Tải bản đầy đủ (.docx) (237 trang)

Mức độ công bố thông tin phát triển bền vững trong mối quan hệ với chất lượng thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.69 KB, 237 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----------------

NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT

MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHẤT LƯỢNG THƠNG TIN
KẾ TỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----------------

NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT

MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ
TỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM
YẾT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN THỊ KIM CÚC
2. PGS.TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan luận án là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện theo sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Thị Kim Cúc và PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng. Tôi xin cam đoan
không sao chép bất cứ nghiên cứu hoặc cơng trình khoa học nào đã được cơng bố
hoặc đã được công nhận để tốt nghiệp ở bất cứ bậc đào tạo nào, ngoại trừ những
trích dẫn đã được ghi trong phần nội dung của luận án.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2021
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Nguyệt


ii

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lịng kính trọng và sự tri ân sâu sắc đến TS. Nguyễn
Thị Kim Cúc và PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng là người hướng dẫn khoa học đã luôn hỗ
trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Chính nhờ những định hướng, góp ý,
chỉnh sửa và những lời động viên của thầy cơ đã giúp tơi có thêm nhiều kiến thức, nghị

lực và niềm tin vượt qua những khó khăn để hồn thành luận án.

Tiếp theo, từ sâu đáy lịng, tôi muốn gửi lời cám ơn đến các thầy cô, bạn bè trường
Đại học Kinh tế TP.HCM, đặc biệt khoa Kế tốn đã ln chia sẻ, hỗ trợ tơi từ những
kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm của mình để giúp tôi trưởng thành hơn
trong học tập và nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tơi rất cảm ơn và q trọng sự yêu thương, quan tâm từ những thầy cô,
bạn đồng nghiệp trong Khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã chia sẻ
bớt những khó khăn trong cơng việc để tơi có thể tập trung và vững vàng tinh thần
hồn thành luận án này.
Đặc biệt, nhờ vào tình yêu thương của mẹ và gia đình - nguồn động lực lớn nhất về
tinh thần để tơi có thể vượt qua những khó khăn, rào cản tâm lý, tơi muốn gửi lời
cám ơn sau cùng và yêu thương nhất này đến mẹ và gia đình của tơi.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2021
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Nguyệt


xv

ABSTRACT OF THESIS

Topic: Sustainable development in relation to financial accouting quality and
performance – empirical evidence in Vietnam.
Major: Accounting

Code: 9.34.03.01

Abstracts:

The thesis researches on the level of sustainability development disclosure of
companies listed on Vietnam’s stock market and the impact of financial accounting
quality (FAQ) on the level of sustainability development disclosure and the impact
of sustainability development disclosure on business performance. By using
quantitative method, I analyzed on stata with a sample of 262 entities in 2018.
Research results show that disclosure of sustainable development information in
Vietnam is low and Vietnamese businesses still focus on disclosing economic
information rather than enviromental information and social information. The study
has found statistical evidence about the impact of FAQ through accounting
conservatism on the level of sustainability development disclosure. Besidies, the
study also find evidence that sustainable development information, especially
enviromental and social information has a positive effect on business performace
through ROA and Tobin’s Q. With the research results, I imply calling for company
managers to raise awareness of sustainable development activities as well as
increase public sustainable development informations, especially issues related to
society and the enviroment.
Keywords: Sustainable development information, Financial Accounting Quality
(FAQ), Business peformance and listed company.


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, áp lực và nhu cầu thông tin của các bên liên quan đã thay
đổi đáng kể (Romero và cộng sự, 2019). Sự thay đổi này xuất phát từ những thay đổi về
các mục tiêu xã hội và những tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh đến môi
trường sống (Herzig và Schaltegger, 2011). Điều này đặt ra những yêu cầu về hoạt
động kinh doanh bền vững trong doanh nghiệp. Đó chính là lý do vì sao vấn đề về tính

bền vững ngày càng được chú trọng trong tập đoàn và các bên liên quan của họ trên
khắp thế giới (Romero và cộng sự, 2019). Tính bền vững được thể hiện thông qua bền
vững kinh tế (như sự tăng trưởng, các khoản đóng góp ngân sách, các khoản chi trả cho
cổ đông ...), bền vững xã hội (như bình đẳng giới, cam kết khơng sử dụng lao động trẻ
em, lao động cưỡng bức, an toàn lao động, các khoản đóng góp cho cộng đồng ...) và
bền vững mơi trường (như chính sách xử lý khí thải, nước thải, chất thải, chính sách tiết
kiệm năng lượng ...) (GRI, 2016). Tuy nhiên, thường là khó khăn cho các bên liên quan
bên ngoài để đánh giá hiệu quả hoạt động bền vững của công ty nếu chỉ dựa vào thông
tin trên Báo cáo tài chính (BCTC). Chúng ta biết rằng BCTC được xem là kênh thông
tin để thông báo cho các nhà quản lý, nhà đầu tư, phân tích
... tình hình kinh tế và tài chính của cơng ty nhằm giúp họ đưa ra các quyết định phù
hợp. Nhưng, BCTC có điểm hạn chế ở chỗ nó khơng cung cấp thơng tin để trả lời cho
những câu hỏi đang được quan tâm hiện nay, cụ thể về khía cạnh thơng tin môi trường
và xã hội (Perrini và Tencati, 2006). Để giảm bớt sự bất cân xứng thông tin này, các
công ty được mong đợi sẽ cung cấp thông tin về hoạt động trách nhiệm xã hội (TNXH)
của mình cũng như tuân thủ các ngun tắc về tính minh bạch thơng tin phát triển bền
vững (PTBV) (Philippe và Durand, 2011). Một kênh quan trọng mà thơng qua đó cơng
ty đáp ứng được nhu cầu này là công bố trong Báo cáo thường niên (BCTN) hoặc Báo
cáo bền vững (Hahn và Kühnen, 2013). Với những thay đổi nhu


2

cầu thông tin nêu trên, chủ đề về thông tin PTBV nhận được sự quan tâm ngày càng
gia tăng trong kinh doanh và học thuật (Hahn và Kühnen, 2013).
Mặc dù thông tin PTBV nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều, tuy nhiên việc
công bố thông tin này cũng gặp nhiều thách thức (Herzig và Schaltegger, 2011).
Một trong những thách thức đó là sự lo ngại của các bên liên quan về lợi ích mà
thơng tin này mang lại so với chi phí khi thực hiện. Từ đó, hình thành hướng nghiên
cứu về những ảnh hưởng của thông tin PTBV và được thực hiện trong nhiều bối

cảnh khác nhau. Dựa trên lý thuyết tính chính thống, lý thuyết các bên liên quan và
lý thuyết tín hiệu, nhiều nghiên cứu đã tìm được bằng chứng thống kê để chứng
minh thơng tin PTBV có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể, thông tin PTBV
ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như hệ số lợi
nhuận trên tài sản (ROA), hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số lợi
nhuận trên doanh thu (ROS) (Bachoo và cộng sự, 2013; Cheng và cộng sự, 2016;
Kasbun và cộng sự, 2017), giá trị công ty thông qua Tobin’s Q (Cheng và cộng sự,
2016; Kuzey và Uyar, 2017; Servaes và Tamayo, 2013), thu nhập trên cổ phiếu
(Cheng và cộng sự, 2016; Karagiorgos, 2010), giá cổ phiếu (Marsat và Williams,
2011; Reverte, 2016), giá trị thương hiệu (First và Khetriwal, 2010; Melo và Galan,
2011). Qua đó, người ta đã chấp nhận rằng các cơng ty có thể đạt được nhiều lợi thế
thơng qua việc xây dựng hình ảnh tích cực và thiết lập mối quan hệ xã hội với nhân
viên, khách hàng, cộng đồng địa phương. Điều này góp phần tạo ra lợi thế về danh
tiếng cho các công ty (Branco và Rodrigues, 2006). Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này
được kiểm định tốt chủ yếu trong bối cảnh các nước phát triển và chưa có kết quả
thống nhất đối với các nước đang phát triển.
Bên cạnh sự quan tâm về mối quan hệ lợi ích – chi phí, các bên liên quan cịn lo ngại vấn đề đạo đức có
thể dẫn đến sự ảnh hưởng ngược chiều của chất lượng thơng tin kế tốn đến việc cơng bố thơng tin
PTBV. Điều đó có nghĩa các cơng ty có BCTC kém chất lượng có thể cơng bố thơng tin bền vững được
chuẩn hóa như một cơ chế hợp pháp để che đậy sự can thiệp từ các kỹ thuật xử lý của kế tốn
(Martínez‐Ferrero và cộng sự, 2015). Với dữ liệu đa quốc gia tại các nước phát triển, Martínez‐Ferrero



3

cộng sự (2015) đã cung cấp bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp cung cấp thơng
tin kế tốn có chất lượng thì có khuynh hướng cung cấp nhiều thơng tin TNXH tốt
hơn. Đây thật sự là tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư và các nhà phân tích. Tương
tự như dòng nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng thơng

tin kế tốn đến thơng tin PTBV cũng được thực hiện chủ yếu ở các nước phát triển.
Nhận thức tầm quan trọng thông tin về tính bền vững, đồng thời để hội nhập với Thế
Giới và gia tăng tính cạnh tranh, tại Việt Nam (VN), một số công ty niêm yết đã tiên
phong công bố thông tin bền vững thông qua công cụ Báo cáo bền vững như công ty cổ
phần nhựa An Phát Xanh, công ty cổ phần Trapaco, công ty cổ phần Sợi thế kỷ, công ty
cổ phần Sữa Việt Nam ... Tuy nhiên, do đây là các thơng tin phi tài chính nên số lượng
Báo cáo bền vững được lập bởi các công ty niêm yết vẫn rất hạn chế. Theo Nguyễn Thị
Ngọc Bích và cộng sự (2015), các cơng ty niêm yết tại VN vẫn chú trọng báo cáo thông
tin tài chính bắt buộc theo quy định pháp lý hơn là các thơng tin phi tài chính. Mặc dù
thơng tin PTBV đã được nghiên cứu của Trịnh Hiệp Thiện và Nguyễn Xuân Hưng
(2016), Dương Thị Thu Thảo và cộng sự (2019) chứng minh có ảnh hưởng tích cực đến
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, nhưng thông tin này vẫn được công bố ở mức thấp
(Phạm Đức Hiếu, 2015; Phạm Đức Hiếu và Đỗ Thị Hương Lan, 2015; Vu và
Buranatrakul, 2018). Để nâng cao nhận thức nhà quản lý về việc công bố thơng tin này,
ngày 06/10/2015, Bộ tài chính đã ban hành thông tư 155/2015/TT-BTC yêu cầu các
công ty niêm yết bắt buộc phải cơng bố các khía cạnh thơng tin xã hội, môi trường trên
BCTN hoặc Báo cáo bền vững. Điều này hứa hẹn sẽ gia tăng trách nhiệm công bố
thơng tin tính bền vững tại các cơng ty niêm yết VN và dẫn đến nhu cầu gia tăng
nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, tính đến nay, số lượng nghiên cứu về thơng tin
PTBV tại VN vẫn cịn rất ít, đặc biệt các nghiên cứu phân tích dựa trên dữ liệu cơng bố
sau khi thơng tư 155/2015/TT-BTC có hiệu lực. Xuất phát từ những khe hỏng trong
nghiên cứu về lĩnh vực này, tác giả hướng tới mục tiêu đánh giá thực trạng công bố
thông tin PTBV tại các cơng ty niêm yết VN, phân tích ảnh hưởng thơng tin PTBV đến
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và xác định ảnh hưởng của chất lượng thơng tin kế
tốn đến thơng tin PTBV. Đây chính là lý do tác giả chọn


4

đề tài “Mức độ công bố thông tin PTBV trong mối quan hệ với chất lượng thơng tin

kế tốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam”.
2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU



Mục tiêu tổng qt:

- Xây dựng và kiểm định mơ hình về ảnh hưởng của chất lượng thơng tin kế tốn
đến mức độ công bố thông tin PTBV và ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin
PTBV đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại VN.


-

Mục tiêu cụ thể:

Đánh giá thực trạng công bố thông tin PTBV của các công ty niêm yết trên thị

trường chứng khốn (TTCK) VN.
-

Phân tích ảnh hưởng của chất lượng thơng tin kế tốn được đo lường thơng

qua ba kỹ thuật gián tiếp gồm mức độ quản trị lợi nhuận (QTLN) dồn tích, chất
lượng dồn tích và mức độ thận trọng kế tốn đến mức độ cơng bố thơng tin PTBV
của các cơng ty niêm yết trên TTCK VN.
- Phân tích ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin PTBV đến hiệu quả
hoạt
động các công ty niêm yết. Đồng thời, phân tích ảnh hưởng của mức độ cơng bố
thơng tin PTBV trên từng khía cạnh kinh tế, xã hội, mơi trường đến hiệu quả hoạt

động của các công ty niêm yết trên thị trường TTCK VN.
Tương ứng với các mục tiêu nêu trên, nghiên cứu đặt ra những câu hỏi sau:
- Thực trạng thông tin PTBV được các công ty niêm yết trên TTCK VN
trong
giai đoạn hiện nay công bố như thế nào?
-

Chất lượng thơng tin kế tốn được đo lường thông qua ba kỹ thuật gián tiếp gồm

mức độ QTLN dồn tích, chất lượng dồn tích và mức độ thận trọng kế tốn ảnh hưởng

đến mức độ cơng bố thông tin PTBV của các công ty niêm yết trên TTCK VN như
thế nào?
-

Mức độ công bố thông tin PTBV ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các

công ty niêm yết trên TTCK VN ra sao? Các khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội


5

của thông tin PTBV ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết
trên TTCK VN như thế nào?
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Mức độ công bố thông tin PTBV, chất lượng thơng tin kế
tốn thơng qua ba kỹ thuật gián tiếp gồm mức độ QTLN dồn tích, chất lượng dồn
tích, mức độ thận trọng và hiệu quả hoạt động.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại VN, cụ thể là các

doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh
(không bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính tín dụng
do có sự khác biệt về quy định kế toán).
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của năm tài chính 2018 để
phân tích.
Phạm vi nội dung: nghiên cứu phân tích ảnh hưởng một chiều của chất lượng
thơng tin kế tốn đến mức độ cơng bố thơng tin PTBV và ảnh hưởng của mức độ
công bố thông tin PTBV đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra ở trên, tác giả sử dụng phương pháp
nghiêp cứu hỗn hợp. Cụ thể:
Phương pháp nghiên cứu định tính: được thực hiện đầu tiên nhằm mục tiêu thiết
kế thang đo đánh giá thông tin PTBV dựa trên Chuẩn mực GRI điều chỉnh. Quy
trình nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua ba giai đoạn. Giai đoạn 1 xác
định bộ chỉ số thông tin PTBV mà các công ty niêm yết VN công bố. Giai đoạn 2 so
sánh bộ chỉ số thu được ở giai đoạn 1 với bộ chỉ số theo Chuẩn mực GRI. Giai đoan
3 phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để thiết kế bộ tiêu chí thông tin
PTBV theo Chuẩn mực GRI điều chỉnh.


6

Phương pháp nghiên cứu định lượng: được thực hiện nhằm mục tiêu kiểm định mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu đề xuất. Dữ liệu tác giả thu
thập là dữ liệu thứ cấp từ nguồn dữ liệu Thomson Reuters, BCTN và Báo cáo bền
vững. Tác giả sử dụng phần mềm STATA và Excel để xử lý dữ liệu. Quy trình phân tích
định lượng trên phần mềm STATA được thực hiện theo các bước sau:


-

Đầu tiên, tác giả phân tích hồi quy để ước tính giá trị đại diện cho biến QTLN

dồn tích, biến chất lượng dồn tích và biến mức độ thận trọng.
- Tiếp theo, tác giả thực hiện kỹ các kỹ thuật phân tích thống kê mô tả để
đánh
giá thực trạng công bố thông tin PTBV của các công ty niêm yết tại VN.
-

Cuối cùng, tác giả thực hiện hồi quy để kiểm định cho mục tiêu phân tích ảnh

hưởng của chất lượng thơng tin kế tốn lần lượt thơng qua các biến mức độ QTLN
dồn tích, chất lượng dồn và mức độ thận trọng đến mức độ công bố thông tin PTBV
và ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin PTBV đến hiệu quả hoạt động.
5.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Với những mục tiêu đặt ra, luận án đem lại một số ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực
tiễn cho các nhà quản lý, nhà phân tích, nhà nghiên cứu, cụ thể:
Về mặt lý luận:
- Luận án góp phần bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của
chất

lượng thông tin kế tốn đến mức độ cơng bố thơng tin PTBV và ảnh hưởng của mức
độ công bố thông tin PTBV đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại bối
cảnh nước đang phát triển, cụ thể VN. Trong đó, nghiên cứu đưa ra cách tiếp cận
mới về bộ Chuẩn mực GRI điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh tại VN nhằm đo

lường mức độ công bố thơng tin PTBV.
-

Luận án cung cấp cái nhìn tổng quan về thơng tin PTBV, bao gồm q trình

hình thành và xu hướng nghiên cứu. Đây có thể xem là một kênh thông tin về tài
liệu tham khảo để phát triển các nghiên cứu tương lai liên quan đến chủ đề này.
Về mặt thực tiễn:


7

Kết quả đạt được từ nghiên cứu này giúp đưa ra những hàm ý quản trị cho các bên
liên quan, qua đó góp phần tăng cường nhận thức về cơng bố thông tin PTBV. Cụ
thể như sau:
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Với mục tiêu đánh giá thực trạng công
bố
thông tin PTBV của các công ty niêm yết VN, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ
giúp cho các cơ quan nhà nước (như Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán nhà nước)
thấy được mức độ áp dụng thông tư 155/2015/TT-BTC quy định về việc công bố
thông tin liên quan đến vấn đề xã hội, môi trường trong thực tế, từ đó đưa ra những
giải pháp để nâng cao mức độ công bố thông tin PTBV của các doanh nghiệp.
-

Đối với ban quản lý, nhà quản trị tại các công ty niêm yết: Kết quả nghiên cứu

của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo để giúp cho ban quản lý, nhà quản
trị tại các cơng ty niêm yết thấy được tác động tích cực của thông tin PTBV đến hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt là hai khía cạnh thơng tin mơi trường và xã hội.
Từ đó, giúp cho các nhà lãnh đạo có những điều chỉnh phù hợp trong chiến


lược quản lý để đạt được mục tiêu PTBV.
-

Đối với các nhà đầu tư, phân tích: Luận án cung cấp bằng chứng về mối quan

hệ giữa chất lượng thơng tin kế tốn và mức độ công bố thông tin PTBV, để trả lời
cho những lo ngại về việc liệu doanh nghiệp có dùng thông tin PTBV như một công
cụ nhằm che đậy các kỹ thuật xử lý của kế tốn hay khơng. Từ kết quả nghiên cứu
này, nhà phân tích sẽ có những quyết định phù hợp cho mục tiêu dự báo về sự tăng
trưởng bền vững của công ty.
6.

CẤU TRÚC LUẬN ÁN

Như đã đề cập ở trên, mục tiêu của luận án là nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng
thông tin kế tốn đến mức độ cơng bố thơng tin PTBV và ảnh hưởng của mức độ
công bố thông tin PTBV đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết VN.
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, kết cấu luận án bao gồm 5 chương. Cụ thể:


8

Chương 1 – Tổng quan các nghiên cứu trước: khái qt các nghiên cứu có
liên quan ở nước ngồi và tại VN, từ đó nhận xét và tìm ra khoảng trống nghiên cứu
nhằm khẳng định sự cần thiết để thực hiện luận án.
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết: tập trung giới thiệu lý thuyết tổng quan về thông
tin PTBV, chất lượng thơng tin kế tốn và hiệu quả hoạt động. Sau đó giới thiệu các
lý thuyết nền để làm cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu.
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: trình bày thang đo đề xuất cho từng khái

niệm nghiên cứu; đồng thời giới thiệu cụ thể về quy trình nghiên cứu và phương

pháp nghiên cứu.
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và bàn luận: tập trung trình bày các kết quả
nghiên cứu cũng như bàn luận về kết quả nghiên cứu.
Chương 5 – Kết luận và hàm ý nghiên cứu: từ việc bàn luận kết quả nghiên
cứu để đưa ra hàm ý nghiên cứu. Cuối cùng, là nội dung về các hạn chế và hướng
nghiên cứu tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Mục tiêu của chương 1 hướng tới việc xác định khoảng trống trong các nghiên cứu
trước, từ đó làm cơ sở để tác giả đề xuất hướng nghiên cứu mới trong luận án này. Để
đạt được các mục tiêu đề ra, tác giả lần lượt tổng hợp các nghiên cứu liên quan trong và
ngồi nước từ các tạp chí uy tín như Accounting Review, Corporate Social
Responsibility and Enviromental Management, Journal of Business Research, Journal
of Business Ethics, Journal of Management Studies, Social Responsibility Journal,
Sustainability, Review of Accounting Studies... Sau đó tác giả trình bày tổng hợp lại
thành các chủ đề: (1) Tổng quan nghiên cứu thơng tin PTBV ở nước ngồi;

(2) Tổng quan nghiên cứu thông tin PTBV tại Việt Nam và (3) Xác định khoảng
trống nghiên cứu. Nội dung cụ thể được trình bày như sau:
1.1. Tổng quan nghiên cứu thông tin phát triển bền vững ở nước ngoài
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về thực trạng công bố thông tin phát triển bền vững


Theo nghiên cứu của Adams và cộng sự (1998) cho thấy trong những giai đoạn đầu,
thông tin liên quan đến trách nhiệm xã hội và mơi trường ít được các doanh nghiệp
quan tâm và công bố trong BCTN cũng như các báo cáo độc lập khác. Sau đó, xuất
phát từ những cuộc khủng hoảng kinh tế, sự sụp đổ của các tập đồn lớn, sự thay
đổi của mơi trường... nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến sự PTBV của doanh
nghiệp. Một trong những kênh để đánh giá sự PTBV đó chính là thơng tin PTBV
mà các doanh nghiệp cơng bố. Do đó, để thấy được thực trạng cơng bố thông tin
PTBV của các doanh nghiệp như thế nào, những nghiên cứu sau đây đã thực hiện
các cuộc điều tra đánh giá tại nhiều quốc gia khác nhau như:
- Chih và cộng sự (2008) thực hiện điều tra với bộ dữ liệu đa quốc gia gồm
46
nước trong giai đoạn từ năm 1993-2002. Chỉ số TNXH được nhóm tác giả đo lường
dựa trên chỉ số phát triển toàn Thế Giới (FTSE) cho mỗi quốc gia. Kết quả thống kê
cho thấy năm quốc gia có điểm số xếp hạng TNXH cao nhất lần lượt gồm Anh, Phần


10

Lan, Đan Mạch, Đức và Ý. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý trong cuộc điều tra này
đó là điểm số xếp hạng TNXH ở hầu hết các nước thị trường mới nổi (như Trung
Quốc, Indonesia, Malaysia, Phillipines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ...) đều bằng 0. Điều
này cho thấy các công ty ở các nước phát triển quan tâm nhiều đến thông tin TNXH
hơn các công ty ở các nước thị trường mới nổi.
-

Tập trung vào thị trường các nước Châu Á, Scholtens và Kang (2013) phân tích

dữ liệu gồm 139 công ty ở mười quốc gia. Điểm số TNXH được nhóm tác giả đánh

giá dựa trên kết quả nghiên cứu Bền vững Châu Á. Kết quả xếp hạng cho thấy các

nước có điểm xếp hạng TNXH cao lần lượt là Úc, Ấn Độ, Nhật Bản. Nước có điểm
số xếp hạng thấp gồm Pakistan, Singapore và Thái Lan. Tại thị trường Indonesia,
Asrori và cộng sự (2019) đã phân tích dữ liệu thông tin TNXH và môi trường của
các công ty niêm yết ngành sản xuất năm 2009 và nhận thấy mức độ công bố thông
tin tương đối thấp mặc dù đã có những quy định từ phía chính phủ.
-

Sử dụng khuôn khổ quốc tế GRI để đánh giá thông tin PTBV, Martínez‐

Ferrero và cộng sự (2015) phân tích dữ liệu gồm 747 doanh nghiệp phi tài chính đến
từ 25 quốc gia (Mỹ, Anh, Ireland, Canada, Úc, Đức, Hà Lan, Luxembourg, Áo, Đan
Mạch, Nauy, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào
Nha, Hy Lạp, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kong, Singapore và Hàn Quốc) trong
giai đoạn từ năm 2002 - 2010. Với thang điểm từ 0 đến 3, Bảng mô tả thống kê cho
thấy giá trị trung bình thơng tin PTBV là 0.5. Điều đó cho thấy, nhìn chung các
cơng ty được điều tra có mức độ công bố thông tin PTBV theo hướng dẫn GRI chỉ ở
mức cơ bản.
-

Nhằm điều tra xem liệu số lượng và chất lượng thơng tin TNXH có khác nhau

giữa các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Anh, Adnan và cộng sự (2018) thu
thập dữ liệu gồm 203 công ty hàng đầu lấy từ bộ dữ liệu Compusat Global and Mergen
Online. Nhóm tác giả cũng sử dụng khn khổ GRI gồm 65 chỉ số để đánh giá thông

tin TNXH. Chất lượng từng chỉ số thông tin được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến
4. Nhóm tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích nội dung trên BCTN, Báo cáo bền vững
và trang điện tử công ty. Kết quả cho thấy thông tin về môi trường được công bố



11

nhiều nhất, tiếp theo là thông tin liên quan đến lực lượng lao động, rồi đến thông tin
xã hội và các vấn đề về quyền con người được công bố ít nhất. Ngoài ra, kết quả
thống kê cho thấy các tập đồn ở Anh có số lượng (dựa trên số câu) công bố thông
tin TNXH nhiều nhất. Tiếp theo là Ấn Độ, Malaysia và Trung Quốc. Về chất lượng
thông tin TNXH, nhìn chung được đánh giá là thấp. Điểm chất lượng trung bình cho
Báo cáo TNXH riêng và trang điển tử cao hơn điểm trên BCTN. Bằng việc kiểm tra
T-test và Mann-Whitney, kết quả cho thấy số lượng và chất lượng thơng tin TNXH
có sự khác nhau đáng kể giữa bốn quốc gia. Các công ty ở Anh cung cấp số lượng
và chất lượng thông tin TNXH ở mức cao nhất. Đối với các nước đang phát triển,
các công ty ở Trung Quốc cung cấp thông tin ở mức thấp nhất trên tất cả các
phương tiện truyền tin. Trong khi, Malaysia được chứng minh là nước cung cấp
thông tin TNXH cao nhất trên BCTN.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng thơng tin kế tốn
đến mức độ công bố thông tin phát triển bền vững
1.1.2.1. Bối cảnh đa quốc gia và các nước phát triển
Đầu tiên, nghiên cứu của Prior và cộng sự (2008) phân tích mẫu gồm 593 công ty
đến từ 26 quốc gia trong giai đoạn từ năm 2002-2004 thuộc bộ dữ liệu SiRi ProTM
để kiểm định ảnh hưởng của QTLN đến mức độ công bố thơng tin TNXH. Trong
đó, hành vi QTLN được nhóm tác giả đo lường theo mơ hình của Kothari và cộng
sự (2005). Thông tin TNXH là một khái niệm đa cấu trúc được nhóm tác giả phân
tích trên các nội dung liên quan đến cộng đồng, cổ đông, khách hàng, nhân viên,
môi trường và nhà cung cấp. Kết quả thu được từ việc xử lý hồi quy, Prior và cộng
sự (2008) nhận thấy QTLN ảnh hưởng cùng chiều đến thông tin TNXH.
Bằng việc sử dụng thang đo chất lượng các khoản dồn tích theo mơ hình P. M. Dechow
và Dichev (2002) để xác định giá trị biến chất lượng thông tin kế toán, McDermott
(2011) đã tập hợp dữ liệu từ KLD STATS giai đoạn từ năm 1992-2009. Tác giả thấy
rằng các doanh nghiệp cơng bố thơng tin BCTC có giá trị thì sẽ cắt giảm các hoạt động
đầu tư vào TNXH. Trong đó, hiệu quả hoạt động TNXH được đánh



12

giá dựa trên bảy tiêu chí gồm cộng đồng, quản trị công ty, sự đa dạng, mối quan hệ
với nhân viên, môi trường, quyền con người và sản phẩm.
B. B. Choi và cộng sự (2013) phân tích dữ liệu trong bảy năm từ năm 2002 đến năm
2008 các công ty niêm yết trên sàn giao dịch Hàn Quốc. Để đo lường mức độ hoạt động
TNXH, nhóm tác giả sử dụng bộ chỉ số KEJI. Bộ chỉ số này có bảy hạng mục gồm cấu
trúc vốn, sự công bằng trong thương mại, đóng góp cho cộng đồng, sự hài lịng của
người tiêu dùng, bảo vệ mơi trường, sự hài lịng của nhân viên và những đóng góp cho
sự phát triển kinh tế. Biến QTLN được đo lường theo mơ hình của P. M. Dechow và
cộng sự (1995). Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy mức độ QTLN ảnh hưởng
ngược chiều đến hoạt động TNXH tại Hàn Quốc. Điều này có nghĩa là các cơng ty báo
cáo lợi nhuận có chất lượng thì cũng có xếp hạng TNXH tốt hơn.
Cũng tập trung vào một quốc gia, Gavana và cộng sự (2017) kiểm tra ảnh hưởng của
QTLN đến thông tin TNXH. Với mẫu gồm 226 công ty niêm yết tại thị trường chứng
khoán Ý trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2015, kết quả nghiên cứu cho
thấy các tập đoàn có mức độ QTLN thấp có xu hướng cơng bố nhiều thơng tin TNXH
để truyền tải hình ảnh đạo đức tốt. Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm tác giả thu thập
dữ liệu tài chính từ nguồn dữ liệu Analisi Informatizzata Delle Aziende Italiane (AIDA)
và BCTC hợp nhất. Đối với dữ liệu phi tài chính, nhóm tác giả thu thập thủ công từ báo
cáo TNXH mỗi năm. Thông tin TNXH được đo theo bộ chỉ số quốc tế GRI và chia
thành 93 chỉ số với thang điểm đánh giá 0 và 1. Mức độ QTLN được đo lường theo mơ
hình John điều chỉnh của P. M. Dechow và cộng sự (1995).
Không chỉ giới hạn trong phạm vi thông tin TNXH, nghiên cứu về “Tác động của chất
lượng thông tin kế tốn đến cơng bố thơng tin tính bền vững” được Martínez ‐ Ferrero
và cộng sự (2015) thực hiện và đăng trên tạp chí CSR and Environmental Management
cũng đã chỉ ra những ảnh hưởng của chất lượng thơng tin kế tốn đến thơng tin PTBV.
Thơng tin PTBV được nhóm tác giả đo bằng chỉ số quốc tế GRI với các giá trị từ 0 đến

3. Trong đó giá trị 0 nếu thông tin về TNXH không được đơn vị báo cáo hoặc báo cáo
không phù hợp với hướng dẫn GRI, giá trị 1 nếu các đơn vị có


13

báo cáo thông tin phù hợp với GRI ở mức cơ bản, giá trị 2 nếu thông tin được các
đơn vị báo cáo phù hợp với GRI ở mức trung bình và giá trị 3 nếu các đơn vị báo
cáo thông tin phù hợp với GRI ở mức cao. Mẫu được tác giả truy xuất từ bộ dữ liệu
Thomson One Analytics trong giai đoạn từ năm 2002 – 2010 gồm 747 doanh nghiệp
phi tài chính đến từ 25 quốc gia. Nhóm tác giả đã kết hợp ba thang đo để đánh giá
chất lượng thơng tin kế tốn gồm QTLN thể hiện trong khoản dồn tích bất thường
theo mơ hình của P. M. Dechow và cộng sự (1995) và Kothari và cộng sự (2005);
mức độ thận trọng của kế toán theo mơ hình của M. Khan và Watts (2009) và chất
lượng dồn tích theo mơ hình của P. Dechow và cộng sự (2010) và Ball và
Shivakumar (2006). Bằng kỹ thuật xử lý hồi quy Tobit, kết quả thu được cho thấy
khi cơng ty cơng bố thơng tin kế tốn có chất lượng (tức mức độ thận trọng cao,
chất lượng dồn tích và mức độ QTLN thấp) thì thơng tin về TNXH được cung cấp
sẽ có chất lượng hơn. Tuy nhiên, do sử dụng dữ liệu quốc tế (mẫu thu thập gồm 25
nước) nên nghiên cứu có hạn chế về đánh giá thơng tin kế tốn khơng đồng nhất do
sự khác biệt về yêu cầu kế toán của mỗi quốc gia.
Hướng tới mục tiêu đánh giá mức độ thận trọng kế toán đến thông tin TNXH, S.-Y.
Cho và cộng sự (2020) đã thu thập 1.455 báo cáo của 384 công ty phi tài chính niêm
yết trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 từ dịch vụ CSR newswire. Trong đó,
thơng tin TNXH được đo lường bằng thang điểm 0 và 1. Mức độ thận trọng kế tốn
được đo theo mơ hình M. Khan và Watts (2009). Kết quả nghiên cứu cho thấy mức
độ thận trọng có ảnh hưởng ngược chiều đến thơng tin TNXH. Từ đó cho thấy,
thơng tin TNXH phụ thuộc vào mức độ thận trọng trên BCTC.
Tương tự như vậy, Anagnostopoulou và cộng sự (2020) phân tích dữ liệu các cơng ty
phi tài chính ở Bắc Mỹ từ năm 2000 đến năm 2014. Thơng tin TNXH được nhóm tác

giả truy xuất từ dữ liệu KLD. Mức độ thận trọng được đo lường theo mơ hình M. Khan
và Watts (2009). Kết quả nghiên cứu chứng minh mối quan hệ ngược chiều mạnh mẽ
của mức độ thận trọng đến thông tin TNXH. Nghiên cứu này đã chứng minh dưới áp
lực giám sát từ các bên cung cấp vốn, các công ty ưu tiên thực hiện thận trọng


14

trong kế tốn hơn là đáp ứng nhu cầu thơng tin phi tài chính của các bên liên quan
khác.
1.1.2.2. Bối cảnh một quốc gia – các nước đang phát triển
Dựa trên bộ chỉ số GRI, Asrori và cộng sự (2019) đã đưa ra 78 chỉ số và chia thành
7 mục để đo lường mức độ công bố thông tin TNXH và môi trường tại Indonesia.
Thang điểm đánh giá theo chiêu chí 0 và 1. Sau đó, nhóm tác giả thu thập dữ liệu tài
chính để đo lường mức độ QTLN theo mơ hình P. M. Dechow và cộng sự (1995).
Với đối tượng nghiên cứu là các công ty niêm yết thuộc lĩnh vực sản xuất có cơng
bố BCTC, BCTN năm 2008 và 2009, nhóm tác giả thu thập được mẫu gồm 112
cơng ty. Bằng phần mềm Stata 17, nhóm tác giả kiểm tra ảnh hưởng của QTLN đến
mức độ công bố thông tin TNXH môi trường. Kết quả thu được cho thấy mức độ
QTLN có ảnh hưởng cùng chiều với mức ý nghĩa thống kê 5%. Điều này được hiểu
là nếu cơng ty có mức độ QTLN càng cao thì càng công bố nhiều chỉ số thông tin
TNXH. Tuy nhiên, cũng tại thị trường Indonesia, Laksmi và Kamila (2018) phân
tích dữ liệu từ năm 2013 – 2015 của 17 công ty niêm yết thuộc sở hữu nhà nước và
không thu được kết quả chứng minh ảnh hưởng của QTLN đến thông tin TNXH.
Dựa trên lý thuyết đại diện, Mohmed và cộng sự (2019) thực hiện nghiên cứu đánh
giá chất lượng lợi nhuận đến hoạt động TNXH của 100 công ty Ai Cập trong 9 năm
từ năm 2007 đến năm 2015. Nghiên cứu sử dụng điểm số TNXH hàng năm bao
gồm năm nội dung cộng đồng, nhân viên, môi trường, khách hàng và sản phẩm để
tính biến TNXH. Chất lượng lợi nhuận được đo theo ba mơ hình Kothari và cộng sự
(2005), P. M. Dechow và cộng sự (1995) và Ball và Shivakumar (2006). Kết quả

thống kê cho thấy chất lượng lợi nhuận có ảnh hưởng cùng chiều đến hoạt động
TNXH với mức ý nghĩa thống kê 1%. Nghiên cứu đã bổ sung lý thuyết đại diện
bằng cách nhấn mạnh rằng việc quản lý lợi nhuận ở nước có nền kinh tế mới nổi có
thể thúc đẩy nhà quản lý tăng cường sự tham gia của họ vào hoạt động TNXH.


15

1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin phát
triển bền vững đến hiệu quả hoạt động
1.1.3.1. Bối cảnh đa quốc gia và các nước phát triển
Nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin PTBV đến hiệu quả hoạt động được thực
hiện ban đầu tại các quốc gia phát triển. Với mẫu dữ liệu thu thập gồm 100 doanh
nghiệp hàng đầu từ các quốc gia phát triển và thị trường mới nổi trong giai đoạn từ
năm 2006-2010, kết quả nghiên cứu của Ameer và Othman (2012) cho thấy hiệu
quả hoạt động (được đo lường thơng qua ROA, lợi nhuận trước thuế và dịng tiền
hoạt động kinh doanh) của các cơng ty tăng lên. Nhìn chung, kết quả thống kê xác
nhận rằng các công ty chú trọng vào mục tiêu PTBV thì hiệu quả hoạt động sẽ thu
được kết quả cao hơn. Trong đó, thơng tin PTBV được nhóm tác giả đánh giá dựa
trên bộ chỉ số KPIs được phát triển bởi nhóm nghiên cứu doanh nghiệp (CKRG).
Cũng với dữ liệu quốc tế từ nguồn dữ liệu Datastream, L. Chen và cộng sự (2015) tìm
hiểu sự ảnh hưởng của thông tin TNXH đến hiệu quả hoạt động của các quốc gia phát
triển thuộc thị trường Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Tuy nhiên, khác biệt với các
nghiên cứu trước đây, các công ty trong mẫu phải thỏa điều kiện thuộc hoạt động sản
xuất và có xuất bản GRI năm 2012 theo phiên bản 3.1. Trong đó, thơng tin TNXH được
đánh giá theo tiêu chuẩn GRI gồm các khía cạnh mơi trường làm việc, quyền con
người, TNXH, trách nhiệm sản phẩm và được chia thành 45 bộ chỉ số. Nhóm tác giả sử
dụng kỹ thuật phân tích nội dung để đánh giá thơng tin TNXH với thang điểm từ 1 đến
5. Cụ thể, thang điểm 1 nếu thông tin không được báo cáo, thang điểm 3 nếu thơng tin
được báo cáo ở mức trung bình và thang điểm 5 nếu thông tin được báo cáo


ở mức cao. Biến hiệu quả hoạt động được đo lường thông qua ROE, tốc độ tăng
trưởng doanh thu và tỷ lệ dòng tiền trên doanh thu. Kết quả nghiên cứu cho thấy
thông tin về quyền con người, trách nhiệm sản phẩm, TNXH có quan hệ tích cực
đến hiệu quả hoạt động thông qua ROE.
Cũng nhằm mục tiêu trên, Waworuntu và cộng sự (2014) tập trung mẫu ở khu vực
Châu Á là các công ty hàng đầu gồm Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia và


16

Thái Lan trong khoảng thời gian từ năm 2007-2011. Kết quả cho thấy các doanh
nghiệp hàng đầu khu vực Châu Á đã gia tăng nhận thức về việc báo cáo thông tin
TNXH bởi ảnh hưởng tốt của thông tin này đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Trong đó ROA, ROE và lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) là những thang đo
mà nhóm tác giả áp dụng để đánh giá về hiệu quả hoạt động.
Thực hiện phân tích dữ liệu tại một quốc gia – cụ thể tại Trung Quốc, Cheng và
cộng sự (2016) sử dụng bộ dữ liệu từ Thomson Reuters ASSET4 để đánh giá thông
tin TNXH với thang điểm 0 và 1. Hiệu quả hoạt động được nhóm tác giả đo lường
dựa trên chỉ tiêu ROA, lợi nhuận, Tobin’s Q. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy
việc phát hành báo cáo TNXH năm 2008 có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả
hoạt động năm 2009 của các công ty niêm yết tại Trung Quốc.
Khác biệt với các nghiên cứu phân tích dữ liệu qua nhiều nhăm, Berthelot và cộng sự
(2012) sử dụng mẫu gồm 146 công ty ở Canada tại thời điểm năm 2007. Đây là năm
mà các công ty tại Canada phát hành nhiều Báo cáo bền vững riêng biệt. Vì vậy, nhóm
tác giả sử dụng thang đo 0 và 1 để đo lường biến Báo cáo bền vững. Trong đó điểm
1 nếu doanh nghiệp khơng phát hành và điểm 1 nếu doanh nghiệp có phát hành Báo
cáo bền vững riêng. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả chứng minh rằng việc phát
hành Báo cáo bền vững riêng có ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị sổ sách của vốn chủ
sở hữu và thu nhập ròng với mức ý nghĩa thống kê cao. Từ đó, tác giả kêu gọi các cơng

ty nhỏ cũng nên cân nhắc để phát hành Báo cáo bền vững vì những giá trị

lợi ích mà báo cáo này mang lại.
Tương tự như vậy, S. J. Cho và cộng sự (2019) điều tra về sự ảnh hưởng của TNXH
đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch Hàn Quốc với dữ
liệu thu thập của 191 công ty tại năm 2015. Theo S. J. Cho và cộng sự (2019), kể từ
năm 2012, đã có sự thay đổi đáng kể trong cách tính chỉ số KEJI của Viện Tư Pháp
Kinh Tế Hàn Quốc nhằm nâng cao độ tin cậy và tính đại diện trong việc đánh giá hoạt
động TNXH. Tuy nhiên, vì các nghiên cứu trước đây đều phân tích ảnh hưởng của
TNXH đến hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng tiêu chuẩn đánh giá KEJI năm


17

2011, do đó nhóm tác giả tiến hành kiểm định lại mối quan hệ trên bằng bộ tiêu
chuẩn đánh giá KEJI năm 2012. Kết quả nghiên cứu mà nhóm tác giả thu được là
thơng tin liên quan đến khía cạnh xã hội mang lại tương quan dương đến hiệu quả
hoạt động, đặc biệt là Tobin’s Q- thước đo dùng để xác định giá trị doanh nghiệp.
1.1.3.2. Bối cảnh một quốc gia – các nước đang phát triển
Hướng tới mục tiêu điều tra ảnh hưởng của thông tin TNXH đến hiệu quả hoạt động tại
các quốc gia đang phát triển, Aras và cộng sự (2010) đã thu thập bộ dữ liệu trong
khoảng thời gian từ năm 2005 – 2007. Trong đó, ROA, ROE và hệ số lợi nhuận trên
doanh thu (ROS) là các chỉ tiêu được tác giả dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động. Tuy
nhiên, kết quả thống kê cho thấy khơng có bằng chứng về mối quan hệ này. Tương tự
như vậy cho kết quả nghiên cứu của Lima Crisóstomo và cộng sự (2011) với mẫu gồm
78 doanh nghiệp niêm yết tại Brazil trong khoảng thời gian từ năm 2001

– 2006.
Ngược lại, với mẫu gồm 200 công ty lớn niêm yết tại Malaysia trong khoảng thời
gian quan sát từ 1999-2005, Saleh và cộng sự (2011) đã cho thấy thơng tin TNXH

giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình hoạt động tốt hơn. Nhóm tác giả sử dụng kỹ
thuật phân tích nội dung để đánh giá thơng tin TNXH gồm 20 chỉ tiêu với thang
điểm từ 0 đến 3. Trong đó, thang điểm 0 nếu khơng cơng bố, thang điểm 1 nếu mơ
tả thơng tin định tính ở mức độ chung chung, thang điểm 2 nếu mô tả thông tin định
tính ở mức độ cụ thể và thang điểm 3 nếu thơng tin được mơ tả vừa định tính vừa
định lượng. Biến hiệu quả hoạt động được đo bằng ROA, lợi nhuận và Tobin’s Q.
Các biến địn bẩy tài chính, quy mơ, vịng quay tài sản, EPS được đưa vào giữ vai
trị trong mơ hình là biến kiểm sốt.
Bằng việc truy xuất thông tin trên BCTN của 68 doanh nghiệp niêm yết tại Nigeria
giai đoạn bắt đầu từ năm 2010 đến năm 2012, Usman và Amran (2015) đã cho thấy
các thông tin về trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với sản phẩm cung ứng,
khách hàng và nguồn nhân lực giúp cải thiện ROA và giá cổ phiếu của các đơn vị
trong mẫu. Tuy nhiên, thông tin liên quan đến các vấn đề mơi trường lại có khuynh


18

hướng làm giảm chỉ tiêu tài chính này. Kỹ thuật đếm số câu được nhóm tác giả áp
dụng để đo lường thông tin TNXH.
Mở rộng đối tượng nghiên cứu, Kuzey và Uyar (2017) đã sử dụng mẫu gồm 100
doanh nghiệp niêm yết tại quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian từ năm 2011
đến 2013 để xem xét ảnh hưởng của Báo cáo bền vững đến giá trị công ty (thơng
qua chỉ tiêu Tobin’s Q). Các biến tài chính được lấy từ cơ sở dữ liệu của Thomson
Reuters EIKON, trong khi thông tin về dữ liệu PTBV được tập hợp thủ công từ các
trang điện tử của công ty. Nhóm tác giả đo lường thơng tin PTBV dựa trên khn
khổ GRI với thang điểm 0 và 1. Trong đó, thang điểm 0 nếu doanh nghiệp không
phát hành Báo cáo bền vững và thang điểm 1 nếu doanh nghiệp có phát hành Báo
cáo bền vững. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh Báo cáo bền vững mang lại giá trị
tích cực cho doanh nghiệp, cụ thể giúp nâng cao giá trị công ty.
Từ nguồn dữ liệu Thomson Reuters 4 ESG, Bodhanwala và Bodhanwala (2018)

phân tích dữ liệu thơng tin TNXH trong 6 năm của các doanh nghiệp tại Ấn Độ.
Nhóm tác giả đánh giá thông tin TNXH dựa trên tiêu chí tính điểm 0 và 1. Trong đó,
thang điểm 0 nếu cơng ty thuộc nhóm cơng bố thơng TNXH được đánh giá ở mức
thấp, và thang điểm 1 nếu được đánh giá ở mức cao. Các công ty được đánh giả xếp
hạng cao nếu thỏa điều kiện trong 6 năm liên tục điểm xếp hạng có trọng số trên 50.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính bền vững tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp dựa trên số liệu kế toán (ROA, ROE và EPS).
Để thấy được ảnh hưởng riêng biệt từng khía cạnh thơng tin bền vững, Wasara và
Ganda (2019) thực hiện điều tra số liệu 10 công ty khai thác được niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán Johannesburg trong khoảng thời gian 5 năm từ 2010 đến 2014.
Nhóm tác giả đo lường thơng tin môi trường, xã hội bằng kỹ thuật đếm số từ trên Báo
cáo bền vững hoặc Báo cáo tích hợp mà các công ty công bố. Kết quả cho thấy việc
cơng bố thơng tin mơi trường có quan hệ âm và việc cơng bố thơng tin xã hội có quan
hệ dương đến lợi tức đầu tư. Điều này hàm ý rằng việc gia tăng trong báo cáo của


19

công ty về các vấn đề xã hội sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động cao hơn thông qua việc
tăng lợi tức cho nhà đầu tư.
Khác biệt với các nghiên cứu khi tìm hiểu ảnh hưởng của thơng tin TNXH đến hiệu quả
hoạt động đều dựa trên bộ dữ liệu thứ cấp, cũng với bộ chỉ tiêu ROA, ROE, ROS được
sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động, tuy nhiên Saeidi và cộng sự (2015) đã tiến
hành kiểm định với bộ dữ liệu sơ cấp được thực hiện thông qua bảng khảo sát thu thập
từ nhà điều hành của 205 công ty sản xuất và tiêu dùng tại Iran. Người khảo sát sẽ so
sánh bản thân với đối thủ cạnh tranh sau đó chọn tùy chọn điểm thích hợp từ 0 đến 5
trong thang đo Likert. Kết quả cho thấy TNXH có tác động cùng chiều đến hiệu quả
hoạt động của đơn vị do ảnh hưởng của danh tiếng, sự hài lòng của khách hàng và lợi
thế cạnh tranh. Với cách thức thu thập dữ liệu tương tự như vậy, Sardana và cộng sự
(2020) nhận thấy tính bền vững về mơi trường có tác động đến hiệu quả hoạt động đơn

vị, với mẫu quan sát là các công ty tại Ấn Độ.

Đa phần các nghiên cứu đều điều tra với bộ dữ liệu qua nhiều năm, tuy nhiên một số
nghiên cứu sau đây phân tích dữ liệu trong một năm, cụ thể:
-

Với thang điểm 0 và 1 để đánh giá nội dung thông tin PTBV theo GRI, Michelon

(2011) thực hiện điều tra ảnh hưởng thông tin PTBV đến hiệu quả hoạt động của 57
công ty tại thời điểm năm 2003. Tác giả lựa chọn phân tích dữ liệu năm 2003 (năm sau
khi ban hành hướng dẫn GRI 2002) để xác định xem sự ban hành này có thúc đẩy cơng
bố tính bền vững của các cơng ty hay khơng. Kết quả nghiên cứu của tác giả

không ủng hộ giả thuyết về sự ảnh hưởng của cơng bố tính bền vững đến hiệu quả
hoạt động trên cả hai thước đo khả năng sinh lời và thu nhập từ cổ phiếu.
-

Nghiên cứu của Kasbun và cộng sự (2017) phân tích và so sánh dữ liệu tại hai

mốc thời điểm năm 2006 và năm 2013 với mẫu gồm 200 doanh nghiệp niêm yết tại
Bursa Malaysia. Thơng tin PTBV được nhóm tác giả đo lường bằng kỹ thuật đếm số
câu và các chỉ số GRI. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy sự ảnh hưởng
tích cực của thơng tin PTBV đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trên cả hai thang
đo ROA và ROE.


20

-


Nghiên cứu của Johari (2019) nhằm kiểm tra mức độ công bố thông tin PTBV

trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Malaysia. Để
kiểm định mối quan hệ trên, tác giả phân tích dữ liệu của 100 cơng ty cho năm tài
chính 2016. Năm 2016 được tác giả lựa chọn vì đây là năm có sự thay đổi trong
hướng dẫn GRI. Kỹ thuật phân tích nội dung với thang điểm 0 và 1 được tác giả
dùng để đánh giá thông tin PTBV theo các chỉ số của chuẩn mực GRI. Kết quả phân
tích hồi quy cho thấy Báo cáo bền vững có mối quan hệ tích cực đến hiệu quả hoạt
động của cơng ty thơng qua ROA và EPS. Điều này góp phần nâng cao tầm quan
trọng của Báo cáo bền vững đối với người sử dụng, đặc biệt nhà đầu tư.
-

Nghiên cứu của Ali và cộng sự (2019) phân tích số liệu của 29 công ty gồm 17

ngân hàng và 12 công ty sản xuất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn Iraq cho
năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2017. Nhóm tác giả phân tích nội dung thơng
tin PTBV dựa trên 241 bộ chỉ số. Kết quả nghiên cứu thu được không ủng hộ giả
thuyết về sự ảnh hưởng của Báo cáo bền vững đến quyết định kinh tế của nhà đầu
tư. Từ kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả kêu gọi doanh nghiệp cần phải áp dụng
tiêu chuẩn GRI để báo cáo về tính bền vững. Để làm được điều này, tiêu chuẩn GRI
cần phải điều chỉnh cho phù hợp với mơi trường Iraq và cần phải có những sức ép
từ nhà nước để các doanh nghiệp có nghĩa vụ nâng cao công bố thông tin này.
1.2. Tổng quan nghiên cứu thông tin phát triển bền vững tại Việt Nam
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về thực trạng công bố thông tin phát triển bền vững

Cũng như trên Thế Giới, tại thị trường VN, nghiên cứu về mức độ công bố thông tin
PTBV cũng nhận được sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu trong nước:
- Đầu tiên là nghiên cứu của Tạ Quang Bình (2012). Với bộ số liệu thu thập
năm
2009 trên thị trường HNX và HOSE của các cơng ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài

chính, các đơn vị trong mẫu được đánh giá là mức độ báo cáo thơng tin phi tài chính
thấp mặc dù nhà phân tích và nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều nhận thấy sự quan trọng
của thông tin này. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Phạm Đức Hiếu và Đỗ Thị


×