Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

kt van 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.54 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM. KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 11. HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 2 trang) A. Hướng dẫn chung -Thầy cô giáo cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động, linh hoạt khi vận dụng Đáp án này. -Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng nhưng hợp lí. -Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,5 đ. B. Đáp án và thang điểm Câu 1 (1 điểm). Nêu các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí. -Yêu cầu: nêu đúng, đủ 3 đặc trưng cơ bản + Tính thời sự cập nhật. + Tính thông tin ngắn gọn. + Tính sinh động hấp dẫn. -Cho điểm: + nêu đúng 1 đặc trưng: 0,5 điểm + nêu đúng 2 đặc trưng: 0,75 điểm + nêu đúng 3 đặc trưng: 1 điểm Câu 2 (1 điểm). Qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương, hình ảnh ông Tú hiện lên với những nét đẹp nào về tính cách? -Yêu cầu: trả lời được tinh thần các ý sau + là người biết yêu quý, cảm thông, tri ân vợ. + là con người có nhân cách qua lời tự trách. -Cho điểm: + đúng 1 ý: 0,5 điểm + đúng 2 ý: 1 điểm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 3 (8 điểm). Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo. Từ đó, làm rõ ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của ngòi bút Nam Cao. I. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện theo yêu cầu của đề, sử dụng dẫn chứng phù hợp. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; lời văn trong sáng, không hoặc rất ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về nội dung Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo và đoạn trích đã học, học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: 1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. 2. Phân tích làm rõ vấn đề: - Hoàn cảnh nhân vật dẫn đến bi kịch (ngắn gọn). - Cuộc gặp gỡ với Thị Nở như một màn mở đầu của hạnh phúc và bi kịch, sự yêu thương và tình người ở thị đã đánh thức tính người trong Chí, Chí Phèo sống lại với cảm xúc cảm giác của một con người, khát thèm được sống lương thiện. - Chí Phèo thực sự rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bị dồn đến bước đường cùng: bị Thị Nở từ chối tình yêu, Chí đau đớn nhận ra thân phận, khao khát sống lương thiện không đạt được, Chí uất ức vùng lên giết Bá Kiến rồi tự sát. - Cái chết trong đau thương, phẫn uất và tuyệt vọng của Chí Phèo là hồi kết của tấn bi kịch không lối thoát ở một bộ phận nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Cái chết ấy cho thấy niềm khát khao cháy bỏng được sống lương thiện của Chí Phèo và có sức tố cáo mãnh liệt xã hội thuộc địa phong kiến. -Ý nghĩa nhân đạo của ngòi bút Nam Cao: +Niềm cảm thương sâu sắc trước tình cảnh cùng đường của người nông dân. +Phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay khi tưởng như họ bị hủy diệt cả nhân tính và nhân hình. +Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người. 3. Đánh giá chung: - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, tình tiết hấp dẫn, giàu kịch tính... - Nam Cao đã thể hiện một cách chân thật và xúc động nỗi đau khổ lớn nhất của con người lao động Việt Nam trước Cách mạng: nỗi đau bị cự tuyệt quyền sống, quyền làm người. Tác phẩm Chí Phèo xứng đáng là kiệt tác của nền văn học Việt Nam hiện đại.. 1 4,5. 1,5. 1.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×