Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và nhân giống vô tính loài cây đẳng sâm bắc (codonopsis pilosula (franch ) nannf ) tại viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.21 MB, 74 trang )

1
MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề
Phát triển dược liệu trở thành một trong những mục tiêu chiến lược của

Đảng và Nhà nước ta, đã được cụ thể hóa trong các văn bản và quyết định
như: Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định
hướng đến năm 20301; Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/04/2014 của Thủ
tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước
đến năm 2020 và định hướng đến năm 20302; Thông báo số 164/TB-VPCP
ngày 16/06/2010 của Văn phịng Chính phủ thơng báo ý kiến kết luận của Phó
Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị phát triển dược liệu và sản phẩm
thuốc quốc gia năm 2010.
Một vấn đề quan trọng là hiện nay dược liệu sản xuất trong nước phần
lớn chưa tuân thủ quy trình sản xuất dược liệu sạch theo tiêu chí GACPWHO. Năm 2009, Bộ Y tế đã có thơng tư hướng dẫn sản xuất dược liệu theo
tiêu chí GACP-WHO, song cho đến nay số lồi dược liệu được trồng theo quy
trình hướng dẫn của GACP-WHO trên cả nước chưa nhiều, mới chỉ tập trung
vào một số lồi cây như: Đinh lăng, Dây thìa canh, Diệp hạ châu, Rau đắng
đất, Chè dây, v.v. Do đó, chưa đáp ứng được về chất lượng và số lượng dược
liệu phục vụ sản xuất trong nước và tiến tới xuất khẩu.
Đẳng sâm bắc có tên khoa học là Codonopsis pilosula (Franch.)
Nannf., thuộc họ Hoa chuông Campanulaceae. Là cây thảo sống nhiều năm,
thân leo, dài 2-3m, phân nhánh nhiều. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng. Rễ củ
hình trụ dài, phân nhánh, nạc, màu vàng nhạt. Tại Việt Nam, Đẳng sâm bắc có
phân bố tự nhiên tại một số tỉnh như: Lai Châu (Sìn Hồ, Phong Thổ), Điện

1 Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui


hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
2
Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể
bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.


2
Biên (Tủa Chùa), Lào Cai (Sapa, Bát Xát, Than Uyên), Sơn La (Mộc Châu,
Mường La), Yên Bái (Mù Cang Chải), Hà Giang (Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo
Vạc, Yên Minh), Cao Bằng (Trùng Khánh, Trà Lĩnh), Bắc Kạn (Bạch Thông),
Thái Nguyên (Tam Đảo),....... Trên thế giới, Đẳng sâm có phân bố ở một số
quốc gia như: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Inđônêxia.
Tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cây Đẳng sâm bắc có phân bố
trong tự nhiên trong các trạng thái rừng tự nhiên, song do người dân khai thác
một cách tự phát nhiều năm, nên hiện nay số lượng cây mọc tự nhiên đã giảm.
Mặt khác theo chiến lược quy hoạch phát triển dược liệu của tỉnh Hà Giang
giai đoạn 2020-2030, huyện Vị Xuyên sẽ là khu vực được ưu tiên phát triển
cây dược liệu trong đó có cây Đẳng sâm bắc.
Như vậy, từ thực trạng trên cho thấy tiềm năng phát triển cây Đẳng sâm
bắc của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang là rất lớn, đồng thời các yếu tố về
điều kiện tự nhiên (địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu,..) và xã hội phụ hợp cho
phát triển cây dược liệu Đẳng sâm trở thành cây mũi nhọn, có thể trồng với
diện tích lớn tạo thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, phục vụ cho sản
xuất các sản phẩm từ loài cây này trong tương lai đáp ứng nhu cầu của thị
trường trong và ngồi tỉnh.
Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và nhân
giống vơ tính lồi cây Đẳng sâm bắc (Codonopsis pilosula (Franch.)
Nannf.) tại Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp, trường Đại học

Nông Lâm” được thực hiện là một nhiệm vụ rất cần thiết nhằm phát triển

bền vững các lợi ích kinh tế và bảo vệ mơi trường sinh thái.
2.
-

Mục tiêu đề tài
Đánh giá được thực trạng phân bố, sinh thái và tái sinh tự nhiên của

cây Đẳng sâm bắc trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
-

Đánh giá được ảnh hưởng của kỹ thuật nhân giống đến tỷ lệ sống,

sinh trưởng của cây Đẳng sâm Bắc (Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.)
tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên.


3
-

Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển và hiệu quả

cơng tác nhân giống lồi Đẳng sâm Bắc bằng phương pháp vơ tính.
3.

Ý nghĩa của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để sản xuất và phát
triển trồng cây Đẳng sâm bắc đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời góp bảo tồn
nguồn gen và đa dạng sinh vật học tại địa phương.

Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ xung thêm tài liệu cho công tác
nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo về cây Đẳng sâm.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Về kinh tế: Nhu cầu sử dụng các loại thảo dược để chữa bệnh, nâng

cao sức khỏe hiện nay ngày càng tăng. Quỹ đất trồng và nguồn lao động miền
núi rất lớn, đây là cơ hội để người dân miền núi sản xuất cây Đẳng sâm theo
hướng hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình.
-

Về xã hội: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần sản xuất cây

Đẳng sâm chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu làm dược liệu mà thực tiễn đặt ra.
-

Về môi trường: Sử dụng hợp lý các nguồn đầu vào nhằm giảm thiểu

đến môi trường sinh thái khi sản xuất cây Đẳng sâm.


4
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Trên Thế giới
1.1.1. Phân loại thực vật
Theo hệ thống thực vật, Đẳng sâm được phân loại như sau: Giới
(regnum): Plantae Lớp (Class): Magnoliopsida Bộ (ordo): Campanulales Họ
(Family):


Campanulaceae

Chi

(genus):

Codonopsis

Lồi

(species):

Codonopsis javanica (Blume). Đẳng sâm bắc có tên khoa học là Codonopsis
pilosula (Franch.) Nannf.), là một loài cây sống lâu năm, mọc xung quanh các
bờ suối hay các cánh rừng thưa dưới bóng các cây to. Lồi cây này là dạng
cây bụi rậm rạp, có xu hướng leo bằng thân quấn, với các lá hình tim, hoa
hình chng màu lục với 5 đầu cánh hoa cùng các gân màu tía nhạt hay vàng.
Lồi cây này có thể cao tới 2,4-3m (8-10 ft) và rễ dài 10-45cm, dày 1-3cm.
Loài Codonopsis pilosula có lá gần như lá Đẳng sâm Nam của Việt Nam,
nhưng mép lá nguyên, hoa cũng như vậy, bầu chỉ có 3 ngăn (Shanga Xiaofei
và cộng sự, 2011).
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Đẳng sâm lồi cây này là dạng cây bụi rậm rạp, có xu hướng leo bằng
thân quấn, với các lá hình tim, hoa hình chng màu lục với 5 đầu cánh hoa
cùng các gân màu tía nhạt. Lồi cây này có thể cao tới 2,4-3m và rễ dài 10-45
cm, dày 1-3cm. Quả nang có 5 cạnh, khi chín màu tím mang đài hoa tồn tại.
Hạt trịn nhỏ, màu nâu (Jiang Xiang Hui và cộng sự, 2012).
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Đẳng sâm phân bố tự nhiên chủ yếu tập trung ở các nước Châu Á và tập

trung nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam Cây có
nguồn gốc ở khu vực Đơng Bắc châu Á và bán đảo Triều Tiên, hiện nay cây
phân bố nhiều tại Trung Quốc, cây Đẳng sâm phần lớn cũng còn mọc


5
hoang dại nơi sản xuất chính hiện nay là ở tỉnh Tứ Xuyên, Cam Túc, Sơn Tây,
Vân Nam, Thiểm Tây, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Hồ bắc, Quý Châu, Hà
Nam, Ninh Hạ, Thanh Hải, Liêu Ninh (Shanga Xiaofei và cộng sự, 2011).
Đẳng sâm bắc thích nghi ở những vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm,
thường ở ven rừng thứ sinh, trong các savan cỏ ở độ cao 900-2.200m. Nhiệt độ
thích hợp là 18-25oC. Lượng mưa trung bình 1.500mm. Đất trồng cây thích hợp

ở nơi cao ráo, xốp, thốt nước, nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng. Các triền
đồi thoai thoải, ruộng bậc thang hay chân ruộng cao là thích hợp nhất. Đẳng
sâm trồng được 2 vụ vào xuân hè (tháng 2-4) và thu đông (tháng 9-10).
1.1.4. Công dụng của cây Đẳng sâm
Rễ của Đẳng sâm bắc được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa
để hạ huyết áp, tăng hồng cầu và bạch cầu, điều trị chứng biếng ăn do tì vị hư
nhược, khí huyết thiếu, tăng cường hệ miễn dịch và tăng lực.
Theo Chen K. N. (2014), Đẳng sâm đã được sử dụng làm thuốc trong y
học cổ truyền Trung Quốc từ thời cổ đại. Trong nghiên cứu đã đánh giá tác
dụng hạ insulin huyết và chống oxy hóa của cao chiết Đẳng sâm trên mơ hình
động vật kháng insulin (IR) gây bởi chế độ ăn bổ sung fructose lâu dài. Chuột
cống trắng chủng SpragueDawley, 24 tuần tuổi được chia ngẫu nhiên thành
các nhóm, bao gồm nhóm chứng sinh lý (chuột được ăn chế độ cơ bản); nhóm
chứng bệnh lý (chế độ ăn bổ sung fructose 10 %, w/v) và nhóm chuột được ăn
chế độ bổ sung fructose sau đó được điều trị bằng cao chiết Đẳng sâm (Fru +
Cod). Sau 8 tuần chuột được ăn chế độ bổ sung fructose, mức độ insulin huyết
(2,6 ± 0,45 μg/lít) và diện tích insulin dưới đường cong đã tăng nhanh, đạt ý

nghĩa thống kê (P<0,001) trên mơ hình chuột IR. Tuy nhiên, nhóm chuột Fru
+ Cod có mức độ insulin giảm đáng kể kết hợp với mức độ dung nạp glucose
được cải thiện. Trọng lượng chuột ở nhóm Fru + Cod giảm đạt ý nghĩa thống
kê (p < 0,01) so với nhóm chứng bệnh lý. Hơn nữa, giảm mức độ tăng peroxy
hóa lipid nhóm chuột điều trị Đẳng sâm được đánh giá thông qua việc giảm


6
tăng hàm lượng MDA. Những kết quả này đã cho thấy việc ăn chế độ bổ sung
fructose mãn tính có thể kích thích kháng insulin và tổn thương oxy hóa, có
thể cải thiện bằng cách các chất chống oxy hóa. Theo đó, chúng tơi đã chỉ ra
rằng Đẳng sâm có tác dụng cải thiện hoạt tính các enzym chống oxy hóa, bao
gồm superoxide dismutase, glutathione peroxidase và glutathione reductase
trong gan. Chúng tôi đã chỉ ra rằng việc giảm insulin huyết gây bởi chế độ ăn
bổ sung fructose trên chuột là kết hợp với stress oxy hóa có thể bị giảm do
được điều trị bằng cao chiết rễ Đẳng sâm.
Theo Shergis J. L. (2015), đã tổng quan hệ thống, phân tích tổng hợp đánh
giá hiệu quả và an toàn của chế phẩm từ Đẳng sâm (Codonopsis pilosula
(Franch.) Nannf.) để điều trị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD). Dữ liệu
Tiếng Anh và Tiếng Hoa được tìm kiếm và 48 mẫu chứng thử nghiệm ngẫu nhiên
được thu nhận. Công thức chế phẩm có Đẳng sâm cải thiện dung tích thở ra bắt
buộc của chức năng phổi trong 1 giây so với dược lý trị liệu truyền thống (CP)
(sự khác biệt trung bình (MD) 0,22 lít, độ tin cậy 95% (CI) 0,13 - 0,31, p <
0,001, I (2) = 5%) và cải thiện chất lượng cuộc sống (St Georges Respiratory
Questionnaire) so với giả dược (MD -7,19, CI 95% - 10,82 - 3,56,

p < 0,001, I (2) = 0%) và khi kết hợp với CP so với chỉ dùng CP đơn lẻ (MD 9,05, 95% CI - 12,72 - 5,38, p < 0,001, I (2) = 89%). Cơng thức chế phẩm có
Đẳng sâm cịn làm tăng đoạn đường đi bộ trong 6 phút khi kết hợp với CP so
với chỉ dùng CP đơn lẻ (MD 51,43 m, 95% CI 30,06 - 72,80, p <0,001, I (2) =
27%) và giảm tần suất/ngày triệu chứng hay dấu hiệu cảnh báo cơn COPD

trầm trọng. Nguy cơ sai lệch đã được đánh giá bằng cách sử dụng công cụ
Cochrane. Sự khiếm khuyết về phương pháp học đã được xác định. Tác dụng
không mong muốn thấp và không khác nhau giữa các nhóm can thiệp và đối
chứng. Có 33 trường hợp được báo cáo, bao gồm khó chịu đường tiêu hóa,
khơ miệng và mất ngủ. Chế phẩm từ Đẳng sâm cho thấy khuynh hướng cải
thiện COPD. Tuy nhiên, về phương pháp luận, các bằng chứng hiện tại chưa


7
đủ để hỗ trợ việc sử dụng thường xuyên của các cơng thức có Đẳng sâm trong
thực tế và cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
Trong thành phần của cây Đẳng sâm có các chất như: Polysaccharides,
Phenylpropanoids, Alkaloids và Triterpenoids. Đẳng sâm được sử dụng để cải
thiện chức năng tiêu hóa, tăng miễn dịch, tăng lực, cân bằng áp huyết (WHO,
2003).
1.1.5. Các nghiên cứu về cây Đẳng sâm
Theo Sun N. X. và cộng sự (2008), thuộc Trường Đại học Nông nghiệp
Cam Túc, Trung Quốc đã gieo hạt giống Codonopsis tangshen Oliv. Vào
cuối mùa xuân và đầu mùa hè trên giá thể phối trộn compost được bổ sung
gibberellin trong nhà màng, thường xuyên giữ ẩm, sau 4-6 tuần ở nhiệt độ
20oC hạt bắt đầu nảy mầm. Mặt khác, khi tiến hành nghiên cứu về nhân giống
cây Đẳng sâm đã thiết lập được quy trình vi nhân giống Đẳng sâm bắc bằng
nhân chồi bên. Môi trường MS chứa 1 hoặc 4 μM BA và 1μM NAA cho hiệu
quả nhân chồi cao nhất từ đoạn nuôi cấy ban đầu. Chồi ra rễ đạt cao nhất >
98% trong mơi trường có MS chứa sucrose (60 g/L) và 5 μM IAA, tỷ lệ cây
sống sau khi chuyển ra nhà ươm đạt 90%.
Theo Slupski W. và cộng sự (2011), đã nhân giống nuôi cấy mô Đẳng
sâm bắc bằng tạo cụm chồi và tái sinh cây. Môi trường MS bổ sung BAP (1.0
mg/l), NAA (0,5 mg/l), Tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%.
Cơng trình nghiên cứu của giáo sư Zhang Y. H. và cộng sự (2011), đã tiến

hành nhân giống in vitro loài Codonopsis pilosola Franch bằng cách ni cấy
chồi đỉnh và ghi nhận vai trị của chất kích thích IBA và NAA trong việc nhân
nhanh cụm chồi in vitro. Do vậy, khi tiến hành trồng Đẳng sâm bắc theo tiêu chí
GACP và đánh giá chất lượng dược liệu bằng hàm lượng Lobetyolin. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, hàm lượng Lobetyolin dao động trong 10 lơ thí nghiệm từ
0,07% đến 0,18%. Đây là kết quả quan trọng làm cơ sở khoa học để nhóm


8
nghiên cứu tiếp tục thí nghiệm trồng Đảng sẩm ở nhiều vùng khác nhau và từ
đó chọn được vùng trồng, kỹ thuật trồng cho hàm lượng Lobetyolin cao nhất.
Theo Huang P. và cộng sự (1999), đã ghi nhận trong điều kiện canh tác,
năng suất và đường kính củ trung bình lồi Codonopsis pilosula Franch có
mối tương quan thuận với bón phân N ở mức cao. Năng suất đạt 3.750 kg/ha,
đường kính cổ rễ trung bình > 1,5cm. Ảnh hưởng của 3 loại phân bón chính
lên năng suất và đường kính củ là K >P>N. Lượng phân bón 155kg N, 250kg
P2O5 và 60 kg K2O tính cho 1 ha (1:1,6:0,4) sẽ đạt năng suất cao. Phân bón có
ảnh hưởng tích cực đến năng suất trồng trọt cây Đẳng sâm.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Phân loại thực vật
Theo tác giả Đỗ Tất Lợi (2006), Đẳng sâm bắc có tên khoa học là
Codonopsis

pilosula

(Franch.)

Nannf.,

thuộc


họ

Hoa

Chng

(Campanulaceae), là một loài cây sống lâu năm, mọc xung quanh các bờ suối
hay các cánh rừng thưa dưới bóng các cây to. Lồi cây này là dạng cây bụi
rậm rạp, có xu hướng leo bằng thân quấn.
Theo tác giả Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002), Đẳng sâm có các tên gọi
khác là Sâm leo, Phòng Đẳng sâm, Đùi gà, Mằn rày cáy (Tày), Cang hô
(H‘Mông) phân bố nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La,
Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn vào tới các tỉnh Kon Tum, Lâm
Đồng, Quảng Nam.
Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), cây Đẳng sâm được xếp vào danh
sách loài “sẽ nguy cấp” (bậc V), phân hạng VU A1a,c,d + 2 c,d.
1.2.2. Đặc điểm hình thái
Đẳng sâm là lồi cây cỏ, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Rễ hình tru
dài, đường kính có thể đạt 1,5-2cm, phân nhánh, đầu rễ phình to có nhiều vết
sẹo lồi của thân củ, thường chỉ có một rễ trụ mà khơng có rễ nhánh, càng nhỏ


9
về phía đi, lúc tươi màu trắng, sau khơ thì rễ có màu vàng, có nếp nhăn
(Phạm Hồng Hộ, 2006).
Thân mọc thành từng cụm vào mùa xuân, bò trên mặt đất hay leo vào
cây khác, thân màu tím sẫm, có lơng thưa, phần ngọn khơng lơng. Lá mọc
cách hình trứng hay hình trứng trịn, đi lá nhọn, phần gần cuống hình tim,
màu xanh hơi pha vàng, mặt trên có lơng nhung, mặt dưới mầu trắng xám

nhẵn hoặc có lơng rải rác, dài 3-8cm, rộng 2-4cm (Phạm Hoàng Hộ, 2006).
Hoa màu xanh nhạt, mọc riêng lẻ ở kẽ nách lá, có cuống dài 2-6cm, đài
tràng hình chng, gồm 5 phiến hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng, lúc sắp
rụng trở thành màu vàng nhạt, chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ nghụy hơi dẹt, bao
phấn đính gốc (Phạm Hồng Hộ, 2006).
Quả bổ đơi, hình chùy trịn, 3 tâm bì, đầu hơi bằng, có đài ngắn, lúc
chín thì nứt ra. Có nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng. Rễ hình trụ trịn hơi uốn
cong, dài 10-35cm, đường kính 0,4-2cm. Bề ngồi có màu vàng nhạt đến vàng
xám nâu, phía trên của rễ có vết thân lõm xuống hình trịn, đoạn dưới có nhiều
nếp vân ngang. Tồn rễ có nhiều nếp nhăn dọc và rải rác có bì khổng. Rễ dẻo,
mặt cắt ít bằng phẳng, phần vỏ có màu vàng nhạt, phần lõi màu trắng ngà.
Mùi thơm dịu, vị ngọt (Phạm Hoàng Hộ, 2006).
1.2.3. Đặc điểm phân bố
Ở Việt Nam Đẳng sâm mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trước
đây có nhiều ở một số tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái,
Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Các tỉnh phía Nam chỉ thấy tập trung ở
cao nguyên Langbian (tỉnh Lâm Đồng) và xung quanh chân núi Ngọc Linh
(Đắc Glây, Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và Quảng Nam - Đà Nẵng). Tại Kon
Tum, Sâm dây phân bố chủ yếu ở vùng Ngọc Linh thuộc huyện Tu Mơ Rơng
và Đăkglei (Phạm Hồng Hộ, 2006).
1.2.4. Cơng dụng của cây Đẳng sâm


10
Theo tác giả Đỗ Tất Lợi (2006), Đẳng sâm được xem là “nhân sâm của
người nghèo” vì đây là một lồi dược liệu q, có tác dụng chữa bệnh như
nhân sâm nhưng giá lại rẻ hơn. Thành phần hoá học trong lá Ðẳng sâm non
chứa nước 77,5%, protid 4,2%, glucid 13,1%, xơ 3,3%, caroten 3,6mg%,
vitamin C 85,5mg%. Sơ bộ thấy trong rễ cây có đường, chất béo; khơng có

saponin. Cịn có tinh dầu, glucosid sentellarin.
Đẳng sâm là một loại thuốc bổ khí thơng dụng, là đầu vị của hầu hết các
bài thuốc bổ khí huyết, bổ tỳ vị, chữa bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể, thích
nghi với mọi lứa tuổi, giới tính. Ðảng sâm với liều cao có thể dùng thay thế nhân
sâm, nên người ta thường ví Đẳng sâm là “Nhân sâm của người nghèo”. Theo
kinh nghiệm sử dụng trong nhiều năm qua, dược liệu Đẳng sâm của ta hồn tồn
có khả năng thay thế được Đẳng sâm Trung Quốc, vừa hiệu quả, vừa an toàn hơn
rất nhiều. Có thể dùng Đẳng sâm như Nhân sâm, để thay Nhân sâm khi thiếu,
hoặc có Nhân sâm nhưng vẫn dùng Đẳng sâm trong trường hợp tỳ hư, ăn kém,
mệt mỏi, phế hư do phiền khát hoặc thiếu máu, vàng da, phù chân, tiểu đục.
Dùng riêng hoặc dùng rộng rãi phối hợp với các vị thuốc khác trong các bài: Tứ
Quân Tử Thang, Thập Toàn Đại Bổ Thang, Bát Vị Địa Hồng Hồn.

Trần Cơng Định và cộng sự (2017), khi nghiên cứu về kiến thức bản địa
sử dụng loài Đẳng sâm (Codonopsis javanica (blume) Hook. f.) của cộng
đồng người Cơ tu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho thấy, phần lớn
người dân tộc Cơ Tu có cuộc sống gắn liền với cây Đẳng sâm từ nhiều đời
nay, trong số họ đang lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức có giá trị
trong việc nhận biết về đặc điểm sinh thái và phân bố, cách thức khai thác, sử
dụng, gây trồng và chăm sóc lồi Đẳng sâm phù hợp với điều kiện tự nhiên ở
các xã miền núi ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Cây Đẳng sâm, ngoài nhu cầu về số lượng rất lớn, giá trị kinh tế cao,
còn có nhiều ưu thế như địa bàn phân bố rộng, thời gian có thể thu hoạch chỉ
18-20 tháng, rất thích hợp với đồng bào miền núi có thể trồng đại trà


11
hoặc xen canh với các loài cây khác như (như cây ngơ) trên các nương rẫy để
góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo… Hiện nay, nhu cầu về Đẳng
sâm trên thị trường dược liệu trong nước rất lớn, theo ước tính có thể trên

1.000 tấn mỗi năm (khoảng 2% tổng lượng dược liệu tiêu thụ). Hầu hết (trên
95%) Đẳng sâm chúng ta đang sử dụng đều nhập từ Trung Quốc theo đường
bn bán tiểu ngạch nên rất khó quản lý về giá cả và chất lượng (các loại
Đẳng sâm Trung Quốc trơi nổi có độ ẩm rất cao nhưng để lâu khơng mốc mọt
có khả năng tẩm chất bảo quản khơng kiểm sốt được). Chỉ trong vịng 23 năm gần đây, giá Đẳng sâm Trung Quốc trên thị trường tăng chóng mặt gấp
4-5 lần, nên có nhiều bệnh viện không mua được để cung ứng cho bệnh nhân
(Đỗ Tất Lợi, 2006).
1.2.5. Các nghiên cứu về cây Đẳng sâm
Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về đặc điểm hình thái,
phân bố, nhân giống và gây trồng một số cây dược liệu đã được quan tâm
trong đó có cây Đẳng sâm, các nghiên cứu tập trung vào vấn đề như sau:
* Những nghiên cứu về đặc điểm sinh thái và phân bố cây Đẳng sâm

Theo Trần Công Định, Huỳnh Kim Tân, Nguyễn Thị Lãnh (2015) khi
nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố loài Đẳng sâm (Codonopsis javanica
(blume) Hook.f) tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho thấy, Đẳng sâm là
cây dây leo thân thảo sống nhiều năm, phần trên mặt đất (thân mang lá) lụi tàn
vào mùa đông hàng năm, phần dưới mặt đất (rễ củ) vẫn sống và lớn dần theo thời
gian. Hàng năm, sau mùa quả chín từ tháng 2-3 các bộ phận sinh dưỡng trên mặt
đất bắt đầu vàng úa, lụi tàn. Từ tháng 3-4 phần đầu rễ củ sẽ phát sinh chồi mới và
sinh trưởng, phát triển mạnh trong những tháng mùa khô. Đến tháng 7-8 cây ra
hoa, kết quả và kết thúc một chu kỳ sinh trưởng. Cây mọc đơn lẻ hoặc thành từng
đám nhỏ gồm nhiều cá thể có tuổi khác nhau ở ven rừng, trên nương rẫy đã bỏ
hóa, lẫn trong cây bụi dọc theo đường đi, trên các hốc đá có mùn. Cây phát triển
mạnh trên đất tơi xốp, giàu mùn. Ở độ cao từ 700-1.500m có tìm thấy


12
Đẳng sâm mọc tự nhiên, khả năng sinh trưởng, tái sinh tự nhiên tăng dần theo
độ cao. Đẳng sâm là lồi cây ưa ẩm nhưng khơng chịu ngập nước, nếu ngập

nước sẽ thối rễ củ làm chết cây. Đây là lồi ưa sáng, rất hiếm khi tìm thấy cây
mọc trong rừng tự nhiên có độ che phủ cao. Trong những năm gần đây đã
được người Cơ‘tu trên địa bàn huyện Tây Giang gây trồng.
Đinh Thị Hoa, Đoàn Thị Thuỳ Linh, (2013) khi nghiên cứu đặc điểm
phân bố loài Đẳng sâm (Codonopsis javanica (blume) Hook. f. et thoms,
1855) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho
thấy, Đẳng sâm phân bố tại 6 dạng sinh cảnh là rừng trồng, nương rẫy, rừng
phục hồi, rừng nguyên sinh trên núi đất, rừng núi đá, trảng cỏ và chủ yếu ở đai
cao ≤ 1000m (từ 685-1.000m), có 48/71 cây, chiếm 67,61%. Đai cao 1.000m
có tỷ lệ phân bố của Đẳng sâm chỉ chiếm 32,39%. Ngồi ra, ở vị trí sườn và
chân núi (vị trí sườn chiếm tới 46,48% tổng số cây điều tra, tiếp đến là vị trí
chân có 38,03% số cây). Trong khi, tại vị trí đỉnh núi có số cây phân bố thấp
nhất là 11/71 cây, chiếm 15,49%.
Nhóm tác giả Trương Thị Bích Qn và cộng sự (2013) khi tiến hành đánh
giá trữ lượng Đẳng sâm (Codonopsis javanica - Campanulaceae) tại vườn
quốc gia Bidoup - Núi Bà, Lâm Đồng cho thấy, Đẳng sâm phân bố chính ở rừng
thông ba lá và chúng phân bố không đều. Trong phân khu phục hồi sinh thái và
phân khu dịch vụ hành chính, số lượng cây Đẳng sâm tập trung nhiều ở khu vực
Klong Klanh (tiểu khu 91) và Đưng Ia Giêng (tiểu khu 80, 96, 98). Khu vực Núi
Bà (tiểu khu 76 và 113B) có số lượng cây thấp nhưng số lượng cây trưởng thành
có hoa, quả là nhiều nhất. Mật độ Đẳng sâm tự nhiên tại VQG còn khá cao với
2.570 dây trên tổng số 30 OTC khảo sát. Mật độ trung bình của Đẳng sâm trên
tổng số 30 OTC là 2142 cây/ha. Tuy nhiên, số cây trưởng thành chỉ có 757/2570,
chiếm 29,5% tổng số cây với mật độ tương ứng là 632 cây/ha.

* Những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống vơ tính cây Đẳng sâm


13
Trần Thị Thu (2018) khi tiến hành nghiên cứu nhân giống In - Vitro cây

Đẳng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f &Thomson) cho thấy, khi
khử trùng Đẳng sâm bằng HgCl2 0,1% trong 5 phút cho kết quả cao nhất với
tỷ lệ mẫu sạch cịn sống lần lượt là 78,33%. Mơi trường thích hợp cho tái sinh
chồi Đẳng sâm: MS + Inositol 100mg/l + đường 30g/l + agar 6g/l, pH: 5,65,8, tỷ lệ mẫu tái sinh đạt 77,78%. Môi trường MS + Inositol 100mg/l +
đường 30g/l + agar 6g/l + NAA 1,0mg/l khi bổ sung IAA với nồng độ
0,5mg/l, pH: 5,6-5,8 thì khả năng ra rễ tốt nhất với số rễ/cây là 4,4, chất lượng
rễ tốt.
Theo Phạm Thanh Huyền và cộng sự (2012), đã tiến hành nghiên cứu nhân
giống Đẳng sâm bằng phương pháp gieo hạt, giâm hom đã cho kết quả như sau:

-

Phương pháp nhân giống từ hạt: Hạt làm sạch, ngâm trong nước 8 giờ

sau đó đem gieo ủ trong túi vải 12 giờ đem gieo cho thấy: thời gian nảy mầm
sau khi gieo của hạt giống từ 10 đến 15 ngày và đạt tỷ lệ nảy mầm (87%).
-

Phương pháp nhân giống từ hom: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của

nồng độ chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ sống của hom thân cho thấy
nồng độ thích hợp nhất để giâm hom thân Đẳng sâm là IBA 1.000 ppm và
NAA 1.500 ppm. Nồng độ chất kích thích sinh trưởng thích hợp nhất để nhân
giống đầu củ Đẳng sâm là IBA 500 ppm và NAA 1.000 ppm.
Bùi Văn Thắng, Cao Thị Việt Nga, Bùi Văn Kiên, Nguyễn Văn Việt,
(2016) trong đề tài nghiên cứu nhân giống cây Đẳng sâm (Codonopsis
javanica (blume) Hook. f. et thoms) bằng kỹ thuật nuôi cấy mơ đã tìm ra
được giải pháp thích hợp để nhân giống Đẳng sâm hiệu quả là dùng chất kích
thích sinh trưởng IBA hoặc NAA với các nồng độ khác nhau trên các loại vật
liệu khác nhau. Nghiên cứu này đã giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay là

nhân nhanh giống Đẳng sâm để đáp ứng nhu cầu cây giống cho sản xuất. Tuy
nhiên, tỷ lệ ra chồi và ra rễ của hom thân đạt khá cao (30,02% và 87,67%).
Vấn đề là tác giả chưa xác định được tỷ lệ sống của hom thân và


14
quan trọng hơn là tỷ lệ cây con xuất vườn để cung ứng cho sản xuất. Như vậy,
thân cây Đẳng sâm có rất nhiều nhựa mũ nên tỷ lệ sống của cây giâm hom sẽ
thấp. Vấn đề đặt ra là nên hay không nên khuyến cáo áp dụng kỹ thuật giâm
hom thân đối với cây Đẳng sâm.
Theo tác giả Hoàng Thị Thùy Dương (2015), khi nghiên cứu kỹ thuật
nhân giống loài cây Đẳng sâm bắc rừng (Lonicera bournei Hemsl. ex Forb &
Hemsl.) bằng hạt, tác giả đã đưa ra được phương pháp xử lý hạt giống đơn
giản, dễ làm, dễ áp dụng là ngâm trong nước 8 giờ và ủ tiếp 12 giờ đem gieo
đạt tỷ lệ nẩy mầm 87%. Nhiệt độ và thời gian bảo quản là yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình nẩy mầm của hạt giống, nên chúng tôi tiếp tục nghiên cứu ảnh
hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt giống và thời gian bảo quản đến tỷ lệ nẩy
mầm của hạt giống.
* Những nghiên cứu về AND và hoạt chất có trong cây Đẳng sâm
Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga (2012) khi đánh giá đa dạng di
truyền một số loài cây dược liệu Việt Nam thuộc chi Đẳng sâm (Codonopsis
sp) bằng kỹ thuật AND mã vạch cho thấy, đây là nghiên cứu đầu tiên ứng
dụng mã vạch ADN trong phân tích đa dạng di truyền các loài Codonopsis ở
Việt Nam, kết quả nghiên khẳng định vùng gen ITS và matK có thể giúp nhận
diện loài và dưới loài như một mã vạch phân tử, đồng thời cơng nghệ này có
thể được dùng cho các nghiên cứu tiếp theo về tiến hóa học phân tử và nghiên
cứu bảo tồn nguồn gen của loài dược liệu quý.
Trương Hoàng Duy và cộng sự (2011) khi tiến hành thí nghiệm thu nhận
dịch Saponin thơ từ Đẳng sâm (Codonopsis javanica (blume) Hook. f.) bằng
enzyme alpha amylase cho thấy rằng, khi tiến hành trích ly bang Enzyme alphaamylase với pH 5,5; ủ ở 85°C trong thời gian tối ưu 1,9 giờ; hàm lượng Enzyme

sử dụng là 0,47% thì hàm lượng Saponin tổng thu được 1557,23 mg/100g cao
hom 1,5 lan khi không sử dụng enzyme ở cùng điều kiện.


15
Trần Thanh Hà, Đỗ Thị Hà, Hà Vân Oanh (2016) khi nghiên cứa thành
phần hóa học của phân đoạn chiết bằng n-butanol rễ loài Đẳng sâm Việt Nam
(Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.) cho thấy, bằng các phương pháp
sắc ký kết hợp với các phương pháp phổ, đã phân lập và nhận dạng cấu trúc
bốn hợp chất từ cao chiết cồn của rễ Đẳng sâm. Trong đó hai hợp chất
adenosin (3), β-D-fructofuranose (2→1) β-D-fructofuranose (2→1) β-Dfructofuranose

(2→1)

α-D-glucopyranose

(4←1)

α-L-(6-acetyl-

rhamnopyranose) (4) lần đầu tiên được phân lập từ cây này. Kết quả này cung
cấp thêm cơ sở khoa học quan trong việc triết, tách các hợp chất trong bộ
phận cây Đẳng sâm để sử dụng làm thuốc là rất cần thiết.
* Nghiên cứu về năng suất và chất lượng củ cây Đẳng sâm
Theo nhóm nghiên cứu của tác giả Trương Thị Bích Quân và cộng sự
(2013) khi đánh giá trữ lượng Đẳng sâm (Codonopsis javanica Campanulaceae) trong tự nhiên tại vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh
Lâm Đồng cho thấy, về sinh khối của loài qua khảo sát thu được 6.050g
(6,05kg) củ đạt tiêu chuẩn trên tổng số 30 OTC. Trung bình trữ lượng củ mỗi
OTC chỉ đạt 200g, trung bình mỗi củ đạt 8g và ước tính trữ lượng củ chỉ
0,5g/m2 (5kg/ha). So sánh mật độ Đẳng sâm giữa các sinh cảnh cho thấy ở

rừng lá kim, mật độ Đẳng sâm cao nhất với 2.276 dây/ha, kế đến là ở rừng lá
rộng với 375 dây/ha và thấp nhất là ở rừng hỗn giao lá rộng - lá kim với 150
dây/ha. Phân chia theo tiểu khu, mật độ và sinh khối của loài ở tiểu khu 96
cao nhất, tiếp theo là tiểu khu 80 và tiểu khu 91. Tiểu khu 98, 76 có mật độ
lồi thấp nhất trong tất cả các tiểu khu khảo sát. Tuy mật độ cây trưởng thành
không lớn, trữ lượng củ ít nhưng mật độ cây tái sinh lại tương đối lớn đạt
1.500 cây/ha nên trước mắt nguồn Đẳng sâm tương lai vẫn được đảm bảo.
Đoàn Trọng Đức, Trần Văn Minh (2015), đã nghiên cứu ảnh hưởng của
nguồn gốc giống, phương thức trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của cây Đẳng sâm Việt Nam tại Kon Tum cho thấy, năng suất lý thuyết của


16
vườn trồng cây giống Đẳng sâm nhân giống từ củ đạt cao nhất là 4.805,40 kg/ha
và năng suất thực thu đạt 4.180,30 kg/ha; vườn trồng cây nhân giống từ mầm củ
cho năng suất lý thuyết tương đối cao là 4.256,10 kg/ha, song năng suất thực thu
lại đạt thấp nhất là 1.765,70 kg/ha do số củ trên bụi ít và chiều dài củ ngắn. Mặc
dù cho số củ trung bình trên bụi là lớn nhất 3,1 củ/bụi, nhưng vườn trồng cây
Đẳng sâm nhân giống từ nuôi cấy mô cho năng suất thực thu đạt khá cao
(2.932,50 kg/ha) là do chiều dài củ và đường kính củ thấp nhất chỉ đạt trung bình
15,00 cm và 15,30 mm. Vườn Đẳng sâm trồng bằng cây nhân giống từ hạt cho
năng suất lý thuyết là 3.193,30 kg/ha và năng suất thực thu đạt 2.812,50 kg/ha,
cao hơn so với vườn trồng bằng cây giống nhân từ mầm củ, song lại thấp hơn
vườn trồng bằng cây giống nhân từ củ và nuôi cấy mô.

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Vị Xuyên
a.) Vị trí địa lý
Vị Xuyên là một huyện miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam, nằm
bao quanh thành phố Hà Giang, có quốc lộ 4C và quốc lộ 2 chạy qua. Huyện

Vị Xuyên nằm ở vị trí địa lý 22°39′58″ đến 23°2′30″ vĩ độ Bắc, 104°58′50″
đến 105°30′ độ kinh Đông. Trung tâm huyện lị cách thành phố Hà Giang 20
km về phía nam, huyện có địa giới hành chính như sau:
Phía Đơng giáp thành phố Hà Giang và huyện Na Hang (Tuyên
Quang).

-

Phía Tây giáp huyện Malipho, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện

Hồng Su Phì.
-

Phía Nam giáp huyện Bắc Quang.

-

Phía Bắc giáp huyện Quản Bạ.

b) Địa hình
Địa hình huyện Vị Xuyên khá phức tạp, phần lớn là đồi núi thấp, sườn
thoải xen kẽ những thung lũng tạo thành những cánh đồng rộng lớn cùng với
hệ thống những sông suối, ao hồ, thích hợp cho việc phát triển


17
nơng nghiệp. Độ cao trung bình từ 300-400 m so với mặt nước biển, phía Tây
có núi Tây Cơn Lĩnh cao 2.419 m, sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều
dài 70km có diện tích lưu vực khoảng 8.700 km 2. Vị Xuyên có quốc lộ 4C và
quốc lộ 2 chạy qua.

c.) Khí hậu, thời tiết
Vị Xuyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, mùa
đơng lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng từ 18 - 25 0C. Khí hậu ở Vị Xuyên chia
làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, oi bức bất thường, mưa
gió đột ngột. Lượng mưa trung bình khá lớn, vào khoảng 2.000 mm/năm. Tập
trung vào các tháng 6,7,8,9. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khơ hanh,
giá buốt. Sự khắc nghiệt của khí hậu đã gây nên nhiều khó khăn cho nhân dân
các dân tộc trong lĩnh vực sinh hoạt, sản xuất, an ninh và gia lưu văn hóa.

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên
a) Dân số
Huyện Vị Xuyên có dân số 122.350 người (năm 2018). Vị Xuyên là nơi
sinh sống của 19 dân tộc gồm: Tày, Dao, Kinh, Nùng…Trong đó người Tày
chiếm đa số, người Tày ở Vị Xuyên sống trong những ngơi nhà sàn có cột làm
bằng gỗ xẻ vng và thấp. Mỗi ngơi nhà sàn thường có 5 gian, ở đầu hồi,
ngay sát cầu thang lên xuống thường được làm thêm sàn để phơi lúa, gạo...
Dưới chân cầu thang có sàn nhỏ để dặt các ống nước hoặc bắc máng nước để
rửa tay chân, mặt mũi trước khi lên nhà.
b) Tiềm năng kinh tế
Do địa hình tương đối bằng phẳng và lượng mưa nhiều nên Vị Xuyên
rất thích hợp cho các loại cây cơng nghiệp phát triển, đặc biệt là cây chè. Vị
Xuyên là địa phương có diện tích chè lớn nhất tỉnh Hà Giang, ngồi chè, Vị
Xuyên còn trồng các loại cây như: thảo quả, cam, quýt, lạc, đậu tương, ngô,
khoai, su hào, bắp cải, súp lơ, cà chua… và chăn ni trâu, bị, dê, lợn, gia
cầm. Mặc dù là huyện vùng cao, diện tích cho trồng trọt ít nhưng huyện Vị
Xuyên cũng đã đạt được tổng sản lượng lương thực khoảng 53.403,8 tấn (năm


18
2014), giữ vững được an ninh lương thực. Bên cạch đó, nhờ có của khẩu

Thanh Thủy nên cũng đã có một số cơ sở công nghiệp tại huyện được xây
dựng như nhà máy lắp ráp ô tô, khung xe máy, quy hoạch khu công nghiệp
"Làng Vàng" trên địa phận Thôn Vàng xã Đạo Đức. khai thác mỏ chì, kẽm tại
Na Sơn xã Tùng Bá, mỏ sắt tại Thuận Hòa Đầu năm 2008, tỉnh Hà Giang
cũng vừa quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Ngần, tại suối Nậm
Ngần thuộc xã Thượng Sơn.
c) Sản xuất nông - lâm nghiệp
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của
tỉnh, cùng với sự chỉ đạo sâu sát của huyện đối với nông nghiệp, nông thôn và
nông dân, Chương trình xây dựng NTM đã đạt được những kết quả bước đầu.
Khu vực nơng thơn Vị Xun có tới trên 90% dân số và lao động. Lĩnh vực
nông nghiệp nông thôn của huyện đã thu được những kết quả khá tích cực:
Tổng sản lượng lương thực có hạt đến năm 2013 đạt trên 53.403,8 tấn, tỷ
trọng ngành nông, lâm nghiệp chiếm 29,43% tổng giá trị nền kinh tế tồn
huyện; bình quân lương thực đầu người đạt 516 kg góp phần đảm bảo an ninh
lương thực. Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trong lĩnh vực nông
nghiệp được chú trọng, đặc biệt kỹ thuật thâm canh ngày càng được nâng cao;
các chương trình, dự án được tập trung đầu tư vào nông, lâm nghiệp. Nhiều
doanh nghiệp, các làng nghề đã và đang đầu tư phát triển, chế biến vào lĩnh
vực nơng, lâm nghiệp; tồn huyện hiện có: 104 HTX, trong đó có 13 hợp tác
xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 15 trang trại; kết cấu hạ tầng được
tăng cường, nhiều cơng trình phục vụ nơng nghiệp, nơng thơn được đầu tư
xây dựng. Các hoạt động văn hố - văn nghệ, thể dục - thể thao ngày càng
được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục, y tế được nâng lên; cơng tác giảm
nghèo, giải quyết việc làm, xố nhà tạm đạt kết quả khá; hệ thống chính trị
tiếp tục được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội nơng thơn được
đảm bảo. Ngồi ra, cơng tác đào tạo, dạy nghề và tạo việc làm cho người lao
động ở nông thôn được chú trọng phát triển đã góp phần xóa đói giảm nghèo
trên địa bàn của huyện….



19
Tuy nhiên trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, huyện cịn bộc lộ một số
tồn tại, hạn chế đó là: Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch thiếu đồng bộ; quản
lý, khai thác tài nguyên đạt kết quả chưa cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động còn chậm; tỷ lệ lao động được đào tạo đạt thấp, kinh tế hàng hoá phát triển
chưa mạnh; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cịn hạn chế; thu
nhập bình qn đầu người cịn thấp, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao (hộ nghèo
4.577 hộ chiếm 19,74%, cận nghèo 4.276 hộ); hệ thống đường giao thông nông
thôn, giao thông nội đồng, thuỷ lợi, trường học, điểm bưu điện, trạm y tế, cơ sở vật
chất về văn hóa - thể thao, chợ nơng thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc
sống; việc giữ gìn phát huy các giá trị văn hố truyền thống trong các cộng đồng
dân cư còn nhiều hạn chế; chất lượng làng văn hoá, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức
khoẻ cho nhân dân một số mặt chưa đạt kết quả tốt.

d) Giao thơng
Huyện Vị Xun có gần 30 km đường Quốc lộ 2 chạy qua địa phận
huyện, tạo điều kiện cho thông thương và giao lưu hàng hố với các vùng
miền. Các xã, thị trấn đều có đường ôtô về đến trung tâm 100% các xã, thị
trấn có điện lưới quốc gia, số hộ có điện chiếm trên 70%, tỷ lệ phủ sóng
truyền hình đạt 90%. Huyện cũng là nơi có sơng Lơ chảy qua, và cũng là nơi
có cửa khẩu Thanh Thủy đi sang Vân Nam, Trung Quốc.
1.3.3. Tổng quan về Viện Nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp
Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp là tổ chức khoa học công
nghệ trực thuộc Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên trên cơ sở chuyển đổi
và nâng cấp từ Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc. Từ
ngày đầu thành lập Viện chỉ có 3 cán bộ, đến nay đã có 108 cán bộ, trong đó
trình độ Đại học trở lên là trên 80%, Có đội ngũ chuyên gia đầu nghành trong
các lĩnh vực lâm nghiệp, môi trường, giống cây trồng. Là một Viện hoạt động
hoàn toàn theo cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm ngay từ ngày mới thành lập.

Hiện nay Viện đã xây dựng được các vườn giống, rừng giống, vườn đầu dịng
có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu sản xuất giống chất lượng cao. Viện
có diện tích gần 200 ha phục vụ cho công tác nghiên cứu, khảo nghiệm và lưu


20
trữ giống và sản xuất kinh doanh giống. Hàng năm Viện cung cấp từ 8-10
triệu cây giống chất lượng cao gồm lâm nghiệp, dược liệu, đặc sản, cây ăn quả
có giá trị kinh tế cao từ nuôi cây mô tế bào, giâm hom và ghép. Hiện tại Viện
là một địa điểm tin cây trong việc sản xuất và cung cấp giống cây lâm nghiệp
và dược liệu chất lượng cao trong nước. Giai đoạn 2010-2015, Viện được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn đánh giá cao là đơn vị có thành tích
xuất sắc trong việc cung cấp giống cây trồng chất lượng cao phục vụ cho công
tác phát triển rừng trong những năm vừa qua. Đến nay Viện đã hợp tác toàn
diện với 18 viện, trường trong nước, hợp tác toàn diện với 4 tỉnh: Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Nam và 12 tổ chức quốc tế. Đối với
tỉnh Hà Giang từ năm 2016 đến nay Viện đã hợp tác, giúp tỉnh sản xuất, cung
cấp giống cây lâm nghiệp chất lượng cao, đào tạo được 45 cán bộ KHCN,
thành lập doanh nghiệp KHCN tại huyện Vị Xuyên. Qua kết quả hợp tác đã
làm thay đổi lớn tư duy, nhận thức của cán bộ, nhân dân trong việc ứng dụng
các tiến bộ KHCN vào sản xuất.


21
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-


Đối tượng nghiên cứu: Là cây Đẳng sâm bắc phân bố tự nhiên trong

các thảm thực vật rừng thứ sinh tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
-

Phạm vi nghiên cứu: Đối với nội dung nghiên cứu về đặc điểm hình

thái, phân bố tự nhiên cây Đẳng sâm bắc đề tài tập trung nghiên cứu tại huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đối với nội dung nghiên cứu về kỹ thuật nhân
giống vơ tính cây Đẳng sâm bắc được thực hiện tại Viện nghiên cứu và Phát
triển Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
2.2. Nội dung nghiên cứu
-

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cây Đẳng sâm bắc tại khu vực

nghiên cứu.
-

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của cây Đẳng sâm bắc tại khu vực

nghiên cứu.
-

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Đẳng sâm bắc.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Cách tiếp cận: Để nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và sinh thái
cây Đẳng sâm bắc, cách tiếp cận của đề tài là tổng hợp, đa ngành và kế thừa
các kết quả nghiên cứu đã có.

-

Thu thập thơng tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã

hội của các địa bàn nghiên cứu từ các báo cáo, số liệu thống kê, những văn
bản liên quan của các địa phương và các ban ngành có liên quan.
-

Tiếp cận cơ quan, cán bộ ngành, người dân trong các khu vực nghiên

cứu; nghiên cứu về thực trạng phân bố, đặc điểm hình thái của đối tượng
nghiên cứu được xác định thông qua việc điều tra thu thập thông tin từ Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt lâm nghiệp của huyện. Tại xã các
trọng điểm đã điều tra thu thập thông tin từ Uỷ ban nhân dân xã và hộ gia


22
đình, kết hợp tổ chức các cuộc thảo luận tại mỗi điểm nghiên cứu.
-

Thu thập các tài liệu nghiên cứu liên quan tới nghiên cứu về đối tượng

nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước qua thư viện, thư viện điện tử
và cơ quan nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu chung
-

Sử dụng phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có

về cây Đẳng sâm bắc ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, khả năng

sinh trưởng, chọn giống, các biện pháp kỹ thuật gieo ươm, kỹ thuật gây trồng
và chăm sóc …).
-

Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa: Khảo sát theo

các tuyến điều tra, lập các ÔTC điển hình tạm thời và điều tra chi tiết trong
ƠTC, lấy mẫu, xác định đặc điểm cấu trúc quần xã có lồi Đẳng sâm bắc phân
bố… nhằm thu thập các thơng tin về một số đặc điểm nông sinh học, sinh thái
của cây Đẳng sâm bắc.
-

Bố trí các thí nghiệm xử lý chất kích thích giâm hom, mùa vụ giâm

hom, hỗn hợp giá thể và loại hom giâm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp
và đủ dung lượng mẫu theo tiêu chuẩn công nhận giống 04-TCN-147-2006
của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cây Đẳng sâm bắc *
Phương pháp điều tra, khảo sát cây Đẳng sâm bắc tại tỉnh Vị Xuyên

Để khảo sát toàn bộ vùng dược liệu có cây Đẳng sâm bắc trên địa bàn
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đề tài đã thực hiện các bước như sau.
a.) Nội dung khảo sát gồm
-

Xác định sự phân bố cây Đẳng sâm bắc như: Vị trí, diện tích, mặt

bằng, độ dốc, độ che phủ, độ ẩm.
-


Xác định, nhận dạng loài Đẳng sâm bắc: Lấy mẫu tươi tại các địa

điểm điều trah, ép các mẫu thu được cố định bằng cồn 700.


23
- Chụp ảnh tư liệu cây Đẳng sâm bắc ngoài hiện trường.
b.) Các chỉ tiêu sử dụng để phân loại, định danh
-

Các đặc điểm của lá (cách mọc lá, màu sắc, số lá chét, chiều dài,

chiều rộng, cuống là, lông trên lá, lá kèm...) và các đặc điểm của tua cuốn.
-

Các đặc điểm của hoa (mùa ra hoa, màu sắc, số lượng và tính chất của

nhị, nhụy, bao phấn, số lượng hoa, kiểu hoa...) và đặc điểm của quả.
-

Các đặc điểm của thân (màu sắc, chiều dài, hình dạng, kích thước,

kiểu phân nhánh...) và đặc điểm của rễ cây.
Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của cây Đẳng sâm bắc
* Phương pháp điều tra cấu trúc rừng có Đẳng sâm bắc phân bố tự nhiên

-

Điều tra theo tuyến: Dựa vào kết quả điều tra sơ bộ, lập 9 tuyến điều


tra với độ rộng của tuyến điều tra là 3 mét theo các dạng sinh cảnh khác nhau:
Rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng phục hồi, trảng cỏ, nương rẫy. Trên các tuyến
điều tra tiến hành thu thập các thơng tin về số lượng các thể, tình hình sinh
trưởng, phát triển và các yếu tố sinh thái.
-

Điều tra theo OTC: Để thu thập số liệu ngoài hiện trường, đề tài áp

dụng phương pháp điều tra thực nghiệm sinh thái thông qua hệ thống ô tiêu
chuẩn tạm thời và bán định vị được bố trí trên các điều kiện lập địa, địa hình,
độ dốc khác nhau để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên các
trạng thái rừng có lồi Đẳng sâm bắc xuất hiện. Tại khu vực nghiên cứu, tiến
hành lập 9 OTC tạm thời theo vị trí (chân, sườn, đỉnh), mỗi OTC có diện tích
1.000 m2 (25x40m). Trong ô tiêu chuẩn, tiến hành xác định độ dốc, độ cao và
định vị bằng máy GPS. Trong mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành điều tra tầng cây gỗ
với D > 6cm để xác định cấu trúc tổ thành loài cây của lâm phần. Ngoài ra
tiến hành điều tra về số lượng cá thể Đẳng sâm bắc, tình hình sinh trưởng của
các cá thể trưởng thành và đặc điểm tái sinh đề tài sử dụng phương pháp điều
tra bằng ơ thứ cấp 25m2 (5x5m), trong đó:


24
-

Những cây có chiều cao các nhánh dưới 1m được coi là cây tái sinh.

Với các cây này tiến hành đếm số nhánh/cây, phân cấp theo chiều cao và chất
lượng cây tái sinh, giá thể leo.
-


Những cây trưởng thành tiến hành đo đếm về số nhánh/cây, phân cấp

chất lượng sinh trưởng, giá thể leo, đặc điểm vật hậu.
-

Xác định các chỉ tiêu:

+

Chiều cao cây tái sinh: Đo bằng thước dây.

+

Chất lượng sinh trưởng của cây được phân thành 4 cấp: A, B, C, D.

Trong đó: Cây cấp A là những cây có thân và nhánh phát triển tốt, lá xanh
tươi, không bị sâu bệnh; Cấp B là những cây thân cành, lá phát triển bình
thường, cây trung bình; Cây cấp C là những cây cịi cọc, bị sâu bệnh nhưng
khơng chết; Cây cấp D là những cây thân, nhánh, lá vàng úa, còi cọc và bị sâu
bệnh nặng sẽ chết.
- Thu thập lấy mẫu cây Đẳng sâm bắc: Cây trong ô tiêu chuẩn được
định vị, thu thập các thông tin về đặc điểm phân bố và tiến hành lấy mẫu để
xác định đặc điểm hình thái (thân, tua, lá, hoa và quả), cách thu mẫu như sau:
Cắt 1 đoạn thân có chiều dài từ 30-40cm nên chọn đoạn thân bánh tẻ, sau đó
được ép vào giấy báo theo phương pháp ép khô mẫu tiêu bản. Trên mẫu ép
được ghi tên loài Đẳng sâm bắc, thứ tự mẫu, nguồn gốc, ngày điều tra, người
điều tra. Sau đó, mẫu được bảo quản trong phịng thí nghiệm ở nhiệt độ bình
thường.
* Phương pháp điều tra về lập địa/đất: Xác định điều kiện lập địa mỗi

ô tiêu chuẩn bằng cách đào 1 phẫu diện đất, từ mơ tả theo hướng dẫn trong
giáo trình Đất Lâm nghiệp của trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
*
Phương pháp phỏng vấn người dân về kinh nghiệm thu hái, sử
dụng

Đối tượng được phỏng vấn là những người dân trong cộng đồng có sự
hiểu biết, kinh nghiệm thu hái, chế biến, bảo quản cây Đẳng sâm bắc. Trong
phỏng vấn, chúng tôi sử dụng hai phương pháp là PRA và RRA thông qua bộ
câu hỏi.
Nội dung 3: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vơ tính cây Đẳng sâm bắc


25
3.1. Chọn hom và kỹ thuật cắt hom
a)

Chuẩn bị hom giâm: Hom trong các thí nghiệm được lấy từ cây Đẳng

sâm bắc được trồng tại Vườn giống gốc của Viện nghiên cứu và Phát triển Lâm
nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Thời điểm lấy hom khi cây con
trên 12 tháng tuổi, có chiều cao từ 1,8-2,2m, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh.
Hom được cắt vào buổi sáng, cành lấy hom là cành bánh tẻ.
b)

Xử lý hom giâm: Dùng dao hoặc kéo sắc cắt cả cành dài từ 10-15cm,

chọn những cành là cành chồi vượt có các đoạn hom mập và mọc thẳng đứng. Cành
mang hom đã cắt được ngâm ngay vào nước và để ở nơi râm mát. Khi cắt cành phải
để lại ít nhất 2 lá hoặc 2 chồi ngủ. Phần gốc hom được cắt nghiêng một


góc 450. Hom sau khi cắt được ngâm ngay trong dung dịch Benlat nồng độ
0,15% trong 15 phút để diệt nấm. Sau đó bó các hom lại rồi nhúng phần gốc hom
vào chất điều hịa sinh trưởng có nồng độ khác nhau trong thời gian 15 phút.

c)

Cắm hom: Trước khi cắm hom cần tưới nước đủ ẩm cho giá thể,

dùng que nhỏ chọc lỗ có độ sâu 2-3cm để đặt hom vào.
d)

Chăm sóc hom sau khi giâm: Sau khi giâm hom, tiến hành phủ

kín luống giâm bằng nilon trắng để giữ ẩm, tránh sự thoát hơi nước của hom
mới giâm. Hàng ngày tưới nước bằng bình phun sương tạo ẩm 2 lần vào buổi
sáng và chiều tối, những ngày nắng nóng có thể tưới đến 3-4 để đảm bảo độ
ẩm đạt trên 90%. Nước dùng để tưới phải sạch, không mang nấm bệnh.
3.2. Kỹ thuật nhân giống cây Đẳng sâm bắc
* Ảnh hưởng của giá thể đến hình thành cây con Đẳng sâm bắc

Để đánh giá ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của
cây con Đẳng sâm bắc, bố trí 6 cơng thức thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên
đầy đủ 3 lần lặp, 30 hom/công thức/lần lặp, từ đó chọn được giá thể trội nhất.
Tổng số cây thí nghiệm 540.
- Cơng thức 1: 70% đất tầng A + 30% sơ dừa.
- Công thức 2: 50% đất tầng A + 50% sơ dừa.
- Công thức 3: 70% đất tầng A + 30% cát sông.



×