Tải bản đầy đủ (.pptx) (37 trang)

Tuan 13 To long Thuat hoai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 37 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 34:. Tỏ lòng. (Thuật hoài) Phạm Ngũ Lão.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là danh tướng thời Trần.. - Ông là người “văn võ toàn tài”, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.  Sáng tác + Thuật hoài + Vãn Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại Vương”..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến, quyết thắng giặc Mông-Nguyên của quân đội nhà Trần. b. Nhan đề - Thuật: kể, bày tỏ Bày tỏ nỗi lòng - Hoài : Nỗi lòng. c. Thể loại và bố cục: Thể loại:. Thất ngôn tứ tuyệt.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> c. Bốcục: Hai câu đầu: hình ảnh người tráng sĩ và quân đội nhà Trần. Hai câu sau: nổi lòng của tác giả. d. Chủ đề Bài thơ khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại nhà Trần..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Nguyên tác. Phiên âm. Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu , Tam quân tì hỗ khí thôn Ngưu . Nam nhi vị liễu công danh trái , Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.. Dịch thơ Múa giáo non sông trái mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> A.NỘI DUNG 1.Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần a.Câu 1: Hình tượng người tráng sĩ -Hành động: “Hoành sóc” Tư thế hiên ngang, vững chãi, sẵn (cầm ngang sàng chiến đấu ngọn -Tầm giáo) vóc: +Không gian: “giang sơn”(non sông, đất nước) rộng lớn +Thời gian:“kháp kỉ thu”(mấy mùa thu)Dài lâu, không hạn định  Lớn lao, kì vĩ, sánh cùng trời đất Dựng lên chân dung người tráng sĩ vệ quốc thuở “bình Nguyên” hùng dũng, hiên ngang, oai phong, lẫm liệt, mang tầm vóc vũ trụ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> b.Câu 2: Hình tượng quân đội thời Trần. - Hình ảnh: “tam quân”(ba quân) Tượng trưng: quân đội-dân tộc th Trần - Thủ pháp so sánh, phóng đại: + Tì hổ (như hổ báo)  Cụ thể hóa sức mạnh thể chất của toàn dân tộc: Vô địch, phi thường. Khí thế nuốt trôi trâu + Khí thôn ngưu Khí thế át sao Ngưu Khái quát hóa sức mạnh tinh thần của dân tộc: Sức mạnh tiến công như vũ bão, thần tốc,khí thế quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược. Thể hiện sự ngợi ca, niềm tự hào về sức mạnh dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Một số hình ảnh về quân đội thời Trần:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giặc Mông-Nguyên xâm lược.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trận Vân Đồn của Trần Khánh Dư, quân ta thắng lớn.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trận Tây Kết-Hưng Đạo Vương chém đầu Toa Đô.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Trận biên giới-Phạm Ngũ Lão cùng các tướng phục kích Thoát Hoan.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Trận trên sông Bạch Đằng 1288.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> II.Phân tích 1. Hai câu thơ đầu: Hình ảnh người tráng sĩ và quân đội nhà Trần. Mở đầu bài thơ là hình ảnh người tráng sĩ thời Trần hiện lên giữa không gian và thời gian rộng lớn: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” ( Múa giáo non sông trải mấy thu) Ở đây, hình ảnh của người tráng sĩ hiện lên thật là hiên ngang, dũng mãnh giữa trời đất trong một tư thế cầm ngang ngọn giáo “hoành sóc”. Đây là một tư thế sẵn sàng chiến đấu bảo vệ giang sơn, lập nên nhiều chiến công hiển hách..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> II.Phân tích 1. Hai câu thơ đầu: Hình ảnh người tráng sĩ và quân đội nhà Trần. Trong bản dịch thơ, hai chữ “múa giáo” vừa không sát với nguyên bản, vừa làm mất đi tư thế của người tráng sĩ. Chàng đứng giữa trời đất với ngọn giáo cầm ngang để trấn giữ non sông. Cây trường giáo ấy phải đo chiều rộng của non sông, chiều dài của lịch sử, con người hiện lên thật kì vĩ ngang tầm vũ trụ như át cả không gian bao la..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> II.Phân tích 1. Hai câu thơ đầu: Hình ảnh người tráng sĩ và quân đội nhà Trần Người tráng sĩ ấy đã trải qua nhiều năm “kháp kỉ thu” nghĩa là trải mấy thu, gợi cho ta thấy được thời gian chiến đấu tuy dài nhưng tinh thần chiến đấu bền bỉ, không hề biết mệt mỏi.Câu thơ dựng lên hình ảnh người tráng sĩ thời Trần oai phong lẫm liệt, cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước. Vẻ đẹp của họ thể hiện ở tư thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao, tinh thần chiến đấu đầy tự tin, quyết tâm và bền bỉ..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1. Câu 2: Hình ảnh quân đội nhà Trần Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” ( Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu) Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” có hai cách hiểu so với bản dịch thơ: cách hiểu thứ nhất là quân đội nhà Trần xông lên giết giặc với một khí thế mạnh mẽ như hổ báo nuốt trôi trâu. Hay là quân đội nhà Trần xông lên giết giặc với một khí thế mạnh mẽ như hổ báo nuốt sao Ngưu trên trời cao, lấn át cả vũ trụ. Dù hiểu theo cách nào, câu thơ bằng biện pháp so sánh, phóng đại đã cụ thể hóa sức mạnh vật chất của ba quân, vừa hướng tới khái quát hóa sức mạnh tinh thần của dân tộc. Câu thơ đã khẳng định được sức mạnh, khí thế chiến đấu hào hùng của cả dân tộc, của cả một thời đại mang “hào khí Đông A”..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 1.Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần Hai câu thơ nhỏ nhưng mang hình ảnh lớn : hình ảnh người tráng sĩ mang vẻ đẹp kiêu hùng, lồng trong hình ảnh một dân tộc hùng tráng, mạnh mẽ. Hai hình ảnh thật đẹp lồng vào nhau tạo nên một vẻ đẹp kì vĩ, vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi. Nó được thể hiện qua không gian kì vĩ: mở ra theo chiều rộng của núi sông.Thời gian kì vĩ: không phải trong chốc lát mà là “trải mấy thu”. Đó là một thời gian dài ròng rã, biểu hiện sự quyết tâm bảo vệ đất nước. Và qua cả hình ảnh con người kì vĩ: người chiến sĩ với tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ, khí thế hùng dũng..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 1.Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần. Hai câu thơ đầu ngắt nhịp bốn / ba, giọng thơ hào hùng đã khắc họa được vẻ đẹp của con người thời Trần. Đây cũng là vẻ đẹp của một thời đại mang đậm “hào khí Đông A”. Hai câu thơ thể hiện niềm tự hào về lịch sử và truyền thống vẻ vang của dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Hào khí Đông A: Tâm hồn, khí phách dân tộc thời Trần. + Tư tưởng độc lập tự cường, tự hào dân tộc + Ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Chữ “Đông” + chữ A = chữ“Trần”. Hào khí Đông A: Hào khí thời Trần.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 2.Hai câu cuối: Nỗi lòng tác giả a. Câu 3: Cái “chí” của người anh hùng Lập công: Làm nên sự nghiệp - “Công danh” Lập danh: Để lại tiếng thơm  Lý tưởng sống chung của người trai thời phong kiến. - “Nợ”  Ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm công dân với đất nước trong hoàn cảnh giặc xâm lăng Cái “chí” thể hiện ở lí tưởng sống đẹp đẽ: Quyết tâm thực hiện, hoàn thành trách nhiệm đối với đất nước..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> b. Câu 4: Cái “tâm” của người anh hùng. Vì tự thấy kém cỏi so với Vũ hầu về tài thao lược Nỗi “thẹn” Vì chưa báo đáp được ơn vua, nợ nước Cái “tâm” thể hiện ở hoài bão cao cả: mong có được tài cao, chí lớn đóng góp cho đất nước Cái “tâm” của con người có nhân cách lớn..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> II.Phân tích 1. Hai câu thơ cuối: Nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão. “Nam vị liễu công danh trái” ( Công danh nam tử còn vương nợ) Người xưa quan niệm về chí làm trai sống giữa trời đất phải có công danh, tiếp đến là phải có sự nghiệp, để lại tiếng thơm cho muôn đời. Đây là quan niệm sống tích cực, chính quan niệm này đã làm nên cái chí, cái lý tưởng sống cao đẹp của nam nhi thời phong kiến. Sau này, Nguyễn Công Trứ cũng đã khẳng định: “ Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> II.Phân tích 1. Hai câu thơ cuối: Nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão. Với Phạm Ngũ Lão, mặc dù đã chiến đấu nhiều năm, lập được nhiều công trạng giúp dân giúp nước nhưng ông vẫn cho rằng mình còn mắc nợ công danh. Vì đối với ông, “công danh” phải gắn liền với “giang sơn”, còn bảo vệ giang sơn là còn mắc nợ công danh. Khi nào đất nước không còn giặc ngoại xâm thì đấng nam nhi mới có được công danh. “Công danh” được coi là món nợ đời mà kẻ làm trai phải trả, trả xong có nghĩa đã hoàn thành nghĩa vụ với vua, với dân, với nước. Như vậy “công danh” ở đây là ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> II.Phân tích 1. Hai câu thơ cuối: Nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão. Giọng thơ trầm lắng, suy tư, thể hiện rõ nỗi ray rứt của kẻ làm trai mà chưa đem lại độc lập cho đất nước.Quan niệm về công danh của Phạm Ngũ Lão đã thể hiện lý tưởng sống đẹp. Lý tưởng đó phù hợp với lý tưởng thời đại, nhưng điều đáng nói là qua sự trăn trở về món nợ công danh, ta thấy được tinh thần tự nguyện, ý thức trách nhiệm của tác giả với đất nước.Đây là biểu hiện nhân cách cao đẹp của tác giả..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 1. Hai câu thơ cuối: Nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão Đến với câu thơ cuối, tác giả đã nói lên cái tâm của người anh hùng thời Trần : “ Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”. ( Luống thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu.) Cái tâm của tác giả thể hiện qua nỗi thẹn. Phạm Ngũ Lão “thẹn” chưa có tài mưu lược lớn như Vũ hầu - Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước.Thẹn bởi vì so với cha ông mình chưa có gì đáng nói.Ông còn thẹn vì chưa trả xong món nợ công danh đối với đất nước.Xưa nay, những người có nhân cách, có lòng tự trọng thường mang trong mình một nỗi thẹn. Nỗi thẹn như vậy không làm cho con người tầm thường, thấp bé đi, mà trái lại càng nâng cao nhân cách con người..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 1. Hai câu thơ cuối: Nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão. Sử dụng điển tích Vũ hầu, phải chăng Phạm Ngũ Lão mong muốn lập được sự nghiệp phi thường để lưu danh sử sách.Tâm sự của ông cũng chính là tâm sự, hoài bão của những người con trai sống vào thời Trần..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 2.Hai câu cuối: Nỗi lòng tác giả. Hai câu cuối nhịp bốn/ ba, giọng thơ nhẹ nhàng như lời tâm sự giãi bày của PNL với chính ông, với những người cùng thời đại, với hậu thế. Qua đó, ta cảm nhận được tấm lòng yêu nước thiết tha, nỗi lòng trăn trở, khao khát được giúp dân giúp nước nhiều hơn nữa của tác giả..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Qua việc phân tích bài thơ các em rút ra bài học gì cho thế hệ thanh niên ngày nay? . Qua bài thơ trên, chúng ta rút ra được bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: phải sống có hoài bão, ước mơ và phải biết ước mơ những gì lớn lao. Nỗ lực hết mình và không ngừng để thực hiện hoài bão, hoàn thiện bản thân. Ước mơ phải gắn liền với khát vọng, lợi ích của bản thân và lợi ích của nhân dân, Tổ quốc..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> III. Tổng kết: (ghi nhớ sgk) *CỦNG CỐ: 1/ Vẻ đẹp của con người thời Trần thể hiện như thế nào qua bài thơ? -Tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, kì vĩ. -Chí lớn lập công danh gắn với sự nghiệp cứu nước, cứu dân; cái tâm mang giá trị nhân cách, nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp con người. 2/Vẻ đẹp của thời đại thể hiện như thế nào qua bài thơ? Khí thế hào hùng mang tinh thần quyết chiến, quyết thắng. 3/Thành công nghệ thuật của bài thơ? -Thủ pháp gợi thiên về ấn tượng bao quát, đạt độ súc tích cao -Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi và hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> CÁCH PHÂN TÍCH BÀI THƠ 1.Mở bài: - Tác giả + tác phẩm ( Hoàn cảnh sáng tác + thể loại + chủ đề). - Trích dẫn bài thơ ( cả phiên âm lẫn dịch thơ) 0.5 điểm.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 2.Thân bài: Câu 1: Hình ảnh người tráng sĩ Câu 2: Hình ảnh quân đội nhà Trần Câu 3: Chí làm trai của tác giả Câu 4: Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão => Phân tích nội dung (3.5đ) + nghệ thuật.(2 điểm) => tiểu kết.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Đoạn đánh giá NGHỆ THUẬT + NỘI DUNG + TỔNG HỢP NÂNG CAO VÂN ĐỀ.(0.5) 3 Kết bài GHI NHỚ+ BÀI HỌC + LIÊN HỆ BẢN THÂN. (0.5).

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Dặn dò: ghi chép bài đầy đủ và học bài thật kĩ.. Phân tích bài thơ Tỏ lòng ngày 7 tháng 11 nộp bài. -Soạn bài mới: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 2 tiết.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Trân trọng cám ơn quý thầy cô và các em đã chú ý lắng nghe!.

<span class='text_page_counter'>(37)</span>

<span class='text_page_counter'>(38)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×