Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục thi hành án dân sự tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.95 KB, 10 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Phát huy nhân tố con người là một nội dung cơ bản trong chiến lược phát
triển bền vững của Việt Nam; phát huy nhân tố con người là phát huy lợi thế dân
số Việt Nam; là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; là nâng cao năng lực và
tạo điều kiện để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, chăm lo lợi ích chính
đáng và khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội; là trọng dụng nhân tài v.v…
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một việc làm thường xuyên,
liên tục và mang tính kế thừa. Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đang là một vấn đề hết
sức quan trọng cần phải được chú trọng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là
điều kiện cần và đủ đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế.
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lạng Sơn là cơ quan Trung ương đóng trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, thực
hiện chức năng tổ chức thi hành phần dân sự, hành chính trong các Bản án của
Tòa án nhân dân các cấp. Trong những năm qua, cán bộ, công chức Cục Thi
hành án dân sự tỉnh Lạng Sơn đã phát huy truyền thống tốt đẹp, từng bước xây
dựng và phát triển công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh đạt được những
thành tựu nhất định. Có được những thành tựu đó là do có sự đóng góp rất lớn
cơng sức, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, cơng chức. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi


2
mới và hội nhập quốc tế như hiện nay, một bộ phận cơng chức cịn chưa đủ năng
lực, trình độ và khả năng gánh vác nhiệm vụ.
Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, phát huy nguồn lực
con người tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay
vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài vừa có tính cấp thiết. Do đó em chọn đề tài
"Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lạng Sơn
hiện nay” làm bài thu hoạch Môn Triết học Mác-Lênin.
PHẦN NỘI DUNG


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Theo cách hiểu thông thường, nguồn nhân lực là nguồn lực con người
của một quốc gia hay vùng lãnh thổ, một địa phương nhất định và đủ các yếu tố
để tham gia trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Theo Từ điển Tiếng Việt,
“Nguồn” là nơi phát sinh, nơi cung cấp, còn “Nhân lực” là sức lực của con
người bao gồm: sức lực cơ bắp (thể lực), trình độ tri thức được vận dụng vào
quá trình lao động của mỗi con người (trí lực), và những ham muốn, hồi bão
của bản thân người lao động hướng tới một mục đích xác định.
Theo khái niệm của Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành
nghề, là kiến thức và năng lực của con người hiện có hoặc tiềm năng để phát
triển kinh tế – xã hội trong một cộng đồng”.
2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực


3
Đối với cá nhân người lao động, nâng cao CLNNL là việc gia tăng giá trị
con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kĩ
năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng
lực và phẩm chất mới cao hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng của sự phát triển kinh
tế xã hội. Còn đối với tổ chức, nâng cao CLNNL là tăng việc thực hiện một số
hoạt động nào đó dẫn đến sự tăng thêm CLNNL hiện có. Như vậy, nâng cao
CLNNL là sự tăng cường sức mạnh, kĩ năng hoạt động sáng tạo của năng lực thể
chất, năng lực tinh thần của lực lượng lao động lên trình độ nhất định để lực
lượng này có thể hồn thành được nhiệm vụ đặt ra trong những giai đoạn phát
triển của một quốc gia hay của một tổ chức.
II. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ TỈNH LẠNG SƠN.
Được tách ra từ Tồ án nhân dân tỉnh Lạng Sơn năm 1993, cơng tác thi
hành án dân sự được đánh giá là công tác có tính chất quan trọng khẳng định sự
nghiêm minh của pháp luật và đảm bảo sự tôn trọng pháp luật đối với mọi cá

nhân, cơ quan, tổ chức. Khi đó do mới chia tách từ Tồ án nên phần lớn cán bộ,
công chức của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lạng Sơn là cán bộ, cơng chức
của Tồ án chuyển sang, đồng thời để đảm bảo có đủ biên chế kịp thời thực hiện
nhiệm vụ nên công tác tuyển dụng chưa được chú trọng, phần lớn công chức
mới tuyển dụng đều chưa qua đào tạo, thậm chí nhiều công chức khi vào ngành


4
mới tốt nghiệp Trung học cơ sở, tuổi đời còn rất trẻ, chưa có kinh nghiệm cơng
tác lại chưa được đào tạo về chuyên môn do vậy chất lượng công tác thi hành án
dân sự chưa đáp ứng được yêu cầu và mục đích đã đặt ra.
Trải qua 28 năm xây dựng và trưởng thành, vị thế của Cục Thi hành án
dân sự tỉnh Lạng Sơn đang ngày được củng cố và kiện toàn, toàn tỉnh gồm Cục
Thi hành án dân sự và 11 Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố; số
lượng công chức làm công tác thi hành án dân sự hiện nay là 97 cơng chức/113
biên chế; về trình độ chun mơn: 92 đại học, 05 trung cấp; về trình độ lý luận
chính trị: 06 cao cấp, 17 trung cấp, 08 sơ cấp; về chức danh nghề nghiệp: hiện
có 09 Chấp hành viên trung cấp (tương đương chuyên viên chính), 28 Chấp
hành viên sơ cấp, 05 Thẩm tra viên, 25 Thư ký, 02 Thư ký trung cấp thi hành án.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đã từng bước được cải thiện, song với xu
thế phát triển như vũ bão của kinh tế xã hội, khoa học, cơng nghệ thì năng lực
của đội ngũ công chức thi hành án dân sự đang là một cản trở rất lớn tới quá
trình phát triển lớn mạnh của ngành.
Một bộ phận nhỏ Chấp hành viên, công chức năng lực cơng tác cịn nhiều
hạn chế, có trường hợp chưa được đào tạo theo tiêu chuẩn của ngành quy định
những đã được bổ nhiệm nắm giữ những cương vị lãnh đạo nhất định trong cơ
quan Thi hành án do vậy dẫn đến tình trạng sự chỉ đạo điều hành đơn vị đơi khi
mang tính tùy tiện, thiếu khoa học;



5
Một số công chức lười suy nghĩ, lười học tập, mặc dù chưa có kỹ năng
trong cơng tác nhưng do khơng tạo cho bản thân thói quen tự học tập nên đã bị
"tụt hậu" về kiến thức, dẫn đến nói và làm một cách tuỳ tiện, rập khuôn, không
theo kịp với sự phát triển của ngành, khó khăn trong tạo nguồn cán bộ lãnh đạo,
quản lý.
Vẫn cịn trường hợp cơng chức sức khỏe yếu khơng đảm bảo hoặc chỉ có
khả năng hoàn thành nhiệm vụ ở mức tối thiểu dẫn đến hiệu quả công tác chưa
cao.
Với chất lượng nguồn nhân lực như vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng cho
đội ngũ cán bộ, công chức đang là một nhu cầu cấp bách, khẩn trương của Cục
Thi hành án dân sự tỉnh Lạng Sơn.
III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH LẠNG SƠN
Trước tình hình thực tế chất lượng cán bộ, cơng chức Cục Thi hành án dân
sự tỉnh Lạng Sơn đã phân tích ở trên, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho các cơ quan Thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện
nay để đảm bảo đủ sức gánh vác nhiệm vụ được giao, ngoài việc tăng cường cơ
sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động thì điều cần thiết là phải áp dụng
đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức trong
các cơ quan Thi hành án dân sự, đặc biệt là đội ngũ Chấp hành viên, Thẩm tra


6
viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự. Có như vậy mới đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ, thực sự đưa công tác thi hành án dân sự trở thành một công
cụ hữu hiệu đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự nghiêm minh của
pháp luật và thi hành có hiệu quả Luật thi hành án dân sự.
Với thực trạng hiện có của nguồn nhân lực thực tế hiện nay, Cục Thi hành
án dân sự tỉnh Lạng Sơn cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp sau:

1. Rà soát, đánh giá thực chất nguồn nhân lực hiện nay trong các cơ quan
Thi hành án dân sự một cách có hệ thống, cơng tác rà sốt đánh giá dựa trên các
tiêu chí sau: Trình độ chun mơn, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, trình độ
quản lý nhà nước, trình độ lý luận chính trị và q trình thực thi nhiệm vụ. Việc
đánh giá cán bộ công chức trên phải dựa trên cơ sở về tiêu chuản hố các chức
danh cơng chức gắn với các yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ, khả năng thực thi
nhiệm vụ và hiệu quả công tác của từng công chức. Các chi tiết đánh giá càng
chi tiết bao nhiêu thì kết quả đánh giá càng sát với thực trạng chất lượng công
chức bấy nhiêu.
2. Trên cơ sở đánh giá chất lượng cán bộ công chức, cần tiến hành xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Tức là cần xem xét mỗi
cán bộ công chức hiện đang cần phải đào tạo, bồi dưỡng gì thêm thì có kế hoạch
cử đi học tập. Việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được tiến hành
thường xuyên, liên tục; đồng thời với công tác đào tạo bồi dưỡng thì vấn đề đặt


7
ra là việc tự đào tạo của mỗi cán bộ công chức. Hiện nay mạng Internet là một
trong những nguồn kiến thức dồi dào do vậy mỗi công chức cần phải có tinh
thần tự trau dồi kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác, cũng
cần phải xác định rõ khâu yếu nhất của phần lớn công chức thi hành án hiện nay
là khả năng tin học và ngoại ngữ, mà quan trọng nhất vẫn là khả năng ứng dụng
tin học vào công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong thời đại khoa học công nghệ phát triển hiện nay; do vậy nâng cao khả năng ứng dụng tin học cho
chấp hành viên, công chức thi hành án dân sự đang là một trong những nhu cầu
cấp bách, khẩn trương. Đối với các công chức mới cần phải tăng cường đào tạo
bồi dưỡng về chuyên mơn, tuy nhiên cần có cơ chế phù hợp nhằm ràng buộc
trách nhiệm của công chức sau đào tạo, bồi dưỡng, tránh tình trạng sau khi được
cử đi học tập, cơng chức xin chuyển cơng tác; khuyến khích mỗi cơng chức tự
nâng cao trình độ bản thân.
3. Có cơ chế thu hút nguồn nhân lực có trình độ vào các cơ quan Thi hành

án. Muốn làm được điều đó, trước hết cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý, do đặc
thù cơng tác thi hành án có tính rủi ro nghề nghiệp cao, cơng việc vất vả. Bên
cạnh đó mỗi đơn vị cần phải tạo ra những động lực khác nhằm khích lệ các cá
nhân cơng chức có ý chí vươn lên, có tinh thần thi đua, cạnh tranh nhằm tăng
hiệu quả công việc để đạt được phần thưởng xứng đáng; với mơi trường cạnh
tranh lành mạnh, bình đẳng trong mỗi đơn vị, các công chức sẽ yên tâm dồn hết


8
cơng sức, trí tuệ cho cơng việc của mình, điều đó chắc chắn sẽ khai thác tối đa
các khả năng tiềm ẩn, sự sáng tạo trong công việc của mỗi cán bộ công chức.
4. Cần xây dựng quy chế phù hợp với các quy định của pháp luật về sử
dụng cán bộ cơng chức để có cơ chế miễn nhiệm, thuyên chuyển, điều động và
thậm chí là đưa ra khỏi biên chế những cán bộ, cơng chức có năng lực yếu kém
hoặc phẩm chất đạo đức đã bị suy thoái, không yên tâm công tác, thiếu ý thức
xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh. Nâng cao hơn nữa tinh thần
dám nói, dám làm trong mỗi cơng chức nhằm thẳng thắn phê bình cho đồng
nghiệp của mình khi mắc khuyết điểm.
5. Thực hiện các giải pháp nâng cao sức khỏe cho công chức như tổ chức
khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho tồn thể cơng chức; có các chế độ hỗ trợ
cho công chức nếu bị mất sức khỏe; khuyến khích và đẩy mạnh các hoạt động
thể dục, thể thao trong các đơn vị thông qua các hoạt động giao lưu, thi đấu giữa
các đơn vị.
6. Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định, quy chế của Trung
ương và của tỉnh về kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức cơng vụ, các quy
định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở các chủ
trương, các quy định, quy chế của Trung ương và của tỉnh, cần rà soát, điều
chỉnh, bổ sung, cụ thể hóa các quy chế, quy định, chuẩn mực đạo đức để quản
lý, nhận xét, đánh giá ý thức chấp hành, kết quả thực hiện đối với công chức tại



9
đơn vị; phát huy vai trò, trách nhiệm và đề cao sự gương mẫu của người đứng
đầu.
7. Nâng cao hơn nữa vai trị của Cấp uỷ đảng đối với cơng tác tổ chức,
cán bộ. Việc cơ cấu, bố trí nhân sự phải nhất thiết được thông qua trong Cấp uỷ,
cần phải coi công tác tổ chức, cán bộ là một trong những nhiệm vụ của Cấp uỷ,
của mỗi cán bộ đảng viên, mỗi công chức thi hành án.
Đây là những giải pháp cơ bản nhằm đưa chất lượng nguồn nhân lực trong
các cơ quan Thi hành án ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Để đạt được hiệu
quả cao, cần phải tiến hành các giải pháp đó một cách đồng bộ và tuỳ theo đặc
điểm tình hình của mỗi giai đoạn mà tiến hành áp dụng có trọng điểm một giải
pháp nào đó, nhằm từng bước cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong các cơ
quan Thi hành án dân sự, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành và yêu cầu
nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

IV. KẾT LUẬN
Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng trong việc tồn tại và
phát triển của tổ chức và việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
là một u cầu sống cịn của các tổ chức. Do đó, bài viết này đã phân tích thực
trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lạng Sơn,
trong đó xác định các vấn đề cần được khắc phục để có thể cải thiện và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực tại các cơ quan Thi hành án dân sự. Qua đó, đã đề
xuất một số giải pháp để giúp Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lạng Sơn này nâng
cao hiệu quả hoạt động của mình thông qua việc nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực trong thời gian tới.


10




×