Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DHTHBK4NGUYEN THI MAI LINHKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.1 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI. . Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Dương Quốc Hòa Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: Đại học Tiểu học B-K4. Năm học 2016 – 2017. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Môn: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1 Yêu cầu: Trình bày một ý tưởng mới trong dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học.. Lời mở đầu Trong đợt thực tập vừa rồi, em được xếp vào lớp 1/1 trường Tiểu học Phước Thiền 1. Trong khoảng thời gian thực tập, em được dự giờ các phân môn tập đọc lớp 2, tập đọc lớp 4 của giáo viên trong trường và những bài dạy mẫu của giáo viên hướng dẫn, cùng với các tiết dạy lấy điểm của các bạn giáo sinh cùng thực tập. Qua đó, em đã được học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân mình và một phần nào nắm được các phương pháp dạy học tại trường, cũng như cách tổ chức một bài dạy sinh động, hấp dẫn.. Quá trình đi dự giờ và ở lớp nghe cô hướng dẫn dạy, em nhận thấy mỗi giáo viên đều có một phương pháp dạy học và cách truyền đạt cho riêng mình. Bên cạnh đó, một số em học sinh còn thụ động và chưa tập trung vào bài học. Cụ thể trong tiết dạy học vần môn Tiếng Việt lớp 1, bằng việc quan sát học hỏi các phương pháp dạy học, em còn phát hiện ra các em học sinh chỉ tập trung nghe cô giảng lúc đầu, sau đó đa số bắt đầu mất trật tự, không chú ý hoặc làm việc riêng. Bởi học sinh lớp 1 chỉ vừa chuyển từ hoạt dộng vui chơi sang hoạt động học nên các em dễ nhàm chán, khó tập trung. Chính vì vậy, em đã đưa ra. Ý TƯỞNG TỔ CHỨC MỘT HOẠT ĐỘNG CHO MỘT BÀI DẠY. Quá trình dự giờ tiết 1 bài học vần: en-ên ( bài 47, SGK Tiếng Việt 1, tập 1) ở lớp. Trong tiết 1 bài học vần lớp 1 gồm có các hoạt động:  Kiểm tra bài cũ  Giới thiệu bài.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>  Học vần  Viết vần/ từ  Đọc từ ứng dụng Phần đọc từ ứng dụng, hoạt động của giáo viên: - Giới thiệu các từ ứng dụng: Yêu cầu học sinh quan sát các từ ứng dụng đã được ghi trên bảng sau khi kết thúc hoạt động viết. - Gọi 2 học sinh lên bảng gạch chân tiếng có chứa vần en-ên, nhận xét. - Gọi học sinh đọc lần lượt các tiếng, đọc từ. Giáo viên theo dõi, sửa phát âm sai. - Giáo viên giải thích nghĩa từng từ sau khi học sinh đọc mà không có hình ảnh. - Dùng thước chỉ các từ cho học sinh đọc (theo thứ tự và không theo thứ tự). - Giáo viên đọc mẫu. - Học sinh đọc lại các từ ứng dụng. Đối với em, trong tiết dạy cô chuẩn bị rất chu đáo, cẩn thận. Nhưng nếu là em thì trong hoạt động này em có một ý tưởng như sau: * Nội dung ý tưởng: Ý tưởng mới trong hoạt động đọc từ ứng dụng ở phân môn học vần lớp 1. * Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, giúp các em tiếp thu bài tốt hơn. - Phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và tạo sự gắn kết giữa các em qua làm việc nhóm. * Chuẩn bị: - 4 chú vịt bằng giấy bìa cứng, mỗi chú vịt mang một từ ứng dụng: áo len, khen ngợi, mũi tên, nền nhà. - Nam châm lá dán đằng sau mỗi chú vịt. - 16 lá phiếu có chứa các từ ứng dụng để chia cho 4 nhóm. * Cách thực hiện: - Giới thiệu bài:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>  Trước khi bắt đầu hoạt động đọc từ ứng dụng, em sẽ cho lớp khởi động bằng bài hát: Một con vịt.  Kết thúc bài hát, em sẽ dẫn dắt, giới thiệu cho học sinh đi vào hoạt động đọc từ ứng dụng: “Những chú vịt trong bài hát sẽ mang đến các từ mới mà hôm nay chúng ta sẽ được học”.  Dán các từ ứng dụng lên bảng. - Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 4 lá phiếu, mỗi phiếu mang một từ: áo len, khen ngợi, mũi tên, nền nhà. Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm và tìm ra những tiếng có chứa vần en-ên.  2 học sinh đại diện 2 nhóm lần lượt lên bảng gạch chân tiếng có vần en, vần ên.  2 nhóm còn lại sẽ nhận xét. - Gọi học sinh đọc lần lượt các tiếng, sau đó em sẽ hỏi:  Bạn nào giỏi đọc được cho cô từ thứ nhất?  Bạn nào giỏi đọc được cho cô từ thứ hai?  Bạn nào giỏi đọc được cho cô từ thứ ba?  Bạn nào giỏi đọc được cho cô từ thứ tư? Sau mỗi từ học sinh đọc, em sẽ nhận xét, sửa sai cho học sinh và giải thích nghĩa của mỗi từ, liên hệ thực tế để giáo dục học sinh, mỗi từ kèm ảnh minh họa nếu có. Ví dụ: Từ: áo len, mũi tên, nền nhà e sẽ đưa hình ảnh minh họa cho học sinh quan sát và giải thích nghĩa của từ. Từ: khen ngợi không có hình ảnh minh họa, em sẽ giải thích nghĩa của từ và liên hệ thực tế: Trong cuộc sống, nếu các con làm những việc tốt, có ích như giúp đỡ mọi người xung quanh thì các con sẽ được mọi người khen ngợi. - Thay vì chỉ các từ cho học sinh đọc (theo thứ tự và không theo thứ tự), em sẽ đổi vị trí các chú vịt trên bảng và yêu cầu sinh đọc các từ (theo thứ tự và không theo thứ tự), để tránh tình trạng học sinh ghi nhớ một cách máy móc, học vẹt. - Đọc mẫu. - Gọi học sinh đọc lại các từ ứng dụng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>  Ý tưởng trên được em đúc kết lại sau 4 tuần thực tập, em hi vọng ý tưởng đó khả thi và có thể thực hiện được..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×