Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG tác THIẾT kế tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn, đầu tư và xây DỰNG HƯƠNG GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.77 KB, 18 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp 1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG HƯƠNG GIANG 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và
xây dựng Hương Giang 3
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 5
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 6
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 6
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 8
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HƯƠNG GIANG 10
2.1. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của một số công tác thiết kế chủ yếu ở
công ty 10
2.1.1. Thiết kế thuỷ công 10
2.1.2. Thiết kế tổ chức thi công 10
2.1.3. Thiết kế điện 11
2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác thiết kế ở công ty 11
2.2.1. Yếu tố con người 11
2.2.2. Yếu tố khảo sát 12
2.2.3 Yếu tố máy móc thiết bị công nghệ 13
2.2.4 Yếu tố quản lý và tổ chức 13
2.3. Quy trình chung thực hiện công tác thiết kế tại công ty 14
2.3.1. Mục đích 14
2.3.2. Phạm vi áp dụng 14
2.3.3. Trách nhiệm 14
2.3.4. Các bước thực hiện 15
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2
CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO


CHẤT LƯƠNG THIẾT KẾT Ở CÔNG TY CỔ PHẦN HƯƠNG GIANG
16
3.1. Nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên thiết kế trong công ty 16
3.2. Về thiết bị và công nghệ 17
3.3. Về công tác khảo sát 18
3.4. Về biện pháp quản lý 18
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG HƯƠNG GIANG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần tư vấn đầu
tư và xây dựng Hương Giang.
Công ty Hương Giang trực thuộc Bộ Quốc phòng là một doanh nghiệp
Nhà nước chuyên ngành xây dựng dân dụng, xây dựng các công trình giao
thông thuỷ lợi trong quân đội và ngoài quân đội.
Năm 1979 Binh đoàn Hương Giang ( Binh đoàn bộ binh cơ giới) được
Bộ Quốc phòng điều động rút khỏ hậu cứ Huế ra đóng quân tại Hà Bắc. Xuất
phát từ yêu cầu đảm bảo xây dựng doanh trại đơn vị, Quân đoàn đã thành lập
ra đội xây dựng mang tên Công trường H1. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ
của quân đoàn giao, để củng cố trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật và
nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân xây dựng, đơn vị đã nhận thêm một
số hạng mục công trình trong và ngoài quân đội. Nhiều công trình của đơn vị
thi công được đánh giá cao về thẩm mỹ chất lượng và tiến độ. Qua nhiều năm
kinh doanh Quân đoàn xét thấy công trường H1 có đủ khả năng đứng vững và
phát triển trên thị trường xây dựng trong nền kinh tế thị trường. Ngày
04/8/1993 Công ty được nhà nước chính thức công nhận là Doanh nghiệp nhà
nước mang tên xí nghiệp 17/5 theo Quyết định số 480/QĐQP.
Sau khi thành lập doanh nghiệp, đơn vị đã đầu tư chiều sâu, mua sắm
thiết bị phục vụ cho thi công, đồng thời tiến hành nhiều hạng mục công trình

với quy mô và giá trị lớn.
Do yêu cầu về xây dựng của Quân Đoàn cũng như Bộ Quốc phòng.
Công ty Hương Giang – Bộ Quốc phòng được thành lập theo Quyết định số
501/QĐ - QP ngày 18/4/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trên cơ sở sát
nhập: Xí nghiệp xây dựng 17/5, Xí nghiệp khai thác than 30/4 và các đội sản
xuất: Công trường H1 – Yên Hoà, Xí nghiệp gỗ Lào, Xí nghiệp 1/5 có trụ sở
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 4
tại Yên Hoà -Từ Liêm – Hà Nội. Với vốn kinh doanh có tại thời điểm: Ngày
18 tháng 4 năm 1996 là: 2.913 triệu đồng.
Đến ngày 13 tháng 4 năm 2005 , Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết
định số 649/QĐQP về việc phê duyệt phương án chuyển Công ty Hương
Giang - Bộ Quốc Phòng thành Công ty Cổ Phần tư vấn đầu tư và xây dựng
Hương giang.
Tên giao dịch: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Huong Giang Consultacy Invesment &
Construction Joint Stock Company
Trụ sở chính: Số 28 - Cụm 4 - A7 - Ngõ 66 - Phường Tân Mai - Quận
Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.8647.000 - 04.6610.265
Fax: 04.8647.876
Tài khoản số: 2151000000 0139 Tại Ngân Hàng ĐT & PT Cầu giấy
3111000050 44 6031 tại Ngân hàng TMCP Quân đội
Email: huonggiangbqp@.vnn.vn
Website:
Giám đốc: Kỹ sư Nguyễn Trọng Trung
Công ty có giấy phép kinh doanh số 0106000212 ( đăng ký lần đầu ngày
10/6/1996), thay đổi lần thứ 3 ngày 21/4/2004 của Sở kế hoạch và Đầu tư Hà
Nội cấp. Được phép hoạt động kinh doanh trên địa bàn cả nước chủ yếu các
ngành nghề sau:

* Xây dựng công trình dân dụng và công trình công nghiệp:
* Xây dựng công trình giao thông và hạ tầng đô thị:
* Xây dựng công trình thuỷ lợi, kênh mương, kè, đê, trạm bơm thuỷ lợi:
* Xây dựng đường và trạm biến áp đến 35KV:
* Sản xuất & kinh doanh vật liệu xây dựng:
* Thi công công trình cầu, cảng sông và cảng biển cấp III:
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 5
* Thi công các công trình mỹ thuật, trang trí nội thất, cấp và thoát nước sinh
hoạt:
* Khoan thăm dò và khai thác nước ngầm:
Công ty Cổ Phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang với hình
thức sở hữu nguồn vốn nhà nước chiếm 51% cổ phần, cổ đông là 49% cổ
phần, hoạt động hạch toán kinh doanh độc lập, có con dấu riêng. Tại ngân
hàng với tổng vốn kinh doanh là: 44.918 triệu đồng.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang hoạt động với
ngành nghề kinh doanh chủ yếu là san lấp mặt bằng, thầu xây dựng. Với đặc
điểm riêng của sản phẩm xây dựng, nó tác động trực tiếp tới công tác tổ chức
quản lý. Quy mô công trình xây dựng là rất lớn, sản phẩm mang tính đơn
chiếc, thời gian xây dựng dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi có
nguồn vốn đầu tư lớn. Quá trình sản xuất của Công ty diễn ra ở nhiều thời
điểm khác nhau và được vận động tới nơi đặt sản phẩm. Với tính chất nghề
nghiệp của ngành xây dựng cơ bản phức tạp, trong quá trình thi công giá dự
toán trở thành thước đo và được so sánh với khoản chi phí thực tế phát sinh.
Sau khi hoàn thành nghiệm thu công trình, giá dự toán lại trở thành cơ sở để
nghiệm thu, kiểm tra chất lượng công trình, xác định giá thành quyết toán
công trình và xác định giá trị thanh lý hợp đồng đã ký kết.
Trên cơ sở các bước và nắm chắc nội dung từng bước quy trình cho việc
tổ chức quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí đầu vào hợp lý, tiết kiệm chi

phí không cần thiết, theo dõi từng bước quy trình tập hợp chi phí sản xuất đến
giai đoạn cuối cùng. Từ đó, góp phần làm giảm giá thành, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm:
+ Tổng doanh thu năm 2006 là 106,97 tỷ đổng thì năm 2007 tăng lên
153,57 tỷ đồng , tăng 46,60 tỷ đồng hay tăng 14,35%.
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 6
+ Lợi nhuận trước thuế năm 2006 là 2.02 tỷ đồng, năm 2007 là 3,11 tỷ đông
tăng 1,09 tỷ đồng hay 15,39%.
+ Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2006 là 1,45 tỷ đồng, năm 2007 là
2,23 tăng 0,78 tỷ đồng hay 15,37%.
Nhìn chung tổng doanh thu của công ty qua 2 năm tăng lên nhanh chóng là
do năm 2007 công ty đã có nhiều cố gắng trong việc ký kết hợp đồng xây lắp
và hoàn thành nhiều hạng mục, công trình bàn giao cho khách hàng. Doanh
thu tăng nhanh có ảnh hưỏng tích cực đến lợi nhuận của công ty, theo số liệu
trên bảng 02 lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty qua 2
năm đều tăng một cách rõ rệt, điều đó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, công ty luôn
hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh, tăng thu nhập cho người lao động cụ thể là lương bình quân năm 2006
là 2.450.000đ/ lao động thì năm 2007 là 2.940.000đ/lao động tăng
490.000đ/lao động.
* Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 2 năm:
+ Tổng tài sản của công ty qua 2 năm tăng lên khá nhiều năm 2006 là
110,31 tỷ đồng thì năm 2007 là 132,79 tỷ đổng tăng 22,48 tỷ đồng hay
20,37%.
+ Nguồn vốn huy động của công ty cũng tăng lên năm 2006 là 116,40 tỷ
đông. năm 2007 là 139,15 tỷ đồng tăng 22,75 tỷ đồng hay 19,54%. Sỏ dĩ có
sự tăng lên như vậy là do công ty huy động vốn vay đầu tư cho sản xuất tương

đối lớn là cho khoản nợ phải trả tăng lên, năm 2006 tổng số nợ phải trả là
101,05 tỷ đồng , năm 2007 là 122,65 tỷ đồng tăng 21,60 tỷ đồng.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang là một doanh
nghiệp nhà nước hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập,
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 7
có bộ máy kế toán, có sổ sách riêng. Công ty có 6 đội sản xuất, mỗi đội chịu
sự điều hành, phân công của Công ty để thực hiện chức năng xây dựng cơ
bản. Để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, phù hợp với khẳ năng
chuyên môn của cán bộ, công nhân viên quản lý, cơ cấu hoạt động của Công
ty được tổ chức theo kiểu hỗn hợp trực tuyến - chức năng.
Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm:
- Hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát.
- Hội đồng quản trị,
- Ban giám đốc: Giám đốc, Phó Giám đốc
- Phòng kế hoạch dự án.
- Phòng Kỹ thuật vật tư
- Phòng tổ chức lao động tiền lương.
- Phòng hành chính.
- Phòng kế toán.
- Các xí nghiệp.
- Các đội thi công.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và
xây dựng Hương Giang.

SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A

Báo cáo thực tập tổng hợp 8
Sơ đồ 02: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Chỉ đạo phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty về lập dự
toán chỉ đạo thiết kế, xây dựng, thi công.
Thiết lập các mối quan hệ đối ngoại, liên kế với các cơ quan, tổ chức
kinh tế. Xác định kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hội đồng quản trị: Là do Đại hội cổ đông bầu ra, người được bầu vào hội
đồng quản trị là những Cổ đông đại diện cho một cổ đông hoặc một mhóm cổ
đông phổ thông.HĐQT là các Cổ đông được ủy quyền đại diện biểu quyết và
hoặch định đường lối, chiến lược kinh doanh cho Công ty thông qua các cuộc
họp thường liên.Giám sát điều hành các bộ máy chức năng thực hiện theo
luật Công ty Cổ phần và Điều lệ của công ty.HĐQT trực tiếp giám sát sự điều
hành của Giám đốc Công ty.
Ban Kiểm soát: Thường là từ 1 đến 3 người có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ được đại hội Cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có chức năng giám sát mọi
hoạt động của các phòng ban chức năng. Hàng năm vào kỳ kế toán như Cuối
quí, 6 tháng, một năm tiến hành kiểm tra kiểm soát về tài chính, kỹ thuật kết
quả kiểm tra kiểm soát được báo cáo bằng văn bản gửi tới từng thành viên của
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A
PHÓ GIÁM ĐỐC
THI CÔNG
PHÓ GIÁM ĐỐC
VẬT TƯ
Phòng
kế
hoạch
dự án.
Phòng
tổ chức

lao
động
tiền
Phòng
Kỹ
thuật
vật tư
Phòng
hành
chính
BAN GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
Báo cáo thực tập tổng hợp 9
hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông.Nhằm phát hiện sai sót có hướng
khắc phục sớm những tồn tại giúp công ty ổn định kinh doanh nâu dài.
Giám đốc: Người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty, là người điều hành quản lý vĩ mô toàn Công ty,
trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế giao nhận thầu và thanh lý bàn giao các
công trình hoàn thành cho bên A.
Phó Giám đốc : Công ty là người giúp việc cho giám đốc và được giám
đốc phân công một số việc của giám đốc. Phó Giám đốc là người chịu trách
nhiệm trước giám đốc về những công việc đã được phân công và đồng thời
còn có nhiệm vụ thay mặt Giám đốc giải quyết việc phân công.
Phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm tham gia làm hồ sơ
dự thầu và lập kế hoạch tiến độ thi công trên cơ sở các hợp đồng đã được ký
trước khi thi công.
Phòng hành chính: Có chức năng và nhiệm vụ giúp Phó giám đốc kiêm
chủ tịch công đoàn tổ chức bộ máy điều hành và quản lý của công ty cũng
như các đơn vị trực thuộc, đáp ứng yêu cầu sản xuất về công tác tổ chức cán
bộ lao động, đồng thời giúp phó giám đốc nắm được khả năng trình độ kỹ

thuật của cán bộ công nhân viên, đề ra chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ
công nhân viên lành nghề phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh.
Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn và
điều hoà phân phối cho các đội dựa trên cơ sở tiến độ thi công, thường xuyên
kiểm tra giám sát về mặt tài chính đối với các xí nghiệp, các đội xây dựng
trực thuộc công ty, đảm bảo chi lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn
công ty và kiểm tra chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ.
Các đơn vị phụ thuộc : Công ty có đội ngủ thi công, sửa chữa lắp đặt các
xưởng cơ khí, các trạn thực hiện thi ccoong sửa chữa và sây dựng các công
trình mà công ty cần thwajc hiện. Các độ trưởng là người giám đốc công ty bổ
nhiệm và chịu tránh nhiệm trước giám đốc công ty về mọi hoạt động của thi
công và xây dựng chiụ trách nhiệm về việc kèm và giám sát cả công việc lẫm
đời sống của anh em công nhân trên công trường
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 10
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HƯƠNG GIANG
2.1. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của một số công tác thiết kế chủ yếu
ở công ty.
Như chúng ta đã biết, trong bất kỳ một công trình, một dự án nào thì
khâu thiết kế chiếm vai trò rất quan trọng, bản thiết kế có tốt thì công trình,
dự án đó mới đạt được mục tiêu đề ra. Thiết kế là dựa trên mục đích, mục
tiêu, qui mô, điều kiện hiện có của dự án để xây dựng một phương án tốt nhất
cho công trình, dự án đó
2.1.1. Thiết kế thuỷ công
Thiết kế thuỷ công nhằm làm thay đổi, cải biến trạng thái tự nhiên của
dòng chảy của sông hồ, biển, nước ngầm để sử dụng nước một cách hợp lý có
lợi nhất và bảo vệ môi trường xung quanh trách khỏi những tác hại của dòng
chảy gây nên, hoặc làm hình thành dòng chảy nhân tạo để thoả mãn nhu cầu

dùng nước, khi dòng chảy tự nhiên ở đó không có hoặc không đủ
2.1.2. Thiết kế tổ chức thi công
Mục đích của thiết kế tổ chức thi công là để đảm bảo kế hoạch các khâu
công tác, nâng cao trình độ quản lý thi công đến mức thật khoa học đảm bảo
công trình hoàn thành đúng thời hạn. Không có thiết kế tổ chức thi công thì
không thể lập được kế hoạch cung cấp kịp thời các vật liệu, thành phẩm, nhân
lực, thiết bị máy móc mặt bằng công trường lộn xộn, phát sinh những hiện
tượng thừa thiếu lãng phí, đình đốn, chất lượng kém, kỳ hạn sai.
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 11
2.1.3. Thiết kế điện
Nhu cầu sử dụng điện năng để thi công các công trình thuỷ lợi thuỷ
điện là rất lớn. Điện năng dùng để chạy các máy móc thi công cung cấp cho
các xí nghiệp sản xuất phục vụ và để thắp sáng
Khi thiết kế tổ chức cung cấp điện cho một công trường chủ yếu là phải
giải quyết các nội dung sau:
• Xác định địa điểm dòng điện và lượng điện cần dùng cho 4 đối tượng
dùng điện: cấp cho các máy móc thi công chạy bằng điện ở hiện trường các
công trình chính, cho thắp sáng, tháo nước hố móng, cho hạ thấp mực nước
ngầm, cho đổ bê tông và thi công xây lắp ở công trình chính ấy; cấp điện cho
các xưởng sản xuất phục vụ như các nhà máy bê tông,ván khuôn, cốt thép,
sửa chữa xe máy, nghiền sàng; cung cấp điện cho khu ăn ở sinh hoạt và làm
việc gián tiếp; cung cấp điện tăng cường cho các xí nghiệp và khu daan cư sẵn
có ở gần khu vực công trường được sử dụng vào việc chuẩn bị công trường
trong thời gian đầu.
• Chọn nguồn điện: do các thành phố gần công trường cung cấp, do các
trạm phát điện tạm thời của công trường, do các đường dây cao thế đi qua
công trường
• Thiết kế hệ thống cung cấp điện
Dự trù vật tư và kế hoạch cung ứng các vật tư thiết bị ấy

2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác thiết kế ở công ty
2.2.1. Yếu tố con người
Như chúng ta đã biết trong hầu hết các hoạt động kinh tê, xã hội thì yếu tố
con người bao giờ cũng đóng vai trò trung tâm, quyết định sự hoạt động và
kết quả của các hoạt động này. Ở công ty tư vấn và xây dựng thuỷ lợi I thì
yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác thiết kế nói
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 12
chung và toàn bộ các công tác khác nói riêng. Để có một bản thiết kế hoàn
chỉnh thì phải thông qua rất nhiều công đoạn khác nhau: khảo sát thiết kế,
thiết kế, thẩm định. Công đoạn đầu tiên là công đoạn khảo sát thiết kế, ở công
đoạn này phải tiến hành khảo sát địa hình để lập các bản đồ địa hình, lập mô
hình, lập các hệ thống khống chế mặt bằng và thuỷ chuẩn sau đó phải tiến
hành khảo sát địa chất đề đánh giá chính xác các nền móng phức tạp nhằm
đảm bảo an toàn cho công trình, rồi phải tiến hành thí nghiệm đất đá và phân
tích nước, công việc tiếp theo là khảo sát kinh tế Ở công đoạn khảo sát thiết
kế này tuy hiện nay đã có sự hỗ trợ rất lớn của máy móc hiện đại những vẫn
rất cần những kỹ sư, công nhân có trình độ cao, có kinh nghiệm thì mới tổng
hợp được chính xác các kết quả khảo sát để phục vụ cho quá trình thiết kế. Ở
công đoạn thiết kế thì nhà thiết kế phải dựa trên các tài liệu thu thập được về
kỹ thuật, kinh tế, xã hội từ đó phải thiết kế công trình phù hợp với điều kiện
của bên A và với điều kiên kinh tế- xã hội ở nơi đó. Thiết kế viên phải là
người có kiến thức toàn diện, vì phải hiểu được và nắm rõ tất cả các kiến thức
về địa hình, địa chất, khí tượng, thuỷ văn thì mới có thể vận dụng tất cả các
kiến thức đấy để xây dựng một phương án thiết kế tốt nhất. Sau khi tiến hành
thiết kế thì phải tiến hành công đoạn thẩm định thiết kế bởi vì nhiều khi kết
quả khảo sát không phải là chính xác và xem xét lại thiết kế xem đã thực sự
hợp lý hay chưa. Nhận thức rõ ràng được điều này, hàng năm trung tâm tư
vấn thiết kế của công ty đều mở các cuộc tuyển chọn kỹ sư thiết kế từ các
trường đại học trong và ngoài nước, đến năm 2005 trung tâm đã có 150 kỹ sư

thiết kế ( chiếm 18% số lượng lao động toàn công ty)
2.2.2. Yếu tố khảo sát
Như chúng ta đã biết, một công trình sẽ chịu tác động bởi rất nhiều yếu
tố: khí hậu thời tiết, những cơn địa chấn, tình trạng sụt lở đặc biệt là các
công trình càng lớn thì phải chịu những tác đông đó càng lớn. Các công trinh
thuỷ lợi thưòng được xây dựng với quy mô lớn, vị trí lại gần nguồn nước như
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 13
biển, sông, hồ nên càng phải chịu những tác động của thiên nhiên. Vì vậy
trước khi xây dựng chúng ta phải tiến hành khảo sát thật kỹ những tác động
của thiên nhiên có ảnh hưởng tới công trình để công trình có chất lượng cao
và tuổi thọ lâu. Để làm được như vậy thì chúng ta phải sử dụng các máy móc
thiết bị, công nghệ hiện đại kết hợp với kinh nghiệm của những nhà khảo sát
để có được kết quả tốt nhất.
2.2.3 Yếu tố máy móc thiết bị công nghệ
Trong công đoạn thiết kế thì máy móc, công nghệ có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Trước đây khi chưa có máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại thì
việc khảo sát, thiết kế tốn rất nhiều sức người và sức của mà hiệu quả lại
không cao. Hiện nay nhờ vào sự phát triển của khoa học, kỹ thuật mà chúng
ta có thể sử dụng các loại máy móc vào trong khảo sát đem lại kết quả chính
xác, nhanh chóng, chúng ta cũng có thể đưa máy móc, phần mềm công nghệ
vào trong khâu thiết kế, chúng ta đưa các số liệu vào máy tính và các phần
mềm ứng dụng sẽ tính toán, xử lý các số liệu. Như vậy nhờ vào máy móc
công nghệ hiện đại mà chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và
tiền bạc
2.2.4 Yếu tố quản lý và tổ chức
Khi tiến hành xây dựng một công trình thì yêu cầu về tiến độ là rất
quan trọng, vừa phải đảm bảo chất lượng công trình vừa phải hoàn thành công
trình trong thời gian ngắn nhất. Hơn nữa ở công trường vủa có khối lượng lớn
công việc cần làm, lại có nhiều lực lượng lao động phức tạp cũng như các

máy móc thiết bị, vật liệu ở đó. nếu không quản lý chặt chẽ sẽ rất dễ gây thất
thoát, lãng phí về tiền của và lao động. Vì vậy trong công tác thiết kế đòi hỏi
sự quản lý và tổ chức chặt chẽ của các cấp lãnh đạo.
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 14
2.3. Quy trình chung thực hiện công tác thiết kế tại công ty
Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang đã ban hành quy trình
kiểm soát thiết kế có hiệu lực từ ngày 20/10/2003
2.3.1. Mục đích
• Thống nhất trình tự triển khai để lập một đồ án ( sản phẩm thiết kế)
• Phân định trách nhiệm, quyền hạn của các chức danh trong dây chuyền
thiết kế
• Đảm bảo sản phẩm thiết kế được thực hiện- kiểm soát liên tục trong
mọi công đoạn
2.3.2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho mọi sản phẩm thiết kế thuộc các giai đoạn:
• Chuẩn bị đầu tư: báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu
khả thi, thiết kế sơ bộ và tổng mức đầu tư.
• Thực hiện đầu tư: thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công và tổng
dự toán.
2.3.3. Trách nhiệm
Những chức danh có trách nhiệm thực hiện quy trình này và chịu trách
nhiệm về chất lượng, tiến độ những phần việc mà mình tham gia gồm:
• Tổng giám đốc hoặc người được tổng giám đốc uỷ quyển ( TGĐ), hoặc
các giám đốc xí nghiệp ( GĐXN) khi được phân cấp
- Phê duyệt “ Đề cương tổng quát khảo sát thiết kế”
- Thông qua “ Hồ sơ dự thảo”
- Ký cho phép xuất bản “ Hồ sơ chính thức”
• Giám đốc xí nghiệp
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A

Báo cáo thực tập tổng hợp 15
-Thông qua “ đề cương chi tiết chuyên ngành”
- Tổ chức hoạt động kiểm tra tại xí nghiệp
• Chủ nhiệm đồ án ( CNĐA)
- Lập “Đề cương tổng quát khảo sát thiết kế”, phác thảo phương án bố trí
tổng thể, xác lập yêu cầu nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát, thiết kế của đối
tượng được lập đồ án thiết kế cho các bộ môn chuyên ngành, xác nhận “ đề
cương chi tiết chuyên ngành” do chủ nhiệm thiết kế chuyên ngành lập.
2.3.4. Các bước thực hiện.
- Thu thập dữ liệu đầu vào : CNĐA thu thập tài liệu từ các nguồn cơ sở “
đầu vào” cho việc hình thành khung pháp lý và nội dung của dự án ( dân sinh
kinh tế, kế hoạch phát triển, nhiệm vụ, qui mô dự án )
- Kiểm tra dữ liệu đầu vào : Các tài liệu thu thập cần nêu rõ nguồn, có
chữ ký của người thu thập. KTV, CNĐA, CNCN kiểm tra và xác nhận đảm
bảo chất lượng vào phiếu kiểm tra đối chiếu tại xí nghiệp.
- Lập đề cương tổng quát : CNĐA lập đề cương tổng quát.
- Phê duyệt đề cương tổng quát :Giám định CLCT/ Giám định CLXN
( khi được phân cấp) giám định
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 16
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯƠNG THIẾT KẾT Ở CÔNG TY CỔ PHẦN HƯƠNG
GIANG
3.1. Nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên thiết kế trong công ty
• Nâng cao số lượng kỹ sư thiết kế trong công ty
Như chúng ta đã phân tích ở trên, thì trong hoạt động thiết kế con người là
nhân tố trung tâm quyết định kết quả của hoạt động này, mà cụ thể ở đây là
những kỹ sư thiết kế của công ty. Tuy số lượng các kỹ sư thiết kế đều tăng so
với những năm trước đó, nhưng so với khối lượng công việc mà họ phải đảm

nhận thì quá ít ỏi. Từ đó dẫn đến tình trạng các kỹ sư hầu như phải làm việc
tăng ca và không có ngày nghỉ, và có ảnh hưởng không ít tới năng suất và
hiệu quả của công việc. Từ thực tế đó, công ty cần có chính sách tuyển thêm
lao động. Căn cứ vào thời điểm ra trường của sinh viên khối ngành kỹ thuật
thì công ty nên mở đợt tuyển dụng vào tháng 8 hàng năm.
• Nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹ sư trong công ty.
Để nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹ sư, thì công ty:
- Phối hợp với các trường đại học, trong và ngoài nước mở các lớp đào
tạo và nâng cao trình độ chuyên môn ngắn hạn, khoảng 6 tháng 1 lần
- Thường xuyên mở các lớp giới thiệu về những công nghệ tiến tiến hiện
đại có liên quan đến công việc của công ty.
- Khuyến khích và có hình thức đãi ngộ với những nhân viên tham gia
các lớp văn băng II, lớp cao học ngoài giờ.
- Cử những cá nhân suất sắc đi học, nghiên cứu ở nước ngoài.
- Mở các diễn đàn, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa những kỹ sư trẻ
và những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 17
• Nâng cao nhận thức về chất lượng cho cán bộ công nhân viên.
Tuy công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng được một thời gian
khá dài, nhưng nhận thức về chất lượng của cán bộ công nhân viên còn rất
hạn chế. Nhất là các kỹ sư thiết kế, họ chưa ý thức được việc áp dụng hệ
thống quản lý vào công việc thiết kế sẽ đem lại lợi ích như thế nào. Vì vậy
cần đạo tạo cho họ kiến thức về quản lý chất lượng, các phương pháp quản lý
chất lượng và sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng, về cách
khắc phục phòng ngừa
3.2. Về thiết bị và công nghệ
Thiết bị và công nghệ càng hiện đại thì càng là công cụ hữu ích cho công
tác khảo sát, vì vậy công ty nên tìm hiểu và đầu tư những thiết bị và công
nghệ để giúp ích cho công tác thiết kế.

- Công ty hàng năm nên trích một phần lợi nhuận hoặc từ quĩ mua sắm
cơ bản để đầu tư công nghệ, thiết bị mới
- Thành lập lại Hội đồng Khoa học và Công nghệ của Công ty mẹ thu hút
các chuyên gia thật sự có tài và kinh nghiệm, mời một số chuyên gia ngoài
công ty tham gia, có chương trình, mục tiêu và sinh hoạt định kỳ hoặc bất
thường để tư vấn cho tổng giám đốc giải quyết các vấn đề lớn về phát triển
khoa học công nghệ tư vấn xây dựng thuỷ lợi- thuỷ điện của công ty và các
vấn đề phức tạp trong đồ án khảo sát thiết kế và các dự án thuỷ lợi- thuỷ điện
lớn cho các công ty con. Hội đồng khoa học và công nghệ của công ty mẹ cần
có quy chế để phát huy và tạo điều kiện cho mọi thành viên có đóng góp thực
sự cho sự phát triển khoa học công nghệ, nâng tầm công ty ngày càng cao
theo kịp tầm tư vấn xây dựng thuỷ lợi- thuỷ điện các nước tiên tiến.
- Tổ chức tốt hơn công tác thông tin nhất là cần cập nhập nhanh mọi
thông tin về tình hình phát triển khoa học công nghệ tư vấn xây dựng nói
chung và tư vấn xây dựng thuỷ lợi- thuỷ điện nói riêng trong nước và nước
ngoài, cung cấp kịp thời cho các công ty con và người lao động trong công ty
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 18
vì cơ chế thị trường cho thấy người nào lắm bắt thông tin sớm hơn, nhiều hơn
thì có nhiều cơ hội thắng lợi.
3.3. Về công tác khảo sát
Khảo sát là công tác quan trọng trong thiết kế, khảo sát có tốt, chính xác
thì mới là căn cứ để có được bản thiết kế hoàn chỉnh. Chính vì vậy công ty
phải nâng cao chất lượng công tác khảo sát trong công ty.
- Đầu tư, nâng cấp máy móc thiết bị mới cho công ty
- Đào tạo cán bộ khảo sát có chuyên môn
Công tác khảo sát là công tác chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh
nhất: khí hậu, địa hình, thời tiết Do vậy công ty cần xây dựng hệ thống liên
lạc tiên tiến để còn kịp thời liên lạc với công ty trong những trường hợp cần
thiết.

3.4. Về biện pháp quản lý
• Phân loại dự án
Hiện nay qui trình thiết kế áp dụng chung cho tất cả các dự án, nhưng như
vậy sẽ dồn quá nhiều trách nhiệm cho những người thẩm định và tổng giám
đốc công ty cũng như giám đốc xí nghiệp. Vì vậy nên chia các kỹ sư thiết kế
ra làm các nhóm nhỏ, mỗi nhóm phụ trách một mảng thiết kế riêng:
- Thiết kế công trình hồ chứa nước
- Thiết kế công trình cống lấy nước
- Thiết kế công trình tram bơm
- Thiết kế công trình thuỷ điện
- Thiết kế hệ thống công trình thuỷ lợị
Mỗi nhóm có một nhóm trưởng chịu trách nhiệm như chủ nhiệm đề án các
công trình mà nhóm mình thiết kế. Như vậy sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp
và chuyên môn hoá cho đội ngũ kỹ sư
SV: Vũ Đức Thịnh Lớp: Quản lý kinh tế 47A

×