Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM. TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN, SINH VIÊN TRONG VIỆC GÓP PHẦN CỦNG CỐ KHỐI LIÊN MINH GIA CẤP, TẦNG LỚP VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.68 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

R

BÁO CÁO CUỐI KỲ
HỌC KỲ
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài : LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI
KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN, SINH VIÊN TRONG
VIỆC GÓP PHẦN CỦNG CỐ KHỐI LIÊN MINH GIA CẤP,
TẦNG LỚP VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN
DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhóm 58 (Tiểu nhóm 8)
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phượng

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021


Danh sách nhóm 8
Mơn Chủ nghĩa Xã hội khoa học Ca 4 Thứ Hai
STT
1
2
3
4
5
6
7



MSSV
71901357
71900475
71901567
71902032
71900330
71900326
71900324

Họ và tên
Phạm Thị Mai Hương
Đặng Võ Phương Nam
Nguyễn Thị Như Ý
Phan Cơng Mẫn
Trần Hồng Lan Vy
Mã Phong Vy
Lê Huỳnh Khánh Vy

Lưu ý: STT theo số thứ tự trong danh sách giảng viên

Ghi chú
Nhóm trưởng


Lời cam đoan
( Mẫu)

Chúng em xin cam đoan Báo cáo cuối kỳ do nhóm 8 nghiên cứu và thực
hiê ̣n.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.
Kết quả Báo cáo cuối kỳ là trung thực và khơng sao chép từ bất kỳ báo
cáo của nhóm khác.
Các tài liê ̣u được sử dụng trong Báo cáo cuối kỳ có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng.

(Ký và ghi rõ họ tên)
Phạm Thị Mai Hương


Mục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................2
1. CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG
LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.........................2
1.1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội...........2
1.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội........................................................................................................................... 2
2. CƠ CẤU XÃ HỘI- GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG
LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT
NAM.......................................................................................................................... 4
2.1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam................................................................................................................4
2.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.......................................................................................................6
2.2.1.Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam................................................................................6
2.2.2.Phương hướng cơ bản để xây dựng cơ cấu xã hội – giai cấp và tăng
cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.....................................................................................................9

3. TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN, SINH VIÊN TRONG VIỆC
GÓP PHẦN CŨNG CỐ KHỐI LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP VÀ
XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐỒN KẾT TỒN......................................................12
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................16
MỤC LỤC HÌNH ẢN


Hình 1: Liên minh cơng nhân, nơng dân, trí thức thời kì quá độ lên CNXH Việt
Nam............................................................................................................................... 5
Hình 2: Sinh viên y khoa Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh tại một điểm
lấy mẫu xét nghiệm ở phường Bình Trị Đơng B, quận Bình Tân. (Ảnh: Hồng
Giang/TTXVN)...........................................................................................................13
Hình 3: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc
Phong, doanh nhân Trần Bá Dương và thanh niên bấm nút khởi động chương
trình Thanh niên khởi nghiệp.......................................................................................14


PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Những nguyên lý của chủ nghĩa Mac – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
thực tiễn cuộc đấu tranh giai cấp đã cho thấy tính tất yếu của liên minh giai cấp,
tầng lớp. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì sự ra đời và
phát triển của vấn đề này với những thuận lợi và khó khăn đan xen trong sự
nghiệp của cách mạng Liên minh này có vai trị vơ cùng to lớn và quan trọng
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa cũng như việc hội nhập quốc tế của
nước ta và làm cơ sở cho khối đại đoàn kết cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Khi lựa chọn đề tài này, chúng tơi muốn tìm hiểu tầm quan trọng của việc
liên minh giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam để tìm ra những thuận lợi, thách thức và

thực trạng của khối liên minh hiện nay. Đồng thời bài báo cáo nghiên cứu và làm
rõ khía cạnh liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam. Góp phần làm cơ sở hoạch định các chính sách và biện pháp cũng
như trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trong vấn đề này.
Phạm vi nghiên cứu
Bài báo cáo chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến liên minh giai cấp
ở góc độ mơn Chủ nghĩa xã hội. Trong đó tìm hiểu và dựa theo quan điểm của
C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin về liên minh giai cấp, tầng lớp.
Phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo được thực hiện theo phương pháp kết hợp tìm hiểu, phân tích
và tổng hợp. Đặc biệt áp dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp kết hợp logic đi
từ trừu tượng đến cụ thể.
Trong q trình tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tơi vẫn cịn nhiều thiếu sót,
mong thầy cơ đóng góp ý kiến để bài tiểu luận này đạt được kết quả tốt hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.


PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Nhìn theo góc độ chính trị - xã hội, nghiên cứu về cơ cấu xã hội – giai cấp
giúp ta có nền móng, cơ sở để nghiên cứu vấn đề liên minh giai cấp, tầng lớp
trong một chế độ xã hội nhất định.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội – giai cấp là tổng
thể các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội có mối quan hệ hợp tác và gắn bó chặt
chẽ với nhau. Họ có cùng chung một mục tiêu đó là cùng chung sức cải tạo xã
hội cũ và xây dựng xã hội mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội – giai cấp
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Mỗi giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã
hội này xác định được vị trí, vai trị của mình cùng với sự chỉ đạo sáng suốt của

Đảng Cộng sản nên đã tạo ra những sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu,
nội dung, nhiệm vụ thành công.
Cơ cấu xã hội -giai cấp biến đổi một cách có quy luật trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Sự biến đổi đầu tiên của cơ cấu xã hội -giai cấp là gắn liền
và chịu quy định bởi cơ cấu kinh tế trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sự biến đổi tiếp theo của cơ cấu xã hội- giai cấp mang tính phức tạp và đa dạng,
từ đó làm xuất hiện các tầng lớp xã hội khác nhau. Cuối cùng là cơ cấu xã hộigiai cấp có mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, xích lại gần nhau, tiến tới
xóa bỏ hiện tượng bóc lột giai cấp, bất bình đẳng trong xã hội.
1.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Dựa vào thực tiễn các phong trào đấu tranh của giai cấp cơng nhân chống
lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản ở châu Âu, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ
ra rằng các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở những nước này thất bại là
do giai cấp công nhân đấu tranh riêng lẻ, không liên minh với giai cấp nơng dân.
Từ đó nhận thấy vấn đề cấp thiết liên minh công, nông và các tầng lớp lao động
khác nên được đưa lên hàng đầu. Để nhận định và hiểu rõ về vấn đề này chúng ta
sẽ nhìn nhận theo 2 góc độ chính đó là chính trị và kinh tế.


Xét từ góc độ chính trị, trong một chế độ xã hội nhất định, ln có một
quy luật mang tính phổ biến. Lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai
cấp bị đối lập nhau, lúc này mỗi giai cấp đứng ở vị trí trung tâm đóng vai trị
quan trọng nhất. Họ phải tìm cách liên minh với các giai cấp, tầng lớp xã hội có
những lợi ích phù hợp với mình để tập hợp lực lượng thực hiện nhu cầu và lợi ích
chung, từ đó tạo động lực to lớn cho sự phát triển của các xã hội có giai cấp.
V.I.Lênin cũng đã kế thừa và phát huy quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen
trong giai đoạn bước sang đế quốc chủ nghĩa. Ông đã chỉ rõ: “Nếu khơng liên
minh với nơng dân thì khơng thể có được chính quyền của giai cấp vơ sản, khơng
thể nghĩ được đến việc duy trì chính quyền đó… Ngun tắc cao nhất của chun
chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vơ
sản có thể giữ được vai trị lãnh đạo và chính quyền nhà nước”. Bước đầu của

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội V.I.Lênin đã thực hiện hình thức liên minh
đặc biệt, mở rộng khối liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và
các tầng lớp xã hội khác.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản,
giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao
động để tạo sức mạnh tổng hợp cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa cả trong
giai đoạn giành chính quyền và giai đoạn xây dựng chế độ xã hội mới và giúp
giành được thắng lợi. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp lao động khác đóng vai trị là lực lượng sản
xuất cơ bản và là lực lượng chính trị-xã hội to lớn. Nếu giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác liên minh tốt thì vừa
xây dựng được cơ sở kinh tế vững mạnh vừa củng cố vững chắc chế độ chính trị
xã hội chủ nghĩa.
Xét theo góc độ kinh tế, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, liên
minh là nhân tố quyết định nhất cho sự thắng lợi hồn tồn của chủ nghĩa xã hội.
Mỡi lĩnh vực của nền kinh tế nhờ liên minh mới phát triển được, nhờ liên minh
mới cùng hướng tới mục tiêu là phục vụ phát triển sản xuất và tạo thành nền cơ


cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Và chính những biến đổi trong cơ cấu kinh tế
này đã thúc đẩy khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân,
tầng lớp xã hội khác.
Khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức được hình thành từ chính nhu cầu và lợi ích kinh tế của họ. Nên các chủ thể
của các lĩnh vực cơng nghiệp, nơng nghiệp... phải gắn bó, liên minh chặt chẽ.
Nhưng bên cạnh sự thống nhất về lợi ích kinh tế, thì những mâu thuẫn về lợi ích
ở những mức độ khác nhau dần xuất hiện, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất
của khối liên minh. Vì thế, quá trình thực hiện liên minh giai cấp, tầng lớp vừa là
quá trình liên tục phát triển ra mâu thuẫn nhằm tạo sự đồng thuận, tìm giải pháp
kịp thời giải quyết mâu vừa tăng cường khối liên minh ngày càng bền chặt dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân.
2. CƠ CẤU XÃ HỘI- GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
2.1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
Trong thời kì này, cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta có những đặc trưng
sau đây:
 Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa đảm báo tính qui luật phổ biến,
vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam.
 Trong sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp, vị trí, vai trị của các giai cấp,
tầng lớp xã hội ngày càng được khẳng định. Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, cơ cấu xã hội - giai cấp gồm những giai cấp tầng lớp cơ bản
chính:
Giai cấp cơng nhân Việt Nam đóng vai trị vơ cùng chủ chốt, là giai cấp
lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho phương
thức sản xuất tiên tiến; là vị trí dẫn đầu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội, hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa đất nước. Giai cấp cơng nhân sẽ có những
biến đổi đa dạng cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Tuy nhiên, khi nền kinh tế
phát triển, thu nhập chênh lệch, sẽ xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ


giai cấp cơng nhân tăng cao và vẫn cịn tồn tại một bộ phận cơng nhân có thu
nhập thấp, ý thức chính trị chưa cao, cịn gặp nhiều khó khăn trong đời sống.
Giai cấp nơng nhân có vai trị chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn, với nhiệm vụ xây dựng nông thôn
mới, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ Quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội bền vững; là chủ thể của q trình phát triển, xây dựng
nơng thơn mới gắn với xây dựng các cơ sở nông nghiệp, dịch vụ và phát triển đơ
thị theo quy hoạch, phát triển tồn diện, hiện đại hóa nơng nghiệp…Giai cấp
nơng nhân cũng có sự biến đổi đa dạng về số lượng, chất lượng và cơ cấu trong

thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong nội bộ giai cấp nông dân, đã xuất hiện
sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt.
Đội ngũ tri thức là lực lượng có sức mạnh sáng tạo quan trọng trong quá
trình hội nhập quốc tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây
dựng một nền kinh tế tri thức, đa dạng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc. Hiện này, đội ngũ tri thức đóng vai trị đặc biệt quan trọng gắn
với sự phát triển nền kinh tế tri thức trong thời kì khoa học cơng nghệ phát triển
vượt bậc và trong thời đại cách mạng 4.0.
Đội ngũ doanh nhân. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang ngày càng phát
triển cả về số lượng và qui mô tổ chức đóng vai trị to lớn trong nền kinh tế. Đội
ngũ doanh nhân thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, có ảnh hưởng tích
cực tới chiến lược phát triển kinh tế, tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã
hội, xóa đói, giảm nghèo và đặc biệt là giải quyết vấn đề việc làm cho số lượng
lao động lớn.
2.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam


2.2.1.Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Hình 1: Liên minh cơng nhân, nơng dân, trí thức thời kì quá độ lên CNXH Việt Nam

Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để thực hiện những nội dung cơ bản
của liên minh thì việc tổ chức khối liên minh vững mạnh có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Sau đây là ba nội dung chính của liên minh:
Nội dung chính trị của liên minh:
Khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp
trí thức trên lĩnh vực chính trị cần thể hiện ở những điểm sau nhằm xây dựng và
phát huy khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh:

Một là: Độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lợi ích chính trị cơ
bản nhất của giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân, tầng lớp trí thức, và của toàn
thể dân tộc Việt Nam. Song, để đạt được mục tiêu và lợi ích chính trị cơ bản đó
khi thực hiện liên minh lại khơng thể hồn tồn thống nhất lập trường chính trị
của các giai cấp tầng mà phải trên lập trường tư tưởng chính trị của giai cấp
công nhân. Chỉ khi phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng của giai cấp cơng nhân
thì mới thực hiện được đồng thời cả nhu cầu lợi ích chính trị cơ bản của cơng
nhân, nơng dân, trí thức và của dân tộc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hai là: Khối liên minh này phải do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo để
xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ chính trị, giữ vững độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Những tư tưởng cũ, phong tục tập quán lạc hậu cũng như các thế
lực thù địch vẫn tồn tại trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải “hoàn
thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; không


ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc; tăng cường sự
đồng thuận xã hội…”1. Đồng thời, “ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng
cao năng lực lãnh đạo, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên
phong, sức chiến đấu, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất của Đảng ...”2
Ba là: Triển khai thực hiện “Quy chế dân chủ ở cơ sở” là vấn đề cấp thiết
hiện nay, nhất là ở nông thôn. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân .
Đồng thời, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực và âm mưu “diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch và phản động. Cỗ vũ tinh thần, động viên
các lực lượng trong khối liên minh gương mẫu chấp hành đường lối chính trị của
Đảng; pháp luật và chính sách của nhà nước; sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ
những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nội dung kinh tế của liên minh:
Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất kỹ
thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ. V.I. Lênin đã chỉ ra nội dung

cơ bản nhất của thời kỳ này là: “chính trị đã chuyển trọng tâm sang chính trị
trong lĩnh vực kinh tế, đấu tranh giai cấp mang những nội dung và hình thức
mới”3.
Cần xác định đúng thực trạng, tiềm năng kinh tế của cả nước và của sự
hợp tác quốc tế theo góc độ kinh tế để xác định đúng cơ cấu kinh tế gắn liền với
nhu cầu kinh tế của cơng nhân, nơng dân, trí thức và của tồn xã hội. “Cơngnơng nghiệp- dịch vụ” là cơ cấu kinh tế chung của nền kinh tế nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, Đảng ta cịn xác định “Từng bước phát triển kinh tế tri thức, từ đó
tăng cường liên minh “Cơng- nơng- trí thức”. Việc hợp tác, liên kết, giao lưu...
trong sản xuất giúp phát triển các nhu cầu kinh tế
“Phát triển kinh tế nhanh và bền vững;…giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,
đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H, 2016, Tr.79
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H, 2016, Tr.80
3
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. 1977, tập 36, tr. 214.
2


gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ
khoa học, công nghệ của các ngành, các lĩnh vực; nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Tiếp tục
hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...”4
Từng bước hình thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải được thể hiện qua việc đa dạng và đổi
mới các hình thức hợp tác kinh tế, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, trang trại và
dịch vụ ở nông thôn. Ứng dụng khoa học – kỹ thuật công nghệ cao vào quá trình

sản xuất kinh doanh nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ nhằm gắn kết chặt chẽ
các lĩnh vực kinh tế cơ bản của quốc gia, từ đó gắn bó chặt chẽ công nhân, nông
dân, trí thức và các lực lượng khác trong xã hội làm cơ sở kinh tế và xã hội cho
sự phát triển bền vững của q́c gia.
Nội dung văn hóa, xã hội của liên minh:
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tổ chức liên minh để các lực lượng
cùng nhau xây dựng nền văn hóa của Việt Nam ngày càng tiên tiến, giữ vững
đậm đà bản sắc dân tộc, bên cạnh đó cịn tiếp thu những tinh hoa của nhân loại và
thời đại.
Nội dung văn hố, xã hội địi hỏi sự tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với
tiến bộ và cơng bằng xã hội, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, bảo vệ mơi
trường tự nhiên. Việc cần thiết trước mắt của liên minh là tạo nhiều việc làm có
hiệu quả, đồng thời kết hợp các giải pháp cứu trợ, hỗ trợ để xóa đói, giảm nghèo
cho giai cấp cơng nhân, nơng dân và tầng lớp trí thức. Đổi mới và thực hiện tốt
các chính sách an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ xã hội cho cơng nhân,
nơng dân, trí thức cũng là nội dung xã hội cần thiết, đồng thời cịn có ý nghĩa
giáo dục truyền thống, đạo lý, lối sống cho toàn xã hội và thế hệ mai sau. Nâng
cao dân trí cũng là nội dung cơ bản và lâu dài. Bên cạnh đó, nâng cao kiến thức
về khoa học cơng nghệ, về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Khắc phục các tệ

4

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H, 2016, tr.77


nạn xã hội cũng như các hủ tục lạc hậu, các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng,
quan liêu.
2.2.2.Phương hướng cơ bản để xây dựng cơ cấu xã hội – giai cấp và tăng
cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam

Có 5 phương hướng cơ bản được đưa ra như sau:
Một là, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết tốt mối quan hệ
giữa tăng cường kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội để tạo điều kiện
và môi trường giúp thúc đẩy biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp theo hướng tích
cực.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là cơ sở để cơ cấu xã hội biến đổi theo
hướng tích cực. Vì muốn huy động các nguồn lực để phát triển xã hội thì đất
nước cần có một nền kinh tế vững chắc và cần dựa trên sự phát triển của khoa
học cơng nghệ. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang
công nghiệp dịch vụ, thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với
phát triển kinh tế tri thức để phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại. Từ đó
tạo điều kiện cho sự biến đổi cơ cấu tiến bộ và toàn diện hơn.
Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hóa, đảm bảo tiến bộ, cơng bằng
xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường là cơ sở và điều kiện thuận lợi để cơ cấu
xã hội có những chuyển biến tích cực. Từ đó tạo ra cơ hội công bằng cho mọi
thành phần xã hội để tiếp cận đến sự phát triển về sở hữu tư liệu sản xuất, giáo
dục, chính sách pháp luật…
Hai là, xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội tổng thể nhằm tác
động tạo sự biến đổi tích cực cơ cấu xã hội, đặc biệt là các chính sách về cơ cấu
xã hội – giai cấp.
Trong hệ thống chính sách xã hội, các chính sách xã hội – giai cấp cần được
đặt lên vị trí hàng đầu. Các chính sách giúp giải quyết tốt mối quan hệ trong nội
bộ từng giai cấp, tầng lớp cũng như mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp với
nhau để đảm bảo công bằng xã hội. Cần có sự quan tâm thích đáng và phù hợp
với mỗi giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Cụ thể:


Đối với giai cấp công nhân cần quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng phát
triển cả về số lượng và chất lượng ở mọi mặt; thực hiện tác phong chuyên nghiệp
và kỷ luật; nâng cao trình độ học vấn, bản lĩnh chính trị, các kỹ năng nghề

nghiệp; bổ sung hồn thiện các chính sách về tiền lương, bảo hiểm, tạo điều kiện
về việc làm, sinh hoạt xã hội để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của công nhân.
Đối với giai cấp nông dân, tạo điều kiện để vai trò chủ thể của họ được
phát huy trong q trình phát triển nơng nghiệp, xây dựng nơng thơn mới. Hỡ trợ,
khuyến khích nơng dân nâng cao tay nghề, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận và
ứng dụng khoa học – công nghệ. Cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân, thực
hiện hiệu quả cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, cung ứng các dịch vụ cơ bản trong
đời sống sinh hoạt như điện, nước, y tế… để đảm bảo nhân dân có điều kiện sinh
sống và phát triển.
Đối với đội trí thức, xây dựng và đào tạo đội ngũ ngày càng lớn mạnh, chất
lượng. Trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo cần tôn trọng và tạo điều kiện để
người dân tự do phát huy tư tưởng phục vụ cho q trình phát triển trí thức.
Trọng dụng trí thức, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ và tôn vinh xứng đáng
những cống hiến của họ. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút nhân
tài xây dựng đất nước.
Đối với đội ngũ doanh nhân, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho doanh
nhân phát triển, có trình độ quản lí, kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp và trách
nhiệm xã hội cao. Đảm bảo có những chính sách củng cố quyền lợi cho đội ngũ
doanh nhân.
Đối với phụ nữ, tạo điều kiện để phát triển toàn diện và thực hiện tốt vai trị
của mình bằng cách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; bên cạnh đó hồn
thiện luật pháp và chính sách đối với lao động nữ, thực hiện tốt bình đẳng giới;
đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và xử lí nghiêm các hành vi gây tổn hại đến
phụ nữ; tăng tỉ lệ phụ nữ tham gia vào các bộ máy quản lí các cấp dựa theo năng
lực phù hợp để đảm bảo quyền lợi.


Đối với thế hệ trẻ, đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư
tưởng, truyền thống để hiệu quả trong việc truyền đạt; bồi dưỡng lý tưởng cách

mạng, đạo đức lành mạnh, lòng yêu nước, xây dựng ý thức tôn trọng và nghiêm
chỉnh trong việc chấp hành các Hiến pháp và pháp luật. Tạo môi trường và điều
kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu và phát triển nhiều khía cạnh
khác. Phát huy vai trị của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
bằng việc khuyến khích ni dưỡng ước mơ, sáng tạo để phát triển công nghệ
hiện đại.
Ba là, phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất và tạo sự đồng thuận giữa các
lực lượng trong khối liên minh và toàn xã hội.
Nâng cao nhận thức với mọi người về tầm quan trọng của khối liên minh,
phát huy vai trò của mọi thành phần trong cơ cấu xã hội – giai cấp, từ đó có các
sửa đổi và hồn thiện các chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với từng đối
tượng để tạo sự đồng thuận xã hội.
Tạo sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp bằng cách giải quyết các mâu
thuẫn và phát huy sự thống nhất của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển để hướng đến
một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Bốn là, hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
kết hợp đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ để tạo điều kiện và môi
trường thuận lợi giúp phát huy vai trò của các chủ thể trong khối liên minh xã
hội.
Xây dựng và hồn thiện nó nhằm bảo đảm hài hịa lợi ích giữa các giai cấp,
tầng lớp xã hội. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng
nông thôn mới; phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, cơng nghệ
của các ngành nghề, lĩnh vực là phương thức quan trọng và chủ chốt để tăng
cường liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức ở
Việt Nam hiện nay.
Đẩy mạnh nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại
cho tất cả các ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công



nghiệp và dịch vụ. Từ đó tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế
thống nhất. Để thực hiện tốt giải pháp này, vai trò của đội ngũ trí thức, của đội
ngũ doanh nhân là rất quan trọng.
Năm là, đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam nhằm tăng cường khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân.
Nâng cao và chứng minh sức mạnh của vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với tăng cường liên minh và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân,
phát triển đất nước bền vững.
Mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phục vụ, bảo vệ và vì lợi ích
căn bản chính đáng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Đảm bảo tạo môi
trường cho tất cả người dân trong xã hội được phát triển công bằng trước pháp
luật.
Tăng cường khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
với việc. Thường xuyên giữ mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ giữa mặt trận Tổ
quốc với các tổ chức Cơng đồn, Hội nông dân, Liên hiệp các Hội Khoa học và
kỹ thuật Việt Nam, các hoạt động của đội ngũ doanh nhân… Trong liên minh cần
đặc biệt chú trọng hình thức liên minh của thế hệ trẻ vì đây là thế hệ sẽ xây dựng
và phát triển tương lai cho đất nước. Các đoàn – hội thanh thiếu niên Việt Nam
cần chủ động hướng dẫn các hình thức hoạt động, các phong trào thi đua yêu
nước, phát huy tài năng sáng tạo của tuổi trẻ góp phần cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
3. TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN, SINH VIÊN TRONG VIỆC GÓP
PHẦN CỦNG CỐ KHỐI LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP VÀ XÂY
DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN
Kế thừa và phát huy sức mạnh của khối đại đồn kết tồn dân tộc là nội
dung mang tính chiến lược trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tinh thần yêu Tổ quốc, đoàn kết toàn dân tộc luôn là bài học được đưa vào nội
dung giảng dạy. Đây là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh đất



nước đang chuyển mình mạnh mẽ để đón nhận những cơ hội cùng thách thức lớn
của quá trình hội nhập hiện tại và tương lai.
Công cuộc củng cố khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc không chỉ là trách nhiệm của Đảng và nhà nước mà còn là trách
nhiệm của mỗi mọi công dân Việt Nam. Từng cá nhân phải nỗ lực, khơng ngừng
phấn đấu từng ngày góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh.
Đặc biệt, thế hệ thanh niên, sinh viên là những thế hệ chủ nhân, người định hình
tương lai đất nước. Vậy nên trách nhiệm của thanh niên, sinh viên Việt Nam hiện
nay đóng vai rất quan trọng.


Nhận thức được nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp diễn ra một cách
toàn diện. Bản thân mỗi thanh niên, sinh viên phải chủ động, tích cực học tập
nâng cao trình độ học vấn và nghiên cứu để làm tốt các nội dung văn hóa, chính

Hình 2: Sinh viên y khoa Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh tại một điểm lấy mẫu xét nghiệm ở
phường Bình Trị Đơng B, quận Bình Tân. (Ảnh: Hồng Giang/TTXVN)

trị, xã hội, kinh tế. Tham gia các hoạt động, phong trào do Hội Liên hiệp Thanh
niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam phát động tổ chức như: hoạt động tình
nguyện “Mùa hè xanh”, tham gia Hành trình “Tơi u Tổ quốc tơi”… Hoặc ln
tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn, tập thể của nhà trường cũng như xã
hội tổ chức, sẵn sàng xông pha đến các vùng khó khăn để hỗ trợ, xóa đói giảm
nghèo, góp phần nâng cao trình độ dân trí, nâng cao đời sống. Chẳng hạn như, cả
nước ta đang gồng mình chiến đấu với đại dịch COVID - 19 thì đây là lúc chúng
ta cùng nhau thực hiện tính liên minh giai cấp, đoàn kết toàn dân tộc. Ngay từ
những ngày đầu của đại dịch COVID-19, tuổi trẻ cả nước ta đã thể hiện tinh thần
tình nguyện, tinh thần yêu nước của mình thông qua nhiều hoạt động, việc làm,

chung tay cùng cộng đồng để chống lại đại dịch. Ngoài ra thanh niên, sinh viên
còn thể hiện lòng tương thân tương ái qua giúp đỡ thiết thực như phát cơm từ
thiện, trực chốt covid, hỗ trợ y bác sĩ làm giấy tờ cho người dân... Chỉ cần vài
hành động nhỏ phù hợp với khả năng của mình thơi, nhưng nếu có đủ hàm lượng
thì đó sẽ như là một loại vắc xin đồn kết đặc biệt, là loại kháng sinh mạnh giúp
chúng ta vượt qua được đại dịch được một cách an toàn.
Mỗi sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của khối liên minh ở Việt
Nam, nhờ khối liên minh Công- Nông- Trí thức được thực hiện tốt đã tạo điều


kiện cho ta đã giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đưa đất nước đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội như hiện nay. Khối liên minh này là nền tảng của Nhà
nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa và của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua
đó, mỗi thanh niên, sinh viên phải kiên quyết đấu tranh chống âm mưu “diễn biến
hịa bình” của các thế lực thù địch và phản động phá vỡ khối đại đoàn kết dân
tộc.
Trong nội dung của liên minh giai cấp, nội dung kinh tế có vai trị quan
trọng nhất nên thanh niên phải chủ động và nuôi khát vọng làm giàu, trực tiếp
tham gia phong trào khởi nghiệp trong sinh viên, chẳng hạn như chương trình
“Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”, do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức,
tham gia vào các cơng trình nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực để giúp đất nước
ngày càng phát triển và sánh vai với các cường quốc năm châu.

Hình 3: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong, doanh nhân
Trần Bá Dương và thanh niên bấm nút khởi động chương trình Thanh niên khởi nghiệp

Về ý thức, tính kỷ luật, thưởng phạt mang tinh thần, trách nhiệm tập thể:
dù học tập hay làm việc trong tổ chức, tập thể đều phải tôn trọng nguyên tắc,
pháp luật, đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân tuyệt đối nói khơng với chia rẽ,
gây rối loạn mất đoàn kết nội bộ. Là người Việt Nam là phải có ý thức, tự giác và

cơng bằng trong việc tự phê bình và phê bình khi sai phạm và tuyên dương
những hành động đẹp một cách khách quan nhất.


Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên, nếu sinh viên đã là
Đảng viên, cần gương mẫu rèn luyện phẩm chất, làm tròn nhiệm vụ, chăm chỉ
rèn luyện, phải có lập trường tư tưởng vững vàng, xác định phấn đấu vì một mục
tiêu chung.
Về ý thức đạo đức, sáng suốt giữ vững lập trường, tiếp nhận và cập nhật
thơng tin một có chọn lọc. Nói khơng với truyền tải những thông tin sai lệch,
nhất là thời điểm dịch Covid có rất nhiều người lợi dụng đưa thơng tin bẩn gây
hoang mang lòng dân. Thẳng thắn, trung thực và công bằng bảo vệ công lý, lẽ
phải, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, khiêm tốn, không chạy theo tiếng
gọi của thành tích, khơng bao che khuyết điểm.


PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam ngồi yếu tố lợi ích cịn chịu tác động của nhiều yếu tố quan trọng
khác. Chẳng hạn như, truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc… Dưới tác động
của những yếu tố này liên minh giai cấp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam mang những nét đặc thù riêng như: là sự tiếp tục và mở rộng từ liên
minh giai cấp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, là độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, là hạt nhân của đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhiệm vụ quan trọng và cơ bản nhất của việc Liên minh giai cấp, tầng lớp
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tập trung lực lượng đưa
Việt Nam từ một quốc gia còn nghèo nàn, lạc hậu dần dần trở thành một quốc gia
phát triển.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội bảo vệ
Tổ quốc và phát triển đất nước là điều khơng dễ dàng cũng như trong q trình

thực hiện khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Hiện nay, xuất phát từ u cầu cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa việc tăng
cường khối liên minh giai cấp ở Việt Nam vẫn đang hết sức cần thiết. Thanh niên
và sinh viên cũng cần có vai trị và trách nhiệm rất lớn trong việc này. Từ thực
tiễn có thể thấy, Liên minh giai cấp đặt ra vô số giải pháp nhằm củng cố và xây
dựng khối liên minh trong giai đoạn hiện nay như: Xây dựng giai cấp công nhân,
nông dân vững mạnh, Phát triển nông nghiệp và nông thôn, Đầu tư và mở rộng
cơng nghiệp, Phát huy truyền thống đồn kết tồn dân tộc và đặc biệt là tuyên
truyền lan tỏa tinh thần trách nhiệm ấy đến thê hệ thanh thiếu niên, sinh viên
những chủ nhân tương lai của đất nước.
Chỉ khi chúng ta đồng lòng và làm tốt những giải pháp trên mới góp phần
củng cố và tăng cường khối liên minh giai cấp, tầng lớp của nước nhà, đưa đất
nước phát triển theo con đường Xã hội chủ nghĩa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Chương trình khơng chun)
2. GS. TS Hồng Chí Bảo (Chủ biên), "Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa
Học CNXHKH (Khơng chun)" (29/07/2019)
3. GS.TS Trần Văn Phịng, “Về phương hướng cơ bản của quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội” (13/06/2019) < >
4. Trần Thảo, “Liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc”

Hoa Tiêu (28/10/2020) < />
trach-nhiem-ban-than-trong-viec-xay-dung-khoi-dai-doan-ket-dan-toc202052>
5. PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, “Củng cố, phát triển khối đại đoàn
kết toàn dân tộc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” Tuyên giáo
(15/11/2019) < >
6. Phạm Hùng, “Tỉnh Đồn Thái Bình, thăm tặng quà cho sinh viên tình

nguyện Tiếp sức mùa thi” Tuổi trẻ Thái Bình (26/06/2018)
< />7. GS. TS Phùng Hữu Phú, “Xây dựng Đảng về đạo đức trước yêu cầu mới”
(08/02/2018)

< />
dung-dang-ve-dao-duc-truoc-yeu-cau-moi-53.html >
8. “10 chương trình, sự kiện tiêu biểu của Hội Liên hiệp Thanh niên VN
nhiệm kỳ 2014” Thanh niên (05/12/2019) < >


9. Quốc Linh, “Chiến sĩ Mùa hè xanh đã ra mặt trận” Tuổi trẻ (16/07/2017)
< >



×