Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.4 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trường: Đại học Đồng Nai
Môn: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1
Lớp: Đại học tiểu học B-K4
Người thực hiện: Trần Dương Mỹ Trâm
Ý tưởng: Tổ chức 1 bài dạy
BÀI LÀM
Trong quá trình học tập, dưới sự hướng dẫn của thầy cô tại trường tiểu học
Phước Thiền 1 và những gì em học hỏi được trong những tiết dự giờ và lên lớp
sinh hoạt, những điều đó giúp ích rất nhiều trong cơng tác giảng dạy và cơng tác
chủ nhiệm của em sau này vì em đã được làm quen với cách giảng dạy và cách xử
lí các tình huống trên lớp, cách nắm bắt tâm tư tình cảm của các em trong quá trình
dạy học. Trong 4 tuần kiến tập, tuy không phải là thời gian dài nhưng cũng giúp
cho em một phần nào đó hiểu biết được các phương pháp giảng dạy ở trường, em
đã được vào dự giờ nhiều tiết dạy của giáo viên trong trường, sau đó em cũng được
họp rút kinh nghiệm cùng cô hướng dẫn và thực dạy một buổi lấy điểm. Mỗi người
có một cách tổ chức bài dạy riêng và các cách tổ chức bài dạy đó đều có một điểm
chung là đều đảm bảo đúng mục tiêu bài dạy, giúp học sinh hoàn thiện những yêu
cầu mà giáo dục đặt ra. Sau đây là ý tưởng tổ chức 1 bài dạy của em trong dạy học
môn Tiếng Việt lớp 5 (Có sử dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy bài). Bài: Mùa
thảo quả - SGK Tiếng Việt 5 tập 1
1.Kiểm tra bài cũ:
-Tránh tâm lí học sinh tiểu học lo lắng, sợ sệt vì kiểm tra bài cũ, GV khơng nói lên
u cầu kiểm tra bài cũ trước lớp mà cho học sinh chơi trị chơi nhằm tạo tâm lí
thoải mái, phấn khởi trước khi vào bài học mới. Ví dụ: Trị chơi “Hái sao”, GV cho
HS lần lượt chọn các ngôi sao, trong ngơi sao có câu hỏi, HS sẽ trả lời câu hỏi và
GV có phần thưởng khích lệ cho HS trả lời đúng
2.Dạy học bài mới:
- Sau khi HS đã trình bày những hiểu biết của mình về bức tranh, GV dùng những
từ ngữ, câu văn, lời nói sinh động và hấp dẫn để miêu tả chi tiết, tỉ mỉ và tinh tế
cho HS biết về bức tranh và qua đó GV giới thiệu bài học mới. Vd: GV cho HS
xem bức tranh những người dân đang gánh những gánh thảo quả từ rừng về qua đó
giới thiệu bài tập đọc Mùa thảo quả của nhà văn Ma văn Kháng
2.1. Luyện đọc
2.1.a. Rút ra từ luyện đọc đúng trong bài
- GV không chỉ định sẵn cho HS đọc vì như vậy các HS cịn lại sẽ khơng theo dõi
bài. Để tránh HS không chú tâm tới bài học thì GV sẽ gọi bất kì HS đọc, lớp sẽ
theo dõi và gọi bất kì 1 HS khác để đọc tiếp nối phần còn lại trong bài. Vd: Gọi 1
HS đọc phần 1, sau khi HS đọc xong phần 1 GV gọi bất kì 1 HS đọc phần 2,3
-Trong quá trình HS đọc GV rút ra từ HS thường đọc sai lên bảng và nhắc nhở HS
cả lớp chú ý để đọc đúng
2.1.b. Rút ra từ cần giải nghĩa trong bài
- GV khơng gọi HS đọc chú giải trong SGK vì ngồi những từ được chú giải trong
2.2. Tìm hiểu bài
- Thơng thường trong SGK sẽ có từ 3-5 câu hỏi cho 1 bài tập đọc, HS sẽ dựa vào
bài tập đọc để trả lời câu hỏi. Để kích thích tư duy sáng tạo của HS, GV nên tìm
những câu hỏi nâng cao hơn những câu hỏi trong SGK, cho HS thảo luận nhóm
tìm ra câu trả lời. Như vậy sẽ giúp HS hiểu bài hơn thông qua các câu hỏi và q
trình làm việc nhóm. Vd: Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: “Trong phần 1,
từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần? Cách lặp lại từ ngữ như vậy có tác dụng gì?”
Khi HS tìm ra câu trả lời, từ đó HS sẽ hiểu được ý phần 1 muốn nói về mùi hương
đặc biệt của thảo quả
-Để tránh việc HS nhàm chán khi trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra, GV nên lồng
ghép tranh, ảnh về nội dung của phần (đoạn) nói đến trong bài cho HS xem. Qua
quan sát tranh ảnh và miêu tả của GV, HS sẽ trả lời các câu hỏi 1 cách tích cực và
hăng say hơn. Vd: Ở phần 3, GV cho HS xem tranh cây thảo quả ra hoa và hỏi:
“ Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?”, HS sẽ quan sát và trả lời
tả của tác giả như thế nào?”,... HS sẽ vận dụng kiến thức của mình để trả lời câu
hỏi và GV sẽ là người chốt lại câu trả lời đúng nhất.
- Sau khi đưa ra nội dung bài học , GV cần mở rộng kiến thức cho HS bằng việc
hỏi những câu hỏi thông qua nội dung bài để HS tự đút kết kinh nghiệm cho bản
thân qua bài học. Vd: “Qua bài học, em học được điều gì ở tác giả khi viết văn
-Giáo dục ý thức của HS thông qua nội dung bài học: GV khơng nên nói bằng lời
vì HS sẽ ít tập trung và không ghi nhớ lâu. GV nên kết hợp cho HS xem tranh ảnh
và qua tranh ảnh GV dùng những từ ngữ, câu văn có tính giáo dục để giáo dục ý
thức các em. Vd: GV cho HS xem tranh về các công dụng của cây thảo quả như:
làm thuốc, chế dầu thơm, làm gia vị,…Qua đó giáo dục các em phải biết bảo vệ,
nhân giống và sử dụng các lồi cây 1 cách có ít
2.3.Đọc diễn cảm
-Mục tiêu của giáo dục không chỉ dừng lại ở việc đọc hiểu. Để nâng cao kĩ năng
đọc của HS,sau khi tìm hiểu bài HS sẽ tiến hành đọc diễn cảm để đọc trơi chảy và
lưu lốt hơn, biết nhấn giọng, lên giọng xuống giọng để đọc bài văn hay hơn và
truyền cảm hơn.
- Tuy bài tập đọc chỉ yêu cầu đọc diễn cảm 1 phần (đoạn) nhưng GV nên cho HS
đọc cả bài và nêu giọng đọc của từng phần (đoạn) trong bài để HS biết được giọng
đọc của từng phần (đoạn) qua đó đọc bài hồn hảo hơn vì mục tiêu của việc đọc
diễn cảm là đọc bài văn được hay hơn chứ không phải chỉ cần đọc 1 phần (đoạn)
nào đó hay là được.
3. Củng cố - dặn dị
- Thay vì GV gọi 1 HS nhắc lại nội dung bài, như vậy HS sẽ không chú ý và nhớ
bài được lâu. GV xây dựng cho HS chơi trò chơi “Giải ô chữ” để vừa nhắc lại kiến
thức đã học vừa khơng có tâm lí chán nản mệt mỏi qua 1 tiết học. GV sẽ chọn 1 số
câu hỏi trong bài để xây dựng ô chữ, HS lần lượt trả lời và đốn từ khóa của ơ chữ.
GV khích lệ, tuyên dương, khen thưởng HS trả lời đúng
HẾT
Không biết là cách tổ chức bài dạy của em có phải là 1 cách tổ chức hay, nhưng
em mong rằng sự cố gắng, kinh nghiện khi bước qua đợt kiến tập với nhiều cảm
xúc này em tin rằng đó là một niềm vui quý giá nhất đối với em, được trải qua
nhiều cung bậc cảm xúc. Điều chắc chắn rằng em đã chọn đúng con đường mình đi
và sẽ nổ lực hết mình, bước đi bằng chính đơi chân mình