Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh quảng ninh TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.98 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒNG TUYẾT MAI

DỊCH VỤ CƠNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NAM GIỚI TRONG VIỆC GIẢM THIỂU BẠO LỰC
GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Công tác xã hội
Mã số: 9 76 01 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2021


Cơng trình đã được hồn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS NGUYỄN HỮU MINH
2. TS. NGUYỄN HẢI HỮU

Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Thị Thu Hoa
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn

Phản biện 3: TS. Nguyễn Nguyên Ngọc

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, tổ chức


tại Học viện Khoa học xã hội
Vào lúc ……h .., ngày….. tháng … năm 2021

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bạo lực gia đình đang là điểm nóng trong nghị sự của mỗi quốc gia,
thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội, được cộng đồng quốc tế thừa
nhận là một trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển của thiên
niên kỷ mà Liên Hợp Quốc đã đưa ra. Chúng ta đã và đang phải chứng kiến
những hệ quả đau thương mà bạo lực gia đình gây ra ở tất cả cấp độ từ cá
nhân, gia đình, xã hội cho tới sự phát triển kinh tế của đất nước. Các nghiên
cứu đều chỉ ra phần lớn bạo lực đối với phụ nữ xảy ra trong gia đình thì
người gây ra bạo lực gần như luôn luôn là nam giới và thường là người
chồng. Nữ giới là những nạn nhân chính của bạo lực gia đình và phải chịu
sự ảnh hưởng nặng nề cả mặt thể xác, tinh thần, tình dục lẫn kinh tế. Ứng
phó với bạo lực gia đình (BLGĐ) nếu chỉ can thiệp, hỗ trợ nạn nhân tức là
chúng ta chỉ can thiệp ở phần ngọn còn phần gốc chúng ta chưa giải quyết.
Vòng tròn của bạo lực gia đình sẽ khơng được phá vỡ nếu chúng ta không
can thiệp với nam giới gây bạo lực (GBL). Do vậy, phải coi nam giới là lực
lượng quan trọng trong các hoạt động phịng chống bạo lực gia đình và thu
hút nam giới vào cơng tác phịng chống bạo lực gia đình ( PCBLGĐ).
Chính phủ và cộng đồng quốc tế tại Việt Nam đang rất nỗ lực để thực hiện
những dịch vụ hỗ trợ phù hợp nhằm phòng chống và giảm thiểu BLGĐ.
Tuy nhiên các hoạt động giải quyết thường tập trung nhiều vào việc can thiệp
và hỗ trợ nạn nhân là nữ giới. Có một thực tế là, nhiều các chương trình chỉ tập

trung vào phụ nữ đã khơng giải quyết được các vấn đề bạo lực gia đình còn tồn
tại. Hơn thế nữa, trong thời gian qua các mơ hình, dịch vụ, hoạt động có sự
tham gia của nam giới và hỗ trợ nam giới GBL đã có những kết quả tích cực.
Tiêu biểu trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương có mạng
lưới cơng tác xã hội ( CTXH ) chuyên nghiệp nổi bật trong cả nước với đa dạng
các chương trình, mơ hình dịch vụ CTXH nhằm đẩy lùi tình trạng BLGĐ.
Đề tài về BLGĐ và nghiên cứu các giải pháp phòng chống và giảm
thiểu BLGĐ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt trong nhiều lĩnh vực khoa
học khác nhau. Tuy nhiên trong suốt quá trình tìm hiểu các nghiên cứu về
BLGĐ ở Việt Nam thời gian qua, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu nào
đánh giá về các dịch vụ CTXH đối với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ.

1


Đây là một khoảng trống quan trọng trong công tác phòng chống BLGĐ tại
Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên việc lựa chọn đề tài “ Dịch
vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực
tiễn tỉnh Quảng Ninh” là việc cần thiết và có ý nghĩa cả về lí luận, thực tiễn, là
cách tiếp cận mới hiện nay. Đề tài có ý nghĩa quan trong trong quá trình phịng
chống giảm thiểu BLGĐ tại Tỉnh Quảng Ninh và mở rộng hơn trên cả nước.
Từ đó sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định
và thực thi chính sách liên quan đến vấn đề dịch vụ CTXH đối với nam giới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội với nam
giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ và đánh giá thực trạng dịch vụ CTXH với
nam giới GBL cùng các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của các dịch vụ CTXH đối với nam giới góp phần giảm thiểu tình
trạng BLGĐ.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Tổng quan các kết quả nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân của
BLGĐ và các mơ hình dịch vụ trong phịng chống BLGĐ nói chung, dịch vụ
CTXH với nam giới nói riêng. Hệ thống hố những vấn đề lý luận, cơng cụ và
phương pháp nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc
giảm thiểu BLGĐ.
(2) Khảo sát tại địa bàn nghiên cứu để nhận diện thực trạng bạo lực
gia đình do nam giới gây ra; Đánh giá hiểu biết, nhu cầu và khả năng tiếp cận
của nam giới GBL với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ; Thực
trạng các dịch vụ CTXH với nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ; Các yếu
tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với nam giới GBL trong việc giảm
thiểu bạo lực gia đình.
(3) Thực nghiệm mơ hình CLB nhóm nam giới tiên phong nhằm cung
cấp dịch vụ giáo dục nâng cao nhận thức, thái độ và giảm thiểu hành vi bạo lực
cho nam giới GBL tại cộng đồng thông qua phương pháp CTXH nhóm.
(4) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ công
tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình.

2


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu
bạo lực gia đình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi nội dung
Luận án tập trung vào các dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới
trong giảm thiểu bạo lực gia đình hướng tới 5 dịch vụ cơng tác xã hội sau:
Truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức; Hỗ trợ việc làm; Tư

vấn pháp lý; Tham vấn tâm lý cá nhân; Câu lạc bộ nam giới gây bạo lực.
3.2.2 Phạm vi không gian
Tỉnh Quảng Ninh là địa phương được ví như Việt Nam thu nhỏ khi
có cả đất liền, miền núi và hải đảo. Do đó tác giả lựa chọn ra 3 địa bàn
nghiên cứu đại diện cho 3 vùng sinh thái này để có sự so sánh về dịch vụ
CTXH đối với nam giới đó là: Thành phố Hạ Long; Huyện Hoành Bồ;
Huyện Vân Đồn.
3.2.3 phạm vi thời gian
Từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020
3.3 Khách thể nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu trên 4 nhóm khách thể trong đó khách thể
chính là nam giới gây ra bạo lực với vợ. Tiếp theo là nữ giới - nạn nhân
chính của bạo lực gia đình; nhân viên CTXH; cán bộ các tổ chức chính trị xã hội ở địa bàn khảo sát (bao gồm Hội phụ nữ, Đồn Thanh niên, Hội cựu
chiến binh, Hội nơng dân); cán bộ và lãnh đạo quản lý ngành văn hoá & lao
động thương binh xã hội cấp xã đến cấp Tỉnh.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Luận án lấy cơ sở là chủ nghĩa duy vật lịch sử để lý giải những kết
quả nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp hỗ trợ CTXH đối với nam
giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu BLGĐ trong sự vận động và phát triển xã
hội. Các lý thuyết hệ thống, nhu cầu và thân chủ trọng tâm đã được vận
dụng để giải thích rõ hơn mối quan hệ giữa các yếu tố văn hóa - xã hội đối

3


với hành vi BLGĐ cũng như ảnh hưởng của các điều kiện dịch vụ công tác
xã hội đối với việc thay đổi nhận thức và hành vi của nam giới gây BLGĐ.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc nghiên cứu văn bản, tài liệu có liên quan, khảo sát thực

địa tại thành phố Hạ Long, huyện Vân Đồn, huyện Hải Hà thuộc tỉnh
Quảng Ninh đã được thực hiện. Cụ thể là: phỏng vấn bằng bảng hỏi với 300
nam giới đã từng gây bạo lực với vợ; 23 phỏng vấn sâu (nam giới gây bạo
lực; nạn nhân; cán bộ địa phương; nhân viên CTXH; thành viên tham gia
câu lạc bộ nam giới và vợ họ); 02 thảo luận nhóm; quan sát; và Phương
pháp CTXH nhóm ứng dụng trong hoạt động câu lạc bộ (CLB).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trong bối cảnh đánh giá về dịch vụ CTXH với nam giới trong việc
giảm thiểu BLGĐ là vấn đề nghiên cứu còn nhiều mới mẻ ở Việt Nam, luận
án đã thực hiện tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về
tình hình nghiên cứu, phân tích, hệ thống những đóng góp của các nghiên
cứu đã có và chỉ ra khoảng trống cần khắc phục từ đó khái quát một số vấn
đề lý luận liên quan về dịch vụ CTXH đối với nam giới trong việc giảm
thiểu BLGĐ. Nghiên cứu phần nào phản ánh thực trạng và hiệu quả của các
dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ hiện nay. Khả
năng tiếp cận cũng như đánh giá của nam giới GBL với các dịch vụ CTXH
nhằm giảm thiểu BLGĐ còn rất hạn chế. Điều này đặt ra yêu cầu về việc
cần thay đổi nội dung và cách thức hoạt động để nâng cao hiệu quả của các
dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ. Tuy nhiên với những
nam giới đã từng sử dụng các loại hình dịch vụ đều có đánh giá tốt về hiệu
quả của dịch vụ mang lại cho họ. Do đó thấy được nếu triển khai được
nhiều đối tượng nam giới GBL tham gia và sử dụng các dịch vụ này thì tình
trạng BLGĐ sẽ giảm. Ứng dụng CTXH nhóm trong mơ hình CLB nam giới
tiên phong nhằm giảm thiểu BLGĐ đã thu được những kết quả tích cực và
có hiệu quả. Luận án cung cấp tài liệu tham khảo trong lĩnh vực CTXH
đồng thời đó cũng là sự chung tay hướng đến xây dựng cộng đồng an toàn,
nam giới nói khơng với bạo lực phụ nữ.

4



6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hoá các khái niệm về nam giới gây bạo lực gia đình, đặc
điểm tâm lý của nam giới gây BLGĐ cũng như những khó khăn và nhu cầu
của nam giới gây BLGĐ.
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với
nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình trong đó tiếp cận các khái
niệm về CTXH với BLGĐ, dịch vụ CTXH với nam giới gây BLGĐ và các
dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ hiện nay.
Khái quát hoá về lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
của nam giới GBL và chất lượng của các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm
giảm thiểu BLGĐ.
Việc áp dụng các kỹ thuật thống kê phân tích tương quan đã giúp chỉ
ra được mối liên hệ giữa các đặc điểm của nam giới với việc hình thành
những hành vi bạo lực của họ với vợ cũng như mức độ hiểu biết của nam
giới GBL với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ. Ngồi ra cịn chỉ
ra được mối tương quan về chất lượng đáp ứng các dịch vụ CTXH với nam
giới ở từng khu vực sinh sống với tỷ lệ BLGĐ của nam giới.
Thực nghiệm mơ hình CLB nhóm nam giới tiên phong thơng qua
phương pháp CTXH nhóm nhằm cung cấp dịch vụ giáo dục nâng cao nhận
thức, thái độ và giảm thiểu hành vi bạo lực với vợ cho nam giới GBL tại
cộng đồng một cách đồng bộ, hệ thống, khoa học và phù hợp với nhu cầu
của nam giới GBL.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đã phản ánh thực trạng nam giới gây BLGĐ tại tỉnh
Quảng Ninh, là tài liệu tham khảo tốt cho ban chỉ đạo công tác PCBLGĐ tại
địa phương.Luận án đã đánh giá thực trạng các dịch vụ công tác xã hội
CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ và các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng dịch vụ CTXH đối với nam giới trong việc giảm thiểu

BLGĐ tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó rút ra được những mặt tích cực, hạn
chế cũng như những việc đã làm được và chưa làm được của từng dịch vụ
CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ hiện nay. Trên cơ sở đó
luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của nam

5


giới GBL với các dịch vụ CTXH và chất lượng các dịch vụ CTXH với nam
giới trong việc giảm thiểu BLGĐ. Luận án cũng đã ứng dụng phương pháp
CTXH nhóm trong việc xây dựng thành cơng mơ hình CLB nam giới tiên
phong tại cộng đồng nhằm cung cấp dịch vụ tuyên truyền giáo dục nâng cao
nhận thức, thái độ và giảm thiểu hành vi bạo lực với vợ cho nam giới GBL
tại cộng đồng. Đây là cơ sở để nhân rộng mơ hình CLB nam giới tiên phong
ở các địa bàn khác thuộc tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung
nhằm giảm thiểu BLGĐ. Luận án là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà
nghiên cứu, các nhà hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến vấn đề
dịch vụ CTXH đối với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
cấu trúc luận án gồm 4 chương sau:
Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 : Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội với
nam giới gây bạo lực trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình
Chương 3 : Thực trạng dịch vụ cơng tác xã hội với nam giới gây
bạo lực trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình tại tỉnh Quảng Ninh
Chương 4: Thực nghiệm mơ hình nam giới và giải pháp nâng cao
chất lượng dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Nghiên cứu thực trạng và các nguyên nhân của bạo lực gia đình
Những nghiên cứu đánh giá thực trạng về mức độ phổ biến của BLGĐ đối
với phụ nữ được thực hiện ngày càng rộng rãi và có quy mơ lớn ở hầu khắp
các quốc gia trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cho thấy tính
phức tạp, đa dạng của các hình thức BLGĐ. Phụ nữ là nạn nhân chịu hậu
quả nặng nề nhất của hành vi bạo lực bởi những người đàn ông. Sự ảnh
hưởng nghiêm trọng của nó khơng chỉ đối với riêng nạn nhân của BLGĐ
mà cịn là gia đình, cộng đồng và toàn xã hội, đến sự phát triển kinh tế
chung của đất nước. Kết quả các nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải đấu
tranh nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng BLGĐ. Kết quả nghiên cứu
của các tác giả trong và ngoài nước về các nguyên nhân của BLGĐ với phụ
nữ đã chỉ ra được các nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng BLGĐ của

6


nam giới gây ra với phụ nữ trên nhiều khía cạnh khác nhau. Qua đó có thể thấy
rằng bạo lực không chỉ là vấn đề của phụ nữ, mà cũng là vấn đề của nam giới.
Các vụ bạo lực giới, hầu hết là do nam giới gây ra, vì thế nam giới cần phải là
một phần của giải pháp để chấm dứt bạo lực. Nam giới ở mọi tầng lớp xã hội
cần phải thay đổi suy nghĩ và quyền kiểm soát đối với phụ nữ. Nam giới cần
được giáo dục để trở thành những người đàn ông luôn biết tôn trọng phụ nữ,
tôn trọng đầy đủ giá trị, phẩm giá và quyền của phụ nữ.
1.2 Nghiên cứu các mơ hình, dịch vụ trong phịng chống bạo lực gia đình
Qua bức tranh miêu tả về các mơ hình dịch vụ CTXH trong PCBLGĐ tại
các quốc gia trên thế giới, các dịch vụ CTXH với nữ giới – nạn nhân của
BLGĐ đã được thể hiện rộng khắp trên nhiều lĩnh vực và mang lại hiệu quả
tích cực. Tại Việt Nam, với sự quan tâm của Chính phủ về vấn đề này, đã
có rất nhiều các dự án, mơ hình dịch vụ được triển khai trong đó chủ yếu là
các dịch vụ CTXH với nhóm nữ giới – nạn nhân chính của BLGĐ, đã và

đang hoạt động tại khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.
1.3 Nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực
Ngay từ trong lịch sử, hoạt động nghề CTXH làm việc với nam giới đã là
một lĩnh vực khơng cịn xa lạ, được các nhà hoạt động CTXH đề cao xây
dựng triển khai các biện pháp can thiệp trị liệu đối với nhóm nam giới nhằm
giảm thiểu và chấm dứt hành vi BLGĐ. Đặc biệt các quốc gia trên thế giới
đã có sự quan tâm từ rất sớm đến các dịch vụ CTXH với nam giới, dưới sự
trợ giúp của hệ thống chính quyền, từ đó đã xây dựng và triển khai sâu rộng
các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm PCBLGĐ ngay từ những thập kỷ
trước và ngày càng phát triển đa dạng cho đến nay. Tại Việt Nam, làm việc
với nam giới GBL cịn là một lĩnh vực mới mẻ ít được chú trọng đầu tư mà
chỉ được thực hiện một cách nhỏ lẻ và kết hợp với các dịch vụ trợ giúp cho
nạn nhân là nữ giới. Mới chỉ trong thời gian gần đây, cùng sự hỗ trợ của các
tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, các mơ hình cung cấp dịch vụ cho nam
giới gây bạo lực mới được triển khai cụ thể và rõ ràng tại một số địa
phương trên cả nước. Do đó tính đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam chưa
có một cơng trình nghiên cứu khoa học nào mô tả một cách đầy đủ hoạt
động nghiên cứu đánh giá về vấn đề CTXH với nam giới trong việc giảm
thiểu BLGĐ.

7


Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI NAM GIỚI TRONG VIỆC GIẢM THIỂU BẠO LỰC GIA ĐÌNH
2.1 Bạo lực gia đình
2.1.1 Khái niệm
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có
khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác

trong gia đình.
2.1.2 Các hình thức bạo lực gia đình
Các hành vi bạo lực cụ thể được nhóm gộp thành 4 nhóm chính:
Bạo lực thể chất: Là hình thức bạo lực trực tiếp lên thể xác của nạn nhân,
thường xuất hiện sau một giai đoạn đã kiểm soát và đã áp đặt quyền lực,
thống trị người bị bạo lực về tinh thần.
Bạo lực tinh thần: Là hình thức phổ biến và đa dạng nhất nhằm kiểm soát và
thống trị nạn nhân về mặt tinh thần. Bạo lực tinh thần cũng là hậu quả của 3
loại bạo lực còn lại. Điều này thể hiện ở các hành vi nghiêm trọng có thể ảnh
hưởng tới sức khoẻ tâm lý/ tinh thần của nữ giới.
Bạo lực tình dục: Là hành vi quấy rối tình dục hoặc cưỡng ép quan hệ tình
dục ngoài ý muốn của nạn nhân, sử dụng những lời lẽ hoặc hành động
cưỡng ép nạn nhân thực hiện những hành vi tình dục. Bạo lực tình dục hạ
thấp giá trị nhân phẩm của nạn nhân, làm họ cảm thấy như bị hiếp dâm (
đau đớn về thể xác, nhục nhã về tinh thần).
Bạo lực kinh tế: Là hành vi nhằm xoá bỏ sự độc lập kinh tế của nạn nhân
2.2 Nam giới gây bạo lực gia đình
2.2.1 Khái niệm
Nam giới gây bạo lực là việc nam giới có những hành động gây ra các tổn
thương về mặt thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế đối với những thành viên
nữ trong gia đình hoặc đe doạ sử dụng những hành động nói trên nhằm gây ảnh
hưởng, ép buộc và tước đoạt sự tự do và những quyền cơ bản của nữ giới.
2.2.2 Đặc điểm của nam giới gây bạo lực gia đình
Về mặt nhận thức, thái độ và hành vi

8


2.2.3 Những khó khăn và nhu cầu của nam giới gây bạo lực gia đình
Luận án đã nêu lên những khó khăn nhất định của nam giới gây bạo

lực về các khía cạnh tâm lý; xã hội và thể chất. Từ đó, luận án đã phân tích
về các nhu cầu của những người nam giới gây bạo lực.
2.3 Dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực gia đình
2.3.1 Cơng tác xã hội trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình
Cơng tác xã hội trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình là tồn bộ
các hoạt động chun nghiệp về phịng ngừa, ứng phó và giải quyết vấn đề
bạo lực gia đình từ cấp độ cá nhân, gia đình và cộng đồng thơng qua việc nâng
cao năng lực phịng, chống bạo lực gia đình cho nạn nhân, người có hành vi
bạo lực, các thành viên trong gia đình và cộng đồng, được thực hiện bởi đội
ngũ nhân viên CTXH hướng tới mục tiêu nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực
gia đình. Cơng tác xã hội nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình có 5 nhiệm vụ chủ
yếu sau: (1) Kịp thời phát hiện và ngăn chặn các biểu hiện của bạo lực gia đình;
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống BLGĐ; (2) Nâng cao
năng lực ứng phó với bạo lực gia đình cho các thành viên trong gia đình có
nguy cơ bị bạo lực; (3) Phát triển mạng lưới PCBLGĐ tại cộng đồng; xây dựng
và nhân rộng các mơ hình, các dịch vụ hỗ trợ người có nhu cầu trợ giúp trong
lĩnh vực PCBLGĐ; (4) Cung cấp các dịch vụ xã hội như: tham vấn cá nhân, hỗ
trợ pháp lý, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm…cho các đối tượng cần trợ giúp
trong lĩnh vực PCBLGĐ để họ nhanh chóng khắc phục hậu quả do BLGĐ gây
ra, phục hồi chức năng xã hội, hoà nhập vào sự phát triển chung của xã hội; (5)
Tham vấn cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến
PCBLGĐ để các chính sách khi đi vào đời sống thực sự phát huy hiệu quả,
đảm bảo các chính sách khi đi vào đời sống thực sự phát huy hiệu quả, đảm
bảo các quyền con người, quyền bình đẳng nam nữ của người cần được trợ
giúp trong công tác PCBLGĐ.
2.3.2 Dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực gia đình
Dịch vụ cơng tác xã hội được hiểu là các dịch vụ cụ thể hố luật pháp,
chính sách của nhà nước về các lĩnh vực trong đời sống xã hội bao gồm tâm lý,
y tế, giáo dục, pháp lý nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng, được cung
cấp thơng qua các mơ hình khác nhau dựa trên nền tảng của CTXH chuyên

nghiệp. Dịch vụ CTXH góp phần giảm thiểu những rào cản và bất bình đẳng

9


trong xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới một xã hội lành
mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh
xã hội tiên tiến.
Dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực gia đình là hoạt động
chuyên nghiệp của CTXH trong đó nhân viên CTXH sử dụng các phương
pháp, cách thức tiếp cận cần thiết nhằm cung cấp các hoạt động hỗ trợ cho
nam giới GBL về các lĩnh vực trong đời sống xã hội bao gồm tâm lý, y tế, giáo
dục, pháp lý, thơng qua các mơ hình khác nhau dựa trên nền tảng của CTXH
chuyên nghiệp. Dịch vụ CTXH với nam giới gây BLGĐ nhằm trợ giúp cho
nam giới là người trực tiếp hoặc tiềm tàng gây ra bạo lực, hướng tới sự thay
đổi nhận thức, thái độ và loại bỏ hành vi bạo lực với nữ giới, góp phần nâng
cao hiệu quả của cơng tác phịng chống và giảm thiểu BLGĐ.
2.3.3 Một số dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu
BLGĐ
Luận án đã phân tích và khảo sát nghiên cứu 5 dịch vụ CTXH với nam giới
trong việc giảm thiểu BLGĐ. Cơ sở để đề xuất các dịch vụ này là dựa vào
phân tích về vai trị, nội dung và hình thức hoạt động của các mơ hình dịch
vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ; các quy định pháp lý
của nhà nước triển khai các dịch vụ CTXH trong việc giảm thiểu BLGĐ
hướng tới nhóm đối tượng nam giới GBL; thực tiễn tại địa bàn khảo sát
đang triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu
BLGĐ. Cụ thể có 5 dịch vụ sau được phân tích:
(1) Dịch vụ truyền thơng vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong
PCBLGĐ; (2) Dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới gây bạo lực; (3) Dịch
vụ tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực; (4) Dịch vụ tham vấn tâm lý cá

nhân ; (5) Mơ hình câu lạc bộ cung cấp dịch vụ cho nam giới gây bạo lực.
2.3.4 Mơ hình câu lạc bộ cung cấp dịch vụ cho nam giới gây bạo lực
Mô hình câu lạc bộ cung cấp dịch vụ cho nam giới gây bạo lực gọi
tắt là CLB nam giới GBL mà luận án tiến hành khảo sát là một mô hình
CTXH cung cấp dịch vụ cho nam giới GBL trong đó cụ thể cung cấp dịch
vụ giáo dục truyền thơng nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi
nhằm giảm thiểu BLGĐ. Mơ hình CLB nhóm nam giới GBL này được thực
hiện và cung cấp tại cộng đồng.

10


2.3.5 Một số lý thuyết vận dụng trong cung cấp dịch vụ CTXH với nam
giới trong việc giảm thiểu BLGĐ
Luận án tiếp cận và vận dụng những luận điểm từ các lý thuyết điển hình
trong CTXH, qua đó góp phần cung cấp những lý giải về nguyên nhân gây
ra các hành vi bạo lực gia đình của nam giới và cung cấp những định hướng
trong cách thức hỗ trợ với nam giới gây bạo lực gồm: Thuyết hệ thống;
Thuyết thân chủ trọng tâm của Carl Rogers; Thuyết nhận thức – hành vi;
Thuyết nhu cầu Maslow.
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH với nam giới trong việc
giảm thiểu BLGĐ
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến dịch vụ công tác xã hội với nam giới
trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình có thể rút ra 6 nhóm yếu tố cơ bản
sau đây: (1) Nam giới gây bạo lực; (2) Vai trò năng lực của nhân viên
CTXH và cán bộ địa phương; (3) Gia đình; (4) Chính sách, luật pháp; (5)
Tài chính;(6) Cộng đồng.
Chương 3
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NAM GIỚI
GÂY BẠO LỰC NHẰM GIẢM THIỂU BẠO LỰC GIA ĐÌNH

TẠI TỈNH QUẢNG NINH
3.1 Đặc điểm địa bàn khảo sát và mẫu phỏng vấn
300 nam giới gây bao lực đã tham gia vào cuộc khảo sát được tiến hành trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh cụ thể trên 3 khu vực:
Thành phố Hạ Long: 1 trong 4 thành phố của tỉnh và là thủ phủ, trung tâm
kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh;
Huyện Vân Đồn: Huyện đảo miền núi nằm ở vị trí phía Đơng Bắc của Tổ
quốc, chiếm 9,3% diện tích tồn tỉnh Quảng Ninh;
Huyện Hải Hà: Huyện miền núi biên giới giáp biển về phía Đơng Bắc của
tỉnh Quảng Ninh.
3.2 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại tỉnh Quảng Ninh
Nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi để đánh gía thực trạng hành vi bạo
lực của nam giới trả lời khảo sát với vợ của mình trong vịng 12 tháng
trước. Kết quả cho thấy tình trạng bạo lực của nam giới diễn ra trên cả 4

11


nhóm bạo lực với đa dạng các hành vi khác nhau, trong đó hành vi bạo lực
tinh thần là dạng bạo lực nam giới sử dụng nhiều nhất (58,3%) sau đó đến
bạo lực kinh tế (41,7%), bạo lực thể xác ( 37%) và ít nhất là hành vi bạo lực
tình dục (27,3%).
Nghiên cứu đã tiến hành phân tích tương quan mối quan hệ giữa
mức độ bạo lực của nam giới với vợ và các đặc điểm nhân khẩu-xã hội của
cá nhân và gia đình. Kết quả cho thấy các yếu tố thu nhập, khu vực sinh
sống và trình độ học vấn có mối liên quan chặt chẽ với tỷ lệ gây bạo lực với
vợ. Nam giới có thu nhập thấp thể hiện cho mức sống của gia đình thấp có
tỷ lệ gây bạo lực với vợ cao hơn đáng kể so với nhóm thu nhập cao hơn ở
tất cả các hình thức bạo lực với vợ. Ngồi ra, nam giới sinh sống ở khu vực
huyện miền núi Hải Hà có tỷ lệ gây các hành vi bạo lực cao hơn nhiều so

với nam giới sống ở khu vực huyện đảo Vân Đồn. Điểm lưu ý là tỷ lệ nam
giới gây bạo lực với vợ ở thành phố Hạ Long cao hơn đáng kể so với huyện
đảo Vân Đồn và không khác biệt nhiều so với huyện Hải Hà. Trình độ học
vấn của nam giới quyết định loại hành vi bạo lực sử dụng với vợ. Nam giới
có trình độ học vấn trung học phổ thơng trở lên có hành vi bạo lực tinh thần
với vợ cao hơn đáng kể so với người chồng có học vấn thấp hơn, trong khi
đó, nam giới có trình độ càng thấp thường sử dụng các hành vi bạo lực thể
xác càng nhiều.
3.3 Thực trạng hiểu biết và nhu cầu của nam giới tiếp cận với các dịch
vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ
3.3.1 Hiểu biết của nam giới về các loại hình dịch vụ CTXH nhằm giảm
thiểu BLGĐ
Đánh giá về hiểu biết của nam giới về các dịch vụ CTXH nhằm
giảm thiểu BLGĐ sẽ giúp khái quát được mức độ phổ biến và đánh giá
công tác tuyên truyền giới thiệu về các dịch vụ từ phía ban ngành có liên
quan với nam giới. Theo kết quả điều tra, dịch vụ truyền thông vận động
giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống BLGĐ là dịch vụ có tỷ lệ
nam giới biết đến cao nhất trong 5 dịch vụ kể trên. Có đến 216/300 nam
giới chiếm 72% biết đến dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao
nhận thức trong PCBLGĐ. Dịch vụ được nam giới tham gia khảo sát biết
đến nhiều thứ hai đó là dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới gây bạo lực có

12


122/300 nam giới chiếm 40,7% biết đến dịch vụ này. Dịch vụ tư vấn pháp
lý cho nam giới gây bạo lực là dịch vụ được nam giới GBL biết đến thứ 3
với 36,3%. Nam giới tham gia khảo sát có hiểu biết nhiều thứ 4 về dịch vụ
tham vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân với 31,7%. Dịch vụ có hiểu biết ít nhất của
nam giới GBL tham gia khảo sát là Câu lạc bộ nam giới gây bạo lực chỉ có

71/300 nam giới chiếm 23,7%, vì hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
mơ hình dịch vụ này vẫn chưa được triển khai rộng khắp ở nhiều địa bàn
mà mới chỉ có duy nhất 1 “CLB nam giới phịng chống BLGĐ” được hình
thành vào năm 2019 tại xã Quảng Thành huyện Hải Hà.
3.3.2 Nhu cầu tham gia của nam giới gây bạo lực với các dịch vụ công
tác xã hội nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình
Kết quả cho thấy phần lớn nam giới khi gây bạo lực đều có nhu cầu
tham gia và sử dụng 5 dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ khi tỷ lệ lựa
chọn cả 5 dịch vụ đều trên 50%. Dịch vụ CLB nhóm nam giới GBL được
nam giới mong muốn có nhu cầu tham gia và sử dụng nhiều nhất với 83%,
xếp ngay sau đó là dịch vụ tư vấn pháp lý (79,7%), tiếp đến là dịch vụ
truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức ( 66,7%), dịch vụ tham
vấn hỗ trợ tâm lý ( 61,7%) và cuối cùng là dịch vụ hỗ trợ việc làm ( 56,7%).
Với dịch vụ CLB nhóm nam giới GBL, nội dung mà nam giới
mong muốn nhận được khi tham gia CLB nhóm là sự tư vấn, kết nối dịch vụ
trợ giúp thành viên có nhu cầu (76%), có mơi trường để các người đàn ơng
trong gia đình có cơ hội được giao lưu, chia sẻ, giải toả căng thẳng xung
đột trong gia đình (75,7%), học hỏi được những kỹ năng giải quyết xung
đột gia đình mà không sử dụng bạo lực (73%) và nhận diện thực hành được
các kỹ năng sống trong việc giải quyết xung đột gia đình thơng qua các tình
huống vui nhộn, hấp dẫn mà các buổi sinh hoạt CLB mang lại (70,3%).
Việc nam giới có nhu cầu tham gia vào CLB nam giới gây BL cao như vậy
là một tín hiệu rất đáng mừng trong việc nhận thức và thái độ của nam giới
với vấn đề phòng chống và giảm thiểu BLGĐ.
Trong loại hình hỗ trợ về tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực,
nội dung mà nam giới có mong muốn được sử dụng nhiều nhất là Hỗ trợ
pháp lý trong ly hôn ( 73,3%), Cung cấp kiến thức về các quyền của người

13



bị bạo lực (71%) và Các hình thức xử lý đối với hành vi bạo lực gia đình
(65%).
Thơng qua dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận
thức trong phịng chống bạo lực gia đình, nam giới mong muốn chủ yếu là được
cung cấp Sổ tay về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; Phóng sự, video
clip, đĩa VCD, CD đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông
tin điện tử tỉnh, bản tin công tác xã hội; tờ rơi, tờ gấp, áp phích; băng rơn,, khẩu
hiệu tun truyền về chương trình phịng chống bạo lực gia đình (66,0%);Tham
gia lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, có liên quan đến gia đình như
các kỹ năng kiểm sốt, tư vấn, ứng phó và giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng
giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, phịng, chống bạo lực gia
đình (65,7%) và được tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng kiểm chế nóng
giận và kiểm sốt hành vi bạo lực (64,3%) .
Với dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân, tỷ lệ hoạt động nam
giới lựa chọn có nhu cầu sử dụng cao nhất là nhận được Tư vấn trực tiếp
qua tổng đài miễn phí 18001769 ( 60,7%), tư vấn cá nhân trực tiếp tại
trung tâm công tác xã hội (59,7%).
Trong dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới gây bạo lực, nam giới
chủ yếu mong muốn nhận được sự Tư vấn, giới thiệu việc làm thông qua
trung tâm giới thiệu việc làm của địa phương ( 55%)và Cung cấp thông tin
cho thị trường lao động, tạo cầu nối cho lao động trong và ngoài tỉnh được
trực tiếp xúc tiến các quan hệ lao động với doanh nghiệp ( 55%).
3.4 Thực trạng dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu
BLGĐ
3.4.1 Đánh giá chung
Hầu hết ý kiến của nam giới ở cả 3 khu vực có đánh giá phân vân
về các nhận xét tích cực khi đều chiếm tỷ lệ từ 39% trở lên. Kết quả này có
thể hiểu đa số nam giới cịn chưa đánh giá tích cực về các dịch vụ CTXH
với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ tại Tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên có

tín hiệu tốt khi phần lớn ở cả 10 nhận xét tỷ lệ nam giới đồng ý cũng xếp
thứ hạng 2 mặc dù chỉ chiếm khoảng 20 – 30 %. Qua đó thấy được cơng tác
triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ đã đáp

14


ứng được yêu cầu của một bộ phận không nhỏ nam giới tham gia sử dụng
dịch vụ. Những điểm hạn chế trong công tác triển khai các dịch vụ CTXH
dẫn đến tình trạng thu hút được cịn ít đối tượng sử dụng dịch vụ là nam giới
GBL trước hết phải nhắc đến công tác truyền thông quảng bá đến nam giới về
các dịch vụ CTXH hỗ trợ nam giới GBL còn nhỏ lẻ và độ bao phủ thấp. Đặc biệt
nam giới GBL sử dụng dịch vụ có những đánh giá chưa cao về năng lực của đội
ngũ nhân viên CTXH và cán bộ phụ trách, với nguyên nhân cơ bản là đội ngũ
cán bộ có trách nhiệm liên quan đều là kiêm nhiệm nên làm việc không hết trách
nhiệm, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ năng cung cấp dịch vụ, đội ngũ
cán bộ, nhân viên hỗ trợ làm nhiệm vụ cung cấp thông tin và kết nối nam giới
GBL nhằm tăng khả năng tiếp cận và tham gia của nam giới sử dụng các dịch vụ
CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ còn mỏng và hạn chế, nhất là ở các khu vực
vùng sâu vùng xa hoặc khu vực cấp xã, phường.
Xét theo khu vực sinh sống, nam giới ở khu vực Huyện Vân Đồn
có tỷ lệ đồng ý với tất cả các đánh giá tích cực về các dịch vụ CTXH với
nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ cao nhất trong cả 3 khu vực. Tỷ lệ nam
giới phân vân với các đánh giá tích cực về các dịch vụ CTXH với nam giới
nhằm giảm thiểu BLGĐ chủ yếu ở thành phố Hạ Long là nhiều nhất. Và
nam giới ở Huyện Hải Hà có tỷ lệ khơng đồng ý với các đánh giá tích cực
về các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ là chủ yếu.
Điều này lý giải được rõ nét vì sao tỷ lệ bạo lực của nam giới ở cả 4 nhóm
diễn ra ở Huyện Vân Đồn luôn thấp nhất, Huyện Hải Hà có tỷ lệ bạo lực
của nam giới cao nhất và Thành phố Hạ Long thường có tỷ lệ bạo lực của

nam giới ln xếp ở vị trí nhiều thứ 2 trong cả 3 khu vực. Từ đây thấy được
mối tương quan về chất lượng đáp ứng các dịch vụ CTXH với nam giới ở
từng khu vực sinh sống với tỷ lệ BLGĐ. Ở khu vực nào các công tác triển
khai dịch vụ càng tốt thì tỷ lệ bạo lực càng thấp và ngược lại.
3.4.2 Đánh giá về cụ thể từng loại hình dịch vụ
Dịch vụ truyền thơng vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong
phòng chống bạo lực gia đình
Mức độ đánh giá đáp ứng được các nhu cầu của nam giới khi tham
gia dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng

15


chống bạo lực gia đình phần lớn lại chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu
cầu của họ ( 98/169) đã tham gia trải nghiệm dịch vụ), sau đó là ý kiến đánh
giá dịch vụ truyền thông không đáp ứng được nhu cầu của họ ( 73/169 đã
tham gia trải nghiệm dịch vụ).
Nhìn chung phần lớn nam giới GBL tham gia dịch vụ đánh giá tương
đối hiệu quả dịch vụ này. Nam giới GBL tham gia sử dụng dịch vụ phần lớn
đồng ý rằng dịch vụ truyền thông đã giúp họ hiểu được kể cả khi nóng giận thì
cũng phải kiềm chế và tìm giải pháp thích hợp để giải quyết, khơng bạo lực với
vợ (điểm trung bình 2,78 theo thang đo 4 mức, 1 là không đồng ý và 4 là hoàn
toàn đồng ý); nam giới GBL hoàn toàn nắm được về Luật Phịng chống bạo lực
gia đình ( điểm trung bình 2,62); nam giới hồn tồn chủ động, tích cực trong
các hoạt động phịng, chống bạo lực gia đình ở địa phương ( điểm trung bình
2,68); nam giới GBL hoàn toàn dần dần hạn chế và chấm dứt các hành vi bạo
lực đối với vợ ( điểm trung bình 2,66); Nam giới GBL hồn tồn nhận diện được
các hành vi định kiến giới trong cuộc sống hàng ngày (điểm trung bình 2,68);
Nam giới GBL hồn tồn biết hành vi bạo lực phụ nữ của mình là trái pháp luật
( điểm trung bình 2,78).

Dịch vụ hỗ trợ việc làm
Tỷ lệ nam giới đánh giá không đáp ứng được nhu cầu của tơi là chủ
yếu có 13/32 đã sử dụng dịch vụ, gần như tương đương với mức đánh giá
đáp ứng được toàn bộ nhu cầu với 11/32 người. Với 32 nam giới đã
từng tham gia sử dụng dịch vụ trên họ đều cảm thấy bình thường, trong
đó thấp nhất là mức điểm trung bình 2,03 đối với Được giải quyết việt
làm và tạo việc làm, cao nhất là điểm trung bình 2,34 với Tạo cầu nối
cho người lao động là nam giới được trực tiếp xúc tiến các quan hệ lao
động với doanh nghiệp thông qua các phiên chợ giao dịch việc làm, mức
giữa là điểm trung bình 2,34 với Tạo cầu nối cho người lao động như tôi
được trực tiếp xúc tiến các quan hệ lao động với doanh nghiệp thông
qua các phiên chợ giao dịch việc làm.
Dịch vụ tư vấn pháp lý
Số nam giới đánh giá không đáp ứng được nhu cầu của họ lên tới 35/54
người đã sử dụng dịch vụ, thậm chí cịn khơng có ai lựa chọn phương án đáp ứng
được toàn bộ nhu cầu của họ. Theo kết quả điều tra khảo sát, có 54/300 nam

16


giới trả lời đã từng tham gia và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam
giới gây bạo lực chiếm 18%, qua đó thấy được tỷ lệ nam giới được tiếp cận
sử dụng dịch vụ này còn rất hạn chế và ít ỏi.
Tuy nhiên trong số 54 nam giới đã từng sử dụng dịch vụ đều cảm
thấy bình thường, chỉ có 3 kết quả được mọi người đánh giá là đồng ý với
những đánh giá tích cực trong quá trình sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý cho
nam giới GBL. Cụ thể, thông qua sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý bản thân nam
giới biết các hình thức xử lý đối với hành vi bạo lực gia đình (điểm trung bình
2,56); Thấy được hành vi bạo lực của mình tương ứng với mức xử phạt nào và
trách nhiệm của mình như thế nào ( điểm trung bình 2,54); Tư vấn cách viết đơn,

hồ sơ khai báo (điểm trung bình 2,52). Từ đó thấy được nếu tỷ lệ nam giới GBL
được tiếp cận và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý nhiều hơn nữa thì hiệu quả mang
lại sẽ cao hơn trong việc giảm thiểu được BLGĐ. Tuy nhiên, ở một số khía cạnh
khác, mức độ đánh giá hiệu quả có thấp hơn. Chẳng hạn, việc đã nắm được các
quyền của người bị bạo lực (điểm trung bình 2,39); Biết về trách nhiệm của
người gây bạo lực (điểm trung bình 2,43); Được hỗ trợ các thủ tục pháp lý (điểm
trung bình 2,37); Được hỗ trợ tại các phiên tồ xét xử (điểm trung bình 2,44);
Được hỗ trợ sau ly hơn (điểm trung bình 2,31).
Dịch vụ tư vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân
Có đến 29/36 nam giới đã sử dụng dịch vụ cho rằng dịch vụ này
không đáp ứng được nhu cầu của họ. Cùng với đó chất lượng của dịch vụ tư
vấn hỗ trợ tâm lý chưa đáp ứng được nhu cầu và mong mỏi của nam giới
GBL là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nam giới lựa chọn dịch vụ này
không đáp ứng được nhu cầu của họ cao đến như vậy.
Với 54 nam giới GBL đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý cá nhân đều cảm
thấy bình thường. Chỉ có một kết quả được đánh giá đồng ý phần lớn là
thông qua dịch vụ tư vấn tâm lý đã giúp họ làm chủ được bản thân và kiểm
soát cơn tức giận (điểm trung bình 2,72). Cịn lại nam giới GBL đã tham
gia sử dụng dịch vụ đều có mức đồng ý thấp với các đánh giá về việc thông
qua dịch vụ này giúp họ giảm tải căng thẳng, bức xúc (điểm trung bình
2,33); Ngăn cản được những hành vi bạo lực kế tiếp của họ (điểm trung
bình 2,33); Tạo lập được khơng gian trị chuyện cởi mở về tâm tư với người

17


bị bạo lực( điểm trung bình 2,28); Được hỗ trợ về thể chất và tinh thần khi
bị tổn thương (điểm trung bình 2,39.
Câu lạc bộ nam giới gây bạo lực
Có tới 13/14 nam giới đã trải nghiệm cho rằng dịch vụ CLB nhóm

nam giới gây BL khơng đáp ứng được nhu cầu của họ. Chất lượng của dịch
vụ CLB nhóm nam giới cịn hạn chế vì quy mơ tổ chức chưa bài bản dẫn
đến chưa đáp ứng được nhu cầu của nam giới GBL tham gia là những
nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nam giới lựa chọn dịch vụ này khơng đáp ứng
được nhu cầu của họ cao nhất. Vì lý do trên nên trong đánh giá của nam
giới khi được tham gia sử dụng dịch vụ CLB nam giới đó phổ biến là khơng
đồng ý (điểm trung bình 1,29) với việc nắm được về luật Phòng chống bạo
lực gia đình; Tạo lập được khơng gian trị chuyện cởi mở về tâm tư với
người bị bạo lực; Chủ động, tích cực trong các hoạt động CLB cũng như
hoạt động phòng, chống BLG ở địa phương. Tuy nhiên nam giới GBL cũng
có những đánh giá bình thường trong việc thơng qua CLB đã giúp thành
viên nam giới ngăn cản được những hành vi bạo lực kế tiếp (điểm trung
bình 2,14); Làm chủ được bản thân và kiểm soát cơn tức giận (điểm trung
bình 2,14); Nhận ra giá trị của gia đình cũng như ý nghĩa của việc chia sẻ
trách nhiệm, công việc, gương mẫu của người cha trong gia đình (điểm
trung bình 2,14). Do đó nếu biết phát huy và thay đổi được hình thức và xây
dựng mơ hình hoạt động CLB nam giới GBL chuyên nghiệp và hấp dẫn
hơn chắc chắn sẽ tạo nên những kết quả ấn tượng như những CLB nam giới
GBL trên khắp cả nước đã chứng minh.
3.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với
nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy những hiểu biết và khả năng tiếp
cận của nam giới GBL với các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm
thiểu BLGĐ còn rất hạn chế, đặc biệt là tỷ lệ nam giới tham gia sử dụng
cũng như đánh giá chất lượng sử dụng các dịch vụ CTXH với nam giới
nhằm giảm thiểu BLGĐ còn nhiều bất cập. Vậy những yếu tố nào đang cản
trở nam giới GBL tiếp cận sử dụng các dịch vụ và hiệu quả của các dịch vụ
với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ.

18



3.5.1 Yếu tố thuộc về nam giới gây bạo lực
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, các nguyên nhân được nam giới
lựa chọn nhiều nhất đó là Đối tượng/ khách hàng chưa biết hoặc chưa tin
tưởng vào các dịch vụ hỗ trợ (59%). Đây là nguyên nhân lớn nhất nam giới
cho rằng điều này gây cản trở đến việc mình tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ
cũng như kết quả trợ giúp của các dịch vụ CTXH đó với mình. Khi sử dụng
dịch vụ CTXH thì yếu tố thuộc về bản thân nam giới gây bạo lực có ảnh hưởng
nhiều nhất đến hiệu quả, chất lượng dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ và
là nhóm yếu tố được nam giới tham gia trả lời đánh giá ảnh hưởng rất nhiều với
mức điểm trung bình 1,43 ( tác động rất nhiều). Trong yếu tố thuộc về bản thân
nam giới với câu hỏi khi cho biết những trải nghiệm của mình trong quá
trình tiếp cận một trong các dịch vụ CTXH trên chỉ có 43% nam giới trả lời
tự nguyện tham gia sử dụng dịch vụ và 44,3% sẵn sàng tiếp nhận các hoạt
động trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ. Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho
thấy: Đa phần nam giới gây bạo lực đều nhận thấy sự tự nguyện tham gia và
sẵn sàng thực hiện các yêu cầu khi sử dụng dịch vụ của họ là yếu tố quan
trọng nhất quyết định kết quả của quá trình tham gia sử dụng các dịch vụ
CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ.
Về quan hệ giữa trình độ học vấn của nam giới với mức độ hiểu
biết và nhu cầu sử dụng của nam giới về các dịch vụ CTXH với nam giới
nhằm giảm thiểu BLGĐ, kết quả cho thấy, trình độ học vấn của nam giới
càng cao thì sự hiểu biết về dịch vụ truyền thơng nâng cao nhận thức trong
phịng chống và giảm thiểu BLGĐ càng cao.Do đó ngược lại với 4 loại hình
dịch vụ cịn lại bao gồm hỗ trợ việc làm, tư vấn pháp lý, tham vấn tâm lý cá
nhân và CLB nam giới, thì nam giới có trình độ học vấn ở mức trung bình
có hiểu biết nhiều hơn về các dịch vụ này. Xét theo nhu cầu tham gia sử
dụng dịch vụ của nam giới, nam giới có học vấn từ THPT có nhu cầu sử
dụng các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ cao hơn hẳn

so với nam giới có trình độ cao hơn.
3.5.2 Yếu tố vai trò năng lực của nhân viên CTXH và cán bộ địa phương
Nguyên nhân các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu
BLGĐ chưa đáp ứng được nhu cầu của mình được nam giới lựa chọn nhiều
kế tiếp là Ít nhân viên hỗ trợ chiếm 57%. Xét theo khu vực, huyện Hải Hà có

19


tỷ lệ nam giới đánh giá nguyên nhân ít nhân viên hỗ trợ là cao nhất với 73,6%,
sau đó là Huyện Vân Đồn ( 51%). Điều này phản ánh đúng thực tế khi ở khu
vực huyện miền núi hay hải đảo với điều kiện địa lý đặc thù nên số lượng nhân
viên CTXH, cán bộ phụ trách liên quan và đội ngũ cộng tác viên văn hoá hay
CTXH mỏng và ít hơn so với khu vực trung tâm thành phố. Những nguyên
nhân được nêu nhiều tiếp theo bao gồm: Thái độ cơ quan cung cấp dịch vụ
chưa tốt (48,3%) và Nhân viên xã hội thiếu chuyên nghiệp, kiến thức và kinh
nghiệm còn hạn chế (47,7%). Tỷ lệ nam giới đánh giá nhóm nguyên nhân này
cao tập trung ở huyện Hải Hà 62,6% & 63,7%, thấp nhất ở huyện Vân Đồn.
Yếu tố này được nam giới tham gia khảo sát lựa chọn quan trọng thứ bậc 3,
được coi là tác động nhiều tới sự tham gia dịch vụ của nam giới. Thực trạng
kiến thức, kỹ năng chuyên môn và sự chuyên nghiệp của người cung cấp dịch
vụ là nhân viên CTXH và các cán bộ có trách nhiệm liên quan đã được thể hiện
rõ hơn qua tỷ lệ trả lời cho các trải nghiệm của nam giới GBL, đa số tỷ lệ chọn
khơng đáp ứng được các tiêu chí.
3.5.3 Yếu tố gia đình
Yếu tố này được nam giới coi là có mức độ ảnh hưởng nhiều tới sự
tham gia dịch vụ của nam giới. Tỷ lệ đánh giá của nam giới tham gia khảo
sát về các chiều cạnh hỗ trợ của gia đình cũng cho thấy rõ điều đó. Các kết
quả cho thấy phần lớn nam giới gây bạo lực chưa thực sự nhận được sự
giúp đỡ ủng hộ từ phía các thành viên gia đình khi họ tham gia sử dụng

dịch vụ và kết nối thúc đẩy họ tiếp cận đến các dịch vụ CTXH nhằm giảm
thiểu BLGĐ. Kết quả cũng gợi ra rằng có thể chính bản thân nam giới gây
bạo lực khơng chia sẻ với gia đình của họ để tìm nguồn lực tích hỗ trợ mình
trong q trình họ tham gia sử dụng dịch vụ.
3.5.4 Yếu tố chính sách, pháp luật
Yếu tố chính sách pháp luật ở đây ngồi các chính sách pháp luật ở
tầm vĩ mơ thuộc thẩm quyền ban hành của nhà nước thì đó cịn là hệ thống
chính sách của địa phương quy định về các nội dung, cách thức thực hiện
của công tác PCBLGĐ nói chung và các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm
giảm thiểu BLGĐ nói riêng. Đối với nhóm nam giới GBL nhóm yếu tố
thuộc về chính sách pháp lý được đánh giá là ảnh hưởng nhiều với thứ bậc

20


4 trong 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tham gia và sử dụng các
dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ.
3.5.5 Yếu tố tài chính
Đối với người sử dụng dịch vụ là nam giới GBL họ đánh giá yếu tố
liên quan đến điều kiện vật chất và kinh phí của dịch vụ bảo đảm có ảnh
hưởng nhiều đến quá trình họ tiếp cận và sử dụng dịch vụ CTXH nhằm
giảm thiểu BLGĐ.
3.5.6 Yếu tố cộng đồng
Nhìn chung, nam giới tham gia khảo sát đánh giá yếu tố cộng đồng
có mức độ ảnh hưởng nhiều đến việc bản thân tiếp cận, tham gia và sử dụng
các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ. Từ kết quả khảo sát nam giới
đã không muốn chia sẻ với các mối quan hệ xung quanh nên gần như tỷ lệ
nam giới nhận được sự hỗ trợ động viên từ phía cộng đồng là rất ít đến q
trình nam giới GBL tiếp cận tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm
giảm thiểu BLGĐ.

Chương 4
THỰC NGHIỆM MƠ HÌNH CÂU LẠC BỘ NAM GIỚI VÀ CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC
XÃ HỘI VỚI NAM GIỚI GÂY BẠO LỰC
4.1 Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong thực nghiệm mơ hình câu lạc
bộ nam giới tiên phong
Việc ứng dụng phương pháp CTXH nhóm trong mơ hình CLB nam giới
tiên phong dựa trên các cơ sở: Thông qua khảo sát của nghiên cứu nhận
thấy, thực trạng về kiến thức, thái độ, hành vi của nam giới về BLGĐ còn
hạn chế. Đặc biệt là sự thiếu hụt về các kỹ năng giải quyết xung đột gia
đình mà khơng sử dụng BLGĐ; Bên cạnh đó hiện nay tại tỉnh Quảng Ninh
chỉ có duy nhất một CLB nam giới được hình thành vào năm 2019 tại xã
Quảng Thành huyện Hải Hà. Tuy nhiên hoạt động còn ngắn hạn, nội dung
thiếu hấp dẫn, điều hành nhóm thiếu chuyên nghiệp cùng số lượng thành
viên hạn chế nên kết quả chưa cao cũng như hiệu quả chưa lâu dài; Trong
khi đó trên thế giới và một số địa phương trên cả nước đang đề cao và kiến
nghị nhân rộng mơ hình CLB nam giới tiên phong trong phịng chống và
giảm thiểu BLGĐ vì những kết quả tích cực mà CLB này mang lại; Đặc

21


biệt kết qủa nghiên cứu cho thấy đại bộ phận nam giới tham gia khảo sát có
nhu cầu tham gia CLB nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu BLGĐ và các
cán bộ lãnh đạo địa phương hoàn toàn ủng hộ việc xây dựng CLB.
4.2 Thực nghiệm mơ hình câu lạc bộ nam giới tiên phong
4.2.1 Mục đích
Cung cấp dịch vụ tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho nhóm
nam giới GBL thơng qua các buổi sinh hoạt của CLB nhằm nâng cao nhận thức,
thay đổi thái độ của nam giới GBL hướng tới sự giảm thiểu các hành vi bạo lực với

người vợ trong gia đình. Từ kết quả tích cực của CLB này sẽ là tiền đề để nhân
rộng mơ hình CLB nam giới GBL trên khắp các địa bàn của Tỉnh Quảng Ninh.
4.2.2 Tổ chức hoạt động
Thực nghiệm mơ hình“ CLB nam giới tiên phong ”với ý nghĩa nam
giới dẫn dầu trong cơng tác phịng chống và giảm thiểu BLGĐ. CLB sinh
hoạt 14 buổi với thời lượng 60 – 90 phút cho mỗi buổi trong vòng 14 tháng,
chương trình sinh hoạt nhóm được chia thành 3 phần với các nội dung đan
xen nhau.Việc thực nghiệm được thực hiện theo tiến trình CTXH nhóm
theo 4 giai đoạn: Chuẩn bị và thành lập CLB; Triển khai các hoạt động
CLB; Can thiệp và thực hiện nhiệm vụ; Lượng giá.
4.2.3 Đánh giá kết quả
1) Mức độ hoàn thành của mục tiêu về kiến thức
Việc đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu câu lạc bộ được thông qua phiếu tự
đánh giá bao gồm các kiến thức liên quan đến BLGĐ được nhóm viên tự đánh
giá trước và sau khi tham gia sinh hoạt CLB (Các câu hỏi trong phiếu tự
đánh gía theo thang điểm 100). Trong khảo sát đầu vào, hầu hết các nhóm
viên đều tự đánh giá mức độ hiểu biết của mình về các nội dung kiến thức
liên quan đến BLGĐ ở mức điểm thấp dao động từ 20 – 50. Sau khi CLB
kết thúc nhóm viên có điểm đánh giá khác biệt hẳn so với lúc trước khi
tham gia với chủ yếu mức điểm cao dao động từ 80 điểm trở lên và cao nhất
có những nhóm viên đạt điểm tuyệt đối 100 điểm. Phỏng vấn sâu nhóm
viên CLB sau sinh hoạt cũng ghi nhận những thay đổi tích cực về mặt kiến
thức của các nhóm viên xoay quanh các chủ đề

22


2) Mức độ hoàn thành của mục tiêu về kỹ năng
Sau tập huấn, hầu hết nhóm viên tự đánh giá mức độ thực hiện của mình ở mức
cao là 7 và 8. Điểm từ kiểm huấn viên CLB và trưởng nhóm đánh giá các

nhóm viên sau sinh hoạt CLB cũng ở mức 7 và 8 cho 15 thành viên CLB. Phân
tích thơng tin phỏng vấn sâu các nhóm viên thu được những kết quả tích
cực về kỹ năng xử trí mâu thuẫn xung đột của nhóm viên là nam giới GBL
với vợ của mình.
3) Mức độ hồn thành của mục tiêu về thái độ
Thông qua từng buổi sinh hoạt CLB, kiểm huấn viên ghi nhận thấy sự thay
đổi trong thái độ của nam giới. Trước hết là thái độ nhiệt tình tham gia các
buổi sinh hoạt CLB khi số lượng vắng mặt của nhóm viên cực hiếm và gần
như khơng có trừ các lý do bất khả kháng. Các thành viên tham gia với tâm
trạng vui vẻ và hợp tác hăng hái trong mọi hoạt động của buổi sinh hoạt
CLB, ngồi ra các nhóm viên có sự tương tác với nhau khá tốt do phần lớn
đều quen nhau từ CLB cũ.
4) Mức độ hoàn thành của mục tiêu về hành vi
Trước khi sinh hoạt CLB, hầu hết nhóm viên tự đánh giá mức độ thực
hiện của mình chủ yếu ở mức thấp 1,2,3. Sau tập huấn, hầu hết nhóm viên tự
đánh giá mức độ thực hiện của mình về các công cụ để giám sát hành vi bạo lực
và duy trì hành vi thay thế mới tích cực ở mức khá là 7. Điểm từ kiểm huấn viên
CLB và trưởng nhóm đánh giá các nhóm viên sau sinh hoạt CLB cũng ở mức 7
cho 15 thành viên CLB. Ngoài ra cịn thơng qua sự giám sát chặt chẽ của kiểm
huấn viên với các nhóm viên CLB về vấn đề bạo lực bằng nhiều phương tiện như
thường xuyên gọi điện trao đổi với nhóm viên và gia đình ( vợ) của nhóm viên
hay phỏng vấn sâu trực tiếp bất kỳ vợ nhóm viên. Q trình sinh hoạt CLB đã
thành cơng khi ghi nhận được việc nhóm viên có hành vi bạo lực với vợ giảm
dần và hạn chế hẳn so với trước đây. Đặc biệt là các thành viên CLB đã có nhiều
hành vi thể hiện sự chia sẻ yêu thương với người vợ của mình hơn.
4.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội với nam
giới nhằm giảm thiểu BLGĐ
Giải pháp 1: Nhân rộng mô hình câu lạc bộ Nam giới tiên phong tại Tỉnh
Quảng Ninh
Giải pháp 2: Tăng mức đầu tư hỗ trợ cho công tác PCBLGĐ


23


×