Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SKKN CÔNG NGHỆ 7 CẤP HUYỆN 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.59 KB, 14 trang )

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Ở nước ta, nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, có nhiệm vụ cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của xã
hội, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đặc biệt trong
thời gian diễn ra đại dịch COVID – 19 nông nghiệp đã đảm bảo vững chắc ăn ninh
lượng thực quốc gia. Trong khi nước ta lại là một nước có truyền thống làm nộng
nghiệp. Nên việc trang bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản về nông nghiệp cho học
sinh là điều rất cần thiết.
Với mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng trọng
năng lực vận dụng tri thức vào những tình huống thực tiễn ở gia đình, địa phương,
hình thành những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp là nhiệm vụ chung
của các môn học trong trường THCS và là đặc thù là môn công nghệ. Để là được
điều đó thì phải kể đến vai trị quan trọng của các tiết thực hành. Trong khi đó, thực
tế giảng dạy cho thấy các tiết thực hành còn chưa được chú trọng, chưa phát huy
được hết vai trò của nó.
Mơn Cơng nghệ 7 là mơn khoa học ứng dụng gần gũi với cuộc sống, cung
cấp những kiến thức cơ bản về nông – lâm - ngư nghiệp. Nên trong quá trình dạy
học, đặc biệt là các tiết thực hành cần trang bị đầy đủ các dụng cụ. thiết bị cần
thiết. Xong, thực tế các thiết bị được cấp cịn hạn chế và học sinh thì chỉ chú trọng
việc tập trung vào những môn thi vào 10 THPT nên coi đây chỉ là “mơn phụ” và
chưa tích cực học tập. Do đó, việc dạy và học các bài thực hành còn nhiều hạn chế
dẫn đến chất lượng dạy học bộ mơn chưa cao. Từ đó, trong tơi nảy sinh rất nhiều
băn khoăn: Mình phải làm gì để khắc phục tình trạng này đây? Phải làm gì để các
em coi tiết thực hành công nghệ như một cơ hội để các em nghiên cứu, tìm tịi?


Phải làm gì để nâng cao chất lượng của mơn học? Chính vì lẽ đó, tơi đã suy nghĩ
rất nhiều. Nhờ sự cố gắng của bản thân, cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi
đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Qua đó tơi đã đúc rút được kinh nghiệm “Một số giải pháp tổ chức giảng dạy


môn Công nghệ 7 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh” để bạn bè,
đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến để cùng nâng cao chất lượng dạy
học bộ mơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp để tổ chức giảng dạy
mơn Cơng nghệ 7 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh để nâng cao chất lượng bộ mơn. Đó chính là lí do chủ yếu tôi nghiên cứu đề
tài này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong nội dung sang kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu: nội dụng các
bài thực hành trong chương trình môn Công nghệ 7, sách hướng dẫn giáo viên,
sách thiết kế bài dạy môn công nghệ 7, sách các phương pháp dạy học bộ môn
công nghệ 7 của học sinh THCS. Thực trạng của học sinh học môn Công nghệ 7 để
tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học bộ môn Công nghệ 7
để áp dụng cho năm học 2020 – 2021 và cho các năm sau.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí thuyết: Tìm đọc và nghiên cứu kĩ các bài học
trong kế hoạch giáo dục chương trình Công nghệ 7, sách hướng dẫn giáo viên, sách
thiết kế bài dạy môn Công nghệ 7, sách các phương pháp dạy học môn Công nghệ
THCS để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.


- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
+ Khảo sát cơ sở vật chất nhà trường thông qua quan sát thực tế, qua kiểm tra ở
phòng hiết bị đồ dùng.
+ Khảo sát thực tế học sinh: Qua bài kiểm tra, qua quá trình giảng dạy.
+ Trực tiếp dự giờ và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp về các giải pháp
dạy học. Trực tiếp chữa bài đánh giá thường xuyên, đánh giá giữa kỳ, đánh giá
cuối kỳ,quan sát tinh thần, thái độ học tập của các em khi tham gia bộ môn.
- Phương pháp thông kê, xử lý số liệu: Từ kết quả khảo sát, tiến hành thống kê, so

sánh, phân tích và xử lý thông tin, thu thập kiến thức phản hồi của học sinh và
đồng nghiệp để tìm ra giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng giờ học.
Phần 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Công nghệ là một trong những môn khoa học thực nghiệm. Việc dạy học kĩ
thuật nông nghiệp ở trường THCS không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ
năng mà còn phải coi trọng việc phát triển năng lực hoạt động của học sinh trong
thực tiễn cuộc sống.
Trong khi học sinh tiến hành thực hiện các hoạt động của bộ môn, các em sẽ
làm được một số khâu kỹ thuật trong nông nghiệp như nhận biết và phân biệt được
các loại đất, cách xử lý hạt giống, thuốc hóa học phịng trừ sâu, bệnh hại cây trồng,
các loại gia súc, gia cầm, các loại thức ăn…sự phát hiện đó có ý nghĩa củng cố
những dấu hiệu của khái niệm đã được nghiên cứu trong phần lý thuyết, có khi là
những dấu hiệu mới chưa đề cập đến.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm


- Nhà trường: Được sự phân công của BGH tôi đã kiểm tra thiết bị đồ dùng bộ
môn Công nghệ của nhà trường. Kết quả kiểm tra tơi thấy có nhiều đồ dùng còn
thiếu. Đặc biệt là vật liệu và dụng cụ cần thiết cho tiết thực hành của môn Kỹ thuật
nông nghiệp. Hằng năm nhà trường đều dành một khoản kinh phí khá lớn đầu tư
cho trang thiết bị dạy học, đồ dùng – thiết bị cho các phòng chức năng thực hành,
bộ mơn. Tuy nhiên vì có nhiều mục cần đầu tư nên thực tế việc tu sửa, mua sắm đồ
dùng – thiết bị cho thực hành của nhiều bộ mơn cịn hạn chế, đặc biệt là mơn Kĩ
thuật nông nghiệp.
- Giáo viên: Ở hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện thì giáo viên giảng dạy
chuyên sâu về mơn Cơng nghệ là rất ít, đặc biệt là mơn Cơng nghệ 7 – Nơng
nghiệp thì gần như là khơng có giáo viên chun ngành Kỹ thuật Nơng nghiệp, mà
đa phần giáo viên giảng dạy theo phân ban thậm chí là chéo ban do thiếu giáo viên.
Cơng nghệ lại là môn không tổ chức thi học sinh giỏi, không thi vào lớp 10, nên

nhiều giáo viên cũng coi đây chỉ là mơn phụ. Do đó hầu hết giáo viên chưa có sự
đầu tư nhiều cho bài giảng, đặc biệt là các tiết thực hành.
Giáo viên chưa bám sát vào các vấn đề thực tiễn, nội dung kiến thức cịn mang tính
lý thuyết, xa rời thực tiễn chưa phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh.
Chưa khai thác triệt để công nghệ thông tin vào dạy học để phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh để nâng cao hiệu quả giờ học. Mặt khác qua tìm hiểu đồng
nghiệp nhiều giáo viên rất ngại thay đổi phương pháp giảng dạy ngoại trừ các tiết
dạy thao giảng, dự giờ. Vậy lý do vì sao mà giáo viên lại “ngại” thay đổi phương
pháp giảng dạy? “Ngại” áp dụng những sự thay đổi, điều đó chỉ có thể giải thích là
vì “khó” về nhiều mặt đối với cả giáo viên và học sinh. Vì vậy tơi đã rất băn khoăn,
trăn trở, muốn tìm tịi ra những giải pháp để làm “dễ” và “mới” hơn trong những
tiết học môn Công nghệ 7.


- Học sinh: Sau khi được nhà trường phân công dạy mơn Cơng nghệ 7 theo dõi
tình hình học sinh khối 7 tôi thấy:
Đây là trường học ở nông thôn nên phần lớn các em được sinh ra và lớn lên
trong môi trường nông nghiệp, các em thường xuyên được tiếp xúc với công việc
chăn nuôi và trồng trọt ở gia đình, hàng xóm nhiều khi các em cịn trực tiếp tham
gia công việc trồng trọt và chăn nuôi nhờ đó mà kinh nghiệm sống của các em
ngày càng phong phú, tạo nhiều thuận lợi cho các em trong quá trình học tập bộ
mơn này.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong q trình giảng dạy tơi thấy cịn có
những khó khăn sau:
Theo quan điểm phần lớn của phụ huynh và các em học sinh thì mơn cơng
nghệ khơng được coi trọng. Là môn không thi học sinh giỏi, không thi vào lớp 10
cũng như không thi vào các trường Đại học, cao đẳng, trung học chun nghiệp.
Từ đó hình thành nên những suy nghĩ buông lỏng, thả trôi trong ý thức học tập của
các em, nên đa số học sinh khơng có hứng thú học tập mơn này, học sinh khám phá
kiến thức cịn gượng ép và hình thức, chưa phát huy được năng lực sang tạo và khả

năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế nên tiết học chưa thật sự hiệu
quả. Từ thực tế trên dẫn đến kết quả quả học tập bộ mơn chưa cao, số học sinh khá
giỏi ít, học sinh trung bình nhiều, yếu vẫn cịn so với các mơn học khác.
Vậy thực trạng của việc dạy học như trên chưa đáp ứng được các tiêu chí
của đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chưa nâng cao được hiệu
quả giờ học.
* Kết quả của thực trạng:
Kết quả học tập môn công nghệ của học sinh khối 7 năm học 2019 – 2020:


Khối

Giỏi
SL

Khá
SL

Trung bình
SL
%

Số
%
%
HS
7
220
90
41

62
28
66
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

30

Yếu, kém
SL
%
2

1

2.3.1. Các giải pháp
Xuất phát từ thực trạng trên, trong phạm vi đề tài này, tôi xin đưa ra một số giải
pháp cụ thể mà tôi đã nghiên cứu, tìm tịi và áp dụng thành cơng để nâng cao hiệu
quả giờ học môn công nghệ 7.
- Giải pháp 1: Lên kế hoạch sử dụng đồ dùng từ đầu năm
- Giải pháp 2: Xác định rõ mục tiêu bài học và đặt vấn đề vào bài hấp dẫn.
- Giải pháp 3: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu đầy đủ, chu đáo.
- Giải pháp 4: Gắn nội dung học tập với các vấn đề thực tiễn
- Giải pháp 5: Sử dụng và khai thác triệt để công nghệ thông tin.
2.3.2. Tổ chức thực hiện các giải pháp trên:
Giải pháp 1: Lên kế hoạch sử dụng đồ dùng từ đầu năm học.
Trong một tiết học mơn Cơng nghệ thì dụng cụ và vật liệu là yếu tố quyết
định đến sự thành cơng của tiết học. Vì vậy, để có đầy đủ các dụng cụ và vật liệu
cho các bài trong năm học thì giáo viên cần xây dựng kế hoạch sử dụng các đồ
dùng của từng bài ngay từ đầu năm học để nắm thế chủ động trong tiết dạy.
Không chỉ có kế hoạch đồ dùng cho cả năm học mà cứ đến cuối tuần tôi lại

lên ké hoạch sử dụng các đồ dùng cho tuần sau để tránh tình trạng “nước đến chân
mới nhảy”. Vì có những dụng cụ, vật liệu không thể chuẩn bị ngay trong mọt hai
hôm được mà cần phải có thời gian để hồn thành, do đó việc lên kế hoạch sử dụng


đồ dùng sớm sẽ giúp chúng ta có quỹ thời gian để nghiên cứu và hoàn thành hoặc
thay thế các dụng cụ, vật liệu khác.
Bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng trong một số bài học
môn công nghệ 7 như sau:
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG MÔN CÔNG NGHỆ 7
Tiết
Tiết 3

Tiết 11

Tiết 14

Tiết 19

Tiết 26
Tiết 40

Tên bài
Bài 4: Thực hành: xác định
thành phần cơ giới của đất
bằng phương pháp đơn giản
(vê tay)

Đồ dùng cần có
- Mỗi bạn 3 mẫu đất khác nhau,

mỗi mẫu một lượng nhỏ bằng quả
trứng gà. Mẫu đất phải khô hoặc
hơi ẩm, sạch cỏ, rác, gạch, đá…
Mẫu đất được đựng trong túi nilon
hoặc dùng giấy sạch gói lại, bên
ngồi có ghi: Mẫu đất số…; Ngày
lấy mẫu….; Nơi lấy mẫu…; Người
lấy mẫu…
- Lọ nhỏ đựng nước và một ống hút
lấy nước
- Thước đo
Bài 11. Sản xuất và bảo quản - Mỗi nhóm chuẩn bị 3 mẫu cây
giống cây trồng
giống được thực hiện bằng nhân
giống vơ tính: Giâm cành, chiết
cành, ghép mắt
Bài 14: Thực hành: Nhận - Một số nhãn thuốc của 3 nhóm
biết một số loại thuốc và độc (in màu)
nhãn hiệu của thuốc trừ sâu,
bệnh hại.
Bài 18: Thực hành: Xác định - Mẫu hạt lúa, hạt ngô đã ngâm
sức nảy mầm và tỉ lệ nảy nước lã 24h
mầm của hạt giống
- Giấy thấm nước, vải thơi
- Khay
- Bình nước
Bài 25: Thực hành: Gieo hạt - Mỗi bạn tự chuẩn bị bầu đất, cây
và cấy cây vào bầu đất
giống và hạt giống theo hướng dẫn
Bài 37: Thức ăn vật ni

- Mỗi nhóm sưu tầm 10 loại thức
ăn vật nuôi: Bột cá, cám gạo, rơm


khơ, khoai lang, thóc, ngơ hạt, bột
ngơ, KC – Permasol, Premix – 68,
vinamix 200
Tiết 45
Bài 43. Thực hành: Đánh giá - Mẫu thức ăn. Thức ăn tinh ủ men
chất lượng thức ăn chế biến rượu sau 24 giờ
bằng phương pháp vi sinh - Bát sứ lớn; panh gắp; nhiệt kế;
vật
giấy đo pH
Tiết 49
Bài 48. Thực hành: nhận biết - Bơm tiêm, kim tiêm, panh kẹp,
một số loại vacxin phòng khay men, nươc cất, bông thấm
bệnh cho gia cầm và phương nước, cồn 700 theo nhóm thực hành
pháp sử dụng vacxin phòng - Vacxin các loại
bệnh cho gà
- Khúc thân cây chuối
- Gà con, gà lớn.
Giải pháp 2: Xác định rõ mục tiêu bài học và đặt vấn đề vào bài hấp dẫn.
Mục tiêu của bài học là đích của bài học, học sinh cần đạt được về kiến thức,
kỹ năng, thái độ, năng lực cần đạt trong và sau khi học bài. Việc xác định rõ mục
tiêu bài học là rất quan trọng vì có xác định đúng mục tiêu bài học và cụ thể hóa
các mục tiêu bài học thành nhiệm vụ học tập thì giáo viên mới có thể hướng dẫn
học sinh hoạt động để đạt được mục tiêu đó. Để xác định chính xác được mục tiêu
bài học phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu thái độ cần được hình
thành trong chương trình giáo dục bộ mơn.
Sau khi đã xác định được mục tiêu bài học, giáo viên cần suy nghĩ xem đâu

là mối quan tâm hàng đầu của học sinh? Từ đó đặt vấn đề vào bài một cách ngắn
gọn, hấp dẫn thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa những điều học sinh đã biết
(qua bài cũ, qua thực tế) với những điều chưa biết (mục tiêu bài mới) nhằm kích
thích trí tị mị, khát khao tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ sắp mở ra trước
mắt. Với khát vọng hiểu biết đó, học sinh đã chuyển từ đối tượng tiếp nhận tri thức
sang chỉ đềtìm kiếm tri thức. Vì vậy các em khơng thụ động, chờ đợi mà chủ động
tự lực, tích cực tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức để tìm kiếm,


khám phá phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong thực
tiễn. Học inh học tập như thế mới là hoc tập tích cực thực sự.
Ngoài ra khi đặt vấn đề vào bài ần chú ý thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên
và học sinh. Tạo được khơng khí giờ học nhẹ nhàng thân thiện ngay từ đầu là hết
sức quan trọng, nó sẽ tạo ra khơng khí cởi mở giữa giáo viên và học sinh. Có sự
tơn trọng lẫn nhau, học sinh mới ý thức được vai trị của mình, từ đó tham giâ vào
bài học mới một cách tự tin, phấn khởi.
Trong một giờ học, phần đặt vấn đề chỉ chiếm vài phút ngắn ngủi nhưng nếu
thực hiện tốt sẽ đem lại cho học sinh hứng thú, long say mê học tập và hiệu quả
học tập sẽ được nâng cao.
Ví dụ - Bài 4: Thực hành: xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương
pháp đơn giản (vê tay)
Tình huống khởi động: Bạn Minh và bạn Nam có hai mẫu đất khác nhau. Bạn Nam
lấy đất từ bờ sông, bạn Minh lấy đất từ ngoài đồng nơi người ta mới xúc đất để làm
ao. Cả hai bạn đều tự hào đất của mình là đất sét dẻo nặn ơ tơ sẽ rất đẹp. Bạn Nam
nhận đất của mình mới là đất sét cịn đất của bạn Minh khơng phải, bạn Minh cũng
như vậy. Hai bạn ai cũng đều cho rằng mình đúng. Vậy nếu em là bạn của Nam và
Minh, em sẽ làm như thế nào để giải quyết tình huống này?
Giải pháp 3: Chuẩn bị dụng cụ vật liệu đầy đủ, chu đáo.
Sự chuẩn bị dụng cụ và vật liệu của giáo viên và học sinh là vô cùng quan
trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành cơng của tiết dạy. Giáo viên phải xác định rõ

mục đích của bài dạy để lựa chọn các dụng cụ, vật liệu học tập cần thiết cho phù
hợp với nội dung bài học. Thông qua việc lựa chọn và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
học sinh có thể hình thành một phần kiến thức về nội dung bài học và tiếp thu kiến


thức bài học chủ động, nhanh chóng hơn. Tránh tình trạng dạy “chay” trong các
giờ học mơn Cơng nghệ.
Ví dụ: Ở tiết 40, bài 37. Thức ăn vật nuôi. Khi giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
chuẩn bị 10 loại mẫu vật thức ăn khác nhau của động vật gồm: Bột cá, cám gạo,
rơm khơ, khoai lang, thóc, ngơ hạt, bột ngơ, KC – Permasol, Premix – 68, vinamix
200 thì khi tham gia hoạt động tìm hiểu nguồn gốc của thức ăn vật nuôi, các em đã
dễ dàng tham gia hoạt động một cách tích cực và đạt hiệu quả cao. dưới đây là sản
phầm hoạt động nhóm của nhóm 6.

Giải pháp 4: Gắn nội dung học tập với các vấn đề thực tiễn
Kiến thức của môn Công nghệ gồm những nội dung gần gũi với học sinh
nên các hoạt động dạy học của giáo viên không chỉ quan tâm đến kến thức lí thuyết


mà còn cần chú trọng đến kĩ năng thực hành vận dụng kiến thức, năng lực phát
hiện và giải quyết vấn đề của thực tiễn.
Để làm được điểu đó, tơi luôn cố gắng rèn luyện, học tập để nâng cao năng
lực chuyên môn, cập nhật kiến thức hiện đại, thực tế liên quan đến bộ môn. Trong
mỗi bài học với những nội dung kiến thức cụ thể, giáo viên phải gắn vốn hiểu biết,
kinh nghiệm, nhu cầu của học sinh với tình huống, những vấn đề thực tế học sinh
quan tâm; giao các nhiệm vụ vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn như: giải
thích cơ sở khoa học, xử lí những tình huống thường gặp trong thực tế.
Ví dụ: ở Bài 4: Thực hành: xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương
pháp đơn giản (vê tay)
* Tình huống khởi động

Bạn Minh và bạn Nam có hai mẫu đất khác nhau. Bạn Nam lấy đất từ bờ
sông, bạn Minh lấy đất từ ngoài đồng nơi người ta mới xúc đất để làm ao. Cả hai
bạn đều tự hào đất của mình là đất sét dẻo nặn ơ tơ sẽ rất đẹp. Bạn Nam nhận đất
của mình mới là đất sét cịn đất của bạn Minh khơng phải, bạn Minh cũng như vậy.
Hai bạn ai cũng đều cho rằng mình đúng. Vậy nếu em là bạn của Nam và Minh, em
sẽ làm như thế nào để giải quyết tình huống này?
Giải pháp 5: Sử dụng và khai thác triệt để cơng nghệ thơng tin.
Ngồi đồ dùng dạy học, trong q trình dạy học các bài thực hành, tơi đã
tích cực sử dụng cơng nghệ thơng tin để đưa thêm các hình ảnh trực quan, bảng
biểu, sơ đồ… vào bài dạy. Qua đó, học sinh có thể khai thác thêm kiến thức có liên
quan hoặc làm rõ kiến thức mà SGK đề cập.
Việc sử dụng công nghệ thông tin này cũng khắc phục được những khó khăn
về đồ dùng dạy học hiện có của nhà trường.
Ví dụ: Ở nội dung tiết 34, bài 33. “Một số phương pháp chọn lọc và quản lí
giống vật ni” có thể sử dụng video “hướng dẫn chọn gà mái hậu bị” để khai thác
thông tin về cách chọn giống vật nuôi theo mục đích chăn ni.


Đường link: />2.3.3. Hiệu quả của biện pháp
Qua quá trình vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học,
trong kì I năm học 2020 - 2021, tôi đã thu được những kết quả sau:
- Số lượng học sinh u thích và hào hứng học mơn Cơng nghệ tăng lên rõ rệt.
- Các lớp mà tôi giảng dạy có kết quả học tập tốt hơn năm học 2019 – 2020

Biểu đồ 1: Kết quả năm học 2019 – 2020 và kì I năm học 2020 – 2021
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Thông qua quá trình thực hiện đề tài tại trường mà tơi đang công tác, tôi đã
đạt được một số kết quả sau:
- Với học sinh:

+ Có thái độ u thích mơn học
+ Đạt được nhiều kết quả tích cực trong học kì I năm học 2020 – 2021
- Đối với bộ môn: Được học sinh yêu thích và hứng thú
Xây dựng được nề nếp và thái độ học tập ở học sinh trong những tiết học sau
này trong bộ môn Công nghệ 7 và các môn học khác.
3.2. Khuyến nghị
Với tôi những kinh nghiệm nêu ra trong báo cáo này là quá trình nghiên cứu
và đã áp dụng thực tiễn tại đơn vị mình. Tơi nhận thấy cách làm này có hiệu quả và
có thể áp dụng rộng rãi phù hợp với điều kiện của nhiều trường ở trên địa bàn đặc
biệt là các trường chưa có phịng học bộ mơn cũng như chưa có cán bộ chun
trách thiết bị. Nó khơng những giúp học sinh hiểu bài, kỹ năng thực hành được


hình thành và nâng cao hơn mà cịn giúp học sinh trở nên u thích mơn học hơn
rất nhiều. Từ đó, chất lượng và hiệu quả của các tiết thực hành được nâng cao rõ
rệt, kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ. Do đó, chúng ta có thể mở rộng
biện pháp này để áp dụng vào dạy công nghệ 6, 8 cũng như công nghệ 9 nhằm gây
hứng thú cho học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn Công nghệ.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết. Khơng sao chép nội dung
của người khác
, ngày 11 tháng 12 năm 2021
NGƯỜI VIẾT
(Ký không ghi họ tên)

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Minh Đường (Tái bản lần thứ 8), Sách giáo khoa Công nghệ 7, NXB
Giáo dục Việt Nam.
2. Nguyễn Minh Đường, Sách giáo viên Công nghệ 7, NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Nguyễn Minh Đông – Nguyễn Đức Thành – Nguyễn Văn Vinh, Sách thiết kế
bài dạy môn Công nghệ 7, NXB .
4. Lê Huy Hoàng, Sách các phương pháp dạy học môn Công nghệ THCS.
5. />


×