Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Khảo sát chế phẩm có tác dụng trị ho nguồn gốc từ dược liệu tại Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.97 MB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC
MÃ NGÀNH: 7720201

KHẢO SÁT CHẾ PHẨM CÓ TÁC DỤNG
TRỊ HO NGUỒN GỐC TỪ DƯỢC LIỆU
TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC
TỈNH AN GIANG NĂM 2020
Cán bộ hướng dẫn:
Ths. TRÌ KIM NGỌC

Sinh viên thực hiện
HỨA KHÁNH THU
MSSV: 1652720401665
Lớp: LTTC - ĐH DƯỢC 11G

Cần Thơ, năm 2020
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC
MÃ NGÀNH: 7720201

KHẢO SÁT CHẾ PHẨM CÓ TÁC DỤNG


TRỊ HO NGUỒN GỐC TỪ DƯỢC LIỆU
TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC
TỈNH AN GIANG NĂM 2020
Cán bộ hướng dẫn:
Ths. TRÌ KIM NGỌC

Sinh viên thực hiện
HỨA KHÁNH THU
MSSV: 1652720401665
Lớp: LTTC - ĐH DƯỢC 11G

Cần Thơ, năm 2020
2


LỜI CÁM ƠN
“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí của dân tộc là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay của
người việt nam chúng ta. Trên thực tế không có thành cơng nào là khơng gắn liền với
những sự hổ trợ giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Với
lòng biết ơn sâu sắc nhất. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo Khoa Dược Điều Dưỡng Trường Đại Học Tây Đô với vốn tri thức và tâm huyết của mình đã truyền
đạt những kiến thức q báu cho tơi trong suốt thời gian học tập tại đây.
Tôi xin chân thành cám ơn cơ Trì Kim Ngọc đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn qua từng
buổi học, thảo luận về đề tài nghiên cứu khoa học. Nhờ những lời hướng dẫn, dạy bảo
đó bài tiểu luận này của tơi đã hồn thành một cách hồn thiện.
Sau cùng tơi xin kính chúc quý thầy, cô Khoa Dược Điều Dưỡng Trường Đại Học Tây
Đô và giáo viên hướng dẫn thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ
mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
TP. Cần Thơ, ngày tháng năm 2020
Sinh Viên thực hiện


Hứa Khánh Thu

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tơi. Trong q trình viết bài có sự
tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn khoa học của giáo
viên hướng dẫn Cơ Trì Kim Ngọc. Các dữ kiện nêu trong bài tiểu luận là trung thực
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
TP. Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2020
Sinh Viên thực hiện

Hứa Khánh Thu

2


TÓM TẮT
Mở đầu
Ngay từ thời xa xưa người dân Việt Nam, đặc biệt là những người sống ở vùng
cao, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều bài thuốc, cây thuốc được sử dụng để chữa bệnh có
hiểu quả. Qua quá trình phát triển, các kinh nghiệm dân gian quý báu đó đã dần dần
tích lũy nhiều kinh nghiệm, ni trồng dược liệu và cho ra đời nhiều dược phẩm và
thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược để điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh
liên quan đến bệnh đường hô hấp. Các công ty dược đã nghiên cứu cho ra những sản
phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, với sự đa dạng về sản phẩm
cũng như mẫu mã người tiêu dùng rất dễ mua và sử dụng, đó là con dao hai lưỡi bởi
dùng với liều lượng vừa phải thì có tác dụng chữa bệnh, song dùng khơng đúng cách
hoặc q liều có thể dẫn đến ngộ độc hoặc biến chứng. Do vậY, để góp phần kiểm sốt

các nguy cơ tiềm ẩn, để cung cấp cho người tiêu dùng thông tin của những sản phẩm
nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng trên đường hô hấp. Chúng tôi tiến hành thực hiện
tiểu luận “Khảo sát chế phẩm có tác dụng trị ho nguồn gốc từ dược liệu tại Thành
phố Châu Đốc, tỉnh An Giang năm 2020” với các mục tiêu:
1. Tìm hiểu về bệnh đường hơ hấp và một số dược liệu có tác dụng trị ho.
2. Khảo sát các chế phẩm có tác dụng trị ho nguồn gốc từ dược liệu trên các nhà
thuốc, quầy thuốc ở địa bàn Thành phố Châu Đốc, Tỉnh An Giang.
Đối tượng nghiên cứu
Chế phẩm tác dụng trị ho có nguồn gốc từ dược liệu.
Nhà thuốc / quầy thuốc đang hoạt động kinh doanh tại Thành Phố Châu Đốc tỉnh An
Giang.
Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp thu thập nguồn tài liệu về các dược liệu có tác
dụng trên đường hô hấp.
Khảo sát 20 nhà thuốc trên địa bàn Thành Phố Châu Đốc tỉnh An Giang.
Thu thập, tổng hợp và xử lý các số liệu bằng phần mềm word 2016.
Kết quả:
Khảo sát 21 dược liệu có tác dụng trị ho.
Khảo sát 20 chế phẩm tác dụng trị ho có nguồn gốc dược liệu:
+ Chế phẩm được nhà thuốc bán nhiều nhất là Viên Ngậm Bảo Thanh.
+ Chế phẩm được bán ít nhất là Haviho.

3


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................ii
TÓM TẮT..................................................................................................................................iii
MỤC LỤC.................................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................iv

DANH MỤC HÌNH...................................................................................................................iv
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................viii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................1
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH HO.........................................................................................1
1.1.1. Khái quát về bệnh ho................................................................................................1
1.1.2. Phân loại bệnh ho......................................................................................................1
1.2. DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG TRỊ HO..........................................................................5
1.2.1. Cây Bạc Hà................................................................................................................5
1.2.2. Cây Húng Chanh.......................................................................................................7
1.2.3. Cây Bạch Chỉ............................................................................................................8
1.2.4. Cây Bán Hạ.............................................................................................................10
1.2.6. Cây Cam Thảo Bắc.................................................................................................13
1.2.7. Cây Cát Cánh..........................................................................................................15
1.2.8. Cây Cỏ Xạ Hương...................................................................................................16
1.2.9. Cây Ma Hồng........................................................................................................18
1.2.10. Cây Mạch Mơn.....................................................................................................19
1.2.11. Cây Thiên Môn Đông............................................................................................21
1.2.12. Cây Núc Nác.........................................................................................................23
1.2.13. Cây Tỳ Bà Diệp.....................................................................................................24
1.2.14. Cây Quýt...............................................................................................................26
1.2.15. Cây Thường Xuân.................................................................................................27
1.2.16. Cây Kha Tử...........................................................................................................29
1.2.17. Cây Gừng..............................................................................................................30
1.2.18. Cây Xạ Can...........................................................................................................33
1.2.19. Cây Bọ Mắm.........................................................................................................34
1.2.20. Cây Quất...............................................................................................................36
1.2.21. Cây Xuyên Bối Mẫu.............................................................................................37
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................39
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................39
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................40

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................................40

4


2.2.2. Cỡ mẫu....................................................................................................................40
2.23. Phương pháp chọn mẫu............................................................................................40
2.2.4. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................40
2.25. Xử lý số liệu.............................................................................................................40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................................40
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................40
3.1.1. Viên ngậm ho nam dược.........................................................................................40
3.1.2. Viên Ngậm Bảo Thanh............................................................................................42
3.1.3. Viên Ngậm An Thanh.............................................................................................43
3.1.4. Viên Ngậm Hati - Tux.............................................................................................44
3.1.5. Viên Ngậm Bổ Phế..................................................................................................45
3.1.6. CODATUX.............................................................................................................46
3.1.7. Eugica.....................................................................................................................47
3.1.8. Bổ Phế TW3 Chỉ Khái Lộ........................................................................................48
3.1.9. Thiên Môn Bổ Phổi.................................................................................................49
3.1.10. Siro Ích Nhi...........................................................................................................50
3.1.11. Siro Vinaho............................................................................................................51
3.1.12. Heviho...................................................................................................................52
3.1.13. Slaska....................................................................................................................53
3.1.14. Xuyên Bối Tỳ Bà Cao...........................................................................................54
3.1.15. Prospan..................................................................................................................55
3.1.16. Ho Astex................................................................................................................56
3.1.17. Thuốc ho P/H........................................................................................................57
3.1.18. Ginkid...................................................................................................................58
3.1.19. Pectol.....................................................................................................................59

3.1.20. Quất – Mật ong – Tâm Việt..................................................................................60
3.2. BÀN LUẬN...................................................................................................................66
3.2.1. Chế phẩm chứa dược liệu có tác dụng trị ho..........................................................66
3.2.2. Tình hình bn bán thành phẩm tác dụng gan mật có nguồn gốc thảo dược tại các
nhà thuốc...........................................................................................................................67
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................68
4.1. KẾT LUẬN....................................................................................................................68
4.2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................68
PHỤ LỤC 1...............................................................................................................................70
PHỤ LỤC 2...............................................................................................................................72
PHỤ LỤC 3...............................................................................................................................77

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Danh mục thành phẩm tác dụng trị ho có nguồn gốc thảo dược trong nghiên
cứu
Bảng 3.2. Danh mục thành phẩm chứa dược liệu có tác dụng trị ho được bán trong nhà
thuốc nghiên cứu (1- 20)
Bảng 3.3. Tổng hợp tình hình bn bán thành phẩm có tác dụng trị ho có nguồn gốc
thảo dược tại các nhà thuốc

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây Bạc Hà
Hình 1.2. Húng chanh

Hình 1.3. Cây Bạch Chỉ
Hình 1.4. Cây Bán Hạ
Hình 1.5. Cây Bách Bộ
Hình 1.6.Cây cam thảo bắc
Hình 1.7.Cây Cát Cánh
Hình 1.8. Cỏ Xạ Hương…………………………………………………………….
Hình 1.9. Ma Hồng
Hình 1.10. Mạch Mơn
Hình 1.11. Thiên mơn đơng
Hình 1.12. Núc nác
Hình 1.13. Tỳ bà ….…………………………………………………………………..
Hình 1.14. Vỏ qu.ýt (trần bì)
Hình 1.15. Cây thường xuân
Hình 1.16. Cây Kha tử………………………………………………………………..
Hình 1.17. Cây Gừng
Hình 1.18. Cây Xạ can ……………………………………………………………….
Hình 1.19. Cây bọ mắm ……………………………………………………………...
Hình 1.20. Cây quất
Hình 1.21. Xuyên bối mẫu……………………………………………………………

7


MỞ ĐẦU
Nước ta nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có địa hình thay đổi từ Bắc vào
Nam, nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm phân bố Không đồng đều đã tạo nên
nhiều thảm thực vật quan trọng, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng
về chủng loại, trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc. Theo thống kê của Viện Dược
Liệu (Bộ Y Tế), tính đến cuối năm 2007 đã ghi nhận và thống kê được ở Việt Nam có
3.948 lồi thực vật có giá trị làm thuốc trong đó có khoảng 3.000 lồi cây mọc tự

nhiên (hơn 90%), đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên
liệu ban đầu để sản xuất thuốc dùng trong nước và nhập khẩu.
Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu ở Việt Nam là rất lớn, bao
gồm: Hệ thống khám chữa bệnh bằng YHCTgồm có: 63 bệnh viện YHCT cơng lập; hệ
thống bệnh viện đa khoa có khoa YHCT công lập .Tổ YHCT; khoảng 80% Trạm YB
Tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT và gần 7.000 cơ sở hành nghề YHCT
tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh. Đồng thời, có 226 cơ sở sản xuất
thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, được cấp số đăng ký lưu hành sử dụng dược liệu làm
nguyên liệu làm thuốc trong sản xuất.
()
Ngành y tế đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và
thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những tri thức bản
địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản
phẩm phục vụ cơng tác phịng và chữa bệnh của nhân dân.
Theo kết quả điều tra khảo sát của các nhà nghiên cứu khoa học đa nghành khác cho
biết .Việt Nam có khoảng 12.000 lồi thực bậc cao có mạch (đã xác định tên của 8.000
loài), 6.000 loài nấm, 800 lồi rêu và hàng trăm lồi tảo lớn .Trong đó có tới gần 4.000
lồi thực vật bậc cao và bậc thấp được dùng làm thuốc, chúng được phân bố rộng khắp
cả nước ().
Đến năm 2016, Việt Nam đã ghi nhận được trên 5.000 loài thực vật được sử dụng làm
thuốc; trong đó có gần 200 lồi có tiềm năng khai thác và phát triển trồng để đáp ứng
nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu (như: Quế, Hồi, Hòe, Nghệ,
Actiso, Sa nhân, Kim tiền thảo, Đinh lăng, Thảo quả…).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển sử
dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Chính
vì vậy, ngồi những tiềm năng và thế mạnh về nguồn tài nguyên và thuốc từ dược liệu,
Việt Nam có nhiều cơ hội giúp thúc đẩy phát triển ngành dược liệu trong nước.

8



Từ xa xưa con người đã biết sử dụng các loài cây hoang dại để làm thức ăn, vật liệu
xây dựng, chất đốt, thức ăn gia súc hay làm đồ gia dụng và đặc biệt dùng làm thuốc
chữa bệnh. Khi đó, người ta chỉ biết sử dụng cây cỏ hoang dại để làm thuốc trị một số
bệnh thông thường như cảm, sốt, đau đầu, bệnh ngoài da.
Về sau mới đi sâu tìm hiểu về cây cỏ để chữa các bệnh nan y về gan, thận, tim
mạch…Cho đến nay, mặc dù khoa học hiện đại phát triển theo hướng sử dụng hóa chất
làm thuốc để chữa trị thì cây cỏ làm thuốc vẫn đóng một vai trị quan trọng trong nền
Y học cổ truyền và là nguồn nguyên liệu quý cho nhiều loại thuốc hiện đại có nguồn
gốc từ các hợp chất tự nhiên.Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và xu hướng “trở về
thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dược phẩm và thực phẩm chức năng có
nguồn gốc thảo dược có thành phần được chiết xuất từ cây thuốc do các công ty
chuyên sản xuất thuốc từ dược liệu như: Traphaco, dược phẩm OPC…Trong số đó có
những loại cây có tác dụng điều trị các bệnh lý về đường hô hấp đặc biệt là bệnh ho
như: Bạc Hà, Húng Chanh, Gừng...
Tuy nhiên, với sự đa dạng về sản phẩm cũng như mẫu mã người tiêu dùng rất dễ mua
và sử dụng, đó là con dao hai lưỡi bởi dùng với liều lượng vừa phải thì có tác dụng
chữa bệnh, song dùng khơng đúng cách hoặc q liều có thể dẫn đến ngộ độc hoặc
biến chứng. Do vậy, để góp phần kiểm soát các nguy cơ tiềm ẩn, để cung cấp cho
người tiêu dùng thông tin của những sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng
trên đường hơ hấp. Chúng tôi tiến hành thực hiện tiểu luận “Khảo sát chế phẩm có
tác dụng trị ho nguồn gốc từ dược liệu tại tỉnh An Giang năm 2020” với các mục
tiêu:
1. Tìm hiểu về bệnh trên đường hơ hấp và một số dược liệu có tác dụng trị ho.
2. Khảo sát các chế phẩm có tác dụng trị ho nguồn gốc từ dược liệu trên các nhà
thuốc, ở địa bàn Thành Phố Châu Đốc tỉnh An Giang.

9



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH HO
1.1.1. Khái quát về bệnh ho
Ho là một phản xạ có điều kiện xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại, nó có tác
dụng giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích, các hạt ở mơi trường bên
ngồi và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp. Phản xạ ho bao gồm ba giai đoạn: hít
vào, một cơ chế buộc phải thở ra, hơi thở ép vào thanh mơn đang đóng kín,
lượng khơng khí từ phổi thốt mạnh ra ngồi sau khi thanh môn mở ra, và thường đi
kèm với một âm thanh đặc trưng. ( />1.1.2. Phân loại bệnh ho
Ho mạn tính
Ho mạn tính là ho kéo dài từ 8 tuần trở lên ở người lớn, hoặc bốn tuần ở trẻ em.
Nguyên nhân gây ho mạn tính nhiều khi rất khó xác định. Những nguyên nhân phổ
biến nhất là hút thuốc lá, chảy nước mũi sau, hen suyễn và trào ngược dạ dày thực
quản. Tuy nhiên, ho kéo dài trong nhiều tuần thường là hậu quả của một bệnh lý nào
đó. Trong nhiều trường hợp, thường có nhiều hơn một nguyên nhân gây ho.
Các nguyên nhân sau đây, một mình hoặc kết hợp, gây ra phần lớn các trường hợp ho
mãn tính:
Chảy nước mũi sau: Khi mũi hoặc xoang tiết ra quá nhiều chất nhầy, nó có thể
chảy xuống họng và kích hoạt phản xạ ho. Tình trạng này cịn được gọi là hội
chứng ho đường hơ hấp trên (UACS).
Hen suyễn: Ho có thể là một triệu chứng của bệnh hen suyễn, có thể xuất hiện
theo mùa, sau nhiễm trùng đường hô hấp trên, hoặc trở nên nặng hơn khi tiếp xúc
với không khí lạnh hoặc một số loại hóa chất hoặc nước hoa. Trong một thể của
hen, ho là triệu chứng chính.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Đây là bệnh khá phổ biến. Acid dạ
dày trào ngược vào thực quản, gây kích thích cho thực quản. Sự kích thích liên
tục có thể dẫn đến ho mạn tính. Động tác ho, lại làm trầm trọng thêm GERD một vòng luẩn quẩn.
Nhiễm trùng: Ho có thể kéo dài lâu sau khi các triệu chứng khác của viêm phổi,
cảm cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên đã biến mất. Thuốc

huyết áp: Thuốc ức chế men chuyển (ACE), thường được kê đơn cho bệnh tăng
huyết áp và suy tim có thể gây ho mãn tính ở một số người.
().
Ho cấp tính
1


Ho cấp tính là tình trạng ho kéo dài dưới 3 tuần. Các nguyên nhân phổ biến gây ho cấp
tính gồm cảm lạnh, dị ứng, hoặc các triệu chứng khác như: Bệnh tim, dạ dày và hệ
thần kinh. Các triệu chứng phổ biến thường đi kèm với ho cấp tính nơng, thở khị khè,
sỗ mũi, viêm họng.
Một số ngun nhân phổ biến gây ho cấp tính như: Nhiễm trùng hơ hấp trên là các
bệnh nhiễm trùng cổ họng, thường do virus gây ra. Bệnh thường liên quan đến sốt, đau
họng và chảy nước mũi hoặc tiếp xúc với chất kích thích dị ứng.Trào ngược dạ dày
thực quản (hay GERD).
Tình trạng viêm lâu dài của các đường hô hấp. Hầu hết những người bị viêm phế quản
mạn tính là những người đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc. Viêm phế quản mạn
tính thường là một phần của bệnh phổi liên quan đến hút thuốc lá được gọi là bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
().
Ho khan
Là bệnh lý đường hơ hấp do những ảnh hưởng từ bên ngoài và nội tố bên trong gây ra.
Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào dù là trẻ em hay người lớn. Nguyên nhân
do bệnh lý chủ yếu đến từ các bệnh như: Yếu tố về thời tiết, hoặc do tiếp xúc với các
yếu tố dị nguyên trong môi trường như khói thuốc lá, bụi bẩn, khơng khí ơ nhiễm…
Ho khơng tiết ra dịch tiết nhày và thường là do các yếu tố gây bệnh như: Cúm, viêm
phế quản, viêm phổi, cảm lạnh đột ngột, dị vật kẹt vào đường hô hấp khác.
Ho kéo dài
Ho kéo dài gồm những trường hợp > 3 tuần và được chia thành:
- Ho bán cấp: ho từ 3-8 tuần

- Ho mãn tính: ho kéo dài > 8 tuần
Nguyên nhân là bệnh lý đường hô hấp trên:
Các bệnh thường gặp gây ho bao gồm: viêm mũi vận mạch, viêm xoang, polyp mũi.
Hen phế quản: là nguyên nhân gây ho kéo dài thứ hai sau bệnh lý mũi xoang. Ho
thường xuất hiện vào nữa đêm về sáng, khi thay đổi thời tiết, tiếp xúc vị nguyên, có
thể thấy khó thở cị cử ở những trường hợp điển hình.
Trào ngược dạ dày – thực quản: là nguyên nhân thường gặp. Các biểu hiện thường bao
gồm: ho kéo dài, ho tăng khi nằm, vào lúc đói. Cảm giác nóng rát sau xương ức, ợ hơi,
ợ chua, đau thượng vị.
Nhiễm trùng đường hơ hấp: một số ít nhiễm trùng đường hơ hấp cịn ho kéo dài (ngay
cả sau khi đã điều trị kháng sinh hiệu quả), thậm chí ho kéo dài quá 8 tuần
()
Viêm phế quản mãn tính

2


Là tình trạng viêm đường hơ hấp mãn tính và có tổn thương trong viêm phế quản mạn
tính chủ yếu khu trú ở niêm mạc đường thở. Bệnh thường khởi phát do các đợt nhiễm
trùng đường hô hấp, gây viêm, phù nề, tăng tiết và thắt hẹp đường thở. Khi không
được điều trị phù hợp, hoặc các đợt nhiễm trùng đường hơ hấp tái đi, tái lại nhiều lần,
khi đó bệnh phát triển thành viêm phế quản mạn tính.
Triệu chứng lâm sàng viêm phế quản mạn tính
Khi một người có các biểu hiện lâm sàng sau đây thì có thể hướng tới viêm phế quản
mạn tính:
– Ho kéo dài: thường ho húng hắng, hoặc thành cơn, biểu hiện bệnh thường nặng lên
sau những đợt nhiễm trùng đường hô hấp, hoặc khi có thay đổi thời tiết, khi trời lạnh,
tiếp xúc khói, bụi.
– Khạc đờm kéo dài, đờm thường có màu trắng, trong những trường hợp có bội nhiễm
do vi khuẩn: đờm thường có màu vàng, hoặc màu xanh.

– Ít gặp sốt trong diễn biến thông thường của viêm phế quản mạn. Biểu hiện này
thường gặp hơn khi bệnh nhân viêm phế quản mạn bị cúm, hoặc có những đợt cấp tính
nặng do vi khuẩn.
– Khó thở: cũng là biểu hiện ít gặp trong viêm phế quản mạn. Nếu bệnh nhân có biểu
hiện khó thở thì thường cần tìm bằng chứng chẩn đốn bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính, hen phế quản, hoặc bệnh nhân có viêm phế quản mạn, nhưng kèm căn nguyên
khác gây khó thở như: suy tim…
– Mệt mỏi: người bệnh thường than phiền mệt mỏi, tuy nhiên, ít khi gặp biểu hiện gầy
sút cân.Các biểu hiện bệnh nêu trên thường xuất hiện tái đi, tái lại nhiều lần, việc điều
trị mỗi đợt thường kéo dài.
Các bác sỹ thường không nghi nhận dấu hiệu bất thường rõ rệt trên khi tiến hành khám
bệnh cho những người có viêm phế quản mạn tính.
()
Ho ra máu
Là tình trạng khạc ra máu khi cố gắng sức ho, máu thường có bọt, màu đỏ tươi. Trước
khi ho thường có triệu chứng: nóng rát sau xương ức, đau ngực, ngứa cổ. Diễn tiến
giúp gợi ý là: ho ra máu với số lượng giảm dần đến hết.
Các nguyên nhân thường gặp
+Lao phổi: Đây là nguyên nhân thường gặp
Triệu chứng gợi ý: Ho khạc đàm trên 2 tuần, có thể kèm ho ra máu tươi hoặc đàm
vướng máu, có thể từ ít đến nhiều, gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ
hôi đêm, đau ngực, tình trạng nặng thì sẽ gây khó thở.
Cận lâm sàng cần cho chẩn đoán: chụp X quang phổi và xét nghiệm đàm.
Bệnh có tính lây lan và để lại nhiều di chứng nên cần được phát hiện và điều trị sớm.
+ Dãn phế quản
3


Dãn phế quản thường do di chứng của lao phổi hoặc sau một nhiễm trùng mạn tính ở
phổi như áp xe phổi, viêm phổi do hít phải dị vật đường thở.

Biểu hiện bằng: ho ra máu lượng ít (3-5ml, khoảng một muỗng cà phê) tự cầm trong
vòng 3-5 ngày, tái đi tái lại nhiều lần, hoặc ho ra máu lượng nhiều (>100 ml) có thể
dẫn tới tử vong.
Cận lâm sàng cần cho chẩn đoán: X quang phổi và CT ngực có cản quang.
Điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi bị dãn, hoặc thuyên tắc mạch máu.
+Ung thư phổi
Đây là bệnh lý ác tính, diễn tiến thường âm thầm, giai đoạn đầu ít có triệu chứng, hay
xảy ra ở người hút thuốc lá nhiều.
Giai đoạn trễ sẽ có biểu hiện: ho kéo dài, đau ngực, khó thở, sụt cân, ho ra máu thường
lượng ít.
Cận lâm sàng cần cho chẩn đốn: X quang phổi, CT ngực có cản quang, nội soi phế
quản, sinh thiết u.
Điều trị tùy theo đánh giá giai đoạn tiến triển của bệnh.
+ Bệnh lý nhiễm trùng hơ hấp: Có thể do viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp, áp
xe phổi, u nấm phổi, nấm phổi.
Triệu chứng gợi ý thường có: sốt, ho khạc đàm mủ, đau ngực kiểu màng phổi (nghĩa là
đau ngực khi ho, hít sâu vào, thay đổi tư thế).

Ho gà
Tác nhân chính gây bệnh là vi khuẩn truyền nhiễm Bordetella pertussis thuộc giống
Bordetella gây bệnh ở người.Vi khuẩn gây bệnh ho gà là dạng trực khuẩn có hai đầu
có kích thước nhỏ nhất, không di động và phát triển tốt trong môi trường BordetGengou có thạch máu với những khuẩn lạc điển hình.Vi khuẩn có sức đề kháng rất
yếu, dưới tác động của nhiệt độ, ánh sáng trực tiếp hoặc thuốc sát khuẩn thơng thường
sẽ bị chết.
Bệnh ho gà có những dấu hiệu, triệu chứng như sau:
+ Giai đoạn đầu: thường xuất hiện những cơn ho nhẹ, sau đó ho nhiều hơn kèm hắt
hơi, chảy nước mũi và sốt nhẹ.
+ Giai đoạn kịch phát: các cơn ho kéo dài, xuất hiện tự nhiên hoặc do một kích thích
nhỏ. Thậm chí có những bệnh nhân bị ho nhiều, đỏ mặt, thở rít như tiếng rít ở cổ gà
khi hít thở, nơn nhiều đờm đặc. Đặc biệt ho gà ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường kèm

theo những cơn ngừng thở ngắn.
+ Bên cạnh những dấu hiệu trên, trong giai đoạn này, còn kèm theo một số dấu hiệu
như: chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới.
+ Giai đoạn phục hồi: ở giai đoạn này, các cơn ho ngắn lại và số cơn giảm, tình trạng
ho có thể tồn tại vài tuần rồi khỏi.
Bệnh ho gà lây truyền qua đường hô hấp, do tiếp xúc trực tiếp với dịch từ niêm mạc
mũi, họng của người bệnh. Khả năng lây lan của bệnh rất cao, đặc biệt với trẻ em khi
4


cùng sinh hoạt trong một khơng gian khép kín như hộ gia đình hay trường học
()
Ho có đờm
Ho kèm theo chất được tạo thành do chất nhầy, bạch cầu, hồng cầu mủ và những chất
lạ xâm nhập vào cơ thể. Cổ họng tăng tiết chất nhầy gây ngứa ngáy, khó chịu.
Người bệnh sẽ ln có cảm giác ho liên tục đến khi loại bỏ được cục đờm ra khỏi cổ
họng.bên cạnh đó cịn kèm theo các biểu hiện triệu chứng: Cảm giác nặng ngực, khó
thở nghẹt thở mệt mỏi, nghẹt mũi. Q trình này kéo dài có thể gây biến chứng.
Viêm phế quản mãn tính: Ho có đờm kéo dài từng đợt, liên tục trong ít nhất 90 ngày
trong năm. Đờm màu trắng đục hoặc màu vàng, mủ.
Giãn phế quản: Ho có đờm vào buổi sáng sau khi thức dậy. Đờm có màu trắng đục,
đóng thành khn.
Hen phế quản: Ho có đờm trắng dính. Thơng thường, triệu chứng này xuất hiện thì cơn
giảm dần.
Viêm phổi: Đờm vàng có màu rỉ sét, kèm theo hội chứng nhiễm trùng, đau tức ngực ở
vùng phổi bị viêm.
Lao phổi: Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, gầy sút. Xét nghiệm đờm thường cho kết
quả dương tính với vi khuẩn lao.
Ho do nhiễm virut
+ Ho thường là ho khan, đau ngực, ít gặp triệu chứng viêm long đường hơ hấp trên

+ Khó thở, thở nhanh tím tái
+ Ran nổ, ran ẩm (chi nghe phổi)
+ Có thể dẫn đến suy hơ hấp cấp tiến triển ARDS (Bộ Y Tế 2005).
Ho là một bệnh lý thường gặp và nhiều ngun nhân gây ra: Trong khơng khí có rất
nhiều hạt bụi như bụi từ thuốc lá, từ các khói cơng nghiệp hoặc từ những đám cháy
lớn... Những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2.5 micro sẽ dễ dàng đi vào trong niêm
mạc mũi, thẩm thấu và khuếch tán vào trong phế quản phổi, gây nên tình trạng kích
ứng viêm, làm cho niêm mạc đường hơ hấp bị viêm, sau đó gây ra tình trạng thiết lập
và tái tạo lại niêm mạc đường hô hấp là phù nề và dày đường hô hấp.
Đối với những ảnh hưởng từ khơng khí ơ nhiễm đến người bệnh, bản thân mỗi người
cần tự bảo vệ là chính. Khi ra đường cần phải đeo khẩu trang. Tránh tập trung những
nơi đông người vì những hạt bụi này có thể lan truyền qua đường hô hấp, rất dễ bị mắc
bệnh.
1.2. DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG TRỊ HO
1.2.1. Cây Bạc Hà
1.2.1.1. Tên khoa học: Mentha arvensis L.
1.2.1.2. Họ: Hoa môi (Lamiaceae)

5


Hình 1.1. Cây Bạc Hà ()
1.2.1.3. Mơ tả:
Cây bạc hà là cây thảo sống lâu năm, cao từ 10-70cm, thân vng có màu tía, mọc
đứng hay bị, thân và lá đều có bơng. Lá mọc đối, chéo chữ thập, mép có răng cưa, mặt
trên và dưới lá đều có lơng che chở và lơng tiết. Hoa tự hình xim co, mọc vịng ở kẽ lá,
cánh hoa hình hoa mơi màu tím hay hồng nhạt, đơi khi có màu trắng. Tồn cây có mùi
thơm (Nguyễn Huy Cơng 2005).
1.2.1.4. Phân bố
Cây bạc hà mọc hoang và được trồng nhiều ở vùng nước ta, mọc hoang cả ở miền

đồng bằng và miền núi như: Tam đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Bắc cạn …
1.2.1.5. Bộ phận dùng
Thân cành mang lá.
1.2.1.6. Thu hái
Bạc hà thu hái 3 - 4 lần trong năm, hái lúc cây đang ra hoa.
1.2.1.7. Bào chế
Cắt lấy thân lúc thời tiết khơ ráo với kích thước (dưới 30cm), đem phơi trong răm cho
khơ (có thể sấy ở nhiệt độ 40 - 50 0C). Thu hái đúng thời vụ mới cho sản lượng tốt
Bạc hà tốt phải có ít nhất 0.5% tinh dầu (Nguyễn Huy Cơng, 2005).
1.2.1.8. Thành phần hóa học
Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu bạc hà .Tỷ lệ tinh dầu trong bạc hà thường
từ 0.5 đến 1% có khi lên tới 1.3 - 1.5 %.
Thành phần chủ yếu trong tinh dầu gồm: Mentola C 10H19OH có trong tinh dầu với tỷ lệ
40 - 50 %, mentola trong tinh dầu ở trạng thái tự do nhưng một phần ở dạng kết hợp
với acid axetic (Đỗ Tất Lợi, 2004).
6


1.2.1.9. Cơng dụng
Bạc hà có tác dụng kháng khuẩn
Chủ trị: Cảm mạo, sốt nóng, ngạt mũi, nhức đầu, đau họng, rối loạn tiêu hóa, chứng ăn
khơng tiêu.
1.2.1.10. Cách dùng – Liều dùng
Ngày uống từ 4 – 8 g dạng thuốc pha.
Tinh dầu và mentola.
Một liều 0,02ml một ngày 0,06ml đến 0,6ml
Cồn bạc hà (lá bạc hà 50g, tinh dầu bạc hà 50g, cồn vừa đủ 1ml), ngày dùng nhiều
lần, mỗi lần dùng 5 - 10 giọt hay 15 giọt cho vào nước nóng mà uống ( Đỗ Tất Lợi ,
2004 ).
1.2.2. Cây Húng Chanh

1.2.2.1. Tên khoa học: Coleus aromaticus Benth
1.2.2.2. Họ: Hoa mơi (Lamiaceae)

Hình 1.2. Húng chanh ()
1.2.2.3. Mơ tả:
Húng chanh là một loại cỏ, gốc hóa gỗ có thể cao 25 - 75 cm, thân mọc đứng, có
lơng .Lá có cuống, mọc đối, rộng, hình bầu dục, dày, trơng như mộng nước. Lá dài 7 10 cm, rộng 4 - 6 cm, mép khía tai bèo, mặt trên có lơng đơn, đầu mang hạch, trong,
bóng, mặt dưới lá nhiều lông bài tiết hơn ,gân nổi rõ . Hoa màu tím, nhỏ, mọc thành
hoa tự, tận cùng dài gồm các vịng hoa mọc sít nhau gồm 20- 30 hoa (Đỗ Tất Lợi,
2004).
1.2.2.4. Phân bố
Cây húng chanh có nguồn gốc ở đảo Moluques, được trồng ở khắp Việt Nam để lấy lá,
có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị trước thơm sau hắc, mát. Dùng làm gia vị. Tại
các nước: Trung Quốc, Campuchia có tên là sak đam ray. Thường chỉ dùng tươi (Đỗ
Tất Lợi, 2004).
7


1.2.2.5. Bộ phận dùng: Lá cây húng chanh.
1.2.2.6. Thu hái
Có thể thu hoạch lá húng chanh sau 1 tháng trồng. Sau khi hái chỉ cần bón phân và
tưới nước đầy đủ, cây có thể cho lá quanh năm.
1.2.2.7. Bào chế
Dùng lá hay cành húng chanh non đem rửa sạch và dùng. Hoặc cũng có thể dùng lá đã
phơi khơ. (Đỗ Tất Lợi, 2004).
1.2.2.8. Thành phần hóa học
Trong húng chanh có chất màu đỏ gọi là colein và một ít tinh dầu mùi thơm nhẹ
Thành phần chủ yếu tinh dầu là chất cacvacrola (Đỗ Tất Lợi, 2004).
1.2.2.9. Cơng dụng
Húng chanh ngồi công dụng làm gia vị, húng chanh là một thuốc chữa cảm cúm, ho

hen. Cịn dùng ngồi để giả đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn (Đỗ Tất Lợi, 2004).
Húng chanh có cơng năng lợi phế trừ đờm, giải cảm, phát hãn, thanh nhiệt, tiêu độc.
Dùng trị cảm cúm, ho hen, ho ra máu sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, nôn ra máu,
chữa viêm họng, khàn tiếng (Võ Văn Chi, 2000).
1.2.2.10. Cách dùng – liều dùng
Dùng 5 - 7 lá húng chanh, rửa sạch, ngâm nước muối. Sau đó nhai và ngậm.
Sử dụng 15 - 16 lá húng chanh tươi, rửa sạch. Cho vào bát rồi thêm mật ong vào, đem
hấp cách thủy. Lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.
1.2.3. Cây Bạch Chỉ
1.2.3.1. Tên khoa học: Angelica dahurica
1.2.3.2. Họ: Hoa tán (Apiaceae)

8


Hình 1.3. Cây Bạch Chỉ ()
1.2.3.3. Mơ tả
Bạch chỉ là cây sống lâu năm có chiều cao trung bình từ 1 - 1.5 m, đường kính có thể
tới 2 - 3 cm. Thân rỗng, mập, mặt ngồi màu tím hồng phía dưới thân nhẵn, khơng có
lơng , nhưng phía trên , gần cụm hoa thì có lơng ngắn. Lá phía dưới to, có cuống dài,
phiến lá 2-3 lần xẻ lơng chim, thùy hình trứng dài, dài 2 - 6 cm rộng 1 - 3 cm, mép có
răng cưa, lá phía trên nhỏ hơn, toàn bộ cuống lá phát triển thành bẹ bao ơm lấy thân,
hai mặt đều khơng có lơng, nhưng trên đường gân của mặt trên có lơng ngắn. Cụm hoa
hình tán kép mọc ở kẽ lá hay đầu cành, cuống tán dài 4 - 8 cm, cuống tán nhỏ dài 1
cm, hoa màu trắng, quả dài chừng 6 mm, rộng 5 - 6 mm (Đỗ Tất Lợi , 2004).
1.2.3.4. Phân bố
Cây bạch chỉ mọc ở đồng bằng và những vùng núi cao mát Cây sinh trưởng tốt nhất ở
khu vực miền Bắc, bao gồm các tỉnh như Hà Nội, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương,
Vĩnh Phúc, Lào Cai….
1.2.3.5. Bộ phận dùng: Rễ cây bạch chỉ

1.2.3.6. Thu hái
Rễ cây bạch chỉ thường được thu hái vào mùa thu khi lá úa vàng, đào lấy rễ, cắt bỏ
thân và rễ con, rửa sạch đất đem phơi.
1.2.3.7. Bào chế
Bỏ rễ bạch chỉ vào vại chứa vơi, đậy nắp kín lại. Sau 7 ngày lấy ra phơi nắng hoặc sấy
khô. Cuối cùng dùng dao cạo sạch lớp vỏ mỏng bên ngoài, hoặc khi rửa sạch rễ bạch
chỉ, cho vào lị xơng với lưu huỳnh làm 2 lần. Thời gian xông khoảng 1 ngày một đêm
cho đến khi rễ chín mềm và đạt độ ẩm dưới 13 %. Đem phơi khô thu được rễ bạch chỉ
có màu trắng (Đỗ Tất Lợi, 2004).
1.2.3.8. Thành phần hóa học
Theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam, thành phần chủ yếu của bạch chỉ là tinh dầu.
Ngoài ra cịn có các dẫn chất Curamin bao gồm: byak – angelicin, byak angelical,
oxypeucedanin, imperatorin, isoimperatorin, phelloterin, xanthotoxin, anhydro
byakangelicin, neobyak angelicol, marmezin, hydrocarotin.
1.2.3.9. Công dụng
Bạch chỉ thường dùng làm thuốc giảm đau, cảm mạo, hoa mắt, đau răng, còn dùng làm
thuốc cầm máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam.
1.2.3.10. Cách dùng –liều dùng
Ngày dùng 5 - 10 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột chia làm nhiều lần uống 1 - 2 g.
9


1.2.4. Cây Bán Hạ
1.2.4.1Tên khoa học: Typhonium trilobatun Schott
1.2.4.2. Họ: Ráy (Araceae)

Hình 1.4. Cây Bán Hạ ()
1.2.4.3. Mơ tả
Cây bán hạ Việt Nam (Typhonium trilobatum Schott) còn gọi là củ chóc, lá ha chìa,
cây chóc chuột, là một loại cỏ khơng có thân, có củ hình cầu đường kính tới 2cm. Lá

hình tim, hay hình mác, hoậc chia 3 thuỳ dài 4 - 15 cm rộng 3.5 - 9 cm. Bông mo với
phần hoa đực dài 5 - 9 mm, phần trần dài 17 - 27 mm. Quả mọng, hình trứng dài 6mm.
1.2.4.4. Phân bố
Cây bán hạ ở Việt Nam mọc hoang ở khắp những nơi đất ẩm ở nước ta từ Nam chí
Bắc. Cịn mọc ờ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản.
1.2.4.5. Bộ phận dùng: Thân rễ
1.2.4.6. Thu hái
Thu hoạch từ mùa hạ đến thu đông. Người ta đào rễ (củ), rửa sạch đất cát, lựa củ to
(gọi là nam tinh), củ nhỏ (gọi là bán hạ).
1.2.4.7. Bào chế
Tẩm cam thảo và bồ kết. Củ chóc (bán hạ việt nam), rửa sạch ngâm nước trong 2 -3
ngày mỗi ngày thay nước một lần cho đến khi nước trong hẳn. Cứ 1kg bán hạ thêm
0.100kg cam thảo, 0.100 kg bồ kết và nước cho đủ ngập rồi đun cho đến khi cạn hết
nước, vớt ra phơi hay sấy khô. Nguyên nhân chưa rõ, nhưng chúng ta biết cam thảo có
tác dụng giảm độc, trừ ho, bồ kết cũng có tác dụng chữa ho (Đỗ Tất Lợi, 2004).
1.2.4.8. Thành phần hóa học
Bán hạ Việt Nam và chưởng diệp bán hạ chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
Bán hạ Trung Quốc. Lý Thừa Cố (Trung Quốc dược dụng thực vật đồ giám) có một ít
tinh dầu 0.003 - 0.013 %, một chất ancaloit, một ancol, một chất cay, phytosterol.
Ngồi ra cịn dầu béo, tinh bột, chất nhầy.
1.2.4.9. Công dụng
Thuốc chữa ho (làm long đờm), chữa nhức đầu, đau dạ dày mãn tính.
1.2.4.10. Cách dùng – liều dùng
Chữa hen suyễn, chữa nôn: Bán hạ chế 40g, sinh khương 20g nước 600ml, sắc còn
200ml, chia nhiều lần uống trong ngày.
Chữa ho và nôn mửa khi có thai.
10


Bột bán hạ 80g, bột gừng sống 50g, nước 3000ml đun sơi và sắc cho đếnkhi cạn cịn

1000ml : Lọc qua bông và dùng với nước cất pha thêm vào cho đủ 1000ml ( mỗi ngày
dùng 200 - 600ml tương ứng với 8 - 24 g (Đỗ Tất Lợi, 2004 ).
1.2.5. Cây Bách Bộ
1.2.5.1. Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour.
1.2.5.2. Họ: Bách bộ (stemonaceae)

Hình 1.5. Cây Bách Bộ ()
1.2.5.3. Mơ tả
Cây mọc hoang ở vùng Ấn Độ, trên sườn núi, ven suối, dây leo có thân mảnh, nhẵn,
dài đến 6-8m, ở gốc có nhiều rễ củ mọc thành chùm, 10 - 20 hoặc 30, có khi tới gần
một trăm củ, dài 15 - 20 cm, rộng 1.5 - 2 cm. Lá mọc đối hay so le, giống lá củ nâu,
nhưng đặc biệt có hệ gân ngang dày song song với các gân chính hình cung, dài 10 15 cm, rộng 4 mm, mặt ngoài màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tươi, có mùi thối; 4 nhị
dài 4 - 5 cm. Quả nang chứa nhiều hạt. Cây ra hoa tháng 3-6 có quả tháng 6-8 (Tuệ
Tĩnh Thiền Sư).
1.2.5.4. Phân bố
Mọc hoang dại khắp nơi, đặc biệt là những vùng đồng núi việt nam và nhiều nước
khác. Ở Trung Quốc vị thuốc Bách bộ cịn được khai thác từ các lồi S. japonica Miq.
S. sessilifolia (Miq.) Franch.
1.2.5.5. Bộ phận dùng: Rễ củ, củ càng lâu năm càng tốt
1.2.5.6. Thu hái
Thu hoạch vào cuối thu đến đầu mùa xuân năm sau khi chồi cây chưa hoạt động.
Trước khi thu hoạch, cắt bỏ dây thân, đào toàn bộ củ lên, rửa sạch phơi khô.
1.2.5.7. Bào chế
Đào lấy củ già rửa sạch cắt bỏ rễ 2 đầu, đem đồ vừa chín, hoặc nhúng nước sôi, củ nhỏ
để nguyên, củ lớn bổ đôi, phơi nắng hoặc tẩm rượu, sấy khô (Bản Thảo Cương Mục).
11


Rửa sạch, ủ mềm rút lõi, xắt mỏng phơi khô, dùng sống. Tẩm mật một đêm rồi sao
vàng (dùng chín), (Phương Pháp Bào Chế Đơng Dược).

1.2.5.8. Thành phần hóa học
Trong rễ củ có các alcaloid, chủ yếu là stemonin, tuberostemonin, isotuberostemonin,
hypotuberostemonin, oxytuberostemonin, stemin, stenin, glucid 2.3 %, lipid 0.83 %;
protid 9.0 %, acid hữu cơ (citric, formic, malic, suecinic..).
1.2.5.9. Công dụng
Bách bộ có tác dụng nhuận phế chỉ khái, diệt rận, sát trùng.
Chủ trị các chứng: thương phong khái thấu, bách nhật khái (ho gà), phế lao, giun kim,
chấy rận, chàm lở (theo y học cổ truyền).
Tác dụng diệt ký sinh trùng: dịch cồn hoặc nước ngâm kiệt của Bách Bộ có tác dụng
diệt ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, ấu trùng ruồi, muỗi, rệp (Trung Dược Học).
Tác động lên hệ hô hấp: nước sắc Bách bộ không tỏ ra có tác dụng giảm ho do chích
Iod nơi mèo. Bách bộ có tác dụng làm giảm hưng phấn trung khu hô hấp của động vật,
làm giảm ho do ức chế phản xạ ho. Đối với kháng Histamin gây co giật, Bách bộ có
tác dụng giống như Aminophylline nhưng hịa hỗn và kéo dài hơn (Trung Dược Học).
Dùng trong bệnh nhiễm: Theo dõi hơn 100 bệnh nhân dùng nước sắc Bách bộ, cho
thấy có 85 % có hiệu quả giảm ho (Trung Dược Học).
Tác dụng trị ho: Stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp
của động vật, ức chế phản xạ ho, do đó có tác dụng trị ho. Bách bộ đã được thí nghiệm
chữa lao hạch có kết quả tốt (Tài Ngun Cây Thuốc Việt Nam).
Tác dụng trị giun và diệt côn trùng: ngâm giun trong dung dịch 0.15 % Stemonin, giun
sẽ tê liệt sau 15 phút. Nếu kịp thời lấy giun ra khỏi dung dịch, giun sẽ hồi phục lại.
Tiêm dung dịch Stemonin sulfat (3mg) vào ếch nặng 25g, có thể làm cho ếch tê bại,
sau 12 giờ thì bình phục. Dùng rượu thuốc Bách bộ 1/10 trong rượu 700, ngâm hoặc
phun vào con rận, rận sẽ chết sau một phút. Nếu ngâm rệp, con vật sẽ chết nhanh hơn
(Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tác dụng kháng khuẩn: Bách bộ có tác dụng diệt vi khuẩn ở ruột gìa và kháng vi
khuẩn của bệnh lỵ, phó thương hàn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
1.2.5.10. Cách dùng - liều dùng
- Bách bộ 12g, Kinh giới 10g, Bạch tiền, Cát cánh đều 10g sắc nước uống, trị ho ngoại
cảm.

- Bách bộ 10 - 15g sắc uống trị ho.
1.2.6. Cây Cam Thảo Bắc
1.2.6.1. Tên khoa học: Radix Glycyrrhiza uralensis.
1.2.6.2. Họ: Cánh bướm (Papilionaceae).
12


Hình 1.6.Cây cam thảo bắc ()
1.2.6.3. Mơ Tả
Cây cam thảo (Glycyrrhiza uralensis) là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m
hay 1.5 m. Tồn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9 - 17, hình
trứng đầu nhọn, mép nguyên, dài 2 - 5.5 cm, rộng 1.53 cm .Vào mù hạ và mùa thu nở
hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14 - 22 mm .Qủa giáp cong hình lưỡi liềm dài 3
- 4 cm, rộng 6 - 8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lơng. Trong quả có 2 - 8 hạt nhỏ
dẹt, đường kính 1.5 - 2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng (Đỗ Tất Lợi,
2004).
1.2.6.4. Phân Bố
Cây cam thảo bắc trước đây khơng có ở nước ta. Liên Xơ cũ cung cấp hạt giống của
loài Glycyrrhiza uralensis
1.2.6.5. Bộ phận dùng: Rễ, thân rễ.
1.2.6.6. Thu hái
Sau 3-4 năm thì thu hoạch vào cuối thu, mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lúc này rễ chắc,
nặng, nhiều bột, có chất lượng tốt, hoặc có thể vào mùa xuân để kết hợp lấy hom giống
nhưng chất lượng kém hơn. Để đảm bảo chất lượng giống và dược liệu, nên thu hoạch
vào tháng 2 - 3 trước khi cây hồi xuân.
Rễ to nhỏ đều dùng được nên khi đào tránh làm sây xát và đứt rễ. Đào thăm dò dần từ
trên xuống, khi thấy chỗ nào ít rễ có thể đào sâu chỗ đó. Nếu trồng trên đất dốc nên
đào phía thấp trước.
1.2.6.7. Bào Chế:
13



Sau khi thu hoạch chải sạch đất bằng bàn chải, phân loại to, nhỏ, phơi khơ. Khi khơ
được 50%, bó thành bó, sau đó chỉ phơi đầu cắt, khơng phơi cả rễ, để cho vỏ vẫn giữ
được màu nâu đỏ đẹp. Có thể dùng dạng sống (Sinh thảo), hoặc dạng tẩm mật (Chích
thảo) hay dạng bột mịn. Rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi
phơi hoặc sao khơ.
Chích Cam thảo: Lấy Cam thảo đã thái phiến, đem tẩm mật (cứ 1 kg Cam thảo, dùng
200 g mật, thêm 200 g nước đun sôi), rồi sao vàng thơm.
1.2.6.8. Thành Phần hóa học
Hoạt chất chính trong cam thảo là chất glyxyridin (glycyrrhizin) với tỉ lệ 6 - 14 % có
khi tới 23%.
Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm Olean, hàm lượng từ 10 - 14 % trong dược
liệu khơ, có vị rất ngọt (gấp 60 lần đường saccharose). Đây là saponin quan trọng nhất
của rễ cam thảo.
Trong cam thảo cịn có các dẫn chất triterpenoid khác như: acid liquiritic (acid này
khác acid glycyrrhetic bởi nhóm carboxyl ở C-29), acid 18-alpha-hydroxyglycyrrhetic, acid 24-hydroxyglycycrrhetic, glabrolid, desoxyglabrolid, isoglabrolid,
24-alpha-hydroxyisoglabrolid, acid liquiridiolic, acid 11-desoxoglycyrrhetic, acid 24hydroxy 11-desoxoglycyrrhetic.
Các flavonoid là nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có trong rễ cam thảo với hàm
lượng 3 - 4 %. Có 27 chất đã được biết, quan trọng nhất là hai chất liquiritin và
isoliquiritin (hay isoliquiritirosid). Những dẫn chất coumarin: umbelliferon, herniarin,
liqcoumarin (= 6 - acetyl - 5 hydroxy - 4 - methyl coumarin). Trong rễ cam thảo cịn có
20 - 25 % tinh bột, 3 - 10 % glucose và saccharose. Toàn bộ các chất chiết được bằng
nước có thể đến 40%.
1.2.6.9. Cơng Dụng
Dùng lam thuốc chữa ho, có tác dụng long đàm do các saponin, làm tá dược chế thuốc
viên, thuốc ho, thuốc giải độc, giải độc với độc tố uốn ván.
1.2.6.10. Cách dùng – liều dùng
Trị viêm họng mạn: Dùng Cam thảo sống 10g ngâm nước sôi uống như nước trà, hết
ngọt bỏ đi, uống liên tục cho đến hết triệu chứng. Kiêng ăn cá, ớt, đường, bệnh nhẹ

uống 1 -2 tháng, nặng uống 3 - 5 tháng. Đã trị 38 ca, khỏi 34 ca, tốt 4 ca (Tống Viễn
Trung, Cam thảo ẩm trị viêm họng mạn, Học báo học viện Trung y Vân nam 1983).
1.2.7. Cây Cát Cánh
1.2.7.1. Tên khoa học: Platycodon grandiflorum Jacq.
1.2.7.2. Họ: Hoa chuông Campanulaceae

14


×