Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH VỮNG MẠNG- NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.13 KB, 11 trang )

BÀI THI MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian thi: 3 ngày
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC
TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

BÀI LÀM


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM .................................... 2
1.1. Khái niệm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ........................ 2
1.2. Nhà nước trong sạch, vững mạnh .......................................................... 2
1.2.1. Kiểm soát quyền lực nhà nước .......................................................... 2
1.2.2. Phòng, chống tiêu cực trong Nhà nước ............................................ 3
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC
TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........................... 4
2.1. Tầm quan trọng của vấn đề trong đổi mới hiện nay ............................ 4
2.2. Thực trạng về xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh ................ 4
2.2.1. Thành tựu ........................................................................................... 4
2.2.2. Hạn chế ............................................................................................... 5
2.3. Nguyên nhân ............................................................................................ 6
2.4. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh ..... 7
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 9



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh - người khơi nguồn cho truyền thống dân chủ hiện đại ở Việt
Nam. Tư tưởng của Người về dựa vào dân để xây dựng, chỉnh đốn Nhà nước,
làm cho làm cho Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, gắn bó “máu thịt”
với nhân dân, vì hạnh phúc của nhân dân, là nhiệm vụ then chốt có vị trí rất quan
trọng trong sự nghiệp cách mạng của đất nước, của dân tộc. Việc vận dụng tư
tưởng của Người vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Nhà nước hiện nay sẽ góp
phần to lớn vào cơng cuộc đổi mới tồn diện, đồng bộ, xây dựng và phát triển đất
nước giàu mạnh, hùng cường, thịnh vượng.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn của Nhà nước ta hiện nay, em chọn
đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước trong sạch, vững mạnh
trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”
để làm tiểu luận kết thúc học phần bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh là mục tiêu, là
nội dung nổi bật, xuyên suốt và chủ đạo trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội
của Việt Nam. Lấy tiền đề là tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp
quyền để phân tích và đưa ra những giải pháp phù hợp với bối cảnh hiện nay.
3. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, tiểu luận chia làm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước trong sạch,
vững mạnh trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước trong sạch, vững
mạnh trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay



2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nhà nước pháp quyền là vị thế pháp lý hay một hệ thống thể chế, nơi mỗi
người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp. Nhà nước pháp quyền hình thức
Nhà nước cộng hịa trong đó Nhà nước xây dựng nên pháp luật để quản lý xã hội và
tự đặt mình dưới pháp luật. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ
được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật.Nhà nước pháp
quyền dựa trên nguyên tắc dân chủ. Dân chủ là nền tảng để hồn chỉnh pháp luật.
Pháp luật là cơng cụ để bảo vệ quyền công dân.[8]
1.2. Nhà nước trong sạch, vững mạnh
1.2.1. Kiểm soát quyền lực nhà nước
Kiểm soát nhà nước là tất yếu để giữ vững bản chất của Nhà nước, đảm bảo
cho Nhà nước hoạt động có hiệu quả, phịng chống thối hóa biến chất trong đội
ngũ cán bộ Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng vấn đề kiểm sốt
quyền lực của Nhà nước.
Tính tất yếu của việc kiểm soát quyền lực nhà nước là các cơ quan nhà nước,
đội ngũ cán bộ viên chức nhà nước ít hay nhiều đều nắm quyền lực trong tay.
Quyền lực này là nhân dân ủy thác cho, nhưng một khi đã nắm quyền lực thì đều
có thể trở nên lạm quyền. Vì thế để đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về tay nhân
dân lao động thì cần phải kiểm sốt quyền lực nhà nước.
Về hình thức kiểm sốt quyền lực Nhà nước, theo Hồ Chí Minh, cần phát huy
vai trò, trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cán bộ, đảng viên phải chấp hành
nghiêm chính sách, đường lối của Đảng. Các cấp ủy Đảng tăng cường cơng tác
kiểm tra, để có kết quả tốt cần kiểm sốt có hệ thống và người đi kiểm sốt phải
rất có uy tín, phải “khéo kiểm sốt”. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực
nên có quyền kiểm soát quyền lực Nhà nước. Đảng cầm quyền cần phát huy vai

trị kiểm sốt quyền lực của nhân dân và Nhà nước là công bộc của nhân dân.


3

1.2.2. Phòng, chống tiêu cực trong Nhà nước
Đặc quyền, đặc lợi: Cán bộ, cơng chức tự cho mình quyền được hưởng những
đặc ân từ cơng việc, chức vụ của mình trong nhà nước: cậy quyền, cậy thế; hách dịch,
làm quyền; lợi dụng chức quyền để làm lợi cho cá nhân (sa vào chủ nghĩa cá nhân).
Tham ơ, lãng phí, quan liêu: Là “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”, thứ giặc
nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm; là bạn đồng minh của thực dân, phong kiến. Tham ô
là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê hèn nhất trong xã hội, nó là hại đến sự nghiệp
xây dựng nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, hại đến đạo
đức cách mạng của người cán bộ. Lãng phí là lãng phí sức lao động, thời giờ, tiền của.
Quan liêu là ấp dủ, dung túng, che chở và là bệnh gốc sinh ra tham ơ và lãng phí.
“Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”: Là những căn bệnh gây mất đoàn kết
“bênh vực lớp này, chống lại lớp khác”, gây rối cho cơng tác trong chính quyền.
Ngồi bệnh cậy thế, cịn có người kiêu ngạo cử chỉ lúc nào cũng vác mặt “quan
cách mạng” làm mất uy tín của Chính phủ.[3, tr.86-90]
Nguyên nhân chủ quan, bắt nguồn từ căn “bệnh mẹ” là chủ nghĩa cá nhân,
thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân. Những nguyên nhân khách quan là do công
tác cán bộ của Đảng và Nhà nước chưa tốt; do cách tổ chức, vận hành chưa khoa
học, hiệu quả; trình độ và đời sống xã hội thấp; tàn dư của phong kiến, thực dân...
Các biện pháp phòng, chống tiêu cực trong Nhà nước:
Một là, nâng cao trình độ dân chủ trong xã hội, thực hành dân chủ rộng rãi,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Hai là, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh, tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật nghiêm đối với những cán bộ vi phạm.
Ba là, phạt nghiêm minh, nghiêm khắc, đúng người đúng tội. Coi trọng giáo dục
đạo đức, xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức, khơi dậy lương tâm của người cầm quyền.

Bốn là, cán bộ, người đứng đầu có ý thức nêu gương tu dưỡng đạo đức, chống
tiêu cực, thực hiện phê bình và tự phê bình, chức vụ càng cao, trách nhiệm càng lớn.
Năm là, huy động sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước vào cuộc chiến chống
tiêu cực. Mỗi người đều có trách nhiệm tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạng.


4

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC
TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tầm quan trọng của vấn đề trong đổi mới hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh là cơ
sở, nền tảng để Đảng ta xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn cho
cách mạng. Quan điểm đã tạo tiền đề quan trọng để đất nước tiếp tục đổi mới, phát
triển trong những năm tới; đồng thời khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh đối với nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cuộc cách mạng 4.0 đã và đang
đứng trước hàng loạt yêu cầu đặt ra. Xây dựng Nhà nước đồng nghĩa với xây
dựng cán bộ, công chức đủ đức và tài, phải tẩy trừ thói hư, tật xấu của một bộ
phận những người cầm quyền, phải lấy dân làm gốc và thấm nhuần cụm từ “đầy
tớ”, “công bộc” của dân. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng đến một
nhà nước của dân, do dân, vì dân; đồng thời cũng là động lực để xây dựng một
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2.2. Thực trạng về xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh
2.2.1. Thành tựu
Đất nước đã độc lập tự chủ trong nền kinh tế thị trường và chủ động mở của
hội nhập quốc tế. Tham gia giao lưu hợp tác, phân công lao động quốc tế, phát huy
tốt nhất nội lực quốc gia để cạnh tranh có hiệu quả trên trường quốc tế. Năm 2019

với năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam tăng 10 bậc so với năm 2018,
đứng thứ 67/141 nền kinh tế. Chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam năm
2019 tăng 8 bậc so với năm 2015, xếp thứ 70/190 quốc gia, vùng lãnh thổ. [1, tr84]
Đảng và Nhà nước không ngừng nâng cao chăm lo đời sống nhân dân, cuộc
sống người dân ngày được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 3% năm 2020 theo
chuẩn nghèo đa chiều. Tỉ lệ người thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ
tuổi ở thành thị giảm từ mức 4,5% năm 2010 xuống còn 3% năm 2020[1, tr.100].


5

Nhà nước ln đề phịng, khắc phục và xử lý những tiêu cực trong bộ máy
nhà nước, công tác thanh tra và kiểm tra liên tục được củng cố, tăng cường. Uỷ
ban Kiểm tra Trung ương, cấp uỷ, tổ chức đảng và uỷ ban kiểm tra các cấp đã
kiểm tra, giám sát hàng chục vạn tổ chức đảng và hàng triệu đảng viên; thi hành
kỷ luật hơn 1.000 tổ chức đảng và hơn 70.000 đảng viên, trong đó, có cả cán bộ
lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các tướng lĩnh trong lực lượng vũ
trang, kể cả đương chức và đã nghỉ hưu[5].Câu chuyện xử lý kỷ luật giờ đây
khơng cịn khái niệm “hạ cánh an tồn”.
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, văn hóa, nghệ thuật, thể dục
thể thao và nhiều hoạt động xã hội khác có những mặt phát triển và tiến bộ.
Nhà nước coi trọng nhiệm vụ xây dựng đào tạo đạo đức cán bộ, đảng viên.
Đội ngũ Đảng viên ngày càng được chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đạo
đức.Trong giai đoạn 2016-2020, số cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức
pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ đạt trên 75%; số cán bộ, công
chức được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ
đạt trên 65%.[7]
Nhân dân được làm chủ thông qua các hình thức tự quản, thực hiện dân chủ
trực tiếp và dân chủ đại diện. Đề cao vai trò kiểm soát quyền lực của nhân
dân.Trong hiến pháp và nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như Luật Bầu cử đại biểu

Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Phịng, chống tham nhũng, Trưng
cầu ý dân,... đều có quy định cụ thể về điều kiện, hình thức, phương thức để nhân
dân tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước và xã hội.Công dân Việt Nam
đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội.
2.2.2. Hạn chế
Việc thể chế hóa, xây dựng chương trình hành động và tổ chức thực hiện Nghị
quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và Nhà nước chưa kịp thời. Chất lượng sinh
hoạt Đảng chưa cao, tính chiến đấu trong phê bình và tự phê bình cịn yếu. Việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa đều, chưa đi vào chiều
sâu ở nhiều ngành, cơ quan, đơn vị; một số nơi thực hiện cịn mang tính hình thức.


6

Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cán bộ cấp chiến lược, thiếu
gương mẫu, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, chủ nghĩa cá nhân, vướng vào
tham nhũng, tiêu cực. Khơng ít cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước lợi dụng sơ
hở trong cơ chế, chính sách pháp luật, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát vốn, tài
sản của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng. Trịnh Xuân Thanh với đại án tham
nhũng gây thua lỗ 3300 tỉ đồng tại công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam là một
trong những hồi chuông cảnh báo tới đạo đức nghề nghiệp của người cầm quyền.[5]
Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và xử lý tổ chức đảng và đảng
viên vi phạm chưa đủ sức góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực trong nội bộ chính
quyền. Nhiều khuyết điểm, sai phạm của tổ chức đảng, đảng viên chậm được phát hiện,
kiểm tra, xử lý, hoặc xử lý kéo dài, nên kỷ cương, kỷ luật ở một số nơi chưa nghiêm.
Tồn tại nhiều vấn đề xã hội bức bối như khoảng cách giàu nghèo gia tăng,
đời sống của một bộ phận người dân cịn khó khăn, tệ nạn xã hội...Theo báo cáo,
thống kê của Bộ Cơng an, tính đến 15/5/2018, cả nước có 224.690 người nghiện
ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 2.108 người so với năm 2017. Tỷ lệ người sử dụng
chất gây nghiện chiếm từ 60 - 70%, đặc biệt, tại các tỉnh khu vực miền Trung và

Nam Bộ, tỷ lệ này lên tới 70 - 85%. Điều đáng lo ngại là số người nghiện sử
dụng đồng thời nhiều loại ma túy ngày càng tăng cao,gây lo lắng trong quần
chúng nhân dân và ảnh hưởng tới an ninh, trật tự xã hội. [4]
Cơng tác dân vận cịn nhiều mặt hạn chế. Chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách
nhiệm của nhân dân. Việc xây dựng, nhất là triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ
thị của Đảng về cơng tác dân vận cịn chưa kịp thời, kém hiệu quả; chưa đánh giá và
dự báo chính xác những diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội, thành phần dân cư, tâm tư,
nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân,... để có chủ trương và chính sách phù hợp.
2.3. Nguyên nhân
Thứ nhất, xây dựng Đảng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế là vấn đề mới và khó, phải vừa làm, vừa tìm tịi, tổng kết rút
kinh nghiệm để đổi mới, hoàn thiện.


7

Thứ hai, hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cịn nhiều
bất hợp lý, phương pháp giảng dạy, học tập lý luận chính trị cịn lạc hậu. Công tác
tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới.
Thứ ba, trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật của người dân chưa cao tạo
điều kiện cho những người có chức quyền có thể nhũng nhiễu, hạch sách dân.
Đồng thời do chế độ đãi ngộ, nhất là vấn đề tiền lương cho cán bộ chưa thỏa
đáng cũng là nguyên nhân dẫn tới tham nhũng tràn lan.
Thứ tư, tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra, kiểm soát chưa có chuyển
biến, biện pháp xử lý kỷ luật thiếu mạnh mẽ, chưa đủ tính răn đe với người cầm quyền.
Thứ năm, do chưa thật sự phát huy dân chủ trong Đảng và Nhà nước, chưa phát
huy vai trò giám sát, tham gia của nhân dân vào công tác xây dựng chính quyền.
2.4. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh
Thứ nhất, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh việc

nghiên cứu sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà
nước nhằm khắc phục những sơ hở trong quản lý kinh tế - xã hội.
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý đảng viên về tư tưởng, kết quả thực
hiện nhiệm vụ được giao, phong cách lối sống, hồn cảnh gia đình, điều kiện sinh
hoạt,...Trên cơ sở đó phát hiện kịp thời những dấu hiệu vi phạm của đảng viên về
đạo đức để ngăn chặn.
Thứ ba, các tổ chức đảng cần thường xuyên tổ chức đối thoại với nhân dân,
lắng nghe ý kiến nhân dân phản ánh phát hiện, tố giác những hiện tượng hành vi
tiềm ẩn tiêu cực ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, của nhân dân.
Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra
truy tố xét xử thi hành án, thực hiện nghiêm túc Luật phòng, chống tham nhũng.
Thứ năm, xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội đối với những cán bộ vi phạm,
theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước công tâm, khách quan,
không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ một tổ chức cá nhân nào. Tập trung kiện
toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan có chức năng
đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực như: Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án,...


8

KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước hình thành trên cơ sở kế thừa và phát
triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về nhà nước nói chung, nhà nước chun
chính vơ sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng. Đối với chủ tịch Hồ Chí
Minh, việc xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh, Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định đến sự phồn thịnh của một quốc gia, dân tộc. Ở nước ta: “Chính
quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ...Nhân dân là ơng chủ nắm chính
quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là
dân chủ”.[2]

Cho đến ngày nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử và biến động của thời
gian, việc “lấy dân làm gốc” vẫn luôn được ưu tiên lên hàng đầu. Cũng từ đó đã
đem lại cho đất nước ta nhiều thành tựu đáng khen ngợi, nhân dân thế giới đã
biết đến Việt Nam - quốc gia của “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Đất nước ta đã
có những chỗ đứng vững trãi trên trường quốc tế, với những người cán bộ tài ba,
nhiệt huyết “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Song, bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại những hạn chế đến từ mặt
tư tưởng đạo đức và chủ nghĩa cá nhân. Điều này địi hỏi chính quyền sự nghiêm
minh về pháp luật và kiện toàn bộ máy Nhà nước. Mỗi bước phát triển trong tiến
trình lịch sử ln địi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân cần phải có những bước
đi vững chắc và giải pháp kịp thời.
Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh chính là tiền đề hướng đến một
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ở một tương lai
không xa, hy vọng Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc lớn mạnh vươn đôi
cánh ra khắp năm châu.


9

[1]
[2]
[3]
[4]

[5]

[6]

[7]


[8]

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII
của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
Hồ Chí Minh (2020), Tồn tập, tập 8, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội
Mạch Quang Thắng (2019), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ giáo dục
và đào tạo, Hà Nội
Như Ngọc (2019), Chuyên ngành Chỉ đạo điều hành, Bộ Lao động –
Thương binh Xã hội, 13/02/2019
/>Phương Liên (2020), Chuyên ngành Chính trị, Báo Chính phủ, 11/12/2020,
/>Phong Cầm Hà (2019), Chuyên ngành Xét xử - Bình luận án, Tạp chí Tịa
án Nhân dân, 11/01/2019, />Vi Tiến Cường (2021), Chuyên ngành Xã hội, Báo Nhân dân, 04/05/2021,
/>Website Wekipedia: />


×