Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nghiên cứu về hành vi sử dụng facebook của con người một thách thức mới cho tâm lí học hiện hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.59 KB, 23 trang )


Tên thành viên :
Vũ Minh Đức
Phan Thúy Hà
Huỳnh Lê Phương Hảo
Lương Trung Hiếu
Đậu Thị Diệu Linh
Bùi Hữu Nghĩa
Trần Nhật Tâm Như
Nguyễn Văn Thủy
Nguyễn Trần Bảo Trâm
Phí Thị Thanh Vân

[Type text]

Page 2


LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...............................................................7

1.2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu….............................................9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

1.3.



Mục tiêu nghiên cứu...................................................................14

1.4.

Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................14

1.5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................15
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu

1.6.

Phương pháp nghiên cứu...........................................................15

1.7.

Tính mới và đóng góp của đề tài...............................................17

1.8.

Kết cấu đề tài..............................................................................17

1.9.

Phụ lục bảng hỏi.........................................................................18

1.10. Tài liệu tham khảo......................................................................21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU
CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN GIỚI TRẺ CẤP 3 TẠI
TP.HCM.
2.1.

Các khái niệm cơ bản..........................................................................................

2.1.1. Mạng xã hội........................................................................................................
2.1.2. Bình luận tiêu cực...............................................................................................
[Type text]

Page 3


2.1.3. Bình luận tiêu cực trên mạng xã hội...................................................................
2.2.

Mơ hình hành vi của giới trẻ cấp ba

2.3.

Các ảnh hưởng đến tâm lý hành vi của giới trẻ cấp ba...................................

2.3.1. Tâm lý.................................................................................................................
2.3.2. Hành vi...............................................................................................................
2.3.3. Sức khỏe.............................................................................................................
2.3.4. Gia đình..............................................................................................................
2.3.5. Trật tự xã hội......................................................................................................
2.3.6. Thay đổi sự thật..................................................................................................
2.3.7. Thay đổi trật tự cuộc sống..................................................................................

2.4.

Cơ sở lý thuyết – Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) và lí thuyết
hành vi có kế hoạch (TPB)..................................................................................

2.5.

Tổng quan các mơ hình nghiên cứu các ảnh hưởng của bình luận
tiêu cực đến giới trẻ cấp ba.................................................................................

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHỮNG ẢNH
HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN GIỚI
TRẺ CẤP 3
3.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................................
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................
3.1.1.1. Kích cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.......................................................
3.1.1.2. Bảng hỏi..........................................................................................................
3.1.1.3. Các biến sử dụng trong mô hình....................................................................
[Type text]

Page 4


3.1.2. Nghiên cứu định tính...........................................................................................
3.2. Tổng thể nghiên cứu...............................................................................................
3.2.1. Mục tiêu của phỏng vấu sâu................................................................................
3.2.2. Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu ...............................................................
3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính..............................................................................
3.2.4. Diễn đạt và mã hóa thang đo...............................................................................
3.3. Nghiên cứu định lượng...........................................................................................

3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ..............................................................................
3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức......................................................................
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CHÍNH CỦA
MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN GIỚI TRẺ CẤP 3
4.1. Thống kê mơ tả mẫu nghiên cứu theo biến kiểm sốt.........................................
4.2. Đánh giá thang đo...................................................................................................
4.2.1. Thống kê mô tả biến độc lập và kiểm định dạng phân phối của các
thang đo biến độc lập.......................................................................................................
4.2.2. Thống kê mô tả biến phụ thuộc..........................................................................
4.2.3. Kiểm định giá trị của thang đo............................................................................
4.2.4. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo..................................................................
4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu..........................................................................
4.3.1. Kiểm định hệ số tương quan................................................................................
[Type text]

Page 5


4.3.2. Kiểm định giả thuyết và phân tích hồi quy..........................................................
4.4. So sánh ảnh hưởng của các nhóm trong mỗi biến kiểm sốt về bình
luận tiêu cực trên mạng xã hội đến giới trẻ cấp ba....................................................
4.4.1. Kiểm định Independent – sample T – test giữa biến kiểm soát và
biến phụ thuộc Bình luận tiêu cực trên mạng xã hội.......................................................
4.4.2. Kiểm định Anova giữa biến kiểm soát Tuổi và biến phụ thuộc Bình
luận tiêu cực trên mạng xã hội........................................................................................
4.4.3. Kiểm định Anova giữa biến kiểm sốt Thời gian và biến phụ thuộc
Bình luận tiêu cực trên mạng xã hội................................................................................
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG
XÃ HỘI FACEBOOK ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ CẤP 3 TRÊN ĐỊA BÀN
TPHCM.

5.1. Giải pháp đối với cá nhân học sinh cấp 3.............................................................
5.2. Giải pháp đối với phụ huynh học sinh..................................................................
5.3. Giải pháp đối với trường học................................................................................
5.4. Giải pháp đối với cộng đồng..................................................................................
5.5. Giải pháp đối với các tổ chức phi chính phủ........................................................
5.6. Giải pháp đối với chính phủ .................................................................................
LỜI KẾT LUẬN............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................

[Type text]

Page 6


MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

Sự ra đời của mạng xã hội đã xoay chuyển lối sống con người hướng
đến một cuộc sống mới với sự đồng hành của thế giới “ảo”. Tuy gọi là
ảo nhưng nó thực sự tác động mạnh mẽ đến cuộc sống thật của chúng
ta. Không ai lường trước được việc gì sẽ xảy ra đằng sau chiếc màn
hình điện thoại. Lời nói thốt ra trên mạng xã hội tuy ảo nhưng hệ lụy
kéo theo là thật. Sự tàn nhẫn vô tâm của con người thể hiện trên thế giới
ảo kia lại làm sụp đổ cuộc sống của biết bao nạn nhân vô tội. Sức ảnh
hưởng của Facebook khủng khiếp tới nỗi có thể tước đi mạng sống của
con người bất cứ lúc nào. Tâm lí của giới trẻ đặc biệt là cấp Trung học
rất dễ bị tổn thương và tác động bởi các trang mạng xã hội. Vì vậy

chúng ta cần có cái nhìn quan tâm hơn về vấn đề này và giúp các bạn
trẻ hạn chế bị ảnh hưởng bởi Facebook.
- Theo nghiên cứu của Bộ thông tin Truyền Thông, với quy mô dân số
xấp xỉ 95 triệu người và tỉ lệ sử dụng Facebook lên đến 57,43%(báo cáo
Social Media Stats), Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới về việc sử
dụng Internet.
- Trong 424 trẻ vị thành niên, là những học sinh từ 15 - 18 tuổi được
nghiên cứu thì có đến 414 trẻ đang sử dụng FB, chiếm tỷ lệ 97,6%. Có
đến 31,4% sử dụng FB từ khi là học sinh THCS và 25,8% sử dụng FB

[Type text]

Page 7


khi là học sinh THPT. Bên cạnh đó, có 25,1% sử dụng FB nhiều
khoảng một năm trở lại đây.(Theo Báo Thanh Niên 2016).

- Có đến 27,8% trẻ sử dụng từ 3 giờ trở lên, 19,1% sử dụng liên tục,
31,6% sử dụng FB ở bất cứ nơi nào. Trong một tuần, có 36% trẻ sử
dụng FB bất cứ lúc nào rảnh và có 27,5% sử dụng FB hàng ngày. Mỗi
ngày, có đến 68,6% trẻ sử dụng bất cứ lúc nào khi rảnh và sử dụng mỗi
ngày. Địa điểm sử dụng FB chủ yếu là ở nhà chiếm xấp xỉ 50%.(Báo
Thanh Niên 2016)
Những con số này đồng nghĩa với việc hàng triệu thanh thiếu niên Việt
Nam đang đứng trước những nguy cơ không lường trước được về các
vấn đề gây ra trên mạng xã hội Facebook.Hàng ngày vẫn diễn ra những
cái chết đau lịng của những bạn trẻ khi đứng trước “rìu búa” dư luận.
Rất nhiều học sinh cấp ba vì mạng xã hội Facebook mà rơi vào trạng
thái trầm cảm, mệt mỏi,bỏ bê việc học.Các diễn đàn bảo vệ trẻ em liên

tục kêu gọi hành động chung tay đẩy lùi vấn nạn bạo lực ngôn ngữ trên
mạng xã hội cũng như ảnh hưởng tiêu cực của Facebook lên tâm lý giới
trẻ. Bài nghiên cứu này mong muốn chỉ ra những tác động xấu của
Facebook lên tâm lí giới trẻ đồng thời kêu gọi sự quan tâm của mọi
người quan tâm nhiều hơn đến con em hay học sinh của mình đặc biệt
là học sinh cấp 3.
Bài nghiên cứu kế thừa và điều chỉnh những yếu tố mà mạng xã hội tác
động đến giới trẻ từ những nghiên cứu có liên quan trước đây cho phù
hợp với môi trường giáo dục cấp 3 tại thành phố Hồ Chí Minh.

[Type text]

Page 8


1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Dựa trên một số kiến thức thu thập từ các nghiên cứu, chúng tôi nhận
ra mức độ nghiêm trọng và khả năng ảnh hưởng của mạng xã hội đến
tâm lí giới trẻ rất cao. Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều quốc gia khác
trên thế giới cũng phải đối mặt với tình trạng tương tự.

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Bài phân tích” Social Media and Teens: How Does Social Media
Affect Teenagers’ Mental Health” của tác giả Katie Hurlley chỉ ra
rằng social media là nguyên nhân làm tăng những triệu chứng của sự lo
lắng, trầm cảm, chứng thiếu ngủ và rối loạn ăn uống. Trong khi đó một
số khác lại nói rằng việc kết nối online với một nhóm nhỏ người có thể
đem lại những lợi ích cho thanh thiếu niên. Kết quả từ nghiên cứu riêng
của Đại học Y khoa Pittsburgh chỉ ra rằng những người trẻ tuổi càng
dùng nhiều thời gian cho mạng xã hội, họ sẽ càng có khả năng phải đối

mặt với những vấn đề về giấc ngủ và các triệu chứng trầm cảm.
Nếu đọc đủ những nghiên cứu gần đây, bạn sẽ tìm thấy rằng sự tiêu cực
của mạng xã hội cịn nhiều hơn sự tích cực. Trong khi những đứa trẻ có
thể sử dụng mạng xã hội để kết nối và tạo dựng tình bạn với những
người khác, họ vẫn phải đối mặt với sự đe dọa trực tuyến, trolls, những
sự so sánh độc hại, chứng thiếu ngủ, và thiếu sự tương tác trực tiếp
thường xuyên,... Các cô gái thanh thiếu niên có nguy cơ đặc biệt bị đe
doạ trực tuyến thông qua việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội,
nhưng các cậu bé thanh thiếu niên cũng không thể tránh khỏi. Bắt nạt

[Type text]

Page 9


trên mạng có liên quan mật thiết đến trầm cảm, lo lắng và tăng nguy cơ
suy nghĩ tự tử.
Còn Luận án tiến sĩ Adrian D. Pearson “Phương tiện truyền thông ảnh
hưởng đến hành vi sai lệch trong trường Trung học”.Luận án với câu
hỏi đặt ra, tại sao hiện nay đối với đối tượng là học sinh trung học lại có
nhiều hành vi lệch chuẩn như vậy. Đặc biệt đối với các nước phát triển
vấn đề này lại có chiều hướng gia tăng. Trong đó Mỹ có khuynh hướng
tăng cao trong những năm gần đây và liệu có một mối tương quan mà
ảnh hưởng từ các phương tiện truyền thông đến những hành vi chống đối
xã hội. Qua đó giúp cung cấp những yếu tố giúp các nhà hoạt động xã
hội kiểm soát hành vi của cá nhân.
Tờ Huffington Post giới thiệu một nghiên cứu của nhà nghiên cứu Jean
Lamont, đại học Bucknell, về ảnh hưởng của body-shame tới phụ nữ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ có cường độ body-shame cao có
biểu hiện giảm sức khỏe và một số gia tăng các bệnh nhiễm trùng từ độ

tuổi teen. Những phụ nữ có trình độ cao hơn của cơ thể xấu hổ, nhiễm
trùng tăng giữa các lần đầu tiên và thứ hai của câu hỏi được phân phối.
Tự xấu hổ về hình thể dẫn đến sức khỏe thể chất kém, vì những cảm xúc
tiêu cực có thể làm phụ nữ là thiếu chú tâm với cơ thể của họ và khó
chăm lo sức khỏe hơn. Dù chỉ là nghiên cứu quy mô nhỏ, những nghiên
cứu này báo động về ảnh hưởng tiêu cực của việc xấu hổ về hình thể lên
chính sức khỏe. (Adams, 2015). Và cũng khơng chỉ với riêng phụ nữ, bài
báo làm mưa làm gió gần đây làm cho người đọc khơng khỏi đau lịng
khi viết về cậu bé trai 16 tuổi đã giết chết bạn mình chỉ vì bị chê là béo,
đã thay đổi suy nghĩ về tầm quan trọng của body-shame tới cộng đồng
rất nhiều.
[Type text]

Page 10


Theo nghiên cứu “Weight Shame, Social Connection, and Depressive
Symptoms in Late Adolescence” của Alexandra A. Brewis và Meg
Bruening (2018) chỉ ra rằng việc xấu hổ do gặp phải vấn đề “bodyShaming” hình thành các nguy cơ tiêu cực trong quá trình kết nối với xã
hội.Việc bị kì thị về cân nặng hay ngoại hình trở thành một nỗi buồn lớn
đối với các bạn thanh thiếu niên độ tuổi trung học. Việc bạo lực ngôn từ
trở nên phổ biến trong cuộc sống hằng ngày và hơn thế nữa xuất hiện
trên các trang mạng ảo khiến nạn nhân trở nên dễ bị tấn công nhiều hơn.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa chỉ ra được nguyên nhân sâu xa của việc
“bạo lực ngôn từ” và những biện pháp để nạn nhân có thể tránh khỏi các
tình huống gây nguy hiểm cho bản thân mình.
Nhìn chung, các nghiên cứu chưa đi sâu vào vấn đề bình luận tiêu cực
trên mạng xã hội. Bạo lực ngơn ngữ khơng chỉ tồn tại ở hình thức
“Body-Shaming” mà cịn xuất hiện ở nhiều hồn cảnh khác nhau. Tuy
chưa có một nghiên cứu cụ thể nào nêu lên tác hại của việc bị bạo lực

ngôn từ trên mạng xã hội nhưng phần nào giúp chúng ta hình dung được
mức độ nghiêm trọng và tính cấp thiết của nó trong cuộc sống ngày nay.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Đề tài về bình luận tiêu cực trên mạng xã hội trở nên phổ biến trong thời
gian gần đây, kèm theo đó là những lời cảnh tỉnh của rất nhiều cộng
đồng về hậu quả mà nó gây ra.
Theo đề tài “ Nghiên cứu về hành vi sử dụng facebook của con
người-một thách thức mới cho tâm lí học hiện hại” của tác giả “Đào
Lê Hòa An” cho rằng Trong hàng loạt tính năng và tiện ích của internet
thì mạng xã hội mà cụ thể là Facebook đã trở thành một ứng dụng có
[Type text]

Page 11


sức lan tỏa đến mức “đáng sợ” trong thời gian gần đây. Việc sử dụng
Facebook đã dẫn đến hàng loạt vấn đề cụ thể về hành vi, trạng thái và cả
những áp lực cùng với những diễn tiến phức tạp trong đời sống con
người. Tác giả trích dẫn một nghiên cứu của nhà nghiên cứu Na Uy
Cecilie Schou Andreassen để nhận thấy rằng những người bị “lôi cuốn”
bởi mạng xã hội có những dấu hiệu tương tự với người nghiện cờ bạc.
Mặc dù Facebook khơng phải là một loại hóa chất như rượu hoặc
cocaine, nhưng người sử dụng Facebook có thể phù hợp với các tiêu chí
nghiện được áp dụng cho những thứ khác.
Năm 2012 là một năm đầy phát triển của Facebook. Theo báo cáo lợi
nhuận quý ba của Facebook, có tổng cộng 1,01 tỉ người dùng tích cực
hàng tháng (tính đến 30-9-2012), tăng trưởng 26% mỗi năm. Trên bản
đồ thế giới, Việt Nam xếp thứ 54 trên tổng số 213 nước có người sử
dụng Facebook. Một điều đáng ghi nhận nữa là trong tháng vừa qua, tính
về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam chỉ xếp sau Libya (số lượng người sử

dụng tăng 38,72% so với tháng 7-2011) để trở thành đất nước có số
người sử dụng Facebook tăng nhiều thứ hai. Từ đây, xuất hiện hàng loạt
vấn đề về hành vi sử dụng Facebook ở Việt Nam.
Thông tin về một nữ sinh vừa học hết lớp 12 ở xã Hương Ngải, huyện
Thạch Thất, Hà Nội đã uống thuốc trừ sâu tự tử vì bị ghép ảnh trên
Facebook đã thu hút sự quan tâm của dư luận và cả cộng đồng mạng.
Hoặc trường hợp của nữ sinh M – con của chị Nguyễn Thị Ch. (nhà
đường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng)
Nghiên cứu đã chỉ ra được lý do con người chìm đắm trong Facebook
song chưa đào sâu ảnh hưởng của những bình luận tiêu cực đối với đời
sống con người.
[Type text]

Page 12


Nghiên cứu cịn mạng tính chung chưa cụ thể hố đối tượng ( độ tuổi,
…).Ngoài ra, nghiên cứu chỉ nêu ra được thực trạng , phân tích tác nhân
nhưng chưa đưa ra được giải pháp hợp lý .
Theo kết quả nghiên cứu của Chương trình Nghiên cứu Internet và
Xã hội (VPIS), 78% người được hỏi tại Việt Nam đều khẳng định từng
là nạn nhân của phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội hoặc biết
những trường hợp tương tự. Đã có người tìm đến cái chết chỉ vì những
dịng thông tin ác ý vu khống trên mạng nhằm vào mình. Đã có người
mất việc, mất danh dự chỉ vì những nốt like, share vô cảm những thông
tin chưa được kiểm chứng, bóp méo sự thật, lẫn lộn đúng sai. Những
thông tin giật gân trên trang cá nhân luôn thu hút sự hiếu kỳ của người
sử dụng mạng xã hội và gây nên những hiệu ứng không tốt. Người đọc
hoang mang, hoảng sợ. Nạn nhân trong những câu chuyện không có thật
chịu đủ mọi sự chê trách của xã hội, trong khi đó, người đăng thơng tin

có lẽ đang ngồi mỉm cười đếm like, đếm view và vui mừng vì trang cá
nhân của mình được nhiều người biết đến, do đó, việc kinh doanh qua
mạng sẽ thuận lợi hơn.
Có thể thấy rằng các vấn đề liên quan đến Internet, trong đó mạng xã hội
đặc biệt Facebook là một trong vấn đề được Tâm lí học hiện đại quan
tâm nghiên cứu dưới góc độ hành vi. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên
cứu chưa cụ thể hóa về các hành vi sử dụng đối với học sinh cấp 3 cịn
trên bình diện lí thuyết. Đặc biệt khi lí giải về các hành vi của con người
khi sử dụng và đặc biệt là những ảnh hưởng của hành vi sử dụng MXH
đối với hoạt động cá nhân, cũng như đối với xã hội chưa được xã hội
quan tâm nhiều. Rõ ràng, đây là những thách thức mới mà Tâm lí học
hiện đại quan tâm giải quyết.
[Type text]

Page 13


1.3.

Mục tiêu nghiên cứu:

Dựa vào tính cấp thiết của đề tài và những ảnh hưởng của bình luận tiêu
cực trên mạng xã hội đối với học sinh cấp 3, bài nghiên cứu gồm mục
tiêu như sau:
- Thứ nhất, phản ánh thực trạng của các bình luận tiêu cực hiện nay trên
mạng xã hội đối với học sinh cấp 3 khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thứ hai, phân tích tác động, sự ảnh hưởng và hậu quả của các bình
luận tiêu cực đó đối với học sinh cấp 3 khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Thứ ba, đưa ra cái nhìn tổng quan và thực tiễn hơn về các ảnh hưởng

tiêu cực đó và đề ra những giải pháp nâng cao ý thức của người dùng
mạng xã hội, giảm thiểu những bình luận tiêu cực.
1.4.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Từ mục tiêu nghiên cứu trên, đề án nghiên cứu bao gồm những nhiệm
vụ cụ thể như sau:
- Khảo sát mức độ hiểu biết và quan tâm của học sinh cấp 3 tại TPHCM
về những ảnh hưởng của bình luận tiêu cực trên mạng xã hội.
- Đánh giá thực trạng mức độ, văn hóa bình luận trên mạng xã hội của
học sinh cấp 3 TPHCM, các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa bình luận.
- Điều tra, thu thập và phân tích sự ảnh hưởng của bình luận tiêu cực
trên mạng xã hội.
[Type text]

Page 14


- Đưa ra những khuyến nghị để học sinh cấp 3 tránh được những ảnh
hưởng từ bình luận tiêu cực.
1.5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
      Khách thể nghiên cứu: học sinh cấp 3 trên địa bàn TPHCM.
Đối tượng nghiên cứu: nhận thức của học sinh về văn hóa bình luận và
những ảnh hưởng của những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội


1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Trên địa bàn các trường THPT tại TP.HCM
 
Về thời gian: Các dữ liệu, thông tin phục vụ cho Nghiên cứu đề tài được
thu thập trong giai đoan từ 2009-2019. Bao gồm các chuyên đề liên
quan đến ảnh hưởng về tâm lý, hành vi của người sử dụng mạng xã hội,
ảnh hưởng của mạng xã hội vào xã hội, những tai hại đến từ mạng xã
hội,…
1.6.

Phương pháp nghiên cứu:

1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, nhóm sử dụng 2 phương pháp thu thập
dự liệu chính: phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu
thập dữ liệu sơ cấp.
 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài.
[Type text]

Page 15


Nguồn tài liệu bên ngoài được thu thập bao gồm:
- Các ứng dụng, tài liệu, sách, số liệu tham khảo liên quan tới vấn đề
tâm lý con người khi sử dụng Facebook
- Các bài viết bài viết, video đăng trên các trang báo bao gồm internet
và tạp chí.
 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu được nhóm thu thập, tiến hành qua q

trình điều tra, phỏng vấn trên nhóm.
 Phương pháp sử dụng bảng hỏi
Nội dung của phương pháp
Thiết kế bảng hỏi với các câu hỏi liên quan nhằm thu thập những ý kiến,
quan điểm và cách nhìn nhận của sinh viên về các vấn đề liên quan đến
tâm lý con người khi sử dụng Facebook. Bên cạnh đó xác định được tình
hình tâm lý của học sinh qua thời gian sử dụng, đồng thời đề xuất giải
pháp cơ bản cho vấn đề đó.
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.
 Phương pháp định lượng
Phương pháp định lương được dùng trong việc lượng hóa kết quả trả
lời của học sinh trong các bảng hỏi nhằm hỗ trợ phương pháp định tính
trong nghiên cứu thực trạng tâm lý khi sử dụng Facebook của học sinh.
 Phương pháp định tính
[Type text]

Page 16


Phương pháp định tính được dùng để tổng hợp các lý luận cơ bản về
giải pháp cho việc sử dụng Facebook hợp lý. Ngồi ra cịn tổng hợp,
phân tích một số thực trạng. Sử dụng các phương pháp:
Phương pháp phân tích: Dữ liệu sau khi thu thập được tồn tại ở nhiều
dạng khác nhau, sau đó phải sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá
và so sánh các số liệu đó với nhau nhằm thu nhập các thơng tin cần thiết.
Phương pháp tổng hợp: là việc kết hợp một cách logic các dữ liệu từ
nhiều nguồn khác nhau để đưa ra một thơng tin chính xác, cần thiết cuối
cùng.
1.7.


Tính mới và đóng góp của đề tài.

1.8.

Kết cấu của đề tài.
Cơng trình nghiên cứu gồm 24 trang cùng phụ lục. Ngoài phần mở

đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo trong nước và ngoài nước,
phụ lục, đề tài được kết cấu thành 5 mục như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã
hội Facebook đến giới trẻ cấp 3 tại TP.HCM.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu những ảnh hưởng tiêu cực của
mạng xã hội Facebook đến giới trẻ cấp 3.
Chương 4: Kết quả phân tích ảnh hưởng chính của mạng xã hội
Facebook đến giới trẻ cấp 3.

[Type text]

Page 17


Chương 5: Một số giải pháp cho ảnh hưởng của mạng xã hội
Facebook đối với giới trẻ cấp 3 trên địa bàn TP.HCM.

PHỤ LỤC BẢNG HỎI
Xin chào anh/chị!
Nhóm chúng tơi đang thực hiện một cuộc thăm dò tâm lý của giới trẻ
cấp 3 về những ảnh hưởng của bình luận tiêu cực trên mạng xã hội, tìm
hiểu về thái độ cũng như hành vi của giới trẻ cấp 3. Rất mong nhận được

ý kiến của anh/chị để chúng tơi có thể hồn thành tốt đề tài này.
THƠNG TIN CÁ NHÂN:
Họ và tên:
Điện thoại:
Email (nếu có):
PHẦN CÂU HỎI CHUNG:
1. Xin anh/chị cho biết giới tính:
A.Nam

B.Nữ

2. Anh/chị là học sinh lớp mấy:
A.Lớp 10
[Type text]

Page 18


B.Lớp 11
C.Lớp 12
3. Anh/chị có sử dụng mạng xã hội hay khơng:
A.Có

B.Khơng

4. Anh/chị có từng gặp những bình luận tiêu cực hay khơng:
A.Có

B.Khơng


5. Anh/chị có từng bình luận tiêu cực trên mạng xã hội hay khơng:
A.Có

B.Khơng

6. Anh/chị đã từng bị chỉ trích, bị bình luận ác ý trên mạng xã hội chưa:
A.Có

B.Khơng

PHẦN CÂU HỎI CHI TIẾT
1. Anh chị thường dùng mạng xã hội nào nhất?
A.Facebook

B.Zalo

C.Twister

D.Instagram

2. Lý do anh/chị dùng mạng xã hội là gì?
A. Ai cũng dùng nên mình dùng
B. Đây là một phần không thể thiếu trong cuộc sống
C. Để có một kênh tương tác với xã hội
D. Để chia sẻ bản thân với bạn bè
3. Bạn sử dụng mạng xã hội bao nhiêu giờ một ngày?
A. 30 phút

B.khoảng 1 giờ


C. 2 giờ

D. Bất cứ khi nào có thời gian

4. Bạn thường làm gì khi sử dụng mạng xã hội?
A. Xem ảnh, clip, nhắn tin
B. Bình luận, chia sẻ thông tin
[Type text]

Page 19


C. Học tập
5. Bạn thường đăng gì lên trên mạng xã hội?
A. Bài viết

B. Hình ảnh

C. Video

D. Link học tập

6. Bạn thấy hứng thú với nội dung gì trên mạng xã hội?
A. Quảng cáo

B. Các video học tập, nội dung lành

mạnh
C.Tin tức trend mới


D. Các nội dung phản cảm

7. Bạn thường bình luận nội dung gì trên mạng xã hội?
A. Các nội dung liên quan đến bản thân
B. Cái gì cũng bình luận
C. Nội dung liên quan đến người nổi tiếng
D. Khơng bình luận
8. Bạn có thấy mình bị ảnh hưởng bởi các nội dung trên mạng xã hội
khơng?
A. Có

B. Khơng

9. Bạn thấy mình bị ảnh hưởng như thế nào bởi các tác động từ
facebook?
A. Làm bản thân cởi mở hơn
B. Trở nên thu mình với thế giới bên ngồi
C. Bị stress nặng nề
D. Chẳng ảnh hưởng gì
10.Bạn bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi:

[Type text]

A. Tin nhắn

B. Hình ảnh

C. Video

D. Bình luận


Page 20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tài liệu trong nước:
- Lê Minh Công (2011), “Một số vấn đề lý luận và thực hành lâm sàng
về nghiện Internet”
- Lê Minh Công (2009), “Nghiện Internet ở thanh thiếu niên, báo cáo
qua ba trường hợp lâm sàng”
- Phan Thị Thùy Linh (2017), “Ảnh hưởng của mạng Internet đối với
giới trẻ - cái nhìn từ phía khoa học thần kinh”
- Nguyễn Văn Thọ, Trần Thị Giồng, Nguyễn Minh Tiến, Nguyễn Thị
Hậu (2009), “Kỉ yếu hội thảo khoa học Nghiện Internet – Game
online: Thực trạng và giải pháp”
- Đào Lê Hòa An (2013), “Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook
của con người – một thách thức cho tâm lí học hiện đại”
- Lê Minh Cơng (2011), “Tác động của Internet đến nhận thức và hành
vi giới tính, tình dục ở thanh thiếu niên”
- Trần Thị Minh Đức (2014), “Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên
Việt Nam”
- Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Lan Nguyên (2016), “Tác động của
mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay”
- Bùi Thu Hoài (2014), “Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ”
- Uyên Huynh (2013), “Có quá nhiều bạn trên Facebook, bao nhiêu là
đủ”
 Tài liệu ngoài nước:
- Adrian D.Pearson (2006), “Media influence on deviant behavior in
middle school students”
[Type text]


Page 21


- Katie Hurlley (2019), “Social media and teens: How does social
media affect teenagers’ mental health ”
- Alice G.Walton (2017), “5 ways Facebook affect our mental health”
- Locber and Hey (1997), “The development of aggressive behavior in
young people”
- Freedenthal.S (2006), “Suicidal Behavior in Urban American Indian”

[Type text]

Page 22


Bài nghiên cứu xin được kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi!
-----------------THE END----------------

[Type text]

Page 23



×