Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trường đại học của học sinh khối 12 tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.05 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP.HCM
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----🙞🙞🙞🙞🙞-----

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH KHỐI
12 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị
Xn Khóa lớp: K59A
Thuyết trình đề cương nghiên cứu khoa học

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 05 năm 2021


MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1
PHẦN 2: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................3
PHẦN 3: PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................4
PHẦN 4: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................................5
4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................... 5
4.2 Tình hình nghiên cứu ngồi nước................................................................. 11
PHẦN 5: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................17
PHẦN 6: TÍNH MỚI VÀ TÍNH ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.................................20
PHẦN 7: KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI.......................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 22
Tài liệu tiếng Việt.......................................................................................... 22
Tài liệu tiếng Anh.......................................................................................... 23
Website.......................................................................................................... 24


PHỤ LỤC............................................................................................................... 24


3
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường và xu hướng tồn cầu hố hiện nay, lao động tri
thức là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế ở mỗi quốc
gia. Sự vững mạnh của một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào chất lượng và số lượng
nhân công qua đào tạo. Cụ thể, những học sinh sẽ là nguồn nhân công trong tương
lai gần. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động này phụ thuộc rất nhiều vào việc
quyết định môi trường đào tạo, nói cách khác là lựa chọn trường đại học tác động
trực tiếp đến chất lượng nhân công trong tương lai. Kéo theo nhu cầu đó, hàng loạt
trường đại học ra đời bao gồm cơng lập, ngồi cơng lập, trung ương đến địa phương
và có cả sự tham gia của các trường đại học nước ngồi. Điều này khiến cơng tác
tuyển sinh không chỉ để hỗ trợ học sinh định hướng đúng đắn mà còn là cuộc cạnh
tranh lượng sinh viên chỉ tiêu giữa các trường đại học. Về mặt số lượng là vậy
nhưng về chất lượng của các hoạt động truyền thông này cần phải xem xét. Thực tế
cho thấy, công tác tuyển sinh đối với hệ thống trường đại học ngồi cơng lập trong
những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, rất nhiều trường đại học ngồi cơng lập
tuyển sinh khơng đạt chỉ tiêu. Ơng Lê Trường Tùng, chủ tịch hội đồng quản trị
trường Đại học FPT cũng có nhận định tại Hội nghị giáo dục 2019 với chủ đề “Định
hướng tương lai” do Forbes Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (ngày
10/10/2019) rằng: “Tính đến năm 2019, Việt Nam mới chỉ có 68 trường đại học tư,
trong khi có 170 trường đại học cơng lập. Riêng khối đại học, tỷ trọng ngồi cơng
lập hiện nay chỉ chiếm 7% về số lượng trường và 6% số lượng sinh viên. Con số
này ở cấp phổ thơng cịn thấp hơn nhiều”. Nguyên nhân công tác tuyển sinh gặp khó
khăn tại tất cả các hệ đào tạo một phần do cơ chế, chính sách tuyển sinh chưa đủ
hấp dẫn để thu hút người học hoặc tác động chưa chính xác vào những yếu tố quan
trọng dẫn đến việc không tuyển đủ sinh viên về số lượng và chất lượng làm ảnh
hưởng đến tình hình tài chính, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thể hiện rõ nhất các tính bất cập trong cơng
tác tuyển sinh của các trường đại học bởi đây là một trong những điều khiến cơng
tác tuyển sinh gặp khó khăn chính là sự gia tăng số lượng lớn các trường đại học.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến hết năm 2019, hệ thống hiện
có 237 trường đại học, học viện (bao gồm 172 trường công lập, 65 trường tư thục và
dân lập,


5 trường có 100% vốn nước ngồi), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm
vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư
phạm (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020). Các trường đại học phân bố chủ yếu ở vùng
Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam bộ xếp thứ 2 với số lượng là 55 trường.
Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam (thuộc vùng Đông Nam Bộ) về
dân số và quy mơ đơ thị hóa. Đây là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo
dục tại Việt Nam. Theo Niên giám thống kê 2019, trong khoảng từ 2015-2019, Hồ
Chí Minh có từ hơn 4 triệu 2 trăm đến 4 triệu 7 trăm người lao động từ độ tuổi 15
trong khi chỉ nhận thấy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2019 chiếm 37,3%, tăng
0,56 điểm phần trăm so với năm trước. Để tối ưu chất lượng nguồn lao động thì cần
định hướng chính xác hơn cho các học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT)
để lựa chọn trường đại học phù hợp. Kết quả khảo sát của VnExpress ngày 6/1/2019
về đề tài trọng điểm cấp Bộ ở đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh cho thấy
việc học tập khơng định hướng dẫn đến hơn 50% sinh viên tốt nghiệp phải được đào
tạo lại khi được tuyển dụng. Vậy nên việc chọn trường đại học là vô cùng quan
trọng đối với mỗi học sinh nói riêng, và tiềm năng kinh tế nói chung. Quyết định đại
học được đưa ra dựa trên nhiều yếu tố. Có thể kể đến tác động mới nhất gần đây,
các trường đại học cơng lập có xu hướng chuyển dịch sang hướng tự chủ tài chính
và điều này có tác động mạnh mẽ đến lựa chọn khi học phí là yếu tố được quan tâm
của nhiều học sinh. Tuyển sinh khó khăn là một thực trạng chung của hầu hết các
các trường đại học Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh sắp tới các trường
thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị Định số 99/2019/NÐ-CP (Lan Hạ, 2015; Nguyễn

Hồi, 2017; Thủ tướng Chính phủ, 2020). Theo thống kê của bài “Danh sách các
trường đại học cơng lập TP.HCM tự chủ tài chính” của Edu2Review được cập nhật
vào tháng 3/2020, có 9 trường vừa chuyển hướng trong năm 2019-2021 tức là sẽ có
sự thay đổi lớn về học phí ở các trường này trong năm 2021.
Bên cạnh đó, thế giới và Việt Nam đang phải trải qua những tác động tiêu
cực chưa từng có của dịch bệnh COVID-19 (khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung
Quốc từ đầu tháng 1 năm 2020) (Worldometer, 2020). Tính đến sáng ngày 23-92020, cả thế giới có gần 32 triệu ca nhiễm, trong đó có hơn 23,4 triệu ca đã được
chữa trị khỏi, gần 1 triệu người tử vong. Số ca nhiễm và tử vong do vi-rút SARSCOV-2 gây ra


chưa có dấu hiệu dừng lại mà vẫn tiếp tục tăng từng ngày trên thế giới. Tại Việt
Nam, sau hơn 3 tháng không phát hiện thêm ca lây nhiễm trong cộng đồng, thì
những ngày cuối tháng 7-2020, những ca bệnh mới đã được phát hiện mà chưa tìm
được nguồn lây bệnh. Tính cho đến ngày 23-9-2020, Việt Nam ghi nhận 1.069 ca
mắc COVID- 19 (theo Tạp chí Cộng sản). Việt Nam mặc dù đang kiểm soát tốt dịch
tuy nhiên các trường đại học vẫn tiếp tục đóng cửa, hoạt động học tập và giảng dạy
vẫn chưa trở lại bình thường. Do đó, cơng tác tuyển sinh của các trường với mục
tiêu làm thế nào để thu hút được sinh viên vốn đã khơng thuận lợi, giờ lại càng khó
khăn hơn. Nhận thấy sự tác động của việc thay đổi này lên định hướng của nhiều
bạn học sinh, câu hỏi đặt ra là: Các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn
ngành học của học sinh? Các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định
trường đại học của họ?
Từ những câu hỏi đó, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu
về: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trường đại học của học sinh khối 12 tại
thành phố Hồ Chí Minh” nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ đó
tìm ra hướng cải tiến để lan tỏa những nhân tố tích cực và giảm thiểu những nhân tố
tiêu cực, góp phần nâng cao định hướng đúng đắn tạo tiền đề cho phát triển tồn
diện bản thân nói riêng và nguồn nhân lực nói chung. Bài nghiên cứu này có thể là
bước đầu giúp hình thành nên nguồn lao động chất lượng cao, góp phần vào cuộc
cách mạng 4.0 ở Việt Nam.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nhìn nhận được tính cấp thiết của đề tài, bài nghiên cứu đặt mục tiêu tìm hiểu
về:
Minh

- Sự ra quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh tại thành phố
Hồ Chí

- Xác định và tìm hiểu tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
lựa chọn trường đại học của học sinh khối 12 qua khảo sát, phỏng vấn một nhóm đối
tượng cụ thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Từ các yếu tố đã tìm hiểu để tạo nền tảng cho học sinh khi lựa chọn môi
trường giáo dục đại học phù hợp.


- Đưa ra các phương pháp để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh, thu hút
sinh viên tại các trường đại học sao cho phù hợp hơn với nhu cầu, lựa chọn của học
sinh và với xu hướng kinh tế-xã hội.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu: học sinh khối 12 theo học tại 7 trường THPT đại
diện cho nhóm các trường chun, trường cơng lập, trường ngồi cơng lập và
trường quốc tế. Cụ thể là: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, trường THPT
chuyên Trần Đại Nghĩa, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, trường THPT Bùi
Thị Xuân, trường THPT Nguyễn Khuyến, trường THPT Gia Định và trường quốc tế
tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn trường
đại học của học sinh khối 12 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về khơng gian:
Để nắm bắt được xu hướng thị trường lao động và chất lượng nguồn nhân

lực, các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực nắm bắt xu hướng lựa
chọn ngành nghề, định hướng lựa chọn nghề nghiệp và xu hướng lựa chọn trường
Đại Học từ đó nắm bắt xu hướng lựa chọn ngành nghề, tạo điều kiện cho cơng tác
giảng dạy, góp phần nâng cao nguồn nhân lực, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trong
bối cảnh thị trường lao động chất lượng cao ngày càng mở rộng. Vì vậy, nhóm đã
lựa chọn phạm vi thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh khối 12 trên địa bàn từ đó xác định
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố để góp phần định hướng công tác giáo dục nghề
nghiệp, nâng cao số lượng và chất lượng tuyển sinh đầu vào của các trường đại học
trong địa bàn thành phố, đồng thời giúp học sinh lựa chọn những ngành nghề, môi
trường giáo dục đại học phù hợp với định hướng phát triển và năng lực bản thân.
Đề tài nghiên cứu và phân tích dựa trên các số liệu thu thập được từ các mẫu
khảo sát học sinh viên khối 12 tại một số trường THPT đại diện cho nhóm các
trường chuyên, trường cơng lập, trường ngồi cơng lập và trường quốc tế. Cụ thể
quy mô khảo sát thực hiện tại 7 trường: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong,
trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa,trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, trường
THPT Bùi Thị


Xuân, trường THPT Nguyễn Khuyến, trường THPT Gia Định và trường quốc tế tại
thành phố Hồ Chí Minh.
- Về thời gian:
Đề tài nghiên cứu chủ yếu sử dụng số liệu, thông tin thu thập được trong năm
2021 và các năm gần đây dựa trên các khảo sát học sinh khối 12 đang theo học tại
các trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và thơng tin được cung cấp
bởi Bộ giáo dục và đào tạo và Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.
Tiến hành nghiên cứu, khảo sát và thu thập dữ liệu về các yếu tố tác động
đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh khối 12 tại thành phố Hồ Chí
Minh trong khoảng thời gian từ tháng 1 tháng đến 2 tháng. Việc gửi bảng hỏi và
khảo sát dự kiến thực hiện trong tháng 4 và tháng 5 năm 2020, các câu hỏi sẽ được

thiết kế phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
- Về nội dung:
Nội dung nghiên cứu và khảo sát sẽ được giới hạn kiến thức thông qua bảng
khảo sát, với các câu hỏi trực tiếp liên quan đến nội dung nghiên cứu và mang yếu
tố khách quan, phản ánh về mức độ của các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến quyết
định lựa chọn trường đại học của học sinh khối 12 tại thành phố HCM từ đó làm cơ
sở để lý giải về sự ảnh hưởng của các yếu tố trên.
4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
đại học của học sinh phổ thông trung học” của tác giả Trần Văn Quí, Cao Hào Thi
(Trường Đại học Bách khoa, Đại Học Quốc Gia - Hồ Chí Minh) đăng trên Tạp chí
phát triển Khoa Học và Cơng Nghệ tập 12, số 15 năm 2009 đã đề cập hiện trạng
nhiều học sinh cấp ba ở Việt Nam chưa xác định rõ ngành học, trường và định
hướng tương lai. Cơ sở lý thuyết D.W.Chapman là cơ sở hình thành mơ hình nghiên
cứu của đề tài này. Căn cứ vào các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, kết hợp
với các yếu tố đặc trưng của học sinh tại Việt Nam, nghiên cứu đã đề xuất 7 giả
thuyết với 32 yếu tố đại diện ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của các
học sinh. Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước, đầu tiên là nghiên cứu sơ bộ bằng
định tính rồi nghiên cứu chính thức bằng định lượng. Thang đo và độ tin cậy của
biến quan sát được đánh


giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
(exploratory factor analysis). Phương pháp lấy mẫu, phương pháp bảng hỏi cũng được
áp dụng để thu thập dữ liệu được gửi trực tiếp đến đối tượng phỏng vấn tại 5 trường
phổ thông tại tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu đã phát triển được 2 mơ hình hồi quy.
Cuối cùng, bài nghiên cứu đã xây dựng và kiểm chứng mơ hình các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh với 5 nhân tố đại diện theo
mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu, đồng thời khẳng định mối quan hệ đồng biến

giữa 5 nhân tố này với biến lựa chọn trường đại học. Ảnh hưởng của nhân tố về cơ
hội việc làm trong tương lai và nhân tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của
học sinh trong trường hợp học sinh nam sẽ yếu hơn trong trường hợp học sinh nữ.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu trên vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Thứ nhất là hạn chế thuộc
về mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện, dữ liệu thu thập được
có thể bị ảnh hưởng một phần bởi mẫu chưa mang ý nghĩa tổng quát cao khi chỉ
thực hiện tại 5 trường THPT tại Quảng Ngãi. Thứ hai, mơ hình chỉ mới giải thích
được vấn đề nghiên cứu ở mức độ 21.5% khi nhân rộng ra tổng thể. Ngun nhân ở
kích thước mẫu cịn nhỏ so với quy mô nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu còn hẹp
do chỉ lấy mẫu ở khu vực tỉnh Quảng Ngãi và nhiều yếu tố chưa được đưa vào khảo
sát trong nghiên cứu này. Việc triển khai nghiên cứu với mẫu tổng quát hơn là
hướng mở ra cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực nghiên cứu giáo dục.
Theo bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
đại học của học sinh trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” (2019) của tác giả
Nguyễn Thị Ánh Hoa và Nguyễn Thị Hồng Hạnh cho thấy quyết định chọn trường
của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chịu tác động của 3 yếu tố:
bản thân cá nhân, định hướng cá nhân và chương trình đào tạo. Trong 3 nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường đại học mà nhóm tác giả đã nghiên cứu thì nhân
tố bản thân cá nhân là nhân tố có tác động mạnh nhất. Bài nghiên cứu dựa vào hai
phương pháp chính: Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên
cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng. Phương pháp nghiên cứu định
tính được tiến hành thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm để khám phá các nhân tố ảnh
hưởng đồng thời thẩm định lại các câu hỏi trong bảng câu hỏi phỏng vấn thơng qua
q trình phỏng vấn thử. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thơng qua hình
thức phỏng


vấn trực tiếp với bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mơ
hình lý thuyết của đề tài. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của
phần mềm SPSS 20.0. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin

cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tương
quan được sử dụng để kiểm định mơ hình nghiên cứu. Tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn
có một số vấn đề cần cải thiện. Đầu tiên, độ phù hợp giữa mô hình đã chọn và dữ liệu
khảo sát chưa cao với mức ý nghĩa < 0,05. Thứ hai, mơ hình đã đưa ra chưa thực sự
phù hợp khi kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 3 yếu tố: bản thân cá nhân; định
hướng cá nhân; chương trình đào tạo ảnh hưởng tới quyết định chọn trường, còn các
nhân tố cơ sở vật chất và chi phí học tập; nỗ lực giao tiếp; danh tiếng; sự định hướng
của các cá nhân có ảnh hưởng thì khơng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường. Và
do đây là dạng nghiên cứu ứng dụng được nhóm thực hiện dành riêng cho trường Đại
học Bà Rịa Vũng Tàu nên không thể áp dụng kết quả với các nghiên cứu đã công bố.
Bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn theo học
chương trình đào tạo có yếu tố nước ngồi ở trường đại học Kinh tế, đại học Huế”
của tác giả Phan Thị Thanh Thuỷ và Nguyễn Thị Minh Hoà (2017) đã kết hợp phân
tích hồ sơ sinh viên và khảo sát bằng bảng hỏi 206 trong tổng số 382 sinh viên đang
theo học chương trình về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định theo
học chương trình. Dữ liệu khảo sát đã được xử lý bằng phương pháp thống kê mơ
tả, ước lượng giá trị trung bình tổng thể bằng khoảng tin cậy đối xứng và kiểm định
giá trị trung bình hai mẫu độc lập. Kết quả nghiên cứu cho thấy: những nhân tố có
ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định theo học chương trình liên kết Rennes và
chương trình tiên tiến Sydney là cơ hội du học, cơ hội học tập trong môi trường
ngoại ngữ, được học với giảng viên nước ngoài và cơ hội việc làm. Từ kết quả phân
tích, một số hàm ý nghiên cứu liên quan đến hoạt động tuyển sinh và đào tạo đối
với các chương trình có yếu tố nước ngồi đã được thảo luận. Tuy nhiên bài nghiên
cứu vẫn có một số vấn đề cần cải thiện. Đó là do đây là dạng nghiên cứu dành riêng
cho trường đại học tại đại học Kinh tế hay đại học Huế nên kết quả thiếu chính xác
với các nghiên cứu đã cơng bố. Ngồi ra, khơng trình bày được kết quả nghiên cứu
dự kiến sẽ có.
Bài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường
đại học của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” của Nguyễn Tiến Thịnh
(2017)



được tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và định lượng. Dựa trên
thơng tin thu thập được từ nghiên cứu định tính và việc khảo sát thử, nghiên cứu
định lượng chính thức đã được thực hiện trên mẫu phân bố theo tỷ lệ học sinh các
trường với 21 biến quan sát sử dụng thang đo 5 điểm. Kết quả phân tích hồi quy cho
thấy, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường của học sinh lớp 12 trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang gồm năng lực và tài chính, tư vấn tuyển sinh, cơ hội trúng
tuyển, cơ hội tương lai. Trong đó, nhân tố cơ hội trúng tuyển có ảnh hưởng mạnh
nhất đến ý định chọn trường đại học của học sinh. Từ đó, tác giả đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả chọn trường đại học của học sinh lớp 12 trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu là nhằm đưa ra các mơ hình nghiên cứu ban
đầu gồm 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh THPT tỉnh Kiên
Giang bao gồm: (1) Năng lực và tài chính, (2) Tư vấn tuyển sinh, (3) Định hướng
nghề nghiệp, (4) Cơ hội trúng tuyển, (5) Cơ hội tương lai. Tuy nhiên bài nghiên cứu
vẫn tồn tại một số hạn chế. Đề tài chỉ xem xét đến một số yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn trường đại học của học sinh 12 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang những
vẫn còn các yếu tố khác tác động mà đề tài chưa khảo sát đến. Trên cơ sở kết quả
tìm thấy, đề tài có thể khảo sát tới nhóm đối tượng rộng hơn, đa dạng hơn, số lượng
mẫu nhiều hơn, phạm vi nghiên cứu đa dạng hơn thì độ tin cậy sẽ cao.
Bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thơng” của Nguyễn Thị
Hồng Yến (2018) dựa vào hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về ý định chọn trường
của sinh viên đưa ra mơ hình nghiên cứu bao gồm 7 biến độc lập là đặc điểm cố đin
h truơ
̛ ̀ ng,
cơ hội việc làm, nỗ lực giao tiếp của trường đến hoc sinh, danh tiếng của truơ
̛ ̀ ng, điều
kiện trúng tuyển, ảnh huơ
̛ ̉ ng của người thân và bản thân

hoc
là ý định
chon

sinh và 1 biến phụ thuộc

trườ ng. Kết quả 7 nhân tố tác động dương có ý nghĩa thống kê đến

quyết định chọn Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh THPT
xếp theo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố từ mạnh đến yếu như sau: cơ hội việc
làm, ảnh hưở ng của ngườ i thân, bản thân
hoc

sinh, điều kiện trúng tuyển, danh tiếng

của trường, nỗ lực giao tiếp, đặc điểm cố đin h tru ơ
̛ ̀ ng. Kết quả cho thấy khơng có sự
khác biệt giữa các nhóm học sinh khác nhau về Giới tính, Học lực và Khu vực gia
đình đang sinh sống. Tuy nhiên, những nhóm học sinh khác nhau về Lĩnh vực yêu


thích lại có sự khác biệt trong ý định Quyết định chọn trường. Từ đó, tác giả sẽ kiến
nghị với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ những nội dung nên thực
hiện để thu hút học sinh THPT, thực hiện hiệu quả q trình cơng tác tuyển sinh.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như điển hình là quá
trình nghiên cứu chỉ mang tính cục bộ vì chỉ đề cập đối đối tượng nghiên cứu chỉ
tập trung tại tỉnh Cần Thơ. Đề tài chưa tổng quan được các nghiên cứu trong, ngồi
nước có liên quan, từ đó nêu bật những điều còn khuyết rỗng hoặc những điều mâu
thuẫn chưa được giải quyết triệt để trong lý thuyết hay thực hành (đây chính là
nguyên nhân dẫn dắt tác giả đến việc thực hiện nội dung của đề tài).

Trong bài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường
đại học mở TP.HCM”, Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên và Huỳnh Thị Kim Tuyết
(2011) đặt ra mục tiêu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn
trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh. Với mẫu nghiên cứu 1894 sinh viên
năm thứ nhất hệ chính quy, sử dụng phân tích nhân tố EFA tạo thành 7 nhân tố ảnh
hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực
của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT; khả năng vào được
trường; chất lượng dạy – học; công việc trong tương lai; đặc điểm của bản thân sinh
viên; người thân trong gia đình; người thân ngồi gia đình. Kết quả kiểm định giả
thuyết về giá trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập cho thấy:
những sinh viên có hộ khẩu thường trú tại tỉnh đánh giá “việc tham dự các buổi giới
thiệu về trường” quan trọng hơn những sinh viên có hộ khẩu thường trú tại thành
phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, sinh viên đăng ký thi vào trường nguyện vọng 1 đánh
giá “khả năng vào được trường” quan trọng hơn sinh viên đăng ký thi vào trường
nguyện vọng 2. Bên cạnh đó, sinh viên học khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh
doanh đánh giá công việc trong tương lai quan trọng hơn sinh viên học khối ngành
Khoa học kỹ thuật và Khoa học xã hội nhân văn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu
tố quan trọng nhất khi lựa chọn trường Đại Học Mở bao gồm: truyền thơng, khả
năng vào được trường .Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho lãnh đạo nhà trường
xây dựng các chiến lược marketing đúng hướng nhằm hoạch định chính sách tuyển
học viên, học sinh tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu vẫn nổi lên một số
điểm hạn chế như sau. Do sự chênh lệch về chất lượng giảng dạy so với một số
trường đại học khác trong


địa bàn thành phố, nghiên cứu chưa thể đưa ra kết luận về yếu tố chất lượng dạyhọc của nhà tường. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu chưa đề cập đến số liệu để chứng
minh chất lượng giảng dạy là yếu tố quan trọng để học sinh lựa chọn trường đại học
(điểm chuẩn, tỉ lệ chọi, tỉ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ có việc làm).
Với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn trường đại học
của học sinh THPT tại Việt Nam – Bằng chứng khảo sát năm 2020”, Lê Thị Mỹ

Linh, Khúc Văn Quý Khoa Kinh tế - Kinh doanh, trường Đại học Phenikaa đã xác
định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong việc đưa ra quyết định
chọn trường đại học của học sinh THPT. Phương pháp phỏng vấn trực tuyến
(online) kết hợp với bảng hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu từ 200 sinh viên năm
nhất của các trường đại học ở Hà Nội và ngoài khu vực Hà Nội, trong thời gian
tháng 2 và tháng 3 năm 2020. Phương pháp phân tích khám phá nhân tố và phương
pháp hồi quy tuyến tính được ứng dụng để phân tích số liệu. Kết quả cho thấy sinh
viên khá hài lòng và khá chắc chắn với quyết định lựa chọn trường đại học của
mình, trong khi đó có 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định chọn
trường đại học. Các yếu tố có độ lớn giảm dần theo thứ tự là: yếu tố thông tin,
quảng cáo, yếu tố thương hiệu và việc làm, yếu tố bản thân học sinh, và yếu tố học
phí và cơ sở vật chất. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp
nhằm giúp học sinh tìm được trường phù hợp và hỗ trợ các trường đại học cải thiện
sự hiệu quả của công tác tuyển sinh trong tương lai. Tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn
tồn tại một số hạn chế như sau. Nhiều yếu tố chưa được đưa vào khảo sát trong các
nghiên cứu. Đề tài dùng dung mẫu điều tra khiêm tốn, đối tượng nghiên cứu mới
dừng lại ở các bạn sinh viên năm thứ nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu của đề tài
với đối tượng là học sinh THPT nên chỉ đến từ phía sinh viên sau khi trải nghiệm
trường trình giáo dục đại học. Bên cạnh đó, phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung các
khảo sát sinh viên ở Hà Nội, chưa phản ánh được kết quả của học sinh ở khu vực
miền Nam và miền Trung, chưa phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
Nhìn chung, có nhiều nghiên cứu trong nước về vấn đề chọn trường đại học
của học sinh ở Việt Nam và chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường đại học của học sinh khối 12. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chỉ
tập trung đối tượng nghiên cứu ở một khu vực hoặc một trường cụ thể nên mang
tính cục bộ và chưa có sự phản ánh chung, bao quát về các yếu tố dẫn đến quá trình
việc lựa


chọn trường đại học và nhiều yếu tố chưa được đưa vào khảo sát trong các nghiên

cứu.
4.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Bài nghiên cứu “Characteristics of Secondary Students who have Intentions
to Choose a STEM major in College: Findings from a Three-Year Study” năm 2020
của hai tác giả Alpaslan Sahin và Hersh C. Waxman dựa một phần vào “Lý thuyết
nhận thức xã hội đến nghề nghiệp” (Bandura, 1986) để nghiên cứu yếu tố quyết
định nghề nghiệp, ngành học và tác động đến quyết định chọn trường đại học liên
quan đến Khoa Học, Cơng Nghệ, Kỹ Thuật và Tốn Học của các học sinh lớp 9 đến
11 ở Harmony Public Schools (HPS) tại Texas. Theo “Lý thuyết nhận thức xã hội
đến nghề nghiệp”, quyết định nghề nghiệp được ảnh hưởng bởi bốn yếu tố chính,
theo tác giả các yếu tố này không phải tất cả đều tác động đến quyết định ngành học
ở trường đại học về Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật và Toán Học, nên tác giả tập
trung cụ thể vào một số biến số nhất định. Trong suốt quá trình thực hiện nghiên
cứu, tác giả đã dùng 4 phương pháp, bao gồm: phương pháp khảo sát và kỹ thuật lập
mơ hình phương trình cấu trúc, phương pháp đo lường định hướng, thu thập dữ liệu
thông qua phương pháp khảo sát, phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp phân
tích dữ liệu SPSS. Sau cùng, tác giả kết luận rằng các hoạt động ở trường đại học
ảnh hưởng đến nguyện vọng ngành học của các học sinh. Cụ thể, đối với các hoạt
động câu lạc bộ tác động tích cực đến lựa chọn trường trong khi chương trình khác
như hội chợ Khoa học đã không được nhắc đến trong quyết định nguyện vọng.
Đánh giá có hệ thống về các chương trình này hình dung được cách thức và lý do tại
sao chúng có thể ảnh hưởng đến nguyện vọng nghề nghiệp của học sinh. Tầm quan
trọng của cha mẹ và kỳ vọng của giáo viên đối với việc thúc đẩy sự nghiệp học tập
của học sinh, nguyện vọng ở các trường cũng được đề cập. Điều này có ý nghĩa
quan trọng với giáo viên và phụ huynh để họ có thể tiếp tục và tăng cường sự
khuyến khích của họ đến các học sinh. Ngồi ra, nghiên cứu cịn chứng minh rằng
những sinh viên có các biện pháp tốn học và khoa học hiệu quả hơn có khả năng
xem xét một lĩnh vực Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật và Toán Học cho chuyên
ngành đại học của họ so với học sinh có số điểm tốn học thấp hơn và hiệu quả
khoa học. Điều này hỗ trợ cho tầm quan trọng của lý thuyết nhận thức xã hội tập

trung vào cách các khía cạnh của hiệu quả bản thân


gắn liền với sự lựa chọn nghề nghiệp. Tuy nhiên, có những hạn chế có thể được chỉ
ra trong bài nghiên cứu này. Trước tiên, đối tượng khảo sát của nghiên cứu này “ý
định” của học sinh đối với chuyên ngành ở các đại học về Khoa Học, Công Nghệ,
Kỹ Thuật và Tốn Học chứ khơng phải là sinh viên “thực sự” học các chuyên ngành
này. Thứ hai, liên quan đến đo lường các biến, có một số lo ngại về việc sử dụng các
dữ liệu do sự không chắc chắn về tính hợp lệ và độ tin cậy của công cụ xây dựng.
Cuối cùng, nghiên cứu được tiến hành ở một khu vực nhất định khi các chương
trình giảng dạy về Khoa Học, Cơng Nghệ, Kỹ Thuật và Tốn Học đang được triển
khai mạnh mẽ nên tính ứng dụng của nghiên cứu này chưa cao.
Bài nghiên cứu “Economics of education review” (2004) của tác giả Joseph
L. Bast và Herbert J. Walberg thực hiện ở Arizona dựa một phần vào “Lý thuyết
kinh tế” và nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh rằng: Phụ huynh có khả năng
đánh giá các trường học tốt, thậm chí có thể đưa ra các quyết định về trường đại học
tốt hơn những tư vấn từ chuyên gia chính phủ. Các quyết định của người thân có thể
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyết định trường đại học hay nói cách khác,
đây là tác nhân đáng xem xét khi đề cập đến các yếu tố tác động đến lựa chọn
trường đại học của các học sinh. Cuối cùng, tác giả khẳng định rằng phụ huynh có
cách tiếp nhận thơng tin cần phù hợp, cho phép các trường đại học cạnh tranh công
bằng với nhau nhằm đưa ra lựa chọn tốt nhất với con họ trong khi các chính sách
chính phủ bị chi phối bởi nhiều yếu tố dẫn đến về lợi ích lâu dài của con họ không
được đảm bảo. Tuy nhiên, vẫn tồn tại hạn chế trong bài nghiên cứu này: Các quyết
định của cha mẹ là một trong rất nhiều yếu tố tác động đến quyết định học đại học
vì vậy tác động của yếu tố này lên quyết định trường là có nhưng vẫn chưa được đặt
Trong nghiên cứu “Those Who Choose and Those Who Don’t: Social
Background and College Orientation” (2010) của Eric Grodsky và Catherine
Riegle- Crumb, các tác giả chủ yếu hướng đến yếu tố hoàn cảnh xã hội trong việc
tác động đến lựa chọn theo học đại học nào của sinh viên. Nghiên cứu được xây

dựng dựa trên các học thuyết của Bourdieu (1984, 1990) và mơ hình “Sự tiếp cận và
lựa chọn theo học đại học” của Perna (2006). Grodsky và Riegle-Crumb lập luận
rằng các nghiên cứu trước đây về quyết định theo học đại học của sinh viên chủ yếu
dựa trên giả định rằng các sinh viên đã đưa ra các quyết định một cách tối ưu và có
chủ đích. Tuy nhiên,


điều đó có thể khơng đúng với thực trạng ngày nay. Thực tế, một phần lớn học sinh
mặc định từ khi còn nhỏ rằng họ sẽ theo học đại học như một phần tự nhiên trong
quá trình phát triển của họ, không hề đặt nặng lợi và hại của đại học nhiều hơn so
với việc chúng cân nhắc việc học tiểu học hoặc trung học cơ sở, tạo thành một thói
quen mặc định theo học đại học. Bài nghiên cứu của Grodsky và Riegle-Crumb đã
chỉ ra được mặt thiếu sót trong việc cho rằng các sinh viên đã nhận thức rõ việc theo
học đại học của mình và có ý thức quyết định về giáo dục của họ ở bậc đại học. Tuy
nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế lớn. Dù các phát hiện khẳng định
được tầm quan trọng của thói quen có tổ chức trong giáo dục sau phổ thông, các
chứng cứ lại thiếu chắc chắn. Tác giả cũng nhận thấy rằng họ có tương đối ít các
nghiên cứu thực nghiệm về nền tảng xây dựng lên để hiểu cách thói quen hình thành
nên các kết quả giáo dục sau phổ thông. Bài viết cũng chỉ dựa trên một chỉ số duy
nhất về thói quen học đại học của sinh viên, giả sử chỉ số là hợp lệ, nó vẫn kém tin
cậy hơn nhiều so với việc sử dụng nhiều chỉ số hơn. Ngoài ra, việc đánh giá tầm ảnh
hưởng của thói quen có tổ chức chỉ dựa trên một mẫu nhỏ các trường (77 trường),
nếu có mẫu lớn hơn thì sẽ có dữ liệu chắc chắn hơn để xác định sự liên kết giữa thói
quen có tổ chức và kết quả của cá nhân.
Năm 2017, Johnson nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc lựa chọn các
trường đại học HBCUs (các trường đại học dành cho người da màu) của người Mỹ
gốc Phi, nhấn mạnh ở các yếu tố về văn hóa và chủng tộc trong “Choosing HBCUs:
Why African Americans Choose HBCUs in the Twenty-First Century”. Việc nghiên
cứu động lực lựa chọn đại học của các sinh viên HBCU có thể cung cấp 1 góc nhìn
mới để cho ra các chính sách tuyển sinh thích hợp cho sinh viên thế kỷ 21. Bài viết

sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và thu thập dữ liệu thông qua việc khảo
sát 51 người Mỹ gốc Phi đến từ nhiều bang khác nhau. Cách tiếp cận này cung cấp
thêm góc nhìn về cách những yếu tố tác động được hình thành như thế nào bởi hồn
cảnh gia đình, kinh nghiệm giáo dục và xã hội cũng như sự tương tác với những
người khác trong quá trình chọn trường đại học. Tác giả chỉ ra ba yếu tố góp phần
vào quyết định theo học tại HBCU của sinh viên người Mỹ gốc Phi trong thế kỷ
XXI: mong muốn được học tại môi trường chủ yếu là người da đen, các chương
trình học phù hợp với sở thích học tập của sinh viên và có nguồn tài chính dồi dào,
với bài viết này


tập trung vào nhân tố thứ nhất. Bài viết cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách các
trường cao đẳng, đại học làm gì để thu hút sinh viên đến với môi trường học thuật
và xã hội của trường. Đặc biệt, trái với các nhận định trước đây rằng yếu tố chủng
tộc không ảnh hưởng đến lựa chọn đại học, nghiên cứu của Johnson chỉ ra rằng các
trải nghiệm liên quan đến sắc tộc có sự tác động lớn đến lựa chọn của sinh viên.
Việc hiểu được động cơ lựa chọn đại học của những sinh viên chọn theo học tại
HBCUs và những trải nghiệm giúp hình thành quyết định của họ có thể cung cấp
thêm biện pháp thúc đẩy các chính sách và thực tiễn thể chế để tuyển dụng và giữ
chân sinh viên thế kỷ XXI và hơn thế nữa. Tuy nhiên, bài viết vẫn còn tồn tại một
số hạn chế do chỉ nghiên cứu dựa trên yếu tố chủng tộc là chính, đặc biệt ở người da
màu nên chưa thể dùng để tổng quát hết với các cá thể khác. Và tình hình thế giới
cũng đã có nhiều thay đổi mới, nhất là các vấn đề sắc tộc nên số liệu nghiên cứu,
đánh giá có thể sai sót, lỗi thời. Nhưng chúng ta vẫn có thể dựa trên bài viết của
Johnson để phát triển thêm các yếu tố mới.
Bài nghiên cứu “A Model of University Choice: An Exploratory Approach”
của tác giả Mario Raposo và Helena Alves (2007) đã xác định những yếu tố ảnh
hưởng nhiều nhất đến quá trình lựa chọn trường đại học của sinh viên, bằng cách
kết hợp với một yếu tố mơ hình đã được cho là có liên quan trong tài liệu. Mơ hình
này có ưu điểm là tận dụng đồng thời ảnh hưởng của tất cả các yếu tố, bao gồm cả

sự tương tác của chúng. Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Nội vụ Beira, một
trong những trường Đại học trẻ nhất ở Bồ Đào Nha, nằm ở Nội vụ của đất nước và
được coi là một dự án phát triển khu vực, xem xét nhu cầu thu hút những người trẻ
tuổi và nguồn nhân lực có trình độ, để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Dữ liệu được thu thập thông qua một cuộc khảo sát, từ một mẫu gồm 1024 sinh viên
năm nhất toàn thời gian, những người bắt đầu học Đại học, ngay sau kỳ thi trung
học dự bị đại học, năm học 2006. Mơ hình cho thấy khả năng giải thích khác nhau
tùy theo lĩnh vực nghiên cứu, bởi vì trọng số của các biến hình thành mỗi cấu trúc
khác nhau nếu xét đến lĩnh vực nghiên cứu của sinh viên. Nghiên cứu này cũng chỉ
ra rằng chiến lược tiếp thị của các trường đại học không thể giống nhau đối với tất
cả sinh viên. Các trường đại học cần sử dụng các chiến lược phân đoạn thị trường và áp
dụng chúng vào các chiến lược truyền thông của họ. Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn
còn tồn tại


một số hạn chế. Nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu trên mảng truyền thông tiếp
thị của trường đại học, do đó chưa chỉ ra tầm quan trọng của các yếu tố khác ngồi
truyền thơng trong q trình đưa ra quyết định lựa chọn đại học. Ngoài ra, nghiên
cứu chưa thực hiện được mơ hình mở rộng bao gồm các loại biến khác, cụ thể là các
biến xã hội và biến tâm lý, chẳng hạn như nền tảng, tính cách, động cơ và các yếu
tố khác.
Bài nghiên cứu “An analysis of student characteristics within the student
decision making process” thực hiện bởi Y.J.Moogan và S.Baron (2010) đã xác định
các vấn đề ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của sinh viên với một đánh giá tài
liệu về quá trình ra quyết định của sinh viên và các thuộc tính có ảnh hưởng của các
cơ sở giáo dục đại học sẽ tuân theo. Nghiên cứu được thực hiện trên quy mô lớn với
mẫu lớn (n=674) từ nhiều cơ sở giáo dục khác nhau, vào học kỳ mùa xuân năm
2003, khi học sinh sáu lớp đang thực hiện lựa chọn cuối cùng của họ. Phương pháp
luận được mô tả và kết quả sau đó được thảo luận liên quan đến các tổ chức giáo
dục đại học trong ba giai đoạn đầu tiên của mơ hình ra quyết định tiêu dùng của

Kotler (2003) (nhận biết vấn đề, tìm kiếm thơng tin và đánh giá các lựa chọn thay
thế). Kết quả nghiên cứu nhằm khẳng định các yếu tố thuộc về chủ quan: học sinh
sẽ chỉ chọn một cơ sở giáo dục mà họ cảm thấy họ sẽ ổn định và thành công trong
học tập tuy nhiên sẽ chịu ảnh hưởng bởi các tác động khác. Từ đó trở thành cơ sở tạo
nên phương hướng cho hoạt động truyền thông marketing của trường học nhằm thu
hút sinh viên. Tuy nhiên, bài nghiên cứu trên vẫn tồn tại hạn chế như sau. Kết quả
nghiên cứu chưa đưa ra sự liên kết đối với đối tượng dân tộc thiểu số và người
trưởng thành, kết quả nghiêng về học sinh lứa tuổi truyền thống, chưa chỉ ra được
nhóm đối tượng này có chú trọng hơn đến một số biến số ra quyết định hay khơng.
Ngồi ra, kết quả khảo sát chỉ được thực hiện tại các trường đại học về mảng kỹ
thuật và cộng đồng, do đó chưa thể so sánh kết quả với các nghiên cứu đã công bố.
Bài nghiên cứu “How prospective students choose universities: A buyer
behaviour perspective” của tác giả Brennan, L (2001) mô tả q trình ra quyết định
và tìm kiếm thơng tin của sinh viên khi lựa chọn các khóa học đại học ở Victoria,
Australia bằng cách áp dụng quan điểm hành vi của người mua. Nghiên cứu kết hợp
sự hiểu biết về tài liệu hiện có về hành vi người mua, tâm lý người tiêu dùng và giáo
dục đại học nhằm xây dựng một mơ hình mới về q trình ‘mua hàng’ của sinh viên


từ góc độ marketing. Một khung nghiên cứu giả định được sử dụng để xem xét
những vấn đề này. Mô hình quy trình tìm kiếm thơng tin giả định , được thiết kế ban
đầu trong mơ hình nghiên cứu người tiêu dùng, đã được kiểm tra trong bối cảnh lựa
chọn của trường đại học. Mơ hình giả thuyết giả định rằng người tiêu dùng tuân
theo một quy trình ra quyết định phức tạp khi đưa ra lựa chọn giữa các lựa chọn
thay thế mua hàng. Giả thuyết rằng sinh viên đưa ra quyết định về trường đại học
mà họ theo học bằng cách sử dụng một chuỗi quyết định phức tạp. Một số hành vi
này có thể được coi là hợp lý về mặt hành vi của người mua. Theo nghiên cứu, phần
lớn hành vi của một sinh viên tương lai tn theo các mơ hình kinh tế của hành vi.
Tuy nhiên, luận án này cho rằng các mơ hình kinh tế khơng giải thích được một tỷ
lệ đáng kể hành vi ra quyết định của sinh viên. Do đó, nghiên cứu này chỉ xem xét

cách sinh viên lựa chọn trường đại học từ góc độ marketing, chưa phản ánh được
hết các yếu tố quan trọng hơn khi học sinh đưa ra quyết định lựa chọn trường đại
học.
Nhìn chung, các nghiên cứu ngoài nước cho thấy rằng việc chọn trường đại
học của học sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau: các đặc điểm liên quan
đến trường đại học, yếu tố bản thân học sinh và ảnh hưởng của môi trường xung
quanh. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu đã được thực hiện khá lâu, các cơ sở lý thuyết
được đặt trên nền tảng các cơ sở lý thuyết cũ nên tính chính xác và độ tin cậy khơng
được đảm bảo tính tới thời điểm hiện tại và chưa phản ánh được các yếu tố quan
trọng nhất trong quá trình đưa ra quyết định chọn đại học của học sinh.
Tóm lại, việc lựa chọn trường đại học nào để bước tiếp trên con đường học
vấn được xem là quyết định quan trọng trong cuộc đời của mỗi học sinh. Và các
trường đại học cũng đang ngày càng chú trọng vào công tác tuyển sinh, công tác
quản trị và cải thiện chất lượng giáo dục để thu hút nhiều học sinh chất lượng cho
trường. Kết quả các bài nghiên cứu đã chỉ ra được cái nhìn tổng quan về các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh khối 12 và một số giải pháp
cho các trường đại học. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra mang tính cục bộ và chưa
áp dụng được tồn diện, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu của
nhóm nhằm chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định lựa chọn trường
đại học của học sinh khối 12 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để từ đó tạo nền
tảng cho học sinh


trong việc chọn trường cũng như các phương pháp giúp các trường đại học thu hút
học sinh.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án, phương pháp nghiên cứu
định lượng được sử dụng trên cơ sở mơ hình lý thuyết David W. Chapman. Đồng
thời nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến quyết định trường đại học của
học sinh tại Hồ Chí Minh với mẫu là 7 trường THPT, mang tính chất đại diện cho

khu vực, và dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám Thống kê giai đoạn 20142019 ở Hồ Chí Minh và các bài nghiên cứu trước.
Về phương pháp nghiên cứu định lượng, cơ sở lý thuyết và mơ hình của bài
nghiên cứu đều được phát triển dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu đi trước (tài
liệu, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo thống kê, các trang web, các bài nghiên cứu
cùng chủ đề). Lợi ích của phương pháp nghiên cứu định lượng thể hiện ở chỗ có thể
mơ tả và phân tích một cách đầy đủ về đối tượng khảo sát mà không giới hạn phạm
vi nghiên cứu và phản ứng của người tham gia (Collis và Hussey, 2013). Sau khi
phân tích chuyên sâu và so sánh giữa các đề tài nghiên cứu trước đó, nhóm lập nên
mơ hình nghiên cứu đề xuất để kiểm định giả thuyết nêu ra. Thang đo cũng được
dựng lên dựa trên các bài nghiên cứu liên quan được thực hiện trước đó. Dữ liệu thu
thập được được xử lý bằng các cơng cụ phân tích trên phần mềm SPSS phiên bản
20.0 (sử dụng để kiểm định độ tin cậy và giá trị thang đo từ các phương pháp dự
kiến như phương pháp Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phương
pháp hồi quy tuyến tính,...).
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng từ q trình khảo sát, thu
thập dữ liệu, xử lý, phân tích và đưa ra kết quả. Dữ liệu thu được từ mẫu khảo sát
học sinh tại một số trường THPT đại diện cho nhóm các trường chun, trường
cơng lập, trường ngồi cơng lập và trường quốc tế. Cụ thể quy mô khảo sát thực
hiện tại 7 trường: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, trường THPT chuyên Trần Đại
Nghĩa, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, trường THPT Bùi Thị Xuân, trường
THPT Nguyễn Khuyến, trường THPT Gia Định và trường quốc tế Thành phố Hồ
Chí Minh. Khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert
với 5 cấp độ (1- hồn tồn khơng đồng ý, 2- khơng đồng ý, 3- trung lập, 4- đồng ý,
5- hoàn toàn


đồng ý). Điều tra chính thức bằng bảng hỏi được thực hiện trên học sinh khối 12. Từ
mơ hình, lập nên bảng câu hỏi chi tiết và thực hiện khảo sát trên mẫu lựa chọn. Để
kiểm tra sự phù hợp mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
trường đại học của học sinh khối 12, nghiên cứu định tính sơ bộ cịn được thực hiện

thơng qua phỏng vấn sâu với đối tượng là các học sinh khối 12, độ dài trung bình
mỗi cuộc phỏng vấn từ 25 đến 30 phút. Tỷ lệ hồi đáp trực tiếp là 37.8% tương ứng
có 227 phản hồi có giá trị trên số lượng gửi là 600.
Trước khi trả lời phiếu, các khách thể được giới thiệu về mục đích điều tra và
các thông tin của người trả lời được giữ bí mật và chỉ nhằm mục đích khoa học.
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở các bước tiến hành:
Trước tiên, lược khảo các nghiên cứu trong nước cũng như ở nước ngoài về
các yếu tố tác động đến việc chọn lựa trường đại học của học sinh;
Thứ hai, xác định mơ hình nghiên cứu lý thuyết;
Thứ ba, xây dựng mơ hình và phương pháp thực
nghiệm; Thứ tư, thu thập dữ liệu phục vụ mơ hình thực
nghiệm; Thứ năm, sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ
liệu;
Thứ sáu, kiểm tra mơ hình, đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu cũng như tính
hợp lý của mơ hình được sử dụng;
Thứ bảy, thảo luận kết quả từ ước lượng;
Và cuối cùng, gợi ý chính sách, nhận dạng hạn chế, xác định hướng nghiên
cứu tiếp theo của đề tài và kết luận đề tài.


Quy trình nghiên cứu được tóm tắt theo hình sau:


6. TÍNH MỚI VÀ TÍNH ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Nhìn chung, có thể nói đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trường
đại học của học sinh khối 12” đã luôn được các nhà khoa học để tâm đến với khơng
ít các bài nghiên cứu viết về đề tài này cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay,
trong tình hình cả thế giới và Việt Nam đang trải qua cơn đại dịch Covid-19, ngành
giáo dục nước nhà cũng đã có khơng ít chuyển biến mới, việc học online ngày càng
phổ biến, cộng với các biện pháp giãn cách xã hội trong thi cử tập trung. Hơn thế

nữa, nhận thấy ở trong thời đại 4.0 hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công
nghệ cũng như các lĩnh vực khác, đã tạo ra tác động không nhỏ đến khía cạnh tuyển
sinh bậc Đại học ở nước ta, tiêu biểu như yếu tố truyền thông của các trường đại
học cũng như việc tiếp cận thông tin tuyển sinh ngày càng dễ dàng hơn cho học sinh
và phụ huynh, giúp các học sinh có lựa chọn rộng mở hơn. Ngoài ra, để tạo điều
kiện cho càng nhiều học sinh được học đại học, cũng như để việc tuyển sinh hiện
đại phù hợp với xu hướng thế giới, càng nhiều trường có sự thay đổi trong các
phương thức tuyển sinh của mình, ví dụ như tăng chỉ tiêu xét tuyển học bạ, kết hợp
xét tuyển với các văn bằng ngoại ngữ, chấp nhận xét tuyển theo phương thức thi
mới là đánh giá năng lực,... quyết định chọn trường đại học của các học sinh lớp 12
ngày càng chịu nhiều tác động hơn. Nhận thấy điều đó, bài nghiên cứu này của
chúng tôi vừa kết hợp các yếu tố đã được nghiên cứu trước đây, vừa bổ sung thêm
các nhân tố tác động mới, để có cái nhìn đúng đắn hơn về thực trạng tuyển sinh đại
học trong thời buổi hiện tại.
Trong khi những nghiên cứu trước đây đa phần chỉ ra những yếu tố ảnh
hưởng mà chưa đưa ra giải pháp cho vấn đề, chúng tơi, dưới góc nhìn của những
sinh viên sắp hồn thành chương trình năm nhất ở bậc đại học, xin đề xuất một giải
pháp khả thi nhất để giải quyết vấn đề định hướng chọn trường đại học của học sinh
khối 12 tại TPHCM theo hai khía cạnh chủ quan và khách quan. Đầu tiên, để nâng
cao hiệu quả việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, các cơ sở giáo dục phổ
thông nên phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học tổ chức tư vấn, hướng nghiệp
cho các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 để các em có những hiểu biết về
ngành, nghề sẽ lựa chọn khi đăng ký xét tuyển sinh vào đại học; xây dựng mơ hình
thí điểm về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo
dục phổ thông tại một số địa phương, trong có sự tham gia của các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, các doanh


nghiệp; thực hiện lồng ghép các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình
giáo dục phổ thơng và hoạt động tư vấn tuyển sinh để việc đào tạo sát với thực tế;

cung cấp thông tin về thị trường lao động cho học sinh để các em lựa chọn ngành,
nghề phù hợp; các cơ sở giáo dục đại học thường xuyên khảo sát tình hình việc làm
của sinh viên tốt nghiệp hàng năm, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở
để xã hội tham khảo và tham gia giám sát khi chọn trường, chọn ngành cho con em
theo học. Để giúp cá nhân học sinh hiểu rõ hơn về bản thân, hiện nay có rất nhiều
bài kiểm tra trắc nghiệm nghề nghiệp đã được khoa học nghiên cứu và kiểm định
như MBTI, John Holland,... Phương pháp này không chỉ đang được sử dụng trong
việc định hướng bản thân, nghề nghiệp mà hiện nay phần lớn các doanh nghiệp,
công ty đa quốc gia đã và đang áp dụng rộng rãi trong công tác tuyển dụng nhân sự
để đánh giá năng lực của nhân viên. Ngoài ra, ứng dụng sinh trắc học vân tay
(Dermatoglyphics) cũng là một công cụ tuyệt vời cho việc hỗ trợ và đánh giá gần
như chính xác tính cách, tố chất, tài năng tiềm ẩn sâu bên trong mỗi con người từ đó
xác định điểm mạnh, điểm yếu, định hướng nghề nghiệp tương lai.
7. KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.6 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.6.1 Tình hình ngiên cứu trong nước
1.6.2 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12 Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Giáo dục đại học
2.1.2 Vai trị của giáo dục đại học



2.2 Cơ sở lý thuyết
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
3.2 Mơ hình nghiên cứu
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Nghiên cứu định tính
3.3.2 Nghiên cứu định lượng
3.4 Thiết kế bảng hỏi và thang đo các biến số
3.5 Thu thập dữ liệu điều tra
3.5.1 Nghiên cứu sơ bộ
3.5.2 Nghiên cứu chính
thức
3.6 Phương pháp phân tích dữ
liệu
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích thống kê mơ tả
4.2 Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG
CAO ĐỊNH HƯỚNG ĐÚNG ĐẮN CHO HỌC SINH KHI QUYẾT ĐỊNH CHỌN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
5.1 Kết luận
5.2 Giải pháp
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Lê Thị Mỹ Linh, Khúc Văn Quý, 2020, Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn
trường đại học của học sinh THPT tại Việt Nam: Bằng chứng khảo sát năm 2020.
2. Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên, Huỳnh Thị Kim Tuyết, 2011, Nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường đại học mở TP.HCM.

3. Nguyễn Thị Ánh Hoa, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2019, Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông tỉnh Bà RịaVũng Tàu.


4. Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2018, Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Cao đẳng
Kinh tế-Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông.
5. Nguyễn Tiến Thịnh, 2017, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học
của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
6. Phan Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Minh Hoà, 2017, Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
chinh theo học chương trình đào tạo có yếu tố nước ngồi ở trường đại học Kinh tế, đại học
Huế.
7. Trần Văn Quý, Cao Hào Thi, 2009, Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại
học của học sinh phổ thông trung học.
Tài liệu tiếng Anh
1. Bandura, A., 1986, Social foundations of thought and action: A social cognitive
theory, Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
2. Bandura, A., 2001, Social Cognitive Theory of Mass Communication, Media
Psychology, 3(3), 265-299.
3. Bast, J. L., & Walberg, H. J., 2004, Can parents choose the best schools for their
children?, Economics of Education Review, 23(4), 431–440.
4. Brennan, L., 2001, How prospective students choose universities: a buyer
behaviour perspective, PhD, The University of Melbourne.
5. Grodsky, E., & Riegle-Crumb, C., 2010, Those Who Choose and Those Who Don’t:
Social Background and College Orientation.
6. Johnson, J. M., 2017, Choosing HBCUs: Why African Americans Choose HBCUs
in the Twenty-First Century, Black Colleges Across the Diaspora: Global
Perspectives on Race and Stratification in Postsecondary Education, 14, 151–169.
7. Kanonire, T., 2017, How Students Choose the University: Personal and
Institutional Factors.
8. Moogan, Y. J., & Baron, S., 2003, An analysis of student characteristics within the

student decision making process, Journal of Further and Higher Education, 27(3),
271-287.
9. Petruzzellis, L., & Romanazzi, S., 2010, Educational value - how students choose
university: Evidence from an Italian university.


×