Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.75 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRỌN BỘ GIÁO ÁN VĂN 10 THEO ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NĂM HỌC 2016-2017 Thầy ( cô ) và các em học sinh nào có nhu cầu tìm đọc trọn bộ giáo án Ngữ văn 10 theo đánh giá năng lực ( gồm 5 bước: Khởi động- Hình thành kiến thức- Luyện tập-Vận dụng-Tìm tòi, mở rộng, xin liên hệ qua Thầy giáo có địa chỉ Email và gọi DĐ Số 01223745614 được giải đáp. Giáo án chuyển qua Email của thầy/cô. Thầy(cô) vui lòng khi gửi Email ghi rõ Họ và tên, Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh…) , số Di động cá nhân để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn. Tiết 45: THU HỨNG - Đỗ PhủNgày soạn: Ngày thực hiện: Cho các lớp: I. Mức độ cần đạt 1. Kiến thức : a/ Nhận biết: Biết thêm một khía cạnh và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật: kết cấu chặt chẽ , tính cô đọng , hàm súc của hình ảnh và ngôn ngữ thơ. b/ Thông hiểu:Hiểu được nỗi lòng của nhà thơ trong tình cảnh loạn li : nỗi nhớ quê , nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận của người xa quê . c/Vận dụng thấp:Lấy được những dẫn chứng để chứng minh. d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội để lí giải nội dung,nghệ thuật của tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng : a/ Biết làm: bài đọc hiểu về văn học sử b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về văn học 3.Thái độ : a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn học c/Hình thành nhân cách: có tinh thần yêu nước, yêu văn hoá dân tộc II. Trọng tâm 1 .Kiến thức: - Cảnh thu buồn và tâm trạng con người cũng thế. - Qua việc tiếp nhận văn bản , củng cố những kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm nghệ thuậ t của thơ Đường luật. 2. Kĩ năng : - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại . - Phân tích cảm hứng nghệ thuật , hình ảnh , ngôn từ và giọng điệu thơ . 3. Thái độ Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến lịch sử văn học đời nhà Đường, nhà thơ Đỗ Phủ - Năng lực đọc – hiểu thơ Đỗ Phủ - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ Đường - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị của những tác phẩm văn học thời nhà Đường; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của thơ Đỗ Phủ với các nhà thơ thời nhà Đường ( Thơ Lý Bạch, Bạch Cư Dị…) - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học. III. Chuẩn bị 1. Thầy: - SGK, SGV, Tài liệu tham khảo . - Sưu tầm tranh, ảnh về thời nhà Đường, về Đỗ Phủ, về thành Bạch Đế; - Sưu tầm các bản dịch khác về bài thơ. 2. Trò: Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, sản phẩm... IV. Tổ chức dạy và học. 1. Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” ? 3. Tổ chức dạy và học bài mới: 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) Chuẩn kiến thức kĩ năng Hoạt động của Thầy và trò cần đạt, năng lực cần phát triển - Nhận thức được nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh nhà thơ Đỗ Phủ, phong cảnh cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt mùa thu ở Trung Quốc, cho hs xem tranh ảnh (CNTT) để giải quyết nhiệm vụ. +Chuẩn bị bảng lắp ghép - Có thái độ tích cực, hứng * HS: thú. + Nhìn hình đoán tác giả Đỗ Phủ + Lắp ghép tác phẩm với tác giả + Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: "Cảm xúc mùa thu" của Đỗ Phủ được sáng tác năm 766- tức là sau khi loạn An- Lộc - Sơn đã kết thúc được 3 năm và chỉ 4 năm trước khi nhà thơ qua đời. Trong thời gian diễn ra loạn An- Sử và kể cả khi loạn AN-SỬ được dẹp tan một vài năm, đất nước TQ vẫn chìm ngập liên miên trong cảnh.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> loạn li. Cuộc sống của nhân dân vô cùng điêu đứng. GĐ ĐP cũng không phải là ngoại lệ. Để hiểu rõ hơn về thực trạng đất nước TQ cũng như hoàn cảnh, nỗi đau riêng của t/g chúng ta tìm hiểu: "Cảm xúc mùa thu"(Thu hứng). 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút) Hoạt động của GV - HS. Kiến thức cần đạt. Năng lực cần hình thành. Họat động 1: TÌM HIỂU CHUNG Hoạt động 1: đọc - hiểu khái quát Hs đọc phần Tiểu dẫn. sgk để tìm hiểu những tri thức khái quát. ? Dựa vào phần tiểu dẫn, hãy cho biết những nét cơ bản về cuộc đời và con người Đỗ Phủ. Hs trả lời cá nhân, nhận xét, bổ sung, đánh giá. GV giới thiệu và đưa ra kết luận hợp lí.. I. TÌM HIỂU CHUNG 1.Tác giả Đỗ Phủ 1. Đỗ Phủ (712 – 770) tự Tử Mỹ, người huyện Củng, nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.Tài năng của ông được người đời xưng tụng là Thi thánh Sống vào thời đất nước Trung Quốc triền miên trong cảnh loạn li, mặc dù Đỗ Phủ có làm vài chức quan nhỏ trong một thời gian ngắn song gia đình ông cũng lâm vào tình cảnh phiêu bạt, cơ cực và đến cuối đời lại chết vì bệnh tật. Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực lớn nhất, không chỉ của đời Đường, mà của cả lịch sử thơ ca cổ Trung Quốc. 2. Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt và cũng là tâm trạng buồn lo của nhà thơ. Nỗi lo ấy bắt nguồn nỗi buồn của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương lu lạc. 3. Bài thơ này còn tiêu biểu cho một số đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường như : nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình", nghệ thuật xây dựng các mối quan hệ đồng nhất và tương. -Năng lực thu thập thông tin.. -Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra.. Năng lực giao tiếng tiếng Việt.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> ứng. Họat động 2: Đọc - hiểu văn bản Đọc - Hiểu văn bản Gv cho Hs đọc văn bản gồm cả ba phần. Dưới sự hướng dẫn của GV, học sinh tìm hiểu bố cục của bài thơ. ? Đối chiếu bản dịch thơ và phiên âm trong hai câu thơ đầu để đưa ra nhận xét thích hợp. ? Hai câu đầu tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì. Tác dụng. Hs dựa vào văn bản, phân tích, suy luận để trả lời câu hỏi. Gv đánh giá, đưa ra nhận xét và đánh giá thích hợp.. ? Nhận xét về nghệ thuật và tác dụng của nó đưcợ sử dụng trong hai câu thực. HS phân tích, suy luận trả lời, bổ sung cho nhau.. ? So sánh giữa phiên âm và dịch thơ để thấy được giá trị của bút pháp tả thực. ? Khái quát giá trị của bốn câu thơ đầu. HS khái quát hoá, trả lời câu hỏi.. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Bốn câu thơ đầu - Trong hai câu thơ đầu: cảnh mùa thu ảm đạm và hiu hắt (cũng có một chút dữ dội nhưng chỉ làm cho cảnh thêm sâu thẳm, hoang vu). + Câu 1: Cảnh rừng phong xơ xác, tiêu điều vì sương móc trắng xoá. + Câu 2: Những dãy núi mờ mịt trong sương, cảnh càng thêm hiu quạnh. + Câu 3: Những đợt song Trường Giang dữ dội cao tậ lưng trời. + Câu 4: Những đám mây đùn lại nơi cửa ải xa xôi cảnh thu khác xa dưới đồng bằng hoặc chốn thị thành. Hai câu đầu là cách đối liên tiếp (lưu thuỷ đối) đã vẽ lên một không gian rộng lớn,nhuốm màu tang tóc với hình ảnh của rừng phong, khí tiêu sâm. +. Câu đầu có kết cấu ngữ pháp 2/2/3 dùng để chỉ sự chỉ vật. Ngọc lộ là hình ảnh của thời gian. Thời gian đã tàn phá không gian. Cảnh thu ở đây không tráng lệ như trong thơ cổ. Thời gian đã làm héo úa cảnh thu. - Cảnh thu được nhìn từ xa, ẩn chứa cảm xúc, tâm trạng:. Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy. -Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra.. -Năng lực hợp tác, trao đổi..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Gv: Nếu như bốn câu đầu là không gian xa xôi nơi của ải, chốn rừng phong âm u, hiu quạnh thì đến bốn câu cuối, cảnh đã chuyển từ viễn cảnh sang cận cảnh. Tầm nhìn của nhà thơ đã thay đổi từ không gian xa, đến không gian gần rồi lặn vào không gian tâm tưởng. ? Nhận xét về ý nghĩa của hai câu luận. Gv gợi: Câu 5 là câu thơ đa nghĩa có hai cách hiểu, nên hiểu theo cách nào cho hợp lí.. + “Điêu thương, tiêu sâm”: tâm trạng buồn lo + “Đùn”: cảnh thu bị dồn nén, thể hiện tâm trạng lo âu nơi biên giới chưa bình yên sau những năm loạn lạc (An Lộc Sơn, Sử Tư Minh) => Cảnh lấn tình, tình sâu trong cảnh. - Cảnh mùa thu với những yếu tố gợi buồn : sương trắng, lá cây phong chuyển màu, những địa danh gợi sự hiểm trở, hiu hắt, mây âm u sà giáp mặt đất,... khiến lòng người cũng buồn như cảnh. - Hai câu thực: +. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối, về mặt hình thức là đối tương phản, nhưng về ý nghĩa là đối tương thành: Tương phản ở chỗ không gian vận động từ thấp lên cao, đối lập với câu 4, từ cao xuống thấp. Tương thành, thống nhất ý nghĩa ở chỗ: đều diễn đạt khoảng cách dữ dội, sự buồn thảm. Khoảng cách đã bị đảo lộn để diễn tả sự bi kịch về cuộc đời, thời thế Ý thơ đã được bản dịch thơ thể hiện khá thành công nhưng hướng vận động của sóng và mây trong nguyên tác chưa được bản dịch thơ thể hiện rõ. Bốn câu thơ đầu tác giả đã tả cảnh thu trên sông nước. - Năng lực giải quyết vấn đề: Năng lực sáng tạo Năng lực cảm thụ, thưởng thức cái đẹp.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> ?Hai lần có ý nghĩ gì.. ? Từ hoàn cảnh lịch sử và bản thân ĐP theo em, ĐP đã tuôn rơi nước mắt khóc vì ai? Hs thảo luận nhóm theo bàn và trả lời câu hỏi. ?So sánh nguyên tác và dịch thơ từ đó hiểu hơn về tâm sự của ĐP.. Gv: Câu 6 là một câu thơ độc đáo, tác giả đặt từ “cô” lên đầu để nhấn mạnh tư thế của nhà thơ. Con thuyền bị buộc chặt ở đất Quỳ Châu cũng giống như lòng người bị thắt lại, giữ lại mãi nơi đây tấm lòng nhớ quê cũ.Tình cảm càng dồn nén. ? Nhận xét gì về sự bất thường trong hai câu kết. GV: bài thơ kết thúc với âm thanh của tiếng chày đập vải ở thành Bạch Đế lúc chiều tà tạo nên dư âm đọng lại mãi trong lòng người đọc. Âm thanh của tiếng chày khép lại bài thơ nhưng lại là nốt nhạc đầu tiên trong bản nhạc buồn.. và miền quan ải vói một cảm giác hết sức dữ dội và âm u. Bức tranh thu có phần tiêu điều xơ xác.Vì vậy, nó không chỉ để nói về thiên nhiên mà còn cho ta gợi nhớ đến thời thế cuộc đời lúc bấy giờ. 2. Bốn câu cuối - Khóm cúc nở hoa hai lần, con thuyền lẻ loi gắn với mối tình nhà và âm thanh của tiếng chày đập vải khiến lòng người khách xa xứ càng thêm sầu não. Bài thơ không miêu tả trực tiếp xã hội nhưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời. - Hai câu luận: Được Kim Thánh Thán cho là giai cú (câu thơ đẹp); được Quách Mạt Nhược cho là thiên cổ lệ cú. +. Đây là một cặp câu đa nghĩa có nhiều cách hiểu: khóm cúc đã hai lần nở hoa và tuân thêm dòng nước mắt của năm ngoái, vẫn khóc dòng nước mắt cũ, hay nhìn hoa cúc nở mà tưởng như cúc đang nhỏ lệ. Dù hiểu theo cách nào đi nữa thì mục đích chính của câu thơ cũng là dùng cảnh để nói tâm trạng của người. +. Hai chỉ thời gian tác giả đến Quỳ Châu, nhưng đồng thời cũng mang ý nghĩa chỉ số nhiều. +. Cúc không chỉ nở một lần mà đã nở nhiều lần. Nhưng cúc có thể khác riêng dòng lệ, tiếng khóc.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> vẫn vậy, vẫn cùng một nỗi đau xót. Hay cũng có nghĩa là ĐP khóc nhiều lần. +. ĐP đã tuôn rơi những giọt nước mắt trước những đau thương trong cảnh loạn li., trước hiện thực đau thương: đất nước mới hưng thịnh ngày nào mà giờ đây đã xơ xác tiêu điều. Đồng thời cũng chính tiếng khóc của ĐP cho chính bản thân ông và gia đình. +. Bản dịch thơ đã để mất từ “cô”. Đây không phải là con thuyền bình thường mà là con thuyền cô lẻ, gợi sự cô đơn lẻ loi của chính nhà thơ. Cụm từ “cố viên tâm”, tấm lòng nhớ nơi quyền quý, cũng không được thể hiện ý nghĩa trong dịch thơ. Nỗi nhớ vườn cũ chính là nhớ về đất Trường An. Điều này thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước của ĐP. Hai câu luận, ngoại cảnh và tâm cảnh đã đồng nhất với nhau. - Hai câu kết: +. Hai câu kết vẽ lên cảnh sinh hoạt quen thuộc của người TQ xưa. Chính vì điều nay mà nhiều người đã chê hai câu cuối quá thực. +. Hai câu thơ chính là cái dư vị còn lại của bài thơ. Tác giả không nhằm tả thực màchỉ mươn cảnh để nối tiếp cái tâm thu. Với con người xa quê, cảnh vật ấy chỉ càng làm lòng người.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> thêm quặn thắt. Họat động 3: TỔNG KẾT Tổng kết: III. TỔNG KẾT: ?Nêu những đặc sắc về mặt nội dung và 1.Giá trị nghệ thuật nghệ thuật của bài thơ. - Bút pháp tả cảnh ngụ HS tổng hợp, khái quát lại và trả lời cá tình. nhân. - Nghệ thuật đối độc đáo. - Kết cấu chặt chẽ. 2. Ý nghĩa văn bản Bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả.. Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy. 3.LUYỆN TẬP ( 3 phút) Hoạt động của GV - HS GV giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Cảnh sắc mùa thu trong hai câu thơ đầu của bài thơ trên như thế nào? a.Hoành tráng,dữ dội. b.Thanh thoát ,nhẹ nhàng. c. Bi thương ,tàn tạ. d. Buồn và rất đẹp. Câu hỏi 2: Phong cách của nhà thơ Ðỗ Phủ giai đoạn cuối như thế nào? a. Trầm uất,bi tráng. b. Cô đơn ,buồn bã. c. Tự nhiên ,tinh tế. d. Hào phóng ,bay bổng. Câu hỏi 3:Chữ "lệ"trong câu thơ: "Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ"chỉ nước mắt của ai? a. Hoa cúc. b. Ðỗ Phủ. c. Người dân trong xã hôi. d. Cả ba phương án(A,B,C)đều đúng. Câu hỏi 4: Trong các tác giả sau ai là. Kiến thức cần đạt TRẢ LỜI [1]='c' [2]='a' [3]='b' [4]='a'. Năng lực cần hình thành Năng lực giải quyết vấn đề:.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Danh nhân văn hoá thế giới? a. Ðỗ Phủ. b. Lí Bạch. c.Bạch Cư Dị. d. Thôi Hiệu. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:. 4.VẬN DỤNG ( 5 phút) Hoạt động của GV - HS GV giao nhiệm vụ: 1/ Nêu chủ đề của bài thơ? 2/ Xác định phép liệt kê trong 6 dòng thơ đầu? Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê đó là gì? 3/ Chữ lệ ở câu thơ Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ được hiểu như thế nào ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ này. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:. Kiến thức cần đạt 1/ Bài thơ có chủ đề: Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt và cũng là tâm trạng buồn lo của nhà thơ Đỗ Phủ. Nỗi lo ấy bắt nguồn từ nỗi buồn của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương lưu lạc. 2/ Phép liệt kê trong 6 dòng thơ đầu : rừng phong – núi Vu, kẽm Vu- sóng rợn- mây đùn cửa ải- khóm cúc-con thuyền Hiệu quả nghệ thuật: Qua phép liệt kê, cảnh thiên nhiên được nhìn trong tầm bao quát rộng và xa, rồi bị thu hẹp lại và cuối cùng chìm vào tâm hồn nhà thơ. Cảnh mùa thu với những yếu tố gợi buồn khiến lòng người cũng buồn như cảnh. Điều đó cũng phù hợp với sự vận động của tứ thơ : từ cảnh đến tình. 3/ Chữ lệ ở câu thơ Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ được hiểu : có thể là lệ của người, cũng có thể là lệ của hoa cúc. Hiệu quả nghệ thuật: Mỗi lần nhìn. Năng lực cần hình thành Năng lực giải quyết vấn đề:.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh nhớ quê hương. Những giọt nước mắt theo đó cũng tự nhiên rơi không sao ngăn lại được.. ÌM TÒI, MỞ RỘNG.( T Hoạt động của GV - HS. 2 phút). Kiến thức cần đạt. Năng lực cần hình thành GV giao nhiệm vụ: - Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng Năng lực tự học. + Vẽ sơ đồ tư duy bài thơ phần mềm Imindmap + Tìm đọc thêm các bài - Tra cứu tài liệu trên mạng, thơ của Đỗ Phủ trong sách tham khảo. + Sưu tầm một số bài thơ viết về mùa thu thơ Trung đại Việt Nam. -HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:. 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.( 5 PHÚT) -Hoàn cảnh ra đời bài thơ. -Tâm trạng và nỗi lòng của tác giả. -Tài năng của một bậc “thi thánh”. -Học thuộc lòng bài thơ . -Kể tên một vài bài thơ cùng đề tài mùa thu của thi nhân Việt Nam -Và soạn bài “Đọc thêm”HOÀNG HẠC LÂU-KHUÊ OÁN-ĐIỂU MINH GIẢN.
<span class='text_page_counter'>(11)</span>