Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

nghiên cứu đánh giá tác động môi trường KCN phú gia tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 112 trang )

Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

1


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học và công nghệ. Việt Nam
đã có rất nhiều cố gắng phát triển mọi mặt, đặc biệt là phát triển mạnh về kinh tế
để từng bước vươn lên hòa nhập vào cộng đồng thế giới, bằng con đường công
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đặc biệt ưu tiên phát triển các vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam của đất nước, đó là sự phát triển mạnh mẽ của các nhà máy, xí
nghiệp, KCN, KCX đã và đang mọc lên rầm rộ. Trong đó đặc biệt chú trọng các
ngành công nghiệp phát triển. Do đó việc hình thành dự án xây dựng KCN Phú
Gia thuộc Khu liên hợp - công nghiệp – dịch vụ- đô thị thuộc phía Nam tỉnh Bình
Dương là tất yếu phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước.


Tuy nhiên các hoạt động phát triển kinh tế, bên cạnh đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của con người, mang lại lợi ích to lớn về kinh tế xã hội cho đất
nước thì trong quá trình xây dựng và đi vào hoạt động phát triển đã làm cho môi
trường và tài nguyên thiên nhiên ngày càng chịu nhiều tác động tiêu cực: Ô
nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy thoái tài nguyên, sự thay đổi khí hậu
toàn cầu là hậu quả trực tiếp, gián tiếp từ các tác động của các dự án và những
chính sách phát triển không thân thiện môi trường gây nên.
Chính vì thế, Chiến lược bảo vệ môi trường (BVMT) và phát triển kinh tế xã
hội bền vững là nhận thức đúng đắn và là mối quan tâm sâu sắc, được đặt lên
hàng đầu của các cơ quan chức năng nhà nước.
Như vậy, công cụ hữu nghiệm nhằm mục đích BVMT là việc thi hành
nghiêm chỉnh Luật BVMT Việt Nam đã được Quốc Hội thông qua. Và đặc biệt,
để quản lý tốt hơn việc sử dụng, tái tạo và bảo tồn tất cả các tài nguyên thiên
nhiên trong giai đoạn xây dựng và hoạt động phát triển sau này của dự án cần
phải áp dụng công cụ “Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)” theo Nghị định
175/CP (cũ) ngày 18/10/1994 của Chính Phủ trong Bộ luật BVMT (10/01/1994)
và hiện nay đã được thay thế bởi Nghị định 80/CP ngày 09/08/2006 của Chính
Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT
ra ngày 29/11/2005.
GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

2


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương
ĐTM đã trở thành một khâu quan trọng trong công tác quản lý môi trường
và xét duyệt các dự án đầu tư .
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nhóm các quốc gia xem ĐTM là khâu quan
trọng và tất yếu phải có trong thủ tục xét duyệt các dự án đầu tư, phát triển và

quản lý các cơ sở đang hoạt động.
Chính vì lẽ đó, việc đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư xây dựng
và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Phú Gia, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương là
rất cần thiết nhằm đưa ra các phương pháp giảm thiểu các tác động có hại tới môi
trường dự án.
Kế thừa các số liệu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN Phú
Gia (Báo cáo đã được thông qua tại Hội đồng thẩm định ĐTM của tỉnh Bình
Dương 10/2006), tác giả đã thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài
“Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Phân tích, đánh giá, dự báo một cách có căn cứ khoa học những tác động có
lợi, có hại do các hoạt động của dự án gây ra cho môi trường khu vực, bao gồm cả
giai đoạn chuẩn bị xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai thực hiện dự
án.
 Đề xuất các phương án tổng hợp, khả thi về mặt quản lý và công nghệ
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của dự án đến môi
trường và cộng đồng, giải quyết một cách hợp lý mâu thuẫn giữa phát triển kinh
tế và BVMT nhằm phát triển bền vững.
1.3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của Đề tài là đánh giá những tác động do sự
hình thành KCN Phú Gia, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đến môi trường tự
nhiên và kinh tế xã hội trong khu vực.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian : Nghiên cứu các tác động tới môi trường gây ra trong phạm vi quy
hoạch KCN Phú Gia và môi trường xung quanh.
GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

3



Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương
- Thời gian : Quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi cho KCN Phú Gia được
thực hiện từ 8/2006 đến 10/2006, trong đó tác giả đã tham gia thực hiện các nội
dung sau:
+ Điều tra thực địa, thu thập số liệu, lấy mẫu phân tích phục vụ đánh giá hiện
trạng môi trường tự nhiên, KT-XH trong khu vực thực hiện dự án.
+ Tham gia đánh giá, dự báo các tác động và đề xuất mội số giải pháp BVMT
cho KCN.
Chính vì thế tác giả đã kế thừa các kết quả có sẵn của báo cáo để thực hiện
đồ án tốt nghiệp của mình:
+ Thời gian nhận đồ án tốt nghiệp : 4-10-2006
+ Thời hạn nộp đồ án tốt nghiệp

: 27-12-2006

1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đồ án chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
 Mô tả sơ lược về KCN Phú Gia, tỉnh Bình Dương;
 Điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực KCN Phú

Gia, tỉnh Bình Dương;
 Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường do sự hình thành và hoạt động

của KCN, trong đó tập trung vào:
+ Đánh giá các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản;
+ Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của KCN;
 Đề xuất các biện pháp khả thi về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm khống chế và


giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho KCN;
 Đề xuất các giải pháp quản lý giám sát, phòng chống các sự cố môi trường cho

KCN;
 Kết luận và kiến nghị phù hợp.

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phương pháp chung đánh giá ĐTM.
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một môn khoa học đa ngành. Do
vậy, muốn dự báo và đánh giá đúng các tác động chính của dự án hoặc của một
chương trình, một hành động đến môi trường tự nhiên và kinh tế- xã hội cần phải
GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

4


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương
có các phương pháp khoa học để thực hiện. Dựa vào đặc điểm của dự án, của
hành động, của chương trình phát triển kinh tế xã hội và dựa vào đặc điểm môi
trường, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều phương pháp dự báo với mục đích tính
toán và đo lường khác nhau:
- Nhận dạng
Phương pháp nhận dạng được sử dụng nhằm mô tả hiện trạng của hệ thống
môi trường trong khu vực dự án và xác định tất cả các thành phần của dự án.
Phương pháp này có thể sử dụng kết hợp với một số phương pháp khác như:
phòng đoán, lập bảng liệt kê.
- Phỏng đoán
Dựa vào các tài liệu quốc tế và những dự án tương tự kết hợp với kinh
nghiệm để phỏng đoán các tác động có thể có của dự án đến môi trường tự nhiên

và KT-XH theo thời gian và không gian. Ngoài ra ta có thể sử dụng hệ thống
thông tin môi trường hay sử dụng các mô hình toán để dự báo các tác động đến
môi trường.
- Lập bảng liệt kê
Phương pháp này được áp dụng nhằm thể hiện mối tương quan giữa ảnh
hưởng của từng hoạt động của dự án đến các vấn đề môi trường được thể hiện
trên bảng liệt kê. Trên cơ sở đó định hướng các nghiên cứu tác động chi tiết.
Phương pháp liệt kê là phương pháp tương đối đơn giản, cho phép phân tích
một cách chi tiết các tác động nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố.
- Đánh giá nhanh
Các phương pháp đánh giá nhanh do Economopolus soạn thảo, được Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) ban hành năm 1993 đã được áp dụng để tính tải lượng ô
nhiễm do khí thải.
Phương pháp này được áp dụng trên cơ sở thống kê tải lượng và thành phần
của nước thải, khí thải của nhiều nhà máy trong từng ngành công nghiệp trên
khắp thế giới, từ đó xác định được tải lượng từng tác nhân ô nhiễm trong ngành
công nghiệp. Nhờ có phương pháp này, có thể xác định tải lượng và nồng độ
trung bình cho từng ngành công nghiệp mà không cần đến thiết bị đo đạc, phân
tích.

GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

5


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tải lượng ô nhiễm nước, khí…
của các công đoạn sản xuất của dự án, dự báo mức độ tác động lan truyền nước
thải vào nguồn nước và khí thải vào vùng không khí ở phạm vi nào đó.

- Phương pháp giá trị chất lượng môi trường
Phương pháp này dựa trên cơ sở phương pháp danh mục môi trường nhưng đi
sâu vào ước tính giá trị chất lượng của các nhân tố môi trường bị tác động của khu
vực dự án để so sánh tổng giá trị chất lượng môi trường giữa hai khu vực trước và
sau khi có dự án, từ đó rút ra kết luận đánh giá.
- Phương pháp sơ đồ mạng lưới
Dựa theo chuỗi nguyên nhân – hậu quả, xuất phát ban đầu từ phân tích các
hoạt động của dự án gây ra các biến đổi môi trường. Từ các tác động môi trường
để xây dựng sơ đồ mạng lưới các tác động, giúp cho người sử dụng dễ dàng nhận
biết các tác động môi trường bậc 1, bậc 2 … của dự án, trợ giúp cho việc đánh giá.
- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng
Phương pháp sử dụng các kết quả phân tích các tác động môi trường của dự
án, từ đó đi sâu vào mặt kinh tế môi trường. Ngoài phân tích các chi phí và lợi ích
mang tính kỹ thuật mà dự án mang lại, phương pháp còn phân tích các chi phí và
lợi ích mà những biến đổi về tài nguyên và môi trường do dự án tạo nên.
ĐMT là một quá trình bao gồm nhiều bước, mỗi bước có những nội dung yêu
cầu riêng. Đối với mỗi bước có thể chọn một vài phương pháp thích hợp nhất để
đi tới mục tiêu đặt ra.
Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh, điểm yếu. Vì thế việc lựa chọn phương pháp
cần dựa vào các yếu tố về mức độ chi tiết của ĐTM, kiến thức kinh nghiệm của người
thực hiện ĐTM.

1.5.2. Các phương pháp cụ thể thực hiện đề tài
 Phương pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
nhằm xác định các thông số và hiện trạng chất lượng môi trường như: Không khí,
nước, tiếng ồn tại khu vực thực hiện dự án.
 Phương pháp thống kê: Nhằm mục đích thu thập số liệu thuỷ văn, kinh tế
xã hội, chất lượng môi trường khu vực thực hiện đánh giá tác động để phục vụ
cho đề tài.


GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

6


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương
 Phương pháp đánh giá nhanh: Nhằm tính toán tải lượng ô nhiễm không
khí, nước và chất thải rắn cũng như đánh giá tác động của chúng đến môi trường
dựa trên kỹ thuật đánh giá nhanh các tác động môi trường của Tổ chức Y tế Thế
giới.
 Phương pháp lập bảng kiểm tra: Đây là phương pháp cơ bản để đánh giá
ĐTM, bảng kiểm tra thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các
thông số môi trường có khả năng chịu tác động do dự án. Bảng kiễm tra tốt sẽ
bao quát được toàn bộ các vấn đề môi trường của dự án. Từ đó cho phép đánh giá
sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất.
 Phương pháp so sánh: Dựa vào bảng tiêu chuẩn cho phép về chất lượng
môi trường để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường hiện tại như: chất lượng nước
mặt, nước ngầm, chất lượng không khí, độ ồn,...
 Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích: Sử dụng các kết quả phân tích các
tác động môi trường của dự án, từ đó đi sâu vào mặt kinh tế môi trường. Ngoài
phân tích các chi phí và lợi ích mang tính kỹ thuật mà dự án mang lại, phương
pháp còn phân tích các chi phí và lợi ích mà những biến đổi về tài nguyên và môi
trường do dự án tạo nên.
 Phương pháp ma trận: Qua việc lập bảng ma trận để đối chiếu từng hoạt
động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối
quan hệ nguyên nhân – hậu quả.
Các đánh giá được dựa trên các kiến thức và kinh nghiệm thực tế về công
nghệ môi trường, và sự chỉ dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn.


GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

7


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐMT
2.2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐTM
2.3. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐTM
2.4. NỘI DUNG CỦA ĐTM
2.5. TÌNH HÌNH THỰC THỰC HIỆN ĐTM Ở VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN VỪA QUA

GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

8


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG
2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐMT

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong các thập niên
1950-1960 đã gây tác hại đến môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tài
nguyên thiên nhiên và thậm chí cản trở phát triển KT_XH. Nhằm hạn chế xu
hướng này, phong trào bảo vệ tự nhiên đã đòi hỏi chính quyền phải có biện pháp
thẩm định về mặt môi trường đối với các dự án phát triển trước khi cho phép đầu
tư.
Nhờ đó ĐTM đã được hình thành sơ khai ở Mỹ đầu thập kỷ 1960. Vào thời
điểm này các nhà đầu tư được yêu cầu phải có báo cáo riêng tường trình về mặt
môi trường của dự án. Báo cáo môi trường không nằm trong nghiên cứu khả thi
(luận chứng KT_XH). Tuy nhiên việc xây dựng riêng 2 báo cáo gây lãng phí về
tài chính và trùng lặp nhiều về nội dung. Ngoài ra do báo cáo tường trình về môi
trường phải sử dụng số liệu từ nghiên cứu khả thi nên thường phải hoàn thành sau
báo cáo khả thi, do đó khó điều chỉnh được nội dung và công nghệ của dự án để
giảm thiểu tác động môi trường.
Từ năm 1975 việc nghiên cứu ĐTM được xem là một phần của nghiên cứu
khả thi, trong đó báo cáo ĐTM là một chương nằm trong báo cáo nghiên cứu khả
thi.
Từ năm 1980 ĐTM không chỉ được thực hiện cho từng dự án riêng lẻ mà còn
cho các quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển nghành theo xu hướng
lồng ghép kinh tế và môi trường.
Theo thời gian, các phương pháp và kỹ thuật thực hiện ĐTM ngày càng hoàn
thiện, đặc biệt khi công nghệ tin học và kỹ thuật viễn thám, kỹ thuật “Hệ thống
thông tin địa lý (GIS)” được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu môi trường.

GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

9



Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương
2.2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐTM
Khái niệm về đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact
Assessment) rất rộng và hầu như không có định nghóa thống nhất. Cho đến nay có
nhiều định nghóa về đánh giá tác động môi trường được nêu:
Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP): ĐMT là một quá
trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển
quan trọng. ĐMT xem xét việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với
đời sống của con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính dự án, và của
các hoạt động phát triển khác tại vùng đó. Sau dự báo ĐMT phải xác định các
biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu các hoạt động tiêu cực, làm cho dự án
thích hợp hơn với môi trường của nó.
Theo Ủy Ban kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP): ĐTM
bao gồm ba phần: Xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một
chính sách đến môi trường.
Theo ngân hàng thế giới (WB) và một số tổ chức quốc tế sử dụng thuật ngữ
“đánh giá môi trường”(EA) bao gồm các nội dung xem xét về môi trường đối với
các dự án hoặc chương trình hoặc chính sách.
Theo Luật BVMT của Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và
được ban hành theo lệnh số 29-L/CTN của Chủ tịch nước ngày 10/01/1994 định
nghóa rằng:“ ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng tới môi
trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cơ sở sản xuất
kinh doanh, công trình kinh tế khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh,
quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về BVMT”.
2.3. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐTM
2.3.1. Mục đích của ĐTM
ĐMT góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định hoạt động
phát triển. Trước lúc có khái niệm cụ thể về ĐMT việc quyết định hoạt động phát
triển thường dựa chủ yếu vào phân tích hợp lý, khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ
thuật. Nhân tố tài nguyên và môi trường bị bỏ qua, không được chú ý đúng mức,

do không có công cụ phân tích thích hợp. Thủ tục ĐMT, cụ thể là việc bắt buộc

GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

10


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương
phải có báo cáo ĐMT trong hồ sơ xét duyệt kinh tế – kỹ thuật – môi trường, sẽ
giúp cho cơ quan xét duyệt dự án hoạt động và cho phép thực hiện hoạt động có
đủ điều kiện để đưa ra một quyết định toàn diện hơn, và đúng đắn hơn.
ĐMT có thể tiến hành theo nhiều phương án của hoạt động phát triển, so
sánh lợi hại của các hoạt động theo những phương án đó, trên cơ sở đó kiến nghị
việc lựa chọn các phương án, kể cả phương án không thực hiện hoạt động phát
triển được đề nghị.
ĐMT là việc làm gắn liền với các việc khác như phân tích kinh tế, tìm kiếm
giải pháp kỹ thuật, trong toàn bộ quá trình xây dựng, thực hiện và thẩm tra sau
thực hiện hoạt động phát triển. Trong xây dựng đường lối, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch hóa đều phải có phần ĐMT. Trong luận chứng kinh tế – kỹ thuật, cũng
như trong thiết kế cũng phải tiếp tục có phần ĐMT. Trong quá trình thi công và
khai thác công trình sau khi đã hoàn thành việc ĐMT vẫn phải được tiến hành.
ĐMT mang tính dự báo, độ tin cậy của kết quả dự báo tùy thuộc nhiều yếu
tố, do đó việc thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của tình hình môi trường
bằng đo đạt, quan trắc và dựa vào kết quả thực đo để tiếp tục điều chỉnh dự báo
là điều hết sức cần thiết.
Tóm lại :
Dù các định nghóa có khác nhau nhưng các ĐTM đều hướng tới các mục
tiêu:
 Xác định, mô tả tài nguyên và giá trị có khả năng bị tác động do dự án,

hành động hoặc chương trình phát triển.
 Xác định, dự báo cường độ, quy mô tác động có thể có (Tác động tiềm tàng)
của dự án, hành động hoặc chương trình phát triển tới môi trường (Tự nhiên –
kinh te á- xã hội).
 Đề xuất, phân tích các phương án thay thế để giảm thiểu các tác động tiêu
cực của dự án hoặc chính sách.
 Đề xuất chương trình quan trắc và quản lý môi trường do dự án hoặc chính
sách.
 Đề xuất quản lý môi trường đối với dự án, chương trình hoặc chính sách.

GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

11


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương

2.3.2. Ý nghóa của ĐMT
ĐMT có ý nghóa hết sức quan trọng trong việc xét duyệt và quyết định thực
hiện hành động phát triển. Người có trách nhiệm quyết định cũng như người lập
ĐMT không nên đối lập bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế. Phương pháp
làm việc thích hợp nhất là hòa nhập ĐMT với việc đánh giá kinh tế- kỹ thuật và
xã hội trong tất cả các bước của hoạt động phát triển.
Trong thực tế yêu cầu nói trên không thể thực hiện một cách dễ dàng. Trong
tất cả các quốc gia, nhân tố kinh tế và kỹ thuật vẫn chiếm địa vị ưu thế trong
quyết định chung và thường xét đến trước tiên. Nhân tố môi trường thường chỉ
được xét sau khi hoạt động phát triển về cơ bản đã quyết định dựa trên nhân tố
kinh tế - kỹ thuật.
Cũng như các nước Xã Hội Chủ Nghóa khác, ở Việt Nam các hoạt động phát

triển ở mức vó mô đều được quyết định trên cơ sở xem xét luận chứng kinh tế- kỹ
thuật. Phương pháp hợp lý nhất để tổ chức ĐMT và sử dụng kết quả đánh giá vào
quyết định chung là chuyển thủ tục xét luận chứng kinh tế - kỹ thuật hiện hành
thành xét luận chứng kinh tế - kỹ thuật và môi trường.
Những lợi ích của ĐTM bao gồm:
-

Hoàn thiện thiết kế, lựa chọn vị trí dự án.

-

Cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc ra quyết định.

-

Tăng cường trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình phát triển.

-

Đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của nó.

-

Làm cho dự án hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội.

-

Đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững.

2.4. NỘI DUNG CỦA ĐTM

Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những quy định về hình thức đánh giá tác
động môi trường khác nhau. Nhưng nhìn chung nội dung ĐTM đều tập trung giải
quyết vào các vấn đề sau:
 Mô tả tóm tắt về dự án.

GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

12


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương
 Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng tự nhiên, môi trường và các điều
kiện kinh tế – xã hội tại khu vực thực hiện dự án như:
-

Các yếu tố tự nhiên: Khí tượng và thủy văn, đất đai…

-

Hiện trạng môi trường: Đất, nước, không khí, các hệ sinh thái trên cạn dưới
nước…



Hiện trạng kinh tế- xã hội khu vực thực hiện dự án và các khu phụ cận.
Đo đạc lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường nước, không

khí.



Thông qua các kết quả điều tra, khảo sát và đo đạc, phân tích tiến hành

nhận xét, đánh giá về hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án để làm cơ
sở so sánh với các diển biến chất lượng môi trường sau này.


Dự báo mức độ ảnh hưởng của dự án đế môi trường trong khu vực.



Đề xuất các biện pháp khả thi để giảm thiểu các tác động tiêu cực



Cam kết của chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác

động xấu nêu trên, đồng thời cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định
chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện dự án


Lập chương trình quản lý và giám sát môi trường.



Tham vấn ý kiến cộng đồng.



Đưa ra những kết luận và kiến nghị thích hợp.

Những nội dung trên là căn cứ vào quy định hướng dẫn về đánh giá tác động

môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường theo Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
2.5. TÌNH HÌNH THỰC THỰC HIỆN ĐTM Ở VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN VỪA QUA
2.5.1. Giai đoạn 1 (từ 1994 – 1999)
Tổng kết 5 năm (1994 - 1999) công tác ĐTM theo quy định của Luật bảo vệ
môi trường và nghị định 175/CP Cục môi trường - Bộ KHCN&MT đã có đánh giá
về thành tựu và hạn chế về ĐTM ở Việt Nam giai đoạn này như sau:
2.5.1.1. Một số kết quả nổi bật đã đạt được

GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

13


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương
 Thi hành điều 17 Luật BVMT và nghị định 175/CP, hầu hết các cơ sở đã
nộp bảng kê khai về hoạt động sản xuất và các nguồn thải, đồng thời lập báo cáo
ĐTM để thẩm định. Cho tới nay đã có 69.625 bản kê khai và có 1.730 báo cáo
ĐTM đã thẩm định.
 Thông qua công tác thẩm định ĐTM, hầu kết các tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở
xây dựng phương án cải tạo môi trường, đặc biệt ở TP.HCM đã tổ chức rất tốt
công tác này như việc lập danh mục “sách đen” và yêu cầu thời hạn xử lý đối với
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã xây dựng phương án cải tạo
môi trường.
 Thi hành điều 18 Luật bảo vệ môi trường năm 1993 và Nghị định 175/CP

ngày 18/10/1994, Bộâ KHCN&MT đã ban hành nhiều thông tư và luôn luôn có cải
tiến để phù hợp với tình hình mới và chủ trương của nhà nước trong từng giai
đoạn như: 715/MTg(1995), 1100/TT-MTg (năm 1997) và 490/TT - Bộ
KHCN&MT (năm 1998).
 Ngoài việc tham gia soạn thảo, ban hành các văn bản pháp lý trong lónh vực
bảo vệ môi trường, Cục môi trường đã kịp thời tổ chức các buổi tập huấn để phổ
biến và hỗ trợ đắc lực cho các Sở KHCN&MT của các tỉnh thành trên cả nước
trong việc tổ chức thẩm định ĐTM.
 Đến tháng 6/1999 đã có 4.033 báo cáo ĐTM được thẩm định, 350 bản đăng
ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được trình nộp.
 Bộ KHCN&MT đã tổ chức thẩm định 515 báo cáo ĐTM và nhận xét về
môi trường của 1.442 hồ sơ các dự án đầu tư. Thông qua việc thẩm định báo cáo
ĐTM, hầu hết các dự án đã giải trình được các phương án xử lý chất thải và cam
kết đảm bảo kinh phí đầu tư cho việc xây dựng, vận hành công trình và thực hiện
chương trình giám sát môi trường. Đồng thời, có một số trường hợp phải thay thế
công nghệ sản xuất, thay nguyên liệu nhiên liệu thậm chí không chấp nhận cấp
phép đầu tư.
 Từ khi Luật BVMT có hiệu lực, công tác thẩm định ĐTM là một trong
những nội dung được triển khai một cách sôi động nhất tại cấp trung ương và địa
phương, góp phần khẳng định được vị thế và vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường các cấp.

GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

14


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương
 Bộ KHCN&MT đã tổ chức Hội đồng thẩm định và nghiên cứu xây dựng

báo cáo giải trình các vấn đề môi trường.
 Bộ KHCN&MT đang hoàn thiện quy trình thẩm định môi trường của các
công trình quan trọng phải trình Quốc hội thẩm định.
2.5.1.2 . Những tồn tại cần được khắc phục
 Công tác ĐTM chưa thực sự được coi là khâu đi trước trong quá trình xem
xét và phê duyệt các dự án đầu tư. Tình trạng ĐTM đi sau khâu phê duyệt dự án
vẫn là phổ biến. Điều đó hoàn toàn trái với phương pháp luận về ĐTM và đã gây
không ít khó khăn cho việc thực hiện khâu ĐTM, nhất là khi địa điểm thực hiện
dự án có những vấn đề gây cấn về môi trường.
 Hệ thống các tiêu chuẩn môi trường phục vụ cho công tác ĐTM còn chưa
hoàn chỉnh, chưa đáp ứng đầy đủ cho khâu xây dựng và thẩm định các báo cáo
ĐTM.
 Vẫn còn tình trạng nhiều dự án không làm ĐTM, nhưng vẫn được phê
duyệt. Điều đó, một mặt phản ánh tình trạng chưa coi trọng khâu ĐTM ở các
khâu liên ngành đến việc xây dựng và phê duyệt dự án, cơ quan môi trường liên
quan. Đây là tình trạng vi phạm pháp luật cần được khắc phục.
 Chưa có căn cứ để quy định cụ thể kinh phí cho khâu ĐTM. Do vậy, các dự
án đầu tư hầu hết không xác định khoản kinh phí cho ĐTM khi xây dựng dự án.
Các cơ sở đang hoạt động (nhất là cơ sở của Nhà nước) không có kinh phí hoặc
không có đủ kinh phí để thực hiện ĐTM và các khâu sau ĐTM.
 Các Sở KHCN&MT được giao trách nhiệm giám sát, theo dõi sau ĐTM
nhưng còn hết sức lúng túng trong khâu thực hiện. Do thiếu điều kiện cần thiết về
cán bộ, cơ sở vật chất, kỹ thuật, mặt khác chưa có quy định cụ thể cho khâu này,
nhất là quy định về việc xem xét khâu thiết kế và xây dựng các công trình xử lý
môi trường sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt.
 Kinh phí cho khâu xét duyệt, thẩm định các báo cáo cũng như giám sát,
theo dõi sau ĐTM chưa được quy định. Điều đó gây rất nhiều khó khăn cho khâu
thực thi các công đoạn này đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT ở
trung ương và địa phương.


GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

15


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương
 So với yêu cầu, lực lượng và trình độ đội ngũ cán bộ làm ĐTM còn rất
mỏng và yếu, cần được tăng cường.
2.5.2. Giai đoạn 2: (từ 1999 đến nay)
Từ năm 1999 đến nay tình hình thực hiện ĐTM ở Việt Nam thực sự đã có
những cải tiến rõ rệt. Không chỉ đã khắc phục được những hạn chế chưa đạt được
ở giai đoạn 1, mà công tác thi hành ĐTM có những bước hoàn thiện rõ rệt đó là:
Việc thực hiện Nghị định 175/CP ngày 18.10.1994 trong Bộ Luật BVMT
(10.01.1994) của Chính phủ về quy định quá trình thực hiện ĐTM đã được thay
thế bởi Nghị định 80/CP (09.08.2006) trong Bộ Luật BVMT ngày 29.11.2005 của
Chính Phủ đã bổ sung chi tiết và đầy đủ hơn, đặc biệt quy định chi tiết có những
yêu cầu pháp lý cụ thể về sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập và giám
sát ĐTM, điều này rất có ý nghóa vừa đảm bảo quyền lợi của người dân vừa tạo
nên sự giải hòa giữa dự án và dân chúng. Cải thiện hiệu quả chương trình quản lý
môi trường, cải thiện hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, giảm được những rủi ro.

GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

16


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương


CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU SƠ LƯC VỀ KCN PHÚ GIA, HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH
BÌNH DƯƠNG

3.1. CHỦ ĐẦU TƯ
3.2. VỊ TRÍ DỰ ÁN
3.3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KCN
3.4. TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

17


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯC VỀ KCN PHÚ GIA, HUYỆN
BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1. CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH PHÚ GIA
Địa chỉ:

9/23 Đại lộ Bình Dương, Phường Phú Thọ, TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình

Dương.
Đăng ký kinh doanh số: 4602001172 do Sở KH&ĐT Bình Dương cấp ngày
04/112005.
Ngành nghề kinh doanh: Mua bán và chế biến gỗ. Đầu tư xây dựng và kinh doanh
cơ sở hạ tầng nhà ở, KCN (thực hiện theo quy hoạch của tỉnh). Xây dựng, lắp đặt

điện công nghiệp, công trình giao thông và hệ thống cấp thoát nước.
3.2. VỊ TRÍ DỰ ÁN
KCN Phú Gia nằm trong trong tổng thể Khu công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị
Nam Bình Dương. Khu liên hợp Nam Bình Dương đây là một dự án mới và là mô
hình thí điểm, có quy mô lớn bao gồm cả công nghiệp, dịch vụ và đô thị (diện tích
khoảng 4.196 ha) được thành lập quyết định theo số 3393/QĐ-UB của UBND tỉnh
Bình Dương.
KCN Phú Gia với diện tích xây dựng là 133,291 ha. Ranh giới của KCN
được xác định như sau:
o Phía Bắc giáp với KCN Tường An;

o Phía Nam giáp với KCN VSIP;
o Phía Đông giáp với rừng cao su;
o Phía Tây giáp với đường sắt dự kiến trong tổng thể Khu công

nghiệp- Dịch vụ- Đô thị Bình Dương;
3.2.1. Thuận lợi
- KCN Phú Gia có vị trí khá thuận lợi, nối liền các đầu mối giao thông quan
trọng, nằm trong khu Công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ Bình Dương, thuộc ba
huyện là Tân Uyên, Thủ Dầu Một, Bến Cát và 5 xã gần các vùng kinh tế trọng
điểm của tỉnh.
- Có địa hình khá cao nên giảm khối lượng và chi phí san lấp.
GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

18


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương
- Địa chất khu đất tốt, rất thuận lợi cho việc giảm chi phí xây dựng nền móng

công trình hạ tầng và các khối công trình.
- Có độ dốc thoát nước mưa tự nhiên.
- Mạng lưới điện trung thế được đầu tư từ khu Công nghiệp - Dịch vu ï- Đô thị
Bình Dương nên rất thuận lợi cho việc đấu nối điện phục vụ cho dự án.
- Ngoài ra, nguồn nước ngầm phong phú và có chất lượng tốt cho phép sử dụng
trong quá trình thi công thuận lợi.
- Khu vực xây dựng KCN Phú Gia chủ yếu là đất nông nghiệp và đất trồng cây
công nghiệp có năng suất thấp, không có nhiều công trình kiên cố nên việc đền
bù giải tỏa nhanh chóng.
3.2.1. Khó khăn
- Hệ thống kỹ thật hạ tầng trong khu vực quy hoạch chưa có. Đây là dự án
làm mới hoàn toàn cho nên kinh phí đầu tư khá lớn.
- Nước thải của KCN sẽ thải ra kênh Hòa Lợi, nên Chủ đầu tư phải đầu tư hệ
thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn TCVN 6980-2001 và TCVN 5945-1995, loại
A trước khi thải ra ngoài.
- Dân số trong khu vực ít, mặt bằng dân trí thấp, cần có những giải pháp thu
hút các lao động kỹ thuật, cán bộ chuyên môn cao.
3.3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KCN
3.3.1. Quy mô đầu tư
KCN Phú Gia sẽ thu hút các ngành nghề sản xuất ít hoặc không gây ô
nhiễm môi trường vào đầu tư. Các dự án đầu tư vào KCN sẽ đảm bảo tuân thủ
đúng các quy định về BVMT của Nhà nước, xử lý các loại chất thải phát sinh đạt
tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 1995, TCVN 2001 và các quy định hiện
hành khác).
Với tổng diện tích 133,29 ha, cơ cấu sản phẩm và loại hình sản xuất các
ngành công nghiệp đầu tư vào KCN Phú Gia dự kiến sẽ bao gồm các ngành nghề
sau đây:

GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương


19


Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường KCN Phú Gia tỉnh Bình Dương
 Chế biến các sản phẩm từ lương thực, trái cây.
 Sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm.
 Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, bao bì các loại.
 Công nghiệp may mặc, công nghiệp dệt.
 Sản xuất hoặc lắp ráp các thiết bị điện – điện tử.
 Cơ khí phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp.
 Thủ công mỹ nghệ, dịch vụ…
 Một số ngành sản xuất khác không gây ô nhiễm môi trường.
Tóm lại:
KCN Phú Gia là KCN đa dạng, tập trung nhiều ngành nghề khác nhau nhưng
không phải là những ngành nghề ô nhiễm nghiêm trọng, trong thành phần chất
thải điều chứa các chất gây ô nhiễm đồng nhất, dễ xử lý. Tuy nhiên việc lập báo
cáo ĐTM cho KCN là rất cần thiết nhằm kiểm soát những sự cố của KCN tới môi
trường xung quanh.

GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Trường
SVTH: Đinh Thị Thanh Hương

20



×