Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Giao an Dang 46 Tuan 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.17 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 20 Thứ hai ngày 16 tháng 01 năm 2017 TẬP ĐỌC Tiết: 39 BỐN ANH TÀI(TT) SGK/13 - Thời gian dự kiến: 35 phút. A. Mục tiêu - Biết đọc trôi chảy ,rành mạch với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện. - Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK). *-Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân -Hợp tác -Đảm nhận trách nhiệm B. Phương tiện dạy học: + Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm. + Hs:sgk C. Tiến trình dạy học: 1 KTBC (Chuyện cổ tích về loài người) - Học sinh đọc bài, TLCH: + Bố và thầy giáo giúp trẻ những điều gì? - Giáo viên nhận xét, đánh giá bài kiểm tra của học sinh. 2 Bài mới: GTB (Bốn anh tài-TT). a Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. *Học sinh đọc trôi chảy toàn bài, giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ mới. - Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 2 đoạn: + Đoạn 1: Sáu dòng đầu. + Đoạn 2: Còn lại. - Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt. - Lần 1: Hs đọc-rút từ khó-luyện đọc từ khó: vắng teo, đấm một cái, quật túi bụi, khoét máng… - Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa. - Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét. -Hs đọc theo cặp. - Gọi 1 Hs đọc toàn bài. - Giáo viên đọc lại toàn bài. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài * Học sinh hiểu bài, đúng nội dung bài và trả lời được các câu hỏi. - Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi: + Câu 1: (Chỉ còn một bà cụ còn sống sót, bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho ngủ) + Câu 2: (Học sinh dựa vào sách, thuật lại bằng lời) + Câu 3: (Có sức khoẻ tài năng phi thường, có tinh thần đoàn kết, đồng tâm, hiệp lực…) + Câu 4: (Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, đoàn kết hiệp lực cứu dân của bốn anh em Cẩu Khây). -Cẩu Khây biết hợp tác với bạn để tiêu diệt yêu tinh --Mỗi người đều tự giác với trách nhiệm của mỗi người.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> *Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây - Gv nhận xét và yêu cầu học sinh nhắc lại. c. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. *Học sinh đọc to, rõ ràng, diễn cảm, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm - Giáo viên gọi 2 Hs đọc nối tiếp toàn bài. - Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Cẩu Khây…tối sầm lại” - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên. - Thi đọc diễn cảm trước lớp - Giáo viên và học sinh cùng nhận xét. 3 Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. … - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………. TOÁN Tiết 96 PHÂN SỐ SGK/106 - Thời gian dự kiến: 35 phút A.Mục tiêu Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số. -Bài 1, bài 2 B. Phương tiện dạy học: + Gv:SGK ,bảng phụ . + Hs: Bộ đồ dùng toán.,vở toán trường C.Tiến trình dạy học: 1 .KTBC (Luyện tập) - Học sinh giải bài tập 4: + Diện tích mảnh đất là: 40 x 25 = 1000 (dm2) - Giáo viên nhận xét 2. Bài mới: GTB (Phân số) a. Hoạt động 1: Giới thiệu phân số * Hs nhận biết về phân số - Học sinh quan sát hình tròn Sgk/ 106. - Giáo viên giới thiệu cho họcsinh. + Hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. + 5 phần tô màu 1 phần không tô màu. + Ta nói: Đã tô màu năm phần sáu hình tròn (Viết: 5/6; đọc: Năm phần sáu) + Số 5 viết trên dấu gạch ngang gọi là tử số; số 6 viết dưới dấu gạch ngang gọi là mẫu số (6 là số tự nhiên khác 0) - Giáo viên chốt lại ý: 1/2, 3/4, 4/7…gọi là phân số b. Hoạt động 2: Thực hành * Học sinh bước đầu nhận biết về phân số Bài 1: Viết phân số chỉ số phần đã tô màu:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -Cả lớp làm bài tập, 1 em nêu kết quả: Bài 2: Biết viết phân số có tử số, mẫu số -Cả lớp làm bài tập: Viết vào ô trống (theo mẫu) - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu kết quả: 3. Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. - Về nhà làm bài tập 3, 4/ 107 và xem trước bài mới. D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. CHÍNH TẢ(Nghe - viết) Tiết: 20 CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP SGK /14-Thời gian dự kiến: 35 phút A. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/ B. Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ. + Hs: Sgk , vở C. Tiến trình dạy học: 1.KTBC (Kim tự tháp Ai Cập) - Học sinh viết từ khó: sắp xếp, thân thiết. - Giáo viên nhận xét 2. Bài mới: GTB (Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp). a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe- viết. *: Học sinh nghe và viết đúng chính tả bài: “Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp”. - Giáo viên đọc bài viết. - Cho học sinh đọc lại bài và yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi gợi ý. - Yêu cầu học sinh nêu ra những từ khó: nẹp sắt, rất xóc, cao su, lốp, săm… - Giáo viên phân tích từ khó, yêu cầu học sinh đọc các từ khó - Cho học sinh viết vào bảng con. - Đọc bài, học sinh viết vào vở. - Đọc lại bài và yêu cầu học sinh rà soát, sửa lỗi. - Giáo viên cùng học sinh sửa lỗi và nhận xét. - Giáo viên thu vở một số học sinh nhận xét. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. *Học sinh nắm được những tiếng có âm đầu Ch/ Tr và làm đúng bài tập. Bài 2a: Điền vào chỗ trống - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Cả lớp làm bài tập. - Gọi một em học sinh lên bảng điền kết quả: + Chuyền trong vòm lá. + Chim có gì vui. + Mà nghe ríu rít. + Như trẻ reo cười. 3 Củng cố-dặn dò - Giáo viên gọi học sinh nêu lên các từ thường viết sai và viết lại..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.- xem trước bài mới. D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………… ………… ĐẠO ĐỨC Tiết: 20 KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (TIẾT 2) Sgk / 30-Thời gian dự kiến: 35 phút A.Mục tiêu: - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. *Thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động B. Phương tiện dạy học: - Gv: Bảng phụ, bút dạ. - Hs: Sgk ,thẻ từ C. Tiến trình dạy học: 1.KTBC (Kính trọng, biết ơn người lao động-Tiết 1). - Giáo viên gọi một số học sinh nêu nội dung bài học. - Giáo viên nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: GTB (Kính trọng, biết ơn người lao động-Tiết 2) a Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi (Bài tập 3 Sgk) *. Mục tiêu: Học sinh hiểu, phân biệt được một số hành động. - Một học sinh đọc yêu cầu bài tập. -Học sinh làm việc theo nhóm, phân biệt các hành động. - Đại diện nhóm trình bày: + Các việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động: a, c, d, đ, e, g. + Các việc làm thiếu kính trọng người lao động: b, h. - Gv cùng cả lớp nhận xét, Gv chốt lại ý. +gd hs nên kính trọng lễ phép với người lao động vì người lao động luôn đem lại lợi ích cho xã hội . b. Hoạt động 2: Đóng vai (Bài tập 4 Sgk) *. Mục tiêu: Hs phân công và đóng vai các tình huống. - Học sinh thảo luận nhóm, trao đổi nội dung và phân công. -Đại diện các nhóm đóng vai. - Cả lớp nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương Hs. - Giáo viên chốt lại nội dung mỗi tình huống. 3 Củng cố-dặn dò - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài học, nêu câu ca dao, tục ngữ…về người lao động. - Về nhà học bài và xem bài mới.- Giáo viên nhận xét tiết học D. Phần bổ sung:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………… Thứ ba ngày 17 tháng 01 năm 2017 THỂ DỤC Tiết 39 ĐI CHUYỂN HƯỚNG TRÁI PHẢI-TRÒ CHƠI “THĂNG BẰNG” Sgv /104-Thời gian dự kiến: 35 phút A.Mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng đi chuyển hướng phải, trái. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Thăng bằng”. B. Địa điểm – phương tiện: -Địa điểm :Sân trường C.Tiến trình dạy học: NỘI DUNG 1 Phần mở đầu - Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học. - Học sinh khởi động, xoay các khớp. - Ôn bài thể dục (1 lần) -Giáo viên chia lớp thành 4 tổ, các tổ tập, tổ trưởng điều khiển. - Trò chơi “Có chúng em”. 2Phần cơ bản a.Hoạt động1: Đi chuyển hướng trái phải. *. Mục tiêu: Học sinh tập đúng bài tập RLTT và KNVĐCB. - Giáo viên cho học sinh ôn đi chuyển hướng trái phải. + Lần 1: Giáo viên hướng dẫn, yêu cầu học sinh cả lớp tập. + Lần 2: Lớp trưởng hô nhịp, yêu cầu học sinh cả lớp tập. Gv theo dõi sửa sai cho học sinh. .+ Giáo viên các tổ trình diễn. + Giáo viên nhận xét, đánh giá và tuyên dương Hs. b.Hoạt động 2: Trò chơi vận động. *. Mục tiêu: Học sinh nắm được tên và chơi được trò chơi “Thăng bằng”. -Giáo viên nêu tên trò chơi, luật chơi; - Giáo viên gọi vài học sinh lên chơi thử. -Giáo viên điều khiển học sinh chơi và theo dõi, nhận xét, tuyên dương - Giáo viên cho học sinh tập chơi 3. Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. - Học sinh thả lỏng, hít thở sâu. - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……… LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 39 LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> SGK /16-Thời gian dự kiến: 35 phút A. Mục tiêu: - Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn (BT1), xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT2). - Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì? (BT3). B. Phương tiện dạy học: - Gv: Bảng phụ, bút dạ. - Hs: Sgk, vở bài tập . C. Tiến trình dạy học: 1 .KTBC (Mở rộng vốn từ: Tài năng). - Gv yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: + Nêu các câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người. - Gv nhận xét và đánh giá câu trả lời 2. Bài mới: GTB (Ôn tập về câu kể ai làm gì?) a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. * Học sinh nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn. Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Học sinh đọc thầm đoạn văn, tìm câu kể Ai làm gì? - Học sinh làm bài tập, gọi 1 em nêu kết quả: + Câu kể Ai làm gì là: Câu 3, 4, 5, 7. - Cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài 2: xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh làm bài theo nhóm, trình bày vào giấy khổ lớn: + Câu 3: Tàu chúng tôi // buông neo trong vùng biển Trường Sa. + Câu 4: Một số chiến sĩ // thả câu. + Câu 5: Một số khác // quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo. + Câu 7: Cá heo // gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui. - Cả lớp nhận xét. Bài 3: Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì? Viết 1 đoạn văn ngắn kể về công việc trực nhật (Có sử dụng câu kể Ai làm gì?) - Giáo viên treo tranh minh hoạ, HDHS viết đoạn văn. - Gọi một số học sinh trình bày đoạn văn, cả lớp nhận xét - Giáo viên chốt ý, nhận xét 3. Củng cố - dặn dò - Giáo viên gọi Hs đọc lại phần ghi nhớ câu kể.. - Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học. - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà ôn lại bài học và xem trước bài mới. D. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………… …… TOÁN Tiết: 97 PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN SGK /108-Thời gian dự kiến: 35 phút.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> A. Mục tiêu: Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số; tử số là số bị chia, mẫu số là số chia. Bài 1, bài 2 (2 ý đầu), bài 3 B. Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ, bút dạ. + Hs: Sgk , vở toán C. Tiến trình dạy học: 1. KTBC (Phân số). - Giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm bài tập: + Viết các phân số: Hai phần năm; Bốn phần chín; Chín phần mười. -Giáo viên nhận xét 2. Bài mới: GTB (Phân số và phép chia số tự nhiên). a. Hoạt động 1: Phân số và phép chia số tự nhiên. * Học sinh biết được thương của phép chia có thể viết dưới dạng phân số. - VD: 8 : 4 = 2 (quả cam) + Vậy kết quả của phép chia là một số tự nhiên (2). - VD: Phép chia: 3 : 4 không thực hiện được, có thể viết dưới dạng phân số: 3/4. Tức là: 3 cái bánh chia cho 4 em, mỗi em được 3/4 cái bánh. - Kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 là 1 phân số. b. Hoạt động 2: Thực hành * Học sinh viết thương dưới dạng 1 phân số . :Bài 1: Viết thương dưới dạng phân số (theo mẫu) - Cả lớp làm bài tập, gọi 3 em lên bảng viết lại kết quả. - Giáo viên nhận xét. Bài 2(2 ý đầu),: Học sinh biết tử số là số bị chia, mẫu số là số chia. Viết phân số dưới dạng thương rồi tính: - Học sinh đọc yêu cầu đề bài, làm bài: - Giáo viên gọi 3 em lên bảng làm bài tập. - Cả lớp nhận xét, sửa sai. - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh Bài 3 :Học sinh biết mỗi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có mẫu số bằng 1 -Học sinh đọc yêu cầu đề bài. -Giáo viên gọi 4 em lên bảng làm bài tập - Cả lớp nhận xét, sửa sai. -Giáo viên nhận xét -Giáo viên nhận xét. 3 Củng cố - Dặn dò - Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học. - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập 2(2 ý sau) /108. D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………… KỂ CHUYỆN Tiết 20 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Sgk / 16-Thời gian dự kiến: 35phút.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> A. Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể. B. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Tranh minh hoạ Sgk. - Học sinh: Sgk C. Tiến trình dạy học: 1. KTBC (Bác đánh cá và gã hung thần) - Gọi Hs kể lại câu chuyện. - Gv nhận xét 2. Bài mới: GTB (Kể chuyện đã nghe, đã đọc). a. Hoạt động 1: Học sinh hiểu yêu cầu của đề bài *. Mục tiêu: Học sinh xác định yêu cầu của đề bài. - Gọi 1 em học sinh đọc yêu cầu của đề bài, đọc các gợi ý. - Gv cho học sinh chọn đúng câu chuyện đã đọc (đã nghe) về một người có tài năng ở các lĩnh vực khác nhau. - Cho học sinh tìm thêm một số truyện ngoài sách nhưng đúng với yêu cầu của đề bài. - Học sinh nối tiếp nhau nêu một số truyện để chuẩn bị kể. - Giáo viên chốt lại, giúp Hs hiểu yêu cầu của đề bài. b. Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. *. Mục tiêu: Học sinh dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài. - Gv đưa bảng phụ chuẩn bị dàn ý. - Gọi 1 em Hs đọc lại. + Học sinh kể theo nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. + Thi kể chuyện trước lớp. - Gv nhận xét và chốt ý. Cả lớp bình chọn giọng kể hay, tuyên dương. - Nêu ý nghĩa câu chuyện. 3 Củng cố - dặn dò - Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết dạy. - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tập kể chuyện. D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………… ………… KĨ THUẬT Tiết 20 VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU , HOA SGK/92 - Thời gian dự kiến: 35 phút A.Mục tiêu: - Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. - Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản. *Thi cắm hoa B. Phương tiện dạy học: + Giáo viên: SGK. Phiếu học tập + Học sinh: .Sgk C. Tiến trình dạy học: 1. KTBC ( Lợi ích của việc trồng rau,hoa)..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: GTB (Vật liệu dụng cụ trồng rau ,hoa ) a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu sử dụng khi gieo trồng rau , hoa *. Mục tiêu: Giúp HS biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. - Học sinh hoạt động cá nhân - Gv yêu cầu học sinh nêu tên ,tác dụng của những vật liệu cần thiết sử dụng khi trồng rau ,hoa - Hs trả lời câu hỏi SGK - Gv kết luận : Sgk. b. Hoạt động 2: GV HD HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu sử dụng khi gieo trồng rau , hoa *. Mục tiêu: HS Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản. - Học sinh thảo luận nhóm để tìm hiểu công dụng : cuốc xẻng - Gv nêu câu hỏi - Gv kết luận *THHĐNGLL:Thi cắm hoa -GV tổ chức từng nhóm thi cắm hoa,hs thi sản phẩm tự chọn -GV nhận xét,tuyên dương 3. Củng cố - dặn dò - Giáo viên nhận xét - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài .Chuẩn bị bài sau D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………………… ……… Thứ tư ngày 18 tháng 01 năm 2017 MĨ THUẬT Tiết bài: 20 VẼ TRANH ĐỀ TÀI: NGÀY HỘI QUÊ EM SgK/ 45 - Thời gian dự kiến: 35 phút A.Mục tiêu: -Hiểu đề tài về các ngày hội truyền thống của quê hương. - Biết cách vẽ tranh về đề tài ngày hội. - Vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích. -HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. *Tuyên truyền giới thiệu truyền thống văn hóa B. Phương tiện dạy học: + Gv: Tranh mẫu + Hs: Bút chì, màu… C. Các hoạt động dạy học: 1. Họat động 1:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Giáo viên nhận xét. 2. Hoạt động 2: Bài mới: GTB:Vẽ tranh đề tài: Ngày hội quê em 3. Hoạt động 3 Làm việc cả lớp..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Giáo viên giới thiệu một số tranh, cho học sinh quan sát mẫu, TLCH: + Trong ngày hội có những hoạt động gì? + Mỗi địa phương có những trò chơi gì mang bản sắc riêng? + Màu sắc, hình ảnh như thế nào? Gv chốt lại ý: ngày hội có nhiều hoạt động rất tưng bừng, người tham gia lễ hội đông vui, nhộn nhịp, màu sắc sặc sỡ… *THHĐNGLL:Tuyên truyền giới thiệu truyền thống văn hóa -Giới thiệu Lễ hội rước đèn trung thu ở Phan Thiết +GV sưu tầm tư liệu về Lễ hội rước đèn trung thu ở Phan Thiết 4. Hoạt động 4 Làm việc cả lớp -Gv hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh: + Có thể chỉ vẽ một hoạt động của lễ hội: thi nấu ăn, kéo co, đấu vật, chọi trâu… + Hình ảnh chính phải thể hiện rõ nội dung, hình ảnh phụ phù hợp. + Vẽ phát hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. + Vẽ màu theo ý thích. 5. Hoạt động 5 : Thực hành -Hs vẽ vào vở. -Gv quan sát giúp đỡ. -Hs trình bày sản phẩm. -Gv và Hs cùng nhận xét. *GDBVMT:hs trồng nhiều cây xanh,bảo vệ m.trường trong sạch 6. Hoạt động 6 : củng cố - dặn dò -Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. Về nhà học bài .Chuẩn bị bài sau D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …… TẬP ĐỌC Tiết bài: 40 TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN SGK/ 17-Thời gian dự kiến: 35 phút A. Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi. - Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK). B.Phương tiện dạy học: + Gv: Đoạn văn đọc diễn cảm. + Hs: Sgk. C. Các hoạt động dạy học: 1 .Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Bốn anh tài-TT - 3 học sinh đọc bài, trả lời câu hỏi: 1 ,2 / sgk + Nêu ý nghĩa của bài. - Giáo viên nhận xét, đánh giá . 2. Hoạt động 2: Bài mới: GTB:Trống đồng Đông Sơn 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc bài. - Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt. - Lần 1: -luyện đọc từ khó: săn bắn, sâu sắc… - Lần 2 : giải nghĩa một số từ sách giáo khoa. -Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Hs đọc theo cặp. - Gọi 1 Hs đọc toàn bài. - Giáo viên đọc lại toàn bài. 4.Hoạt động 4: Tìm hiểu bài. Câu 1: (Về hình dáng, kích cỡ, lẫn phong cách trang trí sắp xếp hoa văn). Câu 2: (Lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống). Câu 3: (Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn và hình ảnh khác). Câu 4: (Vì đa dạng, hoa văn trang trí đẹp là một cổ vật quý giá...văn hoá bền vững). - Đại ý : : Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam 5. Hoạt động 5: Học sinh đọc diễn cảm. - Giáo viên gọi 2 học sinh đọc nối tiếp nhau toàn bài. - Giáo viên cho học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 2 - Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp. Giáo viên nhận xét, đánh giá và tuyên dương. 6. Hoạt động 6: Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.Về đọc bài. Chuẩn bị bài sau D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….. TOÁN PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN-TT Sgk /109-Thời gian dự kiến: 35 phút. Tiết bài: 98. A. Mục tiêu: - Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số. - Bước đầu biết so sánh phân số với 1. -Bài 1, bài 3. B. Phương tiện dạy học: + Gv: Bộ đồ dùng toán. + Hs: Bộ đồ dùng toán C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1:Phân số và phép chia số tư nhiên - 2c học sinh lên bảng làm bài tập: + Viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số: 3 : 7 ; 7 : 29 , 3 : 5 , 44 : 57 . - Giáo viên nhận xét . 2. Hoạt động 2: GTB: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN-TT 3. Hoạt động 3: Bài mới: Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số. .Giáo viên hướng dẫn học sinh cánh so sánh. 5 4 3 + So sánh các phân số: , , với 1. 4 4 4 5 5 - Phân số có tử số lớn hơn mẫu số, phân số > 1. 4 4.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Phân số 4/4 có tử số bằng mẫu số, phân số - Phân số ¾ có tử số bé hơn mẫu số, phân số. 4 4. = 1. 3 < 1. 4. * Giáo viên chốt lại ý: sgk / . 4. Hoạt động 4: Thực hành Bài 1: Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét. Bài 3: Bước đầu biết so sánh phân số với 1. -Hs đọc yêu cầu . -Hs làm vở- 1 Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét. 5. Hoạt động 5: Củng cố-dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. Chuẩn bị bài sau D.Phầnbổ sung: …………………………………………………………………………………… KHOA HỌC KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM SGK / 78-Thời gian dự kiến: 35 phút. Tiết bài: 39. A. Mục tiêu: -Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,…. - Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí . - Kĩ năng xác định giá trị bản thân qua các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí B. Phương tiện dạy học: - Gv: Bảng phụ, bút dạ. - Hs: Sgk C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão - 2 học sinh trả lời các câu hỏi: + Nêu những tác hại do bão gây ra? + Cách phòng chống bão? - Giáo viên nhận xét và cho điểm. 2. Hoạt động 2: Bài mới: không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, bụi, vi khuẩn quá tỷ lệ cho phép, có hại cho sức khoẻ con người.gọi là không khí như thế nào ? - GTB: Không khí bị ô nhiễm 3. Hoạt động 3 Thảo luận nhóm đôi a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được không khí bị ô nhiễm và không khí sạch. b. Cách tiến hành: - Hs thảo luận nhóm, quan sát tranh chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong lành? Hình nào thể hiện bầu không khí bị nhiễm bẩn? - Đại diện các nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét. - Như thế nào là không khí trong lành ? Không khí bị ô nhiễm thường chứa các thành phần nào ?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Liên hệ - GD : Không khí trong lành là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với tỷ lệ thấp. Không khí bẩn là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, bụi, vi khuẩn quá tỷ lệ cho phép, có hại cho sức khoẻ con người. 4 . Hoạt động 4 Thảo luận nhóm 4 a. Mục tiêu: Học sinh biết được nguyên nhân gây bẩn không khí. b. Cách tiến hành: - Làm việc theo nhóm 4, liên hệ thực tế TLCH: + Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm nói chung và nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm ở địa phương em nói riêng - Đại diện các nhóm báo cáo. -Cả lớp nhân xét. -Gv chốt ý: + Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người… + Do khí độc: Sự lên men thối của xác sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ… * Em ,gia đình và địa phương đã làm gì để bảo vệ môi trường không khí ? -Giáo dục học sinh phải biết bảo vệ môi trường không khí: trồng nhiều cây xanh, xả rác bừa bải, đổ chất thải ra sông, suối,…. 5 . Hoạt động 5 : củng cố - dặn dò - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. Về nhà học bài .Chuẩn bị bài sau D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………………… ………… LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG CHI LĂNG Sgk/ 44 - Thời gian dự kiến: 35 phút. Tiết bài: 20. A. Mục tiêu: Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng): + Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn. + Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy. + Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước. - Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập: Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê. - Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần,...). HS khá, giỏi: Nắm được lí do vì sao quân ta lựa chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng: Ải là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm; giả vờ thua để nhử địch vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công. B. Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ, bút dạ..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Hs: Sgk. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Nước ta cuối thời Trần - Gv gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi: + Tình hình nước ta vào cuối thời Trần? + Nhà Hồ lên làm vua vào năm nào? -Giáo viên nhận xét học sinh. 2. Hoạt động 2: Bài mới: GTB: Chiến thắng Chi Lăng 3. Hoạt động 3 Thảo luận nhóm 4 a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng. b. Cách tiến hành: - Hs thảo luận nhóm, ghi kết quả vào bảng phụ: + Cuối năm 1406, tình hình nước ta ra sao? Nhà Hồ đã làm gì? + Dưới ách đô hộ của nhà Minh, có nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra nhưng tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa nào? Do ai lãnh đạo? - Đại diện các nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét. Gv nhận xét, chốt lại ý: phần 1 Sgk/ 44 4. Hoạt động 4 Thảo luận nhóm. a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. b. Cách tiến hành: - Gv đặt câu hỏi, các nhóm thảo luận và TLCH: + Kị binh của nhà Minh đã phản ứng ra sao? + Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao? - Đại diện các nhóm báo cáo. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. => Gv chốt lại ý. 5. Hoạt động 5 Làm việc cá nhân a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng. b. Cách tiến hành: - Gv đặt câu hỏi, Hs trả lời: + Trong trận Chi Lăng, quân ta thể hiện sự thông minh như thế nào? Thái độ của quân Minh ra sao? -Cả lớp nhận xét, bổ sung. * Gv chốt lại ý Sgk/ 45. 6 Hoạt động 6 : Củng cố - Dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. Về nhà học bài .Chuẩn bị bài sau D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………………… ................... Thứ năm ngày 19 tháng 01 năm 2017 THỂ DỤC Tiết bài: 40 ĐI CHUYỂN HƯỚNG TRÁI PHẢI-TRÒ CHƠI “LĂN BÓNG BẰNG TAY ” Sgv /96-Thời gian dự kiến: 35 phút A.Mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng đi chuyển hướng phải, trái. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> B. Địa điểm – phương tiện: -Trên sân trường: Kẻ sẵn các vạch. - Còi, dụng cụ trò chơi “Lăn bóng” C Các hoạt động dạy học: NỘI DUNG 1 Phần mở đầu Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học; Học sinh khởi đổng, xoay các khớp. 2. Phần cơ bản. 2.1.Hoạt động 1 : Đội hình đội ngũ. - Giáo viên cho học sinh ôn đi chuyển hướng trái, phải. + Lần 1: Giáo viên hướng dẫn, yêu cầu học sinh cả lớp tập. + Lần 2: Lớp trưởng điều khiển, yêu cầu học sinh cả lớp tập. Gv theo dõi sửa sai cho học sinh. - Chia lớp thành 4 tổ tập. -Các tổ trình diễn. Giáo viên nhận xét, đánh giá và tuyên dương Hs. 2.2 Hoạt động 2: Trò chơi: “Lăn bóng”. Giáo viên nêu tên trò chơi, luật chơi; Giáo viên điều khiển học sinh chơi chính thức: Thay đổi liên tục đội chơi. Thi đua giữa các tổ. Gv theo dõi, nhận xét, tuyên dương. 3. Phần kết thúc: Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. Học sinh thả lỏng, hít thở sâu. Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……… TẬP LÀM VĂN Tiết bài: 39 MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (KIỂM TRA VIẾT) SGK/ 18-Thời gian dự kiến: 35 phút A.Mục tiêu: -Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý. B. Phương tiện dạy học: + Gv: Đề kiểm tra + Hs: Vở, Sgk. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ:Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật). - Gv gọi 2 Hs đọc phần kết bài ở tiết trước. - Giáo viên nhận xét. 2. Hoạt động 2: Bài mới: GTB: Miêu tả đồ vật: Kiểm tra viết 3. Hoạt động 3: Học sinh hiểu đề bài..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Hai học sinh đọc 4 đề bài: + Tả chiếc cặp sách của em. + Tả cái thước kẻ của em. + Tả cây bút chì của em. + Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em. - Học sinh lựa chọn 1 trong 4 đề bài trên. Giáo viên chốt lại 1 đề mà Hs đã chọn. 4. Hoạt động 4: Thực hành - Gv nhắc nhở học sinh trước khi làm bài. - Cả lớp làm bài, nộp bài. -Gv nhận xét quá trình làm bài của Hs. 5. Hoạt động 5 : củng cố - dặn dò -Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. Về nhà làm bài .Chuẩn bị bài sau D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… TOÁN Tiết bài: 99 LUYỆN TẬP SGK/ 110-Thời gian dự kiến: 35 phút A. Mục tiêu: - Biết đọc, viết phân số. - Biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số. -Bài tập: 1,2,3. B. Phương tiện dạy học: + Gv: Bộ đồ dùng dạy toán. + Hs: Bộ đồ dùng học toán. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Phân số và phép chia số tự nhiên-TT - Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng: 3 7 5 19 + So sánh các phân số: …1; …1; 1… ; 1… 4 5 5 17 - Giáo viên nhận xét và cho điểm. 2. Hoạt động 2: GTB: Luyện tập 3. Hoạt động 3: Bài mới: - Biết đọc, viết phân số. - Biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số. Bài 1,2/110 Biết đọc, viết phân số. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 2 Hs làm bảng phụ -Hs trình bày- Gv nhận xét. Bài 3/110 Hs viết được phân số có mẫu số bằng 1. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 1 Hs làm bảng phụ -Hs trình bày- Gv nhận xét. 4. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. -Bài tập về nhà làm bài tập 5 / 110.Chuẩn bị bài sau.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………… LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHOẺ Sgk /18 - Thời gian dự kiến: 35 phút. Tiết bài: 40. A. Mục tiêu: -Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khoẻ của con người và tên một số môn thể thao (BT1, BT2); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ (BT3, BT4). B. Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ, bút dạ. + Hs: VBT. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ: Luyện tập về câu kể Ai làm gì? - 2 Hs trả lời câu hỏi: Đặt câu kể Ai làm gì? Xác định chủ ngữ và vị ngữ. -Giáo viên nhận xét các câu của học sinh . 2. Hoạt động 2: Bài mới: GTB: Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ 3. Hoạt động 3 Thực hành làm bài tập Bài 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài. - Học sinh thảo luận nhóm, làm bài tập vào bảng phụ. - Đại diện các nhóm báo cáo - Cả lớp nhận xét. Bài 2: - Gọi một em học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Giáo viên gợi ý cho cả lớp làm bài tập. - Gọi 2 em lên bảng làm bài tập, cả lớp nhận xét. Bài 3: - Gọi 1 em học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh trao đổi nhóm, tìm một số từ để điền vào chỗ trống. - Đại diện các nhóm báo cáo - Cả lớp nhận xét. Bài 4: -Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Gv, gợi ý một số câu tục ngữ liên quan đến sức khoẻ con người, hướng dẫn Hs làm bài tập. - Gv HDHS sửa bài tập. 4. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. Về nhà học bài .Chuẩn bị bài sau D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………… ĐỊA LÍ Tiết bàì: 19 ĐỒNG BẰNG NAM BỘ Sgk/ 116 - Thời gian dự kiến: 35 phút. A.Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ: + Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Công và sông Đồng Nai bồi đắp. + Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn phải cải tạo. - Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. - Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu. Học sinh khá, giỏi: - Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long: do nước sông đổ ra biển qua 9 cửa sông. - Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ, người dân không đắp đê ven sông: để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng. . B. Phương tiện dạy học: - Gv: Bản đồ - Hs: Sgk. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt dộng 1: Bài mới: GTB (Đồng bằng Nam Bộ) 2. Hoạt dộng 2: Làm việc theo nhóm 4 a. Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ: b. Cách tiến hành: - Hs thảo luận nhóm 4 và trả lời: + Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của sông nào bồi đắp nên? + Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm nào tiêu biểu? -Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét -Gv chốt ý: Sgk/ 116 3. Hoạt dộng 3 : Làm việc cá nhân a. Mục tiêu: Hs nắm được mạng lưới sông ngòi ở đồng bằng Nam Bộ b. Cách tiến hành: - Hs dựa vào thông tin trong bài, TLCH: + Hệ thống sông ngòi ở đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì? + Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì? + Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người ta không đắp đê? -Hs trả lời-Cả lớp nhận xét, bổ sung -Giáo viên chốt ý: Sgk/116 -Gd học sinh biết bảo vệ môi trường: không nên chặt phá rừng , đánh bắt cá bằng chất nổ,… . 4. Hoạt động 4 : Củng cố-dặn dò -Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học .Về nhà học bài .Chuẩn bị bài sau D.Phầnbổsung: …………………………………………………………………………… ................................................................................................................................................ .....

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Thứ sáu ngày 20 tháng 01 năm 2017 ÂM NHẠC Tiết bài: 20 ÔN TẬP BÀI HÁT “CHÚC MỪNG”-TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 5 Sgk /29 - Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. -Biết đọc bài TĐN số 5. *HS nghe bài hát của nước Nga II. Phương tiện dạy học: + Gv: Động tác phụ hoạ. + Hs: Song loan, thanh phách. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Bài mới: GTB: Ôn tập bài hát “Chúc mừng”- Tập đọc nhạcTĐN số 5 2. Hoạt động 2: Ôn lại bài hát “Chúc mừng”. - Giáo viên cho học sinh ôn lại bài hát. + Cả lớp hát lại bài hát “Chúc mừng”. + Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ). + Từng tổ ôn lại.+ Tổ này trình bày, các tổ kia nhận xét. - Học sinh hát, kết hợp phụ hoạ. - Gv kiểm tra, đánh giá.- Gv nhận xét, sửa sai cho Hs. 3. Hoạt động 3: Bài tập đọc nhạc TĐN số 5.. - Gọi 1 Hs đọc từ nốt thấp đến nốt cao (Đô, rê, mi, son, la) + Trong bài có những hình nốt nào? (nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng). + Hs tập gõ thanh phách, tiết tấu. + Hs tập đọc thang đi lên liền bậc, cách bậc. - Cả lớp đọc nhạc và ghép lời ca. - Gv và học sinh nhận xét, tuyên dương. *THHĐNGLL:HĐ ngoại khóa (10 phút) +GV cho hs nghe 1 số bài hát của nước Nga - Volga xinh đẹp.Đôi bờ 4.Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò: Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. Về nhà tập hát bài .Chuẩn bị bài sau D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………… TẬP LÀM VĂN Tiết bài: 40 LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG SGK /19 - Thời gian dự kiến: 35 phút A.Mục tiêu: - Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn miêu tả (BT1)..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống (BT2). - Thu thập , xử lí thông tin . – Thể hiện sự tự tin . – Lắng nghe tích cực , cảm nhận , chia sẻ , bình luận . B. Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ. + Hs: Sgk. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1 : em ở địa phương nào ? địa phương em có những nét đổi mới nào ? GTB: Luyện tập giới thiệu địa phương 2. Hoạt động 2 Học sinh làm bài tập. Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh thảo luận nhóm qua 2 câu hỏi Sgk/ 19. - Đại diện các nhóm báo cáo + Học sinh kể lại bài dựa vào bài mẫu. - Gv đưa bảng phụ có sẵn dàn ý của bài mẫu. Cho Hs dựa vào bài mẫu có thể lập dàn ý vắn tắt của một bài giới thiệu: + Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em đang sinh sống. + Thân bài: Giới thiệu những đổi mới của địa phương. + Kết bài: Cảm nghĩ của em về sự đổi mới. - Các nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét. - Bài văn giới thiệu những đổi mới của xã nào ? những đổi mới gì ? * Bài văn giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi…đeo đẳng quanh năm. Bài 2: Hs đọc yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn Hs dựa vào dàn ý để viết bài văn giới thiệu về địa phương cua mình có những thay đổi gì? - Học sinh viết bài theo gợi ý - Học sinh trình bày bài làm, cả lớp nhận xét. - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho Hs. * Địa phương em có những nét đổi mới nào ?- LH –GD : cuộc sống của người dân no ấm hơn , nhiều nhà cao tầng mọc lên , nhiều trường học khang trang hơn … 3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò -Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. Về nhà học bài .Chuẩn bị bài sau D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………… TOÁN Tiết bài: 100 PHÂN SỐ BẰNG NHAU Sgk/ 111 - Thời gian dự kiến: 35 phút A. Mục tiêu: -Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau. -Bài 1. B. Phương tiện dạy học: + Gv: Bộ đồ dùng. + Hs: Bộ đồ dùng. C. Các hoạt động dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:Luyện tập - 1 học sinh lên bảng làm bài tập: 5/111Sgk. -11 học sinh lên : Viết phân số lớn hơn 1, bé hơn 1 và bằng 1. -Giáo viên nhận xét 2. Hoạt động 2: GTB: Phân số bằng nhau 3.Hoạt động 3: Bài mới: Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau. Gv và Hs sử dụng bộ đồ dùng, Gv phân tích cho Hs hiểu tính chất cơ bản của phân số: + Lấy hai hình tròn bằng nhau. 3 + Hình tròn thứ nhất chia thành 4 phần bằng nhau, tô màu 3 phần ( ) 4 6 + Hình tròn thứ hai chia thành 8 phần bằng nhau, tô màu 6 phần ( ) 8 3 6 + của hình tròn bằng của hình tròn. 4 8 3 6 + Vậy: và là hai phân số bằng nhau. 4 8 -Gv chốt lại ý: Tính chất cơ bản của phân số Sgk/ 111. 4. Hoạt động 4: Thực hành Bài 1/112 Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 3 Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét. . 5. Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò. Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. -Bài tập về nhà: 3/112Sgk. Chuẩn bị bài sau D. Phần bổ sung: ……………………………………...................................................... …………………………………………………………………………………………….. KHOA HỌC BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH Sgk/80- Thời gian dự kiến: 35 phút. Tiết bài: 40. I.Mục tiêu: -Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây,… - Kĩ năng trình bày , tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch . - Kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí . II. Phương tiện dạy học: + Gv: Tranh Sgk- Phiếu giao việc. + Hs: Tranh sưu tầm, Sgk. III.Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Không khí bị ô nhiễm - 2 học sinh trả lời câu hỏi: + Nêu những nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm? + Nêu tác hại của bầu không khí bị ô nhiễm? - Giáo viên nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 2. Hoạt động 2: ở trường và ở nhà em đã làm được những việc gì để bảo vệ bầu không khí ? GTB: Bảo vệ bầu không khí trong sạch 3. Hoạt động 3 Quan sát và làm việc theo cặp a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành. b. Cách tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn Hs quan sát tranh, chỉ ra những tranh thể hiện những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch. - Học sinh thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm nêu kết quả quan sát: - Cả lớp nhận xét và sửa sai. * Chống ô nhiễm không khí các em làm cách nào ? + Thu gom và sử lý rác, phân hợp lý, giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếp…Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành. -Giáo dục học sinh luôn có ý thức bảo vệ môi trường: Trồng cây xanh, vệ sinh nơi ở, không xả rác,… 4. Hoạt động 4 : chúng em biết 3 - điều tra a. Mục tiêu: Hs viết bản cam kết và tuyên truyền, cổ động mọi người tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch. b. Cách tiến hành: - Học sinh làm việc theo nhóm, dựa vào những thông tin có trong bài, xây dựng bản cam kết, tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền, cổ động mọi người bảo vệ bầu không khí trong sạch. - Các nhóm báo cáo. - Cả lớp nhận xét -Giáo viên nhận xét, chốt lại ý. * Em và gia đình em cam kết điều gì để bảo vệ môi trường ? -Giáo dục học sinh luôn có ý thức bảo vệ môi trường: trồng nhiều cây xanh, làm vệ sinh nơi ở, không xả rác,… 5. Hoạt động 5 : củng cố-dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. Chuẩn bị bài sau IV. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………………. Sinh hoạt tập thể Tiết: 20 -* Đánh giá những ưu, khuyết điểm trong quá trình hoạt động của lớp tuần vừa qua . - Đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới. - Giáo dục học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động. -*Tổ trưởng đánh giá nhận xét . đánh gía -Lớp trưởng nhận xét chung ,giáo viên tổng kết -Tuyên dương HS đạt tốt - Nhắc nhở HS Vi phạm cố gắng khắc phục -GV phổ biến công tác tuần sau -Nhận xét tiết sinh hoạt.

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×