Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài thi quản trị marketing 2 đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.19 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021
(Phần dành cho sinh viên/ học viên)
Bài thi học phần: Quản trị Marketing 2
Mã số đề thi: 3
Ngày thi: 04/06/2020
Số trang: 7

Số báo danh: 05
Lớp: 2117MAGM0511
Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Anh

Điểm kết luận:

GV chấm thi 1: …….………………………
GV chấm thi 2: …….………………………

Bài làm
Câu 1:
1.1. Các quyết định mở rộng tuyến sản phẩm của doanh nghiệp
Khái niệm liên quan
- Tuyến sản phẩm (Product Line): Là nhóm các sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau, do thực hiện
cùng một chức năng tương tự, được bán cho cùng một nhóm người tiêu dùng, qua cùng một kênh hay
thuộc cùng khung giá nhất định.
Ví dụ: Tuyến sản phẩm skincare của thương hiệu Laroche Posay bao gồm như sữa rửa mặt, nước tẩy
trang, serum, kem dưỡng ẩm,...
- Quyết định mở rộng tuyến sản phẩm là quyết định tăng số lượng danh mục sản phẩm trong tuyến bao
gồm kéo dãn và lấp đầy tuyến sản phẩm
Các quyết định mở rộng tuyến sản phẩm
• Quyết định kéo dãn tuyến sản phẩm
- Kéo dãn xuống dưới: Ban đầu chiếm lĩnh vị trí trên cùng của thị trường, sau đó kéo dãn tuyến sản


phẩm xuống dưới.
- Kéo dãn lên trên: Doanh nghiệp ở đầu thấp có thể tính đến xâm nhập đầu trên của thị trường.
- Kéo dãn sang hai bên: Doanh nghiệp đang phục vụ phần giữa của thị trường, có thể quyết định kéo
dãn tuyến sản phẩm của mình về cả hai phía.
• Quyết định lấp đầy tuyến sản phẩm
Sản xuất thêm sản phẩm mới nhằm bổ sung vào tuyến sản phẩm hiện có. Nhằm mục đích tăng lợi
nhuận, tận dụng năng lực sản xuất thừa của doanh nghiệp, nỗ lực trở thành doanh nghiệp đứng đầu.
1.2. Phân tích nội dung các quyết định về “Chất lượng và năng suất dịch vụ” của doanh nghiệp
dịch vụ.
❖ Các quyết định về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp
Hiện nay, dịch vụ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế hiện đại hóa về cả mặt giá
trị và lãnh đạo xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập người dân tăng theo từng năm, kéo theo đó
nhu cầu đối với dịch vụ ngày càng đa dạng, đòi hỏi chất lượng dịch vụ cần nâng cao, một trong những
yếu tố tăng giá trị của doanh nghiệp cũng như giữ chân khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Để

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: 2117MAGM0511

Trang 1/7


tìm hiểu rõ hơn về các quyết định chất lượng dịch vụ, trước hết cần phân tích mơ hình chất lượng dịch
vụ.
• Mơ hình chất lượng dịch vụ

Truyền miệng

Nhu cầu cá nhân


Kinh nghiệm quá khứ

Dịch vụ kỳ vọng
Gap 5
Khách
hàng

Dịch vụ cảm nhận

Gap 1
Marketer

Cung ứng dịch vụ
Gap 4

Gap 3

Truyền thơng bên
ngồi khách hàng

Chuyển tải cảm nhận
vào chất lượng dịch vụ
Gap 2
Cảm nhận của ban
quản trị về kỳ vọng
của khách hàng
Mơ hình chất lượng dịch vụ theo Servqual
Theo mơ hình này, chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa cảm nhận thực tế khi sử dụng sản phẩm và
mong đợi trước đó của khách hàng.
- Khoảng cách 1 (Gap1): Khoảng cách giữa sự nhận thức nhà quản lý dịch vụ và mong đợi thực của

khách hàng đối với điều này. Nếu khoảng cách này lớn có thể thấy doanh nghiệp chưa thực sự hiểu
được mong đợi của khách hàng về sản phẩm của mình. Ngun nhân có thể do sự thiếu sót trong
nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng, thiếu sự tương tác qua lại giữa khách hàng với nhà cung ứng
dịch vụ,... Do đó, hiểu chính xác những gì mà khách hàng là bước đầu quan trọng trong việc cung ứng
dịch vụ.
- Khoảng cách 2 (Gap 2): là khoảng cách giữa việc chuyển tải cảm nhận thanh tiêu chuẩn về chất
lượng dịch vụ và cảm nhận của ban quản trị về sự mong đợi của khách hàng.
- Khoảng cách 3 (Gap 3): là khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ cung ứng thực tế với tiêu chuẩn về
chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp đã đề ra. Để thu hoạch khoảng cách thì doanh nghiệp cần phải
nâng cao đội ngũ nhân viên, có đủ năng lực, chuẩn bị cơ sở vật chất, bố trí nhân viên cung ứng dịch vụ
thích hợp.
- Khoảng cách 4 (Gap 4): là khoảng cách giữa thực tế cung ứng dịch vụ và thông tin ra bên ngoài về
dịch vụ sẽ cung ứng. Để thu hẹp khoảng cách doanh nghiệp cần tăng cường cung ứng dịch vụ có chất

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: 2117MAGM0511

Trang 2/7


lượng theo đúng thông tin về dịch vụ được đưa tới khách hàng. Chính sự hồ hởi, cởi mở, vui vẻ, thân
thiện của nhân viên phục vụ mới là những nhân tố làm cho khách hàng được cảm thấy mình là “thượng
đế” thực sự.
- Khoảng cách 5 (Gap 5): là khoảng cách giữa cảm nhận của khách hàng về dịch nhận được và sự
mong đợi, kỳ vọng trước đó của khách hàng.
• 5 yếu tố chủ yếu quyết định chất lượng dịch vụ (xếp thứ tự theo tầm quan trọng khách hàng
đánh giá)
- Mức độ tin cậy: thể hiện khả năng đảm bảo dịch vụ đã hứa hẹn một cách chắc chắn và chính xác.
- Thái độ nhiệt tình: thể hiện cách ứng xử của nhà cung ứng luôn sẵn sàng, giúp đỡ, thái độ niềm nở và

đảm bảo dịch vụ nhanh chóng.
- Sự đảm bảo: thể hiện trình độ chuyên môn, thái độ ứng xử của nhân viên và khả năng của họ tạo nên
độ tín nhiệm và lịng tin của khách hàng.
- Sự thông cảm: thể hiện thái độ quan tâm và sự đồng cảm của nhà cung ứng với khách hàng.
- Yếu tố hữu hình: chất lượng dịch vụ được thể hiện thông qua không gian trao đổi với khách hàng như
các phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, con người và tài liệu thông tin.
❖ Các quyết định về năng suất dịch vụ của doanh nghiệp
Để nâng cao năng suất dịch vụ, doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định như:
- Huấn luyện nhân viên hiện có chu đáo hơn: có thể đăng ký các khóa học, thuê các chuyên gia, người
có kinh nghiệm để hướng dẫn huấn luyện đội ngũ nhân viên. Các kỹ năng cần thiết của nhân viên như
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, cung cấp thơng tin,...
- Gia tăng khối lượng dịch vụ: có thể tăng một số dịch vụ phù hợp với từng tình huống, từng giai đoạn
để thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà vẫn đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp.
- “Công nghiệp hóa dịch vụ”: áp dụng các trang thiết bị cơng nghệ hiện đại hay các phương thức tiên
tiến để nâng cao năng suất dịch vụ.
- Giảm bớt hay loại bỏ nhu cầu đối với dịch vụ: nghiên cứu tình hình thị trường và khả năng của doanh
nghiệp tại để có các giải pháp loại bỏ hay giảm bớt một số nhu cầu không cần thiết.
- Thiết kế dịch vụ hiệu quả: nghiên cứu và đưa ra thiết kế dịch vụ phù hợp, hiệu quả
- Khuyến khích khách hàng sử dụng lao động của bản thân.
Vận dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hiện nay phát triển dịch vụ ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với nền kinh tế. Các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ hoặc sử dụng dịch vụ đi kèm sản phẩm ngày càng nhận thức được vai trò của nâng
cao chất lượng và năng suất dịch vụ đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình.
- Đối với những ngành dịch vụ, nhà hàng hay khách sạn thì việc quyết định chất lượng và năng suất
dịch vụ được xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh, gây dựng lòng
trung thành, niềm tin đối với khách hàng.
- Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chất lượng và năng suất dịch vụ càng cao đồng
nghĩa doanh nghiệp có cơ hội duy trì mở rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao sự trung
thành của khách hàng.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chất lượng dịch vụ sẽ tác động đến sự hài lịng của khách

hàng. Vì thế trong hoạt động kinh doanh, để nâng cao chất lượng và năng suất dịch vụ doanh nghiệp
cần nghiên cứu, linh hoạt áp dụng tối ưu các yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ kể trên.
Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: 2117MAGM0511

Trang 3/7


Ví dụ tại nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất để cho thấy tầm quan trọng của chất lượng và năng suất dịch
vụ: Nhiều khách hàng khơng hài lịng về chất lượng dịch vụ tại đây bởi mặt bằng nhà ga Tân Sơn Nhất
khá nhỏ hẹp, không gian đi lại của hành khách không được thoải mái, chất; lượng hệ thống wifi miễn
phí yếu, các dịch vụ ăn uống chưa có nhiều sự lựa chọn,... Chính điều này đã giảm đáng kể lượng
khách hàng chọn sử dụng dịch vụ tại đây.
Để cải thiện được tình hình doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chí đánh giá như:
• Độ tin cậy: thời gian bay đúng lịch trình, các chuyến bay cung cấp thơng tin chính xác, các dịch
vụ hỗ trợ đảm bảo yêu cầu.
• Sự đảm bảo: tác phong của tiếp viên, nhân viên phù hợp chuẩn mực, có kiến thức để tư vấn cho
khách hàng.
• Thái độ nhiệt tình: sẵn sàng trả lời thắc mắc của khách hàng về thời gian bay, phịng chờ, cửa
lên máy bay,...
• Sự thơng cảm: nhân viên quan tâm đến người già và trẻ con, hỗ trợ hành khách có vấn đề về sức
khỏe.
• Yếu tố hữu hình: Có đầy đủ chỗ ngồi cho hành khách chờ, có chỉ dẫn cụ thể tại các cửa, biển,
nhân viên có đồng phục, mặt bằng rộng rãi, bố trí hợp lý, nâng cao dịch vụ ăn uống tại nhà chờ,
nâng cao hệ thống internet miễn phí.
Câu 2:
2.1. Phân tích và đánh giá thị trường - sản phẩm của TH true Milk
Cơ sở lý thuyết
- Sản phẩm là bất cứ thứ gì mà người ta có thể cống hiến ra thị trường để được chú ý, mua sắm, sử

dụng hay tiêu thụ, có thể làm thỏa mãn một nhu cầu hay một sự cần dùng nào đó của khách hàng.
- Tuyến sản phẩm (Product Line): Là nhóm các sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau, do thực hiện
cùng một chức năng tương tự, được bán cho cùng một nhóm người tiêu dùng, qua cùng một kênh hay
thuộc cùng khung giá nhất định.
- Sản phẩm hỗn hợp là tập hợp các sản phẩm mà tổ chức, doanh nghiệp hay một người bán có thể tung
ra thị trường để phục vụ khách hàng.
- Cấu trúc của sản phẩm hỗn hợp
+ Chiều rộng: số lượng tuyến sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.
+ Chiều dài: tổng số các tên sản phẩm trong tổng danh mục sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chiều sâu: tổng số các phương án sản phẩm cùng thỏa mãn nhu cầu, khác nhau về đặc tính và mức
giá.
+ Độ đặc: là độ liên kết của các dịng sản phẩm, tính nhất qn của sản phẩm hỗn hợp; mối
2.1. Phân tích và đánh giá thị trường - sản phẩm của TH true Milk
Tình hình thị trường sữa chung hiện nay
Sữa vốn là hàng hóa thiết yếu nên mặc dù kinh tế suy thoái nhưng thị trường ngành này vẫn có
tốc độ tăng trưởng khá tốt, ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid và có thể tăng trưởng theo từng giai đoạn.
Hiện nay, ngoài sữa tươi thì sản phẩm sữa trên thị trường Việt Nam khá phong phú về nhãn hiệu,
chủng loại. Bao gồm các sản phẩm như sữa nước, sữa bột, bơ, phomai, váng sữa, sữa chua,...
Có thể cho rằng, thị trường sữa Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới nhờ sự gia
tăng dân số, người tiêu dùng ngày càng nâng cao nhận thức chú trọng hơn về sức khỏe. Cũng chính vì
Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: 2117MAGM0511

Trang 4/7


thế đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt ở thị trường này, không chỉ trong mà nhiều thương hiệu sữa nước
ngoài cũng xâm nhập tạo nên cuộc đua khá mạnh mẽ.
Phân tích và đánh giá thị trường - sản phẩm của TH true Milk

TH true Milk là một thương hiệu đã rất quen thuộc với nhiều người Việt. Mặc dù mới xuất hiện từ
2008 nhưng TH true Milk ngày càng chứng tỏ được sự vượt trội của mình trên thị trường sữa Việt
Nam. Qua hơn 10 năm phát triển, hiện nay thương hiệu này đang chiếm gần 40% thị phần sữa tươi ở
miền Bắc và đang tiến mạnh vào thị trường miền Nam.
• Điểm mạnh về thị trường - sản phẩm của TH true Milk
- Để đứng vững trên thị trường như bây giờ, Th true Milk đã tập trung chủ yếu vào chất lượng sản
phẩm. Với triết lý “Thật sự thiên nhiên”, các sản phẩm của TH đều được làm hoàn toàn từ sữa tươi
sạch nguyên chất của trang trại TH, tự hào thương hiệu sữa sạch không đối thủ tại thị phần sữa Việt
Nam.
- Không những đảm bảo sản phẩm sạch, TH còn được đánh giá cao về các sản phẩm mang lại chất
lượng dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe. Ví dụ như thức uống thảo dược Gấc tự nhiên Lạc tiên là sự
phối trộn giữa Gấc hữu cơ với lá Lạc Tiên là nguồn cung cấp tuyệt vời Vitamin A từ beta caroten giúp
tăng cường sức khỏe, giúp bạn tỉnh táo và sáng tạo. Sản phẩm rau má Organic Chanh và Bạc hà với
thành phần chính từ những trái chanh tươi xanh - một loại thảo dược giàu chất chống oxy hoá để nâng
cao sức khoẻ, giúp thư giãn, sảng khoái. Sản phẩm gấc tự nhiên atiso đỏ và mâm xôi giúp tăng cường
sức khoẻ cho mắt...
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp có sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn với công nghệ hiện đại nhất thế giới.
Sở hữu những nhà xưởng, trang trại bò được chăm sóc kỹ lưỡng cẩn thận, nổi bật hơn so với đối thủ
cạnh tranh trong ngành. Quy trình được khép kín hiện đại, đảm bảo chất lượng của từng sản phẩm khi
tới tay người tiêu dùng, xây dựng được niềm tin với khách hàng cho thương hiệu sữa của mình.
- Cung cấp đa dạng các dịng sản phẩm để người tiêu dùng có thể thoải mái trong việc lựa chọn. TH
true Milk có hệ thống sản phẩm truyền thống từ sữa phong phú như sữa tươi, sữa thanh trùng, dịng
organic, sữa chua, sữa bột, thức uống thảo dược,.. Khơng những thế trong mỗi dòng sản phẩm lại được
chia thành nhiều loại sản phẩm theo hương vị, bao bì, trọng lượng,... phù hợp với nhu cầu từng đối
tượng của khách hàng.
• Điểm yếu về thị trường - sản phẩm của TH true Milk
Có thể thấy, TH true Milk tập trung cao vào chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất nghiêm ngặt ngay
từ các nguyên liệu đầu vào vì thế tốn chi phí khá cao, một phần ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm.
Ngay từ khi gia nhập thị trường sữa, các sản phẩm của TH true Milk có giá thành cao hơn hẳn so với
các thương hiệu khác, cũng là một yếu tố cản trở khi thương hiệu tiếp cận đến tầng lớp thu nhập trung

bình thấp.
• Đối thủ cạnh tranh, thách thức của thị trường - sản phẩm TH True Milk
Như đề cập ở trên, thị trường sữa tại Việt Nam đầy cạnh tranh gay gắt. Thị trường sản phẩm TH True
Milk có nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ nhiều phía như đối thủ cạnh tranh trong ngành, cạnh tranh về
nhà cung ứng, khách hàng, sản phẩm thay thế và các đối thủ tiềm năng trong tương lai có thể gia nhập
ngành.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: 2117MAGM0511

Trang 5/7


Đến thời điểm hiện tại, thị trường sữa tại Việt Nam đã tồn tại rất nhiều thương hiệu sữa cả trong và
ngoài nước với nhiều phân khúc thị trường khác nhau như: Vinamilk, Mộc Châu, Dutch lady,
Nutifood,... Trong đó Vinamilk là thương hiệu sữa cực lớn, gây áp lực cạnh tranh mạnh nhất tới doanh
nghiệp Th true Milk. Xét về giá thành rõ ràng Th true Milk có phần bất lợi hơn, cịn về các dịng sản
phẩm thì Vinamilk cũng có rất nhiều chủng loại khác nhau được đơng đảo người tiêu dùng biết đến.
Như vậy, có thể thấy thị trường - sản phẩm của TH True Milk đến thời điểm hiện tại có nhiều ưu
thế về sản phẩm sạch, chất lượng, có cơ hội phát triển lớn mạnh hơn nữa trong thị trường cả trong và
ngoài nước. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng bị rào cản về các thách thức, đối thủ cạnh tranh vì thế doanh
nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa về các chiến lược, quản trị marketing để đứng vững hơn trên thị trường
khốc liệt này.
2.2. Phân tích đặc điểm của các thơng số cấu trúc nên sản phẩm hỗn hợp của TH true Milk thích
ứng với thị trường mục tiêu
TH true Milk là thương hiệu sữa sạch từ thiên nhiên, chất lượng vì thế mà doanh nghiệp tập trung
vào nhóm đối tượng khách hàng là những gia đình khá giả có con, giới trẻ và những người thích các
sản phẩm từ thiên nhiên, quan tâm đến vấn đề sức khỏe.
Hiện tại, TH true Milk cung cấp đa dạng các sản phẩm từ sữa như sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi

thanh trùng, sữa tươi công thức, sữa chua, bơ, phomat… Trong mỗi dòng sản phẩm lại được chia theo
từng loại khác nhau theo hương vị, trọng lượng,...

Chiều rộng sản phẩm hỗn hợp của Th true Milk

Chiều dài
sản phẩm
hỗn hợp
của TH
true Milk

Sữa tươi

Sữa chua tự nhiên

Bơ và phomat

Thức uống thảo dược TH
true herbal

- sữa tươi tiệt
trùng
- sữa tươi
thanh trùng
- sữa tươi công
thức

- sữa chua ăn
- sữa chua uống (
sữa chua uống

men sống, sữa
chua uống tiệt
trùng)

- phomat que
Mozzarella
- bơ lạt (200g,
100g, 10g)

- thức uống thảo dược gấc
tự nhiên
- thức uống thảo dược rau
má hữu cơ
- chanh và bạc hà

- Chiều rộng sản phẩm hỗn hợp
Hiện nay TH true Milk cung cấp đa dạng các sản phẩm khác nhau, có 6 tuyến sản phẩm chính (được
chia theo chức năng cụ thể của sản phẩm): sữa tươi, sữa chua tự nhiên, bơ và phomat, thức uống thảo
dược, kem, nước giải khát. Chính sự đa dạng về chiều rộng sản phẩm hỗn của TH true milk sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến có thể lựa chọn sản phẩm có thương
hiệu giống nhau, an tâm về chất lượng, từ đó giúp giữ chân người tiêu dùng, đa dạng hóa sản phẩm của
mình.
Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: 2117MAGM0511

Trang 6/7


- Chiều dài sản phẩm hỗn hợp

Bên cạnh việc doanh nghiệp có các tuyến sản phẩm khác nhau, trong mỗi dịng sản phẩm đó được chia
thêm thành nhiều loại. Trong tuyến sản phẩm sữa tươi của TH true Milk có 3 loại sản phẩm là: sữa tươi
tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa tươi công thức. Với sữa chua tự nhiên thì có 2 loại là sữa chua uống
(sữa chua uống tiệt trùng, sữa chua uống men sống), sữa chua ăn. Tương tự, bơ và phomat có 3 loại sản
phẩm; thức uống thảo dược có 3 loại; kem có kem hộp, kem ốc quế, kem que,...; Nước giải khát có
nước uống trái cây TH True Milk Juice, nước uống sữa trái cây TH True Milk Juice, nước gạo rang TH
True Milk rice. Như vậy chiều dài sản phẩm hỗn hợp của TH true Milk khoảng 15 sản phẩm các loại.
Mỗi tuyến sản phẩm của TH đều có đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng, phù hợp với nhu cầu tiêu
dùng của từng nhóm đối tượng.
- Chiều sâu của sản phẩm hỗn hợp
Ở mỗi mặt hàng, doanh nghiệp đều đưa ra các phương án, lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng. Ví dụ
như theo hàm lượng đường thì có sữa/sữa chua ít đường, sữa có đường, sữa ngun chất hay dịng
organic... Phân theo hương vị sản phẩm có vị cam, dâu, việt quất, vị kem Vanilla,... Theo quy cách
đóng gói bao bì, sản phẩm sữa của TH true milk chủ yếu đóng dưới dạng hộp và gói giấy, các chai
nhựa đa số là dành cho thức uống. Bên cạnh đó để đáp ứng đa dạng sở thích và nhu cầu của người tiêu
dùng thì các loại sữa hay bơ được phân theo trọng lượng như 110ml, 180ml, bơ với ba trọng lượng
200g, 100g và 10g.
- Độ đặc của sản phẩm hỗn hợp: Độ liên kết, mối quan hệ mật thiết giữa các sản phẩm của Th
true Milk khá cao. Bởi đây đều chủ yếu là sản phẩm được chế biến từ sữa dễ dàng lựa chọn, các sản
phẩm có nhu cầu như nhau khơng có q nhiều loại gây phân vân trong quá trình lựa chọn tiêu dùng
sản phẩm của nhóm khách hàng mục tiêu.
Kết luận: Nhìn chung đặc điểm của các thông số cấu trúc nên sản phẩm hỗn hợp của TH true Milk khá
phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến.

---Hết---

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: 2117MAGM0511


Trang 7/7



×