Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.83 KB, 80 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 1: 24 – 29/8/2015 Tiết 1 PHẦN NĂM: DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Bài 1: MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ ADN I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản về AND, nhân đôi AND II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò ? Nhắc lại khái niệm về gen ? - Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN. ? Mã di truyền là gì ? đặc điểm của mã di truyền ? - hs trả lời câu hỏi của giáo viên ? Diễn biến cơ bản của quá trình nhân đôi ADN ? - ADN tháo xoắn và tách 2 mạch đơn khi bắt đầu tái bản.Các mạch mới được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’, một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn.Có sự tham gia của các enzim: tháo xoắn, kéo dài mạch, nối liền mạch. Diễn ra theo các nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn và nửa gián đoạn ? GV xây dựng cho hs về một số công thức để giải bài tập về ADN.. Nội dung 1. Một số công thức - Tổng số nu: N = 2A+2G, %A + %G = 50% - Tính chiều dài của gen: L = N/2 x 3,4 A0 - Do mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu = 20 nu nên ta có: C = N/2 - Mỗi nu có khối lượng là 300 đơn vị cacbon nên ta có: M = N x 300 - Liên kết hidro: A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hidro. G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hidro. H = 2A + 3G - Khi gen nhân đôi: + Qua 1 đợt nhân đôi: Atd = Ttd = A = T Gtd = Xtd = G = X + Qua nhiều đợt tự nhân đôi: * Tổng số AND tạo thành: AND tạo thành = 2x * Số ADN con có 2 mạch hoàn toàn mới: = 2x – 2 * Số nu tự do cần dùng:. . =. Atd =. Ttd = A( 2x – 1 ). Gtd. Xtd = G( 2x – 1 ). Ntd = N( 2x – 1 ) 2. Một số dạng bài tập: Câu 1/ Trình tự một đoạn mạch gốc của gen như sau: 5’... AXX ATA GGT ... 3’. a) Trình tự các codon trên mARN sẽ là: A. 5’... AXX ATA GGT ... 3’. B. 5’... AXX UAU GGU ... 3’. C. 3’... AXX ATA GGT ... 5’. D. 3’... UGG UAU XXA ... 5’. b) Trình tự Antcodon thứ nhất và thứ ba của đoạn mạch trên sẽ là: A. 5’UGG 3’và 5’GGA 3’ B. 3’UGG 5’và 3’GGA 5’ C. 5’UGG 3’và 5’XXA 3’ D. 3’UGG 5’và 3’XXA 5’ Câu 2/ Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN : A. luôn theo chiều 5’3’ B. Luôn theo chiều 3’5’ C. theo chiều 5’3’ở mạch này và chiều 3’5’ở mạch kia D. Di chuyển một cách ngẫu nhiên Câu 3/ Các bộ ba nào sau đây mà mỗi mã chỉ mã hóa duy nhất một loại axitamin? A. AUG, UAA B. AUG, UGG C. UAG, UAA D. UAG, UGA Câu 4/ Một gen chiều dài 5100 Ao có số nu loại A = 2/3 một loại nu-.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> khác tái bản liên tiếp 4 lần.Số nu- mỗi loại môi trường nội bào cung cấp là: A. A = T = 9000 ; G = X = 13500 B. A = T = 2400 ; G = X = 3600 C. A = T = 9600 ; G = X = 14400 D. A = T = 18000; G = X = 27000 Câu 5/ Một ADN có 3.000 nu- tự nhân đôi 3 lần liên tiếp thì phải sử dụng tất cả bao nhiêu nu- tự do ở môi trường nội bào? A. 24.000nu B. 21.000 nu C. 12.000 nu D. 9.000 nu Câu 6 / Một đoạn ADN có tỉ lệ số nu từng loại trên mạch đơn thứ 1 như sau: A=40%, T=20%, G=30%, X=312nu. Số lượng từng loại nu trong cá đoạn ADN là A. A=T=1872, G=X=1248 B. A=T=1248, G=X=1872 C. A=T=1772, G=X=1348 D. A=T=1148, G=X=1772 Câu 7/ Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp số lượng nuclêotit các loại: A=400, U=360, G=240, X=480. Số lượng nuclêotit từng loại của gen là A. A=T=380, G=X=360 C. A=180, T=200, G=240, X=360 B. A=T=360, G=X=380 D. A=200, T=180, G=120, X=240 Câu 8/ Mã di truyền có tính thoái hóa là do: A. số loại axitamin nhiều hơn số loại mã di truyền. B. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại axitamin C. số loại axitamin nhiều hơn số loại nuclêôtit D. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại nuclêôtit Câu 9/ Gen là gì ? A. là một đoạn chứa các nuclêôtit. B. là một đoạn ADN chứa thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định (Prôtêin hay ARN) C. là một đoạn ADN chứa ba vùng: khởi đầu, mã hoá, kết thúc. D. là một phân tử ADN xác định Câu 10/ Phân tửADN tái bản theo nguyên tắc: A. Nguyên tắc nhân đôi. B. Nguyên tắc bổ sung C. Nguyên tắc khuôn mẫu và bán bảo toàn D. Nguyên tắc sao ngược III. Bài tập về nhà: 1. Một phân tử ADN dài 0,51µm, tích của nu loại A với nu không bổ sung với nó là 6%. Gen này tái bản liên tiếp 4 lần. Số liên kết hidrô môi trường nội bào cung cấp là bao nhiêu ? 2. Một phân tử ADN dài 0,408µm, trên một mạch của gen có A = 120, G = 360. Tính số nu mỗi loại của gen..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tuần 2: 31/8 – 05/9/2015 Tiết 2 Bài 2: MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ PHIÊN MÃ – DỊCH MÃ I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản về phiên mã, dịch mã và điều hòa hoạt động gen.. II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò ? GV yêu cầu hs nhắc lại kiến thức về phiên mã – dịch mã - điều hòa hoạt động gen? - Phiên mã: - Enzim tiếp cận ở điểm khởi đầu và đoạn ADN (gen) tháo xoắn. Enzim dịch chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’ → 5’và sợi ARN kéo dài theo chiều 5’ → 3’, các đơn phân kết hợp theo NTBS. Đến điểm kết thúc, ARN tách khỏi mạch khuôn. - Đối với SV nhân thực cắt bỏ những đoạn intron, nối các đoạn exon - Dịch mã: - Các axit amin đã hoạt hóa được tARN mang vào ribôxôm. Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’ 3’ theo từng bộ ba và chuỗi pôlipeptit được kéo dài. Đến bộ ba kết thúc chuỗi pôlipeptit tách khỏi ribôxôm. - Điều hòa hoạt động gen: Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế để kìm hãm sự phiên mã, khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất kìm hãm thì sự phiên mã được diễn ra. Sự điều hòa này tùy thuộc vào nhu cầu của tế bào. ? GV xây dựng cho hs về một số công thức để giải bài tập về phiên mã, dịch mã .. Nội dung 1. Một số công thức a. Phiên mã: * Qua một lần phiên mã: rNtd = N/2 rAtd = Tgốc ; rUtd = Agốc rGtd = Xgốc ; rXtd = Ggốc * Qua nhiều lần phiên mã: Số phân tử ARN = số lần phiên mã = k. . rAtd = k.rA = k.Tgốc ;. . . rNtd = k.rN. rUtd = k.rU = k.Agốc. rGtd = k.rG = k.Xgốc ; rXtd = k.rX = k.Ggốc b. Dịch mã: * Số aa trong phân tử polopeptit: N/6 – 1 rN/3 – 1 * Số aa trong phân tử prôtêin: N/6 – 2 rN/3 – 2 Giải mã tạo thành nhiều phân tử Protein: (n lần). . P = k.n. k : là số phân tử mARN. n : là số Riboxom trượt qua.. N rN 1 1 = k.n. 3 * Tổng số a.a tự do cung cấp: a.atd = k.n. 6 * Tổng số a.a trong các chuỗi polipeptit hoàn chỉnh: N rN 2 2 a.aP = k.n. 6 = k.n. 3 2. Một số dạng bài tập: Câu 1: Trong phiên mã, mạchADN nào được dùng làm khuôn mẫu : A. Chỉ mạch 3. ---> 5. dùng làm khuôn mẫu B. Chỉ mạch 5. ---> 3. dùng làm khuôn mẫu C. Mạch dùng làm khuôn mẫu do enzim tự chọn D. Cả hai mạch 3. ---> 5’ hoặc 5. ---> 3. đều có thể làm khuôn mẫu. Câu 2: Chiều tổng hợp mARN của enzimARN - pôlimêraza là: A. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là 5. ---> 3. B. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là 3. ---> 5. C. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza tuỳ thuộc vào cấu trúc phân tử ADN D. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza phụ thuộc cấu trúc gen Câu 3: Với các côzôn sắp xếp trên phân tử mARN như sau: 3....AUG GAA XGA GXA...5. . Ta sẽ có trật tự sắp xếp các aa là: A. Met - Glu - Arg – Ala C. Met - Glu - Ala – Arg B. Ala - Met - Glu – Arg D. Arg - Met - Glu – Ala Câu 3: Trong cơ chế điều hoà biểu hiện gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là: A. Nơi tiếp xúc với en zim ARN - pôlimêraza B. Nơi gắn của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã C. Mang thông tin tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> D. Mang thông tin cho tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy Câu 4: Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là A. 3’AUG5’. B. 5’AUG3’. C. 3’XAU5’. D. 5’XAU3’ Câu 5: Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp số lượng nuclêotit các loại: A=400, U=360, G=240, X=480. Số lượng nuclêotit từng loại của gen là A. A=T=380, G=X=360 C. A=180, T=200, G=240, X=360 B. A=T=360, G=X=380 D. A=200, T=180, G=120, X=240 Câu 6 / Một gen có chiều dài 0,255µm sao mã 5 lần. Các phân tử mARN đều cho 6 lượt Ri trượt qua, mỗi phân tử protein hình thành gồm 1 chuỗi pp. a) Số aa được mã hoá bởi gen là A. 249 B. 349 C. 239 D. 339 b) Số aa của 1 phân tử protein là A. 238 B. 248 C. 338 D. 348 c) Số phân tử protein được sinh ra A. 20 B. 30 C. 40 D. 50 d) Tổng số aa tự do cần thiết cho quá trình giải mã A. 4470 B. 5470 C. 6470 D. 7470 e) Tổng số aa tự do tham gia vào cấu trúc protein để thực hiện chức năng sinh học là A. 5440 B. 6440 C. 7440 D. 8440 III. Bài tập về nhà: 1. Một gen dài 0,408 micromet, có A = 840. Khi gen phiên mã môi trường nội bào cung cấp 4800 ribonuclêôtit tự do. Số liên kết hiđrô và số bản sao của gen: A. 2760 và 2 bản sao B. 2760 và 4 bản sao C. 3240 và 4 bản sao D. 3240 và 2 bản sao 2. Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp số lượng nuclêotit các loại: A=400, U=360, G=240, X=480. Số lượng nuclêotit từng loại của gen là A. A=T=380, G=X=360 B. A=T=360, G=X=380 C. A=180, T=200, G=240, X=360 D. A=200, T=180, G=120, X=240.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tuần 3: 07 – 12/9/2015 Tiết 3 Bài : MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản về điều hòa hoạt động gen.. II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò ? GV yêu cầu hs nhắc lại kiến thức về điều hòa hoạt động gen? - Điều hòa hoạt động gen: Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế để kìm hãm sự phiên mã, khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất kìm hãm thì sự phiên mã được diễn ra. Sự điều hòa này tùy thuộc vào nhu cầu của tế bào. ? GV xây dựng cho hs về một số câu hỏi trắc nghiệm về điều hòa hoạt động gen .. Nội dung Câu 1: Điều hòa hoạt động gen chính là: A. điều hòa quá trình dịch mã. B. điều hòa lượng sản phẩm của gen. C. điều hòa quá trình phiên mã. D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN. Câu 2: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành. B. prôtêin ức chế không được tổng hợp. C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra. D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động. Câu 3: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự: A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A) B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) Câu 4: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng A. vận hành. B. điều hòa. C. khởi động. D. mã hóa. Câu 5: Operon là A. một đoạn trên phân tử ADN bao gồm một số gen cấu trúc và một gen vận hành chi phối. B. cụm gồm một số gen điều hòa nằm trên phân tử ADN. C. một đoạn gồm nhiều gen cấu trúc trên phân tử ADN. D. cụm gen cấu trúc có chung một cơ chế điều. Câu 6: Gen điều hòa R khi hoạt động sẽ tổng hợp nên: A. Enzim phân hủy lactôzơ. B. prôtêin ức chế. C. lactôzơ. D. Enzim điều khiển Operon. Câu 7: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn A. phiên mã. B. dịch mã. C. sau dịch mã. D. sau phiên mã. Câu 8: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách A. liên kết vào vùng khởi động. B. liên kết vào gen điều hòa. C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng mã hóa. Câu 9: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất A. xúc tác B. ức chế. C. cảm ứng. D. trung gian. Câu 10: Nơi mà ADN pôlimêraza bám vào và khởi đầu cho phiên mã là: A. vùng điều hòa. B. vùng khởi động. C. gen điều hòa. D. vùng vận hành..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 11: Theo cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi có mặt của lactôzơ trong tế bào, lactôzơ sẽ liên kết với: A. vùng khởi động. B. enzim phiên mã C. prôtêin ức chế. D. vùng vận hành. Câu 12: Không thuộc thành phần của một opêron nhưng có vai trò quyết định hoạt động của opêron là A. vùng vận hành. B. vùng mã hóa. C. gen điều hòa. D. gen cấu trúc. III. Bài tập về nhà: Câu 1: Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát bởi A. gen điều hoà. B. cơ chế điều hoà ức chế. C. cơ chế điều hoà cảm ứng. D. cơ chế điều hoà. Câu 2: Hai nhà khoa học người Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hoà hoạt động gen ở: A. vi khuẩn lactic. B. vi khuẩn E. coli. C. vi khuẩn Rhizobium. D. vi khuẩn lam. Câu 3: Trong opêron Lac, vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A là: A. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã. B. tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã. C. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã. D. tổng hợp các loại enzim tham gia vào phản ứng phân giải đường lactôzơ. Câu 4: Trong một opêron, vùng có trình tự nuclêôtit đặc biệt để prôtêin ức chế có thể liên kết để ngăn cản quá trình phiên mã, đó là vùng: A. khởi động. B. vận hành. C. điều hoà. D. kết thúc. Câu 5: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli hoạt động? A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. B. Khi trong tế bào có lactôzơ. C. Khi trong tế bào không có lactôzơ. D. Khi prôtein ức chế bám vào vùng vận hành. Câu 6: Hai nhà khoa học nào đã phát hiện ra cơ chế điều hoà opêron? A. Menđen và Morgan. B. Jacôp và Mônô. C. Lamac và Đacuyn. D. Hacđi và Vanbec..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tuần 4: 14 – 19/9/2015 Tiết 4 Bài 3: MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN GEN I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản đột biến gen, đột biên cấu trúc NST, đột biến số lượng NST II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò ? Nhắc lại khái niệm đột biến gen? * ĐBG: - Là sự biến đổi một hay một số cặp nuclêôtit trong gen. Có 3 dạng đột biến điểm: + Mất 1 cặp nuclêôtit. + Thêm 1 cặp nuclêôtit. + Thay thế 1 cặp nuclêôtit. ? Nhắc lại cơ chế đột biến gen? * ĐBG: - Bắt cặp không đúng trong nhân đôi ADN (không theo NTBS), hay tác nhân xen vào mạch khuôn hoặc mạch đang tổng hợp. - Phải trải qua tiền đột biến mới xuất hiện đột biến. ? Nhắc lại hậu quả và ý nghĩa đột biến gen ? *ĐBG: - Làm gián đoạn 1 hay 1 số tính trạng nào đó (Gen mARN Prôtêin tính trạng). - Ít ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật. - Cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.. Nội dung * Một số dạng đột biến gen. Một số dạng bài tập: * Bài tập tự luận 1.Một gen B bị đột biến thành b. Chuỗi polipeptit hoàn chỉnh do gen b điều khiển tổng hợp bị mất aa thứ 5. Hãy xác định vị trí các cặp Nu bị mất trên gen? Giả sử đoạn phân tử AND chứa gen này chỉ chứa exon. * Bài tập trắc nghiệm: Câu1: Đột biến gen là: A. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen. B. sự biến đổi một số cặp nuclêôtit trong gen. C. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN. D. những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN. Câu2: Dạng đột biến có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc chuỗi pôlipép tít do gen đó tổng hợp là : A. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai. B. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai. C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai. D. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối. Câu3: Trường hợp đột biến liên quan tới 1 cặp nuclêôtit làm cho gen cấu trúc có số liên kết hy đrô không thay đổi so với gen ban đầu là đột biến: A. đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit. B. đảo vị trí hoặc thay thế cặp nuclêôtit cùng loại. C. đảo vị trí hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit. D. thay thế cặp nuclêôtit. Câu4: Đột biến gen có thể xảy ra ở đâu? A. Trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục B. Trong nguyên phân và giảm phân ở tế bào sinh dưỡng C. Trong giảm phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục D. Trong nguyên phân và giảm phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục Câu5: Một prôtêin bình thường có 398 axitamin. Prôtêin đó bị biến đổi do có axitamin thứ 15 bị thay thế bằng một axitamin mới. Dạng đột biến gen có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên là:.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> A. thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15. B. đảo vị trí hoặc thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15. C. mất nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15. D. thay thế hoặc đảo vị trí nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15. III. Bài tập về nhà: 1. Một đột biến làm giảm chiều dài của gen đi 10,2Angstron và mất 8 liên kết hiđrô.Khi 2 gen đồng thời nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số nu mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến giảm đi so với gen ban đầu là : A. A=T=8 ; G=X=16 B. A=T=16 ; G=X=8 C. A=T=7 ; G=X=14 D. A=T=14 ; G=X=7 0 2. Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A và có 3075 liên kết hiđrô.Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liênkết hiđrô.Khi gen đột biến này tự nhân đôi thì số nu mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là A. A = T = 524 ; G = X = 676 B. A = T = 526 ; G = X = 674 C. A = T = 676 ; G = X = 524 D. A = T = 674; G = X = 526.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tuần 5: 21 – 26/9/2015 Tiết 5 Bài 3: MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản đột biên cấu trúc NST II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung ? nhắc lại kiến thức về Một số dạng bài tập: cấu trúc hiển vi của Câu 1: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu NST ? trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào * ĐB NST:- Là những A. tảo lục. B. vi khuẩn. C. ruồi giấm. D. sinh vật nhân thực. biến đổi trong cấu trúc Câu 2: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen hoặc số lượng NST. trên nhiễm sắc thể là - Có 2 dạng: A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn. + ĐB cấu trúc NST Câu 3: Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân gồm mất đoạn, lặp thực gọi là đoạn, đảo đoạn, chuyển A. nuclêôxôm. B. sợi nhiễm sắc. C. sợi siêu xoắn. D. sợi cơ bản. đoạn. Câu 4: Để loại bỏ những gen xấu khỏi nhiễm sắc thể, người ta đã vận dụng hiện + ĐB số lượng NST tượng gồm thể lệch bội và thể A. mất đoạn nhỏ. B. mất đoạn lớn. C. chuyển đoạn nhỏ. D. chuyển đoạn lớn. đa bội. Câu 5: Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không ? Nhắc lại cơ chế đột dính vào nhau nằm ở biến NST ? A. tâm động. B. hai đầu mút NST. * ĐB NST: - Do mất, C. eo thứ cấp. D. điểm khởi sự nhân đôi lặp, đảo hay chuyển vị Câu 6: Trao đổi đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng gây hiện tượng trí của đoạn NST, do sự A. chuyển đoạn. B. lặp đoạn. chuyển đoạn diễn ra C. đảo đoạn. D. hoán vị gen. giữa các NST không Câu 7: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể đơn co xoắn cực đại quan sát được tương đồng. dưới kính hiển vi vào - Do sự không phân li A. kì trung gian. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối. của cặp NST trong quá Câu 8: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN trình phân bào. và prôtêin histon là ? Nhắc lại hậu quả và ý A. nuclêôxôm. B. polixôm. C. nuclêôtit. D. sợi cơ bản. nghĩa đột biến NST ? Câu 9: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen * ĐB NST: - Làm thay nghiêm trọng nhất là: đổi 1 bộ phân hay kiểu A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. mất đoạn. D. lặp đoạn. hình của cơ thể. Câu 10: Điều không đúng khi cho rằng: Ở các loài đơn tính giao phối, nhiễm - Ảnh hưởng nghiêm sắc thể giới tính trọng đến sức sống và A. chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể. sự sinh sản của sinh vật. B. chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia. - Cung cấp nguồn C. không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng nguyên liệu thứ yếu cho thường. tiến hoá và chọn giống. D. của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX. Câu 11: Sự co xoắn ở các mức độ khác nhau của nhiễm sắc thể tạo điều kiện thuận lợi cho A. sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào. B. sự tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào. C. sự biểu hiện hình thái NST ở kì giữa. D. sự phân li và tổ hợp NST trong phân bào. Câu 12: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> trúc đặc hiệu, cấu trúc này chỉ phát hiện ở tế bào A. thực khuẩn. B. vi khuẩn. C. xạ khuẩn. D. sinh vật nhân thực. Câu 13: Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là A. tâm động. B. hai đầu mút NST. C. eo thứ cấp. D. điểm khởi đầu nhân đôi. Câu 14: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là A. lặp đoạn. B. mất đoạn. C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn. Câu 15: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng? A. Đột biến gen. B. Mất đoạn nhỏ. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Đột biến lệch bội. III. Bài tập về nhà: Câu 1: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi A.số lượng, hình dạng, cấu trúc nhiễm sắc thể. B.số lượng , hình thái nhiễm sắc thể. C.số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể. D.số lượng không đổi. Câu 2: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1 ¾ vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là A. ADN. B. nuclêôxôm. C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc. Câu 3: Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là A. sợi ADN. B. sợi cơ bản. C. sợi nhiễm sắc. D. cấu trúc siêu xoắn. Câu 4: Sự liên kết giữa ADN với histôn trong cấu trúc của nhiễm sắc thể đảm bảo chức năng A. lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền. B. phân li NST trong phân bào thuận lợi. C. tổ hợp NST trong phân bào thuận lợi. D. điều hòa hoạt động các gen trong ADN trên NST. Câu 5: Nhiễm sắc thể dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào, nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân vì A. đường kính của nó rất nhỏ. B. nó được cắt thành nhiều đoạn. C. nó được đóng xoắn ở nhiều cấp độ. D. nó được dồn nén lai thành nhân con. Câu 6: Đột biến làm tăng cường hàm lượng Amylaza ở Đại mạch thuộc dạng A. mất đoạn nhiễm sắc thể. B. lặp đoạn nhiễm sắc thể. C. đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Câu 7: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu gọi là A. nhiễm sắc thể. B. axit nuclêic. C. gen. D. nhân con. Câu 8: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là A. lặp đoạn, chuyển đoạn. B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST. C. mất đoạn, chuyển đoạn. D. chuyển đoạn trên cùng một NST. Câu 9: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến: A. làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít. B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN. C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít. D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo. Câu 10: Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể A. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. B. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. C. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. D. giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tuần 6: 28/9 – 03/10/2015 Tiết 6 Bài 3: MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản đột biến số lượng NST II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò ? Nhắc lại khái niệm đột biến số lượng NST ? * ĐB số lượng NST:Là những biến đổi trong số lượng NST. + ĐB số lượng NST gồm thể lệch bội và thể đa bội. ? Nhắc lại cơ chế đột biến số lượng NST ? * ĐB số lượng NST: - Do sự không phân li của cặp NST trong quá trình phân bào. ? Nhắc lại hậu quả và ý nghĩa đột biến số lượng NST ? - Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ yếu cho tiến hoá và chọn giống.. Nội dung Một số dạng bài tập: * Bài tập tự luận Ơ người 2n = 46. a. Hãy tính số lượng NST trong tế bào của thể không, thể một, thể một kép, thể ba, thể ba kép, thể bốn, thể tam bội, thể tứ bội? b. Có thể có tối đa bao nhiêu thể ba? * Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội (Dị bội) được phát hiện là A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ. C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao. D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu. Câu 2: Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến A. lệch bội. B. đa bội. C. cấu trúc NST. D. số lượng NST. Câu 3: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến. B. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến. C. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến. D. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến. Câu 4: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là A. 2n – 2 B. 2n – 1 – 1 C. 2n – 2 + 4 D. A, B đúng. Câu 5: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen AAa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 11 cao: 1 thấp. Câu 6: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội Câu 7: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa sẽ sinh ra các loại giao tử: A. 1AA : 4Aa : 1aa B. 2AA : 4Aa : 2aa C. ½ AA : ½ aa D. ½ Aa : ½ aa Câu 8: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa sẽ sinh ra các loại giao tử: A. 1AA : 4Aa : 1aa B. 2AA : 4Aa : 2aa C. ½ AA : ½ aa D. ½ Aa : ½ aa Câu 9: Dạng đột biến và số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của hội chứng Đao:.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> A. Thể 1 ở cặp NST 23-Có 45 NST B. Thể 3 ở cặp NST 21-Có 47 NST C. Thể 1 ở cặp NST 21-Có 45 NST D. Thể 3 ở cặp NST 23-Có 47 NST Câu10: Ở cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng.Có nhiều nhất bao nhiêu trường hợp thể một ? A. 12 B. 24 C. 66 D. 132 Câu11: Điểm giống nhau trong cơ chế dẫn đến đột biến tự đa bội và lệch bội là: A. NST không phân li trong nguyên phân B. NST không phân li trong giảm phân C. NST không phân li trong nguyên phân hoặc giảm phân D. Một hay một số cặp NST không phân li trong nguyên phân hoặc giảm phân Câu12: Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB thể song nhị bội là A. AABB. B. AAAA. C. BBBB. D. AB. Câu13: Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB, tự đa bội gồm A. AABB và AAAA. B. AAAA và BBBB. C. BBBB và AABB. D. AB và AABB. Câu14:Đột biến đa bội gồm: A. đa bội và dị bội B. đa bội chẵn và đa bội lẽ C. tự đa bội và dị đa bội D. tự đa bội và lệch bội III. Bài tập về nhà: Câu 1: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt trắng. Cho cây dị hợp 4n tự thụ phấn, F1 đồng tính cây hạt đỏ. Kiểu gen của cây bố mẹ là A. AAaa x AAaa B. AAAa x AAAa C. AAaa x Aaaa D. Aaaa x Aaaa Câu 2: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? 1. AAAA ; 2. AAAa ; 3. AAaa ; 4. Aaaa ; 5. aaaa A. 2, 4, 5. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 1, 2, 4. Câu 3: Phép lai AAaa x AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ A. 2/9 B. 1/4 C. 1/8 D. 1/2. Câu 4: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có liên quan tới một A. hoặc một số cặp NST. B. số cặp NST. C. số hoặc toàn bộ các cặp NST. D. một số hoặc toàn bộ các cặp NST. Câu 5: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới một A. mot hoặc một số cặp NST. B. số cặp NST. C. số hoặc toàn bộ các cặp NST. D. một số hoặc toàn bộ các cặp NST. Câu 6: Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể chỉ liên quan đến một hay một số cặp nhiễm sắc thể gọi là A.thể lệch bội. B.đa bội thể lẻ. C.thể tam bội. D.thể tứ bội. Câu 7: Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là A.thể lệch bội. B.đa bội thể chẵn. C.thể dị đa bội. D.thể lưỡng bội. Câu 8: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một cá thể của loài trong tế bào có 21 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể A. dị bội. B. tam nhiễm. C. tam bội. D. đa bội lệch. Câu 9: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một các thể của loài trong tế bào có 48 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể A. tứ bội. B. bốn nhiễm. C. dị bội. D. đa bội lệch. Câu 10: Thể đa bội được hình thành do trong phân bào A. một số cặp NST không phân ly. B. tất cả các cặp NST không phân ly. C. một cặp NST không phân ly. D. một nửa số cặp NST không phân ly..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tuần 7: 05/10 – 10/10/2015 Tiết 7 Bài 4: MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ QUY LUẬT MEN ĐEN QUY LUẬT PHÂN LI I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản về quy luật phân li của Men Đen II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò ? Nhắc lại nội dung của quy luật phân li - Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen tồn tại trong tế bào một cách riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia. ?Nhắc lại cơ sở tế bào của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập : * Cơ sở tế bào của quy luật phân li : + Trong tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng và chứa các cặp alen tương ứng. + Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp tương đồng phân li đồng đều về các giao tử dẫn đến sự phân li của các alen tương ứng và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp alen tương ứng. * Cơ sở tế bào của quy luật phân li độc lập : + Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. + Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng.. Nội dung Một số dạng bài tập: * Bài tập tự luận 1. Cho lai 2 cây cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng. F1 thu được toàn cây quả đỏ. a. Cho F1 tự thụ phấn, xác định tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F2? b. Cho cây F1 lai phân tích, xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở Fa? 2. Cho lai 2 cây đậu Hà lan thuần chủng hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn. F1 thu được toàn cây hạt vàng trơn. a. Cho F1 tự thụ phấn, xác định tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F2?. b. Cho cây F1 lai phân tích, xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở Fa? * Bài tập trắc nghiệm: Câu 1 : Nội dung chính của qui luật phân li của MenĐen là gì? A. Các cặp alen không hoà trộn vào nhau trong giảm phân B. Các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử C. F2 phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội /1 lặn D. F1 đồng tính còn F2 phân tính xấp xỉ 3 trội/1lặn Câu 2 : Đâu là điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền đã giúp MenĐen phát hiện ra các qui luật di truyền? A. Trước khi lai ,tạo các dòng thuần B. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3 C. Sử dụng toán học để phân tích kết quả lai D. Đưa giả thuyết và chứng minh giả thuyết Câu 3 : Trong phép lai một cặp tính trạng tương phản,điều kiện để F2 có sự phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội / 1 lặn là: 1: Các cặp gen phân li độc lập 2: tính trạng trội phải hoàn toàn 3: Số lượng cá thể lai lớn 4: Giảm phân bình thường 5: mỗi gen qui định một tính trạng, tác động riêng rẽ 6: Bố và mẹ thuần chủng Câu trả lời đúng là: A .1,2,3,4 B. 2,3,4,5 C. 2,3,4,5,6 D. 1,2,3,4,5,6 Câu 4 : Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng,Menden đã đề ra giả thuyết về sự phân ly của các cặp: A. gen B. Alen C. Tính trạng D. Nhân tố di truyền Câu 5 : Thực chất của qui luật phân li độc lập là nói về ? Tỉ lệ phâ li kiểu gen và kiểu hình A. sự phân li độc lập của các cặp tính trạng của quy luật phân li về 1 tính trạng: B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ (3:1)n - KG : 1 đồng trội, 2 dị hợp và 1 C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh D. sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân đồng lặn Câu 6 : Các gen phân li độc lập, KG AabbCCDdEE cho bao nhiêu - KH: 3 trội – 1 lặn loại giao tử?.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> ? Tỉ lệ phâ li kiểu gen và kiểu hình của quy luật phân li độc lậpvề 2 tính trạng: - KG : có 9 kiểu gen KH : 9 A-B-, 3A-bb,3aaB-,1aabb. A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 Câu 7 : Cho phép lai ♂AaBBCcDdEe x ♀aaBBccDDEe.Các cặp gen qui định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố là bao nhiêu? A. 1/2 B. 1/4 C. 1/8 D. 1/16 Câu 8 : Phép lai:AaBBddEe x aaBbDdEe cho bao nhiêu kiểu gen? A. 24 B. 36 C. 8 D. 16 Câu 9 : Ở đậu hà lan, tính trạng hạt trơn là trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Tính trạng do một cặp gen nằm trên NST thường qui định. Thế hệ xuất phát cho giao phấn cây ♂ hạt trơn thuần chủng với cây ♀ hạt nhăn sau đó cho F1 giao phấn lại với cây mẹ ở thế hệ xuất phát. Theo lí thuyết thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau là A. 100% hạt trơn B. 100% hạt nhăn C. 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn D. 1 hạt trơn : 1 hạt nhăn Câu 10 : Kiểu gen AABbDdeeFf giảm phân bình thường cho: A. 5 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau B. 32 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau C. 6 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau D. 8 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau. III. Bài tập về nhà: 2. Phương pháp nghiên cứu của MenDen gồm các nội dung: 1: sử dụng toán thống kê để phân tích kết quả lai 2: Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1,F2 3: Tiến hành thí nghiệm chứng minh 4: Tạo các dòng thuần bằng tự thụ Trình tự các bước thí nghiệm là: A. 4→2→3→1 B. 4→3→2→1 C. 4→2→1→3 D. 4→1→2→3 2. Cá thể có kiểu gen BbDdEEff giảm phân bình thường cho các loại giao tử: A. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf B. BdEf, bdEf, Bdff, bDEf C. BbEE, Ddff, BbDd, EeFf D. Bbff, DdEE, BbDd, Eeff.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Ngày soạn: 20/10/2015 Tuần 8: 12/10 – 17/10/2015 Tiết 8 BÀI TẬP VỀ QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP I.Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về quy luật di truyền Men đen: quy luạt độc lập - Vận dụng giải một số bài tập trắc nghiệm II.Phương pháp: Thảo luận nhóm. III. Tiến trình 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Phân nhóm hoạt động 3. Giao bài tập cho từng nhóm, học sinh tự làm trong 25 phút dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 4. Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm bổ sung cho nhau, giáo viên kết luận, đưa ra đáp án. * Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Xét một gen gồm 2 alen trội-lặn hoàn toàn. Số loại kiểu gen được tạo ra là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 2: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiểu gen là: A. AA x Aa. B. AA x AA. C. Aa x Aa. D. AA x aa. Câu 3: Ở lúa, hạt tròn trội hoàn toàn so với hạt dài .Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 thu được 50% lúa hạt tròn & 50% lúa hạt dài. Cho biết kiểu gen lúa hạt tròn ở P ? A. AAaa. B. AA. C. aa D. Aa. Câu 4: Ở lúa, hạt tròn trội hoàn toàn so với hạt dài .Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 thu được 100% lúa hạt tròn. Cho biết kiểu gen lúa hạt tròn ở P ? A. AAaa. B. AA. C. aa D. Aa. Câu 5: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, sinh được 1 gái tóc thẳng. Kiểu gen của cả 2 vợ chồng đều là: A. AAaa. B. AA. C. aa D. Aa. Câu 6: Ở cà chua, A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp F1 tự thụ phấn ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là: A. 1:1 B. 1:2:1 C. 3:1 D. 1:3 Câu 7: Trong lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu các tính trạng di truyền theo hiện tượng trội không hoàn toàn, thì tỉ lệ kiểu gen ở F2 là: A. 1:1 B. 1:2:1 C. 3:1 D. 1:3 Câu 8: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là A. nhiều cặp gen phải nằm trên một cặp NST tương đồng B. mỗi cặp gen phải nằm trên mỗi cặp NST tương đồng khác nhau C. nhiều cặp gen phải nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau D. mỗi cặp gen phải nằm trên một NST của cặp tương đồng Câu 9: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình: A. 1:1:1:1. B. 3:1. C. 9:3:3:1. D. 1:1. Câu 10: Cá thể có kiểu gen AaBbDD khi giảm phân sinh ra bao nhiêu loại giao tử ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 8. Câu 11: Cá thể có kiểu gen AaBbDd khi giảm phân sinh ra bao nhiêu loại giao tử ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 8. Câu 12: Cá thể có kiểu gen AaBBDD khi giảm phân sinh ra bao nhiêu loại giao tử ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 8. Câu 13: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd, ở thế hệ sau tạo cá thể có kiểu hình trội về 3 gen trên với tỉ lệ :.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> A. 100% B. 27/64 C. 9/64 D. 1/64 Câu 14: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd, ở thế hệ sau tạo cá thể có kiểu hình lặn về 3 gen trên với tỉ lệ : A. 100% B. 27/64 C. 9/64 D. 1/64 Câu 15: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd, ở thế hệ sau tạo bao nhiêu tổ hợp kiểu hình: A. 2 B. 8 C. 6 D. 4 Câu 16: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd, ở thế hệ sau tạo bao nhiêu tổ hợp kiểu gen: A. 22 B. 33 C. 23 D. 44 Câu 17: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd, ở thế hệ sau tạo bao nhiêu có sự phân li tỉ lệ kiểu hình: A. (3+1)1 B. (3+1)2 C. (3+1)3 D. (9+3+3+1) Câu 17: Phép lai P: AaBbDd x AaBBDD, ở thế hệ sau tạo bao nhiêu tổ hợp cá thể: A. 2 B. 4 C. 8 D. 16 Câu 18: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp lai phân tích. F1 có sự phân li tỉ lệ kiểu hình theo tỉ lệ: A. 1:1:1:1. B. Đồng tính. C. 9:3:3:1. D. 1:1. Câu 19: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ đồng hợp lai phân tích. F1 có sự phân li tỉ lệ kiểu hình theo tỉ lệ: A. 1:1:1:1. B. Đồng tính. C. 9:3:3:1. D. 1:1. Câu 20: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn. D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. Câu 21: Dự đoán kết quả về kiểu hình ở F2 của phép lai P: AABB (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn. D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. Câu 22: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ: A. 1/32 B. 1/2 C. 1/64 D. ¼ Câu 23: Ở một đậu Hà Lan, xét 2 cặp alen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; gen A: vàng, alen a: xanh; gen B: hạt trơn, alen b: hạt nhăn. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBB x AaBb. A. 3 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn. B. 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn. C. 1 vàng, trơn: 1 xanh, trơn. D. 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn. Câu 24: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu gen? A. 4 loại kiểu gen. B. 9 loại kiểu gen. C. 54 loại kiểu gen. D. 27 loại kiểu gen. Câu 25: Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả dẹt; biết các cặp gen phân li độc lập. Để F1 có tỉ lệ: 3 đỏ dẹt: 1 vàng dẹt thì phải chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? A. Aabb (đỏ dẹt) x aaBb (vàng tròn). B. aaBb (vàng tròn) x aabb (vàng dẹt). C. Aabb (đỏ dẹt) x Aabb (đỏ dẹt). D. AaBb (đỏ tròn) x Aabb (đỏ dẹt). Câu 26: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là A. 3/16. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/4. Câu 27: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Cho P: hạt vàng, nhăn x hạt xanh, trơn được F1 1hạt vàng, trơn: 1hạt xanh, trơn. Kiểu gen của 2 cây P là A. AAbb x aaBb B. Aabb x aaBb C. AAbb x aaBB D. Aabb x aaBB Câu 28: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Phép lai nào dưới đây không làm xuất hiện kiểu hình hạt xanh, nhăn ở thế hệ sau? A. AaBb x AaBb B. aabb x AaBB C. AaBb x Aabb D. Aabb x aaBb.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Ngày soạn: 15/10/2015 Tuần 9: 19 – 24/10/2015 Tiết 9 MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ QUY LUẬT TƯƠNG TÁC GEN TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản về quy luật phân li tương tác gen, tác động đa hiệu của gen II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò ? Nhắc lại đặc điểm quy luật di truyền tương tác gen ? - Nhiều gen quy định 1 kiểu hình cụ thể ( sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình ) ? Nhắc lại các dạng tương tác gen ? - Tương tác bổ sung: 9–7;9–6–1 - Tương tác át chế: 12 – 3 – 1; 13 – 3; 9 – 3 – 4 - Tương tác cộng gộp: 15 – 1 ? Nhắc lại khái niệm về gen đa hiệu ? - Là hiện tượng DT mà một gen ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau ? Nhắc lại ví dụ về gen đa hiệu Gen HbA ở người quy định sự tổng hợp chuỗi -hemôglôbin bình thường gồm 146 axit amin.Gen đột biến HbS cũng quy định sự tổng hợp chuỗi hemôglôbin bình thường gồm 146 axit amin, nhưng chỉ khác một axit amin ở vị trí số 6 (axit amin glutamic thay bằng valin). Gây hậu quả làm biến đổi hồng cầu hình đĩa lõm thành hình lưỡi liềm Xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể.. Nội dung Một số dạng bài tập: Câu 1 : Mối quan hệ nào sau đây là chính xác nhất? A. Một gen qui định một tính trạng B. Một gen qui định một enzim/prôtêin C. Một gen qui định một chuổi pôlipeptit D. Một gen qui định một kiểu hình Câu 2 : Gen đa hiệu là gì? A. Gen tạo ra nhiều mARN B. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng C. Gen điều khiển sự hoạt động cùng một lúc nhiều gen khác nhau D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao Câu 3 : Các alen ở trường hợp nào có thể có sự tác động qua lại với nhau ? A. Các alen cùng một lôcus B. Các alen cùng hoặc khác lôcus nằm trên 1 NST C. Các alen nằm trên các cặp NST khác nhau D. Các alen cùng hoặc khác lôcus nằm trên cùng một cặp NST hoặc trên các cặp NST khác nhau Câu 4 : Đặc điểm nào là không đúng khi nói về bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm ở người? A. Nguyên nhân do đột biến ở cấp phân tử B. Do đột biến thay thế 1 axitamin ở vị trí thứ 6 trong chuổi pôlipeptit β Hemôglôbin C. Làm cho hồng cầu hình đĩa chuyển sang hình lưỡi liềm,gây rối loạn hàng loạt bệnh lí trong cơ thể D. Chỉ xảy ra ở nam giới Câu 5 : Loại tác động của gen thường được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp là A. Tương tác cộng gộp B. Tác động bổ sung giữa 2 gen trội C. Tác động bổ sung giữa 2 gen không alen D. Tác động đa hiệu Câu 6 : Ở một loài thực vật,chiều cao cây do 3 cặp gen không alen tác động cộng gộp.Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm.Cây thấp nhất có chiều cao 150cm.Chiều cao của cây cao nhất là A. 180cm B. 175cm C. 170cm D. 165cm Câu 7 : Ở một loài thực vật,chiều cao cây do 3 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm.Cây cao nhất có chiều cao 190cm.Những cây có kiểu gen nào sau đây có chiều cao 170cm ? A. AaBbDdEe ; AaBbDdEe B. AAbbddee ; AabbddEe C. aaBbddEe ; AaBbddEe D. AaBbDdee ; aaBbDdEe Câu 8 : Tính trạng màu da ở người di truyền theo cơ chế: A. Một gen chi phối nhiều tính trạng B. Nhiều gen qui định nhiều tính trạng C. Nhiều gen không alen chi phối một tính trạng.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> D. Nhiều gen tương tác bổ sung Câu 9 : Điểm khác nhau giữa hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là: A. Thế hệ lai dị hợp về cả 2 cặp gen B. Làm tăng biến dị tổ hợp C. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ lai D. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai Câu 10 : Gen đa hiệu là cơ sở giải thích: A. Hiện tượng biến dị tổ hợp B. Kết quả của hiện tượng đột biến gen C. Biến dị tương quan D. Sự tác động qua lại giữa các alen III. Bài tập về nhà: 1. Trong tương tác của hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau.Gen B qui định lông xám, b qui định lông đen. Gen A át chế gen B tạo ra lông trắng còn gen a không át chế.Tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 6 lông trắng: 1 lông đen: 1 lông xám được sinh ra từ phép lai nào? A. AaBb x aaBb B. AaBB x AaBb C. Aabb x aaBb D. AaBb x Aabb 2. Cho rằng màu da người do 3 cặp gen nằm trên NST thường quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm cho da có thêm màu đen do sự tổng hợp nên sắc tố mêlanin. Bố và mẹ đều mang 3 cặp gen dị hợp a) Con của họ có thể có bao nhiêu loại kiểu hình khác nhau về tính trạng nói trên ? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. b) Xác suất để họ snh được người con có da trắng là A. 1/8 B. 1/32 C. 1/64 D. 1/4 c) Xác suất để một người con của họ có màu da giống bố mẹ mình ? A. 5/16 B. 3/8 C. 3/16 D. 1/4.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Ngày soạn: 20/10/2015 Tuần 10: 26 – 31/10/2015 Tiết 10 MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ QUY LUẬT LIÊN KẾT GEN – HOÁN VỊ GEN I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản về quy luật liên kết gen – hoán vị gen II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò ? Nhắc lại đặc điểm của liên kết hoàn toàn - Các gen trên cùng 1 NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết. Số nhóm liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội(n) của loài đó. - Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết ? Nhắc lại cơ sở tế bào học của quy luật hoán vị gen - Sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn gốc của cặp NST tương đồng dẫn đến sự trao đổi (hoán vị) giữa các gen trên cùng một cặp NST tương đồng. Các gen nằm càng xa nhau thì lực liên kết càng yếu, càng dễ xảy ra hoán vị gen. ? Cho biết ý nghĩa của quy luật liên kết hoàn toàn, quy luật hoán vị gen * Ý nghĩa liên kết gen : Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự duy trì bền vững từng nhóm tính trạng quy định bởi các gen trên cùng một NST. Trong chọn giống nhờ liên kết gen mà các nhà chọn giống có khả năng chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn luôn đi kèm với nhau. * Ý nghĩa của hoán vị gen : Hoán vị gen làm tăng tần số biến dị tái tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp lại với nhau cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.. Nội dung Một số dạng bài tập: * Bài tập tự luận 1. Khi cho ruồi thuần chủng thân xám cánh dài lai với thân đen cánh cụt. F1 thu được toàn ruồi thân xám cánh dài. a. Cho ruồi đực F1 lai phân tích. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình của đời con ở Fa? b. Cho ruồi F1 tự phối. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2. Biết rằng con cái xảy ra hoán vị gen. 2. Ở một loài thực vật, khi cho lai cây thân cao với cây thân thấp thu được F1 toàn cây thân cao. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 9 cây thân cao: 7 cây thân thấp. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P F2? * Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Hoán vị gen thường xảy ra trong trường hợp nào? A. Kì đầu của nguyên phân B. Kì đầu của giảm phân I C. Kì đầu của giảm phân II D. Những lần phân bào đầu tiên của hợp tử Câu 2: Cách tốt nhất để phát hiện được các gen nào đó là phân li độc lập hay liên kết với nhau: A. Cho tự thụ qua nhiều thế hệ B. Cho giao phấn C. Cho lai 2 dòng thuần chủng nhiều lần D. Lai phân tích Câu 3: Phát biểu nào là không đúng khi nói về liên kết gen? A. Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện các biến dị tổ hợp B. Liên kết gen là do các gen cùng nằm trên 1 NST nên không thể phân li độc lập với nhau được C. Số nhóm liên kết tương ứng với số NST lưỡng bội của loài D. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng DE Câu 4: Kiểu gen AaBB khi giảm phân cho được bao de nhiêu loại giao tử nếu không xảy ra hoán vị gen? A. 2 B. 4 C. 8 D. 16 De Câu 5: Kiểu gen AABb khi giảm phân cho được bao dE nhiêu loại giao tử nếu có xảy ra hoán vị gen? A. 2 B. 4 C. 8 D. 16 Câu 6: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là: A. Trao đổi chéo giữa các crômatit trong NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST C. Sự bắt đôi không bình thường của các gen trên một NST D. Các gen trong một nhóm liên kết không thể phân li độc lập mà luôn có sự trao đổi chéo..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Câu 7: Cho tần số hoán vị gen : AB = 47% ; AC = 32% ; BC = 15%.Bản đồ gen là: A. ACB B. BAC C. ABC D. CBA Câu 8: Hiện tượng di truyền làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật là A .liên kết gen B. hoán vị gen C. phân li độc lập D. tương tác gen Câu 9: Phát biểu nào là không đúng đối với tần số hoán vị gen? A. Không thể lớn hơn 50%,thường nhỏ hơn 50%. B. Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST C. Tỉ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên NST D. Càng gần tâm động thì tần số hoán vị gen càng lớn De Câu 10: Kiểu gen AA Bb khi giảm phân có xảy ra dE hoán vị với tần số 20%.Tỉ lệ sinh ra giao tử ABDE là A. 5% B. 10% C. 20% D. 40% III. Bài tập về nhà: 1. Kiểu gen AA Bb. De dE. khi giảm phân có xảy ra hoán vị với tần số 20%.Tỉ lệ sinh ra giao tử ABDE là. A. 5% B. 10% C. 20% D. 40% 2. Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a thân thấp, B quả tròn, b quả bầu dục. Giả sử hai cặp gen này nằm trên một cặp NST. Khi cho lai hai cây cà chua F1 thân cao quả tròn với nhau thì F2 thu được 65% số cây thân cao,quả tròn, 15% thân thấp, quả bầu dục, 10% thân cao, quả bầu dục, 10% thân thấp, quả tròn. Kiểu gen của hai cây cà chua F1 và tần số hoán vị gen của chúng là: AB AB A. (f = 30%) x (liên kết gen hoàn toàn) ab ab AB AB B. (f = 40%) x (liên kết gen hoàn toàn) ab ab Ab AB C. (f = 20%) x (liên kết gen hoàn toàn) aB ab Ab Ab D. (f = 30%) x (f = 40%)) aB aB. Ngày soạn: 30/10/2015 Tuần 11: 02 – 07/11/2015.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Tiết 11 MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản về quy luật di truyền liên kết với giới tính II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò ? Nhắc lại cơ sở tế bào học của quy luật di truyền liên kết với giới tính ? - Do sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính dẫn đến sự phân li và tổ hợp của các gen nằm trên NST giới tính. ? nhắc lại quy luật di truyền chéo và di truyền thẳng - Di truyền chéo : ♂ → ♀ → ♂ - Di truyền thẳng: ♂ → ♂ → ♂ ? Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính - Dựa vào tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực, cái và điều chỉnh tỉ lệ đực, cái tuỳ thuộc vào mục tiêu sản xuất. ? nhắc lại đặc điểm của di truyền ngoài NST (di truyền ở ti thể và lục lạp) : + Lai thuận lai nghịch kết quả khác nhau biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ. + Trong di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái.. Nội dung Một số dạng bài tập: * Bài tập tự luận Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn d nằm trên NST giới tính X quy định. a. Em hãy xác định kiểu gen của bố mẹ để tất cả con trai sinh ra đều bị bệnh? b. Xác định kiểu gen của bố mẹ để sinh được 50% con trai sinh ra bị bệnh ? * Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở người là A.chỉ có trong tế bào sinh dục. B.tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng hoàn toàn XY. C.số cặp nhiễm sắc thể bằng một. D.ngoài các gen qui định giới tính còn có các gen qui định tính trạng thường. Câu 2: Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng không tương đồng chứa các gen A. alen. B.đặc trưng cho từng nhiễm sắc thể. C.tồn tại thành từng cặp tương ứng. D.di truyền tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Câu 3: Bộ NST của người nam bình thường là A. 44A , 2X . B. 44A , 1X , 1Y . C. 46A , 2Y . D. 46A ,1X , 1Y . Câu 4: .Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền A. tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. B. thẳng. C. chéo. D. theo dòng mẹ. Câu 5: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(X m). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ A. bà nội. B. bố. C. ông nội. D. mẹ Câu 6: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là A. XMXM x XmY. B. XMXm x X MY..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> C. XMXm x XmY. D. XMXM x X MY. Câu 7: Hiện tượng lá lốm đốm trắng xanh ở cây vạn niên thanh là kết quả di truyền A. phân ly độc lập. B. tương tác gen. C. trội lặn không hoàn toàn. D. theo dòng mẹ. Câu 8: ADN ngoài nhân có ở những bào quan A. plasmit, lạp thể, ti thể. B. nhân con, trung thể. C.ribôxom, lưới nội chất. D. lưới ngoại chất, lyzôxom Câu 9: Ở chim, bướm, dâu tây cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là : A. XX, con đực là XY. B. XY, con đực là XX. C. XO, con đực là XY. D. XX, con đực là XO. Câu 10: Ở châu chấu cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là : A. XX, con đực là XY. B. XY, con đực là XX. C. XO, con đực là XY. D. XX, con đực là XO. III. Bài tập về nhà: 1. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính là A. sự kết hợp các nhiễm sắc thể trong hình thành giao tử và hợp tử. B. các nhân tố môi trường trong và ngoài tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự phát triển cá thể. C. sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ. D. số lượng nhiễm sắc thể giới tính có trong cơ thể. 2.Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên)thường thấy ở nam ít thấy ở nữ vì nam giới A.chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. B.cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. C.chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện. D.cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. 3.Kết quả của phép lai thuận nghịch cho tỉ lệ phân tính kiểu hình giống nhau ở hai giới thì gen quy định tính trạng A. nằm trên nhiễm sắc thể thường. B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. C. nằm ở ngoài nhân. D. có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.. Ngày soạn: 06/11/2015 Tuần 12: 09 – 14/11/2015 Tiết 12.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ THƯỜNG BIẾN I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản về thường biến II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò ? Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện như thế nào? Gen mARN polipeptit protein tính trạng ? nhắc lại yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen. - Ảnh hưởng của những điều kiện môi trường bên trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình :. Nội dung Một số dạng bài tập: Câu 1 : Thường biến là những biến đổi về A. kiểu hình của cùng một kiểu gen. B. cấu trúc di truyền. C. một số tính trạng. D. bộ nhiễm sắc thể. Câu 2 : Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là A. bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng. B. lợn có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng. C. trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng. Môi trường D. tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường. Kiểu Kiểu Câu 3 : Nguyên nhân của thường biến là do gen hình A. tác động trực tiếp của điều kiện môi trường. ? nhắc lại khái niệm mức phản ứng. B. rối loạn cơ chế phân li và tổ hợp của nhiễm sắc - Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen thể. tương ứng với các môi trường khác nhau là mức C. rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào. D. tác động trực tiếp của các tác nhân vật lý và hoá phản ứng của kiểu gen học. ? Thế nào là sự mềm dẻo về KH Câu 4 .Những ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện - Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình sống lên cơ thể có thể tạo ra biến dị trước những điều kiện môi trường khác nhau được A. không di truyền. B. tổ hợp. gọi là sự mềm dẻo kiểu hình(thường biến). C. đột biến. D. di truyền. - Sự mềm dẻo kiểu giúp sinh vật thích nghi với Câu 5.Kiểu hình của cơ thể là kết quả của những thay đổi của môi trường. A. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường. - Mức độ mềm dẻo của kiểu hình phụ thuộc vào kiểu B. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con gen. cái. - Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của C. quá trình phát sinh đột biến. mình trong một phạm vi nhất định. D. sự phát sinh các biến dị tổ hợp. Câu 6.Mức phản ứng là A. khả năng sinh vật có thể có thể phản ứng trước những điều kiện bật lợi của môi trường. B.mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau. C.giới hạn thường biến của một kiểu gen hay nhóm gen trước môi trường khác nhau. D. khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường. Câu 7Yếu tố quy định mức phản ứng của cơ thể là A.điều kiện môi trường. B.thời kỳ sinh trưởng. C.kiểu gen của cơ thể. D.thời kỳ phát triển. Câu 8 :.Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng A.chất lượng. B.số lượng. C.trội lặn không hoàn toàn. D.trội lặn hoàn toàn. Câu 9.Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng A.chất lượng. .C.trội lặn không hoàn toàn.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> B.số lượng D.trội lặn hoàn toàn.trội lặn hoàn toàn Câu 10.Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến với đột biến là thường biến A. phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất. B. di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống. C. biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường. D. bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường. III. Bài tập về nhà: 1.Thường biến có đặc điểm là những biến đổi A. đồng loạt, xác định, không di truyền. B. đồng loạt, không xác định, không di truyền. C. đồng loạt, xác định, một số trường hợp có thể di truyền. D. riêng lẻ, không xác định, di truyền. 2..Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi A. không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen. B. do tác động của môi trường. C. phát sinh trong quá trình phát triển cá thể. D. không liên quan đến rối loạn phân bào. 3.Một trong những đặc điểm của thường biến là A. không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình. B. thay đổi kểu gen, không thay đổi kiểu hình. C. không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình. D. thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình.. Ngày soạn: 10/11/2015 Tuần 13: 16 – 21/11/2015.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Tiết 13 MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ QUẦN THỂ TỰ PHỐI I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản di truyền học quần thể tự phối II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò ? Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm và đặc điểm của quần thể tự phối ?. ? yêu cầu học sinh hoàn thành bảng sau: Các chỉ tiêu - Làm giảm tỉ lệ dị hợp tử và tăng tỉ lệ đồng hợp tử qua các thế hệ. - Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. - Tần số các alen không đổi qua các thế hệ. - Có cấu trúc: p2 AA : 2pq Aa : q2 aa. - Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ. - Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.. Nội dung Các chỉ tiêu của quần thể tự phối Các chỉ tiêu. Tự phối. ? Điều kiện nghiệm đúng của Định luật Hacdi – Venbec ?. - Làm giảm tỉ lệ dị hợp tử và tăng tỉ lệ đồng hợp tử qua các thế hệ. - Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. - Tần số các alen không đổi qua các thế hệ. - Có cấu trúc: p2 AA : 2pq Aa : q2 aa. - Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ. - Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.. Tự phối + + + -. Một số dạng bài tập: * Bài tập tự luận: Bài 1. Giả sử thế hệ ban đầu tỉ lệ Aa là 40%. Hãy xác định tỉ lệ AA và Aa sau 5 thế hệ tự thụ phấn? Bài 2. Một quần thể sinh vật, có 250 cây có kiểu gen AA, 450 cây có kiểu gen Aa và 300 cây có kiểu gen aa. Xác định tần số của alen A và a. * Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng? A. Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định. B. Quần thể là tổ chức cơ bản của loài. C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể. D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên. Câu 2: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên A. vốn gen của quần thể. B. kiểu gen của quần thể. C. kiểu hình của quần thể. D. thành phần kiểu gen của quần thể Câu 3: Với 2 alen A và a, thế hệ đầu tiên có 100% cá thể có kiểu gen Aa, ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, tỉ lệ các kiểu gen sẽ là: n 1 n 1 1 2 2 A. AA = aa = ; Aa = 2 . 2. 2. 1 1 1 2 ; Aa = 2 . B. AA = aa =.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> n. 2. 1 1 1 2 . C. AA = Aa = 2 ; aa = n n 1 1 1 2 ; aa = 2 . D. AA = Aa = Câu 4: Tần số tương đối của một alen được tính bằng: A. tỉ lệ % các kiểu gen của alen đó trong quần thể. B. tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong quần thể. C. tỉ lệ % số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể. D.tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong quần thể. Câu 5: Tần số thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở: A. quần thể giao phối có lựa chọn. B. quần thể tự phối và ngẫu phối. C. quần thể tự phối. D. quần thể ngẫu phối. Câu 6: Nếu xét một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen tối đa trong một quần thể ngẫu phối là: A. 4. B. 6. C. 8. D. 10. Câu 7: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp. B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử. C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen. D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Câu 8: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là: A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1. B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1. C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1. D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1. Câu 9: Các quần thể sau, quần thể nào là quần thể tự phối ? A. Quần thể giao phối tự do. B. Quần thể giao phấn. C. Quần thể tự thụ phấn & giao phối cận huyết. D. Quần thể ngày càng tăng thể dị hợp. Câu 10: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa: A. số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể. B. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể. C. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể. D. số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể. Câu 11: Một quần thể có TPKG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi tự phối là A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa B. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa C. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa D. 0,6AA: 0,4Aa Câu 12: Điều nào sau đây về quần thể tự phối là không đúng? A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ phấn. C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm. D. Quần thể biểu hiện tính đa hình. Câu 13: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA: 0,30Aa: 0,25aa. Cho biết trong quá trình chọn lọc người ta đã đào thải các cá thể có kiểu hình lặn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại kiểu gen thu được ở F1 là: A. 0,525AA: 0,150Aa: 0,325aa. B. 0,36AA: 0,24Aa: 0,40aa. C. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. D. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa. Câu 1: Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiểu gen là: 600AA: 200Aa: 200aa. Tần số tương đối của các alen trong quần thể này là: A. A = 0,70 ; a = 0,30 B. A = 0,30 ; a = 0,70 C. A = 0,75 ; a = 0,25 D. A = 0,25 ; a = 0,75 Câu 2: Nếu xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì tạo ra trong quần thể bao nhiêu kiểu gen ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.. Ngày soạn: 20/11/2015 Tuần 14: 23 – 28/11/2015 Tiết 14 Bài 11: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ NGẪU PHỐI.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản di truyền học quần thể ngẫu phối II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung ? Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm và đặc Các chỉ tiêu của quần thể ngẫu phối điểm của quần thể ngẫu phối ? ? yêu cầu học sinh hoàn thành bảng sau: Các chỉ tiêu Ngẫu phối - Làm giảm tỉ lệ dị hợp tử và tăng tỉ Các chỉ tiêu Ngẫu phối lệ đồng hợp tử qua các thế hệ. - Làm giảm tỉ lệ dị hợp tử và - Tạo trạng thái cân bằng di truyền + tăng tỉ lệ đồng hợp tử qua của quần thể. các thế hệ. - Tần số các alen không đổi qua các + - Tạo trạng thái cân bằng di thế hệ. truyền của quần thể. - Có cấu trúc: p2 AA : 2pq Aa : q2 + - Tần số các alen không đổi aa. qua các thế hệ. - Thành phần các kiểu gen thay đổi + 2 - Có cấu trúc: p AA : 2pq qua các thế hệ. Aa : q2 aa. - Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. + - Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ. Một số dạng bài tập: - Tạo ra nguồn biến dị tổ * Bài tập tự luận: hợp. Bài 1.Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn d nằm trên NST giới tính X quy định. a. Em hãy xác định kiểu gen của bố mẹ để tất cả con trai sinh ra đều bị bệnh? b. Xác định kiểu gen của bố mẹ để sinh được 50% con trai sinh ra bị bệnh? Bài 2. Ở thế hệ đầu tiên, tần số A là 0.2. Em hãy viết cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền? * Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec? A. Quần thể có kích thước lớn. B. Có hiện tượng di nhập gen. C. Không có chọn lọc tự nhiên. D. Các cá thể giao phối tự do. Câu 2: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối. B. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối. C. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. Câu 3: Điểm nào sau đây không thuộc định luật HacđiVanbec? A. Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể, giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. B. Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> C. Phản ánh trạng thái động của quần thể, thể hiện tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen. Câu 4: Xét một quần thể ngẫu phối gồm 2 alen A, a. trên nhiễm sắc thể thường. Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Theo Hacđi-Vanbec thành phần kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân bằng có dạng: A. p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 B. p2Aa + 2pqAA + q2aa = 1 C. q2AA + 2pqAa + q2aa = 1 D. p2aa + 2pqAa + q2AA = 1 Câu 5: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì? A. Cho quần thể sinh sản hữu tính. B. Cho quần thể tự phối. C. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng. D. Cho quần thể giao phối tự do. Câu 6: Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec là gì khi biết quần thể ở trạng thái cân bằng? A. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. B. Từ tỉ lệ kiểu hình lặn có thể suy ra tần số alen lặn, alen trội và tần số của các loại kiểu gen. C. Từ tần số của các alen có thể dự đoán tần số các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. D. B và C đúng. Câu 7: Xét 1 gen gồm 2 alen trên nhiễm sắc thể thường, tần số tương đối của các alen ở các cá thể đực và cái không giống nhau và chưa đạt trạng thái cân bằng. Sau mấy thế hệ ngẫu phối thì quần thể sẽ cân bằng? A. 1 thế hệ B. 2 thế hệ C. 3 thế hệ D. 4 thế hệ Câu 8: Định luật Hacđi – Vanbec không cần có điều kiện nào sau đây để nghiệm đúng? A. Có sự cách li sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. B. Các cá thể trong quần thể giao phối với nhau ngẫu nhiên.. C. Không có đột biến và cũng như không có chọn lọc tự nhiên. D. Khả năng thích nghi của các kiểu gen không chênh lệch nhiều. Câu 9: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là dAA + hAa + raa = 1 sẽ cân bằng di truyền khi A. tần số alen A = a B. d = h = r C. d.r = h D. d.r = (h/2)2. Câu 10: Cấu trúc di truyền của quần thể được xác định theo công thức: A. p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 B. p AA + 2pq Aa + q aa = 1 C. q2 AA + 2pq Aa + p2 aa = 1 D. p2 AA + pq Aa + q2 aa = 1 Câu 11: Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ P có cấu trúc.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Quần thể có sự cân bằng di truyền ở thế hệ nào ? A. F3. B. F2. C. F1. D. P. Câu 12: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là: A. 0,3 ; 0,7 B. 0,8 ; 0,2C. 0,7 ; 0,3 D. 0,2 ; 0,8 Câu 13: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,4Aa: 0,6aa. Nếu biết alen A là trội không hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là A. 40% B. 36% C. 4% D. 16% Câu 14: Một quần thể có 30 cá thể AA; 20 cá thể Aa; 50 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một lần ngẫu phối là: A. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa B. 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa C. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa D. 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa Câu 15: Một quần thể thực vật ban đầu có thành phần kiểu gen là 7 AA: 2 Aa: 1 aa. Khi quần thể xảy ra quá trình giao phấn ngẫu nhiên (không có quá trình đột biến, biến động di truyền, không chịu tác động của chon lọc tự nhiên), thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F3 sẽ là: A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa B. 0,8AA: 0,2Aa: 0,1aa. C. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa D. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa III. bài tập về nhà: Câu 1: Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ P có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Quần thể có sự cân bằng di truyền ở thế hệ nào ? A. F3. B. F2. C. F1. D. P. Câu 2: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là: A. 0,3 ; 0,7 B. 0,8 ; 0,2 C. 0,7 ; 0,3 D. 0,2 ; 0,8. Ngày soạn: 25/11/2015 Tuần 15: 30/11 – 05/12/2015 Tiết 15 MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản về ứng dụng di truyền học II. Bài mới: - Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành các bảng sau:. 1. Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống Đối tượng. Nguồn vật liệu. Phương pháp. Vi sinh vật Thực vật Động vật. 2. Điểm khác nhau giữa chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính và phương pháp gây đột biến Vấn đề phân biệt. Chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính. Chọn giống bằng phương pháp gây đột biến. Đối tượng Phương pháp tiến hành Lịch sử Cơ chế Hiệu quả Đặc điểm -. Nội dung trả lời các phiếu học tập: ( gv vấn đáp – học sinh trả lời ). 1. Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống Đối tượng Vi sinh vật. Nguồn vật liệu. Phương pháp. Đột biến.. Gây đột biến nhân tạo.. Thực vật. Đột biến, biến dị tổ hợp.. Gây đột biến, lai tạo.. Động vật. Biến dị tổ hợp (chủ yếu).. Lai tạo.. 2. Điểm khác nhau giữa chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính và phương pháp gây đột biến Vấn đề phân biệt Đối tượng Phương pháp tiến hành Lịch sử Cơ chế. Chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính. Chọn giống bằng phương pháp gây đột biến. Thực vật, động vật bậc cao.. Vi sinh vật, thực vật, động vật bậc thấp.. Cho giao phối.. Xử lí đột biến.. Đã sử dụng lâu đời.. Vài thập kỉ gần đây.. Phân li độc lập – tổ hợp tự do; tương Rối loạn vật chất di truyền ở mức phân tử.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> tác gen → Các dạng ưu thế lai.. hoặc tế bào → Đột biến gen và đột biến NST. Thời gian ngắn - hiệu quả nhanh.. Hiệu quả. Thời gian dài – hiệu quả chậm.. Đặc điểm. - Tổ các gen vốn có. - Tổ hợp gen mới có giá trị chọn lọc. - Đơn giản, dễ thực hiện. - Phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật, trình độ cao. - Dễ dự đoán các kết quả dựa trên các - Khó dự đoán kết quả do đột biến vô hướng. quy luật di truyền. - Tần số biến dị nhỏ - Tần số biến dị lớn.. * Một số bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn; 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau; 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự: A. 1, 3 B. 1, 2 C. 2, 3 D. 2, 1 Câu 2: Cho biết các bước được tiến hành trong tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 4. Tạo giống thuần chủng bằng cách tự phối. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình: A. 1, 2, 3, 4 B. 4, 1, 2, 3 C. 2, 3, 4, 1 D. 2, 3, 1, 4 Câu 3: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội. Câu 4: Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta có thể sử dụng kiểu lai nào sau đây? A. Lai khác giống. B. Lai thuận nghịch. C. Lai trở lại. D. Lai khác dòng. Câu 5: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới: I. Tạo dòng thuần chủng. II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến? A. I → III → II. B. II → III → I. C. III → II → I. D. II → III → I. A. khoai tây. B. dâu tằm. C. lúa. D. củ cải đường. Câu 6: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với A. thực vật và vi sinh vật. B. động vật và vi sinh vật. C. động vật bậc thấp. D. động vật và thực vật. Câu 7: Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là việc chọn tạo ra các giống A. lúa. B. cà chua. C. dưa hấu. D. nho. Câu 8: Không dùng tia tử ngoại tác động gây đôt biến ở A. hạt phấn. B. tế bào vi sinh vật. C. bào tử. D. hạt giống. Câu 9: Hiệu quả tác động của tia phóng xạ là: A. gây đột biến gen. B. gây đột biến NST. C. gây đột biến. D. gây biến dị tổ hợp. Câu 10: Sử dụng đột biến nhân tạo hạn chế ở đối tượng nào? A. nấm. B. vi sinh vật. C. vật nuôi. D. cây trồng. Câu 11: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm A. tạo ưu thế lai. B. tăng nguồn biến dị cho chọn lọc. C. gây đột biến gen. D. gây đột biến nhiễm sắc thể. III. Bài tập về nhà: Câu 1: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm A. tạo ưu thế lai. B. tăng nguồn biến dị cho chọn lọc. C. gây đột biến gen. D. gây đột biến nhiễm sắc thể. Câu 2: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm. C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi..
<span class='text_page_counter'>(33)</span> D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại. Câu 3: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp A. cấy truyền phôi. B. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo. C. dung hợp tế bào trần. D. nuôi cấy hạt phấn. Câu 4: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì: A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp. B. các gen lặn đột biến có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình. C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại. D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau. Câu 5: Trong chọn giống, để tạo ra dòng thuần người ta tiến hành phương pháp A. tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết. B. lai khác dòng. C. lai xa. D. lai khác thứ.. Ngày soạn: 05/12/2015 Tuần 16: 07 – 12/12/2015 Tiết 16.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản về di truyền học người với các bệnh di truyền phân tử, bệnh liên quan đến NST và bệnh ung thư. II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò ? Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức về di truyền y học với các nội dung: các bệnh do đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.. Nội dung *. Bệnh di truyền phân tử - Khái niệm : Là những bệnh mà cơ chế gây bệnh phần lớn do đột biến gen gây nên * Ví dụ : bệnh phêninkêtô- niệu + Người bình thường : gen tổng hợp enzim chuyển hoá phêninalanin→ tirôzin +Người bị bệnh : gen bị đột biến không tổng hợp được enzim này nên phêninalanin tích tụ trong máu đi lên não đầu độc tế bào *.Bệnh liên quan đến NST Một số hội chứng : đao , claiphento…….. *Bệnh ung thư : * Một số bài tập trắc nghiệm:. *Hướng dẫn giải một số bài tập trắc nghiệm.. Câu 1: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra & di truyền theo hiện tượng trội không hoàn toàn? A. Ung thư máu. B. Đao. C. Claiphentơ. D. Thiếu máu hình liềm. Câu 2: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do: A. đột biến gen trội nằm ở NST thường. B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường. C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X. D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y Câu 3: Cơ chế làm xuất hiện các khối u trên cơ thể người là do A. các đột biến gen. B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. C. tế bào bị đột biến xôma. D. tế bào bị đột biến mất khả năng kiểm soát phân bào. Câu 4: Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục do gen lặn (a) trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Một trong các đặc điểm của bệnh này là A. thường gặp ở nam, hiếm gặp ở nữ. B. di truyền trực tiếp từ bố cho 100% con trai. C. chỉ xuất hiện ở nữ, không xuất hiện ở nam. D. xuất hiện phổ biến ở nữ, ít xuất hiện ở nam. Câu 5: Bệnh nào sau đây do đột biến gen lặn trên NST thường ở người gây ra ? A. Bệnh hồng cầu hình liềm. B. Bệnh bạch tạng. C. Bệnh máu khó đông. D. Bệnh mù màu đỏ-lục. Câu 6: Ở khối u ác tính tế bào ung thư có khả năng: A. Không di chuyển & lớn lên một cách bất thường trong mô. B. Tách rời mô, di chuyển theo máu đến nơi khác tạo ra các khối u ở nhiều nơi trên cơ thể. C. Tách rời mô, di chuyển ra môi trường để đến cơ thể khác. D. Gây vỡ mô dẫn đến tử vong. Câu 7: Những rối loạn trong phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính khi giảm phân hình thành giao tử ở người mẹ, theo dự đoán ở đời con có thể xuất hiện hội chứng A. 3X, Claiphentơ. B. Tơcnơ, 3X. C. Claiphentơ.D. Claiphentơ, Tơcnơ, 3X..
<span class='text_page_counter'>(35)</span> Câu 8: Người mắc hội chứng Đao tế bào có A. NST số 21 bị mất đoạn. B. 3 NST số 21. C. 3 NST số 13. D. 3 NST số 18. Câu 9: Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện của bệnh di truyền nào dưới đây? A. Hội chứng Đao. B. Hội chứng Tơcnơ. C. Hội chứng Claiphentơ. D. Bệnh phêninkêtô niệu. Câu 10: Ở người, hội chứng Claiphentơ có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là: A. XXY. B. XYY. C. XXX. D. XO. Câu 11: Nguyên nhân của bệnh phêninkêtô niệu là do A. thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirôzin. B. đột biến nhiễm sắc thể. C. đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuỗi -hêmôglôbin. D. bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu. Câu 12: Người mang bệnh phêninkêto niệu là do đột biến ở gen mã hóa : A. Enzim xúc tác phản ứng chuyển hóa A.amin Tirôzin thành Phêninalanin. B. Enzim xúc tác phản ứng chuyển hóa A.amin Phêninalanin thành Triptôphan. C. Enzim xúc tác phản ứng chuyển hóa A.amin Phêninalanin thành Alanin. D. Enzim xúc tác phản ứng chuyển hóa A.amin Phêninalanin thành Tirôzin. III. Bài tập về nhà: Câu 1: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố mẹ có mang gen tiềm ẩn, thì xác suất con của họ bị mắc bệnh này là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/6. D. 1/8. Câu 2: Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X. Có mấy kiểu gen biểu hiện bệnh ở người? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Nguyên nhân gây bệnh phêninkêtô niệu ở người là do một loại A. đột biến lệch bội. B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. C. vi khuẩn. D. đột biến gen. Câu 14: Người mang bệnh phêninkêto niệu biểu hiện : A. Thiểu năng trí tuệ B. Tiểu đường. C. Máu khó đông. D. Mù màu.. Ngày soạn: 10/12/2015 Tuần 17+18: 14 – 26/12/2015 Tiết 17 + 18.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP Ở CHƯƠNG IV + V I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập tổng hợp của chương 4 và 5 : ứng dụng di truyền học và di truyền học người II. Bài mới: GV: hướng dẫn hs giải được một số dạng bài tập tổng hợp của chương 4 + bằng một số bài tập trắc nghiệm cụ thể. III. Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Cho biết các bước được tiến hành trong tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 4. Tạo giống thuần chủng bằng cách tự phối. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình: A. 1, 2, 3, 4 B. 4, 1, 2, 3 C. 2, 3, 4, 1 D. 2, 3, 1, 4 Câu 2: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội. Câu 3: Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là A. đột biến gen. B. đột biến NST. C. biến dị tổ hợp. D. biến dị đột biến. Câu 4: Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là A. các biến dị tổ hợp. B. các biến dị đột biến. C. các ADN tái tổ hợp. D. các biến dị di truyền. Câu 5: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì: A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp. B. các gen lặn đột biến có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình. C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại. D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau. Câu 6: Kết quả nào sau đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết? A. Hiện tượng thoái hóa giống. B. Tạo ra dòng thuần. C. Tạo ra ưu thế lai. D. tỉ lệ đồng hợp tăng tỉ lệ dị hợp giảm. Câu 7: Để tạo được ưu thế lai, khâu cơ bản đầu tiên trong quy trình là A. cho tự thụ phấn kéo dài. B. tạo ra dòng thuần. C. cho lai khác dòng. D. cho lai khác loài. Câu 8: Không dùng tia tử ngoại tác động gây đôt biến ở A. hạt phấn. B. tế bào vi sinh vật. C. bào tử. D. hạt giống. Câu 9: Sử dụng đột biến nhân tạo hạn chế ở đối tượng nào? A. nấm. B. vi sinh vật. C. vật nuôi. D. cây trồng. Câu 10: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm A. tạo ưu thế lai. B. tăng nguồn biến dị cho chọn lọc. C. gây đột biến gen. D. gây đột biến nhiễm sắc thể. Câu 11: Công nghệ cấy truyền phôi còn được gọi là A. công nghệ tăng sinh sản ở động vật. B. công nghệ nhân giống vật nuôi. C. công nghệ nhân bản vô tính động vật. D. công nghệ tái tổ hợp thông tin di truyền. Câu 12: Trong chọn giống vật nuôi, để củng cố một đặc tính mong muốn nào đó, người ta dùng phương pháp A. Giao phối cận huyết B. Lai khác thứ C. Lai khác loài D. Lai khác dòng Câu 13: Plasmít là ADN vòng, mạch kép có trong A. nhân tế bào các loài sinh vật. B. nhân tế bào tế bào vi khuẩn. C. tế bào chất của tế bào vi khuẩn. D. ti thể, lục lạp. Câu 14: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật chuyển gen : A. chuột bạch có gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống B. E.Coli có ADN tái tổ hợp chứa gen Insulin người C. cây bông có gen diệt sâu lấy ở vi khuẩn D. cừu Đôli được tạo ra bằng nhân bản vô tính. Câu 15: Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào? A. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho. B. ADN của tế bào cho sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào nhận. C. ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào cho. D. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào nhận..
<span class='text_page_counter'>(37)</span> Câu 16: Một trong những đặc điểm quan trọng của các chủng vi khuẩn sử dụng trong công nghệ gen là A. có tốc độ sinh sản nhanh. B. dùng làm vectơ thể truyền. C. có khả năng xâm nhập và tế bào. C. phổ biến và không có hại. Câu 17: Công nghệ gen được ứng dụng nhằm tạo ra A. các phân tử ADN tái tổ hợp. B. các sản phẩm sinh học. C. các sinh vật chuyển gen. D. các chủng vi khuẩn E. coli có lợi. Câu 18: Đối tượng vi sinh vật được sử dụng phổ biến tạo ra các sản phẩm sinh học trong công nghệ gen là: A. vi rút. B. vi khuẩn. C. thực khuẩn. D. nấm. Câu 19: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra A. tính chất của nước ối. B. tế bào tử cung của ngưới mẹ. C. tế bào phôi bong ra trong nước ối. D. nhóm máu của thai nhi. Câu 20: Bệnh di truyền ở người mà có cơ chế gây bệnh do rối loạn ở mức phân tử gọi là A. bệnh di truyền phân tử. B. bệnh di truyền tế bào. C. bệnh di truyền miễn dịch. D. hội chứng. Câu 21: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử có nguyên nhân là do các A. đột biến NST. B. đột biến gen. C. biến dị tổ hợp. D. biến dị di truyền. Câu 22: Điều nào dưới đây không liên quan tới cơ chế gây ung thư ? A. Các gen ức chế khối u bị đột biến không kiểm soát được sự phân bào. B. Các gen tiền ung thư khởi động quá trình phân bào bị đột biến và tạo cho sự phát triển bất bình thường của tế bào. C. Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khối u hoạt động không hài hòa với nhau do đột biến xảy ra trong những gen này có thể phá hủy sự cân bằng , kiểm soát thích hợp đó và dẫn đến ung thư. D. Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khối u hoạt động hài hòa với nhau trong việc kiểm soát chu kì tế bào Câu 23: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ vốn gen của loài người? A. Liệu pháp gen. B. Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh. C. Tăng cường sử dụng thuốc hoá học (thuốc trừ sâu, diệt cỏ) trong sản xuất nông nghiệp. D. Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến. Câu 24: Di truyền học tư vấn nhằm chẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kỳ A. trước sinh. B. sắp sinh. C. mới sinh. D. sau sinh..
<span class='text_page_counter'>(38)</span> Tuần 11: 29/10 – 03/11/2012 Tiết 21 + 22 Bài 11: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> QUẦN THỂ NGẪU PHỐI I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản di truyền học quần thể ngẫu phối II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung ? Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm và đặc Các chỉ tiêu của quần thể ngẫu phối điểm của quần thể ngẫu phối ? ? yêu cầu học sinh hoàn thành bảng sau: Các chỉ tiêu Ngẫu phối - Làm giảm tỉ lệ dị hợp tử và tăng tỉ Các chỉ tiêu Ngẫu phối lệ đồng hợp tử qua các thế hệ. - Làm giảm tỉ lệ dị hợp tử và - Tạo trạng thái cân bằng di truyền + tăng tỉ lệ đồng hợp tử qua của quần thể. các thế hệ. - Tần số các alen không đổi qua các + - Tạo trạng thái cân bằng di thế hệ. truyền của quần thể. - Có cấu trúc: p2 AA : 2pq Aa : q2 + - Tần số các alen không đổi aa. qua các thế hệ. - Thành phần các kiểu gen thay đổi + - Có cấu trúc: p2 AA : 2pq qua các thế hệ. Aa : q2 aa. - Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. + - Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ. Một số dạng bài tập: - Tạo ra nguồn biến dị tổ * Bài tập tự luận: hợp. Bài 1.Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn d nằm trên NST giới tính X quy định. a. Em hãy xác định kiểu gen của bố mẹ để tất cả con trai sinh ra đều bị bệnh? b. Xác định kiểu gen của bố mẹ để sinh được 50% con trai sinh ra bị bệnh? Bài 2. Ở thế hệ đầu tiên, tần số A là 0.2. Em hãy viết cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền? * Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec? A. Quần thể có kích thước lớn. B. Có hiện tượng di nhập gen. C. Không có chọn lọc tự nhiên. D. Các cá thể giao phối tự do. Câu 2: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối. B. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối. C. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. Câu 3: Điểm nào sau đây không thuộc định luật HacđiVanbec? A. Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể, giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. B. Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong.
<span class='text_page_counter'>(40)</span> quần thể. C. Phản ánh trạng thái động của quần thể, thể hiện tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen. Câu 4: Xét một quần thể ngẫu phối gồm 2 alen A, a. trên nhiễm sắc thể thường. Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Theo Hacđi-Vanbec thành phần kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân bằng có dạng: A. p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 B. p2Aa + 2pqAA + q2aa = 1 C. q2AA + 2pqAa + q2aa = 1 D. p2aa + 2pqAa + q2AA = 1 Câu 5: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì? A. Cho quần thể sinh sản hữu tính. B. Cho quần thể tự phối. C. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng. D. Cho quần thể giao phối tự do. Câu 6: Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec là gì khi biết quần thể ở trạng thái cân bằng? A. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. B. Từ tỉ lệ kiểu hình lặn có thể suy ra tần số alen lặn, alen trội và tần số của các loại kiểu gen. C. Từ tần số của các alen có thể dự đoán tần số các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. D. B và C đúng. Câu 7: Xét 1 gen gồm 2 alen trên nhiễm sắc thể thường, tần số tương đối của các alen ở các cá thể đực và cái không giống nhau và chưa đạt trạng thái cân bằng. Sau mấy thế hệ ngẫu phối thì quần thể sẽ cân bằng? A. 1 thế hệ B. 2 thế hệ C. 3 thế hệ D. 4 thế hệ Câu 8: Định luật Hacđi – Vanbec không cần có điều kiện nào sau đây để nghiệm đúng? A. Có sự cách li sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. B. Các cá thể trong quần thể giao phối với nhau ngẫu nhiên.. C. Không có đột biến và cũng như không có chọn lọc tự nhiên. D. Khả năng thích nghi của các kiểu gen không chênh lệch nhiều. Câu 9: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là dAA + hAa + raa = 1 sẽ cân bằng di truyền khi A. tần số alen A = a B. d = h = r C. d.r = h D. d.r = (h/2)2. Câu 10: Cấu trúc di truyền của quần thể được xác định theo công thức: A. p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 B. p AA + 2pq Aa + q aa = 1 C. q2 AA + 2pq Aa + p2 aa = 1 D. p2 AA + pq Aa + q2 aa = 1.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> Câu 11: Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ P có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Quần thể có sự cân bằng di truyền ở thế hệ nào ? A. F3. B. F2. C. F1. D. P. Câu 12: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là: A. 0,3 ; 0,7 B. 0,8 ; 0,2C. 0,7 ; 0,3 D. 0,2 ; 0,8 Câu 13: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,4Aa: 0,6aa. Nếu biết alen A là trội không hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là A. 40% B. 36% C. 4% D. 16% Câu 14: Một quần thể có 30 cá thể AA; 20 cá thể Aa; 50 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một lần ngẫu phối là: A. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa B. 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa C. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa D. 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa Câu 15: Một quần thể thực vật ban đầu có thành phần kiểu gen là 7 AA: 2 Aa: 1 aa. Khi quần thể xảy ra quá trình giao phấn ngẫu nhiên (không có quá trình đột biến, biến động di truyền, không chịu tác động của chon lọc tự nhiên), thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F3 sẽ là: A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa B. 0,8AA: 0,2Aa: 0,1aa. C. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa D. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa III. bài tập về nhà: Câu 1: Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ P có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Quần thể có sự cân bằng di truyền ở thế hệ nào ? A. F3. B. F2. C. F1. D. P. Câu 2: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là: A. 0,3 ; 0,7 B. 0,8 ; 0,2 C. 0,7 ; 0,3 D. 0,2 ; 0,8. Tuần 12: 05/11 – 10/11/2012 Tiết 23 + 24 Bài 12: ÔN TẬP MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP Ở CHƯƠNG III I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập tổng hợp của chương 3 – di truyền học quần thể II. Bài mới: GV: hướng dẫn hs giải được một số dạng bài tập tổng hợp của chương 3 bằng một số bát tập trắc nghiệm cụ thể. III. Bài tập trắc nghiệm:.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> Câu 1: Nếu xét một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen tối đa trong một quần thể ngẫu phối là: A. 4. A. 4. B. 6. C. 8. D. 10. Câu 2: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp. B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử. C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen. D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Câu 3: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là: A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1. B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1. C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1. D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1. Câu 4: Các quần thể sau, quần thể nào là quần thể tự phối ? A. Quần thể giao phối tự do. B. Quần thể giao phấn. C. Quần thể tự thụ phấn & giao phối cận huyết. D. Quần thể ngày càng tăng thể dị hợp. Câu 5: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa: A. số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể. B. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể. C. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể. D. số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể. Câu 6: Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec là gì khi biết quần thể ở trạng thái cân bằng? A. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. B. Từ tỉ lệ kiểu hình lặn có thể suy ra tần số alen lặn, alen trội và tần số của các loại kiểu gen. C. Từ tần số của các alen có thể dự đoán tần số các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. D. B và C đúng. Câu 7: Xét 1 gen gồm 2 alen trên nhiễm sắc thể thường, tần số tương đối của các alen ở các cá thể đực và cái không giống nhau và chưa đạt trạng thái cân bằng. Sau mấy thế hệ ngẫu phối thì quần thể sẽ cân bằng? A. 1 thế hệ B. 2 thế hệ C. 3 thế hệ D. 4 thế hệ Câu 8: Định luật Hacđi – Vanbec không cần có điều kiện nào sau đây để nghiệm đúng? A. Có sự cách li sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. B. Các cá thể trong quần thể giao phối với nhau ngẫu nhiên.. C. Không có đột biến và cũng như không có chọn lọc tự nhiên. D. Khả năng thích nghi của các kiểu gen không chênh lệch nhiều. Câu 9: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là dAA + hAa + raa = 1 sẽ cân bằng di truyền khi A. tần số alen A = a B. d = h = r C. d.r = h D. d.r = (h/2)2. Câu 10: Cấu trúc di truyền của quần thể được xác định theo công thức: A. p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 B. p AA + 2pq Aa + q aa = 1 C. q2 AA + 2pq Aa + p2 aa = 1 D. p2 AA + pq Aa + q2 aa = 1 Câu 11: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,4Aa: 0,6aa. Nếu biết alen A là trội không hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là A. 40% B. 36% C. 4% D. 16% Câu 12: Một quần thể có 30 cá thể AA; 20 cá thể Aa; 50 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một lần ngẫu phối là: A. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa B. 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa C. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa D. 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa Câu 13: Một quần thể thực vật ban đầu có thành phần kiểu gen là 7 AA: 2 Aa: 1 aa. Khi quần thể xảy ra quá trình giao phấn ngẫu nhiên (không có quá trình đột biến, biến động di truyền, không chịu tác động của chon lọc tự nhiên), thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F3 sẽ là: A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa B. 0,8AA: 0,2Aa: 0,1aa. C. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa D. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa Câu 14: Một quần thể có TPKG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi tự phối là A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa B. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa C. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa D. 0,6AA: 0,4Aa Câu 15: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA: 0,30Aa: 0,25aa. Cho biết trong quá trình chọn lọc người ta đã đào thải các cá thể có kiểu hình lặn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại kiểu gen thu được ở F1 là:.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> A. 0,525AA: 0,150Aa: 0,325aa. B. 0,36AA: 0,24Aa: 0,40aa. C. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. D. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa. Câu 16: Trong một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen alen là D và d, biết tỉ lệ của gen d là 20%. thì cấu trúc di truyền của quần thể là: A: 0,64DD + 0,32Dd + 0,04dd. B: 0,04DD + 0,32Dd + 0,64dd. C: 0,32DD + 0,64Dd + 0,04dd. D: 0,25DD + 0,5Dd + 0,25dd. Câu 17: Nhóm máu MN ở người do 2 gen alen M và N quy định, gem M trội không hoàn. toàn so với gen N. Kiểu gen MM, MN, NN lần lượt quy định các kiểu gen hình nhóm máu M, MN, N. Nghiên cứu một quần thể có 730 người gồm 22 người nhóm máu M, 216 người nhóm máu MN và 492 người nhóm máu N. Tần số của alen M và N trong quần thể là: A: M = 82,2%; N = 17,8%. C: M = 50%; N = 50%.. B: M = 35,6%; N = 64,4%. D: M = 17%; N = 82,2%.. Câu 18: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen 0,8Aa: 0,2aa. Qua chọn lọc, người ta đào thải các cá thể có kiểu hình lặn. Thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau là A. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa C. 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa D. 0,25AA: 0,50Aa: 0,25aa Câu 19: Quần thể nào sau đây có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng? A. 25%AA: 50%Aa:25%aa B. 16%AA: 20%Aa: 64%aa C. 36%AA: 28%Aa: 36%aa D. 25%AA: 11%Aa: 64%aa Câu 20: Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra: A: 4 tổ hợp kiểu gen. B: 6 tổ hợp kiểu gen. C: 8 tổ hợp kiểu gen. D: 10 tổ hợp kiểu gen.. Tuần 13: 12/11 – 17/11/2012 Tiết 25 + 26 Bài 13: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản về ứng dụng di truyền học II. Bài mới: - Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành các bảng sau:. 1. Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống Đối tượng Vi sinh vật Thực vật. Nguồn vật liệu. Phương pháp.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> Động vật. 2. Điểm khác nhau giữa chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính và phương pháp gây đột biến Vấn đề phân biệt. Chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính. Chọn giống bằng phương pháp gây đột biến. Đối tượng Phương pháp tiến hành Lịch sử Cơ chế Hiệu quả Đặc điểm -. Nội dung trả lời các phiếu học tập: ( gv vấn đáp – học sinh trả lời ). 1. Nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống Đối tượng Vi sinh vật. Nguồn vật liệu. Phương pháp. Đột biến.. Gây đột biến nhân tạo.. Thực vật. Đột biến, biến dị tổ hợp.. Gây đột biến, lai tạo.. Động vật. Biến dị tổ hợp (chủ yếu).. Lai tạo.. 2. Điểm khác nhau giữa chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính và phương pháp gây đột biến Vấn đề phân biệt Đối tượng Phương pháp tiến hành Lịch sử Cơ chế Hiệu quả. Chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính. Chọn giống bằng phương pháp gây đột biến. Thực vật, động vật bậc cao.. Vi sinh vật, thực vật, động vật bậc thấp.. Cho giao phối.. Xử lí đột biến.. Đã sử dụng lâu đời.. Vài thập kỉ gần đây.. Phân li độc lập – tổ hợp tự do; tương Rối loạn vật chất di truyền ở mức phân tử tác gen → Các dạng ưu thế lai. hoặc tế bào → Đột biến gen và đột biến NST. Thời gian dài – hiệu quả chậm. Thời gian ngắn - hiệu quả nhanh..
<span class='text_page_counter'>(45)</span> Đặc điểm. - Tổ các gen vốn có. - Tổ hợp gen mới có giá trị chọn lọc. - Đơn giản, dễ thực hiện. - Phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật, trình độ cao. - Dễ dự đoán các kết quả dựa trên các - Khó dự đoán kết quả do đột biến vô hướng. quy luật di truyền. - Tần số biến dị nhỏ - Tần số biến dị lớn.. * Một số bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn; 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau; 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự: A. 1, 3 B. 1, 2 C. 2, 3 D. 2, 1 Câu 2: Cho biết các bước được tiến hành trong tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 4. Tạo giống thuần chủng bằng cách tự phối. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình: A. 1, 2, 3, 4 B. 4, 1, 2, 3 C. 2, 3, 4, 1 D. 2, 3, 1, 4 Câu 3: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội. Câu 4: Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta có thể sử dụng kiểu lai nào sau đây? A. Lai khác giống. B. Lai thuận nghịch. C. Lai trở lại. D. Lai khác dòng. Câu 5: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới: I. Tạo dòng thuần chủng. II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến? A. I → III → II. B. II → III → I. C. III → II → I. D. II → III → I. A. khoai tây. B. dâu tằm. C. lúa. D. củ cải đường. Câu 6: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với A. thực vật và vi sinh vật. B. động vật và vi sinh vật. C. động vật bậc thấp. D. động vật và thực vật. Câu 7: Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là việc chọn tạo ra các giống A. lúa. B. cà chua. C. dưa hấu. D. nho. Câu 8: Không dùng tia tử ngoại tác động gây đôt biến ở A. hạt phấn. B. tế bào vi sinh vật. C. bào tử. D. hạt giống. Câu 9: Hiệu quả tác động của tia phóng xạ là: A. gây đột biến gen. B. gây đột biến NST. C. gây đột biến. D. gây biến dị tổ hợp. Câu 10: Sử dụng đột biến nhân tạo hạn chế ở đối tượng nào? A. nấm. B. vi sinh vật. C. vật nuôi. D. cây trồng. Câu 11: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm A. tạo ưu thế lai. B. tăng nguồn biến dị cho chọn lọc. C. gây đột biến gen. D. gây đột biến nhiễm sắc thể. III. Bài tập về nhà: Câu 1: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm A. tạo ưu thế lai. B. tăng nguồn biến dị cho chọn lọc. C. gây đột biến gen. D. gây đột biến nhiễm sắc thể. Câu 2: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm. C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi. D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại. Câu 3: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp A. cấy truyền phôi. B. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo. C. dung hợp tế bào trần. D. nuôi cấy hạt phấn..
<span class='text_page_counter'>(46)</span> Câu 4: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì: A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp. B. các gen lặn đột biến có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình. C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại. D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau. Câu 5: Trong chọn giống, để tạo ra dòng thuần người ta tiến hành phương pháp A. tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết. B. lai khác dòng. C. lai xa. D. lai khác thứ.. Tuần 14: 19/11 – 24/11/2012 Tiết 27 + 28 Bài 14: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC ( tt ) I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản về ứng dụng di truyền học II. Bài mới: - Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành các bảng sau:. Phân biệt bốn kĩ thuật nuôi cấy tế bào thực vật Vấn đề phân biệt Nguồn nguyên liệu. Nuôi cấy hạt phấn. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitrô tạo mô sẹo. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị. Dung hợp tế bào trần.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> Cách tiến hành Cơ sở di truyền của phương pháp -. .. Nội dung trả lời các phiếu học tập: ( gv vấn đáp – học sinh trả lời ). Phân biệt bốn kĩ thuật nuôi cấy tế bào thực vật Vấn đề phân biệt Nguồn nguyên liệu. Nuôi cấy hạt phấn Hạt phấn (n). Nuôi trên môi trường nhân tạo, chọn lọc các dòng Cách tiến tế bào đơn bội có hành biểu hiện tính trạng mong muốn khác nhau, cho lưỡng bội hoá. Tạo dòng thuần Cơ sở di lưỡng bội từ dòng truyền của đơn bội. phương pháp. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitrô tạo mô sẹo Tế bào (2n) Nuôi trên môi trường nhân tạo, tạo mô sẹo, bổ sung hoocmôn kích thích sinh trưởng cho phát triển thành cây trưởng thành. Tạo dòng thuần lưỡng bội.. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị. Dung hợp tế bào trần. Tế bào (2n). 2 dòng tế bào có bộ NST 2n của hai loài khác nhau.. Nuôi trên môi trường nhân tạo, chọn lọc các dòng tế bào có đột biến gen và biến dị số lượng NST khác nhau.. Tạo tế bào trần, cho dung hợp hai khối nhân và tế bào chất thành một, nuôi trong môi trường nhân tạo cho phát triển thành cây lai.. Dựa vào đột biến Lai xa, lai khác loài tạo thể gen và biến dị số song nhị bội, không thông lượng NST tạo thể qua lai hữu tính, tránh hiện lệch bội khác tượng bất thụ của con lai. nhau. - Yêu cầu trình bày về tạo giống bằng công nghệ gen : + Khái niệm công nghệ gen + Các bước tiến hành kĩ thuật chuyển gen *Tạo DNA tái tổ hợp * Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận * Phân lập dòng tế bào chứa DNA tái tổ hợp +Thành tựu * Một số bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Cừu Đôly được tạo ra bằng kĩ thuật A. chuyển gen. B. cấy truyền phôi. C. nhân bản vô tính. D. gây đột biến. Câu 2: Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở A. vi sinh vật. B. Virut. C. Thực vật. D. động vật bậc cao. Câu 3: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là A. công nghệ tế bào. B. công nghệ sinh học. C. công nghệ gen. D. công nghệ vi sinh vật. Câu 4: Khâu đầu tiên trong quy trình chuyển gen là việc tạo ra A. vectơ chuyển gen. B. biến dị tổ hợp. C. gen đột biến. D. ADN tái tổ hợp. Câu 5: Enzim nối sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp có tên là A. restrictaza. B. ligaza. C. ADN-pôlimeraza. D. ARN-pôlimeraza. Câu 6: Enzim cắt sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp có tên là A. restrictaza. B. ligaza. C. ADN-pôlimeraza. D. ARN-pôlimeraza. Câu 7: Plasmít là ADN vòng, mạch kép có trong A. nhân tế bào các loài sinh vật. B. nhân tế bào tế bào vi khuẩn. C. tế bào chất của tế bào vi khuẩn. D. ti thể, lục lạp. Câu 8: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật chuyển gen : A. chuột bạch có gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống B. E.Coli có ADN tái tổ hợp chứa gen Insulin người C. cây bông có gen diệt sâu lấy ở vi khuẩn D. cừu Đôli được tạo ra bằng nhân bản vô tính. Câu 9: Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào? A. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho. B. ADN của tế bào cho sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào nhận..
<span class='text_page_counter'>(48)</span> C. ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào cho. D. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào nhận. Câu 10: Một trong những đặc điểm quan trọng của các chủng vi khuẩn sử dụng trong công nghệ gen là A. có tốc độ sinh sản nhanh. B. dùng làm vectơ thể truyền. C. có khả năng xâm nhập và tế bào. C. phổ biến và không có hại Câu 11: Vectơ chuyển gen được sử dụng phổ biến là A. E. coli. B. virút. C. plasmit. D. thực khuẩn thể. Câu 12: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là: A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp→ tạo ADN tái tổ hợp→ chuyển ADN tái tổ hợp vào TB nhận. III. Bài tập về nhà: Câu 1: Điều nào sau đây là không đúng với plasmit? A. Chứa phân tử ADN dạng vòng. C. Là phân tử ADN nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn. B. Là một loại virút kí sinh trên tế bào vi khuẩn. D. ADN plasmit tự nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể. Câu 2: Đặc điểm quan trọng nhất của plasmit mà người ta chọn nó làm vật thể truyền gen là: A. chứa gen mang thông tin di truyền quy định một số tính trạng nào đó. B. chỉ tồn tại trong tế bào chất của vi khuẩn. C. ADN plasmit tự nhân đôi độc lập với ADN của nhiễm sắc thể. D. ADN có số lượng cặp nuclêôtit ít: từ 8000-200000 cặp Câu 3: Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen? A. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu. B. Tạo ra cừu Đôly. C. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín. D. Tạo vi khuẩn E.coli sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. Câu 4: Thành tựu nào dưới đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen? A. Chuột bạch mang gen sinh trưởng của chuột cống. C. Ngô DT6 có năng suất cao, hàm lượng protêin cao. B. Lúa chuyển gen tổng hợp β caroten. D. Cừu chuyển gen tổng hợp protêin huyết thanh của người. Câu 5: Đối tượng vi sinh vật được sử dụng phổ biến tạo ra các sản phẩm sinh học trong công nghệ gen là: A. vi rút. B. vi khuẩn. C. thực khuẩn. D. nấm. Câu 6: Một trong những phương pháp được sử dụng để làm biến đổi hệ gen của cơ thể sinh vật là A. cấy truyền phôi. B. nhân bản vô tính. C. đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. D. lai tế bào xôma. Tuần 15: 26/11 – 01/12/2012 Tiết 29 + 30 Bài 15: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản về di truyền học người với các bệnh di truyền phân tử, bệnh liên quan đến NST và bệnh ung thư. II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò. Nội dung. ? Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức về di truyền y học với các nội dung: các bệnh do đột biến gen. *. Bệnh di truyền phân tử - Khái niệm : Là những bệnh mà cơ chế gây bệnh phần lớn do đột biến gen gây nên * Ví dụ : bệnh phêninkêtô- niệu + Người bình thường : gen tổng hợp enzim chuyển hoá phêninalanin→ tirôzin.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> và đột biến nhiễm sắc thể.. +Người bị bệnh : gen bị đột biến không tổng hợp được enzim này nên phêninalanin tích tụ trong máu đi lên não đầu độc tế bào *.Bệnh liên quan đến NST Một số hội chứng : đao , claiphento…….. *Bệnh ung thư : * Một số bài tập trắc nghiệm:. *Hướng dẫn giải một số bài tập trắc nghiệm.. Câu 1: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra & di truyền theo hiện tượng trội không hoàn toàn? A. Ung thư máu. B. Đao. C. Claiphentơ. D. Thiếu máu hình liềm. Câu 2: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do: A. đột biến gen trội nằm ở NST thường. B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường. C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X. D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y Câu 3: Cơ chế làm xuất hiện các khối u trên cơ thể người là do A. các đột biến gen. B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. C. tế bào bị đột biến xôma. D. tế bào bị đột biến mất khả năng kiểm soát phân bào. Câu 4: Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục do gen lặn (a) trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Một trong các đặc điểm của bệnh này là A. thường gặp ở nam, hiếm gặp ở nữ. B. di truyền trực tiếp từ bố cho 100% con trai. C. chỉ xuất hiện ở nữ, không xuất hiện ở nam. D. xuất hiện phổ biến ở nữ, ít xuất hiện ở nam. Câu 5: Bệnh nào sau đây do đột biến gen lặn trên NST thường ở người gây ra ? A. Bệnh hồng cầu hình liềm. B. Bệnh bạch tạng. C. Bệnh máu khó đông. D. Bệnh mù màu đỏ-lục. Câu 6: Ở khối u ác tính tế bào ung thư có khả năng: A. Không di chuyển & lớn lên một cách bất thường trong mô. B. Tách rời mô, di chuyển theo máu đến nơi khác tạo ra các khối u ở nhiều nơi trên cơ thể. C. Tách rời mô, di chuyển ra môi trường để đến cơ thể khác. D. Gây vỡ mô dẫn đến tử vong. Câu 7: Những rối loạn trong phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính khi giảm phân hình thành giao tử ở người mẹ, theo dự đoán ở đời con có thể xuất hiện hội chứng A. 3X, Claiphentơ. B. Tơcnơ, 3X. C. Claiphentơ.D. Claiphentơ, Tơcnơ, 3X. Câu 8: Người mắc hội chứng Đao tế bào có A. NST số 21 bị mất đoạn. B. 3 NST số 21. C. 3 NST số 13. D. 3 NST số 18. Câu 9: Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện của bệnh di truyền nào dưới đây? A. Hội chứng Đao. B. Hội chứng Tơcnơ. C. Hội chứng Claiphentơ. D. Bệnh phêninkêtô niệu. Câu 10: Ở người, hội chứng Claiphentơ có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là: A. XXY. B. XYY. C. XXX. D. XO. Câu 11: Nguyên nhân của bệnh phêninkêtô niệu là do A. thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirôzin. B. đột biến nhiễm sắc thể. C. đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuỗi -hêmôglôbin. D. bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu. Câu 12: Người mang bệnh phêninkêto niệu là do đột biến ở gen mã hóa :.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> A. Enzim xúc tác phản ứng chuyển hóa A.amin Tirôzin thành Phêninalanin. B. Enzim xúc tác phản ứng chuyển hóa A.amin Phêninalanin thành Triptôphan. C. Enzim xúc tác phản ứng chuyển hóa A.amin Phêninalanin thành Alanin. D. Enzim xúc tác phản ứng chuyển hóa A.amin Phêninalanin thành Tirôzin. III. Bài tập về nhà: Câu 1: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố mẹ có mang gen tiềm ẩn, thì xác suất con của họ bị mắc bệnh này là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/6. D. 1/8. Câu 2: Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X. Có mấy kiểu gen biểu hiện bệnh ở người? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Nguyên nhân gây bệnh phêninkêtô niệu ở người là do một loại A. đột biến lệch bội. B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. C. vi khuẩn. D. đột biến gen. Câu 14: Người mang bệnh phêninkêto niệu biểu hiện : A. Thiểu năng trí tuệ B. Tiểu đường. C. Máu khó đông. D. Mù màu.. Tuần 16: 03/12 – 08/12/2012 Tiết 31 + 32 Bài 16: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI ( tt ) I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập cơ bản về di truyền học người với các vấn đề bảo vệ vốn gen loài người. II. Bài mới: Hoạt động thầy và trò ? Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức về bảo vệ vốn gen loài người và một số vấn đề xã hội.. Nội dung * Bảo vệ vốn gen loài người : - Tạo môi trường sạch - Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh - Liệu pháp gen * Một số vấn đề xã hội : - Giải mã gen người ;.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> - Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và tế bào * Một số bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Chỉ số IQ được xác định bằng : A. Tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi sinh khôn và nhân với 100. B. Số trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân với 100. C. Tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân với 100. D. Tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học. Câu 2: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là A. liệu pháp gen. B. sửa chữa sai hỏng di truyền. C. phục hồi gen. D. gây hồi biến. Câu 3: Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Bố mẹ có kiểu gen như thế nào về tính trạng này? A. P: Aa x Aa B. P: Aa x AA C. P: AA x AA A a A D. P: X X x X Y Câu 4: Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Hãy xác định kiểu gen của 3 người trong gia đình trên ? A. (1)XAXA, (2)XYA, (3)XYA. B. (1)XaXa, (2)XAY, (3)XAY. C. (1)XAXa, (2)XaY, (3)XaY. D. (1) XAXA, (2)XYa, (3)XYa. Câu 5: Ở người, gen M quy định mắt phân biệt màu bình thường, alen đột biến m quy định bệnh mù màu, các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X di truyền liên kết với giới tính. Nếu bố có kiểu gen XMY, mẹ có kiểu gen XMXm thì khả năng sinh con trai bệnh mù màu của họ là: A. 25% B. 12,5% C. 6,25% D. 50% Câu 6: Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là A. liệu pháp gen. B. thêm chức năng cho tế bào. C. phục hồi chức năng của gen. D. khắc phục sai hỏng di truyền. Câu 7: Di truyền học tư vấn nhằm chẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kỳ A. trước sinh. B. sắp sinh. C. mới sinh. D. sau sinh. Câu 8: Trong chuẩn đoán trứơc sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm kiểm tra A. tính chất của nước ối B. tế bào tử cung người mẹ C. tế bào phôi bong ra trong nước ối D. ADN của mẹ Câu 9: Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu cho đời sau, là nhiệm vụ của ngành A. Di truyền Y học. B. Di truyền học tư vấn. C. Di truyền Y học tư vấn. D. Di truyền học Người. Câu 10: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố mẹ có mang gen tiềm ẩn, thì xác suất con của họ bị mắc bệnh này là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/6. D. 1/8..
<span class='text_page_counter'>(52)</span> III. Bài tập về nhà: Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Xác suất sinh người con trai da bạch tạng này là bao nhiêu? A. 37,5% B. 25% C. 12,5% D. 50%. Tuần 17: 10/12 – 15/12/2012 Tiết 33 + 34 Bài 17: ÔN TẬP MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP Ở CHƯƠNG IV + V I. Mục đích yêu cầu: - HS giải được một số dạng bài tập tổng hợp của chương 4 và 5 : ứng dụng di truyền học và di truyền học người II. Bài mới: GV: hướng dẫn hs giải được một số dạng bài tập tổng hợp của chương 4 + bằng một số bài tập trắc nghiệm cụ thể. III. Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Cho biết các bước được tiến hành trong tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 4. Tạo giống thuần chủng bằng cách tự phối. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình: A. 1, 2, 3, 4 B. 4, 1, 2, 3 C. 2, 3, 4, 1 D. 2, 3, 1, 4 Câu 2: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội. Câu 3: Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là A. đột biến gen. B. đột biến NST. C. biến dị tổ hợp. D. biến dị đột biến. Câu 4: Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là A. các biến dị tổ hợp. B. các biến dị đột biến. C. các ADN tái tổ hợp. D. các biến dị di truyền. Câu 5: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì: A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp. B. các gen lặn đột biến có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình. C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại. D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau. Câu 6: Kết quả nào sau đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết? A. Hiện tượng thoái hóa giống. B. Tạo ra dòng thuần. C. Tạo ra ưu thế lai. D. tỉ lệ đồng hợp tăng tỉ lệ dị hợp giảm. Câu 7: Để tạo được ưu thế lai, khâu cơ bản đầu tiên trong quy trình là A. cho tự thụ phấn kéo dài. B. tạo ra dòng thuần. C. cho lai khác dòng. D. cho lai khác loài. Câu 8: Không dùng tia tử ngoại tác động gây đôt biến ở A. hạt phấn. B. tế bào vi sinh vật. C. bào tử. D. hạt giống. Câu 9: Sử dụng đột biến nhân tạo hạn chế ở đối tượng nào? A. nấm. B. vi sinh vật. C. vật nuôi. D. cây trồng. Câu 10: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm A. tạo ưu thế lai. B. tăng nguồn biến dị cho chọn lọc. C. gây đột biến gen. D. gây đột biến nhiễm sắc thể. Câu 11: Công nghệ cấy truyền phôi còn được gọi là A. công nghệ tăng sinh sản ở động vật. B. công nghệ nhân giống vật nuôi. C. công nghệ nhân bản vô tính động vật. D. công nghệ tái tổ hợp thông tin di truyền. Câu 12: Trong chọn giống vật nuôi, để củng cố một đặc tính mong muốn nào đó, người ta dùng phương pháp A. Giao phối cận huyết B. Lai khác thứ C. Lai khác loài D. Lai khác dòng Câu 13: Plasmít là ADN vòng, mạch kép có trong A. nhân tế bào các loài sinh vật. B. nhân tế bào tế bào vi khuẩn. C. tế bào chất của tế bào vi khuẩn. D. ti thể, lục lạp. Câu 14: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật chuyển gen : A. chuột bạch có gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống B. E.Coli có ADN tái tổ hợp chứa gen Insulin người C. cây bông có gen diệt sâu lấy ở vi khuẩn D. cừu Đôli được tạo ra bằng nhân bản vô tính. Câu 15: Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào? A. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho. B. ADN của tế bào cho sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào nhận. C. ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào cho. D. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào nhận. Câu 16: Một trong những đặc điểm quan trọng của các chủng vi khuẩn sử dụng trong công nghệ gen là A. có tốc độ sinh sản nhanh. B. dùng làm vectơ thể truyền. C. có khả năng xâm nhập và tế bào. C. phổ biến và không có hại. Câu 17: Công nghệ gen được ứng dụng nhằm tạo ra A. các phân tử ADN tái tổ hợp. B. các sản phẩm sinh học. C. các sinh vật chuyển gen. D. các chủng vi khuẩn E. coli có lợi. Câu 18: Đối tượng vi sinh vật được sử dụng phổ biến tạo ra các sản phẩm sinh học trong công nghệ gen là: A. vi rút. B. vi khuẩn. C. thực khuẩn. D. nấm. Câu 19: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra A. tính chất của nước ối. B. tế bào tử cung của ngưới mẹ. C. tế bào phôi bong ra trong nước ối. D. nhóm máu của thai nhi. Câu 20: Bệnh di truyền ở người mà có cơ chế gây bệnh do rối loạn ở mức phân tử gọi là A. bệnh di truyền phân tử. B. bệnh di truyền tế bào. C. bệnh di truyền miễn dịch. D. hội chứng. Câu 21: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử có nguyên nhân là do các A. đột biến NST. B. đột biến gen. C. biến dị tổ hợp. D. biến dị di truyền. Câu 22: Điều nào dưới đây không liên quan tới cơ chế gây ung thư ?.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> A. Các gen ức chế khối u bị đột biến không kiểm soát được sự phân bào. B. Các gen tiền ung thư khởi động quá trình phân bào bị đột biến và tạo cho sự phát triển bất bình thường của tế bào. C. Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khối u hoạt động không hài hòa với nhau do đột biến xảy ra trong những gen này có thể phá hủy sự cân bằng , kiểm soát thích hợp đó và dẫn đến ung thư. D. Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khối u hoạt động hài hòa với nhau trong việc kiểm soát chu kì tế bào Câu 23: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ vốn gen của loài người? A. Liệu pháp gen. B. Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh. C. Tăng cường sử dụng thuốc hoá học (thuốc trừ sâu, diệt cỏ) trong sản xuất nông nghiệp. D. Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến. Câu 24: Di truyền học tư vấn nhằm chẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kỳ A. trước sinh. B. sắp sinh. C. mới sinh. D. sau sinh.. Tuần 18: 17/12 – 22/12/2012 Tiết 35 + 36 Bài 18: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục đích yêu cầu: - Ôn tập lại kiến thức học kì 1 từ bài 1 đến bài 22 cho học sinh II. Bài mới: GV: hướng dẫn lại cho hs giải được một số dạng bài tập tổng hợp trong học kì bằng một số bài tập trắc nghiệm cụ thể. III. Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen aa trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là A. 93,75%. B. 96,875%. C. 48,4375% D. 3,125%. Câu 2: Ưu điểm nổi bật của phương pháp chọn giống từ các dòng giao tử (hạt phấn) là A. dễ thao tác, ít tốn kém, trong thời gian ngắn sẽ mọc thành các dòng đơn bội có các kiểu hình rất khác nhau. B. đời con sẽ kết hợp được các ưu điểm của bố mẹ. C. tạo ra cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà bằng phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được D. tạo ra các dòng thuần chủng, tính trạng chọn lọc được sẽ rất ổn định. Câu 3: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền: 0,1 AA : 0,4 Aa : 0,5 aa. Các kiểu gen: AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa hồng; aa quy định hoa trắng. Khi đạt trạng thái cân bằng, số lượng cá thể của quần thể gồm 4500 cá thể. Số lượng cá thể hoa trắng lúc quần thể đạt cân bằng di truyền là A. 1800 B. 1640 C. 2205 D. 405 Câu 4: Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ 4 sẽ là: A. 0,25 AA : 0,5Aa : 0,25aa B. 0,375AA : 0,225Aa : 0,375aa C. 0,347AA : 0,454Aa : 0,209aa D. 0,46875AA : 0,0625Aa : 0,46875aa.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> Câu 5: Trong kĩ thuật chuyển gen, khi cắt ADN plasmit và ADN chứa gen cần chuyển người ta sử dụng enzym A. pôlymeraza. B. ligaza. C. restrictaza. D. amilaza. Câu 6: Việc ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực y học đã giúp con người thu được kết quả nào sau đây? A. Giải thích và chữa được các bệnh tật di truyền. B. Chữa trị được mọi dị tật do rối loạn di truyền. C. Hiểu được nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng và phần nào chữa trị được một số bệnh di truyền trên người. D. Ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên con người. Câu 7: Cho các thành tựu: (1) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao hơn so với lai giữa cây 4n và 2n (2) Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp - carôten (3) Tạo ra giống bắp MIR 162 ở Việt Nam chống lại phổ tác động của sâu đục thân, côn trùng cánh vảy và kháng thuốc diệt cỏ. (4) Tạo giống bông kháng sâu bệnh bằng cách chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông. (5) Tạo cây lai giữa khoai tây và cà chua. Những thành tựu đạt được do ứng dụng công nghệ gen là: A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (3). D. (1), (2), (4). Câu 8: Phương pháp lai nào sau đây không sử dụng để tạo giống lai cho ưu thế lai? A. Lai thuận nghịch B. Lai tế bào sinh dưỡng. C. Lai khác dòng kép. D. Lai khác dòng đơn Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về plasmit? A. Plasmit không có khả năng tự nhân đôi độc lập so với hệ gen của vi khuẩn và sự nhân đôi xảy ra khi vi khuẩn phân đôi. B. Plasmit thường được sử dụng để chuyển gen của tế bào cho vào tế bào nhận trong kỹ thuật cấy gen. C. Plasmit tồn tại trong nhân tế bào. D. Plasmit là một phân tử ARN. Câu 10: Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền ? A. 0,362AA : 0,325Aa : 0,313 aa B. 0,49AA : 0,56Aa : 0,09aa C. 0,6AA : 0,3Aa : 0,1 aa D. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01 aa Câu 11: Quần thể tự phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,6 Aa. Cần bao nhiêu thế hệ tự phối để có được tỷ lệ đồng hợp lặn chiếm 0,425 ? A. 2 thế hệ B. 4 thế hệ C. 3 thế hệ D. 1 thế hệ Câu 12: Ở dâu tằm, sử dụng cônsixin tác động vào đỉnh sinh trưởng, cônsixin ngấm vào các tế bào đang phân chia cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho nhiễm sắc thể không phân li tạo ra dâu tằm tứ bội, đây là tạo giống bằng phương pháp A. biến dị tổ hợp B. gây đột biến C. công nghệ tế bào D. công nghệ gen Câu 13: Trong quá trình tự phối liên tiếp qua nhiều thế hệ thì A. tần số tương đối của các gen - alen thay đổi. B. tần số tương đối của các alen không thay đổi. C. tần số tương đối của các alen thay đổi. D. tần số tương đối của các kiểu gen không thay đổi. Câu 14: Ở một loài thực vật, BB: hoa đỏ, Bb: hoa màu hồng, bb: hoa trắng. Quần thể này có 320 cây hoa đỏ, 480 cây hoa hồng , 200 cây hoa trắng. Nếu không có chọn lọc, không có đột biến thì cấu trúc di truyền của quần thể giao phối này ở trạng thái cân bằng là A. 0,645 BB : 0,256 Bb : 0,161 bb. B. 0,322 BB : 0,486 Bb : 0,002 bb. C. 0,3136 BB : 0,4928 Bb : 0,1936 bb. D. 0,315 BB : 0,612 Bb : 0,242 bb. Câu 15: Phương pháp tạo giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn dựa trên nguồn biến dị tổ hợp gồm các bước sau: (1) Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua một số thế hệ để tạo ra các giống thần chủng có kiểu gen mong muốn. (2) Lai các dòng thuần chủng khác nhau để chọn ra các tổ hợp gen mong muốn. (3) Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. Trình tự đúng của các bước là: A. (3) (2) (1). B. (2) (3) (1). C. (3) (1) (2). D. (1) (2) (3). Câu 16: Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây cho ưu thế lai cao nhất A. aabb x aaBB B. AABb x AABb C. AABB x aabb D. Aabb x Aabb Câu 17: Cho các bước nhân bản cừu Đôly: 1. cấy phôi vào tử cung con cừu khác..
<span class='text_page_counter'>(56)</span> 2. nuôi trứng đã được cấy nhân trong ống nghiệm, cho trứng phát triển thành phôi. 3. đưa nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại nhân. 4. con cừu cái mang thai sinh ra cừu Đôly. 5. lấy trứng ra khỏi cơ thể cừu cho trứng, loại bỏ nhân của tế bào trứng. Lấy nhân tế bào của con cừu cho tế bào tuyến vú. Trình tự đúng trong quy trình nhân bản cừu Đôly là A. 3, 5, 2, 1, 4 B. 5, 2, 3, 1, 4 C. 5, 3, 2, 1, 4 D. 2, 3, 1, 4, 5 Câu 18: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là : 0,7AA : 0,3aa. Tần số alen A và a là A. A=0,7; a=0,3. B. A=0,9; a=0,1. C. A=0,5; a=0,5 D. A=0,8; a=0,2. Câu 19: Trong một quần thể thực vật, cây quả đỏ trội hoàn toàn so với cây quả vàng. Quần thể luôn đạt trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbec là quần thể có A. 95% số cây quả đỏ, 5% số cây quả vàng. B. toàn bộ cây quả đỏ. C. 10% số cây quả đỏ, 90% cây quả vàng. D. toàn bộ cây quả đỏ đồng hợp trội Câu 20: Định luật Hacđi- Van bec phản ánh điều gì? A. Trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể tự phối. B. Sự cân bằng di truyền trong quần thể giao phối. C. Sự biến động của tần số alen trong quần thể D. Sự ổn định của các alen trong quần thể tự phối Câu 21: Bình thường trong cơ thể người, cả hai loại gen...(1)...hoạt động hài hòa với nhau, song đột biến xảy ra trong những gen này có thể ...(2)...cơ chế điều hòa quá trình phân bào dẫn đến ung thư. (1) và (2) là A. (1): gen ức chế khối u, gen điều hòa. (2): tác động. B. (1): gen điều hòa, gen tiền ung thư. (2): thay đổi. C. (1): gen tiền ung thư, gen ức chế khối u. (2): phá hủy. D. (1): gen ung thư, gen tiền ung thư. (2): thay đổi. Câu 22: Ở người, bệnh tiểu đường do đột biến gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường. Giả sử trong một quần thể người, có tới 91% dân số không bị bệnh, một người đàn ông trong quần thể này lấy người vợ không có quan hệ họ hàng với anh ta, cả hai người đều không bị bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng bị bệnh là (nếu quần thể ở trạng thái cân bằng) A. 5,29% B. 2,48% C. 2,5% D. 4,37% Câu 23: Người ta sử dụng thể truyền nào để thay thế gen bệnh bằng gen lành ở người? A. Virut đã bị giết chết để không gây bệnh cho người. B. Vi khuẩn có kích thước nhỏ. C. Plasmit D. Virut sống trong cơ thể người. Câu 24: Nếu bị đột biến làm cho gen mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung thư xuất hiện tạo nên các khối u. Đây là gen A. gen đột biến. B. gen điều hòa. C. gen tiền ung thư. D. gen ức chế khối u. Câu 25: Kĩ thuật sinh thiết tua nhau thai để A. phát hiện sớm các khuyết tật di truyền ở trẻ em khi vừa mới sinh ra. B. tách lấy tế bào phôi cho phân tích nhiễm sắc thể, phân tích ADN. C. khảo sát tính chất nhau thai của người mẹ D. tách lấy tế bào tử cung người mẹ cho phân tích nhiễm sắc thể, phân tích ADN. Câu 26: Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh di truyền phân tử tùy thuộc vào A. loại nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính mang gen đột biến. B. chức năng của từng loại prôtêin do gen đột biến quy định trong tế bào. C. kích thước của các nhiễm sắc thể chứa gen gây bệnh D. sự phân chia bình thường hay bất thường của tế bào bị bệnh. Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật Hacđi – Vanbec? A. Nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì trong lòng một quần thể ngẫu phối thành phần kiểu gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. B. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số của các alen trội có khuynh hướng tăng dần, tần số các alen lặn có khuynh hướng giảm dần qua các thế hệ. C. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng giảm dần qua các thế hệ. D. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng tăng dần từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 28: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối có tỉ lệ các kiểu gen:.
<span class='text_page_counter'>(57)</span> - Ở giới cái: 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa - Ở giới đực: 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa Quần thể ở trạng thái cân bằng có cấu trúc di truyền là A. 0,37 AA : 0,46 Aa : 0,17 aa B. 0,81 AA : 0,18 Aa : 0,01 aa C. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa D. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa Câu 29: Ngô là cây giao phấn, khi cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ biến đổi theo hướng A. tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần. B. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội và tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần. C. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn và tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần. D. tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần. Câu 30: Các gen tiền ung thư có thể chuyển thành gen ung thư dẫn đến bệnh ung thư. Nguyên nhân nào sau đây là phù hợp nhất để giải thích cho sự xuất hiện những “trái bom hẹn giờ tiềm ẩn” này trong tế bào nhân thực A. các gen tiền ung thư bình thường có vai trò điều hòa phân chia tế bào. B. các gen tiền ung thư là các dạng đột biến của các gen bình thường. C. các gen tiền ung thư bắt nguồn từ sự lây nhiễm của virut làm phá hỏng các gen ức chế ung thư. D. các gen tiền ung thư là “rác” di truyền có trong hệ gen Câu 31: Vì sao ba nhiễm sắc thể 21 gây hội chứng Đao là một trong số ít những dạng ba NST thường của người còn khả năng sống, giải thích nào sau đây đúng A. vì nhiễm sắc thể 21 rất nhỏ, chứa ít gen nên thừa một NST 21 ít nghiêm trọng hơn. B. hội chứng Đao có thể chữa được ở giai đoạn trẻ em nên người bệnh sống được đến trưởng thành. C. vì nhiễm sắc thể 21 có ít gen mà những gen này chức năng đã tiêu giảm nên người bệnh sống được. D. mất đoạn nhỏ ở nhiễm sắc thể 21 nên không ảnh hưởng đến sức sống người bệnh. Câu 32: Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về công nghệ gen ? A. Công nghệ gen góp phần tạo ra các sinh vật biến đổi gen có những đặc tính quý hiếm có lợi cho con người. B. Nhân bản được những cá thể động vật quý hiếm. C. Công nghệ gen là qui trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen hoặc chuyển gen. D. Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi..
<span class='text_page_counter'>(58)</span> HỌC KÌ II Tuần 20: từ 07/01 → 12/01/2013 Ngày soạn: 06/01/2013 Tiết 1 + 2 PHẦN SÁU: TIẾN HOÁ ÔN TẬP BÀI 24 +25 I. Mục tiêu: - Hệ thống lại kiến thức bài 24 + 25 - Hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh cách giải bài tập và một số câu hỏi II. Nội dung: I. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC CƠ BẢN: * Bài 24: Các bằng chứng tiến hoá Các bằng chứng. Vai trò. Giải phẫu so sánh. Các cơ quan tương đồng, thoái hoá phản ánh mẫu cấu tạo chung của các nhóm lớn, nguồn gốc chung của chúng.. Tế bào học và sinh học phân tử. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp phân tử và tế bào các laòi trên Trái Đất đều có chung tổ tiên. * Bài 25: Học thuyết Đacuyn Chọn lọc tự nhiên Nguyên liệu của chọn lọc Nội dung của chọn lọc Động lực của chọn lọc Kết quả của chọn lọc Vai trò của chọn lọc. Tính biến dị và di truyền của sinh vật. Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật. Đấu tranh sinh tồn của sinh vật. Sự tồn tại những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống. Nhân tố chính quy định chiều hướng, tốc độ biến đổi của sinh vật, trên quy mô rộng lớn và lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới hình thành niều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu.. II. CÂU HỎI – BÀI TẬP: A. TỰ LUẬN: 1. Em hãy phân biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự? Vì sao cơ quan thoái hoá cũng được xem là một bằng chứng tiến hoá? 2. Em hãy trình bày nguyên nhân, cơ chế tiến hoá theo quan điểm Đacuyn? Nêu những tồn tại của Đacuyn ? B. TRẮC NGHIỆM: Câu 1.Cơ quan tương đồng là những cơ quan A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau. C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau..
<span class='text_page_counter'>(59)</span> Câu 2.Cơ quan tương tự là những cơ quan A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 3.Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. B.sự tiến hoá đồng quy. C.sự tiến hoá song hành.D.phản ánh nguồn gốc chung. Câu 4.Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh A.sự tiến hoá phân li. B.sự tiến hoá đồng quy. C.sự tiến hoá song hành. D.nguồn gốc chung. Câu 5. Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của lòai. B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau. C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau. D.thực hiện các chức phận giống nhau. Câu 6. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là A. bằng chứng địa lí sinh vật học. B. bằng chứng phôi sinh học. C. bằng chứng giải phẩu học so sánh. D. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. Câu 7. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì A. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm . B. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài C. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài D. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay vẫn còn thức hiện chức năng . Câu 8 . Hai cơ quan tương đồng là A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan B. mang của loài cá và mang của các loài tôm. C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi. D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng. Câu 9. Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau phản ánh A. nguồn gốc chung của sinh giới B. sự tiến hóa phân li C. ảnh hưởng của môi trường D. mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay. B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau. C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự. D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng. Câu 11. 1.Quần đảo Galapagot trong 48 loài thân mềm có 41 loài địa phương. 2. Thú có túi ở Oxtraylia. 3. Quần đảo Galapagot có điều kiện sinh thái phù hợp, nhưng không có loài lưỡng cư nào. 4. Hệ động vật ở đảo đại dương nghèo hơn đảo lục địa. 5. Chuột túi, sóc túi ở Oxtraylia có hình dáng giống với chuột, sóc nhau thai ở Châu Á Hiện tượng nào thể hiện tiến hóa hội tụ ( đồng qui ) A. 1. B. 2, 3. C. 4, 5. D. 5. Câu 12.Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. Câu 13.Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian A. và không có loài nào bị đào thải. B. dưới tác dụng của môi trường sống. C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung. D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá..
<span class='text_page_counter'>(60)</span> Câu 14.Theo Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo. B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên. C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật. D. phát sinh các biến dị cá thể. Câu 15.Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định. Câu 16.Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới. B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao. C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài. D. những biến dị cá thể. Câu 17.Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể. Câu 18. Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình A.đào thải những biến dị bất lợi. B. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. D.tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật. Câu 19.Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau. B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung. C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau. D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên. Câu 20. Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là A. đấu tranh sinh tồn. B. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên. C.đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể. Câu 21. Theo Đacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên là A. tạo nên lòai sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường C.sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi. B. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi. D. tạo nên sự đa dạng trong sinh giới. Câu 22.Theo Đacuyn, hình thành lòai mới diễn ra theo con đường A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. chọn lọc tự nhiên. D. phân li tính trạng. Câu 23. Theo Đacuyn, cơ chế chính của tiến hóa là A.phân li tính trạng .B. chọn lọc tự nhiên. C. di truyền. D. biến dị. Câu 24 Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động. B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản. C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được. D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh. Câu 25. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa A. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật. C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới. D. làm rõ tổ chức của loài sinh học..
<span class='text_page_counter'>(61)</span> Tuần 22: từ 21/01 → 26/01/2013 Ngày soạn: 20/01/2013 Tiết 3 +4 PHẦN SÁU: TIẾN HOÁ ÔN TẬP BÀI 26 I. Mục tiêu: - Hệ thống lại kiến thức bài 26 - Hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh cách giải bài tập và một số câu hỏi II. Nội dung: PHẦN SÁU: TIẾN HOÁ I. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn Vấn đề phân Tiến hóa nhỏ biệt Nội dung. Tiến hóa lớn. Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen Là quá trình hình thành các đơn vị trên của quần thể gốc đưa đến hình thành loài loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành. mới.. Quy mô, thời gian. Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian Quy mô lớn, thời gian địa chất rất dài. lịch sử tương đối ngắn.. Phương pháp nghiên cứu. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.. Thường được nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng tiến hoá.. 2. Vai trò của các nhân tố trong quá trình tiến hoá nhỏ Các nhân tố tiến hoá. Vai trò trong tiến hoá. Đột biến. Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp (chủ yếu là đột biến gen) cho tiến hoá và làm thay đổi nhỏ tần số alen.. Giao phối không ngẫu Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tỉ lệ thể nhiên dị hợp và tăng dần thể đồng hợp. Chọn lọc tự nhiên. Định hướng sự tiến hoá, quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.. Di nhập gen. Làm thay đổi tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quần thể.. Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quần thể. II. CÂU HỎI – BÀI TẬP: Các yếu tố ngẫu nhiên. A. TỰ LUẬN: Vì sao đột biến gen được xem là nguyên liêu sơ cấp và chủ yếu của quá trình tiến hoá? Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố nào làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định và quy định chiều hướng tiến hoá? B. TRẮC NGHIỆM: Câu 1.Tiến hoá nhỏ là quá trình A.hình thành các nhóm phân loại trên loài. B.biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. Câu 2.Tiến hoá lớn là quá trình.
<span class='text_page_counter'>(62)</span> A.hình thành các nhóm phân loại trên loài. B.hình thành loài mới. C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài. Câu 3. Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi A. quần thể mới xuất hiện. B. chi mới xuất hiện. C. lòai mới xuất hiện. D. họ mới xuất hiện. Câu 4.Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là A. cá thể. B.quần thể. C.lòai. D.phân tử. Câu 5.Là nhân tố tiến hóa khi nhân tố đó A. trực tiếp biến đổi vốn gen của quần thể. B.tham gia vào hình thành lòai. C.gián tiếp phân hóa các kiểu gen. D. trực tiếp biến đổi kiểu hình của quần thể. Câu 6.Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là A. đột biến. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao phối. Câu 7. Nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. giao phối. D. các cơ chế cách li. Câu 8.Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là A. đột biến. B.giao phối không ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gen Câu 9.Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp. B. đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hoà tính có hại của đột biến. C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen, quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó. D. quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, quá trình giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó. Câu 10. Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là A. đột biến. B. di nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên .D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 11.Trong tiến hoá, không chỉ có các alen có lợi được giữ lại mà nhiều khi các alen trung tính, hoặc có hại ở một mức độ nào đó vẫn được duy trì trong quần thể bởi A. giao phối có chọn lọc B. di nhập gen. C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 12. Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc. B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể. Câu 13. Giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng A .làm giảm tính đa hình quần thể. B .giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử. C.thay đổi tần số alen của quần thể. D. tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử. Câu 14. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, cấp độ chủ yếu chịu tác động của chọn lọc tự nhiên là A. tế bào và phân tử. B. cá thể và quần thể. C. quần thể và quần xã. D. quần xã và hệ sinh thái. Câu 15. Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là A. đột biến luôn làm phát sinh các đột biến có lợi. B. đột biến và giao phối không ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá. C. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá. D. đột biến làm thay đổi tần số các alen rất chậm Câu 16. Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại A. thể đồng hợp. B. alen lặn. C. alen trội. D. thể dị hợp. Câu 17. Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp. B. các alen lặn có tần số đáng kể. C. các gen lặn ít ở trạng thái dị hợp. D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình. Câu 18. Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây? A. Áp lực của CLTN B. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài C. Tốc độ sinh sản của loài D. Nguồn dinh dưỡng ở khu phân bố của quần thể.
<span class='text_page_counter'>(63)</span> Câu 19. Phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên tạo nên các kiểu gen giúp sinh vật thích nghi B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen. D. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc, giữ lại những biến dị có lợi Câu 20.Cách li trước hợp tử là A .trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử. C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ. Câu 21. Cách li sau hợp tử không phải là A.trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo ra con lai. C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ. Câu 22. Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện cho A. cách li trước hợp tử. B. cách li sau hợp tử. C. cách li tập tính. D. cách li mùa vụ. Câu 23. Dạng cách li cần nhất để các nhóm kiểu gen đã phân hóa trong quần thể tích lũy đột biến theo các hướng khác nhau dẫn đến hình thành lòai mới là A.cách li địa lí. B. cách li sinh sản. C. cách li sinh thái. D.cách li cơ học. Câu 24. Con đường hình thành loài nhanh nhất và phổ biến là bằng con đường A. địa lí. B. sinh thái. C. lai xa và đa bội hoá. D. các đột biến lớn. Câu 25. Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng A. cách li tập tính B. cách li sinh thái C. cách li sinh sản D. cách li địa lí. Câu 26. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng A. Thực vật B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa C. Động vật D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển Câu 27. Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở A. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ B. kết quả của quá trình lai xa khác loài C. kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì D. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần Câu 28. Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất? A.Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau Câu 29. Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau: 1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n 2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n 3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n 4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội 5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n A. 5 → 1 → 4 B. 4 → 3 → 1 C. 3 → 1 → 4 D. 1 → 3 → 4 Câu 30. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài A. động vật bậc cao B. động vật C. thực vật D. có khả năng phát tán mạnh Câu 31. Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở những loài: A. động vật ít di chuyển B. thực vật C. thực vật và động vật ít di chuyển D. động vật có khả năng di chuyển nhiều Câu 32. Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất? A. Cách li địa lí B. Cách li sinh thái C. cách li tập tính D. Lai xa và đa bội hoá Câu 33.Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của tiến hóa lớn là A. ngày càng đa dạng, phong phú. B. tổ chức ngày càng cao. C. thích nghi ngày càng hợp lý. D. từ đơn giản đến phức tạp Câu 34.Dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá sinh học là.
<span class='text_page_counter'>(64)</span> A. phân hoá ngày càng đa dạng. C. thích nghi ngày càng hợp lý.. B. tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp. D. phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện.. Tuần 23: từ 28/01 → 02/02/2013 Ngày soạn: 27/01/2013 Tiết 5+6 PHẦN SÁU: TIẾN HOÁ ÔN TẬP BÀI 28 + 29 +30 I. Mục tiêu: - Hệ thống lại kiến thức bài 28 + 29 +30.
<span class='text_page_counter'>(65)</span> - Hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh cách giải bài tập và một số câu hỏi II. Nội dung: I. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC CƠ BẢN: Bài 28:Loài I. Khái niệm loài sinh học: - Loài là 1 hay 1 nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhaủtong tự nhiên, sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác . - Hai quần thể thuộc cùng một loài có thể trở thành 2 loài mới nếu chúng trở nên cách li sinh sản với nhau. II. Các cơ chế cách ly sinh sản giữa các loài: 1. Cách li trước hợp tử. - Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau ( ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử) - Bao gồm: + Cách li nơi ở ( sinh cảnh) + Cách li tập tính ( sinh sản ) + Cách li thời gian ( mùa vụ ) + Cách li cơ học 2. Cách li sau hợp tử: - Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai nhưng bất thụ. Vd: Lai giữa ngựa và lừa tạo con la bất thụ. Tóm lại: Cơ chế cách li có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì chúng ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng. Bài 29 + 30 :Quá trình hình thành loài I. Hình thành loài khác khu vực địa lý: 1. Vai trò của cách li địa lý trong quá trình hình thành loài mới. - Cách li địa lí là những chướng ngại về địa lí như: sông, núi, biển…làm cho các quần thể cùng loài không giao phối với nhau được. - Hình thành loài bằng con đường địa lí gặp ở TV và ĐV có khả năng phát tán mạnh. - Hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. II. Hình thành loài cùng khu địa lý. 1. Hình thành loài bằng cách li tập tính: - Hai quần thể thuộc cùng 1 loài nhưng có tập tính sinh sản khác nhau. Không giao phối với nhau kéo dài 2 loài mới. 2. Hình thành loài bằng cách li sinh thái: - Hai quần thể thuộc cùng 1 loài nhưng thuộc 2 ổ sinh thái khác nhau. Không giao phối với nhau kéo dài 2 loài mới. - Hình thành loài bằng con đường sinh thái gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển 3. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa. - Lai giữa 2 cơ thể khác loài tạo cơ thể lai ( mang bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau) bất thụ - Đa bội hóa cơ thể lai bất thụ cơ thể lai sinh sản được ( gọi là thể song nhị bội ) - Gặp phổ biến ở thực vật ( lúa mì, củ cải đường, chuối, khoai tây…), ít gặp ở động vật II. CÂU HỎI – BÀI TẬP: Câu 1. Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là A. chúng cách li sinh sản với nhau. B. chúng sinh ra con bất thụ. C. chúng không cùng môi trường. D. chúng có hình thái khác nhau. Câu 2. Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là A. phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen. B. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc. C. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ. D. củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen. Câu 3.Cách li trước hợp tử là A .trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử. C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ. Câu 4. Cách li sau hợp tử không phải là A.trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo ra con lai. C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ. Câu 5. Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện cho A. cách li trước hợp tử. B. cách li sau hợp tử. C. cách li tập tính. D. cách li mùa vụ..
<span class='text_page_counter'>(66)</span> Câu 6. Dạng cách li cần nhất để các nhóm kiểu gen đã phân hóa trong quần thể tích lũy đột biến theo các hướng khác nhau dẫn đến hình thành loài mới là A.cách li địa lí. B. cách li sinh sản. C. cách li sinh thái. D.cách li cơ học. Câu 7. Tiêu chuẩn được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài là tiêu chuẩn A. địa lý – sinh thái. B. hình thái. C.sinh lí- sinh hóa. D.di truyền. Câu 8. Dạng cách li quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách li A. sinh thái B. tập tính C. địa lí D. sinh sản. Câu 9. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng dầu để phân biệt hai loài thân thuộc là A. tiêu chuẩn hoá sinh B. tiêu chuẩn sinh lí C. tiêu chuẩn sinh thái. D. tiêu chuẩn di truyền. Câu 10. Con đường hình thành loài nhanh nhất là bằng con đường: A. địa lí. B. sinh thái. C. lai xa và đa bội hoá. D. các đột biến lớn. Câu 13. Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng A. cách li tập tính B. cách li sinh thái C. cách li sinh sản D. cách li địa lí. Câu 14. Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.Đó là dạng cách li A. tập tính B. cơ học C. trước hợp tử D. sau hợp tử Câu 15. Cách li trước hợp tử gồm: 1: cách li không gian 2: cách li cơ học 3: cách li tập tính 4: cách li khoảng cách 5: cách li sinh thái 6: cách li thời gian. Phát biểu đúng là: A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 2,3,5 D. 1,2,4,6 Câu 16. Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất? A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới Câu 17. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng A. Thực vật B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa C. Động vật D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển Câu 18. Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở A. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ B. kết quả của quá trình lai xa khác loài C. kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì D. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần Câu 19. Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau: 1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n 2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n 3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n 4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội 5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n A. 5 → 1 → 4 B. 4 → 3 → 1 C. 3 → 1 → 4 D. 1 → 3 → 4 Câu 20. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài A. động vật bậc cao B. động vật C. thực vật D. có khả năng phát tán mạnh Câu 21. Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất? A. Cách li địa lí B. Cách li sinh thái C. cách li tập tính D. Lai xa và đa bội hoá Câu 22. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với A. động vật B. thực vật C. động vật bậc thấp D. động vật bậc cao Câu 23. Hiện tượng nào nhanh chóng hình thành loài mới mà không cần sự cách li địa lí? A. Lai xa khác loài B. Tự đa bội C. Dị đa bội D. Đột biến NST Câu 24. Giống lúa mì Triticuma estivum được tạo nên từ A. một loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 4n = 28 B. một loài lúa mì hoang dại và hai loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42 C. một loài lúa mì dại có 2n=14 và một loài cỏ dại có 2n = 28 NST nên có bộ NST 4n = 42 D. hai loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42 Câu 25. Để cơ thể lai xa có thể sinh sản hình thành loài mới ta có thể thực hiện:.
<span class='text_page_counter'>(67)</span> A. Cho cơ thể lai xa sinh sản vô tính. B. Cho cơ thể lai xa lai với loài khác C. Gây đột biến gen ở cơ thể lai xa. D. Đa bội hóa cơ thể lai xa. Câu 26. Loài lúa mì (Triticum aestivum) có bộ nhiễm sắc thể 6n = 42 được hình thành bằng cơ chế A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. cách li tập tính. D. lai xa kèm đa bội hoá. Câu 27. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n A. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về nhiều đặc điểm B. không thể giao phấn với cây của quần thể 2n. C. giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ. D. có đặc điểm hình thái: kích thứơc các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n. Câu 28. Trong qt hình thành loài mới, cách ly địa lý có vai trò: A. Cách ly địa lý là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách ly sinh sản. B. Cách ly địa lý giúp duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể. C. Điều kiện địa lý khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. D. Điều kiện địa lý khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới. Câu 29. Thí nghiệm của Dodd trên ruồi giấm chứng minh sự hình thành loài bằng cách li nào xãy ra đầu tiên? A. Sinh thái B. Tập tính C. Địa lí D. Lai xa và đa bội hoá. Tuần 24: từ 18/02 → 23/02/2013 Ngày soạn: 16/02/2013 Tiết 7 + 8 LUYỆN TẬP CHƯƠNG I – PHẦN TIẾN HÓA I. Mục tiêu: - Hệ thống lại kiến thức chương 1 – phần tiến hóa - Hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh cách giải bài tập và một số câu hỏi II. Nội dung: - Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức của chương 1 – phần tiến hóa - Hướng dẫn học sinh giải một số câu hỏi trắc nghiệm III. Một số câu hỏi trắc nghiệm: 1.Cơ quan tương đồng là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau..
<span class='text_page_counter'>(68)</span> 2.Cơ quan tương đồng là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. 3.Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. C. sự tiến hoá đồng quy. B. sự tiến hoá song hành. D. phản ánh nguồn gốc chung. 4.Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. C. sự tiến hoá đồng quy. B. sự tiến hoá song hành. D. nguồn gốc chung. 5. Một điểm giống nhau trong hoạt động sinh sản giữa người và thú và không có ở các lớp động vật có xương khác là A. đẻ con và nuôi con bằng sữa. B. thụ tinh trong cơ thể. C. chăm sóc con non sau khi sinh ra. D. có mùa sinh sản nhất định. 6. Đặc điểm giống nhau giữa người và thú là A. có tuyến vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa. B. có lông mao. C. bô răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. D. cả 3 ý trên. 7. Cơ quan tương tự là: A. Những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự B. Những cơ quan có thành phần cấu tạo tương tự C. Những cơ quan có cấu tạo và chức năng tương tự ở các sinh vật cùng loài D. Những cơ quan có cấu tạo và chức năng tương tự ở các sinh vật khác loài 8. Cơ quan thoái hóa là: A. Những cơ quan phát triển không đầy đủ do tác động của môi trường và không đảm nhiệm được chức năng của chúng B. Những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành C. Những cơ quan còn tồn tại trong cơ thể nhưng không đảm nhiệm một chức năng nào cả D. Những cơ quan phát triển không đầy đủ và thường không hoàn thành được chức năng của chúng 9. Xương cánh của dơi tương đồng với: A. Xương chi trước của kỳ nhông C. Xương chi sau của cày bay B. Xương sườn của Kanguru D. Xương mỏ ác của đại bàng 10. Cánh đà điểu và cánh chim cánh cụt được xếp vào loại cơ quan: A. Tương tự B. Tương đồng c. Thoái hóa D. A và B đúng 11. Cánh chuồn chuồn và cánh chim hải âu được xếp vào loại cơ quan: A. Tương tự B. Tương đồng C. Thoái hóa D. A và B đúng 12. Vì sao 2 loài sinh vật sống ở 2 châu lục khác nhau mà vẫn có nhiều đặc điểm giống nhau? A. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau B. Điều kiện môi trường ở 2 khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau C. Điều kiện môi trường ở 2 khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau D. Động tác con người đã mang sinh vật từ vùng này sang vùng kia thuần dưỡng 13. Những cơ quan nào là tương đồng? A. Cánh sâu bọ và cánh dơi B.Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác C. Mang cá và mang tôm D. Chân chuột chuỗi và chân dế dũi 14. Theo thuyết tiến hoá hiện đại thì nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là: a đột biến gen. b biến dị cá thể. c biến dị tổ hợp. d thường biến. 15. Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì đơn vị tiến hoá là: a các loài. b quần thể. c các lớp. d các cá thể. 16. Tiến hoá lớn là: a hình thành các nhóm phân loại trên loài. b quá trình biến đổi trên quy mô lớn. c diễn ra trong thời gian lịch sử dài. d Cả a, b và c. 16. Quá trình giao phối đã tạo nên nguồn nguyên liệu thứ cấp vô cùng phong phú cho quá trình tiến hoá vì đã: a làm tăng số thể đồng hợp, giảm số thể dị hợp. b tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. c làm xuất hiện nhiều đột biến gen. d trung hoà tính có hại của đột biến..
<span class='text_page_counter'>(69)</span> 17 Cơ quan tương tự là những cơ quan: a có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng khác nhau, có hình thái tương tự. b có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng khác nhau, có hình thái khác nhau. c có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái giống nhau. d có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự. 18. Trong tiến hoá, sự tương đồng của các cơ quan cho thấy các loài sinh vật hiện nay: a đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung. b thích nghi ngày càng hợp lý. c do có sự tiến hoá đồng quy. d ngày càng đa dạng, thích nghi với môi trường. 19 Hai loài sống ở hai địa điểm cách xa nhau, có nhiều điểm giống nhau, là kết quả của: a quá trình phân ly b quá trình đồng quy. C quá trình chọn lọc cá thể. D.quá trình đột biến. 20. Dựa vào đâu để có thể phân biệt được các cá thể thuộc 2 loài khác nhau? a Các cá thể của 2 loài này có kiểu hình giống nhau. b Các cá thể của 2 loài này không giao phối với nhau được. c Các cá thể của 2 loài này có kiểu hình khác nhau. d Các cá thể của 2 loài này có nơi sống khác nhau . 21 Đơn vị tổ chức cơ sở của loài: a quần thể. b chi. c họ. d nòi. 22. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra như thế nào? a Một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. b Nhanh chóng, tạo ra kết quả nhanh nhất. c Không ổn định tuỳ thuộc điều kiện địa lí. d Nhanh chóng liên quan đến những đột biến, biến dị tổ hợp. 23. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với các loài động vì: a chúng có khả năng thích nghi cao với MT. bchúng có hệ thần kinh phát triển, dễ dàng xác định phương hướng. c chúng có khả năng di chuyển xa, phân bố rộng dễ tạo ra các quần thể sống cách li nhau. d Cả a, b và c. 24. Vì sao quá trình hình thành loài mới ở trên đất liền xảy ra chậm hơn trên đảo? a Giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối nên sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen. b Điều kiện sống mới và cách li địa lí tương đối, dễ dàng biến quần thể nhập cư thành loài mới. c Khoảng cách giữa các đảo không quá lớn. d Cả a, b và c. 25. Điều nào sau đây mà Đacuyn chưa giải thích được? a Sự hình thành các đặc điểm thích nghi. b.Toàn bộ sinh giới ngày nay có chung một nguồn gốc. c Nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị. d Sự hình thành loài mới. 26. Theo Đacuyn, biến dị có ý nghĩa đối với tiến hoá và chọn giống là: a biến dị tổ hợp. b biến dị di truyền. c biến dị cá thể. d biến dị không di truyền. 27.Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là: a sự tích luỹ các biến dị có lợi, dưới tác dụng của CLTN b sự tích luỹ các biến đổi của cơ thể đướ tác dụng của CLTN c sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. d sự đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên 28. Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên có vai trò: a phân li tính trạng trong quá trình hình thàn loài mới. b phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài. c quyết định quá trình tiến hoá của sinh giới. d ảnh hưởng đến sự tồn tại của sinh vật trong tự nhiên. 29. Để hình thành các nhóm sinh vật đa dạng từ một nguồn gốc chung, quá trình tiến hoá diễn ra theo con đường: a chọn lọc tự nhiên. b phân li tính trạng. c tiến hoá nhỏ. d tiến hoá lớn. 30. Quá trình hình thành các quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào yếu tố nào? a Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, quá trình phân ly tính trạng. b Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, tốc độ sinh sản của loài, áp lực chọn lọc tự nhiên. c Tốc độ sinh sản của loài, quá trình phân ly tính trạng. d Quá trình phân ly tính trạng, áp lực chọn lọc tự nhiên, tốc độ sinh sản của loài. 31. Các nhân tố chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật là: a đột biến, giao phối, cách li địa lí. b đột biến, giao phối, cách li di truyền. c đột biến, giao phối, chọn lọc nhân tạo. d đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên..
<span class='text_page_counter'>(70)</span> 32. Đem lai loài lúa mì (A) với lúa mì hoang dại (hệ gen DD với 2n =14) thu được cây lai có hệ gen ABD với 3n = 21. Để có kết quả này lúa mì (A) phải có: a hệ gen AABB, 4n = 28. b hệ gen AABB, 2n = 28. c. hệ gen AB, 2n = 16. d hệ gen AB, 2n = 14. 33. Từ một loài ban đầu có thể nhanh chóng hình thành nên loài mới không cần có sự cách li địa lí nhờ cơ chế: a đa bội hoá. b tự đa bội c lai xa và đa bội hoá. d cách li sinh thái. 34. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội là phương thức thường gặp ở : a thực vật và động vật bậc cao. b thực vật và động vật bậc thấp. c thực vật và động vật di động xa. d thực vật . 35. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội là phương thức thường gặp ở thực vật ít gặp ở động vật vì: a con lai sinh ra thường bất thụ. b cơ quan sinh sản của 2 loài không tương hợp. c cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài phức tạp, sự đa bội hoá gây rối loạn giới tính. d hai loài có bộ NST với số lượng không bằng nhau.. Tuần 25: từ 25/02 → 02/03/2013 Ngày soạn: 23/02/2013 Tiết 9 + 10 PHẦN SÁU: TIẾN HOÁ ÔN TẬP BÀI 32 + 33 + 34 I. Mục tiêu: - Hệ thống lại kiến thức bài 32 + 33 +34 - Hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh cách giải bài tập và một số câu hỏi II. Nội dung: I. TÓM LƯỢC KIẾN THỨC CƠ BẢN:. Các đặc điểm cơ bản trong quá trình phát sinh sự sống và loài người Sự phát sinh. Sự sống. Loài người. Các giai đoạn. Đặc điểm cơ bản. Tiến hoá hoá học. Quá trình phức tạp hoá các hợp chất cacbon: C → CH → CHO → CHON Phân tử đơn giản → phân tử phức tạp → đại phân tử → đại phân tử tự tái bản (ADN).. Tiến hoá tiền sinh học Tiến hoá sinh học Người tối cổ. Hệ đại phân tử → tế bào nguyên thuỷ Từ tế bào nguyên thuỷ → tế bào nhân sơ → tế bào nhân thực. Hộp sọ 450 – 750 cm3, đứng thẳng, đi bằng hai chân sau. Biết sử dụng công cụ (cành cây, hòn đá, mảnh xương thú) để tự vệ..
<span class='text_page_counter'>(71)</span> Người cổ. Người hiện đại. - Homo habilis (người khéo léo): hộp sọ 600 – 800 cm 3, sống thành đàn, đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá. - Homo erectus (người thẳng đứng): hộp sọ 900 – 1000 cm 3, chưa có lồi cằm, dùng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa. - Homo neanderthalensis: hộp sọ 1400 cm3, có lồi cằm, dùng dao sắc, rìu mũi nhọn bằng đá silic, tiếng nói khá phát triển, dùng lửa thông thạo. Sống thành đàn. Bước đầu có đời sồn văn hoá. - Homo sapiens: Hộp sọ 1700 cm3, lồi cằm rõ, dùng lưỡi rìu có lỗ tra cán, lao có ngạnh móc câu, kim khâu. Sống thành bộ lạc, có nền văn hoá phức tạp, có mầm móng mĩ thuật và tôn giáo.. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp A. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học. B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học. C. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học. D. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học. Câu 2. Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là A. hình thành các tế bào sơ khai. B. hình thành chất hữu cơ phức tạp. C. hình thành sinh vật đa bào. D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay. Câu 3. Trình tự các giai đoạn của tiến hoá: A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học Câu 4. Khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất A. H2 B. O2 C. N2 , D. NH3 Câu 5: Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống trên Quả Đất, trong giai đoạn tiến hoá hoá học có sự A. hình thành mầm sống đầu tiên từ chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên. B. tổng hợp những chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hoá học. C. tổng hợp những chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức sinh học. D. hình thành các cơ thể sống đầu tiên từ các chất hữu cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên. Câu 6. Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là: A. ATP B. Năng lượng tự nhiên C. Năng lượng hoá học D. Năng lượng sinh học Câu 7. Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh. B. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh. C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh. D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh. Câu 8. Trình tự các kỉ từ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là A. cambri => silua => đêvôn => pecmi => cacbon => ocđôvic B. cambri => silua => cacbon => đêvôn => pecmi => ocđôvic C. cambri => silua => pecmi => cacbon => đêvôn => ocđôvic D. cambri => ocđôvic => silua => đêvôn => cacbon => pecmi Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Krêta? A. sâu bọ xuất hiện B. xuất hiện thực vật có hoa C. cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ D. tiến hoá động vật có vú Câu 10. Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất, cây có mạch dẫn và động vật đầu tiên chuyển lên sống trên cạn vào đại A. cổ sinh B. nguyên sinh C. trung sinh D. tân sinh Câu 11. Loài người hình thành vào kỉ A. đệ tam B. đệ tứ C. jura D. tam điệp Câu 12. Bò sát chiếm ưu thế ở kỉ nào của đại trung sinh? A. kỉ phấn trắng B. kỉ jura C. tam điệp D. đêvôn.
<span class='text_page_counter'>(72)</span> Câu 13. Ý nghĩa của hoá thạch là A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất. D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ. Câu 14. Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là A. phát sinh thực vật và các ngành động vật, B. sự phát triển cực thịnh của bò sát C. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú . D. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn. Câu 15.Đặc điểm quan trọng của Đại Trung sinh là: A. phát sinh loài người. B. dương xỉ phát triển mạnh. C. thực vật và động vật lên cạn. D. cây hạt trần và bò sát cổ phát triển. Câu 16. Dựa vào đâu người ta chia lịch sử phát triển của sinh giới thành các mốc thời gian địa chất? A. Hoá thạch B. Đặc điểm khí hậu, địa chất C. Hoá thạch và các đặc điểm khí hậu, địa chất D. Đặc điểm sinh vật Câu 17. Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng? A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh. B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người. C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người. D. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người. Câu 18. Loài người ngày nay ít phụ thuộc vào thiên nhiên nhờ quá trình tiến hóa : A. Hóa học B. Tiền sinh học C. Sinh học D. Văn hóa. Câu 3 Hoá thạch cổ nhất của người H.sapiens được phát hiện ở đâu? A. Châu Phi B. Châu Á C. Đông nam châu Á D. Châu Mỹ Câu 19. Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất? A. tinh tinh B. đười ươi C. gôrilia D. vượn Câu 20. Dạng vượn người hiện đại có nhiều đặc điểm giống người nhất là A. tinh tinh B. đười ươi C. gôrila D. vượn Câu 21. Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là: A. Homo erectus và Homo sapiens B. Homo habilis và Homo erectus C. Homo neandectan và Homo sapiens D. Homo habilis và Homo sapiens Câu 22. Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là A. cấu tạo tay và chân. B. cấu tạo của bộ răng. C. cấu tạo và kích thước của bộ não. D. cấu tạo của bộ xương. Câu 23. Sọ người có đặc điểm gì chứng tỏ tiếng nói phát triển? A. có lồi cằm. B. không có lồi cằm C. xương hàm nhỏ D. không có răng nanh. Câu 24: Theo quan niệm hiện đại, trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo A. trong giai đoạn vượn người hoá thạch. B. từ giai đoạn người cổ trở đi. C. từ giai đoạn người tối cổ trở đi. D. từ giai đoạn vượn người hoá thạch trở đi. Câu 25: Trong bộ Linh trưởng, loài nào dưới đây có quan hệ họ hàng xa loài người nhất? A. Gôrila. B. Tinh tinh. C. Vượn Gibbon. D. Đười ươi. Câu 26: Trong lịch sử phát sinh loài người, loài nào sau đây xuất hiện gần đây nhất: A. Homo neanderthalensis. B. Homo erestus. C. Homo habilis. D. Homo sapiens. Câu 27: Hệ thống di truyền tín hiệu (Hệ thống di truyền thứ 2) ở loài người là: A. Chữ viết và tiếng nói. B. Khả năng tư duy trừu tượng. C. Ý thức. D. Sự di truyền của bộ NST..
<span class='text_page_counter'>(73)</span> BÀI 1: LUYỆN TẬP CHƯƠNG I – PHẦN DI TRUYỀN HỌC I. Mục đích yêu cầu: - Ôn tập lại nội dung kiến thức phần di truyền học ở chương 1: cơ chế biến dị và di truyền cho học sinh bài 1 + 2 + 3 II. Bài mới: 1. Tóm lược kiến thức cơ bản: Nội dung - Sinh tổng hợp ARN - Gen , mã di truyền. - Quá trình tự nhân đôi của gen. - Quá trình tổng hợp ARN. Kiến thức cần đạt - Khái niệm gen : - Là một đoạn của phân tử AND mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là phân tử ARN hay chuỗi polipeptit - Cấu trúc gen : 3 vùng : vùng điều hòa – cùng mã hóa – vùng kết thúc - Mã di truyền : Mã di truyền là trình tự sắp xếp các Nu trong gen quy định trình tự sắp xếp các aa trong Prôtêin * Đặc điểm mã di truyền :tính phổ biến – tính thoái hóa – tính đặc hiệu * Quá trình nhân đôi ADN - Vị trí – thời điểm : - Diễn biến : 3 bước + Tháo xoắn DNA + Tổng hợp mạch DNA mới + Kết quả : sao 1 lân nhân đôi ; từ 1 DNA mẹ 2 DNA con giông hệt nhau và giống mẹ * Cấu trúc và chức năng các loại ARN + mARN + tARN + rARN * Quá trình tổng hợp ARN - Vị trí – thời điểm - Diển biến : + Tháo xoắn DNA + Tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung +Kết quả : sau 1 lân phiên mã , từ 1 DNA mã 1mARN. Chú ý - Gen ở sinh vật nhân sơ ( gen không phân mãnh ) và sinh vật nhân thực ( gen phân mãnh) - Có 4 Nu có 64 mã di truyền. Chiều tổng hợp 2 mạch mơi của DNA ( ngược chiều nhau : 1 mạch tổng hợp liên tục – 1 mạch tổng hợp gián đoạn ).
<span class='text_page_counter'>(74)</span> - Sinh tổng hợp protein. - Điều hòa hoạt động của gen. *Quá trình dịch mã : tổng hợp protein - Vị trí – thời điểm : - Diễn biến dịch mã : 2 giai đoạn + Hoạt hóa aa + Tổng hợp chuỗi polypeptit : 3 giai đoạn : mở đầu – kéo dài chuỗi polypeptit – kết thúc - Chuỗi pôliribôxôm : nhiều riboxom cùng tham gia dịch mã trên 1 mARN => Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử: ADN ->mARN -> prôtêin ->tính trạng * Khái niệm : Điều hoà hoạt động gen chính là điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra, giúp tế bào điều chỉnh sự tổng hợp prôtêin cần thiết vào lúc cần thiết. - Trong cơ thể, việc điều chỉnh hoạt động gen xảy ra ở nhiều cấp độ: cấp phiên mã, cấp dịch mã, sau phiên mã. * Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ : 1. Mô hình cấu trúc của Operon Lac: gồm các thành phần - Gen cấu trúc - Vùng vận hành - Vùng khởi động - Gen điều hòa 2. Sự điều hoà hoạt động operon Lac * Khi môi trường không có Lactozo: * Khi môi trường có Lactozo:. Vai trò mã mở đầu và mã kết thúc. Vai trò của protein ức chế : gắn vào vùng vận hành , ức chế quá trình phiên mã. II. Hướng dẫn giải một số bài tập tự luận Một tb vk mang gen B có khối lượng là 720.000đvC, hiệu số của A với một loại nu khác là 30%.Mạch 1 của gen có 360A và 140G.Khi gen B phiên mã đã lấy của môi trường 1200U a. Chiều dài của gen B b. Số nu mỗi loại của gen B c. Số nu mỗi loại của phân tử ARN được phiên mã từ gen B d. Khi gen nhân đôi 2 lần cần mtnb cung cấp bao nhiêu nu mỗi loại III. Giao bài tập trắc nghiệm về nhà cho học sinh: Câu 1: Nội dung nào dưới đây là không đúng? A) Có nhiều mã bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin. B) Vì có 4 loại nuclêôtit khác nhau và mã di truyền là mã bộ ba nên sẽ có 43=64 mã bộ ba khác nhau. C) Mỗi mã bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin khác nhau. D) Các mã bộ ba không chồng gối lên nhau và nằm kế tiếp nhau. Câu 2: Thông tin di truyền được mã hóa trong ADN dưới dạng: A) Trình tự của các nuclêôtit qui định trình tự của các axit amin trong phân tử prôtêin. B) Trình tự của các axit phôtphoric qui định trình tự của các axit amin. C) Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc không gian của ADN. D) Trình tự của các axit phôtphoric qui định trình tự của các nuclêôtit. Câu 3: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều: A Theo chiều phát triển của chạc chữ Y. B 3’ đến 5’ C Ngược chiều phát triển của chạc chữ Y. D 5’ đến 3’ Câu 4: Định nghĩa nào sau đây về gen là đầy đủ: A Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định có thể là chuỗi pôlipeptit hoặc ARN. B Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp một trong các loại mARN, tARN và rARN..
<span class='text_page_counter'>(75)</span> C Một đoạn của phân tử ADN tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin như gen điều hòa, gen khởi động, gen vận hành. D Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin qui định tính trạng. Câu 5: Đoạn Okazaki là: A Đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi. B Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên ADN trong quá trình nhân đôi. C Đoạn ADN được tổng hợp liên tục theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi. D Đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi. Câu 6: (1.2) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimêraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN: A Theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia. B Luôn theo chiều 3’ đến 5’. C Luôn theo chiều 5’ đến 3’. D Di chuyển một cách ngẫu nhiên. Câu 7: (1.2) Số mã bộ ba trực tiếp mã hóa cho các axit amin là: A 64. B 61. C 32. D 40. Câu 8: (2.1) Mã bộ ba mở đầu trên mARN là: A UGA. B AUG. C UAA D UAG. Câu 9: (2.1) Côđon nào sau đây không mã hóa axit amin (côđon vô nghĩa)? A AUA, UAA, UXG. C UAA, UAG, UGA. B XUG, AXG, GUA. D AAU, GAU, UXA. Câu 10: Ribôxôm đóng vai trò nào sau đây trong quá trình dịch mã? A Mở đầu chuỗi pôlipeptit. C Hoạt hoá axit amin. B Kéo dài chuỗi pôlipeptit D Nơi diễn ra việc kết hợp mARN với tARN. Câu 11: (2.3) Một phân tử mARN gồm hai loại nuclêôtit A và U thì số loại bộ ba phiên mã trong mARN có thể là: A 8 loại. B 6 loại. C 2 loại. D 4 loại. Câu 12: Quá trình dịch mã kết thúc khi: A Ribôxôm rời khỏi mARN và trở lại dang tự do với hai tiểu phần lớn và bé. B Ribôxôm gần axit amin mêthiônin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlipeptit. C Ribôxôm di chuyển đến mã bộ ba AUG. D Ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba UAA, UAG, UGA. Câu 13: (2.2) Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: ….A T G X A T G G X X G X …. Trong quá trình nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự: A ….U A X G U A X X G G X G…. B .….T A X G T A X X G G X G…. C ….A T G X G T A X X G G X T…. D ….A T G X A T G G X X G X… Câu 14: Cho biết các bộ ba đối mã (anticôđon) tương ứng với các loại axit amin như sau: AXX: triptôphan, GAA: lơxin, UGG: thrêônin, XGG: alanin, UUX: lizin. Trật tự các axit amin của đoạn mở đầu của một chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp như sau: ...Lizin-alanin-thrêônin-lơxin-triptôphan... Đoạn mở đầu của phân tử mARN đã dịch mã chuỗi pôlipeptit nói trên có trật tự các bộ ba ribônuclêotit là: A ...AUG-AAG-GXX-AXX-XUU-UGG... C ...UUX-XGG-UGG-GAA-AXX.... B ...AAG-GXX-AXX-XUU-UGG... D ...UAA-AAG-GXX-AXX-XUU-UGG... Câu 15: Cơ chế điều hòa opêron Lac khi có lactôzơ là: A bất hoạt protêin ức chế, làm hoạt hóa protein phiên mã để tổng hợp các enzim phân giải lactôzơ. B lactôzơ gây ức chế không cho opêron phiên mã. C lactôzơ làm enzim phân giải tăng hoạt tính lên nhiều lần. D lactôzơ kết hợp với chất ức chế gây bất hoạt vùng chỉ huy opêron không phiên mã. Câu 16: Cơ chế hoạt động của opêron Lac ở E.coli khi không có chất cảm ứng lactôzơ là: A chất cảm ứng lactôzơ tương tác với chất ức chế gây biến đổi cấu hình của chất ức chế. B các gen cấu trúc phiên mã tạo các mARN để tổng hợp các protêin tương ứng. C chất ức chế bám vào vùng vận hành đình chỉ phiên mã, opêron không hoạt động. D chất ức chế kiểm soát lactôzơ, không cho lactôzơ hoạt hóa opêron. Câu 17: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là A. 1800 B. 2400 C. 3000 D. 2040 o. Câu 18: Một phân tử mARN dài 2040 A được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp.
<span class='text_page_counter'>(76)</span> nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là: A. G = X = 280, A = T = 320. B. G = X = 360, A = T = 240. C. G = X = 320, A = T = 280. D. G = X = 240, A = T = 360. Câu 19: Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G = 120, X= 80, T = 30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu? A. A = T = 180; G = X = 110. B. A = T = 150; G = X = 140. C. A = T = 90; G = X = 200. D. A = T = 200; G = X = 90. Câu 20: Phân tử ADN có chiều dài 1,02mm. Khi phân tử này nhân đôi một lần, số nuclêôtit tự do môi trường nội bào cung cấp là: A: 1,02.105. B: 6.105. C: 6.106. D: 3.106.. Tuần 21: 14/01 – 19/01/2013 Tiết 03 + 04 BÀI 1: LUYỆN TẬP CHƯƠNG I – PHẦN DI TRUYỀN HỌC I. Mục đích yêu cầu: - Ôn tập lại nội dung kiến thức phần di truyền học ở chương 1: cơ chế biến dị và di truyền cho học sinh, bài 4 + 5 + 6 II. Bài mới: 1. Tóm lược kiến thức cơ bản: Nội dung Kiến thức cần đạt - Đột biến *Phân biệt đột biến và thể đột biến gen -Đột biến gen :là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 (đột biến điểm ) hoặc một số cặp nu - Thể đột biến: là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể - Các dạng đột biến gen : + Đột biến thay thế một cặp Nu. +Đột biến thêm hoặc mất một cặp Nu * Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen - Nguyên nhân : bên trong( rối loạn sinh lí hóa sinh tế bào ) – bên ngoài ( tác nhân vật lí , hóa học , sinh học ) - Cơ chế : + Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi AND + Tác động của tác nhân gây đột biến . * Hậu quả ; - Biến đổi cấu trúc mARN thay đổi 1 hoặc 1 số tính trạng - Có hại , có lơi , trung tính - Mức độ gây hại phụ thuộc vài tổ hợp gen chứa nó và môi trường sống * Ý nghĩa : cung cấp nguyen liệu cho chọn giồng và tiến hóa . - Hình thái , cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc. * Hình thái – cấu trúc nhiễm sắc thể a. Hình thái nhiễm sắc thễ : - Quan sát rõ nhất ở Kì giữa của nguyên phân khi nhiễm sắc thể co ngắn cực đại nó có hình dạng , kích thước đặc trưng cho từng loài . - Mỗi loài có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng , hình thái , kích thước và cấu trúc - Trong tế bào cơ thể nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng. Chú ý. - Bazo nito dạng hiếm - Tia tử ngoại ( UV) - 5- BU - Virut viêm gan B, hecpet... Ví dụ : người : 2n= 46 , ruồi giấm : 2n = 8 …….
<span class='text_page_counter'>(77)</span> thể - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. ( bộ nhiễm sắc thể 2n) - Mỗi nhiễm sắc thể đều chứa tâm động , 2 bên của tâm động là cánh của nhiễm sắc thể và tận cùng là đầu mút . b.Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể . - Một đoạn AND ( khoảng 146 cặp Nu ) quấn quanh 8 phân tử Histôn ( khoảng 1 3/4 vòng ) Nuclêôxôm - Chuỗi Nucleôxôm ( mức xoắn 1 ) tạo sợi cơ bản có đườc kính ≈ 11nm -Sợi cơ bản ( mức 2 ) tạo sợi chất nhiễm sắc có đường kính ≈30nm - Sợi chất nhiễm sắc xoắn mức 3 có đường kính ≈300nm và hình thành Crômatit co đường kính 700nm * Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể : có 4 dạng 1. Mất đoạn : - Nhiễm sắc thể bị đứt mất 1 đoạn làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể thường gây chết . VD: Mất 1 đoạn NST số 5 bệnh mèo kêu 2. Lặp đoạn : - Một đoạn NST được lặp lại một hoặc nhiều lần tăng số lượng gen trên NST VD: ở đại mạch đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza công nghiệp sản xuất bia 3.Đảo đoạn : - 1 đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược 180o làm thay đổi trình tự gen trên đó. 4. Chuyển đoạn : - Là sự trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa các NST không tương đồng. - Ở thực vật khi mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể ít ảnh hưởng loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng - Tính trạng do gen lặn quy định được tăng cường biểu hiện ( có lợi hoặc có hại ) - Có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gen - Góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hóa . -Trong chuyển đoạn , một số gen trên NST này được chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết giảm khả năng sinh sản. II. Hướng dẫn giải một số bài tập tự luận Bài 1: Gen có 200 Adênin và 30% Guanin, bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X tạo thành alen mới. Tìm số nucleotit từng loại? (A=T = 199; G=X= 301) Bài 2: Một loài có 2n = 28 NST, sẽ có bao nhiêu NST ở: a. thể 1 nhiễm b. thể 3 nhiễm Bài 3: Số lượng NST lưỡng bội của loài 2n = 10. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này? Bài 4: Lai củ cải (2n = 18) với bắp cải (2n = 18) sau đó người ta tứ bội hóa cây cải lai F1, cho biết cây cải lai F1 có bộ NST như thế nào? III. Giao bài tập trắc nghiệm về nhà cho học sinh: Câu 1: Đột biến làm mất 1 cặp nuclêôtit thứ 5 là A-T ở gen cấu trúc dẫn đến chuỗi polipeptit có sự thay đổi là: A Không thay đổi chuỗi polipeptit. C Thêm 1 axit amin mới. B Thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin. D Thay thế 1 axit amin. Câu 2: Gen có 3900 liên kết hydro bị đột biến liên quan đến 1 cặp nucleotit thành alen mới có 3901 liên kết hydro. Dạng đột biến tạo thành alen trên là:.
<span class='text_page_counter'>(78)</span> A Thêm 1 cặp A-T. C Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. B Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T. D Mất 1 cặp A-T. Câu 3: Một đột biến gen do 5-brôm uraxin được hình thành phải qua ít nhất: A 2 lần tự nhân đôi của ADN. 3 lần tự nhân đôi của ADN. D 4 lần tự nhân đôi của ADN. B 1 lần tự nhân đôi của ADN. Câu 4: Một đột biến xảy ra làm mất 2 cặp nucleotit của gen thì số liên kết hydro của gen đột biến ít hơn số liên kết của gen bình thường là: A 3 hoặc 5 hoặc 6. C 3 hoặc 4 hoặc 5. B 3 hoặc 4 hoặc 6. D 4 hoặc 5 hoặc 6. Câu 5: Đột biến ở vị trí nào trong gen làm làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được? A Đột biến ở mã bộ ba giữa gen. C Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc. B Đột biến ở mã mở đầu. D Đột biến ở mã kết thúc. Câu 6: Một gen có chiều dài 0,408 micrômet, bị đột biến tạo thành alen mới có khối lượng phân tử là 72.104 đvC và số liên kết hydro giảm 1 liên kết. Đột biến trên thuộc dạng: A Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T. C Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. B Thêm 1 cặp G-X. D Thêm 1 cặp A-T. Câu 7: Dạng đột biến gen nào thường gây hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật? A mất và thay thế 1 cặp nuclêôtit . C thêm và thay thế 1 cặp nuclêôtit. B mất và thêm 1 cặp nuclêôtit. D thêm và chuyển vị trí 1 cặp nuclêôtit. Câu 8: Những loại đột biến gen nào xảy ra làm thay đổi trật tự các nuclêôtit nhiều nhất trong các bộ ba của gen. A Mất, thay thế 1 cặp nuclêôtit. C Thêm, thay thế 1 cặp nuclêôtit. B Thay thế, đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit. D Mất, thêm 1 cặp nuclêôtit. Câu 9: Sơ đồ biểu thị các mức xoắn khác nhau của NST ở sinh vật nhân thực: A Crômatit => Phân tử ADN => Sợi nhiễm sắc => Sợi cơ bản => NST kép. B Phân tử ADN => Sợi nhiễm sắc => Sợi cơ bản => Crômatit => NST kép. C Sợi nhiễm sắc => Phân tử ADN => Sợi cơ bản => NST kép. D Phân tử ADN => Sợi cơ bản => Sợi nhiễm sắc=> Crômatit => NST kép. Câu 10: Biết kí hiệu bộ NST của 1 tế bào sinh dưỡng là AaBbXY vào kì đầu nguyên phân, kí hiệu của bộ NST tế bào sẽ được viết như thế nào? A ABXabY B AAaaBBbbXY. C AaBbXY D AAaaBBbbXXYY Câu 11: Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm: A 9 phân tử histon được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit 3 1 B lõi là 8 phân tử histon được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 4 vòng C lõi là ADN chứa 146 cặp nuclêôtit được bọc ngoài bởi 8 phân tử histon D phân tử histon được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit Câu 12: (Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng? A Mất đoạn NST B Chuyển đoạn NST C Đảo đoạn NST D Lặp đoạn NST Câu 13: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST sau đây, dạng nào gây hậu quả lớn nhất? A Mất đoạn lớn NST C Lặp đoạn NST B Chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể. D Đảo đoạn NST Câu 14: Đột biến nào sau đây làm giảm số lượng gen trên NST? A Mất đoạn và lặp đoạn NST B Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ C Đảo đoạn và lặp đoạn NST D Lặp đoạn và chuyển đoạn NST Câu 15: (6.3) Sơ đồ sau minh hoạ cho các dạng đột biến cấu trúc NST nào? ( 1) ABCD. EFGH => ABGFE.DCH; ( 2) ABCD. EFGH => AD. EFGBCH A ( 1) chuyển đoạn chứa tâm động; ( 2) đảo đoạn chứa tâm động B (1) chuyển đoạn không chứa tâm động; (2) chuyển đoạn trên 1 NST C (1) dảo đoạn chứa tâm động; ( 2) đảo đoạn không chứa tâm động D ( 1) đảo đoạn chứa tâm động, (2) chuyển đoạn trong một NST Câu 16: Một NST của một loài mang nhóm gen theo thứ tự là MNOPQRS nhưng ở một cá thể trong loài người ta phát hiện NST đó mang nhóm gen MNQPORS. Đây là loại đột biến: A Lặp đoạn NST B Mất doạn NST C Chuyển đoạn NST. D Đảo đoạn NST Câu 17: Hiện tượng mắt lồi thành mắt dẹt ở ruồi giấm do đột biến nào gây ra?.
<span class='text_page_counter'>(79)</span> AAn,Chuyển n + 1 đoạn NST. B n, n -B1 Mất đoạn NST. C Lặp n – 1,đoạn n + NST. 1 D Dn, Đảo n + 1, đoạn n – NST. 1 Câu 20: 18: Các Sự khác dạngnhau cây trồng cơ bảntam củabội thểnhư dị đa dưa bộihấu (song tamnhị bội,bội) nhosothường với thểkhông tự đa hạt bội do: là: A Không Tổ hợp có cáckhả tínhnăng trạng sinh củagiao 2 loài tử khác bình thường nhau B Không có cơ quan sinh dục cái B Khả C Không năng có tổng cơ quan hợpsinh chấtdục hữuđực cơ kém hơn D Cơ chế xác định giới tính bị rối loạn Câu 21: C Tế Đậu bào Hàmang Lan cả bình haithường bộ nhiễm có bộ sắcnhiễm thể của sắchai thểloài lưỡng khácbội nhau 2n = 14. Nghiên cứu tế bào học người ta phát hiện một năng số tế phát bào có 15 và nhiễm sắc thể.chịu Cácbình tế bào này đã bị đột biến nào sau đây? D Khả triển sức chống thường Độtnhân biếngây thể đột tambiến bội làm rối B loạn Đột sự biến thể li một Câu 19:ATác phân củanhiễm 1 cặp nhiễm sắc thể trong giai đoạn giảm phân II Đột biến thểtửđasẽbội Đột biến thể tam nhiễm của 1 tếCbào sinh giao tạo đượcD những loại giao tử nào sau đây? Câu 22: Cho cây ngô thân cao tứ bội AAaa tự thụ phấn, trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, thì tỉ lệ kiểu gen của thế hệ F1 là : A 8AAAA : 1aaaa : 8Aaaa : 18AAaa : 1AAAa B 1AAAA : 1aaaa : 8Aaaa : 8AAaa : 18AAAa C 1AAAA : 1aaaa : 8Aaaa : 18AAaa : 8AAAa D 8AAAA : 1aaaa : 8Aaaa : 8AAaa : 18AAAa.
<span class='text_page_counter'>(80)</span>
<span class='text_page_counter'>(81)</span>