Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA – MỘT TÀI SẢN TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.93 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG

TIỂU LUẬN
NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ƠNG CHA TA –
MỘT TÀI SẢN TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC
VIỆT NAM

HỌC PHẦN: 2021MILI270103 – ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ
AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG

TIỂU LUẬN
NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ƠNG CHA TA –
MỘT TÀI SẢN TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC
VIỆT NAM

HỌC PHẦN: 2021MILI270103 – ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ
AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Họ và tên: Trần Lê Đạt
Mã số sinh viên: 46.01.701.020
Mã lớp học phần: 2021MILI270103
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Linh Phong


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2021



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Lý do chọn đề tài ...............................................................................................................
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................................................
Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................
Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................................
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................
Kết cấu của đề tài ..............................................................................................................

NỘI DUNG ..............................................................................................................................
Chương I: LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
1.1...............................................................................................................................................Đất
nước trong buổi đầu lịch sử..............................................................................................
1.2...............................................................................................................................................Các
cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống xâm lược ........................................................
1.2.1..................................................................................................................................Các
cuộc chiến tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ III TCN đến thế kỷ X...................
1.2.2..................................................................................................................................Các
cuộc kháng chiến chống xâm lược từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII.......................
Chương II: TRUYỀN THỐNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA
2.1. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc...........................
2.1.1. Về địa lý.................................................................................................................

2.1.2. Về kinh tế..................................................................................................................
2.1.3. Về chính trị, văn hóa – xã hội..............................................................................
2.2. Nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta.............................................................................
Chương III: NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC – TÀI SẢN TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA
DÂN TỘC
3.1. Sự kế thừa, vận dụng nghệ thuật đánh giặc của thế hệ đi trước trong công cuộc đấu
tranh vì độc lập dân tộc...........................................................................................................
3.2. Sự phát huy, cải tiến những phương pháp đánh giặc của cha ông ...........................


3.3. Kết luận..............................................................................................................................

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, từ thời vua Hùng dựng nước cho đến thời ông cha ta giữ
lấy nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ trở thành một niềm tự hào vẻ
vang mà con cháu nước Việt đời đời khắc ghi trong tâm trí. Các cuộc kháng chiến chống quân
ngoại xâm …. Và …. Của các đời vua Hùng, tới thế hệ ông cha kiên cường bất khuất trải qua
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (…) và đế quốc Mĩ (…) là những áng hùng ca
thiêng liêng của dân tộc. Điều làm nên những chiến thắn hào hùng và oanh liệt như vậy, ngồi
các yếu tố tiên quyết như tính chất chiến tranh chính nghĩa và sự đồng lịng, đồn kết của tồn
dân tộc thì nghệ thuật chiến đấu của ơng cha ta đã đúc kết qua bao tháng năm khói lửa của
dân tộc cũng là yếu tố rất quan trọng. Lòng yêu nước nồng nàn cùng với sự quả cảm, anh
dũng, kiên cường sẵn sàng hi sinh để giành lại độc lập dân tộc trở thành động lực, thôi thúc
con tim và bước chân những vị anh hùng dân tộc, chống trả quyết liệt khơng ngơi nghỉ bất
chấp tình huống cam go, khốc liệt đã góp phần rất lớn vào sự độc lập tự do của chúng ta ngày


hôm nay, và tạo nên một truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc, truyền thống và nghệ
thuật đánh giặc của ơng cha ta.

Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, các
cuộc chiến tranh Việt Nam từng bước trở nên vững mạnh, song vẫn có lúc rơi vào thế yếu,
nằm dưới thế gọng kìm. Tuy “mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt thời nào cũng có”,
chính quyền và nhân dân ta với trái tim yêu nước cháy bỏng, sự dũng cảm phi thường đã hình
thành nên nhiều loại hình, hình thức đấu tranh vũ trang, quân sự đặc sắc như …… Trải qua
nhiều biến đổi đau thương, thăng trầm của lịch sự, ông cha ta đã hình thành và đúc kết những
chiến lược quân sự, kinh nghiệm chiến đấu tuỳ theo từng điều kiện vơ cùng linh hoạt, khéo
léo. Q trình biến đổi và phát triển … của cách mạng Việt Nam đã rèn đúc và phát triển nền
nghệ thuật quân sự vô cùng ưu việt, đặc sắc lại rất hiệu quả, kịp thời. Chính truyền thống và
nghệ thuật ấy đã góp phần tạo nên những chiến công hiển hách, lẫy lừng bốn bể năm châu,
giúp ta giành lại được độc lập dân tộc, bờ cõi nước nhà. Chiến tranh qua đi, nhưng những
cuộc chiến tranh tàn khốc đã gây ra sự hi sinh mất mát mà nước ta phải gánh chịu khơng thể
xố mờ. Thế hệ đi trước đã nằm xuống vì độc lập, con cháu ta sau này luôn biết ơn và ra sức
xây dựng đất nước, khắc ghi trong tim truyền thống yêu nước thiêng liêng của dân tộc, ngày
càng phát triển nghệ thuật quân sự để xây dựng đất nước và tiếp tục công cuộc dựng nước –
giữ nước của ông cha ta. Điều này đã chứng minh rất rõ ràng một chân lý, đất nước Việt Nam
tuy nhỏ bé nhưng con người, dân tộc Việt Nam kiên cường và kiêu hãnh khơng một đất nước,
một cuộc chiến nào có thể đánh bại, tinh thần yêu nước hoà cùng sức mạnh toàn dân thống
nhất đã phát triển thành truyền thống và nghệ thuật quân sự ưu việt, độc đáo, hiện đại và hiệu
quả trở thành thứ vũ khí đắc lực của đất nước Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Đề tài nghiên cứu nhằm đề cập và làm nổi bật truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của
ông cha ta từ đó rút ra bài học cho thế hệ sau này.
3. Đối tượng nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta bao
gồm:
- Những buổi đầu lịch sử của đất nước

- Những yếu tố tác động đến việc hình thành truyền thống và nghệ thuật đánh giặc
- Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược
- Nghệ thuật đánh giặc
4. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu tập trung về nghệ thuật đánh giặc của ơng cha ta từ đó giải thích vì sao
nghệ thuật đó lại trở thành tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Lấy phạm vi là
các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm trong lịch sử.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên các cuộc kháng chiến, các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược của cha ông ta
từ đó làm nổi bật vấn đề cần đề cập. Sử dụng các phương pháp về quan điểm hệ thống –
cấu trúc, quan điểm lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, quan điểm thực tiễn để xem xét
nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu và định hướng cho quá trình cho quá trình
nghiên cứu.
6. Kết cấu của đề tài:
Đề tài gồm: Mở đầu, 4 chương, kết luận và tài liệu tham khảo.

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
1. Đất nước trong buổi đầu lịch sử:
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn gắn liền với lịch sử dựng
nước và giữ nước. Từ mấy nghìn năm trước khi các vua Hùng dựng nước Văn Lang, nhu cầu
tự vệ chống giặc ngoại xâm đã trở nên không thể thiếu trong mỗi người dân nước Nam. Nước
Văn Lang – nhà nước đầu tiên của ta có lãnh thổ khá rộng và vị trí trọng điểm nằm trên đầu
mối những đường giao thông qua bán đảo Đông Dương và vùng Đơng Nam Á. Do có vị trí
thuận lợi, nước ta ln bị các thế lực thù địch nhịm ngó. Sự xuất hiện của chúng ảnh hưởng
trực tiếp đến nền độc lập tự do và vận mệnh của đất nước. Vì thế bảo vệ độc lập, tự do, chủ
quyền đất nước đã sớm xuất hiện trong lịch sử dân tộc ta theo đó tinh thần bất khuất, quyết tử
cho tổ quốc quyết sinh cũng dần hình thành và tồn tại trong con người Việt Nam từ những
ngày đầu lập nước. Minh chứng cho việc đó, ngày nay ta tìm thấy ở những di chỉ văn hóa Gị
Mun, Phùng Ngun, Đơng Sơn,… (những di chỉ có niên đại lên đến 3500 -4000 năm) ngoài



những công cụ bằng đồng dùng trong trồng trọt, chăn ni thì cịn có những vũ khí thơ sơ để
tự vệ như: lưỡi búa, mũi tên, lưỡi dao, giáo, rìu, dao găm và những mảnh giáp che thân bằng
đồng. Bên cạnh đó cịn có các truyền thuyết như “Thánh Gióng” hay những con người lịch sử
như An Dương Vương, Hai Bà Trưng, bà Triệu,… cũng đã góp phần chứng minh cho truyền
thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta.
 Truyền thống đấu tranh, chống giặc ngoại xâm đã tồn tại trong con người Việt Nam từ
những ngày đầu lập nước. Đó là nguồn gốc để hình thành những nghệ thuật đánh giặc
sau này.
2. Các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược và những nghệ thuật đánh giặc được áp
dụng.
2.1. Các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ III TCN đến thế kỷ X
Hơn 1000 năm (từ năm 179 trước Công Nguyên đến 938), nước ta phải chịu ách thống trị của
các triều đại phong kiến phương Bắc. Đây cũng là lúc tinh thần bất khuất, kiên cường quyết
tâm đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn, phát huy tinh hoa của nền văn hóa dân tộc, quyết
tâm giành lại độc lập tự do của con người Việt Nam được thể hiện rõ nhất. Song song với đó
là sự hình thành của những nghệ thuật đánh giặc đặc trưng.
- Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng khởi nghĩa giành lại độc lập cho đất nước ta. Đây là
điển hình đầu tiên của một cuộc khởi nghĩa tồn dân. Trong những buổi đầu giữ nước,
ơng cha ta nói chung và Hai Bà Trưng nói riêng đã biết cách tập hợp, huy động sức
mạnh toàn dân kháng chiến chống quân xâm lược. Đây là một trong những nghệ thuật
đánh giặc truyền thống của nhân dân ta từ xưa đến nay. Bên cạnh đó Hai Bà Trưng cịn
sử dụng chiến thuật đánh vào những điểm trọng yếu của địch khiến chúng bị “mất đầu”
nhanh chóng tê liệt và tan rã. Chiến thuật này ta cũng đã bắt gặp ở những trận chiến sau
-

này.
Năm 248, nhà Ngô xâm lược nước ta, Triệu Trinh Nương (Bà Triệu) đứng lên phất cờ
khởi nghĩa. Bà cùng anh trai tập hợp nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, ngày đêm luyện tập võ

nghệ để chuẩn bị khởi nghĩa. Trong quá trình khởi nghĩa, bà Triệu làm các bài hịch và
truyền khắp nơi kể tội nhà Ngô, nâng cao sĩ khí tồn qn, kêu gọi mọi người hưởng
ứng khởi nghĩa. Nghĩa quân của người con gái núi Nưa làm cho quân thù khiếp sợ.
Cũng cần phải nói thêm, ở trong cuộc khởi nghĩa này bà Triệu đã rất sáng suốt trong
việc chọn vùng Bồ Điền để lập căn cứ địa sau khi đánh thắng thành Tư Phố. Đây là
vùng đất thuận lợi cho cả “công” và “thủ”. Từ đây có thể ngược sơng Lèn, sơng Lâu ra
sơng Mã để rút lên Quân Yên hoặc tới căn cứ núi Nưa vừa có thể chủ động tiến cơng ra
Bắc theo lối Trần Phù. Một hệ thống phòng ngự vững chắc đã được bà dựng lên dựa


vào địa thế hiểm yếu nơi đây. Có thể dễ nhận ra được đây là một trong những nghệ
thuật đánh giặc đặc sắc nhất mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế đó là tận dụng địa hình
-

để đánh giặc.
Mùa xuân năm 542, một lần nữa “ngọn lửa khởi nghĩa” của nhân dân ta lại bùng lên
mạnh mẽ. Dưới sự lãnh đạo của Lý Bôn (Lý Nam Đế) nhân dân ta đã đứng lên chống
lại nhà Lương. Vận dụng, kế thừa nghệ thuật chiến tranh nhân dân của ông cha, Lý Bôn
cùng toàn thể nhân dân Việt Nam đã lật đổ được chính quyền nhà Lương từ đó khai

-

sinh nước Vạn Xuân (đầu năm 544).
Rồi những cuộc khởi nghĩa của các anh hùng như Lý Tự Tiên, Đinh Kiến năm 687 hay
khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722, khởi nghĩa Phùng Hưng từ năm 766 đến năm 791
cũng khẳng định được lòng yêu nước cũng như truyền thống và nghệ thuật đánh giặc

-

của người nước Nam.

Đặc biệt vào năm 938, bằng chiến thuật “cắm cọc trên sông Bạch Đằng” Ngơ Quyền đã
đả bại tồn bộ đồn thuyền của quân Nam Hán, khiến vua Nam Hán phải bãi binh,
chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc; mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam.

2.2. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII nước ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của thế lực
thù địch phương Bắc. Bằng cách vận dụng, kế thừa những nghệ thuật đánh giặc hay sáng tạo
ra chúng, dân nhân Việt Nam đã kháng chiến thành công thắng lợi. Cụ thể:
-

Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất năm 981 do Lê Hoàn lãnh

-

đạo.
Hay cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 từ năm 1075 đến 1077 của nhà Lý do Lý

-

Thường Kiệt cầm quân.
Ở cả hai cuộc chiến này, ta đều thấy rõ những nghệ thuật quân sự đặc sắc được áp dụng
một cách triệt để. Về phần chiến lược, cả Lý Thường Kiệt và Lê Hoàn đều theo dõi sát
các hành động của quân địch kể từ khi chúng bắt đầu chuẩn bị quân đến khi chúng tiến
vào lãnh thổ nước ta. Ông cha ta xưa có câu “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”
việc nắm rõ được tương quan lực lượng hai bên giúp các nhà lãnh đạo đưa ra được
những chiến thuật hợp lí, từ đó nắm thế chủ động trong cuộc chiến. Cụ thể, Lê Hồn đã
phán đốn chính xác được đường tiến quân của địch, chủ động bố trí đánh chặn. Hay
Lý Thường Kiệt đã chủ động đưa quân sang đất Tống đánh phủ đầu nhằm phá các căn
cứ quân sự, hậu cần của chúng khiến chúng phải bắt tay chuẩn bị lại từ đầu rồi cho
nghĩa quân lui về xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt


-

chờ cơ hội thuận lợi phản công tiêu diệt địch.
Cả hai cuộc chiến đều ghi đậm dấu ấn chiến thuật của quân ta khi đã khéo léo kết hợp
giữa “công” và “thủ”. Chọn những địa điểm trọng yếu đặt phòng tuyến, mai phục, phục


kích nhằm tiêu hao lực lượng giặc tạo điều kiện cho cuộc phản công với quy mô lớn
quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta. Với Lê Hồn ơng chọn cửa quan Bình
Lỗ và cửa sơng Bạch Đằng làm hai trận địa phịng ngự chính. Cịn với Lý Thường Kiệt,
phịng tuyến trên sơng Như Nguyệt và bài thơ Nam Quốc Sơn Hà đã gắn liền với tên
tuổi của ơng. Một phịng tuyến vững chắc, một bài thơ hào hùng gia tăng sĩ khí tồn
qn, làm rối loạn lòng địch là một trong những điểm nổi bật nhất trong nghệ thuật
đánh giặc của Lý Thường Kiệt. Trận phản công Như Nguyệt (tháng 3 năm 1077) đã
-

quét sạch quân Tống ra khỏi biên cương Tổ quốc.
Đặc biệt là kì tích 3 lần chống qn Ngun – Mơng của nhà Trần ở thế kỉ XIII. Đây
không những là một cuộc đọ sức quyết liệt giữa một trong những thế lực quân sự mạnh
nhất của thế giới bấy giờ và một dân tộc nhỏ bé với ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc, bảo
vệ độc lập tổ quốc mà còn là một cuộc đấu trí căng thẳng giữa hai nền nghệ thuật qn
sự Đại Việt và Ngun – Mơng. Qua đó, một lần nữa nghệ thuật đánh giặc đặc sắc của
con người nước Nam lại được thể hiện. Theo dõi, quan sát tương quan lực lượng giữa
hai bên, Trần Quốc Tuấn đã chủ trương rút lui để bảo toàn lực lượng sau lần tiến công
thứ nhất vào năm 1258. Để rồi sau đó, ơng cũng cố lại qn binh, đóng đại bản doanh
và chuẩn bị thế trận ở Nội Bàng để sẵn sàng đánh địch khi chúng tiến công lần thứ 2
vào năm 1285. Nhưng một lần nữa Đức Thánh Trần lại phải hạ lệnh lui binh bảo tồn
lực lượng vì sức tấn công của quân Mông- Nguyên thời điểm này là không thể cản nổi.
Nhận thấy việc đối đầu trực diện với địch là không khả thi khi thế địch lúc này đang rất

mạnh, Trần Quốc Tuấn lập thế trận, cho quân đánh chặn để tiêu hao địch rồi rút lui để
bảo toàn lực lượng và dụ chúng vào thế trận mà ta đã lập sẵn. Kế “dĩ dật đãi lao” – tức
lấy nhàn chờ mệt, lấy mạnh chờ yếu, lấy sung sức chờ hao mòn. Như các anh hùng hào
kiệt đi trước, nhà Trần cũng phát huy tối đa sức mạnh toàn dân, cả nước đánh giặc, vận
dụng, sáng tạo ra những lối đánh đặc biệt: lấy nhỏ đánh lớn, phân tán lực lượng địch,
giành thế chủ động buộc chúng theo lối đánh của ta…. Đặc biệt là kế “vườn khơng nhà
trống” đã khiến qn địch lâm vào tình cảnh thiếu thốn lương thực, đau ốm vì khơng
quen thời tiết nước ta, lực lượng hao hụt, tạo điều kiện lớn cho cuộc tổng phản công.
Trong trận này ta lại bắt gặp hình ảnh của những chiếc cọc được cắm trên sơng Bạch
Đằng - một hình ảnh quen thuộc trong chiến thuật dẫn đến thắng lợi của Ngô Quyền
trước đội quân Nam Hán năm 938 mở ra kỉ nguyên độc lập của dân tộc. Trần Quốc
Tuấn đã rất khéo léo trong việc áp dụng, cải tiến nghệ thuật đánh giặc của cha ông, kết
hợp cùng với nghệ thuật quân sự mới để đánh tan quân xâm lược. Việc kết hợp giữa địa
hình, sức dân, chiến thuật và hai cánh tác chiến “thủy”, “bộ” đã đem lại cho nhân dân ta


một thắng lợi vẻ vang, góp phần to lớn vào cơng cuộc xây dựng, giữ gìn độc lập tự do
-

Tổ quốc.
Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy thoái, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lập ra nhà Hồ.
Tháng 5 năm 1406, nhà Minh mang danh “phù Trần diệt Hồ” đã đưa quân sang xâm
lược nước ta. Một lần nữa nước ta rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Cũng
cần phải nói thêm, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhà Hồ đã mắc phải một
sai lầm cực nghiêm trọng trong nghệ thuật đánh giặc. Đó là: nhà Hồ đã khơng được
lịng dân và khơng thể huy động được sức mạnh toàn dân như các triều đại trước đã
làm. Dựa vào đó, thế lực ngoại xâm thừa thế xơng lên, kích động quần chúng nhân dân

-


dẫn đến việc mất nước là không thể tránh khỏi.
Mặc dù bị đơ hộ nhưng ý chí đấu tranh vì Tổ quốc của con người Việt Nam chưa bao
giờ dập tắt. Các cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân yêu nước liên tục nổ ra, tiêu
biểu là khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi thống lĩnh. Thành công của cuộc khởi nghĩa là
sự kế thừa và phát huy truyền thống toàn dân đánh giặc. Lê Lợi và bộ chỉ huy quân đã
“lấy xưa nghiệm nay, xét suy mọi cơ hung, phế”, “vua tơi đồng tâm, anh em hịa mục,
cả nước nhà góp sức”, lấy “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” mà khơi dậy
lòng yêu nước trong nhân dân, phát huy, lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa. Trải qua 10 năm
chiến đấu bền bỉ, ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành được thắng lợi, đuổi
kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Chiến thắng đánh dấu sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật quân
sự, chiến tranh giải phóng của ơng cha ta và để lại một bài học lịch sử quý giá cho thế

-

hệ hậu bối sau này.
Khởi nghĩa Tây Sơn – khởi nghĩa thần tốc, táo bạo và linh hoạt đã tiêu diệt 29 vạn quân
Mãn Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỉ Dậu 1789. Một cuộc tiến công thần tốc dưới sự
lãnh đạo của Quang Trung đã góp phần làm phong phú nghệ thuật đánh giặc của nhân
dân ta và bảo toàn độc lập, tự do lãnh thổ.
 Như đã nêu trên, các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến của nhân dân Việt Nam ta xưa nay
đều đi kèm với kho tang nghệ thuật đánh giặc phong phú, độc đáo, hiệu quả. Kho tàng
di sản đó được truyền từ đời này sang đời khác, từ cuộc chiến này sang cuộc chiến
khác. Bằng cách vận dụng, cải tiến, sáng tạo nghệ thuật quân sự, nhân dân Việt Nam
đã giữ được độc lập tự do, bảo vệ biên cương Tổ quốc. Vậy nghệ thuật đánh giặc được
chia làm mấy nhóm và các yếu tố nào đã tác động đến sự hình thành nghệ thuật đó?
Chúng ta cùng tìm hiểu ở chương II.
CHƯƠNG II: TRUYỀN THỐNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC
CỦA ÔNG CHA TA

1. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc:



1.1. Về địa lý
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, có vị trí tọa lạc ở một ngã tư chiến lược cửa ngõ của
một lục địa cổ, nằm bao lơn ra biển có thể kiểm sốt, giao lưu giữa Nam, Bắc, Đông, Tây.
Nằm trên đường phát triển xuống phía Nam của thế lực đại dân tộc cổ và lớn nhất hành tinh.
Hơn nữa nước ta cịn có điều kiện tự nhiên, địa hình rất đa dạng, phong phú; tài nguyên thiên
nhiên dồi dào; đường lối giao thông, sông ngịi chằn chịt. Chính vì thế từ xa xưa Việt Nam đã
trở thành “miếng mồi ngon” mà các thế lực xâm lược thường xun ngắm đến. Từ đó hình
thành nên nhu cầu kháng chiến chống ngoại xâm đồng thời tận dụng địa hình, điều kiện tự
nhiên của nước ta để biến nó thành “vũ khí” đánh địch.
1.2. Về kinh tế
Nền kinh tế nước ta từ những ngày đầu dựng nước chủ yếu thiên về canh tác nông nghiệp:
trồng lúa nước, chăn nuôi, …. Các triều đại phong kiến Việt Nam rất coi trọng việc chăm lo
thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, chống thiên tai. Trong q trình phát triển đó, tổ tiên ta đã hình thành
tư tưởng dựng nước phải đi đơi với giữ nước, thể hiện qua các chính sách như “phú quốc,
binh cường”, “ngụ binh ư nông”, …. Phát triển kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân đồng
thời chế tạo vũ khí chống giặc là hai yếu tố được chú trọng nhất. Trải qua thăng trầm lịch sử,
dựng nước, giữ nước đã trở thành truyền thống, quy luật tồn tại mãi mãi trong dân tộc ta.
1.3. Về chính trị, văn hóa – xã hội
Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống hòa thuận, đoàn kết. Việc sớm xây dựng
được nhà nước, xác lập chủ quyền, đoàn kết các dân tộc, xây dựng quân đội cùng nhân dân
đánh giặc đã góp phần củng cố đất nước. Đất nước có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có một
phong tục tập quán riêng qua thời gian chung sống đã cũng nhau gìn giữ và tạo nên những nét
đặc sắc của văn hóa Việt Nam. Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam luôn được biết đến với nền
văn hóa truyền thống: Đồn kết, thương nịi, chung sống hòa thuận, thủy chung, lao động cần
cù, siêng năng, hiếu học và đặc biệt là tình yêu nước nồng nàng, tinh thần đấu tranh anh dũng,
kiên cường, bất khuất, ….
 Tất cả yếu tố đó góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, phát triển của nghệ
thuật đánh giặc độc đáo, sáng tạo của dân tộc ta.

2. Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta:
2.1. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến
-

Tư tưởng tiến công luôn được coi là quy luật để giành thắng lợi, là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh giữ nước.


-

Qua các cuộc chiến tranh giữ nước nêu trên ta có thể thấy được việc tiến cơng liên tục,
mọi lúc mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ nhằm chiếm thế chủ động trong cuộc chiến luôn
được xếp ở hàng đầu. Cụ thể: việc Lý Thường Kiệt đưa quân sang đánh phủ đầu quân
Tống khi chúng đang chuẩn bị lực lượng tiến vào nước ta đã phản ánh rõ điểm đặc sắc

-

trong tư tưởng chỉ đạo tác chiến của cha ơng.
Tư tưởng đó cịn thể hiện qua việc đánh giá đúng kẻ thù, nhận biết rõ tương quan lực
lượng hai bên để đưa ra những kế sách hợp lí, khẩn trương xây dựng, chỉnh đốn quân
ngủ sẵn sàng tác chiến. Đặc biệt ln tìm cách làm giảm sức mạnh địch, khiến chúng
yếu đi, chia rẽ lực lượng địch nhằm tạo điều kiện thuận lợi tiến hành phản công quét
sạch chúng. Minh chứng rõ cho điều này là những kế sách đầy tính sáng tạo và hiệu
quả mà các nhà lãnh đạo xưa đã dung như “vườn không nhà trống”, “dĩ dật đãi lao”,
….

2.2. Về mưu kế đánh giặc
Mưu: lừa địch, đánh vào khuyết điểm của chúng, tìm chỗ sơ hở, ít phòng bị mà đánh, làm
chúng náo loạn, hạ sĩ khí của địch, khiến chúng lúng túng đối phó.
Kế: ln giành thế chủ động, khiến chúng phải đánh theo cách đánh của ta, khơng cho chúng

có quyền tự quyết.
-

Trong các cuộc chiến tranh đã đề cập ở chương trước, ta dễ dàng nhận thấy một trong
những chiến thuật được sử dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao nhất là tạo thế
trận chiến tranh nhân dân. Sử dụng sức mạnh của sự đồn kết, u nước, bản tính
khơng chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược của dân nhân Việt Nam để kháng chiến.
Với kĩ thuật dùng binh vô cùng tài tình, kết hợp với các cách đánh, các lực lượng cùng
đánh; cha ông ta đã quét sạch hết đội quân này đến đội quân khác của từng triều đại

-

này đến triều đại khác, giữ vững biên cương bờ cõi.
Ngồi sử dụng sức mạnh tồn dân, ơng cha ta đã rất khôn khéo, mềm dẻo trong những
kế đánh giặc đó là “biết tiến, biết thối, biết cơng, biết thủ”, kết hợp chặt chẽ giữa quân
đội triều đình và dân binh ở các làng xã nhằm phân tán lực lượng địch khơng cho
chúng hợp qn. Thêm vào đó là những trận địa mai phục hay những thành lũy phòng
ngự kiên cố khiến giặc “từ đơng hóa ít”, “từ mạnh hóa yếu” ln trong tư thế “tiến
thối lưỡng nan”. Tiêu biểu là các trận địa như trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã đại
phá đội thủy binh thiện chiến của địch mở ra kỉ nguyên độc lập của dân tộc ta. Hay
phịng tuyến trên sơng Như Nguyệt của tướng qn Lý Thường Kiệt đả bại quân Tống

-

hùng mạnh.
Cách đánh triệt để, khoét sâu vào điểm yếu của địch luôn tồn tại trong suốt quá trình
kháng chiến. Điển hình như cuộc chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược, Trần


Khánh Dư đã phá tan đoàn thuyền chở lương thực tiếp tế của giặc làm cho chúng vô

-

cùng hoảng loạn.
Bên cạnh đó cịn có những anh hùng đại tài như Lê Lợi, Nguyễn Trãi khơng những giỏi
bày mưu mà cịn thực hiện “mưu phạt công tâm” đây là thuật ngữ được dùng trong tác
phẩm “Bình Ngơ đại cáo” dùng để trình bày một đường lối chiến lược của nghĩa quân
Lam Sơn, khơng đánh thành mà đánh vào lịng người. Đó cũng là chiến lược tiến công
nhất quán của nghĩa quân từ đầu đến khi chiến tranh kết thúc.

2.3. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc
Xuất phát từ lịng u nước, thương nịi, ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước, từ tính
chất tự vệ, chính nghĩa của các cuộc kháng chiến; nghệ thuật toàn dân đánh giặc đã trở thành
một trong những nét độc đáo trong kho tàng nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta.
Nội dung cơ bản của nghệ thuật đó là: mỗi người dân là một người lính, đánh giặc theo cương
vị, chức trách của mình. Mỗi thơn, xóm, bản, làng là một pháo đài, trận địa diệt giặc. Nhằm
kết hợp sức quân, sức dân tạo ra thế trận tiến công liên hoàn, vững chắc, làm cho địch rơi vào
thế bị động, lúng túng, sa lầy.
Đây là nét văn hóa quân sự truyền thống, đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Để giữ gìn bờ
cõi, các triều đại phong kiến đều nhất quán quan điểm: cố kết cộng đồng, phát huy sức mạnh
tồn dân tạo nên thứ “vũ khí” với sức mạnh vô địch đánh tang quân xâm lược.
Thời nhà Trần đã thực hiện kế sách “Chúng chí thành thành” lấy ý chí dân tộc mạnh hơn mọi
thành lũy, thực hiện “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc là thượng sách giữ nước”.
Thời nhà Lê, Nguyễn Trãi cho rằng “phàm mưu việc lớn lấy dân làm gốc”, “yêu dân như
con”, “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”; ông cho rằng “phúc chu thủy tín dân do thủy” nghĩa là
nâng thuyền, lật thuyền mới biết sức dân. Hay xưa hơn nữa từ khi Hai Bà Trưng, Bà Triệu
phất cờ khởi nghĩa cũng đã ra sức vận động, tập hợp sức mạnh toàn dân đánh giặc. Minh
chứng nghệ thuật chiến tranh nhân dân đã tồn tại, hiện hữu trong kho tàng nghệ thuật đánh
giặc của cha ông ta từ những ngày đầu lập nước, giữ nước.
Đến thời Lý – Trần, quan điểm thân dân của các vua chúa, quý tộc được phát triển bởi sự kết
hợp giữa truyền thống lịch sử với tinh thần từ bi, bác ái, nhân từ của Phật giáo và tư tưởng

“dân” tiến bộ của Nho giáo
Một nhà nước mạnh là một nhà nước biết gắn bó và quan tâm đến đời sống nhân dân, có hiệu
lực trong việc tổ chức cả nước đánh giặc. Tấm gương điển hình là nhà Hồ. Vì khơng được
lịng dân, khơng tập hợp được sức mạnh tồn dân nên đã kháng chiến thất bại trước thế lực
quân Minh hùng hậu. Một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của nhân dân và chiến tranh toàn
dân.


2.4. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh chính là sản phẩm của lấy
“thế”thắng “lực”, là sự kết hợp của Lực – Thế - Thời - Mưu. “Mạnh được, yếu thua” từ lâu đã
là qui luật của chiến tranh, không đơn giản là sự so sánh giữa quân số, vũ khí, trong thực tiễn
cịn nhiều yếu tác động lên sức mạnh trong chiến tranh. Và cha ông ta đã xác định đúng điều
đó.
Tiêu biểu:
+ Tận dụng ưu thế địa hình, thời tiết, … Lý Thường Kiệt chỉ cần khoảng 10 vạn quân để đánh
bại 30 vạn quân Tống xâm lược.
+ Hưng Đạo đại vương cũng chỉ có trong tay 15 vạn quân đã xuất sắc ngăn chặn 3 lần tấn
công của đội quân Nguyên-Mông đầu xỏ thế giới bấy giờ. Với 60 vạn quân ở lần xâm lược
thứ 2 và 50 vạn quân ở lần xâm lược thứ 3, chúng vẫn không khuất phục được người nước
Nam. Bằng kế sách hạn chế tối đa sức mạnh của địch “lấy đoản binh để chế trường trận” Trần
Quốc Tuấn đã đại thắng Ngun-Mơng, ghi tên mình vào trang sử hào hùng của dân tộc.
+ Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn cũng chỉ với 15 vạn binh so với 80 vạn binh của địch thì chỉ
như “lấy trứng chọi đá”. Nhưng bằng cách vận dụng chiến thuật “tránh thế ban mai, đánh lúc
chiều tà”, “vây thành diệt viện”. 80 vạn quân Minh đã bị quét sạch khỏi giang sơn ta.
+ Người anh hùng áo vải – hoàng đế Quang Trung với lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ: 5
đạo binh đánh thẳng vào các đồn Hạ Hồi, Ngọc Hồi, … vào Tết Kỷ Dậu năm đó đã khiến cho
29 vạn quân Thanh tang tác, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị phải tháo chạy về
nước. Lúc đấy Quang Trung chỉ có trong tay khoảng 10 vạn quân.
 Sự kết hợp giữa Lực – Thế - Thời – Mưu đã đem lại hiệu quả trong công cuộc lấy nhỏ

đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh của quân dân ta từ xưa đến nay.
2.5. Nghệ thuật kết hợp đất tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao,
binh vận
Trong công cuộc chống ngoại xâm, ông cha ta đã biết kết hợp chặt chẽ các mặt trận nhằm tạo
ra sức mạnh tổng hợp.
-

Mặt trận chính trị: nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, quy tụ sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc, là cơ sở để tạo ra sức mạnh qn sự. Khơng khó để bắt gặp những tác
phẩm văn học, những lời kêu gọi cỗ vũ quần chúng nhân dân cùng nhau đoàn kết đánh
giặc và khẳng định chủ quyền đất nước như Bình Ngơ Đại Cáo của Nguyễn Trãi, bài

-

thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt, hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, ….
Mặt trận quân sự là mặt trận chủ yếu, quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt địch. Quyết
định thắng lợi trực tiếp của chiến tranh, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển.


-

Mặt trận ngoại giao: là mặt trận có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của
nhân dân ta, phân hóa, cơ lập kẻ thù, tạo thế có lợi cho cuộc chiến. Nổi bật là chính
sách “trong xưng đế, ngoài xưng vương” để che mắt các vương triều phương Bắc, bên
ngồi thì nhún nhường, mềm dẻo để được phong chức tước, cơng nhận chủ quyền,
hỗn binh, ngăn chặn chiến tranh, giữ yên bờ cõi nhưng bên trong thì xưng “Hoàng
Đế” để cai trị đất nước. Tư tưởng kiên trì, mềm mỏng, khéo léo, giữ hịa hiếu, thân
thiện với các nước lân bang, nhưng không yếu mềm, nhu nhược, hèn nhát, luôn cứng
rắn, kiên quyết trong ngoại giao bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đất nước. Khi giao nhiệm
vụ đi sứ, vua Lê Thánh Tông dặn sứ giả “Một thước núi, một tấc sông của ta không nên

vứt bỏ, ngươi nên cố cãi, chớ cho họ lấn dần, nếu họ khơng nghe, cịn có thể sai quan
sang sứ Bắc triều bày tỏ phải trái. Nếu ngươi dám lấy một thước, một tấc đất của Thái
tổ mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di”. Ở thời Trần dù 3 lần đánh bại quân Nguyên
-Mông nhưng vua Trần vẫn kiên trì với chính sách đối ngoại mềm dẻo nhằm ngăn chặn
sự xâm lược lần nữa của quân Nguyên. Những biện pháp nghi binh, đánh lừa cũng
được dùng nhằm hòa đàm trong các cuộc đấu tranh ngoại giao. “Biết người, biết ta”,
“biết thời, biết thế”, “cương nhu kết hợp” là những điểm mạnh trong mặt trận ngoại

-

giao của cha ông ta.
Mặt trận binh vận để vận động làm tan rã hàng ngũ của giặc, góp phần quan trọng hạn
chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh.
 Việc kết hợp chặt chẽ các mặt trận đã tạo ra một sức mạnh cực kì to lớn, giúp ta khơng
những có thể đánh bại qn xâm lược mà cịn ngăn chặn, hạn chế sự xâm lược của
chúng vào lãnh thổ Việt Nam.

2.6. Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn
Như đã nêu trên, mọi cuộc chiến đều được kết thúc bằng một trận đánh lớn, phân định thắng
thua. Trong các triều đại phong kiến, ông cha ta đã tổ chức và tiến hành các trận đánh quyết
định một cách hiệu quả từ đó giành thắng lợi, giải phóng đất nước.
Tiêu biểu như:
-

Trận chiến trên sơng Như Nguyệt – một sự kết hợp chặt chẽ giữa hai hình thức tác
chiến phịng ngự và phản cơng trên quy mô chiến lược, chiến thuật của Lý Thường Kiệt

-

đã quét tan quân xâm lược.

Trận tổng phản công của Hưng Đạo Đại Vương ở Chương Dương và Hàm Tử đánh bại

-

đội qn Mơng-Ngun hùng mạnh cũng là một ví dụ điển hình.
Trận Chi Lăng – Xương Giang năm 1427 là một trận hiệp đồng tác chiến mẫu mực của
các dũng tướng Lê Sát, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Xí, Phạm Văn Xảo đã chấm dứt 10


năm chiến đấu gian khổ, bền bỉ, ngoan cường của nghĩa quân Lam Sơn, đem lại độc lập
-

tự do cho dân tộc.
Với thiên tài quân sự Nguyễn Huệ thì các trận đánh lớn là nhu cầu thiết yếu để dẫn đến
mục tiêu đại phá quân Thanh. Trong số đó, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm
1785 và Ngọc Hồi – Đống Đa năm 1789 là tiêu biểu.

KẾT LUẬN
Giáo sư Phan Ngọc từng chia sẻ: “Trí tuệ Việt Nam là trí tuệ đánh giặc giữ nước”. Do đó, nền
qn sự Việt Nam là kết tinh, là tinh hoa được chắt lọc từ bao thế cha ông đã đứng lên và ngã
xuống cho độc lập nước nhà. Nhìn lại dịng chảy lịch sử hàng nghìn năm hào hùng của dân
tộc, biết bao kinh nghiệm, trận chiến khốc liệt cùng những chiến thắng vang danh là tiêu biểu
cho tài thao lược kiệt xuất của ơng cha ta. Nó được kế thừa, phát huy, phát triển và nâng cao ở
các thế hệ tiếp nối. Bởi lẽ, nghệ thuật quân sự Việt Nam luôn hướng tới giá trị “chân, thiện,
mỹ” - nét đặc sắc của văn hóa qn sự Việt Nam.
Thời đại hồ bình, tự chủ mà chúng ta được thừa hưởng ngày hôm nay, quả thật đã rất khác
biệt so với thế hệ ông cha, nhưng giá trị quân sự truyền thống vẫn được tiếp nối trên con
đường phát triển vươn lên của dân tộc Việt Nam.




×