ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI
THỀN THỊ THU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN HƯƠNG NI
TẠI HUYỆN CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành: Chăn ni
Chun ngành: Chăn ni – Thú y
Khoa: Nơng Lâm
Khóa học: 2017 - 2021
LÀO CAI - 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI
THỀN THỊ THU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN HƯƠNG NI
TẠI HUYỆN CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành: Chăn ni
Chun ngành: Chăn ni – Thú y
Khoa: Nơng Lâm
Khóa học: 2017 – 2021
Giảng viên hướng dẫn. 1. ThS. Phạm Hải Ninh.
2. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà
LÀO CAI - 2021
1
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong Ban Giám đốc, Phịng đào tạo – NCKH&HTQT, Khoa Nơng Lâm Phân
hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
thực hiện đề tài và hồn thành khố luận.
Đặc biệt tơi xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Hải Ninh và PGS.TS
Nguyễn Mạnh Hà đã động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tơi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài và hồn thành khố luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức trong Bộ
môn Động vật Quý hiếm và Đa dạng Sinh học – Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành khố luận.
Lào Cai, ngày ... tháng ... năm 2021
Sinh viên
Thền Thị Thu
2
MỤC LỤ
3
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi..............................................................................22
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................23
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm...........................................................23
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu và theo dõi các chỉ tiêu..........................24
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................28
4.1. Khả năng sinh trưởng của lợn Hương......................................................28
4.1.1. Sinh trưởng tích luỹ...............................................................................28
4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối....................................30
4.2. Khả năng sinh sản của lợn Hương............................................................32
4.2.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục.....................................................................32
4.2.2. Khả năng sinh sản qua 3 lứa đẻ đầu......................................................34
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................40
5.1. Kết luận....................................................................................................40
5.2. Kiến nghị..................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................42
Tài liệu tiếng việt.............................................................................................42
Tài liệu nước ngồi...........................................................................................45
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG Q TÌNH THỰC TẬP..............................49
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Khả năng sinh lý sinh dục của lợn nái Hương
Bảng 4.2. Khả năng sinh sản của lợn Hương qua 3 lứa đẻ
Bảng 4.5.Sinh trưởng tích lũy của lợn Hương
Bảng 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của lợn Hương
5
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TÁT
Chữ cái viết tắt/ký hiệu
Cụm từ đầy đủ
Cs
Cộng sự
ĐVT
Đơn vị tính
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
MS
Lợn Meishan
Y
Lợn Yorkshire
L
Lợn Landrace
D
Lợn Duroc
g
Gam
kg
kilogam
KHCN
Khoa học công nghệ
NXB
Nhà xuất bản
KHKT
Khoa học kỹ thuật
1
2
2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình của lợn Hương
- Nguồn gốc của lợn Hương:
Lợn Hương có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập và nuôi phổ
biến ở các huyện biên giới Việt Nam – Trung Quốc thuộc tỉnh Cao Bằng. Do
sống ở vùng núi cao hiểm trở, việc thơng thương rất khó khăn, người dân địa
phương chỉ giao dịch, trao đổi hàng hóa tại chợ phiên, do đó lợn Hương chưa
bị lai tạp nhiều. Hơn nữa, so với các giống lợn bản địa khác, thịt lợn Hương
có mùi thơm đặc trưng riêng nên được người dân địa phương gọi là “lợn
Hương” từ xưa.
- Ngoại hình giống lợn Hương:
Lợn Hương có ngoại hình như sau:Lợn có lơng, da màu trắng, ở phần
đầu và phần mông (gốc lưng đuôi) có màu đen, vị trí tiếp giáp vùng lơng
trắng và lơng đen có một vệt đen mờ (màu da) (Xn Duy, 2015) [12]. Lợn có
đặc điểm khác hẳn với các giống lợn nội Việt Nam như: đầu to vừa phải, tai
nhỏ và dựng, mặt thẳng, mõm dài, có vệt trắng chạy từ giữa trán xuống mõm,
bụng thon gọn và không sệ, lưng tương đối thẳng và khơng võng, có 8 – 12
vú, thường là 10 vú.
2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của lợn Hương
- Đặc điểm sinh sản:
So với các giống lợn khác, lợn Hương thành thục sớm hơn, lợn đực mới
từ 40 - 50 ngày tuổi đã có những biểu hiện động dục, lợn cái 3 - 4 tháng tuổi
mới có biểu hiện động dục lần đầu.
Trong công tác giống, thông thường người chăn nuôi thường bỏ qua 2
lần động dục đầu tiên và cho phối giống vào lần động dục thứ 3 khi cơ thể lợn
đã trưởng thành, tương ứng với 5 - 6 tháng tuổi. Chu kỳ động dục của lợn nái
từ 17 - 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3-4 ngày, thời gian động dục trở
lại của lợn nái sau cai sữa 14 ngày. Thời gian mang thai bình quân 112 - 114
ngày (khoảng 3 tháng 3 tuần 3 ngày). Năng suất sinh sản của lợn Hương thấp
so với nhiều giống lợn nội của Việt Nam. Lợn có tuổi đẻ lứa đầu 11 - 12
tháng, số con sơ sinh sống 5 - 11 con/ổ, số con cai sữa 7,25 con/ổ.
-Đặc điểm sinh trưởng:
3
Lợn Hương sinh trưởng và phát triển chậm hơn so với các giống lợn
khác. Khối lượng trưởng thành thấp, lúc 8 tháng tuổi đạt 39,62 kg/con (35 –
40 kg) tỷ lệ thịt xẻ đạt 74,7%, tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ đạt 46,5%, mỡ/thịt xẻ
24,3%, xương/thịt xẻ 16,2%, da/thịt xẻ 12,5%.
2.1.3. Khả năng sinh trưởng
2.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng.
Sinh trưởng là q trình tích lũy các chất hữu cơ của cơ thể, là sự tăng
lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang và khối lượng các bộ phận toàn cơ thể
của con vật trên cơ sở của đặc tính di truyền sẵn có. Các giống gia súc khác
nhau có q trình sinh trưởng khác nhau, đó là q trình tích lũy các chất mà
chủ yếu là protein. Tốc độ và quá trình tổng hợp protein phụ thuộc vào hoạt
động của hệ thống gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể. Tiềm năng di truyền
của quá trình sinh trưởng ở gia súc được thể hiện thơng qua hệ số di truyền.
Để đánh giá sinh trưởng người ta có thể sử dụng sinh trưởng tuyệt đối,
sinh trưởng tương đối và sinh trưởng tích lũy. Sinh trưởng tuyệt đối là sự thay
đổi giá trị các chiều đo của cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Đồ
thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng hình parabol. Theo Clutter và Brascamp
(1998) [35] tính trạng quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng tuyệt đối của
lợn thịt là tăng khối lượng (g/ngày).
2.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tăng trọng của lợn thịt
Tính trạng về khả năng sinh trưởng của vật ni nói chung và của lợn
nói riêng được gọi chung là tính trạng sản xuất, hầu hết là tính trạng số lượng,
do đó nó chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền và ngoại cảnh.
- Ảnh hưởng của yếu tố di truyền:
Trong chăn nuôi lợn yếu tố dòng, giống ảnh hưởng rất lớn đến năng 13
suất sinh trưởng của lợn. Các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác
nhau hay q trình tích lũy các chất mà chủ yếu là protein khác nhau. Tốc độ
tổng hợp protein phụ thuộc vào sự hoạt động của gen điều khiển sự sinh
trưởng của cơ thể và tiềm năng di truyền về sinh trưởng của gia súc thông qua
hệ số di truyền.
- Giống lợn:
4
Các giống khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau, các giống lợn
nội có tốc độ sinh trưởng và sức sản xuất thấp hơn các giống lợn ngoại. Lợn
Móng Cái có tốc độ tăng khối lượng đạt 179 - 480g/ngày (Hau, 2008). Trong
khi đó trên đối tượng lợn ngoại theo kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân
và cs. (2001) [32] lợn Landrace và Yorkshire giai đoạn từ 25 - 90 kg có khả
năng tăng khối lượng là 551,4 g/ngày và 40,3 g/ngày.
Hệ số di truyền của các tính trạng sinh trưởng thường có giá trị ở mức
trung bình.
Bên cạnh hệ số di truyền, các tính trạng sinh trưởng cịn có mối tương
quan giữa các tính trạng. Tương quan di truyền giữa các cặp tính trạng là
thuận và chặt chẽ như tăng khối lượng và thu nhận thức ăn (r = 0,65). Tăng
khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch và khá
chặt chẽ và biến động từ -0,51 đến -0,56 (Nguyễn Văn Đức và cs., 2001)[9].
- Lai giống và ưu thế lai:
Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi,
còn tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên. Nghiên cứu về ưu thế lai
cá thể và ảnh hưởng của giống ở các giống lợn đối với các tính trạng sinh
trưởng cho thấy, con lai 1 giữa đực và cái của các giống trên có tăng khối
lượng hàng ngày cao hơn hơn so với bố mẹ thuần, đạt ưu thế lai tương ứng là
10,5% và - 7,5% ở hai tính trạng trên.
Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, các tính trạng khác nhau thì có mức
độ di truyền khác nhau.
Ảnh hưởng của ngoại cảnh:
- Dinh dưỡng
Trong chăn ni nói chung và chăn ni lợn nói riêng, chi phí thức ăn
chiếm tỷ lệ khá cao tới 70 - 75% giá thành, do đó tính trạng về tiêu tốn thức
ăn/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Thực tế cho thấy vật ni có khả năng sinh trưởng tốt do khả năng
đồng hoá cao, hiệu quả sử dụng thức ăn cao thì tiêu tốn thức ăn thấp, do đó
thời gian ni sẽ được rút ngắn. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng chính là
tỷ lệ chuyển hoá thức ăn của cơ thể đạt được tốc độ tăng khối lượng và đó
cũng chính là kết quả của q trình chuyển hố thức ăn. Tính 15 trạng về tiêu
5
tốn thức ăn và tăng khối lượng có mối tương quan nghịch do đó khi nâng cao
tăng khối lượng sẽ dẫn tới giảm chi phí thức ăn.
- Tính biệt
Evan và cs. (2003) [37] cho biết, lợn đực lớn nhanh hơn lợn cái. Lợn
đực hậu bị có tốc độ lớn nhanh nhưng khơng được người tiêu dùng ưa thích vì
mùi vị của nó. Sencic và cs. (2000) [55], Kortz và cs. (2005) [47] cũng xác
nhận lợn đực có khả năng tăng khối lượng cao hơn lợn cái tới 3%.
Ngoài ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng và tính biệt, sinh trưởng của
lợn còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường khác như tuổi và khối
lượng giết thịt, chế độ chăm sóc ni dưỡng, mùa vụ.
2.1.4. Khả năng sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
của lợn nái
2.1.4.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản lợn nái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu
quả chăn nuôi lợn nái. Năng suất sinh sản của lợn nái bao gồm rất nhiều chỉ
tiêu: Số con đẻ ra, số con sơ sinh sống, số con để nuôi, số con cai sữa, khối
lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa... Do đó, để đánh giá một cách đúng đắn
năng suất sinh sản của lợn cái cần phải xác định được các chỉ tiêu cơ bản,
quan trọng. Các chỉ tiêu này cần phải được tính chung trong tồn bộ thời
gian sử dụng lợn nái từ lứa đẻ đầu tiên đến lứa đẻ cuối cùng.
Các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: Số con
sơ sinh/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa
đẻ/nái/năm. Một số tác giả cho rằng: Các tính trạng năng suất sinh sản cho
phép đánh giá lợn nái bao gồm: Tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số
con/ổ, thời gian động dục trở lại.Các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con
cịn sống khi cai sữa gồm: Số trứng rụng, tỷ lệ sống khi sơ sinh và tỷ lệ lợn
con sống tới lúc cai sữa.
Theo Gordon (2004) [39], trong các trang trại chăn nuôi hiện đại, số
lượng con cai sữa do một nái sản xuất trong 1 năm là chỉ tiêu đánh giá đúng
đắn nhất khả năng sinh sản của lợn nái. Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến số lượng
lợn con cai sữa của 1 nái/năm là: Tính đẻ nhiều con (số lợn sơ sinh), tỷ lệ chết
của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời
6
gian từ cai sữa đến khi thụ thai lứa sau.
Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá trên các mặt: Chu kỳ
động dục, tuổi thành thục sinh dục, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa,
số con sơ sinh/lứa. Ở Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nước về lợn giống (TCVN
1980–1981, TCVN 1982–1981) đề ra 4 chỉ tiêu giám định lợn nái tại các cơ
sở giống nhà nước là: Số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày,
khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày, tuổi đẻ lứa đầu đối với lợn nái đẻ lứa 1 hoặc
khoảng cách lứa đẻ đối với nái đẻ từ lứa thứ 2 trở đi.
Theo Nguyễn Khắc Tích (2002) [28], khả năng sinh sản của lợn nái chủ
yếu được đánh giá dựa vào chỉ tiêu số lợn con cai sữa/nái/năm. Chỉ tiêu này
lại phụ thuộc vào 2 yếu tố là số con sơ sinh và số lứa đẻ/nái/năm. Hiệu quả
của chăn nuôi lợn nái được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/nái/năm và tổng
khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm. Tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số
con sơ sinh, số lứa đẻ/năm, số con sơ sinh sống/ổ, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa,
khả năng tiết sữa của mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng ảnh hưởng đến số lợn con cai
sữa/nái/năm. Do đó, việc cải tiến để nâng cao số lợn con và khối lượng lợn
con lúc cai sữa là một trong những giải pháp làm tăng hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi lợn nái.
Như vậy, năng suất sinh sản lợn nái được đánh giá thông qua một số chỉ
tiêu chính sau:
- Tuổi phối giống lần đầu:
Là số ngày được tính từ khi lợn cái được sinh ra đến ngày lợn cái được
phối giống lần đầu. Tuổi phối lần đầu là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự thành
thục về tính cũng như thành thục về thể chất của lợn cái. Một số nghiên cứu
đã chỉ ra ảnh hưởng đáng kể của tuổi phối giống lần đầu lên năng suất sinh
sản của con nái bao gồm các chỉ tiêu: Số thai, tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra/lứa
và tuổi sử dụng của lợn nái. Lợn nái có tuổi phối giống lần đầu thấp thì số con
đẻ ra/lứa thấp hơn ở lứa đầu và lứa thứ 2, nhưng tuổi sử dụng con nái dài hơn
so với những con cái hậu bị có tuổi phối giống cao hơn.
- Tuổi đẻ lứa đầu:
Là số ngày được tính từ khi lợn nái được sinh ra đến ngày lợn nái đẻ
lần đầu. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng có liên quan chặt chẽ đến tuổi phối
7
giống lần đầu, nó cho biết độ tuổi bắt đầu khai thác khả năng sinh sản của lợn
nái. Tuổi đẻ lứa đầu càng sớm thì thời gian sử dụng lợn nái càng dài.
Tuổi đẻ lứa đầu là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng đẻ sớm của
lợn nái. Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái phụ thuộc vào tuổi phối giống lần đầu, tỷ
lệ phối giống lần đầu có chửa và thời gian mang thai (Holm et al., 2004) [42].
Tuổi đẻ lứa đầu có hệ số di truyền thấp nên chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố
ngoại cảnh. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn
nái. Bởi nếu lợn nái bị đưa vào khai thác quá sớm khi thể vóc phát triển chưa
hồn thiện thì số trứng rụng ít, dẫn đến số con đẻ ít, khối lượng sơ sinh thấp,
tỷ lệ chết cao, hao hụt lợn nái lớn làm ảnh hưởng đến lứa đẻ tiếp theo. Ngược
lại, nếu đưa nái vào khai thác quá muộn thì sẽ làm giảm năng suất sinh sản
của lợn nái, thời gian sử dụng nái giảm và giảm hiệu quả chăn nuôi.
- Số con đẻ ra/ổ:
Số con đẻ ra/ổ là tổng tất cả số con đẻ ra còn sống, số con chết khi sinh
và số thai chết lưu. Chỉ tiêu này đánh giá số trứng được thụ tinh và kỹ thuật
phối giống cũng như kỹ thuật ni dưỡng, chăm sóc lợn nái mang thai. Số con
đẻ ra nhiều hay ít phụ thuộc vào số hợp tử được hình thành và khả năng ni
thai của lợn mẹ. Chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp h 2 = 0,10 – 0,15; có
tương quan kiểu hình thuận và chặt chẽ với số con sơ sinh sống, r = 0,92
(Rothschild and Bidanel, 1998) [52]. Do vậy, nó quyết định nhiều đến số con
đẻ ra cịn sống/ổ hay nói cách khác nâng cao được số con đẻ ra/ổ cũng có ý
nghĩa góp phần nâng cao được số con cịn sống/ổ. Số con đẻ ra/ổ khác nhau
qua các lứa đẻ và tuân theo một quy luật, lứa đầu không cao sau đó tăng lên ở
lứa thứ 2, tương đối ổn định ở các lứa tiếp theo đến lứa 6-7 sau đó giảm dần.
- Số con sơ sinh sống/ổ:
Đối với lợn nái, số con sơ sinh sống là tính trạng quan trọng nhất, là
chìa khóa quyết định năng suất, chất lượng đàn nái và hiệu quả kinh tế chăn
nuôi lợn nái. Số con sơ sinh sống/ổ là một chỉ tiêu đánh giá sức sống của thai,
khả năng nuôi thai của lợn mẹ và kỹ thuật ni dưỡng chăm sóc lợn nái trong
thời kỳ mang thai. Chỉ tiêu này có tương quan di truyền thuận và chặt chẽ với
số con cai sữa, r =0,81 (Rothschild and Bidanel, 1998) [51]. Do vậy, việc
chọn lọc nâng cao số con sinh ra còn sống/ổ sẽ góp phần quyết định đến việc
8
tăng số con cai sữa/ổ và số con cai sữa/nái/năm.
- Số con để nuôi/ổ:
Là số con sơ sinh sống/ổ được để lại nuôi. Trên thực tế, một số trường
hợp trong đàn có con sơ sinh bị yếu, dị tật… hay số con sơ sinh sống/ổ nhiều
hơn số vú của nái (thường người ta chỉ để lại số con nuôi tới cai sữa <= số vú
của nái), người ta sẽ loại thải những con yếu và tách một số con đem gửi nuôi
nái khác (số con chuyển ghép). Số con để nuôi/ổ = Số con sơ sinh sống/ổ – Số
con chuyển ghép – Số con loại thải.
Số con để ni/ổ có hệ số di truyền thấp (h 2 = 0,064 – 0,076) nên chịu
ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh, có sự liên quan chặt chẽ với số
vú, khả năng ni con, sức khoẻ của lợn nái và trình độ kỹ thuật của cơ sở
chăn nuôi.
- Khối lượng sơ sinh/ổ:
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số con sơ sinh/ổ và khối lượng sơ sinh/con, chỉ
tiêu này có tương quan di truyền thuận và chặt chẽ với số con sơ sinh/ổ, r = 0,65
(Rosthchild and Bidanel, 1998) [51].
- Khối lượng sơ sinh/con:
Là khối lượng lợn con được cân ngay sau khi được đẻ ra, cắt rốn, lau
khô và chưa cho bú sữa đầu. Khối lượng sơ sinh là chỉ tiêu thể hiện khả năng
nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn ni, chăm sóc quản lý và phịng
bệnh cho lợn nái chửa của cơ sở chăn nuôi. Chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/con có
liên quan đến số con đẻ ra cịn sống/ổ và có ảnh hưởng đến mức độ tăng khối
lượng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa.
Mối quan hệ giữa khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con đã
được một số tác giả cơng bố: Khối lượng sơ sinh/con có ảnh hưởng đến khối
lượng cơ thể và tăng khối lượng/ngày đêm của lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày
tuổi (Deen and Bilkei, 2004) [36], khối lượng cơ thể và mức tăng khối
lượng/ngày của lợn con ở các giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi và từ 3 đến
8 tuần tuổi tăng theo khối lượng sơ sinh/con (Phan Xuân Hảo, 2007) [14].
Theo Gondret et al. (2005) [38] khối lượng sơ sinh có ảnh hưởng tới tăng khối
lượng của lợn con ở giai đoạn theo mẹ cũng như giai đoạn sau cai sữa.
- Số con cai sữa/ổ:
9
Số con cai sữa/ổ là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả chăn nuôi
lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào sức sống của lợn con trong thời gian theo
mẹ, tính ni con khéo của lợn mẹ và điều kiện quản lý, chăm sóc, ni
dưỡng của các cơ sở chăn nuôi đối với lợn mẹ và lợn con. Chỉ tiêu số con cai
sữa/ổ có tương quan kiểu hình thuận với số con sơ sinh sống/ổ.
- Khối lượng cai sữa/con:
Khối lượng cai sữa/con giúp đánh giá mức độ tăng khối lượng của lợn
con trong giai đoạn theo mẹ và khả năng nuôi con của lợn nái. Khối lượng cai
sữa/con, phụ thuộc vào độ đồng đều của đàn lúc sơ sinh, tỉ lệ nuôi sống, độ
đồng đều khi cai sữa, khối lượng cai sữa toàn ổ và số con cai sữa/ổ.
- Khối lượng cai sữa/ổ:
Khối lượng cai sữa/ổ là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, đánh giá năng
suất và chất lượng sữa mẹ, khả năng nuôi con của lợn mẹ và chế độ chăm sóc
ni dưỡng. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số con cai sữa/ổ, số ngày cai sữa,
giống, lứa đẻ và khối lượng sơ sinh.
- Khoảng cách lứa đẻ:
Là số ngày từ ngày đẻ của lứa đẻ này đến ngày đẻ của lứa đẻ tiếp theo.
Bao gồm: Thời gian nuôi con, thời gian chờ phối, thời gian mang thai. Trong
đó, thời gian mang thai thường cố định hoặc biến đổi rất nhỏ nên khoảng cách
hai lứa đẻ phụ thuộc vào thời gian nuôi con và thời gian chờ phối.
2.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, được
cấu thành bởi nhiều yếu tố nên nó cũng phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Có thể
chia thành 2 loại: nhân tố di truyền và nhân tố ngoại cảnh. Trong các nhân tố
ngoại cảnh có 2 loại: nhân tố tác động do thiên nhiên ( thời tiết, khí hậu…),
nhân tố tác động do con người ( kỹ thuật chăm sóc, thụ tinh nhân tạo, cai sữa
sớm, bổ sung thức ăn cho lợn con…).
- Các yếu tố di truyền
Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh sản khác nhau đã được nhiều
tác giả nghiên cứu và công bố. Một số tác giả nghiên cứu trên lợn Landrace
và Yorkshire, nhận thấy yếu tố giống ảnh hưởng đến tất cả các tính trạng số
con/ổ (số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con cai sữa), khoảng cách lứa
10
đẻ và khối lượng toàn ổ giai đoạn sơ sinh, cai sữa (Trần Thị Minh Hoàng và
cs., 2008) [15]. Theo Đặng Vũ Bình (1999) [1], khi nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại
(Landrace và Yorkshire) ni tại xí nghiệp lợn giống Mỹ Văn cho thấy giống
chỉ ảnh hưởng tới số con để nuôi (P<0,05).
Lợn thuộc các giống khác nhau thì sự thành thục về tính cũng khác
nhau. Sự thành thục về tính ở các giống lợn có tầm vóc và khối lượng nhỏ
thường sớm hơn so với các giống lợn có tầm vóc và khối lượng lớn. Sự thành
thục về tính ở lợn cái được định nghĩa là thời điểm rụng trứng lần đầu tiên và
xuất hiện lúc 3-4 tháng tuổi đối với các giống lợn thành thục sớm (các giống
lợn nội và một số giống lợn Trung Quốc) và 6-7 tháng tuổi đối với hầu hết các
giống lợn phổ biến ở các nước phát triển (Rothschild and Bidanel, (1998)
[51]. Giống lợn Meishan (MS) có tuổi thành thục về tính sớm, năng suất sinh
sản cao và chức năng làm mẹ tốt. So với giống lợn Large White, lợn MS đạt
tuổi thành thục về tính sớm hơn khoảng 100 ngày và có số con sơ sinh nhiều
hơn 2,4-5,2 con/ổ.
Các chỉ tiêu sinh sản thường có hệ số di truyền thấp, tuổi đẻ lứa đầu
với h2 = 0,27 (Rydhmer et al., 1995) [53], hệ số di truyền đối với tính trạng
số con sơ sinh/ổ và số con cai sữa/ổ của một số công bố đều dao động
0,03-0,12. Trong đó, số con sơ sinh/ổ có h 2 = 0,03 (Imboonta et al., 2007)
[44], h2 = 0,12 (Schneider et al., 2011) [54], số con cai sữa/ổ có h 2 = 0,11
(Schneider et al., 2011) [54].Khối lượng sơ sinh/ổ có h 2 = 0,07 (Grandinson
et al., 2005) [40] và h2 = 0,18 (Schneider et al., 2011) [53], khối lượng sơ
sinh/con có h 2 = 0,44 (Schneider et al., 2011), khối lượng cai sữa/ổ có h 2 =
0,21 (Lundgren et al., 2010) [49] và h2 = 0,22 (Schneider et al., 2011)[54].
Khoảng cách giữ hai lứa đẻ có h 2 = 0,08 (Rydhmer et al., 1995) [53]. Các
chỉ tiêu sinh sản có hệ số di truyền thấp nên năng suất sinh sản của lợn nái
chịu ảnh hưởng lớn bởi tác động của các yếu tố môi trường.
Trong chọn lọc nhân thuần, đối với các tính trạng năng suất sinh sản
thường đạt tiến bộ di truyền chậm hơn so với nhóm các tính trạng sinh trưởng
và chất lượng thịt. Ngoài ra, năng suất sinh sản của lợn nái cũng chịu ảnh
hưởng của cận huyết. Khi hệ số cận huyết ở lợn nái tăng thêm 10% thì số con
11
đẻ ra sẽ giảm khoảng 0,29 con/ổ.
Tại các trang trại nuôi lợn nái, tỉ lệ lợn con chết khi sơ sinh khoảng 6 – 8%.
Đây là các trường hợp thai chết ngay trước lúc sinh hoặc trong khi đẻ. Tuy
nhiên, lợn nái nhạy cảm stress nhiệt có tỉ lệ chết sơ sinh cao hơn. Tỉ lệ lợn con
sơ sinh bị dị dạng hay khuyết tật di truyền chiếm 1%. Những dị tật này có thể
do các yếu tố mơi trường hay di truyền gây ra và hội chứng stress được xem
như là một biến dị di truyền ảnh hưởng đến tỉ lệ này.
- Các yếu tố ngoại cảnh
+ Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản, thời gian sử
dụng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. Để đạt năng suất sinh sản
tốt nhất thì cái hậu bị và lợn nái cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng đảm
bảo đủ số lượng và cân đối thành phần các chất dinh dưỡng.
Nuôi dưỡng hạn chế đối với lợn cái trong giai đoạn hậu bị sẽ làm tăng
tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải lợn cái so với lợn cái hậu bị được
nuôi dưỡng đầy đủ. Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm
tăng số lượng trứng rụng, tăng số phôi sống.
Lợn nái ăn gấp đôi lượng thức ăn ở giai đoạn trước khi phối giống và ở
ngày phối giống so với bình thường có tác dụng làm tăng số lượng trứng rụng
và số con đẻ ra/ổ. Nuôi dưỡng lợn nái với mức cao ở thời kỳ chửa đầu có thể
làm tăng tỷ lệ chết phôi ở lợn nái đẻ lứa đầu.
Zimmerman et al. (1996) [57], cho biết, các mức ăn khác nhau trong
giai đoạn từ cai sữa tới phối giống trở lại có ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai. Cho
ăn mức năng lượng cao trong vòng 7-10 ngày của chu kỳ động dục trước khi
phối giống, số trứng rụng đạt được tối đa. Tuy nhiên, nếu tiếp tục cho ăn với
mức năng lượng cao vào đầu giai đoạn có chửa sẽ làm tăng tỷ lệ chết phôi và
giảm số lượng lợn con sinh ra trong ổ. Cho lợn ăn quá nhiều gây lãng phí thức
ăn, giảm hiệu quả kinh tế và tăng khả năng chết thai. Bên cạnh đó, một số
nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng khẩu phần ăn của lợn nái thiếu vitamin,
khống có thể gây chết tồn bộ phơi.
Mức ăn của lợn nái trong giai đoạn nuôi con và giai đoạn chờ phối sau
cai sữa cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của chúng. Mức ăn trong
12
giai đoạn nuôi con không ảnh hưởng tới tỷ lệ rụng trứng, số con trong mỗi lứa
đẻ tiếp theo và tỷ lệ hao hụt của lợn con. Tuy nhiên, mức ăn cao trong giai
đoạn chờ phối sau cai sữa có ảnh hưởng tích cực tới tỷ lệ rụng trứng và số con
sơ sinh/ổ của lứa đẻ tiếp theo.
Tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng lên khi lượng thức ăn ăn vào tăng
lên và các ảnh hưởng này chủ yếu xảy ra trong tuần cuối cùng trước khi cai
sữa. Khối lượng trung bình của lợn con 21 ngày tuổi khơng bị ảnh hưởng bởi
mức cho ăn, nhưng những con nái được cho ăn với mức ăn thấp có tỷ lệ hao
mòn cơ thể lớn hơn những con nái được cho ăn mức ăn cao trong giai đoạn
nuôi con, đặc biệt là tuần cuối trước khi cai sữa. Những con nái được cho ăn
mức ăn thấp phải huy động lượng mỡ dự trữ trong cơ thể để đáp ứng đủ cho
nhu cầu tiết sữa, nên tỷ lệ hao mòn của những con nái này cao hơn những lợn
nái được cho ăn đáp ứng đủ nhu cầu.
Trong thời giai đoạn nuôi con, lợn nái được ni dưỡng bằng khẩu
phần ăn có mức lyzin thấp và protein thấp sẽ làm giảm khả năng trưởng thành
của tế bào trứng, giảm số con đẻ ra, giảm số con còn sống trên ổ, tăng tỷ lệ
hao hụt của lợn mẹ và giảm tốc độ sinh trưởng của lợn con. Đặc biệt, 9 axit
amin cần thiết đóng vai trị quan trọng trong q trình sinh sản và trong q
trình phát triển của phơi. Song mức protein q cao trong khẩu phần sẽ không
tốt cho lợn nái.
+ Mùa vụ, nhiệt độ và chế độ chiếu sáng
Mùa vụ, nhiệt độ và chế độ chiếu sáng ảnh hưởng lớn đến năng suất
sinh sản của lợn nái. Ảnh hưởng quan trọng nhất của mùa vụ là giảm tỷ lệ
phối giống có chửa và giảm tỷ lệ đẻ của lợn nái. Bên cạnh đó, mùa vụ ảnh
hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái như lợn nái chậm thành thục về
tính, thời gian phối lại sau cai sữa kéo dài, tỷ lệ chết thai cao hơn, tỷ lệ sảy
thai tăng lên và số con sơ sinh/ổ giảm.
Nhiều nghiên cứu đã chia các ảnh hưởng của mùa vụ thành hai nhóm,
bao gồm ảnh hưởng của quang kỳ và ảnh hưởng của nhiệt độ. Stress nhiệt vào
thời điểm phối giống có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và làm mất
cân bằng nội tiết của các lợn nái, do đó làm tăng tỷ lệ khơng đậu thai của lợn
nái. Stress nhiệt có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai tới 20%, giảm số phôi sống
13
20% và do đó làm giảm thành tích sinh sản của lợn nái. Ngồi ra, stress nhiệt
cịn ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa của lợn nái trong giai đoạn ni con. Các
gia súc tiết sữa có những cơ chế đặc biệt điều tiết giảm tiết sữa khi phải chịu
đựng các bức xạ nhiệt từ môi trường nhiệt độ cao.
Mùa vụ ảnh hưởng đến lượng thức ăn tiêu thụ của lợn nái trong giai đoạn
tiết sữa. Koketsu et al. (1997) [46], phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng chương
trình General Linear Model của SAS cho thấy, nái đẻ vào mùa hè và mùa xuân có
thời gian từ cai sữa đến phối có chửa lứa tiếp theo là dài nhất, trong đó nái đẻ vào
mùa hè có khối lượng cai sữa/lứa thấp hơn nái đẻ vào mùa xuân. Lorvelec et al.
(1998) [48], nghiên cứu về ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sinh sản của lợn
nái Large White đã đưa ra kết luận: Số con sơ sinh/lứa của lợn nái trong mùa khô,
mát cao hơn 25% so với mùa lạnh, ẩm ướt.
Theo Phạm Thị Kim Dung và cs (2009) [11], yếu tố mùa vụ ảnh hưởng
đến tất cả các tính trạng sinh sản như: Số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số
con cai sữa, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa,... Pholsing et al. (2009)
[50], nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn Pietrain tại Thái Lan chỉ ra
rằng các tính trạng sinh sản ít bị thay đổi trong cùng điều kiện khí hậu.
+ Ảnh hưởng của lợn đực và phương thức phối
Lợn đực có ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, ảnh
hưởng của cá thể đực giống đối với tỷ lệ thụ thai là rõ rệt. Nếu sử dụng đực
giống quá già hoặc quá non cũng sẽ làm giảm số con trong một lứa đẻ. Có thể
tăng thêm tỷ lệ thụ thai và số con sơ sinh/ổ bằng cách sử dụng tinh của nhiều
đực cho một nái (phối kép). Điều này tạo cơ hội để sử dụng tối đa lợn đực có
khả năng thụ tinh và khả năng phù hợp trên lợn cái.
+ Chế độ nuôi nhốt, điều kiện chuồng trại
Chế độ nuôi nhốt lợn nái ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
và lợn cái hậu bị. Lợn cái hậu bị nếu ni nhốt hồn tồn có thế gây chậm
động dục hoặc lợn cái không động dục. Để khắc phục vấn đề này, không nên
nuôi nhốt lợn cái hậu bị hoàn toàn mà thả chúng ra bên ngoài trước thời kỳ
phối giống (Zimmerman et al., 1996) [57]. Những cái hậu bị được ni theo
nhóm có thời gian thành thục về tính ngắn hơn so với ni nhốt cá thể hoặc
nuôi riêng biệt từng lợn cái hậu bị. Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu khuyến cáo
14
không nên nuôi lợn cái giai đoạn hậu bị tách biệt đàn.
Mật độ và điều kiện vệ sinh chuồng trại cũng ảnh hưởng đến năng suất
sinh sản của lợn nái. Nếu điều kiện chuồng nuôi không đảm bảo mật độ và vệ
sinh thú y thì tuổi động dục lần đầu của lợn nái sẽ bị chậm ít nhất một tháng.
Để đạt kết quả tốt thì lợn cái hậu bị phải được ni chung thành nhóm đồng
đều về giống, tuổi, khối lượng. Giai đoạn nuôi hậu bị, lợn cái nhốt chung sẽ
tốt hơn nuôi riêng biệt từng con và phải đảm bảo diện tích tối thiểu 0,81m2/con.
+ Ảnh hưởng của lứa đẻ
Yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê rõ rệt đến tất cả các tính
trạng năng suất sinh sản Phạm Thị Kim Dung và cs (2009) [11].
Số lượng trứng rụng thấp nhất ở chu kỳ động dục thứ nhất, tăng đến 3
tế bào trứng ở chu kỳ động dục thứ hai và đạt tương đối cao ở chu kỳ động
dục thứ ba. Số con đẻ ra tương quan thuận với số lượng trứng rụng. Ngoài ra,
lợn nái kiểm định (lứa thứ nhất) có tỷ lệ đẻ thấp hơn so với lợn nái sinh sản.
Một số nghiên cứu đề cập ảnh hưởng của lứa đẻ đến số con sơ sinh/ổ;
số con sơ sinh/ổ thấp nhất ở lứa thứ nhất, tăng dần và đạt tối đa ở lứa thứ ba,
lứa thứ tư và lứa thứ năm, sau đó giảm dần ở các lứa tiếp theo. Theo Tretinjak
và cs., (2009) [56], số con sơ sinh/ổ thường thấp nhất ở lứa thứ nhất, tăng lên
và đạt cao nhất ở lứa thứ 3 đến lứa thứ 5.
Về khả năng tiết sữa, nhiều tác giả đã chỉ ra rằng sản lượng sữa của
những lợn nái kiểm định thấp hơn khoảng 20% so với những lợn nái đẻ từ lứa
hai trở lên. Sự khác biệt này có thể do lượng thức ăn tiêu thụ thấp hơn và nhu
cầu đáp ứng cho tăng trưởng tiếp tục của lợn nái kiểm định. Thông thường,
khả năng tiết sữa và nuôi con của lợn nái được đánh giá thông qua khối lượng
lợn con 21 ngày tuổi/ổ. Chỉ tiêu năng suất này đạt cao nhất ở lứa thứ hai, rồi
giảm dần trong các lứa tiếp theo (Rydhmer et al., 1989) [52]. Như vậy, khi
đánh giá di truyền trên các tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng 21
ngày tuổi/ổ, cần theo dõi ghi chép chính xác, đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng
như tuổi phối giống lần đầu hay lứa đẻ của lợn nái.
+ Thời gian cai sữa
Năng suất sinh sản của lợn nái bị ảnh hưởng lớn bởi thời gian cai sữa,
15
đặc biệt các chỉ tiêu như: Tỷ lệ đẻ, số con đẻ ra, khối lượng lợn con khi cai
sữa, thời gian sử dụng lợn nái,... Phối giống sớm sau khi đẻ, tỷ lệ đẻ và số con
đẻ ra/ổ thấp hơn so với phối giống muộn. Lợn nái cai sữa sớm có tỷ lệ thụ thai
thấp, số phơi sống ít và thời gian động dục trở lại dài. Giảm thời gian cai sữa
từ 15 xuống còn 10 ngày sẽ làm giảm trên 0,2 con trong ổ, lợn nái cai sữa ở
28-35 ngày, thời gian động dục trở lại 4-5 ngày có thể phối giống và có thành
tích sinh sản tốt (Gordon., 2004) [39].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước.
2.2.1 Tình hình nghiên cứu lợn trên thế giới.
Nghiên cứu phát triển chăn nuôi ở vùng cao, đất dốc đã được các quốc
gia và tổ chức nghiên cứu khoa học quốc tế quan tâm. Viện chăn ni quốc tế
(ILRI) đã hình thành một mạng lưới nghiên cứu hệ thống cây trồng, vật nuôi
(CASREN) ở 5 nước là Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Việt
Nam nhằm nâng cao đóng góp của chăn nuôi trong hệ thống sản suất nông
nghiệp vùng nước trời ở Đông Nam châu Á.
Do điều kiện kinh tế, kỹ thuật của từng vùng có khác nhau, nên sự phân
bố và phát triển các giống lợn cũng khác nhau. Những nước công nghiệp phát
triển, hầu hết lợn của họ là các giống cao sản (Yorkshire, Landrace, Duroc,
Hampshire, Berkshire, Pietrain…), các nước đang phát triển phổ biến là các
giống lợn địa phương có năng suất thấp, nhất là các nước vùng Châu Á và
Châu Phi, (Lê Thanh Hải và CS, 1997) [13].
Giai đoạn 1996 - 2000 các tổ chức quốc tế như CIAT và CSIRO được
cơ quan phát triển Quốc tế Úc (AUSAID) tài trợ đã tiến hành 1 dự án nghiên
cứu cây thức ăn trong nông hộ ở Đông nam Á (Trung quốc, Thái Lan,
Philippines, Indonesia, Việt nam, Lào, Malaysia). Hoạt động chủ yếu của dự
án này là vùng trung du và miền núi, đã góp phần phát hiện ra nhiều loại thức
ăn mới cho chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng như phương pháp chế biến, bảo
quản và sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương.
Việc sử dụng lợn nái địa phương làm nái nền để phối với đực ngoại tạo
con lai thương phẩm 1/2 máu địa phương có tỷ lệ nạc vừa phải nhưng chất
lượng thịt thơm ngon đã là một hướng đi của nhiều nước trên thế giới.
16
Jonhamson (1981) [45]; Hill và Web (2002) [42] cho biết, tại Pháp,
người ta đã dùng tỷ lệ 1/2 máu lợn Trung Quốc trong cơng thức lai (LW x
Meishan) có thể làm tăng 3,7 lợn con/ổ, 3,5 lợn con cai sữa/ổ, giảm giá thành
của lợn con cai sữa từ 25-30% so với nuôi lợn thuần bản địa châu Âu.
Theo Haley,C.S. and Lee GI (1990) [41], ở Mỹ năm 1989 đã cho nhập
lợn nái hậu bị giống Meishan và Menzhu từ vùng Taihu Trung quốc. Sau khi
nuôi cách ly, các lợn nái này cho phối với nhau hoặc phối với lợn địa phương
của Mỹ tạo thành quần thể lợn hướng mỡ - thịt; thịt - mỡ, hướng nạc... và khi
người Mỹ lấy chỉ tiêu sinh sản làm chính và tính tốn nếu lợn đẻ 8-11 con/lứa
thì cứ 18 kg thịt, giá thành giảm được 9 USD. Trước đó, các nước như Anh,
Anbani, Nhật, Hungari, Korea, ThaiLand đã nhập giống lợn Taihu của Trung
quốc vào năm 1986 và Tây Ban nha nhập giống Jiaxing của Trung quốc vào
năm 1987 - 1988 để cải thiện chất lượng thịt, mỡ giắt khi cho lai với lợn Châu
Âu.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu các giống lợn ở trong nước
Các giống lợn địa Phương của nước ta được nuôi ở nhiều vùng trên cả
nước và được nhiều tác giả trong nước nghiên cứu,công bố.
Chăn nuôi nông hộ, đặc biệt là chăn ni ở các vùng kinh tế khó khăn,
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và trình độ dân trí thấp chủ yếu là sử dụng các
giống vật ni bản địa. Mặt khác việc phát triển các giống vật ni này ít
được quan tâm nên chúng nhanh chóng rơi vào nguy cơ tuyệt chủng. Đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của
một số giống lợn địa phương, như: Nghiên cứu của Lê Đình Cường (2008)
[5], về lợn Mường Khương thì số con sơ sinh sống/ổ là 9 - 12 con, khối lượng
sơ sinh/con là 0,35 - 0,50 kg, tuổi đẻ lứa đầu 10 - 12 tháng. Khả năng sản xuất
của lợn Ỉ Thanh Hố có số con sơ sinh lứa 1 là 7,80 con, lứa 2: 8,8 con, lứa 9
cao nhất là 11,00 con và đến lứa 15 là 9,00 con; khối lượng sơ sinh 0,48 kg, 1
tháng tuổi đạt 2,30 kg, khối lượng 4 tháng tuổi là 42,70 kg; khối lượng giết
mổ 46,10 kg, tỷ lệ móc hàm 34,10 kg, tỷ lệ móc hàm đạt 73,90 % (Đỗ Xuân
Tăng và cs, 1994) [23].
+Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, hiệu quả kinh tế,
xác định hướng sử dụng giống lợn Khùa ở vùng miền núi Tỉnh Quảng Bình”
17
do Viện Chăn nuôi phối hợp với Sở Khoa học Cơng nghệ tỉnh Quảng Bình
thực hiện.
Kết quả đã xác định và đánh giá được đặc điểm ngoại hình của giống
lợn Khùa. Nghiên cứu cho thấy lợn Khùa cái hậu bị có tuổi thành thục ở 223
ngày tuổi với khối lượng 16kg, số con sơ sinh thấp 6-7 con/ổ; khối lượng sơ
sinh 0,3-0,5kg; khối lượng con cai sữa (60 ngày tuổi) đạt 3-5kg và tỷ lệ nuôi
sống giai đoạn lợn con theo mẹ >90%; khối lượng con cai sữa đạt >4kg. Lợn
Khùa có tốc độ tăng trọng chậm (50 – 70g/ngày), tỷ lệ móc hàm 71 – 74%, tỷ
lệ thịt xẻ 65 – 68%, thịt nạc 42 – 47% và tỷ lệ Protein thô cơ thăn đạt 16 –
18% (Nguyễn Ngọc Phục và cs, [21], báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi năm
2009).
+ Đề tài: “Nghiên cứu phát triển đàn lợn giống Móng Cái cao sản tại
tỉnh Thái Nguyên” (2009 – 2011) vốn vay ADB.
- Chọn lọc được đàn lợn giống móng cái hạt nhân cao sản đảm bảo tiêu
chuẩn chất lượng và an toàn dich bệnh. Đàn hạt nhân cao sản thế hệ 1 gồm 40
con đã 13 sản xuất được 125 lợn cái hậu bị tươi máu thế hệ 2, trong số đó, đã
chọn lọc được 62 lợn nái hạt nhân cao sản thế hệ 2 giữ lại để cùng với đàn thế
hệ 1 sản xuất lợn hậu bị năng suất, chất lượng cao cung cấp cho địa phương.
- Đã xây dựng được quy trình chọn lọc, nhân giống và chăm sóc ni
dưỡng đàn lợn Móng Cái hạt nhân trong nơng hộ và qui trình vệ sinh thú y an
tồn dịch bệnh trong chăn ni lợn Móng Cái
- Đã xây dựng thành cơng 02 mơ hình chăm sóc lợn nái Móng Cái hạt
nhân thế hệ thứ 2 trong nơng hộ gồm 45 con.
+ Đề tài: “Nghiên cứu phát triển giống lợn đen Lũng Phù địa phương
tại huyện Vị Xuyên – Hà Giang „ (2009 – 2011) vốn vay ADB.
Kết quả đề tài đã chọn được 30 hộ nuôi 40 lợn nái cho đề tài, sản xuất
được 220 lợn nái sản xuất con giống phục vụ cho sản xuất tại địa phương. Tổ
chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho lợn. Lợn của đề tài
đảm bảo an toàn dịch và đảm bảo chất lượng con giống.
Nghiên cứu của nhiều tác giả về khả năng sinh sản của F1(Yorkshire ×
Móng Cái) hay F1(Pietran × Móng Cái) ni trong điều kiện bán cơng nghiệp
có khả năng sinh sản tốt (Đặng Vũ Bình và cs., 2008 [2]; Phùng Thăng Long,
18
2006 [17]; Vũ Đình Tơn và cs, 2010 [29]). Kết quả nghiên cứu Đặng Vũ Bình
và cs (2008) [2], về năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Yorkshire × Móng
Cái) phối với tinh đực giống Duroc, Landrace và PiDu cho kết quả số con đẻ
ra/ổ cao nhất ở công thức lai Landrace × (Yorkshire × Móng Cái) là 12,80
con, tiếp đến là cơng thức lai Duroc × (Yorkshire × Móng Cái) là 12,35 con,
thấp nhất là cơng thức lai PiDu × (Yorkshire × Móng Cái) là 11,44 con. Kết
quả nghiên cứu của Vũ Đình Tơn và cs, (2010) [29], đánh giá khả năng sản
xuất của các tổ hợp lợn lai giữa nái F1(Yorkshire × Móng Cái) với đực giống
Duroc, Landrace và F1(Landrace × Yorkshire) ni tại Bắc Giang. Kết quả
cho biết, lợn nái F1(Yorkshire × Móng Cái) khi phối với đực giống Duroc,
Landrace và F1(Landrace × Yorkshire) đều cho năng suất sinh sản tốt trong
điều kiện chăn nuôi nông hộ ở khu vực miền núi tỉnh Bắc Giang. Phùng
Thăng Long (2006) [17] cho biết, Khả năng sinh sản của lợn nái F1(Yorkshire
× Móng Cái) và F1(Pietrain × Móng Cái) ni tại tỉnh Thừa Thiên Huế có số
con sơ sinh/ổ lần lượt là 11,97 và 12,37 con/ổ; số cai sữa là 10,83 và 11,20
con/ổ; khối lượng sơ sinh là 0,87 và 0,88 kg/con; khối lượng cai sữa (30 ngày
tuổi) là 5,82 và 5,97 kg/con. Phùng Thăng Long và cs (2011) [18] kết luận
rằng, lợn nái có 1/4 giống Móng Cái có năng suất sinh sản cao hơn so với lợn
nái có 1/2 giống Móng Cái. Đặc biệt, con lai có 1/8 giống Móng Cái có khối
lượng sơ sinh, khối lượng lúc 30 ngày tuổi cao hơn và tăng khối lượng nhanh
hơn.
Công ty Cargill tại Việt Nam (2003) [6], đưa ra lý do mà các nhà chăn
nuôi cần phải cho lợn tập ăn sớm từ 7 - 10 ngày là: Sau 21 ngày tiết sữa,
lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần. Nên chỉ đáp ứng được 95% nhu cầu dinh
dưỡng cho lợn con; Cho lợn tập ăn sớm, thức ăn tập ăn sớm sẽ kích thích hệ
tiêu hóa lợn con sớm phát triển. Điều đó giúp lợn con khi cai sữa sẽ ăn, tiêu
hóa và hấp thu tốt thức ăn và làm giảm được sự hao hụt lợn mẹ; Tránh được
nguy cơ lợn mẹ bị yếu chân, bại liệt và giảm số con đẻ ở những lứa đẻ tiếp
theo; Rút ngắn được thời gian chờ phối của lợn nái, làm giảm chi phí thức ăn
cho lợn nái trong thời gian này; Tăng nhanh lứa đẻ, số lợn con thu được của
một nái trên năm.