Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

TUAN 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.9 KB, 31 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 7 : CÔNG CHA NGHĨA MẸ ƠN THẦY Thứ hai, 3/10/2016 TOÁN. BẢNG NHÂN 7 I- MỤC TIÊU : Giúp học sinh :. - Tự lâp và đọc thuộc bảng nhân 7. - Củng cố ý nghĩa phép nhân và giải toán bằng phép nhân. II- CHUẨN BỊ: - Bảng phụ. - Các tấm bìa – mỗi tấm có 7 chầm tròn III- CÁC HỌAT ĐỘNG DAY HỌC.. Hoạt động 1 : Khởi động hát Mục tiêu: Kiểm tra,kiến thức, kĩ năng Cách tiến hành: - HS lên bảng – làm bảng con một số phép chia hết và chia có dư và giải toán. - Kiểm tra tập một số em. Nhận xét. Hoạt động 2: Lập bảng nhân 7 Mục tiêu: HS tự lập được bảng nhân 7 Cách tiến hành: a. Một số nhân với 1 thì qui ước bằng chính số đó. Ví dụ: 6 x 1 = 6, 7 x 1 = 7. - Khi dạy GV dựa vào đồ dùng trực quan và nêu: + 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 7 chấm tròn và viết thành 7 x 1 = 7. b. Tìm kết quả phép nhân một số với một số khác bằng cách chuyển về tính tổng của các số hạng bằng nhau. Chẳng hạn: 7 x 2 = 7 + 7 = 14. 7 x 3 = 7 + 7 + 7 = 21 - Tương tự GV hướng dẫn HS lập bảng nhân 6. ² GV hướng dẫn HS lập các công thức: 7 x 1 = 7; 7 x 2 = 14; 7 x 3 = 21. - GV cho HS quan sát 1 tấm bìa có 7 chấm tròn, nêu câu hỏi để HS trả lời được. + 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 7 chấm tròn. + GV nêu: 7 được lấy 1 lần, ta viết 7 x 1 = 7. - GV viết bảng – HS nêu lại. - GV cho HS quan sát để biết và nêu câu hỏi để HS trả lời được: + Có 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn, 7 chấm tròn được lấy hai lần. GV nêu : 7 được lấy 2 lần ta viết như thế nào? + GV gọi HS lên bảng viết : 7 x 2 = 14. + GV hỏi: Vì sao lại viết được như vậy? - GV cho HS nêu lại: 7 x 1 = 7 7 x 2 = 14 - GV nêu: Làm thế nào để tìm được 7 x 3 =? - HS trả lời, GV viết lên bảng 7 x 3 = 21. - HS đọc lại: 7x1=7 7 x 2 = 14 7 x 3 = 21 ² GV hướng dẫn HS lập các công thức còn lại của bảng nhân 7. ( Tương tự 7 x 2, 7 x 3). - GV chia nhóm, mỗi nhóm lập một số công thức còn lại. - HS lập xong, đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. ² Chú ý: Nếu HS hoặc nhóm HS nêu nhận xét: biết 7 x 3 = 21 mà 7 x 3 = 21 + 7 = 28. Vậy 7 x 4 = 28. GV cho HS khác bình luận và khen sáng kiến của HS. - GV cho HS học thuộc bảng nhân. Hoạt động 3 : Thực hành. Mục tiêu: Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng phép nhân.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> .. Cách tiến hành: Bài 1 : Cho hs tự làm vào vở rồi chữa bài . - HS kiểm tra chéo . Bài 2: Cho hs tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài Bài giải Số ngày của bốn tuần lễ là: 7 x 4 = 28 ( ngày ) Đáp số : 28 ngày. Bài 3: - Hs nêu yêu cầu - 1 em lên bảng - Lớp làm bài vào vở – Sửa bài. Hoạt động 4: Khắc sâu kiến thức Mục tiêu: Củng cố lại bảng nhân 7 . Cách tiến hành: - GV cho 2,3 HS đọc lại bảng nhân 7. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS Về nhà xem lại bài . Chuẩn bị bài “Luyện tập Rèn Hs yếu: Tính: 56 25 38 67 x 6 x 4 x5 x3 Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN. TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :. 1- Tập đọc : - Đọc trôi chảy tòan bài. Đọc đúng :dẫn bóng, ngần ngừ, sững lại, nổi nóng, khuỵu xuống, xuýt xoa, xịch tới. - Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn. - Đọc thầm nhanh - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài. - Hiệu nội dung : không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ qui tắc chung của cộng đồng. 2- Kể chuyện : - Biết nhập vai nhân vật, kể lại một đoạn của câu chuyện. - GDKNS: Không được chơi dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :. - Tranh minh họa. - Bảng viết sẵn câu, đọan văn cần luyện đọc. III- CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :. Hoạt động 1: Khởi động hát Mục tiêu: kiểm tra,kiến thức ,kĩ năng Cách tiến hành: - 3 em đọc bài:Nhớ lại buổi đầu đi học- và trả lời câu hỏi bài. - Gv nhận xét bài cũ Hoạt động 2 : Luyện đọc Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc trôi chảy toàn bài. Cách tiến hành - Giáo viên đọc tòan bài - Học sinh nối tiếp đọc từng câu – Sửa phát âm sai. - Đọc từng đọan trước lớp..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Học sinh đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từ khó * Hướng dẫn cách đọc. 3 em đọc nối tiếp đoạn lần 2. - Hs đọc từng đọan trong nhóm. - Đại diện mỗi nhóm 1 em thi đọc hs và Gv nhận xét người đọc hay nhất. Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Rèn HS đọc hiẻu nội dung bài Cách tiến hành - Học sinh đọc theo đoạn - gv lồng phần câu hỏi tìm hiểu bài vào từng đoạn khi đọc câu, đoạn trước lớp.. 1/ Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu ? 2/ Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ? 3/ Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn? 4/ Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra? 5/ Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? - Gv: Câu chuyện muốn khuyên các em ; Không được chơi bóng dưới lòng đưòngvì sẽ gây tai nạn cho chính mình, cho người qua đường.Người lớn cũng như trẻ em đều phải tôn trọng Luật giao thông,tôn trọng các luật lệ , quy tắc chung. Hoạt động 4 : Luyện đọc lại Mục tiêu: Biết đọc phân biệt lời nhân vật Cách tiến hành : - Giáo viên hướng dẫn thi đọc phân vai - Lớp - Giáo viên nhận xét.. KỂ CHUYỆN Họat động 5 : Giáo viên nêu nhiệm vụ. Mục tiêu: Biết tự nhập một vai trong câu chuyện, kể lại một đoạn chuyện . Cách tiến hành Hướng dẫn kể : - Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai?. - Có thể kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của nhân vật nào ? - Từng cặp Hs tập kể - 3 hoặc 4 Hs thi kể - Lớp và Gv bình chọn hs kể hay nhất. Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức + Qua câu chuyện, em rút ra điều gì? GDKNS: Không được chơi dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ , quy tắc chung của cộng đồng. - Dặn Hs về tập kể lại câu chuyện. - Nhận xét tiết học. - Rèn Hs yếu: Rèn đọc đoạn 1 Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... Thứ ba, 4/10/2016 CHÍNH TẢ. TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG PHÂN BIỆT TR/CH . BẢNG CHỮ I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Viết chính xác đoạn văn trong truyện . - Từ chép đoạn mẫu của Gv củng cố cách trình bày một đoạn văn. - Làm đúng bài tập phân biệt ch/tr. - Ôn bảng chữ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ để hs viết đọan văn. - Bài tập 2a, 3 III- CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1: Mưa rơi Mục tiêu: Kiểm tra, kiến thức, kĩ năng Cách tiến hành - Hs lên bảng - Lớp viết bảng con : nhà nghèo, ngoằn ngoèo, ngoẹo đầu. - Giáo viên nhận xét Hoạt động 2 : Hướng dẫn nghe – viết Mục tiêu:Viết chính xác đoạn văn trong truyện Cách tiến hành - GV đọc đọan văn - 1 em đọc lại bài. Em thứ 2 đọc // cả lớp dò phát hiện từ khó + Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa ?. + Lời các nhân vật đựoc đặt sau dấu câu gì?. - Gv và hs rút ra một số từ khó- vài hs đọc, lớp đồng thanh. - Hs viết bảng con từ khó, - Hs chép bài vào vở. Gv đọc bài Hs dò soát lỗi, báo lỗi. Có Hs sai, HD các em sửa lại cuối vở - Gv nhận xét 1 số vở Hs. Họat động 3 : Hướng dẫn làm bài tập. Mục tiêu: Làm đúng bài tập phân biệt tr/ch. Cách tiến hành Bài 2a : Hs đọc yêu cầu - Lớp làm bài vào vở - Hai em lên bảng thi làm nhanh, làm đúng. - Hs đọc kết quả- lớp, gv nhận xét. Bài 3 : Hs đọc – xác định yêu cầu bài - 2 em lên bảng làm - Lớp làm vào vở- sửa bài- lớp đọc bài. Hoạt động 4: Ai nhanh hơn Mục tiêu: Hệ thống kiến thức Cách tiến hành - HS chia làm 2 đội thi đua tìm từ có vần tr/ch - HS thi đua đọc 39 tên chữ cái. - Nhận xét tiết học. - Rèn Hs yếu : viết từ khó Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... TOÁN. LUYỆN TẬP I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :Giúp hs - Củng cố việc học thuộc và sử dụng bảng nhân 7 để làm tính, giải toán. - Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ. II- CHUẨN BỊ:. - Bảng phụ. III - CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :. Hoạt động 1 : Khởi động hát Mục tiêu: Kiểm tra,kiến thức, kĩ năng Cách tiến hành: -Vài em đọc bảng nhân 7.. thực hiện một số phép nhân 2 chữ số cho số có một chữ số. - Nhận xét vở và bài cũ. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Mục tiêu: Củng cố việc học thuộc và sử dụng bảng nhân 7 để làm tính, giải toán. Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ. . Cách tiến hành: Bài 1 : a- Hs tự làm rồi chữa bài b- Cho hs tự làm bài. Khi chữa bài hs nhận xét đặc điểm của các phép nhân trong cùng một cột. Bài 2 :Hd Hs thực hiện theo 2 bước vào vở . chữa dò kiếm tra một số bài Bài 3 :Cho hs phân tích và tóm tắt rồi tự làm rồi. Gv chữa bài . Số bông hoa năm lọ có là: 7 x 5 = 35 ( bông ) Đáp số: 35 bông hoa. Bài 4 : Hs làm bảng con, Gv nhận xét. Bài 5 : Hs làm bài vào vở. Hs hiểu 5a/ Mỗi số đều bằng số liền trước cộng thêm 7 đơn vị 5b/ Mỗi số đều bằng số liền trước trừ 7 đơn vị 3- Củng cố - dặn dò - Gv nhận xét 1 số vở Hs - Rèn Hs yếu: Đặt tính rồi tính: 28 : 2 93 : 3 84 : 4 57 x 6. 85 x 5. 79 x 7. Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... TỰ NHIÊN - XÃ HỘI. HOẠT ĐỘNG THẦN KINH I- MỤC ĐÍCH : Sau bài học, hs có khả năng: - Phân tích được các hoạt động phản xạ. - Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống. - Thực hành một số phản xạ. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh : các hình sgk- trang 28, 29 - Hình các cơ quan bài tiết nước tiểu III- CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :. Hoạt động 1: Khởi động hát Mục tiêu: Kiểm tra,kiến thức ,kĩ năng Cách tiến hành: - Cơ quan thần kinh có những bộ phận nào? Những bộ phận đó nằm ở đâu? - Các bộ phận của cơ quan thần kinh được bảo vệ bởi những gì? - Nêu vai trò của các cơ quan thần kinh? Họat động 2 : Làm việc với sgk Mục tiêu :- Phân tích được hoạt động phản xạ. Cách tiến hành: - Nêu được một vài phản xạ thường gặp trong đời sống. Bước 1:.Hs thảo luận theo nhóm - Quan sát hình 1a, 1b- đọc yêu cầu - Điều gì sẽ xảy ra khi ta chạm tay vào vật nóng? - Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng? - Hiện tượng tay ta vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là gì? Bứoc 2 : Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Học sinh phát biểu khái quát: phản xạ là gì? Nêu một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống. * Kết luận: sgk, vài Hs đọc Hoạt động 3:Trò chơi thử phản xạ đầu gối – ai phản ứng nhanh Mục tiêu : Có khả năng thực hành một số phản xạ Cách tiến hành: - Trò chơi 1: Thử phản xạ đầu gối Bước 1: Gv hướng dẫn như sgk Bước 2: Hs thực hành thử phản xạ đầu gối theo nhóm. Bước 3 : Các nhóm lên thực hành phản xạ - Gv : Bác sĩ thường dùng phản xạ đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tuỷ sống, những ngưòi bị liệt thưởng mất khả năng phản xạ đầu gối. - Trò chơi 2: Ai phản ứng nhanh Bước 1: Hướng dẫn cách chơi Bước 2: Cho hs chơi thử vài lần rồi chơi thật 3- Củng cố - dặn dò. - Thực hiện tốt phản xạ. - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... THỂ DỤC ÔN ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI TRÒ CHƠI “ MÈO `ĐUỔI CHUỘT” I- MỤC TIÊU : - Tiếp tục ôn tập hợp hàng gang, dóng hang, đi đều 1-4 hàng dọc . - Ôn động tác đi chuyển hướng phải trái. Yêu cầu biết thực hiện động tác ở mức tương đối đúng. - Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động. II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIẾN : - Sân thoáng mát, sạch sẽ. - Còi, kẻ sân chơi. III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP. Nội dung. Thời gian. Phương pháp. Họat động 1 : Phần mở đầu - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.. 2'. - Lớp Tập hợp 4 hàng dọc.. - Chạy chậm một hàng dọc quanh sân.. 3'. - Lớp thực hiện dậm chân tại chỗ.. - Đứng tại chỗ vỗ tay hát - Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh. 1’ 1’. Họat động 2 : Phần cơ bản - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. - Ôn động tác đi đi chuyển hướng phải trái.. 7'. - tập hợp 4 hàng ngang..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 8’ - Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột. 6’ Họat động 3 : Phần kết thúc - Hs đi vòng tròn vỗ tay hát. - GV - HS hệ thống bài. - Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái.. - Đội hình hàng dọc Đội hình vòng tròn Lớp tham gia chơi chủ động.. 2’ 2’. - Nhận xét tiết học 1’ Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ Thứ tư, 5/10/2016 TẬP ĐỌC. BẬN I- MỤC TIÊU - Đọc trôi chảy toàn bài. - Đọc đúng : lịch, làm lửa, vẫy gió, thổi nấu. - Đọc bài thơ với giọng vui khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của mọi vật, mọi người. - Hiểu nghĩa các từ sgk: sông Hồng, vào mùa, đánh thù - Hiểu nội dung : Mọi vật , mọi người và cả bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời . - Học thuộc lòng bài thơ. II.ĐỒ DÙNG - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động 1: Khởi động hát Mục tiêu: Kiểm tra,kiến thức ,kĩ năng Cách tiến hành: - 3 em xung phong kể lại 1 đoạn bài: Trận bóng dưới lòng đường bằng lời của một nhân vật trong truyện. - Em hiểu câu chuyện muốn nói em với điều gì? . Hoạt động 2: Luyện đọc Mục tiêu: Rèn đọc thành tiếng. Đọc trôi chảy toàn bài Cách tiến hành. - Gv đọc toàn bài - Hs tiếp nối đọc từng dòng thơ ( nối tiếp 2 dòng ) – Sửa phát âm sai - Đọc từng đoạn trước lớp. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Luyện đọc theo cặp. + 3 nhóm nối tiếp ĐT 3 khổ thơ. + Cả lớp đồng thanh bài thơ ( giọng nhẹ nhàng). Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài Cách tiến hành. - Hs đọc và trả lời câu hỏi theo từng khổ thơ. ? Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì? ? Bé bận những việc gì ? ? Vì sao mọi vật, mọi người bận mà vui? ? Em có bận rộn không / Em bận những công việc gì ? Em có thấy bận mà vui không ? Hoạt động 4: Luyện đọc thuộc lòng bài thơ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Mục tiêu: Đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. Cách tiến hành - Một hs đọc lại . - Gv hướng dẫn đọc thuộc từng khổ, cả bài - Hs đọc thuộc một khổ thơ và cả bài. 3- Củng cố – dặn dò: - Bài thơ nói lên điều gì? - Hs chuẩn bị bài tới. - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... TOÁN GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỂU LẦN I- YÊU CẦU :. - Giúp HS biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần( băng cách nhân số đó với số lần). - Phân biệt nhiều hơn một số đơn vị với gấp lên một số lần. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số sơ đồ( vẽ sẵn vào bảng con) như trong sgk III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH :. Hoạt động 1: Bài giảng mới Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh thực hiện gấp một số lên nhiều lần Cách tiến hành - Gv nêu đề toán và hướng dẫn hs tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng - Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 2 cm vào vở. - Hs trao đổi tìm cách vẽ đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB - Tổ chức cho hs trao đổi nêu phép tính tìm độ dài đoạn thẳng CD - Cho hs giải bài toán vào vở rồi chữa bài. Hoạt động2: Thực hành Mục tiêu: Phân biệt nhiều hơn một số đơn vị với gấp lên một số lần. . Cách tiến hành Bài 1 : Cho HS tự đọc bài toán, vẽ lại sơ đồ( theo mẫu) rồi giải và chữa bài. Bài giải Năm nay tuổi của chị 6 x 2 = 12 (tuổi) Đáp sồ: 12 tuổi. Bài 2: Cho hs tự đọc đề toán, tự vẽ sơ đổ tóm tắt bài toán, tự giải rồi chữa bài. Bài 3: Cho HS giải thích bài mẫu . Hs tự làm bài- rồi chữa bài Hoạt động 4: Kết thúc Mục tiêu: Hệ thống bài - Về nhà làm nhiều bài tập về dạng gấp một số lên nhiều lần. - HS nêu cách gấp một số lên nhiều lần. - Rèn Hs yếu : 1/ Đặt tính rồi tính:: 54 : 2 63 : 3 45 x 7 26 x 7 2/ Gấp 5 lên 3 lần; gấp 7 lên 4 lần Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. ĐẠO ĐỨC QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ,.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> CHA MẸ, ANH CHỊ EM ( TIẾT 1) I- MỤC TIÊU : HS hiẻu.. - Trẻ em có quyền đựoc sồng với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm, chăm sóc; trẻ em không nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người hỗ trợ giúp đỡ... - Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ , anh chị em trong gia đình. GDKNS: Hs biết yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :. * Vở bài tập đạo đức. * Phiêu giao việc hoạt động * Các bài thơ, bài hát, các câu chuỵên về chủ đề gia đình. III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. Hoạt động 1: Khởi động hát Mục tiêu: Kiểm tra,kiến thức ,kĩ năng Cách tiến hành - Em đã tự làm những việc gì ? - Em hiểu thế nào là tự làm lấy công việc của mình ? - Lớp nhận xét - Gv đánh giá - Giới thiệu bài.Cả lớp hát bài cả nhà thương nhau – Bài hát nói lên điêu gì ? Họat động2:: Hs kể về sự quan tâm chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình. Mục tiêu : Hs cảm nhận được những tình cảm và sự quan tâm chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho các em. Cách tiến hành - Gv nêu yêu cầu : nhớ và kể lại cho các bạn trong nhóm nghe về việc mình đã dược ông bà , bố mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc ntn?. - Gv : chia lớp làm các nhóm nhỏ thảo luận. - Một số hs kể trước lớp. - Thảo luận cả lớp - Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em? - Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta : Phài sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ.? - Kết luận: Thể hiện tình thương yêu, sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ ( tình huống a, c, đ). Chưa quan tâm đến bà,đến em nhỏ ( tình huống b,d ) Họat động 3 : Kể chuyện bó hoa đẹp nhất Mục tiêu : Hs biết được bổn phận phải quan tâm, chăm9 sóc ông bà , anh chị em Cách tiến hành 1 - Gv kể chuyện bó hoa đẹp nhất ( sử dụng tranh minh hoạ) 2- Hs thảo luận nhóm. 3 - Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận 4- Cả lớp trao đổi bổ sung. 5- Gv kết luận: Con cháu có nhiệm vụ q. tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người than trong gia định Sự quan tâm chăm sóc của các em là niềm vui, hp cho ông bà , cha mẹ và mọi người trong gia đinh. Họat động 4 : Đánh giá hành vi Mục tiêu : Hs biết đồng tình với nhữnh hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Cách tiến hành 1- Gv chia nhóm – phát phiếu giao việc – hs thảo luận 2- Hs thảo luận nhóm. 3- Đại diện nhóm trình bày 4- Cả lớp trao đổi thảo luận 5- Gv kết luận. Hương dẫn thực hành.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát , ca dao, tục ngữ..Về tình cảm gia đình… - Mỗi hs tự vẽ một món quà ra giấy : món quà em muốn tặng ông bà , cha mẹ.. - Nhận xét tiết học. * Rút kimh nghiệm ................................................................................................................................................ ............... ................................................................................................................................................................ Thứ năm, 6/10/2016 CHÍNH TẢ( NGHE- VIẾT). BẬN PHÂN BIỆT EN/OEN; TR/CH I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :. - Nghe, viết chính xác khổ thơ 2, 3. - Biết phân biệt en/oen, làm đúng các bài tập phân biệt tiếng bắt đầu bằng ch/tr. II- ĐỒ DÙNG:. - Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2. - Kẻ sẵn bảng cho hs chơi thi đua bài tập 3a III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Kiểm tra,kiến thức,kĩ năng Cách tiến hành: - 2 em lên bảng - Lớp viết bảng con : tròn trĩnh, giò chả, trôi nổi, giếng nước, khiêng. - 2 em đọc thuộc lòng tên 11 chữ cái vừa học.- 1 em đọc tên 38 chữ cái. - Nhận xét. Hoạt động 2 : Hướng dẫn nghe - viết. Mục tiêu: Nghe, viết chính xác khổ thơ 2, 3. Cách tiến hành: - GV đọc khổ thơ 2,3. - 1 em đọc - Lớp đọc thầm. P Bài thơ viết theo thể thơ gì ? P Chữ đầu mỗi dòng viết như thế nào ? P Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ? P Tím các từ khó trong bài ? - Lớp viết bảng con từ khó. - GV đọc bài lần 2.- Đọc chính tả. - Hướng dẫn sửa lỗi. - Thống kê số lỗi. - GV thu 1 số vở - nhận xét. Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập. Mục tiêu: Biết phân biệt en/oen, làm đúng các bài tập phân biệt tiếng bắt đầu bằng ch/tr. Cách tiến hành: Bài 2 :Hs điền vào chỗ trống en hay oen - GV hướng dẫn – Hs làm vào vở - 1 em lên bảng làm Bài 3a: 1 em đọc yêu cầu - Lớp làm bài vào vở- hs 3 nhóm thi đua tìm từ. - GV thu 1 số bài nhận xét. 3- Củng cố - dặn dò : - HS thi đua tìm từ đúng - Nhận xét tiết học. - Rèn Hs yếu : Viết lại từ khó và khổ thơ 3. Rút kinh nghiệm :.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................ TOÁN. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU :Giúp hs: - Củng cố và vận dụng về gấp một số lên nhiều lần và về nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số. II . CHUẨN BỊ : - Các tấm bảng phụ III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1 : Khởi động Mục tiêu: Kiểm tra,kiến thức, kĩ năng Cách tiến hành: Nhận xét vở 4 em - Hs nêu : muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?. - 1 em giải theo tóm tắt Gv cho dạng toán gấp một số lên nhiều lần: Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập Mục tiêu: Củng cố và vận dụng về gấp một số lên nhiều lần và về nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số. Cách tiến hành: Bài 1 : Hs giải thích bài mẫu – hs làm vào sgk Bài 2 : Hs tự làm bài – nêu cách tính. - Lớp làm bài vào vở. Bài 3 : 2 em đọc dề – một em lên bảng tóm tắt – 1 em giải - Lớp làm bài vào vở . - Đây là dạng toán gì ? Bài 4 : Hs lần lượt vẽ từng đoạn thẳng vào vở và từng bước thực hiện phép tính. 3- Củng cố - dặn dò : - HS thi đua đặt đề toán về gấp một số lên nhiều lần. - Nhận xét tiết học. - Rèn Hs yếu : Đặt tính rồi tính: 68 : 2 55 : 5 Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................ TỰ NHIÊN XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG THẦN KINH ( TIẾP THEO) I. MUC TIÊU:. - Sau bài học hs biết : - Vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người. - Nêu ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. 1- Các hình trong sgk 2- Hình cơ quan thần kinh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Bài cũ: P Thế nào là phản xạ ?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> P Nêu 1 số ví dụ về phản xạ cho thấy tuỷ sống điều khiển hoạt động? 2. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động 1: 1: quan sát Mục tiêu : Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con ngưòi . Bước 1: . - Hs làm việc theo nhóm - Hs quan sát hình 1, - trả lời theo gợi ý; P Khi bất ngờ dẫm phải đinh Nam có phản ứng thế nào? Hoạt động này do não hay tuỷ sống trực tiếp điều khiển? . P Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu? Việc làm đó có tác dụng gì? P Theo bạn, não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt dộng có suy nghĩ và khiến Nam ra quyết đinh là không vứt đinh ra đường? Bước 2 : - Làm việc cả lớp - Một số nhóm báo cáo kết quả - Gv : treo hình giảng và kết luận Hoạt động 2 : Thảo luận Mục tiêu : Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể. Bước 1 : Làm việc cá nhân - Hs đọc ví dụ sgk và nêu 1 vài ví dụ khác Bước 2 : Thảo luận theo cặp Bước 3 ; Làm việc cả lớp - Hs trả lời P Theo em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học ? P Nêu vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì? - Gv kết luận 3- Củng cố - dặn dò. - Nêu vai trò của não, tuỷ sống ? - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................. LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI. SO SÁNH I. MỤC TIÊU :Giúp hs: 1. Nắm được 1 kiểu so sánh mới: so sánh sự vật với con người 2. Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái; tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc, bài tập làm văn. 3. Không yêu cầu làm bài 3.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> II . CHUẨN BỊ : - Giáo viên: bảng phụ, phiếu học tập. - Học sinh: vở. III- CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Kiểm tra,kiến thức,kĩ năng Cách tiến hành: - 3 HS làm BT2 tiết LTVC tuần trước. - GV và cả lớp nhận xét Hoạt động 2: Dạy bài mới Mục tiêu:Nắm được 1 kiểu so sánh mới: so sánh sự vật với con người. Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái; tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc, bài tập làm văn. Cách tiến hành: Bài 1: - GV treo bảng phụ.- 1HS đọc yêu cầu. - Gv phân công cho các nhóm làm việc. - Các nhóm trình bày trên bảng lớp. - GV và cả lớp nhận xét - HS làm vào vở. Bài 2: - 1HS đọc yêu cầu.-GV hướng dẫn - GV phát phiếu BT2 . - Gv sửa bài. - HS làm vào vở. Củng cố - dặn dò: - Gv tuyên dương, giáo dục. - GV nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... THỂ DỤC. TRÒ CHƠI " ĐỨNG NGỒI THEO HIỆU LỆNH " I- MỤC TIÊU :. - Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang dóng hàng. Yêu cầu biết và thực hiện động tác tương đối chính xác. - Học động tác đi chuyển hướng phải, trái.Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối đúng. - Chơi trò chơi "Đứng ngồi theo hiệu lệnh". II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIẾN :. - Sân trường. - Còi, kẻ sân chơi.. III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP. Nội dung Hoạt động 1 : Phần mở đầu. Thời gian. Phương pháp. - GV nhận lớp phổ biến nội dung giờ học. - Hs đứng tại chỗ vỗ tay hát - Giậm chân đếm theo nhịp - Chơi trò chơi : Đi qua đường lội. 2' 1 1' 1'. - Lớp tập hợp 4 hàng dọc.. Hoạt động 2 : Phần cơ bản - Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng.. 5. - Gv làm mẫu – cán sự lớp đều khiển.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Ôn đi chuyển hướng phải, trái 10 - Chơi trò chơi"Đứng ngồi theo hiệu lệnh.. 3'. - Lớp tập luyện theo tổ. -Lớp tập hợp đội hình 2 -4 hàng dọc - GV nêu tên trò chơi, cách chơi - Cho SH chơi thử 2 lần 3- Biểu dương em chơi hay.. Hoạt động 3 : Phần kết thúc. 4'. - Vỗ tay hát- đi chậm theo vòng tròn.. - Lớp đứng vòng tròn. - GV - HS hệ thống bài - Giao bài tập về nhà : Ôn các nôị dungĐHĐN và RLKNVĐ. Rút kimh nghiệm ................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................. Thứ sáu, 7/10/2016 TẬP LÀM VĂN. NGHE KỂ : KHÔNG NỠ NHÌN. TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :. - Rèn kĩ năng nói : học sinh nghe và kể lại đựoc câu chuyện. - Không làm bài tập số 2 II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - Viết sẵn gợi ý lên bảng phụ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Kiểm tra,kiến thức,kĩ năng Cách tiến hành: - GVnhận xét bài tập làm văn tuần trước. - Đọc một bài văn hay cho cả lớp nghe.. Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói, nghe và kể lại đựoc câu chuyện. Cách tiến hành: Bài tập 1: Gv nêu yêu cầu và kể mẫu : - 1 em khá giỏi kể mẫu. Cả lớp và gv nhận xét. - Từng cặp hs kể cho nhau nghe. - Vài học sinh thi kể trước lớp. Củng cố - dặn dò - Các em chuẩn bị cho bài tập làm văn kì tới. - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm :................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... TOÁN. BẢNG CHIA 7 I. MỤC TIÊU:GIÚP HS:. - Dựa vào bảng nhân 7 để lập bảng chia 7 và học thuộc bảng chia 7. - Thực hành chia trong phạm vi 7 và giải toán..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> II- CHUẨN BỊ : - Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn .. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Kiểm tra,kiến thức,kĩ năng Cách tiến hành: - Hs lên bảng đọc bảng nhân 7 - Vài em nêu muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào và giải bài toán. - GVnhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn hs lập bảng chia 7. Mục tiêu: Lập bảng chia 7 và học thuộc bảng chia 7. Cách tiến hành: - Gv hướng dẫn tương tự bảng chia 6. - Nhiều Hs nối tiếp Hs lập bảng chia 7. - Tổ chức cho Hs học thuộc lòng theo hình thức: - Dãy,tổ, cá nhân đọc thuộc tại lớp Hoạt động 3: Thực hành Mục tiêu:: Thực hành bảng chia 7 và giải toán. Cách tiến hành: Bài 1: Gv hưóng dẫn cho hs làm bài. - Học sinh làm miệng tiếp nối. Bài 2: Tính nhẩm - Hs làm bài vào bảng con- 2 em lên bảng làm bài - Hs rút ra mối quan hệ giữa phèp nhân và chia. Bài 3: Học sinh nêu đề toán - Hs thực hiện giải bài toán – 1 em lên bảng. Bài 4: - Học sinh làm vàso sánh với bài 3. Củng cố và dặn dò - Học sinh thi đọc bảng chia 7. - Nhận xét tiết học.  Rèn Hs yếu : Đặt tính : 86 x 4 23 x 6 45 x 7 64 : 2 25 : 4 67 : 6 Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................ . Thứ bảy, 8/10/2016 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ ( Đã có giáo án riêng) ................................................................................................................... TẬP VIẾT. ÔN CHỮ HOA E, Ê I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :. - Củng cố cách viết chữ hoa E, Ê (đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định). - Viết tên riêng người dân tộc Ê- đê bằng chữ cỡ nhỏ, - Viết câu thơ ứng dụng bằng chư cỡ nhỏ. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :. - Mẫu chữ E,Ê. - Tên riêng Ê- đê và câu thơ trên dòng kẻ ô li..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Kiểm tra,kiến thức ,kĩ năng Cách tiến hành - GV kiểm tra HS viết bài ở nhà (trong vở TV) - 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước. - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con từ : Kim Đồng Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ hoa. Mục tiêu : Củng cố cách viết chữ hoa E, Ê (đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định). Cách tiến hành a- Luyện viết chữ viết hoa : E, Ê - GV viết mẫu chữ E ,Ê trên bảng con. b- Luyện viết từ ứng dụng - Gv giải thích từ Ê - đê - HS tập viết trên bảng con. c- Luyện viết câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng : - GV giúp HS hiểu nội dung câu thơ ứng dụng. - Lớp viết bảng con : 3- Hướng dẫn : HS viết vào vở : - GV nêu yêu cầu. * Viết chữ Ê : 2dòng cỡ to. * Chữ Ê : 2dòng cỡ nhỏ * Viết tên Ê-đê : 2 dòng cỡ nhỏ * Câu thơ 1 lần. - Lớp viết vào vở. 4- Chấm chữa bài. 5- Củng cố - dặn dò : - HS thi đua viết chữ đẹp, chưa viết xong về nhà viết tiếp , - Đọc lại câu ứng dụng. Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tổng kết tuần 7 GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 4: KĨ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN I.MỤC TIÊU - Giúp học sinh có cố gắng học tập trong tuần, thi đua với bạn chăm học,học giỏi. - HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần để có hướng khắc phục. - Nêu phương hướng tuần sau - Dạy ATGT bài 4: Kĩ năng đi bộ và qua đường an toàn II.CHUẨN BỊ - Sổ ghi chép theo dõi của các tổ trưởng, lớp trưởng III. NỘI DUNG SINH HOẠT A. Dạy an toàn giao thông bài: Kĩ năng đi bộ và qua đường an toàn B. Sinh hoạt lớp.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH Hoạt động 1 : Đi bộ an toàn trên đường. a) Mục tiêu - Kiểm tra nhận thức của HS về cách đi bộ an toàn. - HS biết xử lý tình huống khi gặp trở ngại trên đường. b) Cách tiến hành - GV kiểm tra HS : Để đi bộ được an toàn, em phải đi trên đường nào và đi như thế nào? GV nêu tình huống : Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không có vỉa hè, em sẽ đi như thế nào? Hoạt động 2 : Qua đường an toàn a) Mục tiêu - HS biết cách đi, chọn nơi và thời điểm để qua đường an toàn. - HS nắm được những điểm và những nơi cần tránh khi đi qua đường. b) Cách thực hiện  Những tình huống qua đường không an toàn + GV chia lớp làm 6 nhóm, cho HS thảo luận về nội dung 5 bức tranh và gợi ý cho HS nhận xét về những nơi qua đường không an toàn. Do đó muốn qua đường an toàn phải tránh những điều gì? GV rút ra kết luận những điều cần tránh:  Không qua đường ở giữa đoạn đường, nơi nhiều xe đi lại.  Không qua đường chéo qua ngã tư, ngã năm.  Không qua đường ở gần xe buýt hoặc xe ô tô đang đỗ, hoặc ngay sau khi vừa xuống xe.  Không qua đường trên đường cao tốc, đường có dải phân cách.  Không qua đường ở nơi đường dốc, ở sát đầu cầu, đường có khúc quanh hoặc có vật cản che tầm nhìn của xe đang đi tới.  Qua đường ở nơi không có đèn tín hiệu GT Nếu phải qua đường ở nơi không có tín hiệu đèn GT, em sẽ đi như thế nào? - Em sẽ quan sát như thế nào? - Em nghe, nhìn thấy gì? - Theo em khi nào qua đường thì an toàn? - Em nên qua đường như thế nào? c/ Kết luận  Các bước cần thực hiện khi qua đường: - Tìm nơi an toàn. - Dừng lại ở mép đường lắng nghe tiếng động cơ và quan sát nhìn bên trái, nhìn bên phải để quan sát xe ô tô, xe máy đang đi từ xa. - Khi đã xác định không có xe đang đến gần, xuống đường đi thẳng đến giữa đường nhìn bên phải để tránh xe đạp, xe máy.  Công thức: Dừng lại, quan sát, lắng nghe, suy nghĩ, đi thẳng. Hoạt động 3 : Bài tập thực hành + Em hãy sắp xếp theo trình tự các động tác khi qua đường + Gọi 2-3 HS nêu kết quả bài tập của mình, cả lớp nhận xét. CỦNG CỐ - Làm thế nào để qua đường an toàn ở nơi không có đèn tín hiệu. - Các bước để qua đường an toàn. Dặn dò : Em cần có thói quen quan sát xe cộ trên những đường phố cụ thể các em thường đi qua. Chuẩn bị : Quan sát con đường từ nhà đến trường để chuẩn bị bài học con đường an toàn. Hoạt động 4: Nhận xét công tác tuần qua Mục tiêu: HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần qua. * Lớp trưởng giới thiệu, điều khiển diễn biến tiết sinh hoạt * Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần +. Đạo đức, tác phong, chấp hành nội quy + Chuyên cần, đồng phục phù hiệu, xếp hàng ra vào lớp.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> + Giữ vệ sinh + Ôn bài đầu giờ + Học tập * Các lớp phó nhận xét từng mặt * Cả lớp tham gia ý kiến * Lớp trưởng đánh giá chung Tuyên dương khen ngợi, bình chọn tổ và và cá nhân xuất sắc * Lớp trưởng triển khai công tác tuần đến, phát đông thi đua * GV nhận xét chung ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Hoạt động 5:Phương hướng tuần tới - Thực chương trình tuần 8 - Tiếp tục thực trang trí lớp. Chăm sóc cây xanh - Xây dựng nề nếp lớp học ôn bài đầu giờ và xếp hàng nhanh nhẹn hơn - Giữ vệ sinh lớp và vệ cá nhân sạch sẽ, không xả rác bừa bãi - Học tập: Trong lớp cần chú ý nghe giảng và tích cực xây dựng bài. - Phải soạn sách vở và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. - Động viên những em chưa chăm ngoan học đều, Phụ đạo thêm cho những học yếu kém. - Động viên các em tham gia giải toán trên mạng. - Văn nghệ, vui chơi - Kết thúc, dặn dò. NHẬN XÉT CỦA TỔ KHỐI. NHẬN XÉT CỦA BGH. MĨ THUẬT. VẼ THEO MẪU : VẼ CÁI CHAI I- MỤC TIÊU : - Tạo cho HS có thói quen quan sát, nhận xét về hình dáng các độ vậtxung quanh. - Biết cách vẽ và vẽ được cái chai gần giống mẫu. II- CHUẨN BỊ : - Gv: một số chai có hình dạng, màu sắc, chất liệu khác nhau. - Bài mẫu hoàn chỉnh – chưa hoàn chỉnh - Hình gợi ý cách vẽ - Bài vẽ của hs lớp trước. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 1- Bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2- Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét . Mục tiêu: Tạo cho HS có thói quen quan sát, nhận xét về hình dáng các độ vậtxung quanh. Cách tiến hành: - Giới thiệu cho hs xem mẫu vẽ , ảnh - Cho hs nhận xét sự khác nhau về hình dáng và màu sắc cái chai. - Các phần chính của chai :miệng, cổ, vai, thân và đáy chai. - Chai được làm bằng thuỷ tinh và có mmàu : trắng đục, xanh đậm, nhạt,.. Hoạt động 2 : GV hướng dẫn cách vẽ cái chai Mục tiêu: Học sinh nắm được cách vẽ cái chai Cách tiến hành: - Gv cho từng nhóm chọn mẫu vẽ - Bồ cục bài vẽ cho hợp lý - Vẽ phác khung hình của chai và đường trục. - Quan sát mẫu để so sánh tỉ lệ các phần chính của chai. - Vẽ phác nét mờ hình dáng chai. - Sửa những chi tiết cho cân đối. Hoạt động 3 : GV hướng dẫn thực hành. Mục tiêu: Biết cách vẽ và vẽ được cái chai gần giống mẫu Cách tiến hành: - Gv quan sát và gợi ý cho từng nhóm hs :. - Điều chỉnh vị trí đặt mẫu cho tất cả hs đều nhìn rõ. - Nhắc lại cách vẽ. - Giới thiệu bài vẽ đẹp, chỉ ra lỗi điển hình mà nhiều hs mắc phải. 3- Củng cố: Nhận xét, đánh giá. - Khen ngợi những em bài vẽ đẹp. - Chuận bị : Quan sát trước người thân: ông, bà, cha, mẹ…. - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................ THỦ CÔNG. GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA ( tiết1) I- MỤC TIÊU. - HS biết ứng dụng cách gấp, cắt ,dán ngôi sao 5 cách để cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. - Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, dán hình II. CHUẨN BỊ: - GV: Mẫu bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh bằng giấy thủ công. - Quy trình gấp, cắt, dán III- CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :. Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Kiểm tra,kiến thức,kĩ năng Cách tiến hành: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs quan sát nhận xét. Mục tiêu: Quan sát và làm theo mẫu. Cách tiến hành: - Gv giới thiệu mẫu 1 số bông hoa - Gv nêu câu hỏi gợi ý cách gấp.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Gv liên hệ thực tế đưa ra sự khác nhau về màu sắc, cánh hoa Hoạt động 3: Gv hướng dẫn mẫu Mục tiêu: Hs tập gấp cắt trên giấy nháp. . Cách tiến hành: a- Gấp cắt , dán bông hoa 5 cánh - Hs thực hiện các thao tác gấp , cắêt ngôi sao 5 cánh và nhận xét. - Gv hướng dẫn như gấp cắt ngôi sao 5 cánh vẽ đường cong theo hình- dùng keo lượn theo đường cong. - Gọi 1 hs thực hiện lại thao tác gấp. - Hs tập gấp cắt trên giấy nháp. . Hoạt động 4: Nhận xét – dặn dò: Mục tiêu: Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, dán hình - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái động học tập và kết quả thực hành của HS. - Chuẩn bị bài sau. * Rút kimh nghiệm ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ............ AN TOÀN GIAO THÔNG Bài 5 : CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG I-MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - HS biết tên đường phố xung quanh trường.Biết sắp xếp các đường phố này theo thứ tự ưu tiên về mặt an toàn 2-Kĩ năng: - HS biết các đặc điểm an toàn / kém an toàn của đường đi - HS biết lựa chọn đường đến trường an toàn nhất 3- Thái độ: - Có thói quen chỉ đi trên những con đường an toàn II- CHUẨN BỊ GV: Tranh,phiếu đánh giá III-CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH Hoạt động 1: Đường phố an toàn và kém an toàn Mục tiêu: HS biết được đường phố nào an toàn và đường phố nào kém an toàn Cách tiến hành Gv chia lớp thành nhiều nhóm + Em hãy nêu tên một số đường mà em biết? Và miêu tả một số đặc điểm chính? GV gợi ý: - Đường rộng,hẹp,nhiều hay ít người xe cộ,đường 1 hay 2 chiều,có biển báo,đèn tín hiệu,vạch qua đường,giải phân cách không?... +Theo em đường đó là an toàn hay nguy hiểm? Tại sao? - GV chia lớp thành 4nhóm: Mỗi nhóm viết tên một đường phố,thảo luận và đánh dấu “ X” vào phiếu.Đường nào có nhiều dấu “có” là an toàn,nhiều dấu “không ” là kém an toàn PHIẾU BÀI TẬP BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA MỘT ĐƯỜNG PHỐ. Tên đường phố………………….. STT 01 02 03. Tên phố Đường phẳng,trải nhựa có dải phân cách Đường có lượng xe cộ đi lại Có vạch đi bộ qua đường. Có. Không.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 04 Có đen tín hiệu GT và biển báo GT 05 Có vỉa hè rộng 06 Vỉa hè bị lấn chiếm 07 Có đèn chiếu sáng 08 Có nhiều xe đỗ bên đường 09 Có đường sắt chạy qua 10 Có nhiều nhà, cây che khuất Cộng + Đường nào an toàn ? đường nào kém an toàn? - Các nhóm trình bày và nêu chú ý khi đi trên đường có đặc điểm không an toàn - Giáo viên nhấn mạnh những đặcđiểm con đường an toàn và bổ sung thêm những đặc điểm kém an toàn: đường hẹp ,đường đang sửa, đường bị đào bới đang xây dựng,vật liệu xây dựng bỏ trên lòng đường Hoạt động 2: luyện tập tìm con đường đi an toàn Mục tiêu:Biết đặc điểm con đường an toàn và kém an toàn, quan sát và biết xử lý khi gặp trường hợp không an toàn Cách tiến hành - Hs xem sơ đồ tìm con đường an toàn nhất theo sgk - Hs trình bày trên bảng ,giải thích vì sao chọn đường A,không chọn đường B =>Kết luận: - Cần chọn con đường an toàn khi đi đến trường Hoạt động 3: lựa chọn con đường an toàn khi đi học Mục tiêu: hs tự đánh giá được đặc điểm con đường an toàn hay chưa? Cách tiến hành: - 2-3 hs giới thiệu con đường từ nhà em đến trường,những đoạn đường nào an toàn ,đoạn nào chưa an toàn Nhận xét,bổ sung: -Gv phân tích ý đúng ,chưa đúng của học sinh khi các em nêu tình huống ở địa phương KẾT LUẬN: + Con đường an toàn có những đặc điểm gì? + Từ nhà đến trường em cần chú ý những điểm gì? - Nhận xét –dặn dò chuẩn bị bài: An toàn khi đi ô tô,xe buýt Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tổng kết tuần 7 I.MỤC TIÊU - Giúp học sinh có cố gắng học tập trong tuần, thi đua với bạn chăm học,học giỏi. - HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần để có hướng khắc phục. - Nêu phương hướng tuần sau II.CHUẨN BỊ - Sổ ghi chép theo dõi của các tổ trưởng, lớp trưởng III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH Hoạt động 1: Nhận xét công tác tuần qua Mục tiêu: HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần qua. * Lớp trưởng giới thiệu, điều khiển diễn biến tiết sinh hoạt * Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần +. Đạo đức, tác phong, chấp hành nội quy + Chuyên cần, đồng phục phù hiệu, xếp hàng ra vào lớp.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + Giữ vệ sinh + Ôn bài đầu giờ + Học tập * Các lớp phó nhận xét từng mặt * Cả lớp tham gia ý kiến * Lớp trưởng đánh giá chung Tuyên dương khen ngợi, bình chọn tổ và và cá nhân xuất sắc * Lớp trưởng triển khai công tác tuần đến, phát đông thi đua * GV nhận xét chung ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Hoạt động 2:Phương hướng tuần tới - Thực chương trình tuần 8 - Tiếp tục thực trang trí lớp. Chăm sóc cây xanh - Xây dựng nề nếp lớp học ôn bài đầu giờ và xếp hàng nhanh nhẹn hơn - Giữ vệ sinh lớp và vệ cá nhân sạch sẽ, không xả rác bừa bãi - Học tập: Trong lớp cần chú ý nghe giảng và tích cực xây dựng bài. - Phải soạn sách vở và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. - Động viên những em chưa chăm ngoan học đều, Phụ đạo thêm cho những học yếu kém. - Động viên các em tham gia giải toán trên mạng.. NHẬN XÉT CỦA TỔ KHỐI. NHẬN XÉT CỦA BGH. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tổng kết tuần 7 GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 6: AN TOÀN KHI ĐI Ô TÔ, XE BUÝT I.MỤC TIÊU - Giúp học sinh có cố gắng học tập trong tuần, thi đua với bạn chăm học,học giỏi. - HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần để có hướng khắc phục..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Nêu phương hướng tuần sau II.CHUẨN BỊ - Sổ ghi chép theo dõi của các tổ trưởng, lớp trưởng III. NỘI DUNG SINH HOẠT A. Dạy an toàn giao thông bài: An toàn khi đi ô tô,xe buýt B. Sinh hoạt lớp IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1-Hoạt động 1: An toàn lên,xuống xe buýt MT: HS biết nơi đứng chờ xe buýt,xe đò. Biết diễn tả cách lên,xuống xe an toàn TH+Em nào đã được đi xe buýt,xe đò? +Xe buýt đậu ở đâu để đón khách? =>Cho HS xem tranh 2 SGK +Ở đó có đặc điểm gì để ta dễ nhận ra(Nơi đó có mái che,chỗ ngổi chờ…) +Xe buýt có chạy qua tất cả các phố không? +Khi lên,xuống xe phải như thế nào?(Khi xe dừng hẳn,lên xuống theo thứ tự,không chen lấn,bám tay vịn cửa xe hoặc người lớn.khi xuống xe không được chạy qua đường =>2-3 HS lên thực hành động tác lên,xuống xe buýt 2-Hoạt động 2: Đường phố an toàn và kém an toàn MT: HS ghi nhớ những quy định ,hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt,xe đò Giải thích vì sao phải thực hiện những quy định đó TH : GV chia 4 nhóm,mỗi nhóm nhận 1 bức tranh ghi lại những điều tốt hay không tốt trong bức tranh của nhóm và cho biết hành động vẽ trong bức tranh là đúng hay sai. -Các nhóm mô tả hình vẽ trong bức tranh bằng lời và nêu ý kiến của nhóm -GV ghi lên bảng những hành vi nguy hiểm chủ yếu,yêu cầu HS mô tả những hành vi đứng,ngồi ở cửa xe khi đang chạy,đứng không vịn tay,ngồi trên xe thò đầu,tay ra ngoài =>Kết luận GV : Khi đi trên xe buýt ta cần thực hiện nếp sống văn minh để không ảnh hưởng đến người khác: Ngồi ngay ngắn không thò đầu,tay ra ngoài cửa sổ,phải bám vịn vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh,không để hành lí gần cửa lên xuống hay trên lối đi,không đi lại khi xe đang chạy.Khi xuống xe không xô đẩy và không đi qua đường ngay 3-Hoạt động 3: Thực hành MT: HS biết xử lí tình huống TH : -GV chọn 4 tổ mỗi tổ thảo luận và chuẩn bị diễn lại 1 trong các tình huống sau: TH1: Một nhóm HS chen nhau lên xe ,sau đó chen nhau ghế ngồi,1 bạn hs nhắc các bạn trật tự.Bạn đó sẽ nói như thế nào? TH2: Một cụ già tay mang 1 túi to mãi chưa lên được xe,2 bạn hs vừa đến chuẩn bị lên xe.Hai bạn sẽ làm gì? TH3: Hai hs đùa nghịch trên ô tô buýt,1 bạn hs khác đã nhắc nhở.Bạn hs ấy nhắc như thế nào? TH4: Một hành khách xách đồ nặng để ngay lối đi,1hs nhắc nhở và giúp người đó để vào đúng chỗ.Bạn đó nói như thế nào? =>Các nhóm báo cáo,nhận xét hành vi tốt,xấu,đúng,sai trong tình huống đó -GV nhận xét,đánh giá Củng cố: +Cần đón xe buýt ở đâu? +Khi đi xe cần thực hiện những điều nào cho an toàn? Hoạt động 4: Nhận xét công tác tuần qua Mục tiêu: HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần qua. * Lớp trưởng giới thiệu, điều khiển diễn biến tiết sinh hoạt * Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần +. Đạo đức, tác phong, chấp hành nội quy + Chuyên cần, đồng phục phù hiệu, xếp hàng ra vào lớp + Giữ vệ sinh + Ôn bài đầu giờ.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> + Học tập * Các lớp phó nhận xét từng mặt * Cả lớp tham gia ý kiến * Lớp trưởng đánh giá chung Tuyên dương khen ngợi, bình chọn tổ và và cá nhân xuất sắc * Lớp trưởng triển khai công tác tuần đến, phát đông thi đua * GV nhận xét chung ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………… Tuyên dương: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Hoạt động 5:Phương hướng tuần tới và giải pháp thực hiện thi đua trong tuần tới -Thực chương trình tuần 8 -Tiếp tục thực trang trí lớp. Chăm sóc cây xanh - Xây dựng nề nếp lớp học ôn bài đầu giờ và xếp hàng nhanh nhẹn hơn - Giữ vệ sinh lớp và vệ cá nhân sạch sẽ, không xả rác bừa bãi -Học tập: Trong lớp cần chú ý nghe giảng và tích cực xây dựng bài. Phải soạn sách vở và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. - Động viên những em chưa chăm ngoan học đều, Phụ đạo thêm cho những học yếu kém. - Phân công đôi bạn học cùng tiến. - Văn nghệ, vui chơi - Kết thúc, dặn dò. NHẬN XÉT CỦA TỔ KHỐI. .. ... NHẬN XÉT CỦA BGH.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> ..... LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRƯỜNG HỌC - DẤU PHẨY I- MỤC YÊU CẦU :. - Mở rộngvốn từ về trường học, qua BT giải các ô chữ. -Ôn tập về dấu phẩy (đặt giữa các thành phần). II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - 3 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn ô chữ ở BT1. - Các tờ phiếu cỡ nhỏ phô tô chữ, đủ phát cho từng HS – Bảng lớp viết 3 câu văn ở BT2 III- CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC : A- Kiểm tra bài cũ : - 2 HS làm miệng các BT1 và BT3 tuần 5. B- Dạy bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Mục tiêu:Mở rộngvốn từ về trường học, qua BT giải các ô chữ. Bài 1 : 2 em đọc yêu cầu – cả lớp đọc thầm theo, q/s ô chữ và điền chữ mẫu. - GV nhắc lại từng bước thực hiện BT. - 1 em lên bảng làm mẫu thứ 1. Bước 1 : Dựa theo lời gợi ý, các em phải đoán từ đó là gì ? Bước 2 : Ghi từ các ô trống theo hàng ngang, mỗi ô trống ghi một chữ cái. Nếu từ tìm được vừa có nghĩa đúng như lời gợi ý, vừa có số chữ các khớp với sô ô trống trên từng dòng thì chắc là em đã làm đúng. Bước 3 : Sau khi điền đầy đủ 11 dòng vào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột được tô màu là từ nào? - HS trao đổi theo cặp hoặc nhóm. - GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu - 5 nhóm thi đua. - HS làm vào vở theo lời giải đúng. - Có thể chọn những cách làm khác. - 1 HS đọc nội dung 1 dòng bất kỳ. Gọi bạn TL - Lớp nhận xét. Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu: Ôn tập về dấu phẩy (đặt giữa các thành phần). Bài 2 : 1 HS đọc yêu cầu của bài - cả lớp đọc thầm từng câu văn, làm bài vào vở. - 3 HS lên bảng điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp - Lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. - Lớp chữa bài theo lời giải đúng. Câu a : Ông em, bố em, chú em đều là thợ mỏ. Câu b : Các bạn mới được kết nạp vào động đều là con ngoan, trò giỏi. Câu c : Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác hồ dạy, tuân theo điều lệ đội và giữ gìn danh dự Đội. C- Củng cố - dặn dò : - Dặn HS về tìm giải các ô chữ trên những tờ báo hoặc tạp chí dành cho thiếu nhi. Rèn Hs yếu : Rèn làm bài 1 a,b,c . a/ Oâng được so sánh với cháu. b/ Trăng khuya được so sánh với đèn. c/ /Những ngôi sao thức được so sánh với me thức vì con.ï Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(27)</span> ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………….. ---------------------* Rút kimh nghiệm…………………………………………………………………………………………………………… … ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………….. * Rút kimh nghiệm…………………………………………………………………………………………………………… … ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………….. ……………………………………………………………………………………………………………………… ………………… Thứ sáu, ngày 15 tháng 10 năm 2010 ---------------------……………………………………………………………………………………………………………………… ……………….. Thứ sáu, ngày 15 tháng 10 năm 2010. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. Sinh hoạt lớp - Giáo dục an toàn giao thông I. MỤC TIÊU:. 1. Sinh hoạt lớp. - Oån định tổ chức lơp, nhận xét ưu và khuyết diểm trong tuần. - Duy trì cách làm việc có kế hoạch..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Rèn tính thật thà, bạo dạn, dũng cảm trước tập thể. - Hs tích cực học tập. 2. Dạy ATGT bài 6: An toàn khi đi ô tô xe buýt. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Sinh hoạt lớp. a. Tình hình trong tuần qua. - BCS lớp nhận xét hoạt động của lớp trong tuần qua. Gv nhận xét, đánh giáï - Gv nhận xét chung: + Học tập: ……………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… + Nề nếp: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………... + Vệ sinh: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………... b. Phương hướng tuần tới: - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại. - Oån định nề nếp. Xây dựng nề nếp học tâp. - Rèn thói quen học bài cũ, chuẩn bị bài mới, ý thức xây dựng bài. - Vệ sinh lớp sạch sẽ. - Thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của Hs. 2. Dạy ATGT bài 6: An toàn khi đi ô tô xe buýt. (Xem giáo án soạn riêng ). NHẬN XÉT CỦA TỔ KHỐI. NHẬN XÉT CỦA BGH.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> NHẬN XÉT CỦA TỔ KHỐI. NHẬN XÉT CỦA BGH. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> I. NHẬN XÉT CÔNG VIỆC TRONG TUẦN : 1- Nề nếp : - HS đi học đều, đúng giờ qui định. - Vệ sinh lớp sạch sẽ .. - Ra chơi còn chạy nhảy xô đẩy nhau . - Xếp hàng ra vào lớp chưa tốt lắm. - Đồng phục gọn gàng sạch sẽ. 2- Học tập : - Còn vài em nói chuyện trong giờ học : Khôi, Đạt, đức, Quyết. - Một số em chưa có đủ đồ dùng học tập :Khôi, Tiến. - Còn vai em đọc chậm, viết xấu: Quyết, Khánh, Đăng Đạt - Một số các em thực hiện phép chia vừa học chưa đựơc tốt - Một số em còn chậm toán Quyết, Tiến, Tuyền, Khánh cần cố găng hơn. II- CÔNG VIỆC TUẦN TỚI : - Tiếp tục rèn chữ cho HS. - Duy trì sĩ số lớp, nhắc nhở HS đi học chuyên cần. - Thực hiện an toàn khi vui chơi. - Tiếp tục phụ đạo HS yếu. - Thực hiện an toàn giao thông.. ‰ Nhận xét tổ khối.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> ---------------------____________________________________________________ Thứ năm, ngày 15 tháng 10 năm 2009.

<span class='text_page_counter'>(32)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×