Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đảng bộ thanh hóa lãnh đạo thực hiện đường lối CNH hđh nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần nghị quyết hội nghị BCH TW 5 (khoá IX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.07 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====  =====

BÀI DỰ THI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
ĐẢNG BỘ THANH HÓA LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
ĐƯỜNG LỐI
CƠNG NGHIỆP HĨA - HIỆN ĐẠI HĨA NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN
THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ BCH TW 5
(KHĨA IX)

Sinh viên:

NGUYỄN THỊ THANH A

Lớp:

47B Chính trị - Luật

0


VINH, 5/2008
=  =

1



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................................4

Chương 1. Quá trình hình thành đường lối CNH-HĐH nông
nghiệp, nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay............4
1.1.

Vai trị và nội dung của CNH-HĐH nơng nghiệp, nông
thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.....................................4

1.2.

Quan điểm đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn
của Đảng Cộng sản Việt Nam.....................................................6

1.3.

Nghị quyết BCH TW 5 (khóa IX) (2/2002) của Đảng Cộng
sản Việt Nam về đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp, nơng
thơn.............................................................................................9

Chương 2. Đảng bộ Thanh Hóa triển khai thực hiện Nghị quyết
BCH TW lần thứ 5 (khóa IX) về đẩy nhanh CNH-HĐH
nông nghiệp, nông thôn...........................................................14
2.1.

Những điều kiện tự nhiên, xã hội của Thanh Hóa ảnh
hưởng đến q trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn........14


2.2.

Sự phát triển của nền nông nghiệp Thanh Hóa từ 19912000 đặt cơ sở quan trọng cho CNH-HĐH nơng nghiệp,
nơng thơn..................................................................................18

2.3.

Chương trình hành động của Đảng bộ Thanh Hóa...................23

2.4.

Những kết quả bước đầu thực hiện chương trình hành động
của Đảng bộ Thanh Hóa về CNH-HĐH nơng nghiệp, nông
thôn...........................................................................................29

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................34


TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................36

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH-HĐH

:

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa


BCH TW

:

Ban chấp hành Trung ương

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

KHCN

:

Khoa học công nghệ

ĐHĐB

:

Đại hội đại biểu


UBND

:

Ủy ban nhân dân

HĐND

:

Hội đồng nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh Hóa là một tỉnh Bắc miền Trung, có nhiều tiềm năng để phát
triển nông- lâm- ngư nghiệp. Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi
xướng, bằng nổ lực của mình sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội
nói chung, nền nơng nghiệp Thanh Hóa nói riêng đã có bước phát triển đáng
kể. Tuy nhiên nền kinh tế Thanh Hóa cịn nhiều yếu kém, nền nơng nghiệp
chưa thốt khỏi tình trạng thuần nông, sản xuất manh mún, kỹ thuật canh tác
lạc hậu, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp chưa khai
thác hết tiềm năng của một tỉnh có thế mạnh về nơng- lâm- ngư nghiệp. Dẫn
đến năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp, đời sống của nhân dân Thanh
Hóa cịn nhiều khó khăn. Tình hình đó địi hỏi Đảng bộ Thanh Hóa phải có
những chủ trương, giải pháp mang tầm chiến lược để vươn lên đuổi kịp và
hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước. Theo chúng tôi một trong
những giải pháp có tính quyết định là phải đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH
nông nghiệp, nông thôn.

Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) của Đảng cộng sản Việt Nam về
đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là sự chỉ đạo đúng đắn kịp thời
và vô cùng thiết thực đối với sự phát triển nền nơng nghiệp cả nước nói chung
và đối với Thanh Hóa nói riêng. Việc triển khai thực hiện thắng lợi Nghị
quyết BCH TW lần thứ 5 (khoá IX) là trách nhiệm lớn lao của Đảng bộ và
nhân dân Thanh Hóa và cũng là vấn đề có ý nghĩa quyết định đẩy nhanh sự
phát triển của nông nghiệp, nơng thơn Thanh Hóa và cũng là vấn đề có ý
nghĩa quyết định để đẩy nhanh sự phát triển của nơng nghiệp, nơng thơn
Thanh Hóa, đưa Thanh Hóa nhanh thốt khỏi tình trạng đói nghèo, tiến kịp
với các tỉnh bạn trong cả nước. Với ý nghĩa đó tơi chọn đê tài nghiên cứu:
“Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo thực hiện đường lối CNH - HĐH nông

1


nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị BCH TW 5 (khố
IX)”.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết BCHTW Đảng lần thứ 5
(khố IX) về CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn trên địa bàn Thanh Hóa là
trách nhiệm lớn lao của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa, là yêu cầu đặt ra
một cách cấp thiết nhằm khai thác thế mạnh của một tỉnh vốn có tiềm năng về
nơng nghiệp, đưa Thanh Hóa thốt khỏi tình trạng đói nghèo như hiện nay.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Thanh Hóa các cơng trình nghiên cứu về vấn đề nơng nghiệp, nơng
thơn đã được các tác giả khai thác ở góc độ khác nhau như:” chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở Bắc Trung Bộ theo hướng CNH-HĐH”, “Phát triển kinh tế nông
thôn ở Thanh Hóa trong q trình CNH-HĐH”.
Việc triển khai Nghị quyết BCHTW lần thứ 5 (khoá IX) của Đảng là
vấn đề mang tính thời sự, địi hỏi phải có sự chỉ đạo đúng hướng và từng bước

tổng kết rút kinh nghiệm. Để biến nghị quyết của Đảng thành hiện thực. Với
đề tài nghiên cứu này tơi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào
quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết TW lần thứ 5 (khoá IX) nhằm đẩy
nhanh sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Thanh Hóa.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Nghiên cứu q trình Đảng bộ Thanh Hóa triển khai thực hiện nghị
quyết BCHTW 5 (khố IX) về CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Từ đó đề
xuất những phương hướng giải pháp có tính khả thi nhằm đẩy nhanh sự phát
triển của nền nơng nghiệp, nơng thơn ở Thanh Hóa theo hướng CNH-HĐH.
Nhiệm vụ:

2


Xác định rõ vai trị vị trí của CNH-HĐH nơng nghiệp nơng thơn nói
chung, ở Thanh Hóa nói riêng và quá trình phát triển về nhận thức của Đảng
cộng sản Việt Nam về CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Phân tích thực
trạng phát triển của nền nông nghiệp nông thôn Thanh Hóa trong thời kỳ
1991-2000, tìm ra những mâu thuẩn, những hạn chế, những yêu cầu khách
quan đặt ra cho sự nghiệp CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn Thanh Hóa
trong giai đoạn hiện nay.
Làm rõ những quan điểm, mục đích, nội dung và giải pháp của Đảng bộ
Thanh Hóa về CNH-HĐH nơng nghiệp nơng thơn trong q trình triển khai
thực hiện Nghị quyết BCHTW lần thứ 5 (khoá IX) của Đảng.
Đánh giá đúng những thành quả bước đầu của sự nghiệp CNH-HĐH
nông ngiệp, nơng thơn ở Thanh Hóa sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết
TW5 của Đảng.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu sự phát triển của nền nơng nghiệp Thanh Hóa trong

thời kỳ đổi mới đặt cơ sở quan trọng để nghiên cứu quá trình triển khai thực
hiện nghị quyết BCHTW lần 5 (khoá IX) của Đảng bộ Thanh Hóa trong giai
đoạn hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này trong quá trình nghiên cứu chúng tôi dựa trên
cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác- Lê nin. Đồng thời sử dụng phương
pháp lơ gích và lịch sử, so sánh phân tích tổng hợp để đạt được mục đích
nhiệm vụ nghiên cứu.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục đề tài tham khảo, đề tài gồm 2
chương.

3


Chương 1. Q trình hình thành đường lối CNH-HĐH nơng nghiệp,
nơng thơn của Việt Nam.
Chương 2. Đảng bộ Thanh Hóa triển khai thực hiện Nghị quyết Hội
nghị BCHTW lần thứ 5 (khố IX) về đẩy nhanh CNH-HĐH nơng nghiệp,
nơng thơn.

4


NỘI DUNG
Chương 1
Q TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI CNH-HĐH
NƠNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1. Vai trị và nội dung của CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn ở nước ta

trong giai đoạn hiện nay
- Vai trò của CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn:
Nông nghiệp, nông thôn là khu vực kinh tế - xã hội có vị trí chiến lược
cục kỳ quan trọng, liên quan đến việc giải quyết những vấn đề cơ bản của đời
sống đại đa số dân cư và tác động toàn diện đến phát triển kinh tế xã hội nơng
thơn. Vì vậy CNH-HĐH nơng nghiệp, nông thôn là yêu cầu khách quan tạo
điều kiện để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất
tinh thần của dân cư nông thôn nói riêng và tạo điều kiện để ổn định tình hình
kinh tế xã hội nói chung.
Từ thực tế các nước Châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Hồng
Công...) và ở các nước công nghiệp phát triển như: Tây Âu, Nhật Bản, Bắc
Mỹ, đã thấy được vai trò quan trọng của nền nông nghiệp. Sở dĩ kinh tế của
các nước này phát triển vì họ đã biết khai thác lợi thế, biết phát huy vai trị
của nơng nghiệp trong phát triển kinh tế.
Đối với các nước kém phát triển, nông nghiệp đóng vai trị tiên phong
trong cơng cuộc phát triển kinh tế. Vì các nước này phải dựa vào nơng nghiệp
để đảm bảo an tồn lương thực và tạo nguồn tích luỹ căn bản ở giai đoạn đầu.
Ở nước ta nông nghiệp giữ một vai trị đặc biệt quan trọng vì nhiều lý
do: 80% dân số ở nông thôn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trên 50% giá
trị xuất khẩu là nông hải sản, sự tăng trưởng của nông nghiệp có tác động to
lớn đến qui mơ và tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân nói chung.

5


Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm tận dụng và khai
thác nguồn tài nguyên và lao động dư thừa để phát triển kinh tế, ổn định, cải
thiện đời sống dân cư nông thôn, hạn chế luồng di cư từ nông thôn ra thành
thị là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Nơng thơn cịn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nông nghiệp càng

phát triển thu nhập của nơng dân ngày cang tăng thì thị trường nội địa của các
ngành công nghiệp càng được củng cố vững chắc. Vì vậy sự phát triển của
nơng nghiệp sẽ tạo mối quan hệ tương hỗ, chặt chẽ giữa công nghiệp, nông
nghiệp, giữ được thế cân bằng cho nền kinh tế.
CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn cịn góp phần xố đói giảm nghèo
ở nơng thơn. Ở nước ta hiện nay thu nhập bình qn đầu người ở khu vực
nơng thơn còn thấp, đời sống của một số bộ phận dân cư cịn nhiều khó khăn.
Vì vậy CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn cịn góp phần điều chỉnh và hình
thành các khu dân cư mới, phát triển kết cấu hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông
thôn, xây dựng nông thôn giàu đẹp ổn định, tiến bộ và văn minh làm xuất hiện
các thành phố, thị trấn, thị xã mới, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn với
đô thị là xu thế hợp qui luật và là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, phát triển CNH-HĐH nông nghiệp,
nông thôn bao gồm những nội dung chủ yếu đó là: Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông ngiệp theo hướng CNH-HĐH; phát triển nguồn nhân lực tăng cường
tiềm lực khoa học và công nghệ; xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn; phát huy
vai trị chủ động của chính quyền, đồn thể địa phương và củng cố quan hệ
sản xuất ở nơng thơn.
Tóm lại nơng thơn của nước ta hiện nay có nguồn nguyên liệu phong
phú, lao động dồi dào và thị trường hấp dẫn với số lượng dân cư đông là điều
kiện thuận lợi cho quá trình CNH-HĐH. Song lại là khu vực chậm phát triển
với một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ cơ cấu kinh tế còn đơn điệu,
6


năng suất lao động thấp đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, sản xuất hàng
hố chậm phát triển, thị trường tiêu thụ cịn bấp bênh, sức mua của nơng dân
còn thấp, ngành nghề chậm phát triển, lao động thiếu việc làm nghiêm trọng,
nhiều thủ tục lạc hậu còn tồn tại dai dẳng ở nơng thơn, trình độ dân trí thấp.

Vì vậy chỉ có CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn mới có thể khai thác sử
dụng có hiệu quả mọi tềm năng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, khắc
phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu trong sản xuất và đời sống của khu vực dân
cư nông thôn.
Trong quá trình CNH-HĐH nơng nghiệp nơng thơn phải chú ý đến vấn
đề cơ sở vật chất, kỹ thuật của nông nghiệp tạo tiền đề vững chắc để đẩy
nhanh quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
1.2. Quan điểm đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng
cộng sản Việt Nam
Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nước ta là một nước nông nghiệp
mọi việc đều dựa vào nông nghiệp, cho nên các cơ quan Nhà nước phải quan
tâm hơn nữa đến nông nghiệp, phát huy nhiều hơn nữa tác dụng của ngành
mình trong sản xuất nơng nghiệp” [1, tr. 415 Hồ Chí Minh tồn tập, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 10].
Trong ĐHĐB toàn quốc lần thứ 3 của Đảng (9/1960) khẳng định:
“Công nghiệp và nông nghiệp là hai bộ phận chủ yếu trong nền kinh tế quốc
dân: Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công
nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng. Ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ” [2, tr.68 ĐHĐB lần thứ 3 của Đảng Lao Động
Việt Nam: Văn kiện đại hội BCHTW Đảng Lao Động Việt Nam, xuất bản
9/1960].
7


Sau ngày hồ bình lập lại, ĐHĐB tồn quốc lần thứ 4 (12/1976), Đảng
ta tiếp tục khẳng định CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá
độ, lấy việc phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ làm cơ sở ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng một cách hợp lý. Đại hội cồn chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản

trong kế hoạch 5 năm (1976-1980) là: Tập trung cao độ lực lượng của cả
nước, của các ngành, các cấp tạo ra một bước phát triển vượt bậc về nông
nghiệp nhằm giải quyết nhu cầu của cả nước về lương thực, thực phẩm và một
phần hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân. Để đạt được điều đó cần phải đầu
tư làm thuỷ lợi, trường học, trạm xá. Tuy nhiên, đường lối CNH XHCN trong
giai đoạn này vẫn còn những hạn chế nhất định. Do sự tác động của nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Trên cơ sở tổng kết kế hoạch 5 năm 1976-1980 và qua những thể
nghiệm chuyển hướng xác định nội dung bước đi CNH từ phát triển nông
nghiệp và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Đại hội 5 (3/1982) khẳng
định:”Tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng
đầu, đưa nông nghiệp một bước đi lên sản xuất lớn XHCN ra sức đẩy mạnh
sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng
quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp, hàng tiêu dùng và công nghiệp
nặng trong một cơ cấu công- nông nghiệp hợp lý” [4, tr.21 Đảng cộng sản
Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ 5 (3/1982)].
Trong thực tiễn 10 năm xây dựng CNXH (1976-1986) Đảng ta đã nhận
thức những hạn chế sai lầm của mình trong bố trí cơ cấu kinh tế. Từ đó
ĐHĐB tồn quốc lần thứ 6 (12/1986) đã “nhìn thẳng vào sự thật nói rõ sự
thật” và khởi xướng cơng cuộc đổi mới tồn diện với nội dung bao trùm:”
chuyển trọng tâm từ phát triển công nghiệp nặng sang thực hiện 3 chương
trình kinh tế lớn: Lương thực, thực phẩm- hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”
[5, tr. 42 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ 6
(12/1986)].
8


Từ những cơ sở của đường lối đổi mới, sự nghiệp CNH-HĐH nông
nghiệp,nông thôn tiếp tục được Đảng đề cập khá rõ nét trong các ĐHĐB toàn
quốc lần thứ 7 (6/1991) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ

lên CNXH đã nêu rõ: “phát triển lực lượng sản xuất CNH đất nước theo
hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền cơng nghiệp tồn diện là
nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của
CNXH không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống
nhân dân” [6, tr.9 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần
thứ 7 (6/1991)].
Trong Nghị quyết Đại hội lần thứ 7 chỉ rõ: “Mặc dù có bước phát triển
song nhìn chung nơng nghiệp nước ta vẫn chưa thốt khỏi tình trạng sản xuất
nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật cịn nhiều yếu kém, cơng nghệ lạc hậu, năng suất
cây trồng và vật nI cịn thấp. Nơng nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu cảI
thiện đời sống nhân dân, ngun liệu cho cơng nghiệp, hàng hố cho xuất
khẩu, thị trường và nguồn tích luỹ để đẩy mạnh q trình CNH” [6, tr.55
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ 7 (6/1991)].
Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội 7 và thực tiễn những năm đổi mới. Hội
nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng đã xác định: “Phát triển nông nghiệp và kinh tế
nông thôn theo hướng sản xuất hàng hố trong q trình CNH-HĐH đất nước
coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu” [6, tr. 22 Đảng
cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB tồn quốc lần thứ 7 (6/1991)].
Những quan điểm đó đã thể hiện quan điểm đổi mới tư duy của Đảng
ta trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn ở nước
ta. Và trong ĐHĐB tồn quốc lần thứ 8 (7/1996) Đảng ta quyết định đưa
cách mạng nước ta chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH
đất nước.
Từ tổng kết những thành công và hạn chế của 15 năm đổi mới, 10 năm
thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000, 5 năm thực
9


hiện đường lối đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước của Đại hội lần thứ 8... Đại hội
lần thứ 9 đã đề ra đường lối: Tiếp tục đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH nông

nghiệp, nông thôn.
Qua thực tiễn phát triển quan điểm của Đảng ta tuy có những chuyển
biến tích sực. Song sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta
hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Thực tế đó địi
hỏi Đảng ta phải nghiên cứu và tiếp tục đưa ra những chủ trương, chính sách
đúng đắn nhằm đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
1.3. Nghị quyết BCHTW 5 (khoá IX) (2/2002) của Đảng cộng sản Việt
Nam về đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn
1.3.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về CNH-HĐH nơng
nghiệp, nơng thơn trong nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần theo định
hướng XHCN
Nhận thức vị trí vai trị của CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, căn cứ
vào tình hình thực tế của nền nông nghiệp nước ta. Nghị quyết BCHTW 5
(khố IX) (2/2002) tiếp tục làm rõ q trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông
thôn trong giai đoạn hiện nay: Đưa nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta
phát triển theo hướng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng
XHCN.
CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của CNH-HĐH đất nước. Phát triển công nghiệp dịch vụ phải gắn bó chặt
chẽ, hổ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH - HĐH nông nghiệp,
nông thôn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ chúng ta phải: Ưu tiên phát triển lực
lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi
thành tựu khoa học kỹ thuật, dựa vào nội lực là chính, đồng thời phải tranh
thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần
kinh tế; Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế xã hội trong q trình CNH-HĐH
nhằm xố đói giảm nghèo ổn định xã hội và phát triển kinh tế; Kết hợp chặt
10


chẽ các vấn đề kinh tế xã hội trong quá trình CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng

thơn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phịng tồn dân.
Trên cơ sở đó Nghi quyết TW 5 (khoá IX) xác định rõ nội dung tổng
quát của CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của nước ta hiện nay là: CNHHĐH nông nghiệp, nông thôn là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với CNH ứng dụng các thành
tựu khoa học, công nghệ. Đồng thời tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và
lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và
lao động công nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức laị sản xuất phù
hợp, xây dựng nông thôn dân chủ- công bằng- văn minh, không ngừng nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần văn hoá của nhân dân nơng thơn.
Nhìn lại chặng đường đổi mới của q trình CNH - HĐH nơng nghiệp,
nơng thơn nhờ sự quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước chúng ta đã thu được những thành tựu rất to lớn:
+ Cơ cấu nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn đã có bước chuyển dịch
theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hố có nhu cầu thị
trường và có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục đảm bảo tốt an ninh lương thực quốc
gia. Diện tích trồng lúa tuy giảm nhưng sản lượng lúa vẫn tăng từ 34.5 triệu
tấn (năm 2000) lên 39.12 triệu tấn (năm 2004)
+ Sản xuất cây cơng nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo
nhu cầu thị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một
vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp bảo quản chế biến.
+ Chăn nuôi tăng bình qn 10% / năm, cơng nghiệp chế biến nông,
lâm, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn tăng trưởng bình qn từ 12.14%/
năm đến 15%/ năm.
+ Cơ cấu nơng thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nơng nghiệp.
+ Trình độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ngày càng
được nâng lên.
11



+ Quan hệ sản xuất ngày càng phù hợp.
+ Doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh, nơng thơn có bước phát triển khá
nhanh, nhiêu cơng trình thuỷ lợi đã được hồn thiện và đưa vào sử dụng.
+ Cơng tác xố đói giảm nghèo đã được thực hiện tốt, tỷ lệ đói nghèo
giảm xuống đáng kể.
+ Đặc biệt trong thời gian qua đã nổi lên một số điểm sáng về CNHHĐH nông nghiệp, nông thôn như: Tổng công ty lương thực miền Nam,
ngành chè Việt Nam, công ty cao su Dầu Tiếng…
1.3.2. Những chủ trương và giải pháp lớn nhằm đẩy mạnh q trình
CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn ở nước ta hiện nay


Đẩy mạnh CNH- HĐH. Đây là một giải pháp có tác dụng hai

mặt: Một mặt làm tăng nguồn lao động tại chổ, mặt khác hạn chế được dịng
di cư có xu hướng ngày càng tăng từ nông thôn ra thành thị, qua đó nhằm
nâng cao chất lượng nguồn lực nơng thôn, tăng thu nhập cho người lao động
và giảm quy mơ của thị trường lao động phi chính thức ở đô thị. Để sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn đạt được hiệu quả cần thực hiện đồng
thời các biện pháp sau:
- Hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và ngành nghề
dịch vụ ở nông thơn theo hướng kinh tế hàng hố gắn với thị trường.
- Đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo
hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần gắn với chun mơn hố, tập trung
hố và hợp tác hoá cao hơn.Thực hiện chủ trương: “Dồn điền đổi thửa “với sự
quản lý và chỉ đạo thống nhất của Nhà nước. Đầu tư và hổ trợ kinh phí và kĩ
thuật khắc phục tính tự phát hiện nay.
- Ứng dụng rộng rãi những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản
xuất và dịch vụ nhằm tăng năng suất lao động, năng suất đất đai, chất lượng
sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của nơng sản hàng hoá
và sản phẩm ngành nghề và dịch vụ nông thôn.


12


- Tổng kết thực trạng nhân rộng các mơ hình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiêp, nông thôn. Đồng thời uốn nắn xu hướng bảo thủ lệch lạc của
nông dân.
- Tăng cường vai trò của Nhà nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong giai đoạn CNH-HĐH có ý nghĩa
quyết định.


Khuyến khích đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn là giải pháp tối

ưu. Vì đây vừa là yếu tố vật chất để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ sản xuất nông nghiệp, vừa là để xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng
nông thôn. Đồng thời đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp, nơng thôn theo hướng tiến bộ.
- Đối với vốn đầu tư:
+ Trong nông nghiệp ưu tiên vốn đầu tư cho các vùng trọng điểm sản
xuất hàng hố tập trung có chất lượng cao, hình thành các vùng nguyên liệu
tập trung cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và xuất khẩu.đầu tư
thoả đáng cho chăn nuôi gia súc, khoa học kỹ thuật và công nghệ mới...
+ Trong lâm nghiệp khắc phục các xu hướng giảm sút tỷ trọng vốn đầu
tư ngân sách trong những năm qua, bảo đảm vốn để cải tạo và bảo vệ vốn
rừng hiện có.
+ Trong thuỷ sản ưu tiên cho lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sán nước ngọt,
nước lợ nước mặn nhất là nuôi trồng tôm theo phương thức tiến bộ, hiệu quả
và bền vững môi trường.
- Đổi mới và hoàn thiện phương pháp đầu tư. Giảm số lượng và tỷ

trọng đầu tư theo chiều rộng, tăng nhanh số lượng và tỷ trọng đầu tư theo
chiều sâu để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đa ngành.
- Thu hút mạnh mẽ nguồn vốn nước ngồi. Nhà nước cần có cơ chế
chính sách “rải thảm đỏ” mời các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế đầu tư, hổ
trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tạo môi trường pháp lý ổn định lâu dài

13


về luật pháp cơ chế, chính sách nhất là ổn định chính trị xã hội nói chung và
khu vực nơng thơn nói riêng.


Phát huy nguồn nhân lực. Trong chiến lược CNH-HĐH đất nước

nguồn lực kinh tế có giá trị nhất của Việt Nam là con người. Sử dụng và phát
huy tối đa nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn cần thực hiện các giải pháp
sau:
- Tập trung giải quyết việc làm cho nông dân và người lao động
- Tăng cường công tác giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực nông thôn, tạo điều kiện cho lao động nơng thơn có việc làm
tại chổ và ngồi khu vực nông thôn.
- Tăng ngân sách cho giáo dục đào tạo, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa
tạo điều kiện cho người nghèo ở nông thôn được học tập, phát triển trường
nội trú cho con em dân tộc thiểu số.
- Đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, y tế phục vụ cho sự
phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nơng dân
nơng thơn.
- Thực hiện xây dựng chương trình nông thôn mới nhằm xây dựng các
làng xã, ấp bản có cuộc sống ấm no dân chủ, văn minh gắn với việc hình

thành các khu dân cư đơ thị hố.


Ứng dụng khoa học công nghệ được xem là động lực của CNH-

HĐH nông nghiệp, nông thôn. Để việc ứng dụng này ngày càng có hiệu quả
và chất lượng cần thực hiện các biện pháp sau:
- Đưa nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất nhất là việc chuyển giao
nghiên cứu khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng giống cây trồng và
vật nuôi, kỹ thuật canh tác và môi trường...
- Thu hút cán bộ khoa học, cán bộ quản lý cơng nhân lành nghề có trình
độ cao về làm việc lâu dài ở nông thôn.
- Phát triển khoa học tự nhiên theo hướng tập trung nghiên cứu cơ bản
định hướng ứng dụng.
14


- Đẩy nhanh công tác nghiên cứu để đánh giá chính xác tài nguyên
quốc gia nắm bắt những thành tựu khoa học cơng nghệ.
Tóm lại: CNH-HĐH nơng nghiệp nơng thơn là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược của nước ta trong giai đoạn hiện nay, nhằm phát huy cao nhất vai trị của
nơng nghiệp, nơng thơn. Là q trình khai thác và sử dụng hiệu quả mọi tiềm
năng về vốn, tài nguyên môi trường, nguồn nhân lực dồi dào ở nông thôn, đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân tạo nền tảng cho quá trình CNH-HĐH đất nước. Đây
chính là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Thành công của nhiêu
nước trong khu vực và trên thế giới trong quá trình CNH-HĐH đất nước để
đẩy nhanh tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế là bài học quý báu
đối với đất nước ta.
Chương 2

ĐẢNG BỘ THANH HÓA TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
HỘI NGHỊ BCHTW LẦN THỨ 5 (KHOÁ IX) VỀ ĐẨY NHANH
CNH-HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
2.1. Những điều kiện tự nhiên, xã hội của Thanh Hóa ảnh hưởng đến q
trình CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn
2.1.1. Địa lý kinh tế
Thanh Hóa là một tỉnh nằm giáp phía Bắc trên đường giao lưu, gặp gỡ
của kinh tế Bắc- Nam với diện tích đất tự nhiên khá rộng 17.500. Đặc điiểm
tự nhiên của tỉnh có 3 vùng rõ rệt: Đồng bằng ven biển, trung du và miền núi.
Về giao thơng: Thanh Hóa là một tỉnh có đường Quốc lộ 1A xuyên
suốt chiều dài của tỉnh với (94 km), từ Đông sang Tây nối liền Quốc lộ 1A có
quốc lộ 7 dài 225 km và quốc lộ 48 dài 122km.
Về du lịch: Thanh Hóa có khu nghỉ mát nổi tiếng Sâm Sơn. Đây là một
khu nghỉ mát tương đối rộng, thoáng mát, đẹp đẽ, văn minh và lịch sự. Hàng
năm nơi đây đón tiếp được rất nhiều du khách đến tham quan, nghỉ mát làm
15


cho đời sống của nhân dân vùng biển được nâng lên và tăng thêm nguồn thu
cho tỉnh. Tổng doanh thu du lịch tăng bình qn 10.3%/năm.Có khu di tích
Lam Kinh, có hịn Vọng Phu, có suối cá...
Tuy nhiên, với vị trí nằm ở phía Đơng Bắc của dãy Trường Sơn nên độ
dốc trải dài từ Bắc xuống Nam, địa hình thượng nguồn dốc không thuận lợi
cho giao thông, đặc biệt là những vùng nông thôn và miền núi ảnh hưởng đến
điêù hồ nguồn nước cho phát triển nơng nghiệp và đời sống của cư dân nơng
thơn. Đây là khó khăn rất lớn mà người dân Thanh Hóa đã và đang phải gánh
chịu trong bao đời nay.
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Về đất đai: Với đặc điểm đất đai như vậy rất thuận lợi cho trồng cây
công nghiệp ngắn ngày như: lạc, mía, vừng, cây lúa cũng như một số loại rau

màu khác... với diện tích là đồi núi nên cũng có nhiều đồng cỏ xanh tốt để
phục vụ cho chăn nuôi gia súc: trâu, bò, dê, hưu...
Hiện nay đất canh tác của toàn tỉnh đã được quy hoạch và cải tạo bằng
các biện pháp thau chua, rửa mặn. Với chương trình 773 đã cải tạo và đưa vào
sử dụng thêm nhiều ha đất hoang hoá. Tuy nhiên quỹ đất chưa khai thác vẫn
đang cịn nhiều, đó là tiềm năng lớn cần có kế hoạch để khai thác và sử dụng
có hiệu quả.
Về nguồn lợi biển: Thanh Hóa là một trong 28 tỉnh có biển trong cả
nước, với chiều dài 82 km. Từ chỗ có độ sâu 40m trở vào là vùng có đáy đại
dương tương đối bằng phẳng. Đây là điều kiện để Thanh Hóa phát triển kinh
tế biển. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu thuỷ sản gần đây nhất thì
lượng cá, hải sản tập trung ở đáy và ngồi khơi.
Tuy nhiên hạn chế của biển Thanh Hóa là chế độ gió biển, hải triều, ít
đảo, vịnh cho ngư dân khi đánh bắt gặp khơng ít khó khăn. Đây là hạn chế rất
lớn ảnh hưởng đến suy nghĩ cũng như cuộc sống của người dân đi biển, đồng
thời cũng kìm hảm khả năng đánh bắt thuỷ hải sản để phục vụ cho đời sống
và xuất khẩu.
16


Ngồi ra, tỉnh cịn có 23.000 ha sơng suối, nước ngọt cộng với 13.000
ha ao, hồ, đầm lầy có khả năng nuôi cá nuớc ngọt, cá lồng, nguồn nước ở đây
khá dồi dào cho các hoạt động dân sinh và sản xuất nơng nghiệp.
Thanh Hố cũng là một trong những tỉnh có nguồn núi đấ phong phú
cung cấp cho việc chế biến vật liệu xây dựng.
Nguồn tài nguyên rừng cũng khá phong phú có diện tích rừng rộng
phục vụ cho quá trình khai thác, chế biến gỗ. Là nguồn thảm thực vật cho mơi
trường…
2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Nếu theo quan điểm hiện đại thì khí hậu thời tiết có thể được xem là

một yếu tố của lực lượng sản xuất.Trong nơng nghiệp nó trực tiếp tham gia
vào q trình sản xuất và quyết định năng suất của vật ni cây trồng.
Thanh Hóa nằm ở vùng khí hậu chuyển tiếp vừa mang đặc tính mùa
đơng lạnh ở miền Bắc, vừa mang khí hậu nóng của miền Nam. Khí hậu phân
thành 2 mùa: gió mùa Tây nam và gió mùa Đơng bắc. Độ ẩm trung bình 7195%, nhiệt độ trung bình từ 22-23.
Với khí hậu thời tiết ít thuận lợi như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến
sản xuất nông nghiệp. Sỡ dĩ nông nghiệp được mùa liên tiếp trong những năm
qua, một phần cũng là nhờ cơ cấu mùa vụ, vật nuôi, cây trồng hợp lý tránh
được những tác động xấu của thời tiết.
Tuy nhiên với trình độ khoa học kỹ thuật như hiện nay, chúng ta mới có
thể lợi dụng các hiện tượng khí hậu thời tiết làm tăng tính hưu ích cũng như
giảm tối thiểu những thiệt hại mà chúng ta co thể gây ra, do đó hướng chủ yếu
vẫn là chỉ đạo sản xuất dựa trên nền của các dự báo khí tượng thuỷ văn. Trong
khi đó độ chính xác của các dự báo chưa cao, nhất là việc khẳng định thời
điểm của các diễn biến thời tiết bất lợi cho sản xuất, vì vậy những thiệt hại do
thời tiết là khó tránh khỏi.
2.1.4. Đặc điểm về lao động

17


Dân số và lao động Thanh Hóa có qui mơ lớn thứ 3 toàn quốc phần lớn
lao động gắn với nông nghiệp thuần nông và với cây trồng truyền thống.
Về cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế:
- Lao động nông - lâm- ngư chiếm 70,8 %.
- Lao động công nghiệp xây dựng chiếm 11,8%.
- Lao động dịch vụ thương mại chiếm 17,4 %.
Chất lượng lao động:
Phổ biến chưa qua đào tạo, tổng số lao động qua đào tạo chỉ chiếm
khoảng gần 20% so với tổng số lao động thường xuyên.

Theo nguồn cục thống kê Thanh Hóa năm 2000:
Tổng số lao động trong độ tuổi chiếm khoảng gần 45% dân số
Lao động tuổi từ 16-35 khoảng 40%, lao động trên 50 khoảng 15%
Trong đó lao động có việc làm thường xuyên chiếm 92,1% tổng số lao
động trong độ tuổi lao động.
Qua nghiên cứu ta thấy lao động ở Thanh Hóa dồi dào về số lượng, đây
là một thế mạnh của tỉnh trong việc phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông
nghiệp, nông thôn nhưng đây cũng là sức ép về giải quyết việc làm, nhà ở và
đời sống. Mặt khác phân công lao động chưa phát triển phần lớn lao động làm
việc trên lĩnh vực nơng nghiệp. Trình độ lao động cịn thấp. Điều đó thể hiện
sự bất cập đối với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH. Đòi hỏi phải có yếu tố
thiết thực để đào tạo cơng nhân kỹ thuật, khuyến khích tuyển dụng người tài
về với nơng thơn Thanh Hóa... tạo đà phát triển cho nền nông nghiệp tỉnh nhà
trong sự nghiệp CNH-HĐH.
2.1.5. Đặc điểm về nhân văn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nói
chung và CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng
Thanh Hóa nằm ở vùng đất cổ, có nhiều dấu vết của nền văn hoá xưa,
nơi hội tụ của cộng đồng đa dân tộc đã chung lưng đấu cật gắn bó xây đắp

18


quê hương ngày một giàu đẹp, tạo dựng hun đúc nên truyền thống vừa đặc thù
vừa đa dạng.
Do vị trí địa lý của vùng này đã góp phần tạo nên phẩm chất cao q
của con người nơi đây có lịng yêu nước nồng nàn tinh thần đoàn kết keo sơn
gắn bó, có trí thơng minh sáng tạo, ham học hỏi do đó có khả năng nắm bắt
ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến, để góp phần tạo nên sự phát triển
mạnh mẽ xho nền kinh tế tỉnh nhà. Tính đặc thù của nền kinh tế vùng này là
in đậm mang tính tự cung, tự cấp, tình trạng kinh tế chưa phát triển. Đặc điểm

này ảnh hưởng đến tính chất của con người nơi đây từ thế hệ này sang thế hệ
khác về nếp sống và tư duy là chịu khổ hơn chịu khó, dễ dàng bằng lịng với
hồn cảnh hơn là tìm tịi, trăn trở tìm đường vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo
khổ, và do vậy thiếu tư duy và khát vọng làm giàu chính đáng. Khi tiếp xúc
với kinh tế thị trường thì ngỡ ngàng, chậm chạp nắm bắt những ưu thế của
kinh tế thị trường mà quan tâm đến mặt trái của nó là chính, từ đó dẫn đến
chần chừ, do dự, biến thành lực cản trong đầu tư trong sản xuất kinh doanh.
Hiện nay sự bảo thủ ấy trong tư duy kinh tế đang được khắc phục.
Trong nền kinh tế mở trong xu thế toàn cầu hoá, giao lưu kinh tế xã hội tiếp
cận với KHKT- CN hiện đại rất cần những con người trung thực và có trí tuệ,
với tất cả truyền thống ham học, thơng minh. Tin rằng con người lao động
Thanh Hóa sẽ khắc phục những hạn chế nói trên nhằm đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp CNH-HĐH trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của tỉnh.
2.2. Sự phát triển của nền nơng nghiệp Thanh Hóa từ 1991-2000 đặt cơ
sở quan trọng cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn
Quán triệt các Nghị quyết của BCHTW Đảng về phát triển nông nghiệp
và CNH nông thôn trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ Thanh Hóa đã có sự chỉ
đạo thiết thực đối với nền nơng nghiệp nói chung và sự nghiệp CNH nơng
thơn nói riêng. Đặc biệt là từ năm 1996 dưới sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, HĐND,

19


UBND tỉnh ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xây dựng và chỉ
đạo thực hiện đề án CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Dưới sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, nơng nghiệp, nơng
thơn Thanh Hóa thời kỳ 1991-2000 đã đạt được những kết quả đáng kể:
Về sản xuất nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển với tốc độ từ 5 - 5,5%/ năm
bước đầu đã hình thành một số sản phẩm hàng hố tập trung gắn với công

nghiệp chế biến tạo nên một khối lượng nơng sản hàng hố đáp ứng nhu cầu
trong tỉnh và xuất khẩu.
Sản lượng lương thực đạt kết quả khá và liên tục tăng nhanh qua các
năm. Năm 1991 toàn tỉnh mới chỉ đạt 46.3 vạn tấn năm 2000 đã đạt 83 vạn
tấn. Đảm bảo cơ bản nhu cầu cho nhân dân trong tỉnh bắt đầu có lương thực
có hàng hố và dự trữ.
Đã hình thành một số vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung gắn với
công nghiệp chế biến, tạo khối lượng hàng hoá và xuất khẩu khá lớn. Đã góp
phần khơng nhỏ làm tăng kim ngạch và xuất khẩu của tỉnh nhà. Năm 1991
kim ngạch xuất khẩu từ nông, lâm, thuỷ sản đạt 14 triệu USD. Đến năm 2000
đạt 26,5 triệu USD.
Về lâm nghiệp:
Công tác lâm nghiệp được chú ý phát triển tồn diện chuyển từ nền
nơng nghiệp tự nhiên lấy khai thác làm chuyển sang một nền lâm nghiệp xã
hội, lấy khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới làm giàu vốn rừng làm chính. Hằng
năm trồng mới khoảng 10 ngàn ha. Khoanh nuôi và bảo vệ gần 600 ngàn ha.
Thảm thực vật được phát triển tốt, tăng tỷ lệ che phủ lên gần 36% năm 1995
lên 42% năm 2000 đạt 158,1 tỷ đồng. Trong đó xuất khẩu đạt gần 10 triệu
USD.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu trong nội ngành nơng nghiệp nói riêng
đã có bước chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng
20


×