Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm “một số biện pháp sử dụng thiết bị dạy học theo hướng phát triển năng lực âm nhạc trong trường tiểu học”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 28 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc có một vị trí quan trọng trong các hoạt động của nhà trường, góp
phần giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành nhân cách trẻ em.
Qua các giờ học hát, nghe nhạc, hoạt động ngoại khóa âm nhạc mang đến
cho các em tinh thần lạc quan, sự tích cực, hoạt bát, lanh lợi, ý thức tổ chức kỷ
luật, tinh thần tập thể; đặc biệt thông qua các yếu tố cơ bản của ngôn ngữ âm nhạc
như: giai điệu, tiết tấu, hòa âm, cường độ, âm sắc, nhịp độ... Học sinh được bồi
dưỡng về khả năng trí tuệ, tính nhạy cảm, tính thơng minh sáng tạo, khả năng tư
duy trừu tượng, trí nhớ, sự tưởng tượng và tính chính xác, khoa học...
Mặt khác âm nhạc cịn hỗ trợ các mơn học khác giúp học sinh học tập tốt
hơn và qua các hoạt động âm nhạc trong nhà trường tạo điều kiện cho những học
sinh có năng khiếu nổi trội được phát hiện và bồi dưỡng để phát triển năng khiếu
của bản thân.
Vì vậy để học sinh có nhiều hứng thú khi tham gia học mơn học này giáo
viên âm cần có những biện pháp cụ thể, hữu hiệu và phù hợp với từng đối tượng
học sinh trong hoạt động dạy môn âm nhạc ở trường tiểu học nhất là theo các
phương pháp dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh hiện nay.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy mơn Âm nhạc tơi ln tìm ra những giải
pháp để mang đến cho các em những tiết học thật sự hiệu quả và phù hợp với học
sinh ở cấp tiểu học, cụ thể tại trường tiểu học Vĩnh Trinh 3, nơi tôi đang công tác.
Trong giáo dục Âm nhạc, hoạt động vui chơi là hình thức hoạt động sáng
tạo để thể hiện nội dung nhằm phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ. muốn phát
triển tai nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ thì cần phải có những thiết bị,
dụng cụ cho trẻ được nghe và tập sử dụng khi ca hát, vận động, tham gia trò chơi.
Có như vậy trẻ mới dễ dàng phân biệt được các âm sắc khác nhau của âm thanh
và phát triển cảm giác về nhịp điệu, hứng thú theo nhịp điệu của âm nhạc. Trong
thực tế, hiện nay các nhạc cụ gõ dành cho trẻ em tương đối nhiều loại như: thanh
phách, trống nhỏ, maraca, trai-en-go, temborin... tôi thiết nghĩ giáo viên cần phải
có lịng u nghề mến trẻ, khơng chỉ từ câu nói thể hiện tình u thương mà cịn
phải có những việc làm thiết thực trong các hoạt động của trẻ như làm đồ dùng


sáng tạo để dạy trẻ một cách khoa học; những đồ dùng này không mất tiền mua
và làm khơng q khó khăn mà chỉ cần một số nguyên vật liệu có sẵn trong tự
nhiên như: sỏi, hạt đậu, thanh tre, xốp...và một số phế liệu như: chai nhựa, lon
nước yến... để tạo ra một số dụng cụ dùng trong hoạt động âm nhạc nhằm tạo ra
1


sự mới lạ về các đồ dùng, đồ chơi, nhạc cụ gõ giúp học sinh hứng thú tham gia
vào giờ học qua đó rèn luyện về âm sắc, nhịp điệu, tiết tấu giúp các em phân biệt
âm thanh, luyện tai nghe và phát triển năng lực âm nhạc. Chính vì lý do này mà
tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp sử dụng thiết bị dạy học theo hướng phát
triển năng lực Âm nhạc trong trường tiểu học”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra “Một số biện pháp sử dụng thiết bị dạy học theo hướng phát triển
năng lực Âm nhạc trong trường tiểu học” nhằm nâng cao chất lượng giản dạy bộ
môn Âm nhạc, phát triền năng lực âm nhạc và phân môn Tập đọc nhạc trong nhà
trường. Cụ thể như sau:
Trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong quá trình nghiên cứu và sử
dụng đồ dùng, thiết bị dạy học âm nhạc cho học sinh tiểu học.
Trình bày hiệu quả thu được sau khi áp dụng những kỹ thuật làm và sử
dụng đồ dùng, thiết bị dạy học để phát triển năng lực âm nhạc cho học sinh tiểu
học.
Đề xuất một số kiến nghị với Ban Giám hiệu trường tiểu học Vĩnh Trinh 3.
3. phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã áp dụng một số phương pháp như:
Phương pháp lý luận: Tham khảo và tìm hiểu các loại tài liệu, kiến thức để
nâng cao kiến thức và có thêm hiểu biết để chọn và nghiên cứu đề tài.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:
Thực hiện phỏng vấn và kiểm tra đối với từng học sinh để tổng hợp thông
tin về kiến thức cũng như ý thức của các em đối với việc sử dụng các thiết bị, đồ

dùng dạy học trong môn học Âm nhạc.
5. Giới hạn về phạm vi, thời gian nghiên cứu:
Học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 trường tiểu học Vĩnh Trinh 3
Từ tháng 9/2019 đến tháng 6/2020.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Cơ sở lý luận:
2


Như chúng ta đã biết thiết bị, đồ dùng dạy học là một nhu cầu cần thiết đối
với hoạt động học tập của học sinh trong trường tiểu học nói chung và mơn Âm
nhạc nói riêng. Tuy nhiên để có đủ số lượng đồ dùng như các loại nhạc cụ gõ đệm
thì khơng phải chúng ta ln bỏ tiền ra để mua, nhất là những vùng nông thôn,
hoặc điều kiện về kinh tế của từng trường, từng địa phương còn khó khăn. Mà đặc
điểm của học sinh tiểu học là thích những hình ảnh trực quan sinh động, những
đố dùng sáng tạo đẹp, mới lạ, phong phú, có màu sắc hấp dẫn. Để thỏa mãn được
nhu cầu đó của học sinh tiểu học, địi hỏi người giáo viên phải có óc sáng tạo, linh
hoạt trong việc lựa chọn, thiết kế những đồ dùng dạy học trực quan, sinh động
qua việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho môn học; tự làm một số nhạc cụ gõ
đệm mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài dạy theo phương pháp và hình
thức đã đưa ra; phải phù hợp với tình huống trong các hoạt động; đồng thời biết
sử dụng có hiệu quả những thiết bị đã được ngành giáo dục hỗ trợ như: máy
nghe, đàn piano, đàn organ, và một số thiết bị khác..., góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục học sinh giúp các em phát triển năng lực âm nhạc trong trường
tiểu học.
2. Thực trạng của vấn đề:
Thuận lợi:
Qua nhiều năm công tác trong nghề, là người trực tiếp giảng dạy môn Âm
nhạc, tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học mới. Nhất là khi được bồi dưỡng
về chương trình Giáo dục phổ thơng mới 2018.

Thời gian này đối với tôi là khoảng thời gian tôi được học tập, trải nghiệm
nâng cao về các phương pháp, hình thức tổ chức học tập theo hướng phát triển
năng lực học sinh đối với môn Âm nhạc trong trường tiểu học. với lịng u nghề,
mến trẻ tơi đã vận dụng hết nhưng kiến thức, tìm hiểu nhiều giải pháp để mang
đến cho các em học sinh thân yêu những tiết học Âm nhạc thật vui và ý nghĩa.
Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân tôi luôn nhận được sự đồng hành, giúp đỡ
của Ban giám hiệu cũng như Hội đồng sư phạm nhà trường. Ban giám hiệu cũng
như một số cha mẹ học sinh cũng đã có sự quan tâm nhiều đối với môn Âm nhạc.
Ngành giáo dục và nhà trường cũng đã đầu tư một số trang thiết bịphục vụ cho
môn học như: Đàn Organ, nhạc cụ gõ, thanh phách, song loan, trống nhỏ, kèn
Melodion; có máy chiếu, máy tính, có kết nối mạng Internet... thuận lợi cho việc
tìm kiếm thơng tin phục cụ cơng tác giảng dạy.

3


Âm nhạc là một môn học độc lập, đánh giá bằng nhận xét chứ không chấm
điểm, kết quả đánh giá là điều kiện xét duyệt lên lớp. Học sinh rất thích học mơn
này.
Khó khăn:
Đối với học sinh lớp 1 đã có sách mới giúp giáo viên và học sinh tiếp cận
chương trình mới một cách dễ dàng. Nhưng cũng cịn nhiều bất cập chưa được
giải quyết, nhất là về thiết bị, đồ dùng dạy học,nhạc cụ gõ...
Đối với các lớp 2,3,4,5 thì dạy theo sách giáo khoa hiện hành nhưng phải
áp dụng các phương pháp mới để phát triển phẩm chất,năng lực học sinh theo
chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018, thì bên cạnh việc lựa chọn các
phương pháp và hình thức dạy học phù hợp người giáo viên còn phải biết sử dụng
các thiết bị, đồ dùng dạy học sáng tạo để tạo sự hứng thú cho các em trong học
tập các mơn học nói chung và bộ mơn Âm nhạc nói riêng.
Mặt khác phần lớn các em đều là con em thuộc gia đình nơng dân, việc

chuẩn bị thơng tin cho bài học mới hay tự tìm ra kiến thức để bổ sung cho kiến
thức trong tiết học cịn gặp khó khăn.
Khả năng cảm thụ của học sinh trong một lớp không đều nhau
Năng khiếu làm đồ dùng sáng tạo của giáo viên cịn hạn chế, tính sáng tạo
con chưa cao, đặc biệt là việc tận dụng nguyên vật liệu để làm đồ dùng còn hạn
chế. Tài liệfu hướng dẫn làm chưa nhiều, chưa phong phú. Đồ dùng trong kho
thiết bị của trường phục vụ cho môn âm nhạc như tranh ảnh về nhạc cụ, trang
phục dân tộc còn quá đơn điệu, tranh in các bài Tập đọc nhạc đã quá cũ; trong khi
đó Âm nhạc lại là mơn địi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo, tính thẩm mĩ rất cao, nếu
giáo viên không đáp ứng những yêu cầu này thì tiết giáo dục Âm nhạc trở nên
khô khan, rập khuôn, dễ gây sự nhàm chán cho học sinh.
Xuất phát từ thực trạng trên và thông qua những giờ dạy thực hành trên lớp
phát hiện ra những hạn chế khi không sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, vì thế tơi
đã nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học
môn Âm nhạc nhằm phát triển năng lực âm nhạc cho học sinh trong trường tiểu
học. Từ đó đã làm thay đổi phương pháp, hình thức trong giảng dạy bộ môn này.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
3.1. Mục đích của biện pháp:

4


Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có sức hấp dẫn, cuốn hút tất cả mọi
người. Nó có tác dụng trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của con người làm cho
con người phát triển toàn diện. Đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi từ 6 -11, đây là
lứa tuổi nhạy cảm với âm nhạc; cuộc sống của các em khơng thể thiếu được loại
hình nghệ thuật này. Vì vậy mục đích của việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học
trước hết là:
+ Đối với giáo viên: Giúp giáo viên có những trải nghiệm, những biện
pháp, kinh nghiệm và tìm ra phương pháp dạy học phù hợp đối với từng lứa tuổi,

tượng học sinh để tiết học đạt hiệu quả nhất.
+ Đối với học sinh: Các em được nghe, được học hát, được chơi trò chơi,
cùng với các loại nhạc cụ, đồ dùng học tập để múa phụ họa, các em sẽ cảm nhận
được cái hay, cái đẹp trong từng bài hát. Từ đó các em mạnh dạn, tự tin tham gia
các hoạt động văn nghệ ở lớp, trường hoặc tham gia các hội thi cấp huyện như:
Hội thi Giai điệu tuổi hồng...Các em có kỹ năng thưởng thức âm nhạc, mạnh dạn,
tự tin khi biểu diễn các bài hát với các động tác do tự mình sáng tạo phù hợp với
sắc thái bài hát. Thể hiện tốt tình cảm của mình qua bài hát trước tập thể. Những
em còn hạn chế về năng khiếu cũng biết hát đúng giai điệu và lời ca kết hợp một
vài động tác đơn giản hoặc biết gõ đêm theo bài hát.Đó cũng là con đường tự
nhiên và ngắn nhất nhằm bồi dưỡng thị hiếu và tình cảm thẩm mĩ đúng đắn cho
các em dần dần hình thành những tình cảm yêu thích âm nhạc.
Giúp phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm đáp ứng được
mục tiêu giáo dục tồn diện nói chung và phát triển năng lực âm nhạc cho học
sinh nói riêng.
3.2. Các biện pháp đã thực hiện:
Việc sử dụng phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học được thể hiện qua các biện
pháp sau:
Biện pháp 1: Công tác chuẩn bị phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học
Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy học:
Ngay từ đầu tháng 8 tôi đã lập kế hoạch nhằm tìm hiểu các đồ dùng cần
thết đối với mơn Âm nhạc; đồng thời tìm các giải pháp để thu thập các nguyên vật
liệu; tham khảo sách, báo, mạng internet, để tìm ra cách thiết kế đồ dùng dạy học
sáng tạo, phù hợp, hiệu quả.
Tìm kiếm nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học:
5


Để làm đồ dùng thì phải có ngun vật liệu: Tơi chú trọng tìm các ngun
vật liệu từ thiên nhiên như: sỏi, lá khô, rơm và các vật là phế liệu như lon bia,

chai nước ngọt bằng nhựa, xốp, len... để làm đồ dùng hoạc tập sáng tạo.
Khuyến khích học sinh sưu tầm, đóng góp nguyên vật liệu phế thải, đồ vật
sẵn có trong cuộc sống hàn ngày để cơ và trò cùng làm đồ dùng dạy học, đồ dùng
học tập phục vụ cho các hoạt động trong tiết học.
Tận dụng những vỏ hộp thạch làm thành những chiếc Sắc xô phon, hay
những hộp bánh to, nhỏ các loại chất liệu bằng tôn, sắt, hộp đựng chè để làm nên
những chiếc trống tròn, trống cơm, những chiếc vợt muỗi hỏng làm thành chiếc
đàn, đạo cụ như cánh Ong, cánh Bướm làm bằng giấy li nơng cũ, giấy bóng
kính… cho trẻ biểu diễn trong tiết tổng hợp…
Tích cực nghiên cứu, học hỏi cách làm từ đó tận dụng nguyên vật liệu
thiên nhiên và phế liệu để thiết kế đồ dùng dạy học:
* Học cách làm đồ dùng dạy học qua tivi, sách báo, Tập san giáo dục,
mạng internet ...
* Học cách làm đồ dùng qua việc tham quan trường bạn trong và ngồi
huyện.
* Trước khi thiết kế, tơi tiến hành làm sạch, phân loại và tái chế đảm bảo an
toàn và vệ sinh khi sử dụng.

Biện pháp 2: Trong quá trình sử dụng các thiết bị giáo viên cần phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học
tập cho các em.
6


Đặc trưng của môn học âm nhạc chủ yếu là thực hành; thực hành là “sợi
chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình dạy - học. Thơng qua thực hành để dạy lý thuyết, lấy
lý thuyết để củng cố kĩ năng thực hành trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một
cách tối ưu để tất cả học sinh được nhìn, nghe và luyện tập nhiều. Thực tế cho
thấy nếu trong một tiết học, giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi vừa sức đối với học
sinh, học sinh dễ hiểu, dễ nhớ; hay cho các em nghe, tự thể hiện nhiều thì học

sinh sẽ rất hứng thú học tập và tương tác với giáo viên, với các bạn trong lớp,
nhóm thì giờ học sẽ đạt kết quả cao hơn.
Trong môn học Âm nhạc, việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học để hỗ trợ
cho cả giáo viên và học sinh mang đến hiệu quả cao và hết sức thiết thực: Nhờ có
sự phát triển của cơng nghệ thơng tin và truyền thơng đã hỗ trợ cho q trình dạyhọc nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất
cũng đã đáp ứng tương đối đầy đủ nên việc áp dụng các phần mềm dạy học
Power point cũng thuận tiện cho các phương pháp dạy học tích cực, cần ứng dụng
cơng nghệ thơng tin để đưa vào phần giới thiệu tác giả, tác phẩm; trình chiếu bài
hát trên các slide khi sử dụng giáo án điện tử. Kể cả những tiết có giới thiệu về
nhạc cụ, cũng có thể ứng dụng cơng nghệ thơng tin để giới thiệu về hình dáng của
từng loại nhạc cụ rất rõ nét; tiếp đến giáo viên có thể cho nghe âm sắc của từng
loại nhạc cụ qua một vài trích đoạn tìm kiếm trên internet giúp học sinh càng
hứng thú hơn.
Bên cạnh đó thì việc thiết kế các đồ dùng dạy học trực quan, các loại nhạc
cụ gõ cũng không kém phần quan trọng trong việc hỗ trợ tiết dạy và các hoạt
động thực hành biểu diễn tại lớp.
Các đồ dùng dạy học trực quan đã thu hút được lòng say mê của các em
ngay từ đầu giờ lúc giới thiệu bài mới.
Ví dụ:
Phần khởi động:
Học hát bài: Chim sáo (Âm nhạc 4): Học sinh quan sát trên bảng có tranh,
ảnh các con vật đã xuất hiện trong các bài hát mà các em đã được học hoặc chư
được học mà tôi đã chuẩn bị sẵn. Đồng thời cho các em nghe một đoạn nhạc có
tên các con vật đó. Khi hết đoạn nhạc, nhóm nào giơ tay nhanh nhất và nêu tên
được nhiều con vật nhất sẽ thắng cuộc.
Từ đoạn nhạc đó các em sẽ trả lời được bài hát nào nào đã được học và bài hát
nào chưa được học. Qua đó các em sẽ biết được bài học hơm nay thuộc chủ đề gì
và tên bài hát là gì
7



Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bảng phụ:
Trong hoạt động làm quen với bài hát mới, để học sinh dễ dàng hiểu rõ hơn về
tính chất, số chỉ nhịp, lời ca, chia câu hát các ký hiệu âm nhạc và thể hiện đúng
những chỗ ngân dài, nghỉ, luyến láy trong bài thì ta có thể chép bài hát với cả
phần nhạc và lời ca qua việc sử dụng phần mềm chép nhạc Encore.
* Phân môn học hát:

8


* Phân môn Âm nhạc thường thức: (Ở lớp 2,3,4,5)
Để giới thiệu về nhạc cụ yêu cầu của phương pháp này địi hỏi:
Giáo viên phải có khả năng sử dụng máy tính, và một số chương trình khác trên
máy.
Nhà trường có đầy đủ trang thiết bị, phịng chức năng và tốt hơn nữa là phịng bộ
mơn.
Đây là dạng giáo án điên tử, phương pháp này có nhiều thuận lợi:
Học sinh có thể mắt thấy, tai nghe, khi giáo viên giới thiệu bài.
Hiệu ứng trên máy giúp học sinh hứng thú, tập trung hơn.
Học sinh có thể xem các đoạn clip, thay bằng xem những hình ảnh tĩnh.
Có thể chơi các trò chơi ở những phương pháp trên, mà giáo viên không
phải đi làm bảng phụ và đáp án.v..v..
Chúng ta không cần phải soạn cả bài mà chỉ soạn phần Âm Nhạc Thường
thức.
Ví dụ 1: Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc ở Tiết 15 – tập hát lớp 3
Giáo viên cho học sinh xem hình các nhạc cụ và nghe trích đoạn độc tấu
của các nhạc cụ đó, bằng đàn hoặc là băng đĩa nhạc có sẵn, giúp cho học sinh
hứng thú học tập.


9


Đàn bầu

Đàn nguyệt

Đàn tranh

Ví dụ 2: Giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộc ở lớp 2 - tiết 12
Giáo viên cho học sinh xem hình dáng các nhạc cụ và nghe trích đoạn độc
tấu của các nhạc cụ đó, bằng đàn hoặc là băng đĩa nhạc có sẵn. giúp cho học sinh
hứng thú học tập hơn.

Thanh la



Song loan

Ví dụ 3: Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài ở lớp 5 – Tiết 10
- Giáo viên cho học sinh xem hình các nhạc cụ và nghe trích đoạn độc tấu của các
nhạc cụ đó, bằng đàn hoặc là băng đĩa nhạc có sẵn giúp cho học sinh hứng thú
học tập hơn.
- Giáo viên giới thiệu sơ lược về các nhạc cụ nước ngoài cho học sinh hiểu và
cách trình diễn các nhạc cụ đó như thế nào.

10



Saxophone

Trompette

Flute

Clarinette

* Phân môn Tập đọc nhạc lớp 4-5:

Sau khi học sinh tự quan sát và trả lời hệ thống các câu hỏi trên, lúc
này tự bản thân mỗi học sinh đã bắt đầu nắm được các kỹ năng cơ bản và
các yêu cầu của bài tập đọc nhạc. Và học sinh đã có thể tự hiểu bài thơng
qua sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên.
Biện pháp 4: Tổ chức cho học sinh lên biểu diễn bài hát với đồ dùng dạy học
có sẵn và tự làm:
+ Hát kết hợp gõ đệm:
11


Hoạt động này thực hiện ở tiết dạy hát. Sauk hi tập hát và ghép lời cả bài,
giáo viên thường chuyển sang hoạt động: Hát kết hợp gõ đệm. Giáo viên cho các
nhóm thảo luận luyện tập hát kết hợp các loại nhạc cụ gõ và trình bày tại nhóm.
Các em dược thực hành các kĩ năng thể hiện nhạc cụ tiết tấu từ những nhạc cụ gõ
đệm được bộ giáo dục đầu tư như: trống con, maracat, temborin hoặc nhạc cụ gõ
tự làm như: chai lắc, thanh phách... các em sẽ phát triển được năng lực âm nhạc,
cảm nhận được giai điệu được thể hiện qua nhịp điệu, tiết tấu của bài hát. Cũng
qua hoạt động này các em thể hiện được năng lực giao tiếp và hợp tác khi trình
diễn cùng các bạn trong nhóm; thể hiện tinh thần đoàn kết hỗ trợ nhau cùng học,
cùng tiến bộ. Các nhóm cũng rút kinh nghiệm từ phần trình bày của nhóm mình

và nhóm bạn để học hỏi và bổ sung những kiến thức mới và những kĩ năng thực
hành nhạc cụ tiết tấu.

Ở các tiết ôn tập giáo viên thường tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, luyện tập
các động tác phụ họa do các em tự sáng tạo, sau đó cho các nhóm lên biểu diễn
trước lớp. Hoạt động này đối với các em là hoạt động diễn ra sôi nổi nhất, giáo
viên cần chuẩn bị sẵn một số đạo cụ do chính giáo viên thiết kế hoặc giáo viên
gợi ý cho các em tự làm ở nhà.
Ví dụ: Ơn tập bài hát: Ước mơ (Âm nhạc lớp 5)
+ Hát kết hợp động tác phụ họa:
Thông thường mỗi bài hát giáo viên đều hướng dẫn học sinh hát kết hợp
vận động phụ họa giúp cho các em tự nhiên khi hát. Tuy nhiên, ở một số bài GV
có thể dạy HS một vài động tác tay hoặc múa đơn giản, phù hợp để các em có
thêm những lựa chọn khi biểu diễn bài hát.
12


Giáo viên cho các nhóm thảo luận thống nhất động tác phụ họa và yêu cầu
nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện tập. Hết thời gian các nhóm lần
lượt tham gia biểu diễn với đạo cụ do giáo viên chuẩn bị sẵn hoặc học sinh tự làm
ở nhà.

Như vậy những hoạt động này sẽ không chỉ giúp cho cách trình bày bài
hát thêm sinh động mà các em cịn được tìm hiểu về những điệu múa mang tính
chất đặc trưng vùng miền hay các động tác vui nhộn của tân nhạc rất cuốn hút và
đặc sắc. Thông qua những tiết học như vậy HS sẽ có những áp dụng sáng tạo
trong những lần hội diễn văn nghệ trong nhà trường, các hoạt động ngoại khoá,
biết cách dàn dựng và sử dụng những động tác múa phù hợp với thể loại bài hát…
Biện pháp 5: Tổ chức trò chơi với nhạc cụ:
Nhạc cụ là một phương tiện âm nhạc hiệu quả nhất để đưa vào ý thức học

sinh những kiến thức âm nhạc. Qua đó kích thích niềm vui sướng và hứng thú đối
với âm nhạc.
Qua mỗi một loại nhạc cụ như: Sáo, kèn, đàn song loan, thanh, phách, đàn
organ... sẽ mang lại cho các em những cảm xúc khác nhau. Sau khi nghe âm
thanh của các loại nhạc cụ học sinh đó sẽ hình dung là đọc được âm thanh hình
dáng từng loại nhạc cụ. Từ đó hình thành cho học sinh niềm đam mê đối với các
loại nhạc cụ nhất là nhạc cụ dân tộc.
Biện pháp 6: Tạo hứng thú cho học sinh thông qua việc sử dụng đàn Organ
trong dạy hát và đệm hát:
Với những tính năng vượt trội của đàn Organ, giáo viên Âm nhạc có thể
thỏa sức sáng tạo trong việc sử dụng đàn làm phương tiện dạy học đạt hiệu quả
cao. Đối với mơn Âm nhạc có các phân mơn khác nhau như: Hát, Tập đọc nhạc,
Âm nhạc thường thức, (nghe nhạc). Các kĩ năng như: hát, gõ đệm theo tiết tấu,
nhịp, phách; kĩ năng thẩm âm như: phân biệt âm thanh cao, thấp, dài, ngắn đều rất
cần đến đàn Organ trong việc dạy-học.
13


Đối với lớp 4 - 5 có nội dung Tập đọc nhạc, đây là phân môn rất cần đến
đàn organ để xác định cao độ, trường độ cũng như rèn luyện kĩ năng thẩm âm cho
học sinh đạt hiệu quả cao.
+ Một số kiến thức về nhạc lý khi sử dụng đàn Organ:
*Trước hết giáo viên xác định giọng của bài hát qua việc xác định dấu hóa;
Có thể xác định âm chủ của bài hát, nếu âm chủ của bài hát kết thúc ở âm nào thì
giọng của bài hát có cùng tên với nốt đó.
*Bước tiếp theo cần xác định bài hát là giọng trưởng hay giọng thứ, lúc này
căn cứ vào dấu hóa ở đầu khóa để xác định.
Dấu hố thăng.

Dấu hố giáng


Ví dụ: bài hát khơng có dấu hóa là giọng Đơ trưởng hoặc La thứ. Trong
trường hợp này nếu âm chủ kết ở C thì bài hát này là giọng đơ trưởng (Cdur); cịn
nếu âm chủ kết ở âm “la” thì bài này viết ở giọng la thứ (Am) theo quy luật giọng
song song. Một số ít bài âm chủ khơng xuất hiện ở kết mà thay vào đó là âm 5
của giọng thì giáo viên cần lưu ý.
Dưới đây là bảng xác định giọng song song:
Giọng trưởng

Giọng thứ

C

Am

D

Hm

Eb

Cm

F

Dm

G

Em

14


A

F#M

Bb

Gm

*Xác định hợp âm cho bài: Trước tiên cần hiểu hợp âm là sự kết hợp cùng
một lúc ba âm thanh (hoặc nhiều hơn) sắp xếp theo quãng ba hoặc có thể sắp xếp
theo quãng ba gọi là hợp âm.
* Các loại hợp âm thường dùng:
- Hợp âm trưởng: C - D - E - F - G - A - B
- Hợp âm thứ: Cm - Dm - Em - Fm - Gm - Am - B (Hm)
- Hợp âm bảy: C7 (Cm7) - D7 - E7 - F 7 - G7 - A7 - B7
*Khi đã xác định được gam chủ của một bài hát thì sẽ xác định bộ hợp âm
của gam tức là các hợp âm sẽ được sử dụng trong gam đó để đặt vào ca khúc. Đây
là phần hết sức quan trọng giúp cho GV mới học nhạc lý cơ bản hoặc học đàn cơ
bản có thể tự do đệm hát được bất kỳ bài nào trong chương trình âm nhạc phổ
thơng.
Vì đây là phần nhạc lý cơ bản nên tôi chỉ giới thiệu 6 hợp âm cơ bản của bộ
hợp âm trong gam. Trong một gam bất kỳ thì cấu tạo của nó gồm 7 nốt và 6 hợp
âm cơ bản ( Nếu chưa rõ có thể xem lại bài cấu tạo của gam) khi biết được bài hát
chơi trên gam gì thì các GV cần chơi trên 6 hợp âm là được.
Để cụ thể vấn đề trên thì trước hết GV cần hiểu quy tắc của hợp âm. Trong
bộ hợp âm được hình thành như thế nào từ đó đi đến việc áp dụng quy tắc hợp âm
, bộ hợp âm vào bản nhạc được dễ dàng nhất.

Khi các bạn biết được gam chủ trong một bài hát thì chúng ta sẽ tiến hành
đi tìm bộ hợp âm của gam đó để đặt vào bài hát.
*Quy tắc đặt hợp âm cho một bài hát. Đặt hợp âm cho bài hát chính cho
mỗi ô nhịp (là những nốt có độ dài dài nhất). Sau đó chúng ta tiến hành lập bộ
hợp âm cho nốt đó( 3 hợp âm) và điều tất nhiên là 3 hơp âm đó phải nằm trong bộ
hợp âm của gam chủ mà mình mới xác định.
- Ưu tiên hợp âm của gam chủ. Chẳng hạn như bài hát chơi trên gam đơ
trưởng thì hợp âm đơ trưởng sẽ ưu tiên xuất hiện nhiều hơn.
- Bài hát nào chơi trên gam trưởng thì bộ ba hợp âm của trưởng sẽ ưu tiên
xuất hiện nhiều hơn là thứ
Cách bấm hợp âm trên đàn Organ:
15


- Có hai cách bấm hợp âm trên đàn: Bấm ngón đơn và bấm ngón kép ;
- Đối với giáo viên chưa biết đệm hát nên bấm ngón đơn (Single Finger) ;
- Một số nguyên tắc cơ bản của bấm các hợp âm ngón đơn trên đàn
Yamaha:
Là một giáo viên dạy âm nhạc không phải ai cũng nắm chắc được những
nội dung nêu trên do nhiều các nguyên nhân khác nhau như : Không được đào tạo
cơ bản, tào tạo chuyên sâu ở các trường chuyên nghiệp. Một số trường buông
lỏng dạy và học, một số thiếu cơ sở vật chất (khơng có đàn) ; những giáo viên tốt
nghiệp Trung cấp sư phạm trong giáo trình học chưa có phân mơn học đệm hát.
Dẫn đến cịn một số giáo viên bị lúng túng, chưa tự tin khi đệm hát, ảnh hưởng
đến chất lượng dạy học tại các nhà trường. Bài viết trên một phần giúp các giáo
viên dạy âm nhạc có thêm tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy học tốt hơn.
+ Sử dụng đàn Organ vào dạy hát :
Trước khi vào học bất cứ bài hát mới nào GV cũng phải cho HS luyện
thanh (khởi động giọng): Giúp HS khởi động giọng trước khi tập hát có tác dụng
khởi động chuẩn bị giọng để giúp học sinh hát dễ dàng , âm thanh được chuẩn

xác hơn,và cũng là để luyện tai nghe cho các em. Tuy nhiên cũng không cần thiết
phải luyện cho các em kĩ càng, bài bản với những mẫu âm phức tạp như HS học
chuyên nghiệp. Thời gian luyện thanh không nên quá nhiều (chỉ khoảng 2 đến 3
phút). Ở nội dung này rất cần đến cây đàn organ.
a) Tạo hứng thú cho học sinh ngay phần mở đầu bài học thông qua
việc đệm đàn organ cho học sinh luyện thanh.
Trước khi luyện thanh GV cần phải nhắc HS đứng thẳng, hai tay chống
hông tư thế thoải mái để luyện thanh cho tốt.
GV dùng đàn, đàn một vài mẫu âm đơn giản như a, mi, ma, …. Để cho các
em đọc theo sẽ tạo hứng thú và làm cho các em phát âm trôi chảy hơn. GV cũng
có thể dùng một vài câu nhạc ngắn mà các em đã thuộc nhưng phù hợp để luyện
thanh cho các em.
GV cho HS luyện theo đàn và dùng nguyên âm ghép phụ âm. Ví dụ: “mi –
ma…”. Cao độ đi lên dần rồi đi xuống dần.

16


Không nhất thiết áp dụng phương pháp trên ở tất cả các tiết dạy. Cũng có
thể kết hợp luyện thanh hay đúng hơn chỉ là khởi động giọng cho HS bằng cách
tổ chức một số trò chơi như: Bắt trước tiếng gà gáy; tiếng các con vật kêu...
b) Tạo hứng thú cho học sinh tập hát từng câu và tập cả hát bài qua
việc đệm đàn organ.
Đây là việc quan trọng gắn lí luận với thực tiễn trong dạy hát của giáo viên
cho học sinh. Người giáo viên phải hát đúng, diễn cảm, trình bày hấp dẫn…Lưu ý
những chỗ khó, GV nên đệm đàn nhiều lần và phải nhắc các em để các em có ấn
tượng và cảm xúc đối với bài hát, giúp các em cảm nhận về nội dung tính chất âm
nhạc qua giai điệu, lời ca, sắc thái tình cảm của bài hát.
Khi đệm đàn dạy hát từng câu GV nên tiến hành dạy theo lối móc xích.
Trước đó GV chọn tơng (cao độ), hoặc dịch giọng của bài hát đó vừa với tầm cữ

giọng của các em HS..
GV đệm đàn từng câu hát cho HS nghe sau đó hướng dẫn các em hát từng
câu. GV nên chú ý tập trung sửa những chỗ HS hát sai, tập kĩ các câu hát khó sau
đó nối các câu hát thành đoạn và cả bài.
Nên để HS nghe giai điệu câu hát rồi tự hát câu hát đó để kích thích tai
nghe giúp HS chủ động hơn khi học hát. Lúc này GV sẽ là người hỗ trợ để HS
hoàn thành nội dung học.
Khi dạy hát, việc sử dụng nhạc cụ là rất cần thiết và quan trọng vì sẽ tạo
khơng khí học tập vui tươi, sơi nổi, HS rất hào hứng trong học tập.
GV lưu ý khi sử dụng nhạc cụ để dạy hát cũng không nên quá lạm dụng
vào tiếng đàn một cách thái quá.
VD: Như GV để tiếng đàn quá to trong thời gian liên tục sẽ át mất tiếng hát
của HS, bị phân tán khi nghe HS hát, mất tập trung trong việc bao quát lớp học.
tạo nên căng thẳng trong tiết học. Khi đệm đàn từng câu hát GV nên đệm đàn vừa
phải, dứt khoát và chọn những âm sắc đàn phù hợp cho HS dễ nghe như âm sắc
piano.
17


Khi HS hát được đầy đủ các câu hát trong bài GV cho HS ghép các câu
thành bài hoàn chỉnh.
Lúc này GV nên chọn giọng, tốc độ, âm sắc phù hợp. Giới thiệu cách thể
hiện sắc thái tình cảm bài hát cần thể hiện. Nên trình bày cho HS biết các quy
định của bài hát là hát mấy lần, cách quay đi, quay lại, sử dụng lối hát nào, mở
đầu và kết thúc ra sao ……
VD: Bài hát “Những bông hoa, những bài ca” GV nên lấy tiết tấu Disco và
tem po là 120 đến 125 khi thể hiện bài hát này hơi nhanh và rộn ràng.
GV cũng nên tổ chức một số cách trình bày như hát đơn ca, tốp ca, theo tổ,
nhóm và các cách hát nối tiếp, hát đuổi, hát bè…. Sao cho phù hợp với tiết dạy để
HS biết và làm cho tiết học âm nhạc thêm sinh động vui vẻ đạt hiệu quả cao.

c) Tổ chức trò chơi tạo hứng thú cho học sinh qua việc sử dụng Đàn
organ.
- Nghe giai điệu và nhận biết câu hát hoặc câu nhạc, học sinh nghe giai
điệu một câu hát và cho biết đó là giai điệu của câu hát nào, rồi trình bày câu hát
đó.
- Nghe tiết tấu nhận biết câu hát, tương tự nghe giai điệu đoán câu hát.
- Nghe một vài nốt nhạc và nhận biết đó là những nốt mở đầu của câu hát
hoặc câu nhạc nào.
- Bổ sung những nốt nhạc còn thiếu trong một câu nhạc.
- Điều chỉnh những nốt nhạc viết sai trong câu nhạc.
VD: Trị chơi "Nghe giai điệu đốn tên bài hát”
Trò chơi này giúp các em nhớ lại giai điệu bài hát đã học và nâng cao độ
nhạy cảm của các em ‘
Cách chơi: GV chia lớp làm 3 nhóm và đánh giai điệu một câu nhạc bất kì
nào đó trong bài hát, rồi cho các nhóm đốn xem giai điệu đó ở câu nào trong bài
hát và hát lời ca câu nhạc đó.
Trị chơi này giúp HS mau thuộc lời ca, phát triển tai nghe cho các em.
Việc kết hợp tổ chức một trò chơi trong giờ học hát vừa giúp học sinh nắm
kiến thức chắc hơn, sâu hơn, nhanh hơn, vừa tạo ra khơng khí sơi nổi cho HS, tạo
hứng thú cho HS học môn Âm nhạc cũng như học các môn học khác.

18


d) Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát thông qua việc đệm đàn cho
các em.
Thông thường mỗi bài hát giáo viên đều hướng dẫn học sinh hát kết hợp
vận động giúp cho các em tự nhiên khi hát. Tuy nhiên, ở một số bài GV có thể
dạy HS một vài động tác tay hoặc múa đơn giản, phù hợp để các em có thêm
những lựa chọn khi biểu diễn bài hát.

Giáo viên nên bắt đầu từ việc khuyến khích học sinh thể hiện những động
tác phản ứng tự nhiên khi nghe nhạc (đung đưa, lắc lư, nhún nhảy, gõ nhịp…),
tiếp đến là học sinh lựa chọn động tác múa (do giáo viên gợi ý) phù hợp với tính
chất bài hát, cuối cùng là các em tự sáng tạo động tác nhảy múa.
*Ví dụ 1:
Với bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh, giáo viên hướng dẫn một số
động tác nhún theo phách và đi quả trám hoặc bài hát “Con chim hay hót” GV
hướng dẫn một vài động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển… Như vậy sẽ không chỉ
giúp cho cách trình bày bài hát thêm sinh động mà các em cịn được tìm hiểu về
những điệu múa mang tính chất đặc trưng vùng miền hay các động tác vui nhộn
của tân nhạc rất cuốn hút và đặc sắc khi lên biểu diễn. Lúc này rất cần đến vai trò
của cây đàn bởi muốn HS tự tin vận động thì phải có cây đàn organ để kích thích
và giữ nhịp cho HS. Giáo viên sẽ đệm nhạc cho các em khi cần thiết nếu không
chỉ cần bật nhạc đệm hoạc nhạc beat đã được ghi sẵn.
Thông qua những tiết học như vậy học sinh sẽ có những áp dụng sáng tạo
trong những lần biểu diễn văn nghệ trong và ngồi nhà trường, các hoạt động
ngoại khố, HS biết cách dàn dựng và sử dụng những động tác múa phù hợp với
thể loại bài hát…
- Dàn dựng và trình bày bài hát: với học sinh lớp 5, giáo viên nên dành cho
các em nhiều sự tự do hơn khi lựa chọn hình thức trình bày (đơn ca, song ca, tốp
ca), lựa chọn cách hát như hát nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát bè, hát
đuổi…, lựa chọn cách gõ đệm và sáng tạo động tác nhảy múa minh họa cho bài
hát. Bên cạnh đó, cũng nên khuyến khích học sinh thể hiện sự tìm tịi trong cách
nhắc lại đoạn nhạc, câu nhạc, sáng tạo trong cách mở đầu và kết thúc bài hát.
- Hát kết hợp vỗ tay theo cặp đôi: hai học sinh đứng đối diện, vừa hát vừa
sáng tạo động tác vỗ tay sao cho phù hợp với nhịp điệu và nội dung của bài hát.
Hoạt động này nâng cao sự hợp tác và năng lực sáng tạo của học sinh, các em có
thể nghĩ ra nhiều cách vỗ tay rất độc đáo và hấp dẫn. Thậm chí ở mỗi câu hát, các
em lại áp dụng từng kiểu vỗ tay khác nhau.


19


- HS tự chọn cách trình bày bài hát: Các em có thể trình bày bài một hoặc
hai lần, có mở đầu có kết thúc, mỗi câu hát sẽ do em nào đảm nhiệm hay cả nhóm
cùng hát.
- HS tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát: HS có thể nghĩ ra động tác phù
hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (hát kết hợp vận động hoặc
múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất).
- Tuy nhiên để HS có sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, giáo viên cần tạo điều
kiện về thời gian cho học sinhh chuẩn bị. Thông thường giáo viên thơng báo
trước một tuần để HS chọn nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát ngay từ
khi học bài hát mới.
Các tiết mục văn nghệ của học sinh biểu diễn tại các buổi lễ có phần đệm
đàn Organ của giáo viên.
e) Sử dụng đàn organ như một yếu tố gây cảm xúc, khuyến khích kỹ
năng nghe và tự đánh giá của học sinh.
Khả năng sử dụng đàn của giáo viên đóng vai trị hết sức quan trọng trong
dạy học. Nếu giáo viên biết và sử dụng thành thạo Đàn organ khai thác được hết
yêu cầu của bài học sẽ rút ngắn được thời gian để tập trung vào yêu cầu chính của
bài và sự tự tin trong giờ dạy.
Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát, GV
khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách như sau: GV thay
đổi tiết tấu, tempo hay dịch giọng bản nhạc để học sinh nhận biết và thực hành.
*Ví dụ 1: Bài hát “ Reo vang binh minh”
GV đàn cho HS hát với tiết tấu polka rồi lần lượt chuyển tiết điệu
pasodoble, Disco..., yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn và hỏi các em hãy
cho biết sự thay đổi tiết tấu mà các em vừa trình bày có phù hợp với bài hát
khơng?
HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân.

*Ví dụ 2: Bài hát “ Những bông hoa, những bài ca”
GV thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 115 xuống 90 hoặc thay đổi tiết
tấu từ contrypopl sang Beat ballat..
Em có nhận xét gì nếu thay đổi tốc độ cũng như tiết tấu cho bài hát như
chúng ta vừa trình bày?

20


HS trả lời: BH Những bông hoa, những bài ca nếu hát ở tốc độ chậm cũng
như tiết tấu nhẹ nhàng mềm mại sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát vì bài
hát có tính chất rộn ràng, nhanh.
Giáo viên giải thích: Cơ bản một bài hát có thể sử dụng nhiều tiết tấu và
tempo khác nhau tuy nhiên dựa vào tính chất của bài để lựa chọn tiết tấu và
tempo phù hợp như thế mới truyền tải được sắc thái cũng như ý tưởng của tác giả
từ đó rút ra bài học cho HS cần phải lưu ý đến tình cảm, sắc thái, tốc độ, cường
độ khi hát.
III. KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM
1. Hiệu quả của sáng kiến
Trong những năm qua tôi được phân công giảng dạy bộ mơn Âm nhạc. Với
lịng u nghề, mến trẻ, sự tìm tịi học hỏi, sáng tạo rong cơng việc. Qua thời gian
nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm. Tôi áp dụng các biện pháp nói trên, qua áp dụng
thực tiễn tơi nhận thấy đa số học sinh đều rất hứng thú học tập, các lớp qua kiểm
tra khảo sát đều đạt kết quả cao. Chất lượng dạy học được nâng lên rõ rệt. Cụ thể
như: 100% đều đạt, trong đó tỷ lệ u thích mơn học ở các khối lớp chiếm 70%,
có nhiều em bộc lộ rõ và phát huy khả năng, năng khiếu của mình.
*So sánh số liệu thống kê khảo sát về thái độ học tập của HS 5 khối lớpcuối
năm học 2019-2020 cho thấy:
Khối lớp


Đầu năm học 2019 - 2020
Tổng số HS
được khảo sát

Số HS u
thích mơn học

Tỷ lệ %

Số HS chưa
u thích
mơn học

Tỷ lệ %

Khối 1

95

43

45,2 %

52

54,7 %

Khối 2

93


38

40,8 %

55

59,1 %

Khối 3

98

37

37,6 %

61

62,2 %

Khối 4

83

39

47,0 %

44


53,0 %

Khối 5

72

34

47,2 %

38

52,8 %

Số HS chưa
yêu thích

Tỷ lệ %

Cuối năm học 2019– 2020
Tổng số HS
được khảo sát

Số HS u
thích mơn học

Tỷ lệ %

21



môn học
Khối 1

95

64

67,3 %

31

32,6 %

Khối 2

93

65

69,9 %

28

30,1 %

Khối 3

98


69

70,4%

29

29,6 %

Khối 4

83

58

69,9 %

25

29,4 %

Khối 5

72

51

70,8 %

21


29,1 %

* Tóm lại: Trong giáo dục Âm nhạc, muốn phát triển tai nghe và khả năng
cảm thụ âm nhạc cho trẻ thì cần phải có những thiết bị, dụng cụ cho trẻ được
nghe và tập sử dụng khi ca hát, vận động, biểu diễn, tham gia trị chơi... Là giáo
viên trực tiếp giảng dạy mơn Âm nhạc tơi ln tìm ra những giải pháp để mang
đến cho các em những tiết học thật sự hiệu quả và phù hợp với học sinh ở cấp tiểu
học.
Tuy nhiên để thỏa mãn được nhu cầu đó của học sinh tiểu học, địi hỏi
người giáo viên phải có óc sáng tạo, linh hoạt trong việc lựa chọn những thiết bị
sẵn có của trường; đồng thời thiết kế những đồ dùng dạy học trực quan, sinh
động, những đố dùng sáng tạo đẹp, mới lạ, phong phú, có màu sắc hấp dẫn và
điều quan trọng là các thiết bị, đồ dùng dạy học phải phù hợp với nội dung của
bài học, phù hợp với các phương pháp và hình thức dạy học mà giáo viên là
người chủ động lựa chọn.
Với đề tài sáng kiến: “Một số biện pháp sử dụng thiết bị dạy học theo
hướng phát triển năng lực Âm nhạc trong trường tiểu học”. Tôi thiết nghĩ sẽ
đem đến cho giáo viên Âm nhạc một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong
quá trình giảng dạy, nghiên cứu, tìm tịi, thử nghiệm và đã có hiệu quả cao trong
năm học 2019 - 2020 mà tôi đã thể hiện qua bảng khảo sát. Đối với giáo viên dạy
Âm nhạc thì sáng kiến này đều có thể áp dụng trên địa bàn huyện và rộng hơn là
địa bàn Thành phố Cần Thơ và cho tất cả giáo viên Âm nhạc trong giai đoạn hiện
nay đang thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và dạy học theo định
hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (trong đó có năng lực chung và
năng lực đặc thù).
IV. KẾT LUẬN:
Kết quả của đề tài

22



Có thể nói rằng mơn âm nhạc ở trường tiểu học có vị trí quan trọng trong
việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngày nay với chương trình đổi mới phương pháp dạy
học, người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ, tạo cho mình một trình độ chun mơn vững vàng, thường xun học
hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp.
Việc dạy môn âm nhạc trong quá trình đổi mới ngày nay là vô cùng cần
thiết. Tất cả các giáo viên đứng lớp, giáo viên chuyên biệt và các cấp lãnh đạo cần
hiểu rõ điều này để môn học Âm nhạc ngày càng được coi trọng, phát huy tác
dụng góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai của đất nước.
Qua quá trình dạy học âm nhạc ở trường, từ kiến thức được học tập bồi
dưỡng thường xuyên, được tập huấn nâng cao nghiệp vụ, bản thân tôi đã đúc rút
ra một số kinh nghiệm. Có thể nói phần lớn các yếu tố làm cho học sinh hứng thú
học tập đó là đều phụ thuộc vào vai trị tổ chức các hoạt động học tập của giáo
viên.
Kết quả giảng dạy qua những năm học gần đây môn Âm nhạc ở trường tiểu
học Vĩnh Trinh 3, đã có nhiều chuyển biến rõ rệt khi tôi áp dụng các phương pháp
đổi mới làm cho các em hăng say, hứng thú học tập tốt mơn Âm nhạc từ đó giúp
các em thêm yêu trường, yêu lớp, kích thích các em học các mơn học khác. Từ đó
chất lượng giáo dục của nhà trường cũng được nâng cao.
Thể hiện rõ nhất khi các em đều là những thành viên tích cực trong các
phong trào văn nghệ của lớp, của trường, tham gia văn nghệ các ngày lễ lớn trong
năm học; tham gia Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” cấp huyện đều đạt giải cao. Các
em mang những lời ca, tiếng hát đã học được ở lớp, ở trường để góp phần làm
cho phong trào văn nghệ trở nên sơi nổi và có ý nghĩa hơn.
2. Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của sáng
kiến:
Có thể nói, các biện pháp trong đề tài: “Một số biện pháp sử dụng thiết bị
dạy học theo hướng phát triển năng lực Âm nhạc trong trường tiểu học” là rất

thiết thực cho tất cả những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ mơn Âm nhạc
trong các trường tiểu học.
Muốn có được kết quả cao trong việc dạy học, ngoài vốn tri thức mà mỗi
giáo viên cần phải trang bị cho mình thì người giáo viên cần phải nhiệt tình năng
động sáng tạo và linh hoạt, ln có sự nỗ lực tìm tịi học hỏi, quyết tâm kiên trì
khám phá cái mới, đúc rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. Khi thực hiện tiết dạy
23


trong kế hoạch bài học ưu việt có đầu tư nghiên cứu mới có hiệu quả cao và điều
mấu chốt là phải biết phát huy tính chủ động khám phá và tìm tịi của học sinh.
Qua tìm hiểu và thực hiện kinh nghiệm tôi nhận thấy để tạo hứng thú cho
học sinh trong giờ học hát không dễ dàng xong cũng khơng phải q khó đối với
một giáo viên âm nhạc có nhiệt huyết, trách nhiệm, yêu học sinh. Các em sẽ cảm
thấy hứng thú khi thầy cô thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học và trong tiết
học hát khi cơ giáo dùng đàn organ để dạy học thì học sinh phần lớn là có hứng
thú, hào hứng học tập.
Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học theo hướng phát triển năng lực sẽ mang
lại hiệu quả với nhiều nội dung của bộ môn âm nhạc
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về: “Một số biện pháp sử dụng
thiết bị dạy học theo hướng phát triển năng lực Âm nhạc trong trường tiểu học”
nay tôi mạnh dạn đưa ra để quý thầy, cô đồng nghiệp tham khảo. Tơi rất mong
được sự góp ý trao đổi kinh nghiệm của q thầy, cơ cũng như của những người
u thích Âm nhạc, để tìm ra được những phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp HS
có hứng thú và ham mê học âm nhạc, từ đó giáo dục phát huy óc thẩm mĩ, tưởng
tượng sáng tạo của các em, giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp trong cuộc
sống. Góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, nâng cao chất
lượng giáo dục theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.
4. Những kiến nghị đề xuất
4.1. Về phía nhà trường:

- Trang bị, bổ sung thêm một số trang thiết bị và tài liệu tham khảo để phục
vụ cho việc giảng dạy bộ mơn Âm nhạc.
4.2. Về phía Phịng GD&ĐT và cơ quan các cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức nhiều đợt tập huấn, mở chuyên đề chuyên mơn để GV âm nhạc
có điều kiện giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Bài viết này của tơi chắc chắn cịn nhiều thiếu sót vì vậy rất mong Hội
đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến, bổ sung để nội
dung bài viết phong phú hơn, sớm được áp dụng rộng rãi.
Vĩnh Trinh, ngày 24 tháng 02 năm2021
NGƯỜI VIẾT

24


Vũ Thị Lệ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
ST
T

TÊN TÀI LIỆU

TÁC GIẢ

1

Chương trình giáo dục phổ thơng 2018

Bộ GD & ĐT


2

Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc 2018

Bộ GD & ĐT
ThS Nguyễn Thị
Thanh Bình

3

Tài liệu bồi dưỡng GV cốt cán mơn Âm nhạc

4

Sách giáo khoa âm nhạc 2, 4, 5

Lê Anh Tuấn

5

Hướng dẫn tự học đàn Organ

Lê Anh Tuấn

6

Hướng đệm đàn Organ

Xuân Tứ


7

Sách hướng dẫn kĩ năng tổ chức các trò chơi

Trần Quang Đức

TS Đỗ Thị Minh
Chính

25


×