Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.39 KB, 65 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

1

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

A. LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay ở các nước đang phát triển hầu hết đang thừa lao động phổ
thông lại thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý. Ngược lại các nước
phát triển thiếu lao động phổ thông, thừa lao động quản lý và chuyên môn kỹ
thuật cao. Thực tế này đã tạo ra quan hệ cung cầu lao động giữa các nước trên
thế giới và khu vực thông qua các hoạt động kinh tế giữa các cơ sở cung cấp
lao động của quốc gia này với cơ sở sử dụng lao động của nước khác thể hiện
tính quy luật của sự di chuyển quốc tế về lao động, là một hình thức của phân
công lao động.
Lợi thế lớn nhất của nước ta là có một nguồn nhân lực dồi dào. Hiện nay
dân số nước ta hơn 85 triệu người trong đó 2/3 số người ở trong độ tuổi lao
động. Hàng năm có thêm 1,3 đến 1,5 triệu người đến độ tuổi lao động vì vậy
Việt Nam ln cố gắng phát huy thế mạnh về nguồn lao động dồi dào của
mình. Việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc đang là một hoạt động
kinh tế xã hội khá phổ biến ở nước ta hiện nay.
Nhận biết được lợi ích từ xuất khẩu lao động là rõ ràng nên Công ty Mỹ
Thuật Trung Ương là một doanh nghiệp Nhà nước đã thành lập một Trung
tâm xuất khẩu lao động để mở rộng quy mơ của Cơng ty đồng thời góp phần
tăng doanh thu cho tồn Cơng ty.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, được sự hướng dẫn của TS. Phạm
Thuý Hương và các cô chú, anh chị trong công ty em đã mạnh dạn vào nghiên
cứu về hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty. Cùng với các kết quả thu
thập được và qua sự nghiên cứu phân tích của bản thân dưới sự hướng dẫn
của cô giáo em đã hồn thành chun để thực tập: “Hồn thiện cơng tác xuất


SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

2

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương”. Chuyên đề bao gồm 3
phần chính như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động
Chương 2: Phân tích thực trạng về xuất khẩu lao động ở Công ty Mỹ
Thuật Trung ương.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu lao
động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương.

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

3

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương


B. NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG
1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động
1.1.1. Di chuyển quốc tế sức lao động: nguyên nhân và điều kiện
1.1.1.1 Định nghĩa
Giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thực tế vẫn tồn tại những hàng
rào nhất định về luật pháp, kinh tế, ngơn ngữ và văn hố. Điều này có tác
dụng ngăn cản sự di chuyển của người lao động. Do đó, lao động nhìn chung
ít lưu chuyển trên phạm vi quốc tế so với hàng hoá và vốn. Tuy nhiên, tình
hình này đang có nhiều chuyển hướng thay đổi trong thời đại tồn cầu hố
hiện nay.
Di cư là sự di chuyển của con người theo không gian kèm theo sự thay
đổi chỗ ở vì nhiều lý do khác nhau. Nếu sự di chuyển quốc tế sức lao động
diễn ra trong phạm vi người di cư thì đó là di cư nội địa, khi vượt ra ngồi
biên giới thì đó được gọi là di cư quốc tế.
Như vậy có thể hiểu sự di chuyển quốc tế sức lao động là sự di chuyển
người lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác để tìm việc làm và làm
việc để kiếm sống. Hay một người sống ở ngoài tổ quốc hay đất nước mình
mang quốc tịch từ 12 tháng trở lên được gọi là người di cư quốc tế. Việc di
chuyển ra khỏi quốc gia mình đang sống được coi là xuất cư hay di cư và sức
lao động của người di cư được gọi là sức lao động xuất khẩu hay còn gọi là
xuất khẩu lao động.
1.1.1.2. Nguyên nhân và điều kiện
Mọi sự mua bán đều có nguồn gốc từ quan hệ cung cầu. Mặc dù là hàng
hoá đặc biệt song sức lao động của con người cũng được trao đổi và khơng
đứng ngồi quy luật đó. Ở các nước đang phát triển, tốc độ phát triển dân số

SV: Lê Thị Thu Hiền


Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

4

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

nhanh làm gia tăng nhanh chóng lực lượng lao động trẻ tuổi mà nền kinh tế
khơng thu hút hết. Trong khi đó các nước cơng nghiệp phát triển, nhiều ngành
rơi vào tình trạng thiếu lao động do tốc độ tăng dân số thấp và do biến đổi cơ
cấu kinh tế theo hướng hình thành nền kinh tế tri thức. Dân số tăng chậm hay
thậm chí khơng tăng ở các nước này làm xuất hiện q trình “lão hố” gây ra
tình trạng thiếu hụt lao động. Gây ra áp lực căng thẳng đối với các dịch vụ xã
hội, lưu hương và chăm sóc sức khoẻ…. Do đó các nước này phải dựa vào lực
lượng lao động nhập cư. Chính tình hình tăng giảm ngược nhau ở cả hai khu
vực tạo nên sự chênh lệch cung cầu nguồn nhân lực là nguyên nhân chủ yếu
của xuất khẩu lao động.
1.1.2. Xuất khẩu lao động và tác động của xuất khẩu lao động đối với
nước xuất khẩu lao động
1.1.2.1 Khái niệm xuất khẩu lao động
- Khái niệm theo điều 1 của Nghị định số 152/1999/NĐ-CP
Phát triển hợp tác quốc tế trong việc tổ chức đưa người lao động và
chuyên gia Việt Nam (trừ những cán bộ công chức được quy định tại pháp
lệnh cán bộ công chức đi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ ở nước ngồi do sự
phân cơng của cơ quan tổ chức có thẩm quyền) đi làm việc có thời hạn ở nước
ngồi (xuất khẩu lao động) là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát
triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ
tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng

cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới.
- Khái niệm của ILO.
Hoạt động xuất khẩu lao động là kết quả của sự mất cân đối giữa nước
tiếp nhận và nước gửi lao động, thường là sự mất cân đối về kinh tế, về khả
năng cung - cầu lao động, về sự phân bố tài nguyên - địa lý không đồng đều

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

5

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

và sự phụ thuộc vào các chính sách quốc gia. Các yếu tố này đã tạo nên sự di
chuyển hoặc tuyển người lao động từ nước này qua nước khác để bù đắp sự
thiếu hụt và dư thừa lao động giữa các nước và khu vực với nhau.
- Khái niệm khác.
Xuất khẩu lao động là sự làm th có trả cơng cho các tổ chức, cá nhân
bên nước ngồi có nhu cầu sử dụng lao động, tuy nhiên sự làm thuê này là có
thời hạn, sau khi thời hạn hợp đồng kết thúc người lao động lại trở lại nước
mình, trong thời hạn lao động tại nước ngồi họ vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa
vụ theo quy định của bên nước tiếp nhận.
Hay nói cách khác xuất khẩu lao động là sự di cư lao động từ nước có
nhu cầu XKLĐ sang nước có nhu cầu tiếp cận lao động trong một thời hạn
nhất định.
1.1.2.2 Tác động của xuất khẩu lao động đối với nền kinh tế

- Mặt tích cực:
 Tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống cho người lao
động xuất khẩu và gia đình họ
 Tăng ngân sách cho quốc gia
 Góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hố
 Nâng cao khả năng chun mơn tay nghề và trình độ mọi mặt cho
người lao động
- Mặt tiêu cực:
 Giảm lượng lao động trong nước
 Có thể đưa văn hố khơng tốt của người nước ngồi vào trong nước
gây ảnh hưởng xấu đến phong cách lối sống của người Việt Nam
 Xuất khẩu lao động gây ảnh hưởng không tốt đến tâm sinh lý thân
nhân người lao động

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

6

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

1.1.3 Các hình thức xuất khẩu lao động
1.1.3.1. Phân theo địa lý biên giới giữa các quốc gia:


Xuất khẩu lao động ra nước ngồi.


Hình thức này là hình thức đưa người lao động ra nước ngồi thơng qua
các hợp đồng lao động đã ký với chủ sử dụng lao động ở bên nước ngồi.
Theo đó người lao động phải sang tận bên đó để làm việc. Hình thức này chủ
yếu đi bằng hình thức tu nghiệp sinh và lao động kỹ thuật. Sau khi hết hạn
hợp đồng thì lại được trở về nước. Đây là hình thức phổ biến nhất.


Xuất khẩu lao động tại chỗ.

Hình thức này khơng cần ra ngồi phạm vi lãnh thổ như hình thức trên.
Mà chỉ làm việc trong phạm vi lãnh thổ trong nước. Hình thức này chủ yếu
hiện nay là gia cơng cho nước ngồi: dùng nhân lực tại chỗ để gia công chế
biến sản phẩm, bán thành phẩm theo yêu cầu của nước ngoài để tạo việc làm
ngay trong nước, tăng tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm thơng qua các hợp
đồng với nước ngồi. Xuất khẩu lao động tại chỗ hiện nay rất phổ biến, thu
hút được một lượng lớn lao động trong nước đặc biệt là trong khu vực FDI, và
các khu vực sản xuất hướng tới xuất khẩu. Do vậy Chính phủ cần có những
biện pháp tích cực hơn để thu hút đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của nước
ngoài nhằm phát triển sản xuất trong nước giải quyết việc làm cho người lao
động. Phát triển các mặt hàng có thế mạnh về xuất khẩu như thực phẩm xuất
khẩu, chế biến, thủ công mĩ nghệ, các làng nghề truyền thống…
1.1.3.2. Phân theo văn bản pháp luật của Nhà nước
Có hai hình thức chủ yếu sau:
a. Hình thức đi tập thể do các doanh nghiệp tổ chức dưới các hình thức
nhận thầu xây dựng cơng trình cơng nghiệp, nơng nhiệp, thuỷ lợi, dân dụng…

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

7

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

ở nước ngoài. Hình thức nhận thầu này tuy cịn mới so với điều kiện của nước
ta nhưng nó đã mở ra một triển vọng lớn cho các doanh nghiệp nhận thầu Việt
Nam tham gia vào thị trường thầu khoán quốc tế đầy tiềm năng.
b. Thơng qua các doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động được
phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi. Đây là hình thức phổ biến
nhất hiện nay. Hình thức này thực hiện thơng qua các doanh nghiệp hoạt động
chuyên về xuất khẩu lao động. Các doanh nghiệp này tìm kiếm thị trường lao
động và ký kết với các tổ chức, đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động ở nước
ngồi sau đó quay trở lại thị trường lao động trong nước để tiến hành tuyển
chọn, đào tạo theo yêu cầu của phía tiếp nhận rồi gửi sang cho nước tiếp nhận
đó. Người lao động đi theo hình thức này làm việc ở một số lĩnh vực chủ yếu
sau:
- Lao động làm việc trên biển (thuyền viên): Đây là loại lao động có
cường độ làm việc cao, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro lớn từ lúc rời bến đến lúc
tàu về. Do vậy, cơng việc này địi hỏi thuyền viên phải có thể lực tốt, chịu
được sóng gió có tay nghề và kinh nghiệm, có tác phong sản xuất cơng
nghiệp, có vốn ngoại ngữ khá để thực hiện chuẩn xác mệnh lệnh của thuyền
trưởng.
- Thợ xây dựng: Là loại lao động nặng nhọc, phần lớn thời gian lao động
diễn ra ngồi trời. Cơng nhệ xây dựng và máy móc có lao động Việt Nam đến
làm việc khá hiện đại, các khâu của quá trình làm việc được chun mơn hố
cao, tổ chức thi công trên công trường rất khoa học và chặt chẽ, kỉ luật lao

động nghiêm khắc, tuy nhiên tiền công lại khơng cao bình qn
250USD/người/tháng và có xu hướng ngày càng giảm.
- Cơng nhân nhà máy: Chủ yếu là các lồi thợ làm việc trong các nhà
máy có trình độ tự động và chun mơn hố cao, các cơng nhân trong quá

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

8

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

trình sản xuất được bố trí hết sức chặt chẽ, địi hỏi người lao động phải có sức
bền bỉ để chịu đựng cường độ lao động cao, tinh thông nghề nghiệp và ý thức
kỷ luật cao để hồ nhập với cơng nhân các nước khác. Phần lớn số lao động
này được chủ sử dụng tuyển chọn trực tiếp với quy trình chặt chẽ. Thu nhập
bình quân của loại lao động này vào khoảng 500-600USD/người/tháng.
- Lao động giúp việc gia đình: Đây là cơng việc hết sức đặc thù, đòi hỏi
người lao động phải có ngoại ngữ tốt để giao triếp hằng ngày với đối tượng
phục vụ, phải sử dụng thành thạo các dụng cụ sinh hoạt, ngoài ra phải trung
thực và tận tuỵ với cơng việc.
c. Hình thức đi làm việc theo hợp đồng lao động do cá nhân ký kết với
người sử dụng lao động nước ngồi.Hình thức này ở nước ta hiện nay cịn ít
phổ biến, số lượng đi khơng nhiều.
Hình thức này thực hiện thông qua một số cách sau:
- Phía người có nhu cầu sử dụng lao động trực tiếp sang nước có nhu cầu

XKLĐ và ký kết trực tiếp với người lao động của ta.
- Đi sang nước ngoài làm việc theo sự giới thiệu của người quen đang
sinh sống ở nước đó.
1.1.4. Đặc điểm và vai trị của xuất khẩu lao động
1.1.4.1. Đặc điểm của xuất khẩu lao động


Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế không thể tách rời khỏi
sự phát triển đất nước của nhiều quốc gia.



Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội.



XKLĐ là sự kết hợp hài hồ giữa quản lý vĩ mơ của nhà nước và sự
chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài.

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

9

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương




XKLĐ diễn ra trong mơi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.



XKLĐ là sự kết hợp hài hoà giữa các bên trong quan hệ XKLĐ.



Xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi.



Hoạt động xuất khẩu lao động được triển khai ở tất cả các nước.

1.1.4.2. Vai trò của xuất khẩu lao động
Hoạt động xuất khẩu lao động giữ vai trò khá quan trọng đối với các
quốc gia xuất khẩu lao động. Trong đó có các vai trị chính sau:
-

Hoạt động xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm cho
người lao động

-

Góp phần tăng thu nhập quốc dân và nguồn ngoại tệ

-


Góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động và phát triển
nguồn nhân lực quốc gia.

-

Xuất khẩu lao động góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của
quốc gia.

1.2.Các quan điểm chính sách của Đảng Nhà Nước về xuất khẩu lao
động .
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động
Đảng và Nhà nước Việt Nam ln ủng hộ khuyến khích các cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp… tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động, góp phần
tạo cơng ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân
Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã khẳng định “Mở
rộng việc đưa lao động ra nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, coi đó
là một bộ phận hữu cơ của chương trình lao động nói chung” và phải coi đó là
nhiệm vụ quan trọng của tồn xã hội, từng địa phương, từng ngành.
Xuất khẩu lao động được coi là một trong những biện pháp có ý nghĩa
chiến lược lâu dài của đất nước.

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

10


GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

1.2.2. Chính sách của Đảng, Nhà nước về xuất khẩu lao động
Các chính sách đã được cụ thể hoá bằng các Nghi định, các thông tư và
các văn bản pháp luật khác. Trong đó Nghị định 81/2003/NĐ-CP là Nghị định
hồn chỉnh nhất điều chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam.
1.2.2.1. Đối tượng được cấp giấy phép XKLĐ
Các doanh nghiệp được xem xét cấp giấy phép hoạt động XKLĐ gồm:
-

Doanh nghiệp Nhà nước

-

Công ty cổ phần mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối

-

Doanh nghiệp thuộc cơ quan Trung ương các tổ chức: Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam, Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu
chiến binh Việt Nam

-

Các doanh nghiệp khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét và ra quyết
định.

* Đặc biệt đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phải đảm bảo

các điều kiện sau:


Có đề án hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp theo hướng
dẫn của Bộ LĐTBXH.



Có vốn điều lệ từ 5(năm) tỷ đồng trở lên, có cơ sở đào tạo và giáo
dục định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngồi.



Có ít nhất 7 cán bộ chun trách có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc
các chuyên ngành kinh tế, pháp luật và ngoại ngữ.



Ký quý 500 triệu đồng tại Ngân hàng.

1.2.2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động XKLĐ
* Quyền hạn

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


-

11

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

Quyền chủ động khảo sát thị trường lao động, trực tiếp ký kết và thực
hiện hợp đồng cung ứng lao động với nước ngồi theo quy định của
pháp luật.

-

Doanh nghiệp có quyền thu phí dịch vụ XKLĐ của người lao động.
Mức phí này được quy định không quá 01 tháng lương của người lao
động theo hợp đồng cho một năm làm việc.

-

Doanh nghiệp có quyền khởi kiện ra tồ án nhân dân địi bồi thường
thiệt hại khi người lao động vi phạm hợp đồng theo quy định của
pháp luật.

* Nghĩa vụ:
-

Doanh nghiệp cần trực tiếp tuyển chọn lao động. Những lao động này
phải đảm bảo được các yêu cầu của bên sử dụng lao động. Khi tuyển
chọn lao động, doanh nghiệp phải công bố công khai các tiêu chuẩn
điều kiện tuyển chọn, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và
các vấn đề khác liên quan đến người lao động khi tham gia XKLĐ.


-

Sau khi thu phí dịch vụ XKLĐ theo đúng quy định của pháp luật,
doanh nghiệp phải nộp 1% số phí thu được vào quỹ hỗ trợ XKLĐ

-

Sau khi đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp cần có
nghĩa vụ quản lý lao động ở nước ngồi. Việc quản lý này bao gồm
các vấn đề liên quan đến cuộc sống cũng như quyền lợi của người lao
động.

1.2.2.3. Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động tham gia hoạt động
xuất khẩu lao động
* Quyền lợi:
-Người lao động được cấp các thơng tin về chính sách, pháp luật về xuất
khẩu lao động; các thông tin về tiêu chuẩn và điều kiện tuyể dụng; thời
hạn hợp đồng, loại công việc sẽ làm và nơi làm việc, điều kiện làm việc

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

12

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương


và sinh hoạt, tiền lương, tiền làm them giờ, phụ cấp khác (nếu có), chế
độ bảo hiểm và những thơng tin khác theo hợp đồng cung ứng lao động.
-Khi người lao động ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp XKLĐ,
người lao động được đảm bảo các quyền lợi như trong hợp đồng đã ký
theo đúng pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại.
-Khi doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài vi phạm hợp
đồng lao động, người lao động có quyền khiếu nại đối với các cơ quan có
thẩm quyền và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
* Nghĩa vụ:
- Người lao động khi làm việc ở nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt
Nam và pháp luật nước sở tại, tôn trọng phong tục tập quán và có quan hệ tốt
với nhân dân nước sở tại. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định các quy định
của nhà nước về quản lý cơng dân Việt Nam ở nước ngồi.
- Người lao động phải thực hiện đúng các điều khoản đã ký trong hợp
đồng đi làm việc ở nước ngoài.
- Người lao động tham gia XKLĐ phải nộp phí XKLĐ cho doanh nghiệp
XKLĐ theo đúng quy định của pháp luật.
1.3. Các yếu tố tác động tới xuất khẩu lao động
1.3.1. Yếu tố thuộc về phía nhà nước
XKLĐ chịu sự tác động mạnh mẽ của mơi trường chính trị, pháp lý
của các nước xuất khẩu, nhập khẩu lao động và pháp luật quốc tế. Cungcầu lao động trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển và các
chính sách kinh tế của các nước như: thu nhập, đầu tư, lãi suất… của khu
vực và thế giới.
1.3.2.Yếu tố thuộc về phía các doanh nghiệp, cơ sở xuất khẩu lao
động

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

13

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

Trong cơ chế thị trường hiện nay, các Doanh nghiệp đã được Nhà
nước giành quyền chủ động trong hoạt động của mình, tự chủ trong việc
quản lý, tuyển dụng lao động, đào tạo cho xuất khẩu lao động, khai thác
thị trường, quản lý lao động ở nước ngồi…Vì vậy Doanh nghiệp có vai
trị vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
xuất khẩu cũng như trong việc mở rộng thị trường lao động ngoài nước.
1.3.3. Yếu tố thuộc về phía người lao động
Người lao động là người trực tiếp tham gia vào hạot động XKLĐ, cơng tác
XKLĐ có hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào chất lượng lao động xuất
khẩu, bản thân lao động xuất khẩu. Gần đây có hiện tượng lao động bỏ trốn, lao
động bỏ hợp đồng… làm ảnh hưởng lớn tới công tác XKLĐ của nước ta, vơ hình
dung tạo ra sự “miệt thị” của nước ngoài đối với thị trường lao động của nước ta
trên thị trường lao động ngoài nước.
1.4. Sự cần thiết phải hồn thiện cơng tác xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế xã hội có ý nghĩa chiến lược, là
nhu cầu của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Xuất
khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, tăng thu nhập và
nâng cao trình độ tay nghề tác phong cơng nghiệp cho người lao động, tăng nguồn
thu cho đất nước nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng và tăng cường hợp tác
giữa nước ta và bạn bè quốc tế.
Nhận thức rõ lợi ích từ nhiều mặt của hoạt động xuất khẩu lao động, vì thế
việc hồn thiện tốt cơng tác xuất khẩu lao động sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế, là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm cho lao
động và thực hiện tốt mục tiêu đối với XKLĐ.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động
thì cơng tác tìm kiếm thị trường cũng như giáo dục, đào tạo, quản lý người lao
động là rất quan trọng để có thể đưa được ngày càng nhiều lao động ra nước ngoài
làm việc hơn. Điểm mạnh của XKLĐ là ở chỗ đầu tư vào cho nó khơng lớn mà

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

14

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

người lao động lại nhanh chóng có được việc làm với thu nhập cao. Người đi lao
động vừa có điều kiện nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình họ lại có vốn
và tay nghề để tự tạo việc làm khi về nước. Vì vậy mà số người có nhu cầu đi
XKLĐ ngày một gia tăng, các doanh nghiệp cần hoàn thiện tốt hơn nữa cơng tác
XKLĐ của đơn vị mình để có thể đứng vững trong q trình hội nhập kinh tế thế
giới như hiện nay.
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Ở CÔNG TY MỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG
2.1 Một số đặc điểm của Công ty Mỹ Thuật Trung Ương ảnh hưởng
tới hoạt động Xuất khẩu lao động
2.1.1 Vài nét giới thiệu về công ty Mỹ thuật trung ương
1. Tên cơng ty Nhà nước:


CƠNG TY MỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG

2. Quyết định thành lập Công ty Nhà nước số: 343/QĐ ngày 10/02/1993
của Bộ Văn hố Thơng tin
3. Địa chỉ trụ sở chính: Số 1 phố Giang Văn Minh, phường Kim Mã,
quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.8444555

Fax: 84-4.8462352

4. Ngành nghề kinh doanh:
-Trang trí nội ngoại thất cơng trình văn hố
-Sáng tác các loại tranh nghệ thuật lịch sử
-Sáng tác, sản xuất kinh doanh các loại tượng phù điêu tranh nghệ thuật
-Sáng tác và xuất bản các loại tranh tuyên truyền cổ động
-Thiết kế mẫu quảng cáo và thi công các hạng mục quảng cáo
-Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và sản phẩm ngành mĩ thuật
-In ấn tranh ảnh nghệ thuật, tranh tuyên truyền cổ động và các văn hoá
phẩm

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

15


GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

-Khảo sát, sáng tác, thiết kế, lập dự án đầu tư, thi công xây dựng các
cơng trình tượng đài, tranh hồnh tráng, tranh nghệ thuật, tranh lịch sử.
-Trang trí nội thất, ngoại thất, cơng trình văn hố, nhà bảo tàng, nhà
truyền thống, nhà văn hố và các cơng trình xây dựng dân dụng khác
thuộc nhóm C và một số hạng mục nhóm B.
-Đưa người lao động của Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước
ngoài.
-Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm vật tư thiết bị chuyên
ngành mỹ thuật, các sản phẩm mỹ thuật, hàng thu công mỹ nghệ, văn hoá
phẩm và hàng hoá tiêu dùng khác.
-Khảo sát, lập quy hoạch tổng thể chi tiết, lập dự án đầu tư, lập hồ sơ
thiết bị kỹ thuật - thi công và thi cơng các cơng trình văn hố, di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh thuộc nhóm A và thi cơng xây dựng các cơng
trình dân dụng thuộc nhóm B.
-Tổ chức dạy nghề truyền thống để phục vụ nguồn lao động cho nghành
Văn hố- Thơng tin và phục vụ xuất khẩu lao động.
-Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ theo u cầu của ngành Văn hố –
Thơng tin và các đồn đi lao động có thời hạn tại nước ngoài.
-Làm tư vấn dịch vụ đưa chuyên gia và xuất khẩu lao động có thời hạn ở
nước ngồi.
5. Vốn điều lệ: 17.742.945.331 đồng VN
Trong đó:

Vốn cố định: 10.097.334.649 đồng VN
Vốn lưu động: 7.645.610.682 đồng VN

Vốn do ngân sách nhà nước cấp: 14.544.537.655 đồng VN
Vốn tự bổ sung:


SV: Lê Thị Thu Hiền

3.198.407.676 đồng VN

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

16

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

6. Tên, địa chỉ trụ sở chính của Cơng ty cấp trên trực tiếp (đối với cơng
ty thành viên hạch tốn độc lập của Tổng cơng ty): BỘ VĂN HỐ THƠNG TIN
(nay là BỘ VĂN HỐ THỂ THAO VÀ DU LỊCH)
2.1.2 Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty Mỹ Thuật Trung
Ương


Lịch sử hình thành

Ngay từ những ngày đầu khi đất nước được giải phóng hồn tồn đất
nước thống nhất non sông thu về một mối chúng ta đã bắt đầu đi vào khôi
phục và ổn định cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Chính vì thế mà bên cạnh việc
phát triển kinh tế thì mọi mặt của đời sống đều được chú ý để cùng phát triển.
Để phong phú thêm cho đời sống tinh thần lĩnh vực văn hoá nghệ thuật phải
được đặc biệt quan tâm. Nhận thức sâu sắc về vai trị của mình cục Mĩ thuật
đã đệ trình Bộ văn hố – Thơng tin đề án thành lập xưởng Mĩ thuật Quốc gia.

Mục đích là nhằm tập trung các hoạ sỹ, các nhà điêu khắc có trình độ chun
mơn, có nhận thức chính trị tốt vào hoạt động trong tổ chức nhà nước để sang
tác và thi cơng các cơng trình Mĩ thuật, cơng trình Văn hố phục vụ nhu cầu
đời sống văn hoá nghệ thuật ngày càng phát triển của xã hội. Bộ văn hoá đã
chấp nhận ra quyết định số 44/VHTT-QĐ. Ngày 15/5/1978 về việc thành lập
xưởng Mĩ thuật Quốc gia. Tiền thân của xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia là xưởng
điêu khắc hội hoạ của cục Mĩ Thuật.


Q trình phát triển

Lúc mới thành lập, cán bộ cơng nhân viên của xưởng chỉ vẻn vẹn có 7
người. Trong đó có 4 cán bộ đại học và 3 trung cấp, ngồi ra có 5 học sinh
đang được đào tạo kỹ thuật phóng tượng. Để giảm đầu mối quản lý và tăng
cường lực lượng cho xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia, ngày 13/5/1979 Bộ trưởng
Bộ văn hố thơng tin đã quyết định sát nhập xưởng tranh nghệ thuật Việt Nam
thuộc cục xuất bản là đơn vị sự nghiệp vào xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia . Bộ

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

17

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

máy của xưởng gồm ba phịng chức năng nghiệp vụ đó là: Phịng Hành chính

tổng hợp, phịng tài chính kế tốn và phịng kế hoạch đầu tư. Có bốn phân
xưởng là phân xưởng điêu khắc, phân xưởng hội hoạ, phân xưởng tranh
hoành tráng, phân xưởng đồ hoạ in lưới. Trong quyết định được ghi rõ xưởng
Mĩ Thuật Quốc Gia có con dấu, tài khoản riêng và hách toán kinh tế độc lập
từ ngày 10/5/1979. Tuy nhiên đã có những thành quả như năm 1978 cục Mỹ
Thuật đề ra là sang tác và xây dựng: Tượng Bác Hồ ở đảo Cô Tô Quảng Ninh
bằng xi măng cốt thép, sáng tác phác thảo tượng Bà Hồng Thị Loan, phác
thảo tượng đài “Hồng Dương cơn đảo”, lúc này được cục Mỹ thuật hết sức
giúp đỡ. Xưởng đã sát nhập thêm hai đơn vị, lần sát nhập thứ nhất vào năm
1979 nhập xưởng tranh nghệ thuật Việt Nam vào xưởng Mỹ Thuật Quốc Gia.
Lần thứ hai năm 1986, nhập xưởng tranh cổ động Tranh Ương với xưởng Mĩ
Thuật Quốc Gia và đổi tên là: Công Ty Mĩ Thuật Trung Ương trực thuộc Bộ
Văn Hố Thơng tin cho đến nay đã trải qua gần 30 năm xây dựng và phát
triển.
Đặc biệt từ năm 1992 đến nay Công ty đã phát triển mạnh ngồi cơng
trình Mỹ Thuật, tượng đài: Tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi Đắc Lắc, đường
Trường Sơn… Cơng ty thiết kế thi cơng các cơng trình có tính quốc gia: Văn
phịng chính phủ, các viện bảo tàng trung ương, bảo tàng qn đội. Cơng ty
hồn thành tốt nhiệm vụ biên tập, sáng tác, in ấn tuyên truyền đường lối chủ
trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Thực tế được chứng minh bằng
những kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm đều vượt kế hoạch từ 25% 30%, số lượng lao động đến năm 2002 tăng gần 100 người và đến nay năm
2007 số lao động của công ty đã là 223 người. Đời sống cán bộ công nhân
viên ngày càng được nâng cao, việc làm ổn định.


Các thành tích đạt được

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

18

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

Từ ngày thành lập đến nay trải qua nhiều năm hoạt động Công ty ln
hồn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt nhiều thành tích:
 Cơng ty được tăng hn chương lao động hạng II
 Giám đốc Công ty được tặng huân chương lao động hạng III
 Giám đốc doanh nghiệp giỏi và nhiều cá nhân, đơn vị khác trong
Công ty được tặng bằng khen, giấy khen.
 Công ty được Bộ văn hố thơng tin và Chính phủ khen tặng cờ thi đua
xuất sắc, cờ luân lưu xuất sắc của Chính phủ…
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty và chức năng nhiệm vụ của các
phòng ban
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ( sơ đồ 1)
* Nhiệm vụ của từng bộ phận:
-Đứng đầu Công ty là Giám đốc, Giám đốc là người được Bộ văn hố

thơng tin ra quyết định bổ nhiệm, là người quản lý điều hành cao nhất, là
đại diện pháp nhân của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà
nước và pháp luật về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.
-Phó giám đốc chuyên môn: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt

động sản xuất kinh doanh và thi công các hạng mục cơng trình về mặt
chun mơn kỹ thuật.
-Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: thường thay mặt giám đốc phụ


trách và điều hành về mặt tài chính, cơng tác kế tốn cũng như các hoạt
động khác của cơng ty khi Giám đốc uỷ quyền.
-Phòng kế hoạch kinh doanh: Phòng này thực hiện nhiệm vụ lập kế

hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, lập dự án và dự toán các cơng trình
thi cơng, theo dõi tình hình thực hiện và kế hoạch kinh doanh, doanh thu,
lương, bên cạnh đó có phòng vật tư riêng để lo mua sắm vật tư, nguyên

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

19

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

liệu cho sản xuất, phịng sẵn sàng hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao
với hiệu quả cao nhất.
-Phịng hành chính tổng hợp: Phòng này làm nhiệm vụ tổng hợp, tổ

chức thi đua, các chế độ chính sách, phục vụ hành chính, làm tham mưu
cho Giám đốc trong tất cả các công việc được giao, phục vụ đầy đủ và
đúng chê độ chính sách quy định của Nhà Nước và cơ quan ở tất cả các
lĩnh vực và chức năng của phòng.
-Phòng tài chính kế tốn: Có chức năng rất quan trọng đối với Cơng ty.


Nhiệm vụ của phịng là: Theo dõi dám sát toàn bộ tài sản, vốn của doanh
nghiệp. Giám sát việc thực hiện các hoạt động kinh tế, chịu trách nhiệm,
quyền hạn và nghĩa vụ đối với Nhà nước, cấp trên và các đơn vị cùng
kinh doanh. Tập hợp cung cấp các số liệu theo yêu cầu đột xuất hay định
kỳ về hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp Giám đốc điều hành kịp thời,
có phương án tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước.
-

Xưởng điêu khắc hoành tráng: Ra đời ngay sau khi thành lập

xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia. Xưởng có nhiệm vụ sáng tác thi cơng, sản xuất
những cơng trình thuộc loại hình điêu khắc (tượng không gian ba chiều đắp
nổi, chạm lộng…). Xưởng tranh hồnh tráng có nhiệm vụ sáng tác thi cơng
các loại tranh lớn (Tranh tường, tranh khắc hình, vẽ trên hình, và số tranh có
chất liệu khác có diện tích rộng). Trong quá trình xây dựng và phát triển,
xưởng điêu khắc hồnh tráng cịn là con chim đầu đàn về việc thực hiện các
cơng trình trong tồn Cơng ty với các xưởng khác.
-Xưởng hội hoạ: là một trong bốn xưởng được thành lập đầu tiên của

xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia. Xưởng này có nhiệm vụ sáng tác và thể hiện
tất cả các loại tranh bằng chất liệu sơn dầu, sơn mài, mầu nước…phục vụ
trong nước và quốc tế. Nổi bật nhất của xưởng hội hoạ là sáng tác và thể

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


20

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

hiện các tác phẩm tranh lịch sử và phong cảnh, ngoài ra thực hiện trang
trí các nhà khách, hội trường và phục chế các tác phẩm hội hoạ. Xưởng
đã chủ trì sáng tác và thể hiện các bức tranh lớn. Đã hàng chục năm nay
xưởng là đơn vị chính chủ trì phục chế, sáng tác và thi cơng các hạng
mục cơng trình trong quần thể di tích lịch sử Hùng Vương. Ngồi ra
xưởng cịn tham gia sáng tác thi cơng các hạng mục cơng trình phần hội
hoạ của các nhà bảo tàng. Cơng trình Văn hố do xưởng khác của Cơng
ty chủ trì.
-Xưởng trang trí nội ngoại thất: Nhiệm vụ của xưởng là nghiên cứu

khảo sát, quy hoạch lập dự án, dự toán và thi cơng tất cả các cơng trình
văn hố, nghệ thuật, di tích lịch sử và nhu cầu khác trong và ngồi nước.
-Xưởng tranh cổ động: có nhiệm vụ sáng tác, biên tập, in ấn và phát

hành các loại tranh tuyên truyền cổ động thực hiện các chủ trương đường
lối của Đảng và Nhà nước.
-Xưởng đồ hoạ quảng cáo: Nhiệm vụ của xưởng là in lưới, bia tập bắn

cho bộ đội theo công nghệ trổ, gián, mực nước bằng bột màu của Cu Ba
và sản xuất các loại tranh dân gian tô phẩm, khắc gỗ, in tranh khắc, in
tranh nghệ thuật Việt Nam và tham gia đảm nhận những dự án Mỹ Thuật
quảng cáo lớn, tham gia các hoạt động đoàn thể và từ thiện do cơ quan và
địa phương tổ chức.
-Xưởng in: Làm nhiệm vụ thiết kế, chế phẩm, in phim, bình bản, in


offset, gia cơng sản phẩm sau khi in, in các tạp chi sách báo và các ấn
phẩm văn hố khác.
-Xưởng tư vấn thiết kế: Có chức năng khảo sát nghiên cứu, lập dự án

quy hoạch tư vấn thiết kế, xây dựng, tu bổ, tôn tạo, bảo tồn các cơng trình
văn hố cổ đại và hiện đại, các di tích lịch sử văn hố bảo tàng, khn
viên, tượng đài và các cơng trình dân dụng cơng nghiệp. Khảo sát lập hồ

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

21

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

sơ thiết kế các cơng trình văn hố nghệ thuật, di tích lịch sử văn hoá,
danh lam thắng cảnh, quy hoạch tổng thể và thiết kế các cơng trình xây
dựng dân dụng và công nghiệp. Tham gia tư vấn, thiết kế thẩm định và
thi công bảo tồn tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích và danh lam
thắng cảnh trên phạm vi toàn quốc và quốc tế. Tham gia nghiên cứu xây
dựng các tiêu chí quy phạm định mức của chun ngành văn hố.
-Xí nghiệp xây dựng và tu tạo cơng trình: Xí nghiệp này thực hiện

nhiệm vụ tu tạo và sửa chữa sự xuống cấp của cơng trình di tích như đền
chùa, miếu mạo và các cơng trình văn hố cổ. Xí nghiệp đã thi cơng được
rất nhiều cơng trình có giá trị về mỹ thuật lịch sử cũng như kinh tế, di

tích đại thi hào Nguyễn Du ở Hà Tĩnh, di tích cố tổng bí thư Trần Phú, di
tích Cơn Sơn, khu ATK của TW, đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu vua bà
Quảng Ninh, chùa Tây Thiên, Tam Đảo và nhiều cơng trình khác.
-Chi nhánh cơng ty tại TP.HCM: có nhiệm vụ thi cơng các cơng trình ở

phía Nam.
-Trung tâm xuất khẩu lao động: Đã thành lập được gần 8 năm nay thực

hiện việc hợp tác lao động trong ngành mỹ thuật, mỹ nghệ với nước
ngoài, đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngồi.
-Trung tâm xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ xuất khẩu, nhập khẩu dưới

hình thức trực tiếp và uỷ quyền các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản
phẩm chuyên ngành văn hố.
-Trung tâm dạy nghề truyền thống: có nhiệm vụ đào tạo nghề cho

cơng nhân ở các xưởng.
Ngồi ra cơng ty cịn mở một số cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm mỹ
thuật của Công ty tại Hà Nội (Số 7 Hàng Khay, Hà Nội)

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

22


Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Mỹ Thuật Trung Ương
Bộ văn hoá thể thao và du lịch

Giám đốc cơng ty

Phó giám đốc
chun mơn
MT
Phịng kế
hoạch - kinh
doanh

Xưởng
tư vấn
thiết
kế
kiến
trúc

Xưởng
hội
hoạ

Phó giám đốc
sản xuất kinh
doanh
Phịng tổ chức
hành chính


Xưởng
trang
trí nội
ngoại
thất

SV: Lê Thị Thu Hiền

Xưởng
quảng
cáo đồ
hoạ

Chi nhánh Cty
Mỹ thuật TW

Phịng tài
chính kế tốn

Xưởng
điêu
khắc
hồnh
tráng

Xưởng
tranh
cổ
động


Các đơn vị
mới thành lập

Xưởng
in


nghiệp
XD và
tu tạo
cơng
trình

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Chi
nhánh
phía nam
tại
TP.HCM

Chi
nhánh
miền
trung tại
Huế


23

Trung
tâm xuất
khẩu lao
động

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

Trung
tâm kinh
doanh
xuất nhập
khẩu

Phịng
kinh
doanh
tiếp thị

Cơng ty hội
chợ triển
lãm quốc tế
Thăng
Long

2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Với quá trình hoạt động đi lên theo nền kinh tế của đất nước, với bề dày
kinh nghiệm truyền thống vẻ vang của đơn vị. Trước những khó khăn của nền
kinh tế thị trường, Công ty Mỹ thuật Trung Ương ln phát huy những thành

tích đã đạt được và khơng ngừng tiếp thu những thành tựu khoa học, trình độ
nghiệp vụ quản lý, tổ chức sản xuất, vận dụng những công tác tối ưu nhất vào
công tác chỉ đạo lãnh đạo và hoạch tốn kinh doanh có lãi, đảm bảo quyền lợi
cho người lao động nói riêng và cho sự phát triển của Cơng ty nói chung.
Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty qua bảng sau:
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY
(Đơn vị: 1000 đồng)
TT

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

06/05 (%)

T
1

Tổng doanh thu

35.300.800

38.414.500

8,8


2

32.573.400

34.502.000

5,9

3

Chi phí kinh doanh
Lợi nhuận trước

2.727.400

2.912.500

6,8

4

thuế nhập bình quân
Thu tttttththuế

1.385

1.500

8,3


tháng

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

24

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

Qua bảng trên ta thấy được sự phát triển của Công ty qua 2 năm 2005 và
2006. Năm 2006 tổng doanh thu vượt mức cao hơn năm 2005 là 8,8%,
lợi nhuận trước thuế tăng 6,8%.Cơng ty ln hoạt động có lãi, thu nhập của
người lao động ngày càng tăng và đó chính là kết quả của sự nỗ lực của lãnh
đạo Công ty và tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2007:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dựa trên bốn mảng chính:
thiết kế, thi cơng các cơng trình văn hoá, in, xuất khẩu lao động, quảng cáo và
một số dịch vụ khác. Cụ thể của từng mảng như sau:
1. Thiết kế, thi cơng các cơng trình văn hố:
Đây là thế mạnh của công ty và cũng là hoạt động có hiệu quả kinh tế
cao nhất. Trong năm 2007, mặc dù có nhiều khó khăn song Cơng ty cũng đã
ký hợp đồng và thực hiện thiết kế, thi công 25 cơng trình với tổng doanh thu
ước thực hiện (tính đến 31/12/2007) là 28 tỷ 868 triệu đồng. Các công việc
của năm là:
2. In

Cả năm 2007, xưởng in của Công ty đã thực hiện 240 hợp đồng kinh tế
và đạt doanh thu là khoảng 8 tỷ 100 triệu đồng.
3. Xuất khẩu lao động
Năm 2007 Trung tâm dạy nghề Truyền thống và Xuất khẩu lao động đã
đưa ra nước ngoài được 327 lao động. Doanh thu khoảng 1385 triệu đồng.
4. Quảng cáo và các dịch vụ khác: 2 tỷ 800 triệu đồng
 Tổng doanh thu của cả công ty là khoảng: 40 tỷ 417 triệu đồng.
Doanh thu của năm 2007 đã tăng so với năm 2006 tuy nhiên kết quả sản xuất

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

25

GVHD: TS. Phạm Thúy Hương

kinh doanh của từng mảng có sự tăng giảm khác biệt nhau được thể hiện ở
bảng 2

Bảng 2: KẾT QUẢ SXKD THEO MẢNG CƠNG VIỆC
(Đơn vị: triệu đồng)
TT
1
2
3
4

5

Mảng cơng việc
Năm 2006
Năm 2007
Thiết kế thi công
28.410
28.686
In
9.004
8.100
Xuất khẩu lao động
756
1.385
Quảng cáo & dịch vụ #
650
2.800
Tổng
38.820
40.971
(Nguồn: Cơng ty Mỹ Thuật Trung Ương)

07/06(%)
0.97
-10.04
83.2
330.77
5.54

Nhìn vào bảng trên ta thấy nhìn chung doanh thu của năm 2007 cao hơn

tuy nhiên cơ cấu doanh thu của từng mảng lại khác nhau rõ rệt. Mảng thiết kế,
thi cơng là mảng chính của Cơng ty chiếm đa số doanh thu cho tồn Cơng ty
thì qua hai năm kết quả khơng tăng lên là bao mà có xu hướng giữ ngun,
cịn mảng In thi lại bị giảm sút từ 9 tỷ xuống còn hơn 8 tỷ. Riêng hai mảng
xuất khẩu lao động và quảng cáo dịch vụ thì lại có xu hướng phát triển hơn,
quảng cáo và dịch vụ doanh thu tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu lao động cũng ngày càng được chú trọng mở rộng phát triển doanh
thu tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Những kết quả đạt được trên đây cho
chúng ta thấy hoạt động của Cơng ty hiện cịn gặp những khó khăn nhất định
vì vậy mà cơng việc chính của Công ty chưa phát triển đúng theo tiến độ,

SV: Lê Thị Thu Hiền

Lớp: KTLĐ46A


×