Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Chất lượng đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay Khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ MỸ HUYỀN

CHẤT LƯỢNG ĐỒ HỌA THÔNG TIN
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát báo điện tử VnExpress và Báo Điện tử Tuổi Trẻ Online
từ tháng 7/2017 đến tháng 12/2017)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: BÁO CHÍ
CHUN NGÀNH: BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ MỸ HUYỀN

CHẤT LƯỢNG ĐỒ HỌA THÔNG TIN


TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát báo điện tử VnExpress và Báo Điện tử Tuổi Trẻ Online
từ tháng 7/2017 đến tháng 12/2017)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành:

Báo chí

Chun ngành:

Báo mạng Điện tử

Mã số:
NGUỒI HƯỚNG DẪN: ThS. VŨ THẾ CƯỜNG

HÀ NỘI - 2018


Khóa luận đã được sửa chữa theo khuyến nghị của của hội đồng chấm
khóa luận tốt nghiệp đại học.
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2018
Giảng viên
Hướng dẫn khóa luận

ThS. Vũ Thế Cường

Tổ trưởng
Hội đồng đánh giá khóa luận


PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi; các số liệu trong khóa luận là trung thực;
những kết luận khoa học của khóa luận chưa từng
cơng bố trong cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ KHĨA LUẬN


LỜI CẢM ƠN
Kết thúc bốn năm học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, em đã thu
nhận được những kiến thức nền tảng về truyền thơng nói chung và báo chí nói
riêng, cũng như những kinh nghiệm hữu ích cho q trình tác nghiệp sau này . Đó
là nền tảng cơ sở cho em hồn thành khóa luận tốt nghiệp “Đồ họa thông tin trên
báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay”.
Em chân thành bày tỏ cảm ơn đến ThS. Vũ Thế Cường – người thầy trực tiếp
hướng dẫn em thực hiện khóa luận này. Thầy là người hướng dẫn khoa học, đã
giúp đỡ và giải đáp những vấn đề khúc mắc cho em trong quá trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các giảng viên trong Khoa Phát
thanh – Truyền hình của Học viện Báo chí và Tun truyền, các giảng viên các
các bộ mơn đã giúp em hồn thiện khóa luận này.
Trong q trình thực hiện khóa luận, do bản thân em gần như chưa kinh
nghiệm thực hiện một cơng trình nghiên cứu khoa học, vấn đề nghiên cứu ít tài
liệu, phạm vi nghiên cứu dàn trải, khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót. Em mong nhận được thêm những hưỡng dẫn của các thầy, cơ
và những ý kiến đóng góp của bạn bè, các anh chị đi trước để khoa luận được hồn
thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Mỹ Huyền


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa

TP

Thành phố

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

THPT

Trung học phổ thơng

UBND

Ủy ban nhân dân

GD-ĐT

Giáo dục – đào tạo


NN

Nước ngồi

TTTT

Thơng tin Truyền Thơng

TS

Tiến sĩ

PGS

Phó giáo sư


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Một đồ họa thơng tin tĩnh trên Guardian

17


Hình 1.2

Một sản phẩm motion graphic trên VnExpress

19

Hình 1.3

Animation về Hồ sơ Paradise do Guardian thực hiện

20

Hình 1.4

Một đồ họa thơng tin với thuộc lĩnh vực qn sự
trên VnExpress

40

Hình 1.5

Đồ họa thơng tin về quy trình đào Bitcoin trên
VnExpress

41

Hình 1.6

Một animation được dẫn nguồn nước ngoài và
chuyển ngữ trên VnExpress


42

Hình 1.7

Đồ họa thơng tin trên chun mục Giáo dục của
Tuổi Trẻ Online

54

Hình 1.8

Kích thước đồ họa thơng tin trước và sau phóng trên
Tuổi Trẻ Online

55

Hình 1.9

Đồ họa sử dụng màu khơng hợp lý trên Tuổi Trẻ
Online

56

Hình 1.10

Một đồ họa khơng phù hợp với cách dàn trang trên
Tuổi Trẻ Online

58


Hình 1.11

So sánh khung hình 16:9 và khung hình 1:1 khi xem
trên thiêt bị di động

62


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Trang

Bảng 2.1

Số lượng đồ họa thông tin và số bài sử dụng đồ họa
thông tin trên các mục khảo sát của VnExpress

28

Bảng 2.2

Số bài dẫn nguồn trên các chuyên mục khảo sát của
VnExpress

34


Bảng 2.3

Số lượng đồ họa thông tin và số bài sử dụng đồ họa
thông tin trên các mục khảo sát của Tuổi Trẻ
Online.

44

Bảng 2.4

Số bài dẫn nguồn trên các chuyên mục khảo sát của
Tuổi Trẻ Online

50

Biểu đồ 3.1

Phân bổ đồ họa thông tin trên các chuyên mục của
VnExpress

29

Tỷ lệ các loại hình đồ họa thông tin được sử dụng
Biểu đồ 3.2 trên các chuyên mục của VnExpress trong thời gian
khảo sát (Đơn vị: %)

30

Biểu đồ 3.3


Số lượng animation theo hình thức trên các chuyên
mục khảo sát của VnExpress

39

Biểu đồ 3.4

Phân bổ đồ họa thông tin trên các chuyên mục của
Tuổi Trẻ Online

45

Tỷ lệ các loại hình đồ họa thơng tin được sử dụng
Biểu đồ 3.5 trên các chuyên mục của Tuổi Trẻ Online trong thời
gian khảo sát (Đơn vị: %)
Biểu đồ 3.6

Số lượng animation theo hình thức trên các chuyên
mục khảo sát của VnExpress

47

57


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỒ HỌA THÔNG TIN TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ ............................................................................................... 12
1.1. Một số khái niệm về đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử ............... 12

1.1.1. Đồ họa thơng tin là gì? ................................................................................. 12
1.1.2. Đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử là gì? ......................................... 14
1.2. Vai trị của đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử .............................. 14
1.3. Loại hình đồ họa thơng tin trên báo mạng điện tử ................................. 15
1.3.1. Đồ họa tĩnh ..................................................................................................... 16
1.3.2. Đồ họa động .................................................................................................... 18
1.3.3. Đồ họa tương tác............................................................................................ 21
1.4. Đặc điểm của đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử .......................... 21
1.4.1. Đặc điểm về nội dung của đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử ..... 22
1.4.2. Đặc điểm về hình thức của đồ họa thơng tin trên báo mạng điện tử.... 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐỒ HỌA THÔNG TIN TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................... 25
2.1. Giới thiệu về báo điện tử VnExpress và Tuổi Trẻ Online ....................... 25
2.1.1. Giới thiệu về báo điện tử VnExpress ............................................................ 25
2.1.2. Giới thiệu về báo điện tử Tuổi Trẻ Online ................................................... 26
2.2. Thực trạng sử dụng đồ họa thông tin trên báo điện tử VnExpress và Tuổi
Trẻ Online ........................................................................................................... 27
2.2.1. Thực trạng sử dụng đồ họa thông tin trên báo điện tử VnExpress ......... 27
2.2.2. Thực trạng sử dụng đồ họa thông tin trên báo điện tử Tuổi Trẻ Online ...
........................................................................................................................... 44

1


2.3. Đánh giá chung về chất lượng đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử
Việt Nam hiện nay .............................................................................................. 58
2.3.1. Đánh giá về mục đích và hiệu quả sử dụng đồ họa thông tin trên báo
mạng điện tử Việt Nam hiện nay.............................................................................. 58
2.3.2. Đánh giá về loại hình đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử Việt Nam
hiện nay ........................................................................................................................ 59

2.3.3. Đánh giá về nội dung và hình thức của đồ họa thông tin trên báo mạng
điện tử Việt Nam hiện nay ......................................................................................... 60
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỒ HỌA THÔNG TIN TRÊN BÁO MẠNG
ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................... 64
3.1. Nguyên nhân của những hạn chế về chất lượng đồ họa thông tin trên báo
mạng điện tử ....................................................................................................... 64
3.1.1. Nguyên nhân ở cấp độ cơ quan báo mạng điện tử ..................................... 64
3.1.2. Nguyên nhân ở cấp độ người làm đồ họa .................................................... 65
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng của đồ họa thông tin trên báo mạng điện
tử ...................................................................................................................... 66
3.2.1. Giải pháp ở cấp độ cơ quan báo mạng điện tử ........................................... 66
3.2.2. Giải pháp ở cấp độ người làm đồ họa ........................................................... 68
3.2.3. Giải pháp ở cấp độ cơ sở đào tạo báo chí ..................................................... 74
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Báo chí dữ liệu đang ngày càng được ưa chuộng ở các cơ quan báo chí trên
khắp thế giới. Báo chí dữ liệu khơng chỉ đáp ứng các tiêu chí chung của báo chí
như đưa tin thời sự, kịp thời, chính xác, khách quan, mà cịn có hình thức sinh
động, trực quan, thu hút sự chú ý của công chúng. Công chúng của báo chí dữ liệu
dễ dàng nắm bắt vấn đề nhờ các đồ họa được thiết kế bắt mắt, dễ đọc, dễ hiểu.
Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, báo chí đa phương
tiện trở thành một phần không thể thiếu của truyền thông. Đồ họa là một trong bảy

yếu tố đa phương tiện của báo chí hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu thông tin của công
chúng, theo kịp xu thế thời đại, các cơ quan báo chí và những người làm báo phải
có khả năng sử dụng và kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố đa phương tiện, trong
đó bao gồm việc thiết kế được và không ngừng nâng cao chất lượng đồ họa thông
tin trong tác phẩm báo chí.
Đồ họa thơng tin là sự kết hợp độc đáo giữa chữ viết và hình ảnh. Trong thế
giới quá nhiều thông tin và dữ liệu ngày nay, việc cung cấp thông tin ngắn gọn, rõ
ràng, hấp dẫn là vô cùng quan trọng. Đồ họa thông tin là công cụ hữu hiệu thu hút
sự chú ý của công chúng truyền thông và truyền tải được thông điệp mà người
truyền thơng mong muốn.
Báo mạng điện tử có ưu thế trong việc sử dụng đồ họa thơng tin vì khả năng
tích hợp đa phương tiện. Thêm nữa, truyền thơng trên mạng xã hội cũng đang là
một xu hướng không thể bỏ qua. Với đặc điểm của người dùng mạng xã hội, các
báo mạng điện tử muốn truyền thông hiệu quả cần thiết sử dụng đồ họa thông tin
dưới dạng hình ảnh như “mồi nhử” để thu hút người dùng nhấn vào bài viết chính,
thay vì một dãy kí tự đơn thuần.
Như vậy, cần thiết phải có các tài liệu nghiên cứu, đánh giá về thực trạng sử
dụng đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay. Từ việc chỉ ra ưu
nhược điểm, có thể đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng đồ họa thông tin trên
3


báo mạng điện tử Việt Nam trong tương lai gần. Ngoài ra, cần bổ sung các tư liệu
tham khảo về cách làm thế nào để thiết kế được đồ họa thơng tin phù hợp cho hoạt
động truyền thơng. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài Chất lượng đồ họa thông
tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay làm khóa luận tốt nghiệp ngành Báo
chí học, khóa 2014 – 2018 tại Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí
và Tun truyền.
Qua q trình xem xét nhiều trang báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay,
người nghiên cứu lựa chọn hai trang báo mạng để tiến hành khảo sát là VnExpress

và Tuổi Trẻ Online. Đây là hai trang báo mạng lớn ở Việt Nam, phát triển nhanh
chóng, có lượng độc giả ổn định, có giao diện hiện đại, thường cập nhật các xu thế
mới của báo chí thế giới. Dựa vào các đặc điểm trên, tần suất xuất hiện và chất
lượng của đồ họa thông tin trên VnExpress và Tuổi Trẻ Online khá cao.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài
Từ khi xuất hiện trên báo chí, đồ họa thơng tin đã được các chuyên gia, nhà
nghiên cứu tìm hiểu, thực hiện các cơng trình nghiên cứu trên nhiều góc độ và
mức độ chuyên sâu khác nhau. Qua khảo sát chung, các tài liệu nghiên cứu về đồ
họa thông tin trên thế giới tương đối đa dạng và số lượng nhiều hơn tài liệu trong
nước. Ở Việt Nam, dù báo mạng xuất hiện sớm nhưng đồ họa thông tin mới thực
sự phát triển mạnh vài năm gần đây, do vậy vẫn cịn khá ít cơng trình nghiên cứu
về đồ họa thơng tin nói chung và đồ họa thơng tin trên báo mạng nói riêng. Có thể
liệt kê một số nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
2.1. Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới
Sách Cách thức quan sát (nguyên văn: Ways of Seeing) của họa sĩ và nhà phê
bình John Berger được nhà xuất bản Penguin Classic tái bản năm 2008 là một
trong những cuốn sách kinh điển nghiên cứu đề cách con người quan sát hình ảnh.
Được xuất bản lần đầu năm 1972 dựa trên một chương trình truyền hình của BBC,
Cách thức quan sát là một góc nhìn độc đáo về cách con người chiêm ngưỡng các

4


tác phẩm hội họa, là một tài liệu tham khảo hữu ích và dễ đọc cho những người
thiết kế muốn suy nghĩ vượt qua giới hạn thơng thường.
Sách Đồ hình không chữ (nguyên văn: Wordless Diagrams) của tác giả Nigel
Holmes (2005, NXB Bloomsbury USA) chỉ ra cách tạo đồ họa thông tin mà không
cần đến sự kết hợp thường thấy là yếu tố hình ảnh và văn bản. Cuốn sách có nhiều
ví dụ đồ họa thú vị như “Cách để ngồi sao cho quý tộc”.
Cuốn sách Hướng dẫn thực hành tường thuật bằng đồ họa: Đồ họa thông tin

cho báo in, web và phát hình (nguyên văn: A practical Guide to Graphics
Reporting: Information Graphics for Print, Web & Broadcast) của tác giả Jenifer
Georfe-Palilonis (2006, NXB Focal Press) giải thích hầu hết các kỹ năng quan
trọng nhất để tạo lập sơ đồ, bản đồ, biểu đồ và các dạng khác của đồ họa thông tin.
Sách cũng đưa ra một hệ thống lý thuyết về cách trình bày đồ họa thơng tin phù
hợp với báo in, trang thông tin trực tuyến và báo truyền hình.
Trong sách Tư duy với ký tự (nguyên văn: Thinking with Type) do Princeton
Architectural Press phát hành năm 2010, tác giả Ellen Lupton đưa ra các hệ thống
lý thuyết và hướng dẫn cụ thể để sử dụng typography trong truyền thông bằng đồ
họa thông tin từ bản in đến màn hình máy tính. Cuốn sách cho độc giả thấy thấy
cách để trình bày thơng tin định lượng có hiệu quả và hấp dẫn.
Trong sách Đồ họa thông tin (nguyên văn: Information Graphics) do nhà xuất
bản Taschen phát hành năm 2012, tác giả Sandra Rendgen giới thiệu tổng thể về
lĩnh vực đồ họa thông tin và đưa ra các lời khuyên trong thiết kế. Sách đưa ra hơn
400 ví dụ về đồ họa thông tin trên khắp thế giới, về nhiều lĩnh vực từ báo chí đến
nghệ thuật, chính quyền, giáo dục, kinh doanh…
Cuốn sách Đồ họa thông tin: Sức mạnh của kể chuyện bằng hình ảnh (nguyên
văn: Infographics: The Power of Visual Storytelling) của nhóm tác giả Jason
Lankow, Josh Ritchie, Ross Crooks (2012, NXB Wiley) cho thấy cách tìm ra câu
chuyện từ những các dữ liệu và cách giao tiếp trực quan với công chúng để cho
hiệu quả tác động cao nhất. Tác phẩm chỉ ra cách thức giải thích đối tượng, ý
5


tưởng và quá trình bằng cách sử dụng đồ họa thông tin, giúp xây dựng thương hiệu
và tăng doanh thu.
Sách Đồ họa thông tin động (nguyên văn: Informotion: Animated
Infographics) của tác giả Tim Finke (2012, NXB Gestalten) là cuốn sách đầu tiên
và duy nhất tính tới thời điểm thực hiện khóa luận này nghiên cứu chuyên sâu về
các yếu tố cơ bản để thực hiện đồ họa thông tin động mang lại hiệu quả truyền

thông. Sách cũng là một bộ sưu tầm lớn các ví dụ về đồ họa động và mẹo dành
cho người thiết kế.
Cuốn sách Hướng dẫn của Nhật báo Phố Wall về đồ họa thông tin: Nên và
không nên làm khi thể hiện dữ liệu, sự kiện và nhân vật (nguyên văn: The Wall
Street Journal Guide to Information Graphics: The Dos and Don’ts of Presenting
Data, Facts, and Figures) của tác giả Dona Wong (2013, W.W. Norton &
Company) tập trung vào hướng dẫn tác nghiệp. Thông qua tác phẩm, độc giả biết
cách chọn biểu đồ phù hợp với dữ liệu, cách làm nổi bật thành tố quan trọng để
đem lại hiệu quả truyền thông.
Cuốn sách Sổ phác thảo của nhà thiết kế đồ họa thông tin (nguyên văn:
Infographics Designers Sketchbooks) của tác giả Steven Heller do Adams Media
xuất bản năm 2014 trình bày các hệ thống khái niệm, quan niệm rộng và phức tạp
về dữ liệu trực quan. Tác giả cũng nghiên cứu về quá trình sáng tạo, chuyển đổi
dữ liệu thơ sang dạng hình ảnh, đồng thời đưa ra các kỹ thuật về phác họa, vẽ thô
và tạo dựng mơ hình đồ họa dễ đọc, khó qn cho các nhà thiết kế.
2.2. Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài ở Việt Nam
Cuốn sách Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in (2006, NXB Lý luận
chính trị) của tác giả Hà Huy Phượng nghiên cứu những vấn đề như các nguyên
tắc, phương pháp tổ chức nội dung và thiết kế trình bày báo, tạp chí; những phần
mềm tin học ứng dụng trong thiết kế báo, tạp chí; tìm hiểu cơng nghệ và quy trình
in báo, tạp chí… Tác phẩm là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm
tới cơng tác biên tập, thiết kế và trình bày báo in. Từ những vấn đề được đưa ra
6


trong sách có thể liên tưởng và phát triển thành hệ thống lý thuyết cho thiết kế,
trình bày và biên tập nội dung cho các loại hình báo chí khác ngồi báo in.
Cuốn sách Tác nghiệp báo chí trong mơi trường truyền thông hiện đại (2014,
NXB Thông tin và Truyền thông) của tác giả Nguyễn Thành Lợi giới thiệu khái
quát về lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông và tòa soạn hội, cùng những kỹ

năng mà người làm báo cần có để có thẻ tác nghiệp trong mơi trường hội tụ truyền
thông hiện đại. Tác giả bàn đến kỹ năng viết báo đa phương tiện, trong đó coi đồ
họa thông tin là ngôn ngữ thứ ba và đánh giá hình ảnh hóa dữ liệu và cách kể
chuyện tuyệt vời của báo chí hiện đại.
Cuốn sách Báo chí và truyền thông đa phương tiện (2017, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội) do tác giả Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên nghiên cứu chuyên sâu
về truyền thông đa phương tiện trong bối cảnh hiện nay. Sách trình bày hệ thống
khái niệm, khái quát lịch sử ra đời và phát triển của báo chí và truyền thơng đa
phương tiền. Nhóm tác giả cũng đưa ra hệ thống lý thuyết về báo chí đồ họa và
cách về sản xuất một tác phẩm báo chí đa phương tiện sao cho đem lại hiệu quả
và đáp ứng nhu cầu của cơng chúng. Trong sách có các gợi ý công cụ trực tuyến
hỗ trợ xây dựng sản phẩm truyền thông đa phương tiện.
Luận văn thạc sĩ báo chí học Cách thức đưa tin đa phương tiện trên báo mạng
điện tử ở Việt Nam hiện nay (2010) của tác giả Phạm Thị Hồng tập trung vào
nghiên cứu và đưa ra hệ thống lý luận chung về đưa tin đa phương tiện trên báo
mạng. Trong luận văn, lịch sử của tin tức đa phương tiện được tóm tắt lại ngắn
gọn, sự khác biệt giữa các sản phẩm đa phương tiện của báo chí cũng được chỉ ra
một cách phổ quát, dễ hiểu. Tác giả cũng đánh giá các thành công và hạn chế của
việc đưa tin đa phương tiện ở Việt Nam hiện nay, trong đó có việc đưa tin bằng
đồ họa.
Luận văn thạc sĩ báo chí Vấn đề sử dụng đồ họa trong thơng tin báo chí ở Việt
Nam (2011) của tác giả Nguyễn Thị Thiện khảo sát, phân tích Bản tin thời sự 19h
của VTV1, Bản tin thời sự 19h45 của Đài PTTH Quảng Ninh, báo Thời báo kinh
tế Việt Nam và báo điện tử VnExpress. Bên cạnh việc đưa ra các lý luận chung về
7


đồ họa, tác giả đã dựa trên thực trạng sử dụng đồ họa thông tin ở một số cơ quan
báo chí để đưa ra kiến nghị và phương hướng phát triển đồ họa đem lại hiệu quả
truyền thông và thu hút cơng chúng báo chí.

Luận văn thạc sĩ báo chí Đồ họa thơng tin trong tác phẩm báo chí trên báo
mạng điện tử Việt Nam hiện nay (2013) của tác giả Đào Thu Trang được thực hiện
trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng đồ họa trong tác phẩm báo mạng
điện tử trên báo VnExpress, Dân Trí và VnEconomy. Luận văn đã đưa ra được
căn bản hệ thống cơ sở lý luận về đồ họa thông tin trên báo chí nói chung. Qua
thực hiện phỏng vấn sâu và điều tra xã hội học, tác giả thu thập được các ý kiến
nhận xét, đánh giá về những ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng đồ họa thơng
tin trong phạm vi khảo sát, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng
đồ họa thơng tin hiện nay.
Luận văn thạc sĩ báo chí Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay
(2016) của tác giả Nguyễn Thanh Hà tham khảo và kế thừa hệ thống lý thuyết
trước đó về đồ họa thơng tin nói chung và đồ họa thơng tin trên báo mạng điện tử
nói riêng. Tác giả đưa ra được một số vấn đề lý luận về đồ họa thông tin trên báo
mạng điện tử, khái quát được lịch sử của đồ họa thơng tin. Từ khảo sát và phân
tích thực tiễn, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng đồ
họa thông trên báo mạng đối với cơ quan báo chí và đối với nhân viên thiết kế đồ
họa và biên tập viên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: “Chất lượng đồ họa thông tin trên báo
mạng điện tử Việt Nam hiện nay”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đối tượng như trên, khóa luận tiến hành khảo sát báo điện tử VnExpress
và báo điện tử Tuổi Trẻ Online trong thời gian từ ngày 1/7/2017 đến ngày
31/12/2017 (6 tháng).
8


- Báo điện tử VnExpress (vnexpress.net) là một trang báo mạng điện tử ở Việt
Nam, ra mắt ngày 26/2/2001, hiện thuộc Bộ Khoa học Công nghệ. Đây là báo đầu

tiên ở Việt Nam chỉ có phiên bản điện tử, khơng có bản in giấy. Theo thống kê của
Alexa tháng 1/2018, VnExpress là trang báo mạng có lượt truy cập đứng thứ 2 ở
Việt Nam.
- Báo điện tử Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn) là bản điện tử của tờ báo in Tuổi
Trẻ, trực thuộc Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tuổi Trẻ Online ra mắt
lần đầu năm 2003 và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê của Alexa
tháng 1/2018, trang tuoitre.vn xếp hạng 28 trên bảng xếp hạng các trang web có
lượt truy cập nhiều nhất ở Việt Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống các lý luận chung về đồ họa thơng tin trên báo mạng điện
tử, khóa luận tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng đồ họa
thông tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay. Từ đó, khóa luận sẽ đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao nhằm nâng cao chất lượng đồ họa thông tin trên
báo mạng điện tử Việt Nam.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, khóa luận tập trung giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, bao gồm các khái niệm
công cụ, đặc điểm và cách thức phân loại đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử.
- Khảo sát, phân tích thực trạng sử dụng đồ họa thông tin trên một số trang
báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra các kết luận chung nhất về
vấn đề trong tình hình thực tiễn.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng đồ họa thông tin trên báo
điện tử Việt Nam về nội dung và hình thức.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
9



Khóa luận dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; Luật Báo chí Việt Nam 2016; lý luận về ngơn ngữ báo chí và
thiết kế đồ họa thơng tin. Ngồi ra, còn dựa trên cơ sở hệ thống lý thuyết về đặc
điểm của báo mạng điện tử, đặc điểm của công chúng báo mạng và xu thế phát
triển của báo chí trên thế giới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, khóa luận sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để phát
hiện, tham khảo các tài liệu đã được nghiên cứu, cơng bố trước đó. Từ đó, rút ra
các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng phục vụ việc bổ sung, làm rõ vấn đề nghiên cứu
của khóa luận.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Sử dụng phương pháp này nhằm tìm kiếm,
liệt kê các đồ họa thơng tin trong các tác phẩm báo chí thuộc phạm vi nghiên cứu.
Từ đó, làm sáng tỏ các ưu điểm, hạn chế của các đồ họa thông tin đã thống kê
được, cũng như của cơ quan báo chí sản xuất các đồ họa thơng tin đó.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để phân
tích các đặc điểm của các đồ họa thông tin đã khảo sát được, từ đó, tổng hợp lại,
phát hiện và nếu bật điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này trong khóa luận
nhằm mục đích so sánh thực trạng khảo sát với những quan điểm, luận điểm mang
tính lý luận chung. Nhờ đó, chỉ ra được sự giống và khác nhau giữa lý thuyết và
thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận
6.1. Ý nghĩa lý luận của khóa luận
Khóa luận góp phần hệ thống hóa và bổ sung các lý luận về đồ họa thông tin.
Cung cấp thêm một tài liệu tham khảo, giảng dạy về đồ họa thơng tin cho ngành
báo chí nói riêng, ngành khoa học xã hội nhân văn nói chung, cũng như các cá
nhân quan tâm đến đồ họa thơng tin. Đồng thời, khóa luận tổng kết một góc nhìn
10



thực tiễn về vấn đề sử dụng đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện
nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của khóa luận
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể trở thành một tư liệu chuyên ngành
cho các cơ quan báo chí, trực tiếp là các cá nhân thực hiện đồ họa thông tin tham
khảo trong q trình thiết kế đồ họa. Thơng qua khóa luận, tác giả hy vọng có thể
nâng cao chất lượng đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử Việt Nam về cả nội
dung và hình thức.
Từ khóa luận này, các cá nhân, tổ chức có thể nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa
để thiết kế ra các đồ họa thông tin thỏa mãn đặc điểm của báo mạng điện tử nói
riêng và truyền thơng hiện đại nói chung; đáp ứng nhu cầu của công chúng và phù
hợp với xu thế phát triển của thế giới.
7. Bố cục của khóa luận
Khóa luận này bao gồm phần mở đầu, các chương nội dung chính, tài liệu
tham khảo và phụ lục. Trong đó, nội dung chính của khóa luận bao gồm các
chương sau:
Chương 1: Lý luận chung về đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử
Chương 2: Thực trạng sử dụng đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử Việt
Nam hiện nay
Chương 3: Nguyên nhân hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đồ
họa thông tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

11


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỒ HỌA THÔNG TIN
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1.


Một số khái niệm về đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử

Đồ họa thông tin đã xuất hiện từ rất lâu, được sử dụng trên nhiều dạng ấn phẩm
khác nhau. Năm 1626, Christoph Scheiner xuất bản cuốn sách Rosa Ursina sive
Sol về các nghiên cứu của ông xung quanh chu kỳ quay của mặt trời. Trong sách
này, đồ họa thông tin xuất hiện dưới dạng hình minh họa thể hiện mơ hình quay
của mặt trời. Có lịch sử lâu đời, nhưng những năm gần đây đồ họa thông tin mới
thực sự phát triển mạnh mẽ, như một công cụ truyền thông đơn giản và hiệu quả.
Trước hết cần làm sáng tỏ đồ họa là gì, rồi từ đó rút ra khái niệm về đồ họa
thơng tin nói chung.
Trong sách Từ điển bách khóa Việt Nam 1, đồ họa được định nghĩa là “bộ môn
nghệ thuật tạo hình dùng ngơn ngữ chủ yếu là nét vẽ, nét khắc hoặc những mảng
hình tách bạch, dứt khốt, có hoặc không kết hợp với màu sắc” [11, tr. 1047]. Như
vậy, nếu kết hợp khái niệm với định nghĩa về tin tức báo chí sẽ cho thấy bản chất
của đồ họa thơng tin trên báo chí, nhưng lại khơng thể hiện được tính cơng nghệ
hiện đại.
Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn Báo mạng điện tử - Những
vấn đề cơ bản thì “đồ họa là những hình được vẽ, thiết kế bằng các chương trình,
phần mềm máy tính đồ họa ứng dụng trên máy vi tính để mơ tả minh họa cho
những chi tiết, ý tưởng nào đó” [1, tr. 129]. Khái niệm này phù hợp hơn với thực
tế cơng việc thiết kế đồ họa máy tính hiện nay.
1.1.1.

Đồ họa thơng tin là gì?

Thực tế, tìm kiếm từ khóa “infographic” trên trang từ điển trực tuyến Oxford
Dictionary sẽ trả ra kết quả “là cách trình bày thơng tin hay dữ liệu trực quan. Ví

12



dụ như dạng biểu đồ hay sơ đồ”1. Từ điển này cũng chỉ ra từ infographic nguyên
thủy là sự kết hợp giữa information và graphic.
Việc chuyển ngữ cụm từ “information graphic” sang tiếng Việt chưa có sự
thống nhất. Trong sách Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in, tác giả Hà
Huy Phượng sử dụng thuật ngữ “đồ họa tin tức”. Liên quan đến vấn đề này, năm
2000, tác giả có bài viết “Sự độc đáo của thơng tin đồ họa”, theo đó “Nhờ ngơn
ngữ tạo hình riêng biệt, thơng tin đồ họa cịn có khả năng diễn đạt chi tiết, sắp xếp
hài hịa có ý đồ về nội dung và hình thức” [7, tr. 224].
Tác giả Nguyễn Thành Lợi sử dụng thuật ngữ “đồ họa thông tin” ở cuốn Tác
nghiệp báo chí trong mơi trường truyền thơng hiện đại. Trong sách, tác giả định
nghĩa “Đồ họa thông tin (Infographic) hay còn gọi là đồ họa trực quan sử dụng
hình ảnh để trình bày thơng tin, dữ liệu hoặc kiến thức tạo thành số liệu thống kê
chính xác, cụ thể, rõ ràng giúp độc giả dễ dàng theo dõi, đọc hiểu” [5, tr. 202].
Ngồi ra, nhóm tác giả sách Báo chí và truyền thơng đa phương tiện dùng tới
khái niệm “báo chí đồ họa” và xếp nó vào một trong các xu thế phát triển của báo
chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Trong tài liệu này nhắc đến nhiều thuật ngữ như:
thông tin đồ họa, đồ họa thông tin, tin đồ họa, tin tức đồ họa…
Tác giả khóa luận thống nhất quan điểm chuyển ngữ “information graphic”
sang tiếng Việt là “đồ họa thông tin”. Dựa trên việc tổng hợp, kế thừa và bổ sung
các khái niệm, quan điểm liên quan đến đồ họa thông tin ở các cơng trình đi trước,
tác giả đưa ra khái niệm sau:
Đồ họa thông tin (tiếng Anh: information graphic, thường viết: infographic) là
các thiết kế trực quan được tạo thành bằng các phần mềm đồ họa máy tính, sử
dụng kết hợp chữ viết và hình ảnh để thể hiện các thơng tin, dữ liệu, kiến thức
phức tạp một cách rõ ràng, dễ hiểu và có tính thẩm mỹ.

1


/>13


1.1.2.

Đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử là gì?

Đồ họa thơng tin trên báo mạng điện tử là đồ họa thông tin được sử dụng trên
các tác phẩm báo mạng điện tử, đăng tải trên các trang báo mạng và được cơng
chúng đón nhận chủ yếu thơng qua các máy tính hay các thiết bị di động.
Đồ họa thơng tin trên báo mạng điện tử có sự linh hoạt về tính chất so với đồ
họa thơng tin nói chung, để phù hợp với tác phẩm báo mạng điện tử và đặc điểm
cơng chúng báo mạng điện tử.
1.2.

Vai trị của đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử

Đồ họa thông tin trở nên phổ biến không chỉ trên báo mạng điện tử mà cịn
trên các loại hình truyền thơng khác. Nó giúp trình bày các số liệu, dữ liệu phức
tạp một cách rõ ràng, hiệu quả và là cách trình bày thẩm mỹ khơng làm cơng chúng
mất tập trung vào “cái nghệ thuật” mà bỏ qua thông tin mà người làm đồ họa muốn
truyền tải. Trên báo mạng điện tử, đồ họa thơng tin có vai trị như sau:
Biến những thông tin, thông điệp phức tạp trở nên dễ hiểu hơn: Đồ họa thông
tin truyền tải nhiều dữ liệu, thông tin trong một không gian hạn chế. Chỉ những
thông tin, số liệu quan trọng, nổi bật nhất mới được đưa vào đồ họa thông tin, thêm
nữa những thông tin, số liệu này sẽ được thể hiện bằng hình ảnh trực quan, do đó
người đọc sẽ dễ dàng nắm được trọng tâm của vấn đề, nắm bắt được câu chuyện.
Thu hút sự chú ý của cơng chúng: Vì độc giả của báo mạng thường lướt báo,
do đó đồ họa thơng tin có ưu thế hơn bài viết thơng thường nhờ có các hình ảnh,
biểu tượng, chữ viết, màu sắc được thiết kế đẹp mắt, dễ dàng hấp dẫn thần kinh

thị giác của con người.
Giúp độc giả thu nhận thông tin hiệu quả hơn: Nhờ vào hình thức đẹp mắt,
khoa học, nội dụng ngắn gọn, rõ ràng, nên công chúng của đồ họa thông tin dễ ghi
nhớ thông tin, nội dung mà nhà sản xuất muốn truyền tải và nhớ lâu hơn.
Góp phần tạo dựng thương hiệu cho báo: Nếu một tờ báo điện tử thường xuyên
có các đồ họa thơng tin chất lượng, có phong cách thiết kế riêng, sẽ tạo nên thương
14


hiệu cho báo. Từ đó, báo sẽ thu hút thêm đươc nhiều độc giả và tăng cơ hội có
thêm độc giả trung thành.
Nâng cao tầm thương hiệu của báo: Tờ báo điện tử nào sử dụng tốt các thông
tin dạng đồ họa và ứng dụng thực tế xu hướng báo chí dữ liệu sẽ tạo được ấn tượng
tốt hơn đối với cơng chúng, hình ảnh thương hiệu báo từ đó được nâng cao hơn.
Ngoài ra, những bài báo dạng long-form, câu chuyện đa phương tiện thường xuyên
thu hút độc giả nhờ cách viết độc đáo và thiết kế, trình bày đẹp mắt. Đồ họa thông
tin cũng là một phần quan trọng trong những bài báo như vậy.
Dễ dàng chia sẻ và lan truyền: Đồ họa thơng tin có nội dung được trình bày
trực quan, hấp dẫn sẽ thường được người dùng chia sẻ lên các trang mạng xã hội,
từ đó đồ họa thơng tin sẽ có cơ hội lan truyền rộng rãi trên Internet và tờ báo mạng
sở hữu đồ họa đó sẽ thu hút được thêm độc giả.
1.3.

Loại hình đồ họa thông tin trên báo mạng điện tử

Tùy theo từng tiêu chí mà có những cách khác nhau để phân loại đồ họa thông
tin trên báo mạng điện tử. Các tiêu chí đó có thể là: nội dung, hình thức, mục đích,
định dạng, cơng nghệ thiết kế đồ họa…
Theo bài viết 9 loại mẫu đồ họa thông tin hàng đầu2 của tác giả Ryan
McCready, đồ họa thông tin được phân loại thành:

-

2

Đồ họa thống kê;
Đồ họa cung cấp thông tin;
Đồ họa theo dịng thời gian;
Đồ họa mơ tả q trình;
Đồ họa chỉ vị trí địa lý;
Đồ họa so sánh;
Đồ họa phân bậc;
Đồ họa dạng lý lịch, tiểu sử;

/>15


- Biểu đồ.
Ngồi ra, cịn nhiều cách phân loại của các tác giả khác, ví dụ như tác giả
Danny Ashton phân loại thành 8 dạng khác nhau3. Nhưng, một đồ họa thơng tin
trên báo mạng điện tử hiện nay có thể tích hợp cả biểu đồ, dịng thời gian, so
sánh… chứ khơng chỉ có một loại duy nhất trên đồ họa. Đáng lưu ý, cách gọi
“infographic” tuy chuyển ngữ sang tiếng Việt là “đồ họa thơng tin” nói chung,
nhưng thực tế tìm kiếm từ khóa “infographic” trên Google bản tiếng Anh, trả lại
kết quả hầu hết là đồ họa thông tin dạng tĩnh. Tuy nhiên, điều này không làm thay
đổi khái niệm đồ họa thông tin đã nêu ở trên, vì khơng có vi phạm đến bản chất
của đồ họa thông tin.
Để phù hợp môi trường đa phương tiện của báo mạng điện tử, ở đây lựa chọn
cách phân loại đồ họa thơng tin dựa định dạng và hình thức trực quan như sau:
Đồ họa tĩnh
(Infographic)

Motion Graphic
Đồ họa thông tin

Đồ họa động
Animation
Đồ họa tương tác
(Interactive)

1.3.1.

Đồ họa tĩnh

Đồ họa thông tin tĩnh có định dạng ảnh tĩnh và là loại đồ họa thông tin phổ
biến nhất trên báo mạng điện tử hiện nay.
Loại đồ họa thông tin này được thiết kế trên bằng các phần mềm đồ họa chuyên
nghiệp như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, CorelDRAW…; hoặc bằng cách
sử dụng các công cụ trực tuyến như Canva, Piktochart, Infogram, Venngage hay
Easel.ly. Microsoft Powerpoint cũng là một phương tiện thú vị để tạo đồ họa tĩnh.

3

/>16


Lựa chọn công cụ thiết kế nào tùy thuộc vào mục đích sử dụng, u cầu về hình
ảnh trực quan và kỹ năng đồ họa máy tính của người thiết kế.
Tương tự, lựa chọn dạng đồ họa thông tin như thế nào như cách phân loại của
tác giả Ryan McCready, kết hợp bao nhiêu dạng là do nhu cầu truyền thông của
người thực hiện. Cũng tùy từng tờ báo mà đồ họa thơng tin có được xếp vào một
chun mục riêng hay khơng.


Hình 1.1. Một đồ họa thơng tin tĩnh trên Guardian4

Dựa trên tham khảo các cách phân chia đồ họa thơng tin của các tác giả đi
trước, trong khóa luận này chia đồ họa tĩnh thành 5 dạng thức cơ bản:
- Dạng dòng thời gian (timeline): Dùng để kể câu chuyện đồ họa thơng qua
dịng thời gian. Đồ họa thơng tin dạng dịng thời gian có thể thể hiện sự biến đổi
của một sự vật thông qua thời gian, diễn tả một tiến trình dài, phức tạp hay giải
thích nguyên nhân – kết quả.
- Dạng biểu đồ: Trên đồ họa thơng tin, dữ liệu, số liệu có thể được thể hiện ở
nhiều dạng biểu đồ khác nhau như biểu đồ đơn, biểu đồ hỗn hợp. Biểu đồ tập hợp

4

/>17


×