Trần Văn Dư, quận
Tân Bình, T.P Hồ Chí Minh. Học viện Khoa học Quân sự nằm trong hệ thống
các nhà trường quốc gia và quân đội, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ điệp báo
chiến lược và quân báo nhân dân, sĩ quan ngoại ngữ quân sự, trinh sát kĩ thuật
cho toàn quân nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN, nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ và từng bước hiện đại. Các ngành đào tạo tại Học viện gồm: điệp báo
chiến lược, trinh sát kỹ thuật, quan hệ quốc tế, tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng
Trung Quốc; đào tạo đại học hệ dân sự: tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Đến năm 2016, 100% cán bộ, giảng viên của học viện có trình độ đại
học trở lên, 73,41% có trình độ sau đại học. Nhiều giảng viên của Học viện
được phong học hàm giáo sư và phó giáo sư.

11


Đảng bộ Học viện là Đảng bộ cấp trên cơ sở, trực thuộc Đảng bộ Tổng
cục 2. Tổ chức biên chế gồm: Ban Giám đốc; Phân viện KHQS; Văn phòng,
Phòng Đào tạo, Phòng KHQS, Phòng Hậu cần-Kĩ thuật, Ban Tài chính, Ban
Khảo thí, Ban Đào tạo Sau đại học. Các khoa: Điệp báo chiến lược bình
phong cơng khai, Điệp báo chiến lược bất hợp pháp, Điệp báo Chiến dịch,
Chỉ huy tham mưu điệp báo, Kiến thức điệp báo, Kĩ thuật điệp báo, Chiến
thuật trinh sát vô tuyến điện, Kĩ thuật trinh sát vô tuyến điện, Đặc nhiệm-quân
sự, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Pháp và các nước khác, Công
tác đảng, Cơng tác chính trị, Lý luận Mác - Lênin, Khoa học cơ bản, Tiếng
việt và Văn hóa Việt Nam, Quan hệ quốc tế. Các hệ quản lý học viên: Hệ

Điệp báo chiến lược, Hệ trinh sát kĩ thuật, Hệ Ngoại ngữ, Hệ Trường ngoài
quân đội, Hệ Quốc tế, Hệ Ngoại ngữ sau đại học-Văn bằng 2 [Phụ lục 1].
* Cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự
Từ điển tiếng Việt thông dụng do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành, năm
1996 định nghĩa: Chủ trì là người “điều hành và chịu trách nhiệm chính về
cơng việc” (chủ trì cuộc họp, chủ trì một đề tài khoa học) [31, tr.239]. Từ
điển CTĐ, CTCT Quân đội nhân dân Việt Nam định nghĩa: "Cán bộ chủ
trì, người được bổ nhiệm các chức vụ đứng đầu một tổ chức, một đơn vị
hay một lĩnh vực hoạt động, có trách nhiệm lãnh đạo, điều khiển và quản
lý tổ chức, đơn vị, ngành theo chức trách. Trong QĐND Việt Nam có hai
loại chức danh cán bộ chủ trì cơ bản: Cán bộ chủ trì về quân sự (người chỉ
huy) và cán bộ chủ trì về chính trị (chính ủy, chính trị viên)... Từ cấp đại
đội và tương đương trở lên có hai cán bộ chủ trì là người chỉ huy và chính
ủy (hoặc chính trị viên). Ngồi ra, cịn có các cán bộ chủ trì cơ quan tham
mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật từ cấp trung đồn và tương đương đến cấp
tồn qn” [53, tr.41].
Theo đó, cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Học viện bao gồm: Phân viện
trưởng, chánh văn phòng, trưởng phòng, trưởng khoa, hệ trưởng, trưởng ban và
12


các đồng chí chính trị viên hệ, cấp phó giữ chức bí thư đảng bộ, chi bộ trực
thuộc Đảng bộ Học viện. Như vậy, ĐNCB chủ trì các đơn vị trực thuộc Học viện
hiện nay là 62 đồng chí, trong đó cấp trưởng các đơn vị 33 đồng chí, chính trị
viên hệ và cấp phó giữ chức bí thư đảng bộ, chi bộ 29 đồng chí (03 đồng chí
Trưởng ban Tài chính, Ban Đào tạo Sau đại học và Ban Khảo thí giữ chức bí
thư chi bộ).
Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: ĐNCB chủ trì các đơn vị trực thuộc
Học viện Khoa học Quân sự là cán bộ của Đảng trong QĐND Việt Nam, bộ phận
cơ bản cấu thành đội ngũ cán bộ của Học viện, được cấp có thẩm quyền bổ

nhiệm chức vụ phân viện trưởng, chánh văn phịng, trưởng phịng, trưởng khoa,
trưởng ban, chính trị viên phân viện, chính trị viên hệ và các đồng chí giữ chức bí
thư đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Học viện; là người đứng đầu đơn vị trực
thuộc Học viện, chịu trách nhiệm chính trước cấp trên, Đảng ủy, Ban Giám đốc
Học viện; trước cấp ủy cấp mình về lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, tiến hành hoạt
động CTĐ, CTCT và mọi mặt công tác của đơn vị theo chức trách, nhiệm vụ.
Quan niệm trên chỉ rõ đối tượng cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị trực thuộc
Học viện là: Các đồng chí cấp trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Học viện,
chính trị viên phân viện, chính trị viên hệ và các đồng chí phó chánh văn
phịng, phó phịng, phó chủ nhiệm khoa, được bầu giữ chức bí thư đảng bộ, chi
bộ trực thuộc Đảng bộ Học viện. Đội ngũ này có vị trí rất quan trọng, là những
người đứng đầu đơn vị như phân viện, văn phịng, phịng, khoa, ban, hệ; những
người chủ trì về quân sự, chủ trì về CTĐ, CTCT, trực tiếp chỉ huy, quản lý,
điều hành mọi hoạt động của đơn vị mình và chịu trách nhiệm chính trước
Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện và cấp ủy cấp mình về lãnh đạo, chỉ huy và
mọi mặt hoạt động của đơn vị mình theo chức trách, nhiệm vụ được giao.
* Chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị
trực thuộc Học viện Khoa học Quân sự
Căn cứ Nghị quyết số 51-NQ/TW của Bộ Chính trị; Điều lệ CTĐ, CTCT
trong QĐND Việt Nam; Quyết định số 267/2003/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ

13


Quốc phòng về việc ban hành Tiêu chuẩn chức vụ cán bộ khối Tổng cục II; hướng
dẫn số 784/HD - CT ngày 16 tháng 11 năm 2003 của TCCT về thực hiện tiêu
chuẩn chức vụ cán bộ; Quy chế lãnh đạo công tác cán bộ trong Học viện Khoa
học Quân sự ban hành kèm theo Quyết định số1173 - QC/ĐU ngày 05 tháng 10
năm 2009 của Đảng ủy Học viện Khoa học Quân sự. Có thể khái quát chức trách,
nhiệm vụ cán bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị trực thuộc Học viện như sau:

Cán bộ là cấp trưởng đơn vị trực thuộc Học viện Khoa học Quân sự (Phân
viện trưởng, chánh văn phòng, trưởng phòng, khoa, hệ và ban):
Chức trách: Là người chỉ huy cơ quan, đơn vị; chịu trách nhiệm trước
Đảng ủy, Giám đốc Học viện về cơng việc theo chức năng, nhiệm vụ của đơn
vị mình; chỉ huy, quản lý xây dựng đơn vị vững mạnh và hoàn thành các
nhiệm vụ khác được giao.
Nhiệm vụ: Căn cứ vào chỉ lệnh, quy chế giáo dục, đào tạo đại học, sau
đại học, nghiên cứu khoa học... của cấp trên, nghị quyết của Đảng ủy, mệnh
lệnh của Giám đốc và nhiệm vụ của Học viện, đề xuất các chủ trương, lập kế
hoạch công tác theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, trình Giám đốc
Học viện, khi được phê duyệt thì triển khai thực hiện.
Quản lý chặt chẽ tình hình mọi mặt của đơn vị, chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần và bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức, năng lực, trình độ
chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ, học viên, chiến sĩ, công nhân viên trong
đơn vị. Phối hợp với chính trị viên, bí thư cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc
Đảng bộ Học viện nắm chắc tình hình ĐNCB đơn vị, tham mưu, đề xuất,
chuẩn bị nội dung về cán bộ và công tác cán bộ để cấp ủy (chi bộ) xét, đề nghị
theo phân cấp. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác theo
chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, tổng hợp báo cáo theo quy định.
Các đồng chí chủ nhiệm khoa, chủ động nghiên cứu đề xuất với Giám
đốc Học viện về cải tiến, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy
học và nghiên cứu khoa học của khoa. Trực tiếp chỉ huy, điều hành hoạt động
14


giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của khoa theo kế hoạch và các
nhiệm vụ được giao. Quan hệ, phối hợp hiệp đồng với các đơn vị trong, ngồi Học
viện có liên quan đến nhiệm vụ của khoa. Tham gia giảng dạy, chỉ đạo biên soạn
giáo trình, sách giáo khoa, cải tiến, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, tổ chức
nghiên cứu khoa học. Kiện toàn và chỉ đạo hoạt động của hội đồng khoa học khoa

và các tổ bộ mơn (nếu có). Tổ chức đăng ký, thi giáo viên dạy giỏi cấp học viện,
toàn quân của giảng viên trong khoa; duy trì chặt chẽ các nền nếp chế độ của khoa.
Các đồng chí hệ trưởng, nắm vững chương trình giáo dục đào tạo, đối
tượng và phương pháp các môn học, chủ động hợp đồng với các phịng, khoa,
ban của Học viện, đơn vị, địa phương có liên quan đến tổ chức quá trình học tập
và rèn luyện của học viên. Tổ chức quản lý đơn vị thực hiện tốt kế hoạch huấn
luyện; nắm chắc kết quả, chất lượng học tập, rèn luyện của học viên, định kỳ
phân loại học viên, kịp thời báo cáo Giám đốc Học viện theo quy chế giáo dục
đào tạo. Duy trì chặt chẽ chế độ, nền nếp học tập, rèn luyện của học viên, xây
dựng nếp sống chính quy, mơi trường văn hố lành mạnh trong đơn vị. Làm tốt
cơng tác nhận xét, đánh giá khi học viên tốt nghiệp ra trường.
Chính trị viên Phân viện, hệ, bí thư đảng bộ, chi bộ văn phịng, phịng, khoa:
Chức trách: Các đồng chí chính trị viên hệ là người chủ trì về chính trị,
các đồng chí bí thư đảng bộ, chi bộ văn phịng, phịng, khoa, ban được xác
định là người chủ trì về CTĐ, CTCT ở đơn vị; chịu trách nhiệm trước Đảng
ủy, Chính ủy, Giám đốc Học viện, cấp ủy đơn vị về mọi mặt hoạt động CTĐ,
CTCT, cùng với người chỉ huy quản lý, xây dựng đơn vị vững mạnh về chính
trị, tư tưởng và tổ chức, hồn thành các nhiệm vụ khác được giao.
Nhiệm vụ: Căn cứ vào chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, nhiệm vụ của đơn
vị, nghiên cứu đề xuất với cấp ủy đơn vị về phương hướng, biện pháp lãnh đạo
đơn vị thực hiện tốt các nhiệm vụ. Trực tiếp triển khai, chỉ đạo tiến hành các
mặt hoạt động CTĐ, CTCT, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của
các cấp ủy, chi bộ thuộc quyền (nếu có). Thường xun nắm tình hình chính trị,
15


tư tưởng của ĐNCB, đảng viên, học viên, chiến sĩ, công nhân viên để đề xuất
nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao phẩm
chất, đạo đức, năng lực cho cán bộ, học viên, chiến sĩ, cơng nhân viên trong đơn
vị mình. Chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh, cấp ủy, tổ chức đảng TSVM.

Nắm vững tình hình mọi mặt ĐNCB của đơn vị; tổ chức thực hiện các quyết
định, kế hoạch cấp trên quyết định; tham mưu, đề xuất, trực tiếp chuẩn bị nội
dung về bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT trình cấp ủy (chi bộ) xét, đề nghị theo
phân cấp. Tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và thực hiện các nhiệm vụ
được giao. Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm mọi mặt hoạt động CTĐ, CTCT
trong đơn vị, tổng hợp báo cáo cấp trên, chỉ đạo cấp dưới theo quy định.
* Đặc điểm của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện
Khoa học Quân sự
Một là, sự đa dạng, phức tạp về chức danh, chức trách, nhiệm vụ của
đội ngũ cán bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự.
Đội ngũ cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự bao
gồm cán bộ chính trị, quân sự, hậu cần, chuyên môn kỹ thuật, giảng viên.... với
những cương vị công tác khác nhau, điều này đặt ra tính phức tạp của bồi dưỡng
năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học
Quân sự. Bởi lẽ hoạt động ở mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi cương vị cơng tác địi hỏi
cán bộ có những yêu cầu cụ thể về năng lực CTĐ, CTCT. Nắm vững đặc điểm
này, đòi hỏi việc bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan,
đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự phải xác định rõ nội dung, hình thức bồi
dưỡng phù hợp với từng loại cán bộ. Đồng thời, phải căn cứ vào chức trách,
nhiệm vụ của từng cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị được xác định trong Điều lệnh
quản lý Bộ đội, Quy chế công tác cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam để xác
định rõ những nội dung bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống,
năng lực và phong cách công tác, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm CTĐ, CTCT.
Cương vị công tác khác nhau nên giữa họ có sự khác biệt nhất định về năng
lực CTĐ, CTCT, kinh nghiệm và vốn sống. Số cán bộ trung, cao cấp đã qua các
16


cương vị lãnh đạo, chỉ huy ở đơn vị cơ sở, được tu dưỡng, rèn luyện trong thực
tiễn hoạt động chính trị - xã hội, quân sự nên ở họ có nhiều vốn sống, kinh

nghiệm hoạt động chính trị, xã hội, quân sự. Tuy nhiên, ở đội ngũ này dễ nảy
sinh tư tưởng chủ quan, bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong công tác.
Nắm vững đặc điểm này, việc bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của cán
bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự phải nắm vững
những điểm mạnh, những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của
từng người để xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng.
Hai là, đội ngũ cán bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học
Quân sự không đồng đều về tuổi quân, tuổi đời, kiến thức, kinh nghiệm công tác.
Qua khảo sát, đến nay đội ngũ cán bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị trực ở Học
viện có tuổi đời dưới 40 chiếm 3,22%, từ 41 đến 45 tuổi chiếm 11,30%, từ 46 đến
50 tuổi chiếm 32,36%, từ 51 đến 55 tuổi chiếm 33,87%, từ 56 tuổi trở lên chiếm
19,35%. Tuổi quân dưới 20 năm chiếm tỷ lệ thấp 3,22%, từ 21 đến 25 năm chiếm
16,13%, từ 26 đến 30 năm chiếm 22,59%, 31 năm trở lên chiếm 58,06%. Cấp bậc
quân hàm Đại tá có 72,59%, Thượng tá có 16,13%, Trung tá có 8,06%, Thiếu tá có
3,22%, riêng cán bộ chủ trì là nữ chiếm 11,29%. Qua chiến đấu, phục vụ chiến đấu
là 17,74% [phụ lục 3]. Những số liệu trên cho thấy, tuổi đời, tuổi quân, cấp bậc
quân hàm của ĐNCB chủ trì các đơn vị ở Học viện cao, nhưng số cán bộ qua chiến
đấu, phục vụ chiến đấu ngày càng giảm. Qua chiến đấu và phục vụ chiến đấu là một
trải nghiệm thực tiễn rất quan trọng giúp cán bộ trưởng thành và phát huy tốt năng
lực thực tiễn trong công tác. Tuy nhiên, theo quy luật phát triển của tâm, sinh lý con
người thì khi tuổi đời càng cao khả năng nhanh nhạy trong hoạt động sẽ giảm, sức ì
càng lớn, dễ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm nếu khơng tích cực học tập, bồi dưỡng.
Đặc điểm này có tác động, chi phối đến việc xác định động cơ, trách nhiệm của một
số cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị trực ở Học viện trong tự học tập, bồi dưỡng năng
lực tiến hành công tác đảng, cơng tác chính trị.
Ba là, tính phức tạp, đa dạng về địa bàn cư trú, thành phần xuất thân
của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự.
17



Thành phần xuất thân của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện
Khoa học Quân sự đều đảm bảo tiêu chuẩn về cơ cấu xã hội - giai cấp theo
quy định; có lai lịch chính trị tốt, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc,
với nhân dân, có kiến thức, năng lực tồn diện, chun mơn nghiệp vụ vững
vàng; có phương pháp tác phong làm việc khoa học, cẩn trọng, tỉ mỉ, chính
xác. Có xu hướng nghề nghiệp rõ ràng, yên tâm với nhiệm vụ được giao. Cơ
bản cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự và gia
đình đang cư trú ở các địa phương trên miền Bắc. Trong nền kinh tế thị
trường thành phần xuất thân của ĐNCB thường xuyên biến đổi. Ở Học viện
Khoa học Quân sự hiện nay, số cán bộ có gia đình cùng cư trú trên một địa
bàn huyện, tỉnh khá phổ biến. Điều này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho
việc nhận xét, đánh giá, học tập lẫn nhau; mặt khác lại gây trở ngại cho
việc nhận xét đánh giá lẫn nhau, do những thói quen tập tục lạc hậu. Trong
một số cán bộ cịn tàn dư của quan điểm cũ. Đó là, trong quan hệ ứng xử
thường bị chi phối bởi quan hệ đồng hương, thơn xóm, gia đình, họ hàng,
biểu hiện thành bệnh cục bộ địa phương. Trong tự phê bình và phê bình dễ
mang theo tâm lý “khơng vạch áo cho người xem lưng”, thấy đúng không
bảo vệ, thấy sai khơng dám đấu tranh, “dĩ hồ vi q”, “chín bỏ làm mười”.
Vì vậy trong bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan,
đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự cần nắm vững đặc điểm tâm lý của từng
loại cán bộ. Nắm vững đặc điểm này, cấp uỷ, cán bộ chủ trì cần phải am tường
đặc điểm về thành phần xuất thân, địa bàn cư trú, tính cách của mỗi cán bộ để
xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của
cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự cho phù hợp.
Bốn là, tính phức tạp về mơi trường, điều kiện hoạt động và nhiệm vụ
của các cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự.
Ở Học viện Khoa học Qn sự có nhiều loại hình đơn vị. Mỗi đơn vị có
nhiệm vụ chính trị cụ thể. Nhiệm vụ các đơn vị quản lý học viên là quản lý
học viên theo mục tiêu đào tạo; xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, xây
18



dựng đơn vị vững mạnh toàn diện gắn với xây dựng đảng bộ trong sạch vững
mạnh; giữ gìn và sử dụng có hiệu quả vũ khí, trang bị, cơ sở vật chất hậu cần,
kỹ thuật trong đơn vị; tổ chức đời sống vật chất tinh thần cho bộ đội, bảo đảm
đơn vị hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong mọi tình huống. Các cơ quan ở
Học viện Khoa học Quân sự có nhiệm vụ nâng cao chất lượng cơng tác tham mưu
đúng với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ thị, mệnh
lệnh của cấp trên; hướng dẫn kiểm tra thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của
mỗi cơ quan. Các khoa chuyên ngành có nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa
học, hoàn thiện chương trình nội dung, quy trình, hình thức, phương pháp dạy
học. Đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính thì
nhiệm vụ chính trị là quán triệt và thực hiện quan điểm cần kiệm, liêm chính, ý
thức tự lực, tự cường, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quản lý, sử dụng, bảo
quản trang bị, kỹ thuật, vật tư tài chính; kiên quyết đấu tranh chống mọi hiện
tượng cửa quyền, tham ô, tham nhũng, lãng phí, hối lộ làm thất thốt tài sản của
Nhà nước, quân đội của Học viện.
Chính sự đa dạng về loại hình, mơi trường, điều kiện cơng tác, nhiệm vụ
của từng đơn vị đòi hỏi bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ
quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự phải hết sức cụ thể. Nội dung, hình
thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan
tham mưu, hậu cần, kỹ thuật, hệ, khoa chuyên ngành có sự khác nhau nhất định.
Do đó, khi xác định nội dung bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì
cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự phải trên cơ sở nắm vững quan
điểm, nguyên tắc chung, đồng thời phải đặc biệt chú ý đến hồn cảnh, điều kiện,
cơng việc của mỗi cán bộ, khơng thể dập khn chung chung. Tính máy móc,
dập khn làm cho bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan,
đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự rơi vào bệnh hình thức, kém hiệu quả.
* Vai trị đội ngũ cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học
Quân sự


19


Đội ngũ cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự là
lực lượng nòng cốt, trực tiếp lĩnh hội, quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi
đường lối chính trị, quân sự của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ
thị, nghị quyết cấp trên, đặc biệt là nhiệm vụ chính trị, các nghị quyết, chỉ thị,
quy định, quyết định của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện.
Là những người trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật, Đảng ủy,
Chính ủy, Giám đốc Học viện và cấp ủy cấp mình về mọi mặt hoạt động của đơn
vị theo phạm vi, chức trách, nhiệm vụ; là hạt nhân lãnh đạo xây dựng đoàn kết,
thống nhất, nâng cao sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ
Học viện, xây dựng các tổ chức, các lực lượng ở đơn vị trong sạch, vững mạnh.
Đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Học viện Khoa học Quân sự có
vai trị rất quan trọng trong cơng tác cán bộ; những người chịu trách nhiệm chính
trước cấp ủy cấp mình về cơng tác cán bộ theo phân cấp. Chính trị viên (bí thư) là
những người trực tiếp tổ chức thực hiện các quyết định, kế hoạch về cán bộ và
công tác cán bộ; quản lý, bồi dưỡng cán bộ cấp dưới, phát hiện nguồn, tham mưu,
đề xuất, chuẩn bị các nội dung về cán bộ và cơng tác cán bộ trình cấp ủy (chi bộ),
đề nghị theo phân cấp, đảm bảo đúng quy trình, ngun tắc. Các đồng chí cấp
trưởng đơn vị phối hợp với chính trị viên (bí thư) quản lý nắm vững cán bộ thuộc
quyền, bồi dưỡng, tạo nguồn, tham mưu, đề xuất, chuẩn bị các nội dung về cán bộ
và công tác cán bộ theo quy định, xây dựng ĐNCB ở đơn vị vững mạnh.
Để phát huy tốt vai trò trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, đòi hỏi
ĐNCB chủ trì các đơn vị trực thuộc Học viện phải có tinh thần trách nhiệm
cao, phẩm chất, năng lực tồn diện, phương pháp, tác phong cơng tác tốt, nhất
là năng lực công tác cán bộ.
1.1.2. Năng lực công tác đảng, cơng tác chính trị và những vấn đề cơ
bản về bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị của cán bộ

chủ trì ở các cơ quan, đơn vị Học viện Khoa học Quân sự
* Quan niệm năng lực cơng tác đảng, cơng tác chính trị của cán bộ
chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự
20


Năng lực, theo nghĩa chung nhất là tổng hợp các khả năng của chủ thể
để đáp ứng yêu cầu hoạt động nào đó, bảo đảm cho hoạt động ấy đạt hiệu quả
cao. Có năng lực cá nhân và có năng lực của một tập thể, một tổ chức. Năng
lực của con người chỉ hình thành, phát triển trong quá trình hoạt động và biểu
hiện ra trong quá trình lao động sản xuất, hoạt động nghiên cứu khoa học, văn
hoá nghệ thuật, thể dục thể thao, hoạt động quân sự.... Các hoạt động ấy đều
do cá nhân hoặc tập thể thực hiện. Trong quá trình hoạt động con người phải
sử dụng tri thức, kinh nghiệm, các phẩm chất cần thiết để tác động lên đối
tượng nhằm thực hiện mục đích đã xác định. Thơng qua đó mà năng lực hình
thành phát triển không ngừng.
Năng lực của con người chỉ tồn tại trong những hoạt động nhất định và
được biểu hiện ra trong hoạt động thực tiễn. Bất kỳ ở lĩnh vực hoạt động nào,
muốn hoạt động có hiệu quả cao, cùng với các phẩm chất khác, con người phải có
năng lực tương ứng. Thiếu năng lực, mọi hoạt động từ nhận thức đến hoạt động
thực tiễn đều không đạt kết quả theo mong muốn. Đặc trưng của năng lực là khả
năng lĩnh hội, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm của xã hội và vận dụng những tri
thức, kinh nghiệm ấy vào hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân, nhằm làm cho
hoạt động của mỗi người đạt hiệu suất, chất lượng theo yêu cầu công việc.
Hoạt động thực tiễn của con người là vơ cùng rộng lớn, vì vậy địi hỏi
mỗi cá nhân phải có năng lực nhất định khi tham gia vào các hoạt động chính
trị-xã hội, lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học. Theo đó, dựa vào sự phân
cơng lao động xã hội có năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực
chung là tổng hợp những khả năng cần thiết của con người khi tham gia vào
các hoạt động xã hội. Đó là tiền đề, điều kiện bảo đảm cho con người đáp ứng

nhiều ngành hoạt động xã hội khác nhau. Chẳng hạn như năng lực trí tuệ,
năng lực tư duy, năng lực hoạt động thực tiễn... thì bất cứ ngành nghề, lĩnh
vực hoạt động xã hội nào cũng cần phải có.
Năng lực chun mơn là tổng hợp những khả năng đáp ứng cho một
hoạt động, một ngành nghề nhất định như: năng lực lãnh đạo, năng lực tổ chức
21


quản lý, năng lực chỉ huy, năng lực tư duy lý luận.v.v... Với giảng viên, năng lực
sư phạm là năng lực chuyên biệt. Với cán bộ chính trị, năng lực chuyên biệt là
CTĐ, CTCT. Cán bộ chỉ huy năng lực chuyên biệt là chỉ huy, tham mưu. Trong
CTĐ, CTCT còn có năng lực theo các ngành như: Năng lực làm công tác tuyên
huấn, năng lực công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ…
Năng lực chung và năng lực chun mơn có quan hệ hữu cơ với nhau
tạo tiền đề, điều kiện cho nhau phát triển, vì vậy muốn đạt được hiệu suất,
chất lượng cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình, cán bộ chủ trì
cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự phải có năng lực chun sâu
về chun mơn nghiệp vụ.
Năng lực CTĐ, CTCT là trình độ và khả năng thực tế của người cán bộ
trong tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện các hoạt động CTĐ, CTCT theo
chức trách, nhiệm vụ.[tr.330]. Mỗi loại cán bộ khác nhau, tùy theo cương vị,
chức trách có yêu cầu cụ thể về năng lực CTĐ, CTCT. Năng lực CTĐ, CTCT
của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự là một bộ
phận cấu thành năng lực của cán bộ chủ trì, đó là khả năng nắm vững, làm chủ,
vận dụng các tri thức khoa học, thực tiễn các kỹ năng, kinh nghiệm tiến hành
CTĐ, CTCT theo chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ chủ trì.
Cần phân biệt năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan đơn vị
với năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chính trị, chính ủy, chính trị viên. Đối
với chính ủy, chính trị viên thì năng lực CTĐ, CTCT là năng lực chuyên sâu.
Bởi lẽ, chức trách nhiệm vụ của họ là chủ trì về chính trị, đảm nhiệm CTĐ,

CTCT ở đơn vị. Đối với cán bộ chỉ huy, chun mơn kỹ thuật thì năng lực
chun sâu của họ là chỉ huy, quản lý, ngành nghề chuyên môn kỹ thuật,
nhưng họ cần thiết phải có năng lực CTĐ, CTCT là do bản chất của CTĐ,
CTCT trong quân đội quy định. Tiến hành CTĐ, CTCT là nguyên tắc xây
dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng, là trách nhiện của mọi tổ chức,
cơ quan, đơn vị, mọi cán bộ, đảng viên, trong đó cơ quan chính trị và cán bộ
chính trị là lực lượng nịng cốt. Vì vậy, đối với cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị
22


ở Học viện khoa học Quân sự họ cần thiết phải có năng lực CTĐ, CTCT ở
cấp độ, trình độ tiếp cận gần với năng lực CTĐ, CTCT của chính ủy, chính trị
viên, cán bộ chính trị.
* Các yếu tố cấu thành năng lực cơng tác đảng, cơng tác chính trị của
cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự
Một là, tri thức, kiến thức về CTĐ, CTCT. Tri thức, kiến thức CTĐ,
CTCT là cơ sở quan trọng hợp thành năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì
cơ quan đơn vị, làm cho họ nắm được và biết vận dụng kiến thức lý luận, kinh
nghiệm CTĐ, CTCT đã được tổng kết để thực hiện chức trách, nhiệm vụ.
Tri thức, kiến thức CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan đơn vị bao
gồm những tri thức lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội; lý luận,
thực tiễn xây dựng nội bộ Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng; Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tri thức CTĐ, CTCT
dựa trên nền tảng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn bó chặt
chẽ với khoa học lịch sử, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học.
CTĐ, CTCT là khoa học về những nguyên tắc và phương pháp lãnh đạo
của Đảng đối với quân đội; về Đảng lãnh đạo an ninh, quốc phịng. Đối với cơng
tác xây dựng Đảng thì đó là những vấn đề lý luận xây dựng Đảng về chính trị, tư
tưởng, tổ chức, những nguyên tắc, tiêu chuẩn sinh hoạt Đảng… Những tri thức
CTĐ, CTCT mà cán bộ chủ trì cơ quan đơn vị cần phải có, giúp cho việc xác

định đúng vị trí, vai trị, mối quan hệ khăng khít với hệ thống tri thức khác của
ĐNCB chủ trì. Nếu thiếu những tri thức về CTĐ, CTCT, cán bộ chủ trì cơ quan
đơn vị sẽ dẫn đến bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, coi thường lý luận trong thực
hiện chức trách, nhiệm vụ, rơi vào thực tiễn mù quáng.
Hai là, hệ thống những kỹ năng CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan
đơn vị. Đó là khả năng vận dụng có kết quả những tri thức, phương pháp,
kinh nghiệm CTĐ, CTCT đã được tổng kết để thực hiện chức trách, nhiệm vụ
của cán bộ chủ trì cơ quan đơn vị. CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan
đơn vị bao gồm nhiều khâu, nhiều bước, nhiều nội dung. Mỗi khâu, mỗi bước,

23


mỗi nội dung lại có các kỹ năng, “thao tác” khoa học. Nếu thiếu những kỹ
năng CTĐ, CTCT cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị khơng thể thực hiện được
những nhiệm vụ, nội dung của CTĐ, CTCT. Kỹ năng CTĐ, CTCT của cán bộ
chủ trì bao gồm kỹ năng tiến hành công tác tư tưởng, công tác tổ chức, CTĐ,
CTCT trong các nhiệm vụ.
Về cơng tác tư tưởng đó là các kỹ năng tổ chức giáo dục chính trị,
tuyên truyền cổ động, văn hóa, văn nghệ, nắm và giải quyết tình hình tư
tưởng, dự báo tình hình tư tưởng, giáo dục chung, giáo dục riêng, đấu tranh
tư tưởng, lý luận, kỹ năng tổ chức phong trào thi đua ...ở cơ quan, đơn vị
Về cơng tác tổ chức, đó là các kỹ năng tiến hành công tác xây dựng
Đảng, bao gồm kỹ năng chuẩn bị ra nghị quyết và triển khai nghị quyết; kỹ
năng tổ chức sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng; tiến hành công tác cán bộ, công
tác bảo vệ an ninh, xây dựng đội ngũ đảng viên, kết nạp đảng viên mới. Kỹ
năng tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và giữ nghiêm kỷ luật đảng, phát
triển đảng viên, các thủ tục hành chính đảng; kỹ năng chỉ đạo, hướng dẫn
xây dựng và hoạt động của các tổ chức quần chúng trong cơ quan, đơn vị....
Về kỹ năng CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ, trong các hoạt động của cơ

quan, đơn vị bao gồm kỹ năng tiến hành CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ giáo
dục đào tạo, nghiên cứu khoa học của cơ quan, đơn vị; trong phòng chống thiên
tai, cứu hộ, cứu nạn; trong phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật; trong chăm lo
đời sống vật chất, trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hịa bình”, bạo loạn
lật đổ; trong xử lý các tình huống chính trị, quân sự, xã hội ở cơ quan, đơn vị....
Ba là, kinh nghiệm tiến hành CTĐ, CTCT. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt
Nam đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về CTĐ, CTCT. Kinh nghiệm
CTĐ, CTCT trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Kinh nghiệm
CTĐ, CTCT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong thời kỳ đất nước
đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh nghiệm xây dựng Đảng khi Đảng

24


trở thành Đảng cầm quyền. Kinh nghiệm CTĐ, CTCT trong chiến đấu, sẵn sàng
chiến đấu, trong huấn luyện, giáo dục đào tạo, trong phòng chống thiên tai, cứu
hộ, cứu nạn; trong phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, trong làm nghĩa vụ quốc
tế của Quân đội nhân dân Việt Nam....Đó là những bài học kinh nghiệm có giá trị
lý luận, thực tiễn rất sâu sắc của CTĐ, CTCT. Nắm vững những kinh nghiệm đó
sẽ giúp cho cán bộ chủ trì cơ quan đơn vị vận dụng vào trong thực hiện chức
trách, nhiệm vụ của mình, nhất là trong điều kiện đất nước hịa bình, phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế.
Bốn là, những phẩm chất tâm lý cá nhân: cảm giác, tri giác, tư duy,
tưởng tượng, trí nhớ, ý chí, cảm xúc tình cảm, tính cách, khí chất, thể lực...
vừa là tiền đề vật chất cần thiết, vừa là yếu tố quy định năng lực CTĐ, CTCT,
ảnh hưởng đến phát triển năng lực chung và năng lực chuyên môn của con
người. Sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân bao gồm yếu tố xã hội và
yếu tố sinh học của cá nhân. Điều kiện xã hội lịch sử cụ thể tạo ra những hoàn
cảnh hoạt động để mỗi con người phát triển năng khiếu, thiên hướng, những
tố chất bẩm sinh, di truyền. Sự tác động trực tiếp của giáo dục xã hội kết hợp

chặt chẽ với hoạt động có ý nghĩa quyết định sự hình thành phát triển năng
lực cá nhân. Nếu khơng có giáo dục đào tạo và phân cơng lao động xã hội thì
con người cũng khơng thể hình thành, phát triển năng lực. Do đó, để hình
thành, phát triển năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan đơn vị cùng
với tiền đề vật chất tự nhiên phải tăng cường giáo dục bồi dưỡng của tập thể,
của tổ chức, tạo môi trường thuận lợi để hình thành phát triển hồn thiện
phẩm chất chính trị đạo đức lối sống và các yếu tố cấu thành năng lực CTĐ,
CTCT. Sự hình thành, phát triển năng lực CTĐ, CTCT của cán bộ chủ trì cơ
quan đơn vị là sản phẩm của sự kết hợp giữa những yếu tố, điều kiện khách
quan và nhân tố chủ quan. Nhận thức đúng các yếu tố tạo thành năng lực là cơ
sở khoa học để xác định con đường, giải pháp bồi dưỡng năng lực CTĐ,
CTCT của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở Học viện Khoa học Quân sự.

25


×