Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài soạn sinh học 7 tuần 11 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.45 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:01/11/2020 Ngày giảng:. Tiết 21, 22, 23, 24 Chủ đề: Ngành thân mềm. I.Tên chủ đề: Ngành thân mềm II. Xác định nội dung của chủ đề: Chủ đề gồm 4 tiết – Tiết PPCT: 21, 22, 23, 24 - Tiết 1 chủ đề - Tiết 21 PPCT + A. Hoạt động khởi động + B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Trai sông -Tiết 2 chủ đề: - Tiết 22 PPCT Hoạt động 2: Thực hành: Quan sát một số thân mềm (T1) -Tiết 3 chủ đề: - Tiết 23 PPCT Hoạt động 3: Thực hành: Quan sát một số thân mềm (T2) -Tiết 4 chủ đề: - Tiết 24 PPCT Hoạt động 4: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm C. Hoạt động luyện tập D. Hoạt động vận dụng – Tìm tòi mở rộng III. Mục tiêu của chủ đề: 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm của ngành thân mềm. Trình bày được các đặc điểm chung đặc trưng cho ngành thân mềm. - Mô tả được các chi tiết cấu tạo, hoạt động sinh lí của đại diện ngành thân mềm (trai sông). Trình bày được tập tính của thân mềm. - Nêu được tính đa dạng của thân mềm qua các đại diện khác của ngành này như ốc sên, hến, vẹn, hàu, ốc nhồi,… - Nêu được các vai trò cơ bản của thân mềm đối với con người. 2. Kĩ năng - Quan sát các bộ phận của cơ thể bằng mắt thường hoặc kính lúp. - Quan sát mẫu ngâm. Kĩ năng sống - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực. - Kĩ năng ứng xử giao tiếp trong khi thảo luận. - KN tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hính, mẫu vật thật để tìm hiểu cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của một số loài thân mềm. - Kĩ năng hợp tác trong nhóm - Kĩ năng quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công. 3. Nội dung tích hợp: - Tích hợp GD đạo đức: + Trách nhiệm khi đánh giá về tầm quan trọng của giun đốt + Yêu quý thiên nhiên, sống hạnh phúc, sống yêu thương ,.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Có trách nhiệm trong bảo tồn các loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. + Trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi của thân mềm. - Nội dung tích hợp môi trường khí hậu: - Thân mềm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên (phân hủy thức ăn, là mắt xích trong chuỗi thức ăn, cân bằng hệ sinh thái) và đời sống con người (làm thực phẩm, sản xuất vôi, làm mỹ nghệ, làm sạch môi trường nước)  Giáo dục học sinh ý thức sử dụng hợp lí nguồn lợi thân mềm đồng thời giáo dục học sinh ý thức bảo vệ chúng. 4. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên trong học tập. - Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói và việc làm. - Trách nhiệm: Có ý thức bảo quản và sử dụng hợp lí đồ dùng học tập, quan tâm đến các bạn trong lớp. 5. Các năng lực cần hướng tới * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: + Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. + Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập. + Vận dụng được kiến thức kĩ năng của môn hóa học giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin trình khi nói trước nhiều người. + Biết được nhiệm vụ của nhóm và nhiệm vụ của bản thân trong hoạt động nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật hiện tượng. + Biết quan sát hình thái, cấu tạo, đặc điểm một số thân mềm thường gặp * Năng lực môn học: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: trình bày, mô tả, giải thích. - Quan sát đối tượng sinh học bằng kính lúp cầm tay. - Quan sát: Nhận dạng các đại diện ngành thân mềm qua tranh ảnh, thực tế. - Tìm mối liên hệ: đặc điểm cẩu tạo phù hợp với môi trường sống. - Đưa ra các tiên đoán, nhận định: chức năng của các bộ phận cơ thể trai, đặc điểm chung của ngành thân mềm. - Mô tả chính xác cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của trai sông và một số thân mềm khác. - Vận dụng kiến thức: Biết các vai trò của trai sông và các thân mềm khác. Tìm các biện pháp khai thác, bảo vệ hợp lí. - Năng lực vận dụng kiến thức về thân mềm vào thực tiễn. IV. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá theo năng lực HS MỨC ĐỘ NHẬN THỨC NỘI Các NL/KN VẬN NHẬN THÔNG VẬN DỤNG DUNG hướng tới DỤNG BIẾT HIỂU CAO THẤP Trai - Cấu tạo - Hiểu và giải - Hiểu được - Giải thích - Vận dụng sông của vỏ thích được ý nghĩa được tại sao kiến thức: Biết.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> NỘI DUNG. NHẬN BIẾT. trai. - Cấu tạo trong của trai. Di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trai.. Thực hành: Quan sát một số thân mềm. Biết được những thân mềm có hại.. MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VẬN THÔNG VẬN DỤNG DỤNG HIỂU CAO THẤP cách dinh dưỡng của trai với MT những con trai nước. sống ở môi - Hiểu được trường nước ý nghĩa bẩn khi mua về việc phát phải ngâm, rửa triển từ nhiều lần nước trứng thành mới sử dụng cấu tạo và tác ấu trùng làm thức ăn dụng của cơ trong mang được. khép vỏ trai. trai mẹ, và - Giải thích - Đặc điểm ấu trùng được nhiều ao sinh sản của bám vào da đào thả cá, trai sông. và mang cá không thả trai, trong đời mà tự nhiên có sống của trai. chúng. - Hiểu và giải Những thích được quá kiến thức trình tạo thành thu được ngọc trai và tên sau khi học gọi của nó. về trai sông. - Nêu được đặc điểm của vỏ ốc, vỏ trai, mực và cấu tạo ngoài của - Quan sát chúng. mẫu vật - Hiểu được nhận biết - Quan sát mẫu vì sao mực và được các mổ sẵn cấu tạo ốc sên thuộc đặc điểm trong của mực, ngành thân cấu tạo ghi chú thích. mềm. trong của - Hiểu được mực, trai. đặc điểm giúp mực thích nghi với lối di chuyển tốc độ nhanh.. Các NL/KN hướng tới. các vai trò của trai sông. Tìm các biện pháp khai thác. - Quan sát các đối tượng sinh học.. - Vận dụng kiến thức: Biết các vai trò của trai sông. Tìm các biện pháp khai thác. - Quan sát: nhận dạng các đại diện ngành thân mềm qua tranh ảnh, thực tế. - Quan sát các đối tượng sinh học..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> NỘI DUNG Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm.. NHẬN BIẾT. MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VẬN THÔNG VẬN DỤNG DỤNG HIỂU CAO THẤP. - Nêu được Nhận nhận xét về biết hững sự đa dạng thân mềm của thân mềm có hại và đặc điểm chung của thân mềm.. - Vai trò của ngành thân mềm, ý nghĩa của vỏ thân mềm.. Các NL/KN hướng tới. - Vận dụng - Biện pháp kiến thức thực tiêu diệt những tế. loài thân mềm - Quan sát các gây hại. đối tượng sinh học.. V. Câu hỏi và bài tập theo các mức độ nhận thức * Nhận biết: Câu 1. Cho biết cấu tạo của vỏ trai ? Câu 2. Nêu cấu tạo trong của trai. Câu 3. Trai di chuyển như thế nào? Câu 4. Nước qua ống hút và khoang áo đem gì đến cho miệng và mang trai ? Kiểu dinh dưỡng của trai là kiểu dinh dưỡng gì ? Câu 5. Trai là sinh vật phân tính hay lưỡng tính? Câu 6. Những thân mềm nào dưới đây có hại a. Ốc sên, trai, sò b. Mực, hà biển, hến c. Ốc sên, ốc đĩa, ốc bươu vàng * Thông hiểu: Câu 7. Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải làm thế nào? Trai chết thì vỏ mở? Tại sao? Câu 8. Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét? Vì sao? Câu 9. Trình bày đặc điểm sinh sản của trai sông? Câu 10. Nêu đặc điểm của vỏ ốc, vỏ trai, mực và cấu tạo ngoài của chúng ? Câu 11. Nhận xét sự đa dạng của thân mềm? Nêu đặc điểm chung của thân mềm? Câu 12. Mực và ốc sên thuộc ngành thân mềm vì: a. Thân mềm, không phân đốt. b. Có khoang áo phát triển. c. Cả a và b Câu 13. Đặc điểm nào đưới đây chứng tỏ mực thích nghi với lối di chưyển tốc độ nhanh: a. Có vỏ cơ thể tiêu giảm b. Có cơ quan di chuyển phát triển c. Cả a và b * Vận dụng thấp: Câu 14. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước ? Câu 15. Trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ có ý nghĩa như thế nào? Ấu trùng bám vào da và mang cá có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng? Câu 16. Em hiểu gì về trai sông ?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 17. Quan sát mẫu vật nhận biết được các đặc điểm cấu tạo trong của mực, trai Câu 18. Ngành thân mềm có vai trò gì? Câu 19. Nêu ý nghĩa của vỏ thân mềm? * Vận dụng cao: Câu 20. Tại sao những con trai sống ở môi trường nước bẩn khi mua về phải ngâm, rửa nhiều lần nước mới sử dụng làm thức ăn được ? Câu 21. Nhiều ao đào thả cá, không thả trai, mà tự nhiên có trai, tại sao? Câu 22. Ngọc trai được tạo thành như thế nào? Trai tạo ngọc có tên gọi là gì? Câu 23. Quan sát mẫu mổ sẵn cấu tạo trong của mực, ghi chú thích. Câu 24. Em có biện pháp gì để tiêu diệt những loài thân mềm gây hại? VI. Thiết kế tiến trình dạy học 1. Giáo viên: - Chuẩn bị các tư liệu, hình ảnh, đoạn clip về động vật thân mềm. - Máy chiếu, máy vi tính. - Phân công các nhóm học sinh: (4 nhóm) - Cả lớp chuẩn bị và tìm hiểu trước các mẫu đại diện thân mềm như trai sông, ốc sên, ốc bươu, hến, mực, sên trần……. 2. Học sinh: - Chuẩn bị sẵn các nội dung theo yêu cầu của giáo viên. - Mỗi nhóm kẻ sẵn các bảng thu hoạch, (trang 70 SGK); bảng 1. Đặc điểm chung của ngành thân mềm; bảng 2. Ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm (trang 72 SGK). - Thu thập các mẫu thân mềm có ở địa phương và được bán ở chợ. - Tìm hiểu các kiến thức thực tế về ngành thân mềm. 2.Phương pháp – KTDH được sử dụng - Phương pháp trực quan,thực hành thí nghiệm, đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm - Kỹ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, kích não, trình bày 1 phút 3.Tổ chức các hoạt động dạy học Tiết 1 chủ đề - Tiết 21 PPCT. Ngày giảng:. /11/2020. A. Hoạt động khởi động ( 5 phút) Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Đố vui: Ai nhanh hơn. Thể lệ: Giáo viên chiếu hình ảnh các câu hỏi, khi kết thúc giáo viên chiếu đáp án, hình ảnh các con vật tương ứng. Cá nhân tự suy nghĩ và trả lời. Mỗi câu hỏi trả lời trong vòng 1 phút Người nhanh và đúng nhất được một phần quà (cả lớp vỗ tay hoặc một lời chúc tốt đẹp). Nếu nhiều học sinh trả lời sai giáo viên sẽ gợi ý. Câu 1: Con gì râu thịt vươn dài.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Gặp mồi thì bắt, gặp tai phun mù?(Mực) Câu 2: Áo ngoài quý, ruột trong cũng quý Áo ngoài bảy sắc cầu vồng Ruột trong lóng lánh hồng hồng châu sa, Thời Bắc thuộc nước Nam ta, Nhân dân khổ cực quan nha người Tàu Là con gì ? (Con Trai lấy ngọc) Câu 3: “Nhà hình xoắn, ở dưới ao Chỉ có một cửa ra vào mà thôi Mang nhà đi khắp mọi nơi Không đi, đóng cửa nghỉ ngơi một mình” Là con gì? (Con Ốc) Câu 4: “Có đôi vỏ cứng Mặc ở bên ngoài Mặc ai ra oai Vẫn câm thin thít " Là con gì?( Con Hến) GV yêu cầu học sinh cho biết các con vật trên được xếp vào ngành nào? HS đã chuẩn bị bài ở nhà sẽ nhận ra là Ngành động vật thân mềm. - GV giới thiệu chủ đề: Ngành thân mềm được các nhà khoa học phân chia thành nhiều lớp (7 lớp), trong giới hạn chương trình sinh học THCS chúng ta chỉ xét các loài thuộc đại diện 3 lớp: Lớp chân rìu (vỏ 2 mảnh) Đại diện: Trai sông, sò, ngao, vẹm, hến... NGÀNH THÂN MỀM Lớp chân bụng Đại diện: Ốc sên, ốc rạ, ốc nhồi, .... Lớp chân đầu Đại diện: Mực, bạch tuộc,... B.Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Trai sông Mục tiêu : - Trình bày được đặc điểm cấu tạo của vỏ trai. - Trình bày được đặc điểm cơ thể trai, giải thích khái niệm khoang áo, áo. - HS biết được cách dinh dưỡng của trai sông. - Hiểu được hình thức sinh sản của trai sông và sự phát triển của trai sông. Phương pháp: Hđ nhóm, dạy học nêu vấn đề, thuyết trình. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Kỹ thuật dạy học: chia nhóm, hoàn tất nhiệm vụ Tiến trình: * Mục tiêu: * Thời gian: ( 10 phút) * Cách tiến hành hoạt động: GV Hs Vỏ trai. - Chuyển giao nhiệm vụ: ? Trai sông sống ở đâu? - Trả lời câu hỏi. Có lối sống như thế nào? -Yêu cầu HS quan sát hình 18.1; 18.2, đọc thông tin SGK trang 62, quan sát mẫu vật, tự thu thập thông tin về vỏ trai. - GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu cầu các nhóm thảo luận. ( 5 phút) - Thảo luận nhóm. - Nhóm 1: Đặc điểm bên Yêu cầu nêu được: ngoài của vỏ trai. N1: Chỉ và trình bày trên - Nhóm 2: Muốn mở vỏ mẫu trai sông. trai quan sát phải làm như thế nào? N2: Mở vỏ trai: cắt dây - Nhóm 3: Mài mặt ngoài chằng phía lưng, cắt 2 cơ vỏ trai ngửi thấy có mùi khép vỏ. gì, vì sao? N3: Mài mặt ngoài có - Nhóm 4: Trai chết thì mùi khét vì lớp sừng bằng vỏ có hiện tượng gì?, tại chất hữu cơ bị ma sát, khi sao? cháy có mùi khét. - HS các nhóm thảo luận, N4: Vở mở. thống nhất ý kiến báo cáo. - HS rút ra kết luận về vỏ - Tổ chức các nhóm báo trai. cáo kết quả. - Tổng hợp nhận xét. * Câu hỏi kiểm tra: ? Vòng tăng trưởng trên vỏ trai cho ta biết điều gì? ( Tuổi trai) ? Giải thích vì sao lớp xà cừ óng ánh màu cầu vồng?. Kết luận - Nơi sống: ở nước ngọt , có lối sống ẩn nửa mình trong bùn cát. 1. Vỏ trai. - Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau bởi bản lề ở phía lưng. - Hai cơ khép vỏ bám chắc vào lớp xà cừ cùng với bản lề để điều chỉnh đóng và mở vỏ. - Cấu tạo vỏ: 3 lớp + Phía ngoài vỏ có lớp sừng. + Ở giữa là lớp đá vôi + Mặt trong vỏ là lớp xà cừ.. Cấu tạo và dinh dưỡng (10p) - GV yêu cầu HS đọc * Cấu tạo: 2. Cơ thể trai. thông tin trao đổi cặp đôi, + Ngoài; áo trai tạo thành - Trong vỏ là áo trai..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> trả lời câu hỏi: ? Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào? - HS rút ra KL về cấu tạo cơ thể trai. - GV nhận xét, KL. - GV giải thích khái niệm áo trai, khoang áo. ? Trai tự vệ bằng cách nào? Nêu đặc điểm cấu tạo của trai phù hợp với cách tự vệ đó? - GV giới thiệu: đầu trai tiêu giảm. - GV yêu cầu HS quan sát H 18.4 và đọc thông tin mục III, thảo luận nhóm bàn và trả lời: ? Nêu cách dinh dưỡng của trai? - GV chốt lại kiến thức. * Câu hỏi kiểm tra: * GV liên hệ ? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước? Nếu HS không trả lời được, GV giải thích vai trò lọc nước. Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lấy vụn hữu cơ, ĐVNS làm thức ăn, mặt khác tiết chất nhờn kết dính những vụn hữu cơ, vô cơ lơ lửng trong nước lắng xuống đáy Nên có tác dụng lọc sạch nước làm sạch môi trường nước. Những con trai sống ở môi trường nước bẩn  Nhiều chất độc  Khi mua về phải ngâm, rửa nhiều lần nước mới sử dụng làm thức ăn được.. khoang áo, có ống hút và + Mặt ngoài áo tiết ra ống thoát nước. lớp vỏ đá vôi . + Giữa: tấm mang + Mặt trong tạo thành + Trong: thân trai. khoang áo là môi trường - Chân rìu. dinh dưỡng của trai . - Hai tấm mang ở 2 bên - Ở trung tâm cơ thể: Phía ngoài là chân trai, phía trong là thân trai. 3. Dinh dưỡng: - Thức ăn: Vụn hữu cơ và ĐVNS. - Thức ăn và ôxi theo dòng nước vào miệng và - HS tự thu nhận thông mang của trai và được lọc tin, thảo luận nhóm và vào cơ thể. hoàn thành đáp án. - Yêu cầu nêu được: + Kiểu dinh dưỡng thụ động. - HS rút ra kết luận..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: ? Trai là ĐV phân tính hay lưỡng tính? ? Trình bày đặc điểm sinh sản của trai sông?. Sinh sản Cá nhân đọc thông tin trả lời câu hỏi.. HS1 : Trai là ĐV phân tính - HS2 : đẻ trứng, trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng ? Trứng phát triển thành - HS3: bảo vệ trứng và ấu ấu trùng trong mang trai trùng khỏi bị ĐV ăn mất. mẹ có ý nghĩa như thế đồng thời ấu trùng bám nào? vào mang Nơi giàu dưỡng khí và thức ăn. - HS4: ấu trùng thường ? ấu trùng bám vào da và bám vào da và mang cá để mang cá có ý nghĩa gì di chuyển đến nơi xa  trong đời sống của Thích nghi với phát tán chúng? nòi giống. * Câu hỏi kiểm tra: ( trong quá trình hình thành kiến thức). ? Những đặc điểm cấu tạo cơ thể đặc trưng để phân biệt với các ngành khác - GV: Qua bài học, giúp em hiểu những nội dung kiến thức gì? ( HS đọc kết luận sgk/64). 4. Sinh sản : - Trai sông là ĐV phân tính, sinh sản theo lối thụ tinh trong.. - Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng. - Ấu trùng sống trong mang trai mẹ và bám vào mang, da cá.. * Hướng dẫn hs học ở nhà và chuẩn bị giờ học sau: - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Đọc mục : Em có biết - Sưu tầm tranh, ảnh và thông tin về một số đại diện thân mềm. Tiết 2 chủ đề - Tiết 22 PPCT Ngày giảng: / /2020 Hoạt động 2: Quan sát một số thân mềm (T1) * Mục tiêu: - Học sinh quan sát cấu tạo ngoài của một số đại diện thân mềm. - Mô tả các chi tiết cấu tạo của các đại diện ngành thân mềm, trình bày được tập tính của thân mềm. - Nêu được tính đa dạng của ngành Thâm mềm qua các đại diện khác của ngành. * Thời gian: 36 phút * Cách tiến hành:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - GV: Chuyển giao nhiệm vụ: + Gv tổ chức hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn, và sơ đồ tư duy. + Chia lớp thành 4 nhóm. N1: Tìm hiểu về ốc sên, ốc vặn. ( mô tả chi tiết cấu tạo và tập tính của ốc sên, ốc vặn) N2: Tìm hiểu về mực ( mô tả chi tiết cấu tạo và tập tính của mực) N3: Tìm hiểu về bạch tuộc. ( mô tả chi tiết cấu tạo của bạch tuộc) N4: Tìm hiểu về sò, hến, hàu ( mô tả chi tiết cấu tạo của sò). - HS thực hiện nhiệm vụ: Sử dụng sách giáo khoa, tài liệu, thông tin đã sưu tầm được thảo luận nhóm hoàn thành nội dung của nhóm mình ra giấy khổ lớn. - Tổ chức báo cáo: - HS dán nội dung của nhóm lên bảng và trình bày nội dung của nhóm mình. Các nhóm khác nghe nhận xét bổ sung. - GV tổng hợp kết luận:. + Một số thân mềm khác: Mực, ốc sên, bạch tuộc, sò, hàu, hà... có lối sống và tập tính khác nhau đảm bảo sự sinh tồn của loài. - Tập tính: Hệ thần kinh phát triển ( có hạch não) + Ốc sên: Đào hố đẻ trứng. + Mực: Phun mực trốn kẻ thù., có “hộp sọ” bảo vệ não.. Tiết 3 chủ đề - Tiết 23 PPCT Ngày giảng: / /2020 Hoạt động 3: Quan sát một số thân mềm (T2) * Mục tiêu: Quan sát nhận biết các bộ phận , cơ quan qua mẫu sống ốc và mực, trai. * Thời gian: 35 phút * Cách thức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ: Chia nhóm thực hành: 6 nhóm + Gv kiểm tra mẫu vật của các nhóm HS. + Hướng dẫn hs cách quan sát vật mẫu. + Gv: hỗ trợ hs trong khi quan sát gặp khó khăn. - HS thực hiện nhiệm vụ: quan sát mẫu vật thật kết hợp hình vẽ SGK. Hoàn thành tường trình thực hành. - Tổ chức hs báo cáo:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Gọi các nhóm lên báo cáo bằng cách đại diện nhóm xác định các đặc điểm cấu tạo trong trên mẫu vật. - Nhận xét - đánh giá GV căn cứ vào bảng đáp án đúng, để chấm điểm cho các nhóm trên phiếu báo cáo thực hành của nhóm: PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH: Quan sát một số động vật thân mềm LỚP :.............................................. TÊN HỌC SINH TRONG NHÓM : ........................................................ 1. Quan sát các hình vẽ, đối chiếu với mẫu vật thật để nhận biết các bộ phận và ghi chú thích bằng số vào hình A. Cấu tạo vỏ. B. Cấu tạo ngoài. BẢN THU HOẠCH. TT 1. 2. Đv có đ tương ứng (Đ2 cần quan sát) Số lớp cấu tạo vỏ. Ốc. Trai. Mực. 3. 3. 1 lớp đá vôi.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2 Số chân (hay tua) 1 1 2+8 3 Số mắt 2 0 2 4 Có giác bám 0 0 nhiều - Nhận xét giờ thực hành: * Kiểm tra đánh giá * Lưu ý: GV căn cứ vào hoạt động của nhóm và bản thu hoạch của cá nhân để lấy điểm thực hành (cộng cả 2 nội dung chuẩn bị mẫu và thực hành trên lớp) - Nhóm: + Mang đủ mẫu vật, dụng cụ: 2,0 điểm + Thực hành đúng kĩ thuật: 4,0 điểm + Quan sát, chỉ chính xác các nội dung yêu cầu, thảo luận làm đúng bảng thu hoạch: 3,0 điểm + Ý thức các thành viên tốt: 1,0 điểm. - Cá nhân: chấm phiếu báo cáo thực hành + Chú thích đúng cho hình: 6,0 điểm (mỗi hình 1,0 điểm). + Làm đúng bản thu hoạch: 4,0 điểm ( ốc (1,0 đ), trai ( 1,0 đ), mực (2,0 đ). * Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau: - Yêu cầu học sinh hoàn thành trước ở nhà các phiếu học tập bảng 1; bảng 2 SGK sinh 7 (trang 72 SGK). - Cả lớp: Em hãy vẽ một bức tranh hoặc viết một đoạn văn miêu tả về một trong những ĐV thân mềm mà em yêu thích. Tiết 4 chủ đề - Tiết 24 PPCT Ngày giảng: / /2020 Hoạt động 4: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm dặc trưng của ngành thân mềm: vỏ, khoang áo, thânmềm, không phân đốt. - Nêu được vai trò cơ bản của ngành thân mềm đối với con người. Phương pháp: Hđ nhóm, trình bày cá nhân. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm Kỹ thuật dạy học: chia nhóm, hoàn tất nhiệm vụ Tiến trình: Hoạt động của thầy và trò Kết luận Đặc điểm chung của ngành Thân mềm (15 phút) - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 21 và hình 19 SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: ? Rút ra nhận xét về sự đa dạng phong phú về tập tính, MTS, lối sống, kích thức của ngành thân mềm. ? Đặc điểm chung của ngành thân mềm? - HS Đọc thông tin, quan sát hình và ghi nhớ sơ đồ cấu tạo chung gồm: vỏ, thân, chân.. I. Đặc điểm chung của nghành thân mềm - Thân mềm không phân đốt - Có vỏ đá vôi.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Nêu đặc điểm chung của thân mềm? - Có khoang áo phát triển +HS Trình bày được đặc điểm chung: cấu tạo cơ thể. - Hệ tiêu hoá phân hoá - Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và - Cơ quan di chuyển di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm, cơ quan di chuyển thường đơn giản thường phát triển. Vai trò của ngành thân mềm ( 20 phút) - GV yêu cầu HS làm bài tập bảng 2 trang 72 SGK. II. Vai trò của thân - HS dựa vào kiến thức trong chương và vốn sống để mềm hoàn thành bảng 2. - Lợi ích: - GV gọi HS hoàn thành bảng. + Làm thực phẩm cho - 1 HS lên làm bài tập, lớp bổ sung. con người và động vật. - GV: Dựa vào bảng trên và kiến thức thực tế, cho biết + Nguyên liệu xuất khẩu. vai trò của thân mềm trong tự nhiên và đời sống con + Làm sạch môi trường người? Cho ví dụ? nước. - HS trả lời lợi ích và tác hại của thân mềm + Làm đồ trang trí, trang - Tích hợp GDBĐKH: Thân mềm có vai trò quan sức. trọng đối với tự nhiên (phân hủy thức ăn, là mắt xích - Tác hại: trong chuỗi thức ăn, cân bằng hệ sinh thái) và đời + Là vật trung gian sống con người (làm thực phẩm, sản xuất vôi, làm truyền bệnh cho người và mỹ nghệ, làm sạch môi trường nước) ĐV. Giáo dục học sinh ý thức sử dụng hợp lí nguồn lợi thân + Ăn hại cây trồng phá mềm đồng thời giáo dục học sinh ý thức bảo vệ chúng. hoại mùa màng. VD: ốc sên. - GV: Ở địa phương em có những loài thân mềm nào được bán làm thực phẩm? loài nào có giá trị xuất khẩu? - HS trả lời: + Thực phẩm : Trai, ốc, sò, mực, ngán, + Xuất khẩu : Mực, sò huyết,.. - GV : Ở Vân Đồn nuôi trồng rất nhiều trai lấy ngọc. ? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn lợi thân mềm? - HS: Khai thác hợp lí, không khai thác vào mùa sinh sản, khai thác có chọn lọc, chủ động gây nuôi. - GV: Qua bài học, giúp em nắm được nội dung kiến thức gì? (Hs đọc kết luận sgk/72) Tích hợp GD đạo đức: + Trách nhiệm khi đánh giá về tầm quan trọng của thân mềm + Yêu quý thiên nhiên, sống hạnh phúc, sống yêu thương , + Có trách nhiệm trong bảo tồn các loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. + Trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi của thân mềm. TT. Ý nghĩa thực tiễn. Tên đại diện thân mềm ở địa phương.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1 2 3 4 5 6 7 8 9. Làm thực phẩm cho con người Làm thức ăn cho các động vật khác. Làm đồ trang sức Làm vật trang trí Làm sạch môi trường nước. Có hại cho cây trồng Làm vật chủ trung gian truyền bệnh Có giá trị xuất khẩu. Có giá trị địa chất.. Mực, sò, ngán, ốc, trai, ốc, hến, Trai ngọc Vỏ ốc, trai, Trai, sò, hến, vẹn,.. ốc sên, ốc biêu vàng, sên trần,.. ốc ao, ốc mút, ốc tai,.. Mực, sò huyết, bào ngư,.. Hoá thạch 1 số vỏ sò, ốc,... C.Hoạt động luyện tập ( 5 phút) Mục tiêu: Khắc sâu kiển thức trọng tâm của chủ đề, học sinh vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm Phương pháp: Dạy học hợp tác theo nhóm Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật kích não, trình bày 1 phút Tiến trình 1-Vỏ cứng trên của thân mềm có tác dụng: A,Giúp trai vận chuyển trong nước B, giúp trai đào hang C, bảo vệ trai trước kẻ thù D,giúp trai lấy thức ăn 2-Ốc sên tự vệ bằng cách nào: A,Tiết chất nhờn làm kẻ thù không bắt được B,co rút cơ thể vào trong vỏ C,có lưỡi bào để tấn công kẻ thù D,cả a,b,c đều đúng 3-Lợi ích lớn nhất của động vật thân mềm trong đời sống con người là: A, cung cấp nguyên liệu là thuốc B,cung cấp sản phẩm làm đồ mĩ nghệ C, cung cấp thực phẩm D, cung cấp đá vôi cho xây dựng 4- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ thân mềm có lợi? Các biện pháp bảo vệ thân mềm có lợi: - Nuôi và phát triển để tăng số lượng, tạo điều kiện cho phát triển tốt. - Khai thác hợp lý tránh nguy cơ tuyệt chủng. - Lai tạo các giống mới. 5- Chúng ta phải làm gì để tiêu diệt thân mềm có hại? Các biện pháp tiêu diệt thân mềm có hại: - Biện pháp thủ công như phát động phong trào bắt và tiêu diệt. - Dùng thiên địch và thuốc hóa học diệt trừ (chú ý khi dùng) D.Hoạt động vận dụng – mở rộng( 5 phút) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, tham gia các hoạt động trồng cây, chăm sóc cây cùng với người thân trong gia đình Hình thức tổ chức: Hoạt động cộng đồng Phương pháp: dạy học trải nghiệm thực tế Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật kích não.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tiến trình 1. Đọc mục em có biết: GV giới thiệu cấu tạo mắt của thân mềm.. 2. Gợi ý đoạn văn: TRÒ CHUYỆN VỚI CHÚ TRAI SÔNG ! Các bạn đã bao giờ nhìn thấy một chú Trai ngành thân mềm nói chuyện chưa? Chắc các bạn sẽ trả lời là chưa. Nhưng còn tôi thì đã thấy rồi đấy, thậm chí tôi còn nói chuyện với Trai nữa. Chỉ là tất cả những chuyện đó trong một giấc mơ của tôi mà thôi! Một giấc mơ về chú Trai sông biết nói.... Buổi sáng hôm ấy, tôi cùng em trai ra bờ sông chơi. Em tôi gặp được bạn thân nên ngồi chơi đắp cát. Còn tôi thì lang thang bên bờ sông một mình. Một làn gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hai làn cây bên bờ xào xạc, đung đưa... Ánh nắng sớm trong vắt len lỏi qua tán lá cây đang đung đưa theo làn gió chiếu xuống mặt nước sông nhè nhẹ trôi, lung linh, lung linh... Thật sảng khoái làm sao! Giá mà ngày nào cũng được như vậy ! “ ái dà “! Từ dưới chân tôi vang lên một tiếng la to tướng. Hình như tôi đá phải thứ gì đó lẫn trong cát thì phải. Tôi đã cúi xuống tìm cái “thứ gì đó “ thì thấy phát ra tiếng kêu. Tay tôi đang lần mò trong cát thì đụng phải cái gì đó cứng cứng, rồi tôi cũng la toáng lên theo “ ui da ”! Tôi vội rụt tay lại. Tay tôi đang bị kẹp bởi một chú Trai ... có mắt. Đôi mắt mở to nhìn tôi , tôi cũng nhìn chằm chằm vào chú. Một giây trôi qua, tôi hét lên “ ối, ối ”! Con trai biết “ ấy, ấy, đừng ném tôi đi ” Tôi vẫn hơi sợ, thả liền nó xuống cát. Rồi tôi ngồi xuống, nhìn nó và hỏi “ Cậu là thật đấy hả? Cậu biết nói sao ? ” Chú Trai mỉm cười , nói lại “ Như cậu thấy đấy !” Tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên, chú Trai hỏi tôi rằng: “Cậu biết gì về tôi không ? ” Tôi trả lời “ Cậu là con Trai sông, kiến thức về cậu tôi được học rồi nhưng tôi được nhớ một chút!” Chú Trai bảo “ Cậu nhớ được gì về tôi thì cứ nói ra cả đi !” Tôi nhớ như in giờ học cô giáo dạy chúng tôi bài “ Trai sông” hôm ấy, chúng tôi học máy chiếu nên bài dễ hiểu hơn, tôi biết thêm nhiều kiến thức mới. Tôi nghĩ mãi, cuối cùng lên tiếng trả lời: “ Cậu là loài động vật thuộc ngành thân mềm. Nhìn cậu thì dù tôi có nhớ hay không vẫn tả được cậu .... Vỏ của cậu được chia làm hai mảnh, gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng, cấu tạo của vỏ có ba lớp: Lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng. Trong cơ thể cậu có 3 lớp đó là lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong”. Con Trai ồ lên: “Trí nhớ của cậu tốt thật đấy! Còn gì nữa không?” Tôi ậm ừ một lúc, gãi đầu suy nghĩ. Phải rồi! Tôi chợt nhớ ra và đáp lại rành mạch như cô giáo kiểm tra bài trên lớp: Lớp ngoài là lớp áo trai tạo thành khoang áo có ống hút và ống thoát, lớp giữa có hai tấm mang ở mỗi bên, lớp trong cùng có thân trai, chân trai và lỗ miệng!” “Thấy sao? Tôi nói đúng không?” Con trai ồ lên lần nữa: “Tôi mà có tay thì tôi vỗ đến gẫy tay luôn được! “Vậy còn về di chuyển, về dinh dưỡng.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> và sinh sản? Cậu có còn nhớ không?” “Tôi nhớ ra từ trước rồi kia và tôi trả lời: “Trai sông như cậu di chuyển chậm chạp nhờ chân trai thò ra thụt vào kết hợp với sự đóng mở của vỏ trai, thức ăn của cậu là động vật nguyên sinh, vụn hữu cơ hay một số động vật nhỏ khác. Cậu dinh dưỡng theo lối thụ động và hô hấp bằng mang, về sinh sản thì trai sông phân tính, trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng”... Bây giờ thì tôi hoàn toàn không thấy sợ nữa mà còn cảm thấy thân thiện với Trai, tôi có một cảm nhận Trai như một người bạn đang giúp tôi về việc ôn lại bài cũ vậy. Trai lại lên tiếng: “Vậy tổng kết lại thì cậu thấy tôi có những đặc điểm gì? Tôi đáp: “Cậu là đại diện của ngành thân mềm sống ở nước ngọt, với lối sống vùi lấp, cậu có hai mảnh đá vôi, cậu không phân đốt và có khoang áo phát triển, có cả hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển đơn giản”. Không để chú Trai hỏi tiếp, tôi nói luôn: “Cậu cũng có nhiều lợi ích, như làm thức ăn cho con người, làm đồ trang sức, trang trí....”. Chú trai vui vẻ: “Tốt lắm vậy cậu biết gì thêm về chúng tôi nữa không ?” Tôi đáp: “Chỗ này tôi không nhớ rõ ” chú Trai nói: “Trai sông chúng tôi có thể hút lọc được 40 lít nước trong một ngày, ngọc trai chúng tôi được tạo ra khá đẹp, như cậu biết thì lớp xà cừ do lớp ngoài của áo trai tiết ra tạo thành. Nếu đúng chỗ vỏ đang hình thành ấy có hạt cát rơi vào, dần dần các lớp xà cừ mỏng tạo thành sẽ bọc quanh hạt cát để tạo nên ngọc trai. Ngọc của chúng tôi cũng có nhưng nhỏ và không đẹp bằng ngọc của trai nước ngọt và trai ngọc ở biển. Ngọc của hai loại này mới to và đẹp. Tôi gật gù ra là vậy. Bỗng em trai tôi từ xa gọi to “Chị ơi về thôi” chú Trai lên tiếng “Kiến thức của bạn tốt lắm đấy! Hẹn ngày gặp lại nhé rồi chú chậm chạp bò về bờ sông ngay sát và lẩn đi theo làn nước mát......” tôi đứng tần ngần rồi đi về phía em tôi .... Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in giấc mơ đó. Tuy hơi có vẻ hão huyền, hoang đường, nhưng bản thân tôi cảm thấy rất thú vị: “Cậu hãy tìm hiểu về những loài động vật thân mềm như tôi xem, cậu sẽ phải ngạc nhiên nhiều lắm đấy!”. Câu nói của Trai sông cuối cùng cũng đã làm tôi phải suy nghĩ mãi. Và rồi tôi đã làm theo lời nói của Trai và nhận thấy được thiên nhiên quanh ta thật kỳ diệu biết bao. VI. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

×