Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Chuyên đề quyết định hình phạt bộ luật hình sự 2015 sđ, bs 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.62 KB, 52 trang )

CHUYÊN ĐỀ: QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
(BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2017)

I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
Quyết định hình phạt là hoạt động nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự, do
Toà án (Hội đồng xét xử), nhân danh Nhà nước lựa chọn áp dụng biện pháp trách
nhiệm hình sự cụ thể đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội
trên cơ sở các căn cứ do luật hình sự quy định nhằm đạt được các mục đích của trách
nhiệm hình sự.
Định tội danh và quyết định hình phạt là hoạt động nhận thức, có tính logic
và là những giai đoạn cơ bản của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự,
trong đó quyết định hình phạt là giai đoạn sau cùng, được Tòa án thực hiện ngay
sau khi đã xác định được tội danh và tùy vào từng trường hợp cụ thể để quyết định
miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc xác định khung hình phạt để quyết
định loại hình phạt, mức hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và có thể cả
hình phạt bổ sung), biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp chấp hành hình phạt áp
dụng cho chính người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội trong phạm
vi do luật hình sự quy định, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách
nhiệm hình sự...
Như vây, những nội dung của hoạt động quyết định hình phạt có thể là miễn
trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt (hoạt động quyết định hình phạt chấm dứt từ
thời điểm có quyết định trên) hoặc nếu Tịa án quyết định áp dụng hình phạt thì
hoạt động quyết định hình phạt đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại
phạm tội bao gồm xác định khung hình phạt và xác định hình phạt và mức hình
phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung) hoặc các biện
pháp cưỡng chế hình sự khác (biện pháp tư pháp), hoặc áp dụng các biện pháp
chấp hành hình phạt (án treo) trong phạm vi luật hình sự cho phép. Trong đó việc
Tịa án lựa chọn loại hình phạt và mức độ hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt



2

chính hoặc có thể kèm theo hình phạt bổ sung) trong phạm vi luật hình sự quy định
áp dụng với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội là nội dung
chính của quyết định hình phạt.
Quyết định hình phạt có ý nghĩa chính trị - xã hội, đạo đức và pháp lý rất lớn.
Việc tuân thủ nghiêm chỉnh luật hình sự trong quyết định hình phạt là điều kiện
cần thiết và quan trọng của việc thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước trong
phịng chống các hành vi phạm tội.
Quyết định hình phạt có căn cứ, đúng pháp luật, công bằng là tiền đề, điều
kiện và là cơ sở pháp lý để đạt được mục đích của hình phạt, để bảo đảm và nâng
cao hiệu quả của hình phạt, của trách nhiệm hình sự, nghĩa là mới có khả năng cải
tạo, giáo dục người, pháp nhân thương mại bị kết án trở thành chủ thể có ích cho
xã hội, mới có tác dụng răn đe, phịng ngừa chung. Đồng thời, quyết định hình phạt
đúng cịn góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phịng và chống các hành vi phạm
tội, góp phần củng cố, tăng cường pháp chế và trật tự pháp luật XHCN.
Dĩ nhiên, hình phạt có đạt được mục đích, đạt được hiệu quả hay khơng cịn
phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: những yếu tố thuộc về xây dựng
hệ thống pháp luật, những yếu tố thuộc về áp dụng pháp luật, những yếu tố về chấp
hành pháp luật, những yếu tố kinh tế - xã hội liên quan đến hình phạt... nhưng yếu
tố quyết định hình phạt đúng giữ vai trị trọng yếu.
II. Những nguyên tắc quyết định hình phạt
Để cho việc quyết định một hình phạt có căn cứ, đúng pháp luật, công minh
đối với người hoặc pháp nhân thương mại bị kết án, Tòa án phải tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam. Đó là những tư tưởng chỉ đạo được
thể hiện qua nội dung các điều luật của BLHS, xác định và định hướng hoạt động
của Tịa án trong việc áp dụng hình phạt đối với người, pháp nhân thương mại bị
kết án. Vì vậy, các Tịa án cần phải nhận thức đúng đắn và vận dụng chính xác,
thống nhất các nguyên tắc đó khi quyết định hình phạt.
Quyết định hình phạt là một khâu quan trọng trong quá trình áp dụng luật

hình sự. Vì nếu như việc cân nhắc các mục đích của hình phạt một mặt cho phép
xác định được loại và mức hình phạt nào trong những trường hợp cụ thể đó có khả
2


3

năng tối ưu nhất trong việc bảo vệ các quan hệ xã hội, mặt khác, cũng có khả năng
tốt nhất là thỏa mãn ý thức pháp luật của nhân dân, cải tạo và giáo dụng người bị
kết án thì việc tn thủ các ngun tắc của luật hình sự nói chung và những ngun
tắc quyết định hình phạt nói riêng sẽ bảo đảm hoạt động đúng đắn của Tòa án khi
áp dụng các chế tài hình sự tạo điều kiện cho việc đạt được mục đích và nâng cao
hiệu quả của hình phạt. Điều này làm cho việc quyết định hình phạt của Tịa án có
một cơ sở xã hội, chính trị, pháp lý và đạo đức vững chắc phù hợp với các giá trị tư
tưởng, đạo đức tồn tại trong xã hội, hơn nữa nó cịn nâng cao uy tín của Tịa án,
của các cơ quan bảo vệ pháp luật và của Nhà nước nói chung.
Do vậy, trong khi quyết định hình phạt địi hỏi cũng phải tn thủ triệt để các
nguyên tắc của luật hình sự. Những nguyên tắc này bảo đảm cho việc quyết định
hình phạt được cơng minh, có căn cứ, đúng pháp luật, đạt được mục đích của hình
phạt. Đó là: ngun tắc pháp chế, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc nhân đạo, và
nguyên tắc cá thể hóa hình phạt.
2.1. Ngun tắc pháp chế trong quyết định hình phạt
Trong chế độ thực dân phong kiến trước đây, pháp luật luôn luôn là công cụ
đàn áp giai cấp. Cho nên khi nói đến luật hình sự là nói đến hình phạt dã man, tàn
khốc và và cực kỳ hà khắc. Hình phạt được áp dụng khơng chỉ trừng trị hành vi mà
con trừng trị cả quan điểm, suy nghĩ của con người. Hình phạt được áp dụng không
chỉ đối với người thực hiện hành vi phjam tội mà cịn đối với những người thân
thích trong gia đình, dịng tộc của họ, đó là trường hợp “tru di tam tộc” hoặc “cửu
tộc”.
Trong chế độ mới ở Việt Nam chúng ta, pháp chế XHCN là một trong những

nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự, đó là phương thức quan trọng trong quản lý
nhà nước được xây dựng từng bước qua các giai đoạn phát triển của nhà nước và
pháp luật Việt Nam. Điều 12 Hiến pháp 1980 quy định nguyên tắc pháp chế
XHCN là cơ sở hoạt động của tồn bộ bộ máy nhà nước Cộng hịa XHCN Việt
Nam, và được tái khẳng định trong Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013.
Ngày nay nguyên tắc pháp chế XHCN được coi là nguyên tắc cơ bản của pháp luật
và là nguyên tắc chủ đạo của luật hình sự Việt Nam. Nội dung của nguyên tắc pháp
3


4

chế thể hiện ở chỗ tất cả những gì là cơ sở của TNHS, của việc áp dụng hình phạt,
biện pháp tư pháp cũng như của việc áp dụng các hình thức TNHS khác với tư
cách là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm đều phải được quy định trong
đạo luật hình sự.
Cũng như tội phạm, hình phạt chỉ có thể và phải được quy định trong luật, chỉ
có luật mới có thể xác định hình phạt cho mỗi tội phạm và quyền làm luật chỉ có
thể trao cho nhà làm luật – Quốc hội – cơ quan lập pháp cao nhất của nhà nước.
Yêu cầu hình phạt phải được quy định trong luật hình sự là sự thể hiện rõ nét
nguyên tắc pháp chế về hình phạt. Hiện nay văn bản luật duy nhất quy định các loại
hình phạt là BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017). Trong BLHS, hình phạt được quy
định ở cả Phần chung và Phần các tội phạm.
Phần chung của BLHS quy định mục đích của hình phạt, hệ thống hình phạt,
nội dung, điều kiện và phạm vi áp dụng của từng loại hình phạt cụ thể, việc quyết
định hình phạt (căn cứ quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt...), miễn trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành
hình phạt...
Trong Phần các tội phạm của BLHS, các loại hình phạt và mức hình phạt
được quy định đối với từng loại tội phạm cụ thể. Tính chất và mức độ nghiêm khắc

của hình phạt được quy định cho các tội phạm cụ thể là xuất phát từ tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng tội phạm cũng như yêu cầu đấu tranh
phịng và chống loại tội phạm đó. Tội phạm càng nghiêm trọng thì hình phạt càng
nghiêm khắc. Sự đa dạng và phong phú về các loại tội phạm đòi hỏi phải có sự đa
dạng, phong phú và cân đối về các loại hình phạt với mức độ cưỡng chế nặng, nhẹ
khác nhau.
Sự cân đối giữa hình phạt với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm tạo
cơ sở để áp dụng luật hình sự một cách hợp lý, cơng bằng và có hiệu quả.
Ngun tắc pháp chế về hình phạt (Nulla poena sine lege) có tính tuyệt đối, nó
được áp dụng đối với tất cả các loại hình phạt hình sự và khơng có ngoại lệ.
Ngun tắc này dẫn tới nguyên tắc tương xứng của hình phạt, có nghĩa hình phạt
khơng được nghiêm khắc q đáng so với tính chất nghiêm trọng thực tế của hành
4


5

vi bị luật hình sự cấm. Nguyên tắc pháp chế về hình phạt cũng địi hỏi nhà làm luật
quy định loại hình phạt áp dụng cũng như mức tối đa và tối thiểu của nó rõ ràng
trong điều luật về tội phạm cụ thể. Thẩm phán có nghĩa vụ tơn trọng giới hạn hình
phạt được xác định bởi luật. Nguyên tắc pháp chế “Nulla poena sine lege” địi hỏi
chỉ có luật mới quy định hình phạt. điều đó có nghĩa Tịa án khơng những khơng có
quyền thiết lập hình phạt mới và cũng không thể áp dụng tương tự về hình phạt mà
cịn phải hành động trong những giới hạn mà nhà làm luật quy định. Tịa án khơng
có quyền quyết định hình phạt vượt mức tối đa mà khung hình phạt quy định đối
với tội phạm mà họ xét xử, nhưng trong những trường hợp nhất định họ có quyền
quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật quy định hoặc chuyển sang
một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (Điều 54 BLHS).
Hệ quả của nguyên tắc pháp chế về hình phạt được thể hiện ở chỗ nếu văn bản
pháp luật mới nghiêm khắc hơn so với văn bản pháp luật cũ sẽ không được áp

dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước khi văn bản pháp luật mới có hiệu lực
thi hành. Theo khoản 2 Điều 7 BLHS, điều luật quy định một tội phạm mới, một
hình phạt nặng hơn khơng được áp dụng đối với những hành vi được thực hiện
trước khi nó có hiệu lực thi hành. Tương tự, trường hợp điều luật mở rộng phạm vi
áp dụng của đạo luật bằng quy định mới, thay đổi chế độ tái phạm, tái phạm nguy
hiểm, chế độ tổng hợp hoặc không tổng hợp hình phạt hoặc bổ sung hình phạt bổ
sung mới hoặc bỏ trường hợp giảm hình phạt, miễn hình phạt, hạn chế phạm vi áp
dụng án treo...và các quy định khác làm xấu tình trạng của người phạm tội đều
khơng được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước khi điều luật đó có hiệu
lực pháp luật.
Như trên đã trình bày, đạo luật hình sự Việt Nam khơng có hiệu lực hồi tố, tuy
nhiên có những trường hợp ngoại lệ thì đạo luật hình sự lại có hiệu lực hồi tố. Đó
là trường hợp liên quan tới đạo luật hình sự mới nhưng nhẹ hơn, ít nghiêm khắc
hơn so với đạo luật cũ. Hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự ít nghiêm khắc hơn
(cịn được gọi là hiệu lực hồi tố in mitius) được thừa nhận khơng chỉ ở nước ta mà
cịn ở phần lớn các nước trên thế giới. Nó được chấp nhận là vì lợi ích xã hội và lợi

5


6

ích của chính cá nhân người phạm tội. Điều này đã được ghi nhận tại khoản 3 Điều
7 BLHS.
Đòi hỏi hình phạt chỉ có thể và phải được quy định trong đạo luật hình sự sẽ
tránh được tình trạng vơ pháp luật, tùy tiện, xâm phạm thô bạo các quyền và tự do
của con người trong việc áp dụng luật hình sự, tình trạng như vậy đã hay xảy ra trong
các thời kỳ phong kiến, thời pháp thuộc trước đây ở nước ta.
Ngun tắc pháp chế về hình phạt cịn thể hiện ở chỗ hình phạt chỉ có thể do
Tịa án quyết định đối với người phạm tội và việc tun hình phạt phải cơng khai

tại phiên tịa và bằng một bản án. Nguyên tắc pháp chế còn thể hiện ở tính chính
xác của hình phạt được tun, tính lập luận và bắt buộc có lý do trong bản án được
tun, tính hợp lý của việc quyết định hình phạt. Trước hết là hình phạt quyết định
đối với người phạm tội phải cụ thể về loại và mức hình phạt, hai là Tịa án phải làm
sáng tỏ các tình tiết trong vụ án trong quá trình xét xử để làm căn cứ cho việc
quyết định hình phạt, đồng thời phải chỉ rõ lý do của việc quyết định hình phạt.
Như vậy, quá trình xét xử và quyết định hình phạt của Tòa án phải tuân thủ
nghiêm ngặt các thủ tục được quy định trong BLTTHS. Tồn bộ q trình tố tụng
để đi đến phiên tàa xét xử để định tội và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
đều do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước tiến hành, đó là: Cơ quan điều tra
thực hiện các hoạt động điều tra tội phạm; Viện kiểm sát thực hiện công tác kiểm sát
điều tra, thực hành quyền công tố của Nhà nước, thay mặt Nhà nước truy tố người
phạm tội và buộc tội họ trước Tòa án. Còn Tịa án thực hiện hoạt động xét xử theo
trình tự luật TTHS quy định. Việc luật hình sự quy định hình phạt do Tồ án quyết
định là đảm bảo sự thận trọng, khách quan toàn diện và triệt để trách oan sai và như
vậy phù hợp với Điều 8 của Tun ngơn tồn thế giới về nhân quyền năm 1948:
“Mỗi người đều có quyền được thực sự bảo vệ tại các Tồ án có thẩm quyền trong
nước để chống lại những hành vi xâm phạm tới các quyền cơ bản đó được hiến
pháp hay luật pháp của các nước đó thừa nhận”.
Hình phạt với ý nghĩa là biện pháp cưỡng chế nhà nước nhằm thực hiện quan
hệ pháp luật hình sự nảy sinh giữa người có hành vi phạm tội và Nhà nước. Do đó,
hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với chính người có hành vi phạm tội. Hình phạt là
6


7

hậu quả pháp lý của tội phạm, là công cụ để thực hiện TNHS. Theo luật hình sự
Việt Nam thì TNHS là TNHS cá nhân. Vì vậy, hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với
chính cá nhân người phạm tội, hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Khẳng định

và quy định nguyên tắc pháp chế về tội phạm và hình phạt trong BLHS là địi hỏi
khách quan đối với các hoạt động bảo vệ pháp luật của các cơ quan chức năng và
cả đối với hành vi của công dân. Xác định và thực hiện đầy đủ nguyên tắc này là
tạo lập và khẳng định trật tự, kỷ cương phép nước, khơng ngừng nâng cao trình độ
văn hố chính trị và văn hố pháp lý trong xã hội. Đó đồng thời cũng là sự thể hiện
yêu cầu bảo vệ quyền con người trong xã hội ta.
2.2. Nguyên tắc công bằng trong quyết định hình phạt
Đề cập đến vấn đề công bằng là đề cập đến vấn đề xã hội, con người. Trong
tất cả các giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi con
người là mục tiêu và động lực của sự phát triển của xã hội. Nội dung công bằng xã
hội đựơc Đảng và Nhà nước ta quan tâm trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của
cuộc sống xã hội. Trong lĩnh vực hình sự, ngun tắc cơng bằng được thể hiện
bằng sự tương xứng giữa tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tội phạm và
TNHS của người vi phạm phải chịu. Sự tương xứng này được thể hiện: 1) Thứ
nhất là ở mức độ lập pháp hình sự, tức là vấn đề tội phạm hóa, phi tội phạm hóa,
hình sự hóa và phi hình sự hóa; 2) Thứ hai là ở mức độ chế tài hình sự quy định
trong các điều luật về tội phạm cụ thể. Một chế tài hình sự được coi là cơng bằng
khi nó tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đồng thời nó phải
tương xứng trong mối liên hệ đối với chế tài của các tội phạm khác. Chế tài đó cho
phép Tồ án có thể tính tới các điều kiện phạm tội cụ thể trong thực tiễn; 3) Thứ ba
là ở vấn đề quyết định hình phạt. Mức và loại hình phạt áp dụng được coi là cơng
bằng khi nó tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, động cơ
và mục đích phạm tội, mức độ lỗi, cũng như tính chất nguy hiểm cho xã hội của
nhân thân người phạm tội, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ TNHS, nguyên nhân, điều
kiện phạm tội. Điều này có nghĩa là phạm tội trong những điều kiện, hoàn cảnh
giống nhau mà tội đã phạm càng nghiêm trọng thì hình phạt phải càng nghiêm
khắc và ngược lại nếu tội đã phạm ít nghiêm trọng thì hình phạt cũng sẽ nhẹ hơn.
7



8

Hay nói cách khác, Tịa án làm cho hình phạt trở thành hậu quả thực tế của việc
phạm tội, là kết quả thực tế của việc phạm tội, là kết quả tất yếu của hành vi đó.
Như vậy nguyên tắc cơng bằng địi hỏi hình phạt được tun, phản ánh một cách
đúng đắn dư luận xã hội, ý thức, pháp luật và đạo đức xã hội, phải có sức thuyết
phục mọi người ở tính đúng đắn, tính cơng bằng trong chính sách xét xử của nhà
nước ta.
Trong BLHS năm 2015, ngun tắc cơng bằng trong quyết định hình phạt
được bảo đảm thực hiện bằng một loạt các chế định, quy phạm khác nhau, như các
quy định về đường lối xử lý tại Điều 3; về miễn TNHS tại Điều 29; về hệ thống
các hình phạt (các điều từ 30-35); và Chương VII về QĐHP (một loạt một loạt các
điều từ 45-54); v.v...
Ngun tắc cơng bằng trong luật hình sự, trong quyết định hình phạt hồn tồn
phù hợp với tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại về sự công bằng của pháp luật
được quy định trong các văn bản pháp luật quốc tế, nó đồng thời là sự địi hỏi đảm
bảo quyền con người, quyền công dân trong xã hội ta.
2.3. Nguyên tắc nhân đạo trong quyết định hình phạt
Nguyên tắc này như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các chương các điều khoản của
BLHS. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là: 1) Đối với người phạm tội việc áp
dụng hình phạt chỉ cần thiết đến mức cần và đủ cho việc đạt được mục đích phịng
ngừa riêng và phịng ngừa chung; 2) Hình phạt, biện pháp tư pháp và các chế định
pháp lý hình sự khác được áp dụng đối với người phạm tội không nhằm mục đích
gây đau đớn về thể xác và hạ thấp nhân phẩm con người; 3) Nếu trong việc gây
thiệt hại về mặt pháp lý hình sự mà thiếu một trong những điều kiện của TNHS, thì
tương ứng như vậy, hành vi ấy không phải là tội phạm và người thực hiện hành vi
ấy không phải chịu TNHS.
Để thực hiên nguyên tắc nhân đạo, BLHS đã quy định một loạt các chế định
làm cơ sở cho sự vận dụng của các cơ quan có thẩm quyền, như: Về nguyên tắc xử
lý (Điều 3); Về hiệu lực về thời gian của BLHS (Điều 7); các trường hợp loại trừ

tính chất tội phạm của hành vi (khoản 4 Điều 8, các Điều 11-13, khoản 1 Điều 15,
đoạn 1 Điều 16); Tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm (khoản 1 Điều 19); Miễn
8


9

TNHS (Điều 25); Các tình tiết giảm nhẹ TNHS (Điều 46); Quy định các hình phạt
nhẹ hơn trong hệ thống hình phạt (Điều 28); QĐHP nhẹ hơn luật định (Điều 47);
Miễn hình phạt (Điều 54); Và một loạt các chế định nhân đạo khác trong BLHS
(các điều từ 57-63); Các quy định đặc thù đối với người chưa thành niên phạm tội
(các điều từ 68-77)…
Nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi khi quyết định hình phạt Tịa án phải xuất phát từ
tư tưởng nhân đạo để áp dụng và tuân thủ triệt để các quy định của luật hình sự về
hình phạt cũng như về quyết định hình phạt nguyên tắc nhân đạo được thể hiện
trước hết là thái độ khoan hồng, là việc đặt mục đích giáo dục, cải tạo người phạm
tội lên hàng đầu, là việc cân nhắc tất cả các đặc điểm tốt về nhân thân của người
phạm tội trong phạm vi luật định, là việc xem xét những đặc điểm tâm sinh lý cũng
như hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội để có thể quyết định một hình phạt ở
mức cần thiết thấp nhất vừa đủ bảo đảm mục đích ngăn ngừa người khác phạm tội
và mục đích giáo dục người dân tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống và
phòng ngừa tội phạm.
2.4. Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong quyết định hình phạt
Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc quyết định hình phạt. Tư tưởng
cơ bản của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ khi quyết định hình phạt Tịa án phải cân
nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện,
nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS để chọn loại
và mức hình phạt cụ thể được quy định trong luật sao cho đạt kết quả cao nhất, tạo
điều kiện cho việc đạt được các mục đích của hình phạt.
Như vậy, cá thể hóa hình phạt thực chất là kết quả của quá trình quyết định

hình phạt cho nên nó phải dựa trên tất cả các yếu tố về hnàh vi phạm tội và nhân
thân người phạm tội. Ngun tắc cá thể hóa hình phạt được thể hiện trong luật và
trong thực tiễn xét xử của Tòa án.
Trước hết, trong BLHS nội dung của nguyên tắc này được thể hiện ở những
quy định chung trong Phần chung và phần các tội phạm ở dạng tổng quát buộc Tòa
án phải cân nhắc khi quyết định hình phạt đối với người thực hiện tội phạm.

9


10

Ngun tắc cá thể hóa trong quyết định hình phạt được thể chế hóa trong hệ
thống hình phạt và ở các điều kiện áp dụng hình phạt này hay hình phạt khác. Hệ
thống hình phạt được quy định trong Điều 28 chương V BLHS thể hiện tính đa
dạng của nó, tạo điều kiện tối ưu cho việc cá thể hóa hình phạt. Đối với những hình
phạt khác nhau nhà làm luật đã quy định những điều kiện áp dụng khác nhau là
nhằm đáp ứng u cầu cá thể hóa hình phạt. Những điều kiện khác nhau đó được
quy định khơng chỉ dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm mà còn dựa vào các đặc điểm nhân thân người phạm tội, lỗi, động cơ và mục
đích của tội phạm. Như vậy, hệ thống chế tài tạo cho Tịa án điều kiện để cá thể
hóa hình phạt với việc cân nhắc tất cả các khả năng có thể có của việc thực hiện tội
phạm trong hiện thực khách quan.
Ngun tắc cá thể hóa hình phạt được thể hiện rõ ràng và tổng hợp nhất ở các
quy định về việc quyết định hình phạt tại Chương VII và các điều luật khác trong
Phần chung BLHS, ví dụ đối với người dưới 18 tuổi.
Hiện nay theo BLHS mới, ngun tắc cá thể hóa hình phạt ngày càng được
hồn thiện. Thơng qua việc phân hóa tối đa các loại tội phạm, các chế tài xác định
tương đối và tăng cường chế tài tùy nghị lựa chọn giữa các hình phạt khơng phải tù
làm cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất, bảo đảm tính ổn định của các bản

án được tuyên. Điều này được thể hiện rất rõ ràng, cụ thể trong BLHS năm 2015
như: Điều 9 đã phân tội phạm thành bốn loại: Tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng,
rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đồng thời quy định khung hình phạt cụ
thể cho từng tội. Bên cạnh đó BLHS mới cịn tách nhiều khoản của BLHS hiện
hành thành những điều riêng biệt để việc quyết định hình phạt chính xác hơn.
Qua phân tích trên cho thấy ngun tắc cá thể hóa hình phạt được thể hiện
trong BLHS là cơ sở, nguyên lý mang tính chất tổng qt, trừu tượng do đó chúng
khơng thể hàm chứa hết các tình tiết, hồn cảnh đa dạng của từng tội phạm cụ thể
được thực hiện và nhân thân người phạm tội cụ thể. Tòa án sẽ cân nhắc, tính đến
các đặc điểm cụ thể của tội phạm cụ thể đó được thực hiện, các đặc điểm cụ thể và
các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng có trong vụ án.
II. Những căn cứ quyết định hình phạt
10


11

Căn cứ quyết định hình phạt là những địi hỏi, u cầu cụ thể hóa các ngun
tắc quyết định hình phạt do BLHS quy định mà Tòa án bắt buộc phải tuân thủ để
quyết định loại và mức hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và có thể cả
hình phạt bổ sung) đối với người phạm tội hoặc pháp nhân phạm tội nhằm đạt
được các mục đích của hình phạt.
Điều 50 BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) đã quy định những căn cứ cụ thể
để Tòa án dựa vào đó khi quyết định hình phạt, đó là:
- Các quy định của Bộ luật hình sự;
- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;
- Nhân thân người phạm tội;
- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Việc quy định các căn cứ quyết định hình phạt trong BLHS có ý nghĩa quan
trọng, nó là cơ sở pháp lý để dựa vào đó Tịa án có thể quyết định hình phạt phù

hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, khắc phục, hạn chế
tình trạng tùy tiện, thiếu thống nhất trong quyết định hình phạt. Nếu không dựa vào
các căn cứ này khi quyết định hình phạt, hình phạt áp dụng sẽ khó đặt được mục
đích, khơng đảm bảo cho bản án có tính hợp pháp, có căn cứ pháp lý.
Vì vậy, khi quyết định loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể, Tòa án cần phải
xem xét, cân nhắc đánh giá các căn cứ quyết định hình phạt một cách đầy đủ, toàn
diện và biện chứng. Giữa các căn cứ quyết định hình phạt nêu trên có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và luôn thể hiện trong một thể thống nhất. Tòa
án phải nắm vững nội dung, ý nghĩa pháp lý của từng căn cứ có tính nguyên tắc đó
cũng như mối liên hệ giữa chúng.
1. Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự
Các quy định của BLHS là căn cứ cơ bản nhất của việc quyết định hình phạt,
đó cũng là địi hỏi quan trọng của nguyên tắc pháp chế XHCN khi quyết định hình
phạt.

11


12

Khi quyết định hình phạt Tịa án trước hết phải căn cứ vào các quy định của
BLHS, tức là phải dựa vào các quy định của Phần chung và Phần các tội phạm của
BLHS.
a) Căn cứ vào các quy định của Phần chung khi quyết định hình phạt là căn cứ
vào:
- Những quy định có tính ngun tắc chung cho việc quyết định hình phạt như:
Cơ sở của trách nhiệm hình sự (Điều 2), nguyên tắc xử lý (Điều 3), hiệu lực về thời
gian của BLHS (Điều 7), chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (Điều 14, 15, 57),
đồng phạm (Điều 17, 58), các quy định về quyết định hình phạt trong chương VIII
(từ Điều 50 đến Điều 59);…

- Những quy định có tính ngun tắc chung cho từng loại hình phạt trong
chương VI (từ Điều 30 đến Điều 45), như: những quy định về hệ thống hình phạt;
những quy định về nội dung, điều kiện và phạm vi áp dụng của các hình phạt chính
và hình phạt bổ sung đối với cá nhân người phạm tội;
- Những quy định có tính ngun tắc chung đối với những trường hợp được áp
dụng các biện pháp tha miễn như: những quy định về miễn trách nhiệm hình sự
(Điều 29), miễn hình phạt (Điều 59); về án treo (Điều 65)...;
- Những quy định ở chương XI Phần chung có tính ngun tắc chung cho việc
quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội;
- Những quy định ở chương XII Phần chung có tính ngun tắc chung cho việc
quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi.
+ Căn cứ vào các quy định của Phần các tội phạm khi quyết định hình phạt, có
nghĩa là căn cứ vào những điều luật hoặc khoản của điều luật quy định về những
tội phạm cụ thể và chế tài của điều luật cũng như khoản của điều luật đó.
Dựa vào căn cứ thứ nhất này chưa có thể quyết định được loại và mức hình
phạt cụ thể mà chỉ cho phép xác định được tội danh và khung hình phạt để áp dụng
hoặc khẳng định có thể áp dụng các biện pháp tha miễn như miễn TNHS hoặc
miễn hình phạt được hay khơng.
2. Căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
12


13

Để có thể quyết định được loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật cho
phép, Tòa án phải cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội. Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là đặc tính về chất của tội phạm cho
phép phân biệt tội phạm ở các chương khác nhau trong Phần các tội phạm của
BLHS. Tính chất nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu đặc trưng cho tất cả các tội
phạm thuộc một loại nhất định được xác định bởi tổng thể các dấu hiệu thuộc cấu

thành tội phạm, nhưng dấu hiệu quan trọng nhất là ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị
của những quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hại.
Khi quyết định hình phạt, Tịa án phải cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm đã thực hiện. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là đặc tính
về lượng của mỗi tội phạm cụ thể, cho phép phân biệt mức độ nguy hiểm cho xã
hội giữa các tội phạm trong cùng nhóm hoặc đối với một tội phạm nhưng trong
những trường hợp phạm tội khác nhau. Vì cùng đặc tính về chất, tính chất nguy
hiểm cho xã hội của một tội phạm có thể được thể hiện ở những mức độ khác
nhau, cho nên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm khơng tách
rời nhau. Vì vậy, khi quyết định hình phạt, BLHS quy định bắt buộc Tịa án phải
cân nhắc đồng thời cả tính chất lẫn mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã
thực hiện.
Thực tiễn xét xử cho thấy, khi cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm đã thực hiện, Tòa án thường xem xét các dấu hiệu sau:
+ Tính chất, tầm quan trọng và giá trị của quan hệ xã hội bị hành vi phạm tội
xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại;
+ Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện;
+ Tính chất và mức độ hậu quả thiệt hại đã gây ra hoặc đe dọa gây ra;
+ Mức độ thực hiện tội phạm như chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (phạm
tội chưa đạt chưa hoàn thành hay phạm tội chưa đạt đã hoàn thành), tội phạm hoàn
thành;
+ Phạm tội riêng lẻ hay là đồng phạm, đồng phạm giản đơn hay đồng phạm
phức tạp có tổ chức;
13


14

+ Công cụ, phương tiện phạm tội, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm,
hoàn cảnh thực hiện tội phạm;

+ Hình thức lỗi (cố ý hay vơ ý phạm tội), mức độ lỗi, mục đích phạm tội và
động cơ phạm tội;
+ Nguyên nhân, điều kiện phạm tội;
+ Những đặc điểm nhân thân có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội...
3. Căn cứ nhân thân người phạm tội
Nhân thân là một phạm trù xã hội phức tạp được nghiên cứu trong nhiều lĩnh
vực như: triết học, xã hội học, tâm lý học, luật học...
Trong luật hình sự, nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm riêng
biệt nói lên tính chất của một con người. Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các
đặc điểm, dấu hiệu, các đặc tính thể hiện bản chất xã hội của con người khi vi
phạm pháp luật hình sự, mà trong sự kết hợp với các điều kiện bên ngoài đã ảnh
hưởng đến việc thực hiện hành vi phạm tội của người đó.
Tuy khơng phải là yếu tố cấu thành tội phạm, nhưng những đặc điểm nhân thân
người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối
với người phạm tội.
Việc cân nhắc nhân thân người phạm tội giúp cho Tịa án khơng những hiểu
được tính chất con người phạm tội mà cịn đánh giá được khả năng giáo dục, cải
tạo họ để có hình phạt và mức hình phạt phù hợp, giúp cho Tịa án đánh giá được
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân, điều
kiện của việc thực hiện tội phạm... Trên cơ sở đó, Tịa án thực hiện được ngun
tắc cá thể hóa hình phạt và bảo đảm ngun tắc cơng bằng khi quyết định hình phạt
đối với người phạm tội.
Xét nhân thân người phạm tội là xét tổng hợp những quan hệ giữa người ấy với
xã hội, tập thể, gia đình, với người khác và xét đến những đặc điểm bản thân. Nhân thân
người phạm tội là một khái niệm rộng, đa dạng như vậy, nhưng khi cân nhắc nhân
thân người phạm tội để quyết định hình phạt thì khơng được trừu tượng hóa và tách
14



15

rời khỏi tội phạm do người đó thực hiện, bởi "hình phạt ln ln là hình phạt cho
hành vi phạm tội đã được thực hiện chứ không phải cho nhân thân của người phạm
tội. Xem xét nhân thân người phạm tội khi quyết định hình phạt khơng có nghĩa là
xem xét nhân thân nói chung mà chỉ xem xét những đặc điểm nhất định liên quan
trực tiếp đến hành vi phạm tội cũng như liên quan đến mục đích của hình phạt"1.
Theo thực tiễn xét xử chỉ những đặc điểm nhân thân sau đây được xem xét khi
quyết định hình phạt: Để quyết định hình phạt đúng, một trong những đòi hỏi quan
trọng là phải làm rõ những đặc điểm về nhân thân người phạm tội. Những đặc
điểm về nhân thân người phạm tội được thể hiện trong lý lịch bị can, bị cáo và các
tài liệu khác có liên quan. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứng
minh những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo.
Nhân thân người phạm tội bao gồm cả mặt tốt và cả mặt xấu. Trong một số
trường hợp có một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội đã được quy định là
yếu tố loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, định tội, định khung hình phạt
hoặc quy định là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; do đó, khi
quyết định hình phạt cần phân biệt từng trường hợp cụ thể. Cần phải cân nhắc đầy
đủ các đặc điểm về nhân thân người phạm tội chưa quy định là yếu tố định tội,
định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng hoặc là tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự. Ví dụ: Khi xem xét nhân thân người phạm tội của X cho thấy X tuy
chưa bị kết án, chưa bị xử lý vi phạm hành chính, nhưng ln có hành vi gây rối
trật tự cơng cộng, khơng có công ăn việc làm, lêu lổng... Khi xem xét nhân thân
người phạm tội của Y cho thấy Y cũng chưa bị kết án, chưa bị xử lý vi phạm hành
chính, nhưng khơng có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào, có cơng ăn, việc làm
ổn định... Cân nhắc nhân thân người phạm tội của X và của Y cho thấy nhân thân
của X xấu hơn nhân thân của Y; do đó, việc quyết định hình phạt đối với X phải
nặng hơn đối với Y, nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau.
- Những đặc điểm nhân thân liên quan trực tiếp (hữu cơ) với việc thực hiện tội
phạm, nói lên mức độ nguy hiểm khác nhau của hành vi phạm tội cũng như của người

Xem chương XIV Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Khoa Luật, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
1

15


16

phạm tội, làm sáng tỏ mặt khách quan và chủ quan của tội phạm, nguyên nhân, điều
kiện phạm tội, khả năng tiếp thu giáo dục, cải tạo của họ. Đó là các đặc điểm: phạm
tội lần đầu, phạm tội do trình độ lạc hậu, do trình độ nghiệp vụ non kém, tự thú,
thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội hoặc cải tạo tốt, là người
dưới 18 tuổi hoặc là phạm tội nhiều lần, đã có tiền sự, tái phạm, tái phạm nguy
hiểm, phạm tội có tính chất chun nghiệp, ngoan cố, cố tình thực hiện tội phạm
đến cùng...
- Những đặc điểm nhân thân khác tuy khơng mang tính chất pháp lý, khơng liên
quan đến việc phạm tội, không phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi và người
phạm tội, nhưng khi quyết định hình phạt Tịa án phải xem xét đến, vì các đặc
điểm đó có quan hệ đến các đối tượng của các chính sách của Đảng và Nhà nước
như: người phạm tội thuộc dân tộc ít người, những người làm nghề tơn giáo, những
người có cơng với đất nước, thuộc gia đình liệt sĩ, nhân sĩ, trí thức có tên tuổi...
- Ngồi ra cịn có những đặc điểm về nhân thân người phạm tội phản ánh hoàn
cảnh đặc biệt của họ mà Tịa án cần phải xem xét để quyết định hình phạt như: bị
người phạm tội bị mắc bệnh hiểm nghèo, là người già yếu, phụ nữ có thai hoặc
đang ni con nhỏ, là người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn...
4. Căn cứ những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự
Khi quyết định hình phạt Tịa án phải cân nhắc những tình tiết giảm nhẹ và tăng
nặng TNHS. Những tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng TNHS là những tình

tiết làm cho những trường hợp phạm tội cụ thể của một tội phạm khác nhau về
mức độ nguy hiểm cho xã hội. Những tình tiết này có ý nghĩa về mặt lượng hình để
giảm hoặc tăng mức hình phạt trong một khung hình phạt nhất định, chứ khơng
có.tính chất bắt buộc như tình tiết định tội và tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy,
khi xét xử Tòa án phải xác định tội danh và khung hình phạt trước, sau đó mới cân
nhắc các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng TNHS.
Về thực chất các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết
nói lên mức độ nguy hiểm khác nhau của hành vi phạm tội xét về phương diện khách

16


17

quan, chủ quan hoặc tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau của nhân thân người
phạm tội. Tất cả các tình tiết này đều thuộc về căn cứ thứ hai và thứ ba nêu trên. Việc
BLHS đã cụ thể hóa các tình tiết này tại khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 52 là
nhằm mục đích hướng dẫn cho Tòa án các cấp khi xem xét, cân nhắc mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng như cân nhắc đặc điểm nhân thân người
phạm tội, tránh sự tùy tiện và thiếu thống nhất trong khi vận dụng các tình tiết giảm
nhẹ, tăng nặng TNHS vào xét xử các vụ án cụ thể. Trong phạm vi một khung hình
phạt nhất định, những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS cho phép Tòa án cân nhắc
cá thể hóa hình phạt.
Vận dụng khơng đúng đắn các tình tiết này dễ dẫn đến hậu quả xét xử quá nhẹ,
hoặc quá nặng. Việc vận dụng chính xác giúp cho việc đánh giá tính chất vụ án,
tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi và người phạm tội được chính xác, trên
cơ sở đó mới có thể quyết định loại và mức hình phạt cơng bằng, có căn cứ và
đúng pháp luật. Đồng thời việc vận dụng đúng đắn các tình tiết này là một trong
những đảm bảo cho việc thống nhất cách vận dụng chính sách hình sự của Nhà
nước trong cơng tác đấu tranh phịng và chống tội phạm.

Để cho việc vận dụng những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS được đúng
cần phải quán triệt được đầy đủ nội dung, ý nghĩa pháp lý của từng tình tiết cụ thể
được quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 52 của BLHS và đồng thời
phải chú ý những điểm sau:
- Bảo đảm nguyên tắc cơng bằng trong xử lý hình sự nên các tình tiết giảm nhẹ
hoặc tăng nặng đã được BLHS quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì
Tịa án được coi là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trong khi quyết định hình
phạt (khoản 3 Điều 51, khoản 2 Điều 52 BLHS).
- Dựa trên cơ sở nguyên tắc pháp chế XHCN và nguyên tắc nhân đạo XHCN,
BLHS quy định Tịa án có thể coi những tình tiết khác ngồi những tình tiết được
quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS là những tình tiết giảm nhẹ. Ngược lại, ngồi
các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS, Tịa án khơng được coi các
tình tiết khác là tình tiết tăng nặng TNHS;

17


18

- Các điều luật về các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự
khơng quy định cụ thể về ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng của các tình tiết này trong
quyết định hình phạt mà việc đánh giá được trao cho Tòa án khi xét xử từng vụ án
cụ thể. Việc xác định ảnh hưởng cụ thể của từng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
TNHS là rất quan trọng đối với việc quyết định loại và mức hình phạt với người
phạm tội. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS có giá trị, ý nghĩa pháp lý, xã
hội, chính trị khơng đồng đều nhau, nó tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể, từng người
phạm tội cụ thể, và ở từng thời điểm khác nhau. Có tình tiết ảnh hưởng lớn đến
việc quyết định hình phạt và đối với mọi trường hợp phạm tội, nhưng có tình tiết tác
động ít hơn. Có tình tiết chỉ có ý nghĩa đáng kể với một số tội phạm, còn đối với
những tội phạm khác thì chỉ có ý nghĩa hạn chế;

- Thực tiễn xét xử cho thấy, trong một vụ án hình sự có thể khơng có tình tiết
giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự nào, cũng có thể chỉ có một hoặc nhiều
tình tiết giảm nhẹ hoặc chỉ có một hoặc nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự và cũng có thể vừa có tình tiết tăng nặng vừa có tình tiết giảm nhẹ.
Nếu trong một vụ án hình sự vừa có sự hiện diện một hoặc nhiều tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự (bao gồm các tình tiết giảm nhẹ do luật định và có thể có
tình tiết giảm nhẹ do Tịa án vận dụng) lại vừa có một hoặc nhiều tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự thì Tịa án khơng những cần phải tự đánh giá, cân nhắc
để xác định tính chất, ý nghĩa và mức độ ảnh hưởng của từng tình tiết mà cịn phải
đánh giá các tình tiết này một cách tổng thể thống nhất trong mối liên hệ biện
chứng và tác động ảnh hưởng qua lại với nhau trong toàn bộ vụ án. Thơng thường
nếu tính chất của các tình tiết giảm nhẹ tương đương với tính chất của các tình tiết
tăng nặng thì Tịa án khi quyết định hình phạt coi như khơng có các tình tiết đó.
Nhưng nếu các tình tiết giảm nhẹ có ý nghĩa giảm nhẹ nhiều hơn thì Tịa án quyết
định hình phạt theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ngược lại, nếu các tình
tiết tăng năng có ý nghĩa tăng nặng nhiều hơn thì Tịa án quyết định hình phạt theo
hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội2.
Xem thêm Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và
289 BLHS năm 1999; Điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày
2

18


19

- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS, về nguyên tắc chỉ cho phép giảm
nhẹ hoặc tăng nặng trong giới hạn của khung hình phạt nhất định. Dù có nhiều tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, Tịa án cũng khơng được quyết định cho người

phạm tội một hình phạt cao hơn mức tối đa đã được quy định trong khung hình
phạt áp dụng. Nhưng theo nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự, Tịa án có thể
quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất mà khung hình phạt trong điều luật đã
quy định cho tội phạm hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn nếu có
nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS (Điều 54 BLHS).
4.1. Những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cụ thể
Những tình tiết giảm nhẹ TNHS là những tình tiết làm giảm mức độ trách
nhiệm hình sự của người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội trong
phạm vi khung hình phạt luật quy định. Việc quy định cụ thể và toàn diện các tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong BLHS mang tính hướng dẫn sẽ góp phần
tích cực vào việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; bên cạnh đó có giá
trị rất lớn trong cơng cuộc đấu tranh, phịng chống tội phạm. Các tình tiết giảm nhẹ
được áp dụng cho người phạm tội phù hợp với từng vụ án cụ thể sẽ mang lại hiệu
quả cao về mục đích của hình phạt là cải tạo, giáo dục người phạm tội và giáo dục,
phòng ngừa chung. Mặt khác, việc điều chỉnh tồn diện các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự để áp dụng cho người phạm tội là sự thể hiện cao nhất chính sách
hình

sự

nhân

đạo

của

Đảng




Nhà

nước

ta.

Theo khoản 1 Điều 51 BLHS thì những tình tiết sau đây được coi là những
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội:
i) Người phạm tội đã ngăn chặn tác hại của tội phạm hoặc làm giảm bớt tác
hại của tội phạm
Đây là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội, nếu khơng có
gì ngăn cản hậu quả, tác hại của tội phạm sẽ xảy ra hoặc xảy ra lớn hơn, nghiêm
trọng hơn, nhưng sau khi thực hiện tội phạm người phạm tội đã tự mình làm tất cả
các việc cần thiết ngăn chặn để không cho tác hại của tội phạm xảy ra hoặc làm
06/11/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về áp dụng Điều 60 của
BLHS về án treo.
19


20

cho tác hại của tội phạm xảy ra được nhẹ hơn so với tác hại lớn hơn có thể xảy ra
(tác hại nói ở trên đây có thể là tác hại về thể chất, vật chất hay là tinh thần).
ii) Người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục
hậu quả
Đây là trường hợp người phạm tội đã thực hiện tội phạm và đã gây ra hậu quả
thiệt hại nhưng họ tự mình, do yêu cầu của người bị hại hoặc do sự khuyên nhủ của
người khác đã tìm mọi cách sửa chữa khơi phục lại tình trạng bình thường của tài
sản bị hư hỏng hoặc đền bù bằng tiền hoặc bằng các lợi ích vật chất khác cho chủ
sở hữu trong trường hợp gây thiệt hại về tài sản không sửa chữa được, hoặc bồi

thường các khoản tổn phí về thuốc men, viện phí, bồi dưỡng, thu nhập bị giảm sút,
tiền chôn cất...3
Đối với trường hợp ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm hoặc tự nguyện
sửa chữa bồi thường thiệt hại, người phạm tội đã thực hiện các hành vi đó xuất
phát từ ý muốn, sự tự nguyện của mình (khơng phải là cưỡng ép, bắt buộc), điều
đó một mặt làm giảm mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, mặt khác nói lên
mặt tốt của nhân thân người phạm tội, thể hiện khả năng có thể giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự nhưng vẫn dễ dàng trong cải tạo, giáo dục họ.
iii) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng
Đây là trường hợp người phạm tội vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng
của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà
chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói
trên. Nhưng do chống trả rõ ràng q mức cần thiết, khơng phù hợp với tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại nên họ phải chịu trách nhiệm
hình sự. Nhưng người phạm tội hành động vì động cơ phịng vệ nhằm bảo vệ các
lợi ích được pháp luật hình sự bảo vệ nên được ghi nhận là tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự.
iv) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
3

Xem thêm Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.
20


21

Đây là trường hợp người phạm tội vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi
ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ
chức mà hành động trong tình thế cấp thiết. Người phạm tội hành động trong tình

thế cấp thiết là vì động cơ nhằm ngăn ngừa những thiệt hại gây ra cho các lợi ích
được pháp luật hình sự bảo vệ, nhưng thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của
tình thế cấp thiết, nên họ phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, BLHS coi đây
là tình tiết làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của họ.
v) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm
tội
Đây là trường hợp người phạm tội để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm
tội nhưng đã sử dụng vũ lực vượt quá quá mức cần thiết gây thiệt hại cho người bị
bắt giữ nên phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người phạm tội trong trường
hợp này hành động thực hiện nghĩa vụ cơng dân tích cực tham gia phịng, chống tội
phạm nên được BLHS quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự4.
vi) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp
luật của nạn nhân gây ra.
Đây là trường hợp người phạm tội trong trạng thái tâm lý bị kích động, khơng
hồn tồn có khả năng tự chủ, kìm chế, khơng thấy hết được tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Nói chung, sự kích động đó chỉ xảy ra
chốc lát, tức thời do hành vi trái pháp luật của chính nạn nhân xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp
pháp của người thân thích của người phạm tội đã gây nên sự phản ứng dẫn tới hành
vi phạm tội. Giữa hành vi trái pháp luật của nạn nhân và hành vi phạm tội của
người phạm tội có mối quan hệ nhân quả với nhau, trong đó hành vi trái pháp luật
của nạn nhân xam phạm đến lợi ích của người phạm tội hoặc của người thân thích
của người phạm tội là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của người phạm tội.

Về phịng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội xem
các điều 22, 23 và 24 BLHS.
4

21



22

Thực tiễn xét xử cho thấy cá biệt có trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn
nhân có tính chất đè nén, áp bức lặp đi, lặp lại liên tục gây ra đối với người phạm
tội. Sự kích động âm ỉ kéo dài đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn
nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động khơng kiềm chế được dẫn đến thực
hiện tội phạm.
Trạng thái tinh thần bị kích động ở những mức độ khác nhau, BLHS không đặt
điều kiện hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải là nghiêm trọng, và cũng khơng
địi hỏi tinh thần của người phạm tội phải bị kích động mạnh. Trong từng vụ án cụ
thể, mức giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất, mức
độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật của nạn nhân và mức độ bị kích động và
tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phản ứng của người bị kích động.
vii) Phạm tội vì hồn cảnh đặc biệt khó khăn mà khơng phải do mình tự gây ra
Đây là trường hợp của người phạm tội do hoàn cảnh khách quan chi phối, dẫn
đến việc thực hiện tội phạm. Hoàn cảnh khó khăn có thể là của cá nhân hoặc của
gia đình, nó có thể kéo dài hay là tạm thời. Nhưng những khó khăn này phải là đặc
biệt, người phạm tội khó có thể tự mình khắc phục được. Hồn cảnh khó khăn đó
khơng phải do lỗi của người phạm tội gây ra.
Hồn cảnh đặc biệt khó khăn có thể là do thiên tai, chiến tranh, tai nạn, bệnh
tật... làm cho tình hình kinh tế của bản thân và gia đình người phạm tội q khó
khăn, lâm vào tình trạng quẫn bách dẫn đến phạm tội.
Hồn cảnh khó khăn có thể thuộc lĩnh vực công tác như phải làm việc trong
những điều kiện khắc nghiệt, tinh thần căng thẳng mặc dù đã có cố gắng khắc phục
nhưng vẫn dẫn đến những thiếu sót trong việc chấp hành các quy định của Nhà
nước liên quan đến công tác, nghề nghiệp.
viii) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn
Đây là những trường hợp người phạm tội đã và đang thực hiện tội phạm nhưng
chưa gây ra hậu quả tác hại cho xã hội hoặc hậu quả tác hại tuy đã xảy ra nhưng

khơng lớn vì được hạn chế do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của
người phạm tội. Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội tùy
22


23

thuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại đã được hạn chế và tính chất và mức độ
nguy hiểm của tội phạm đã thực hiện.
ix) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
Phạm tội lần đầu là trường hợp người hoặc pháp nhân thương mại chỉ mới lần
đầu tiên phạm tội mà trước đó chưa phạm tội ấy cũng như chưa thực hiện bất cứ
một tội nào khác được quy định trong luật hình sự.
Về tình tiết phạm tội lần đầu, Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn tại
Cơng văn số: 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 7/4/2017 là “Phạm tội lần đầu là từ
trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng
đã được xố án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì khơng được
áp dụng tình tiết giảm nhẹ này”5. Nhưng sau đó trong Nghị quyết số 01/2018/NQHĐTP ngày 24/04/2018 Tòa án nhân dân tối cao lại hướng dẫn mở rộng hơn về
phạm tội lần đầu, đó là trường hợp trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng
được miễn trách nhiệm hình sự hoặc trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng
được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người
phạm tội dưới 18 tuổi hoặc trường hợp trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường
hợp được coi là khơng có án tích như: Người bị kết án do lỗi vơ ý về tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt khơng bị coi
là có án tích (khoản 2 Điều 69 BLHS) hoặc án đã tuyên đối với người chưa đủ 16
tuổi phạm tội (Khoản 7 Điều 91 BLHS)6.
Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng là muốn nói đến tính chất ít nghiêm
trọng của trường hợp phạm tội cụ thể so với tính chất nghiêm trọng của loại tội

phạm đó (tính chất nghiêm trọng này của tội phạm đã được nhà làm luật xác định
trước trong điều luật về tội phạm và là cơ sở để nhà làm luật quy định các dấu hiệu
5

Tòa án nhân dân tối cao (2002), Sổ tay Thẩm phán, Mục 6.2.1.8.

6

Xem thêm khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/04/2018 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật hình
sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện
23


24

pháp lý đặc trưng và khung hình phạt áp dụng cho loại tội phạm đó). Như vậy, việc
đánh giá một hành vi phạm tội có thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng hay
không phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đó. Theo hướng
dẫn của Tịa án nhân dân tối cao thì phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng là
phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:i) Phạm tội gây nguy hại không
lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm
tù;ii) Phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng nhưng người phạm tội có vị trí, vai trị thứ yếu, khơng đáng kể trong vụ án có
đồng phạm.
Để áp dụng tình tiết này cần phải thỏa mãn hai vế được nối với liên từ và: phạm
tội lần đầu và trong trường hợp ít nghiêm trọng. Tịa án chỉ áp dụng tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng khi
có đủ hai yếu tố “phạm tội lần đầu” và “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. Nếu bị
cáo phạm tội lần đầu mà không phải thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc ngược

lại phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nhưng lần phạm tội này khơng phải
là phạm tội lần đầu thì khơng được áp dụng điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình
sự năm 2015 để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
x) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức
Phạm tội vì bị người khác đe dọa là trường hợp bị uy hiếp về tinh thần như đe
dọa sẽ dùng vũ lực xâm phạm tính mạng, sức khỏe của họ hoặc người thân thích
của họ, đe dọa sẽ gây thiệt hại về tài sản, về danh dự, uy tín làm cho người phạm
tội lo sợ phải thực hiện hành vi phạm tội.
Phạm tội vì bị người khác cưỡng bức là trường hợp người phạm tội bị cưỡng
ép, bắt buộc phải thực hiện hành vi phạm tội, dù không muốn làm cũng không
được bằng các thủ đoạn dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác dồn ép người phạm
tội vào thế phải thực hiện tội phạm.
xi) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà khơng phải
do lỗi của mình gây ra

24


25

Đây là trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm trong tình trạng bị hạn
chế khả năng nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi thực hiện và
tình trạng đó khơng phải do lỗi của người phạm tội, như trường hợp người phạm
tội thực hiện hành vi phạm tội do bị ảo giác hoặc do hạn chế khả năng nhận thức vì
sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác mà khơng do lỗi của họ, họ không
chủ động sử dụng, không tự nguyện dùng mà bị lừa gạt hoặc bị cưỡng ép sử dụng.
Vì thế, trường hợp này cần xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
xii) Phạm tội do lạc hậu
Trình độ lạc hậu được hiểu là sự thấp kém về nhận thức, có tính chất bảo thủ,
khơng theo kịp sự tiến bộ, sự phát triển chung của xã hội. Sự lạc hậu về nhận thức

của người phạm tội làm cho họ khơng thấy hết được tính chất và mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội phải là do nguyên nhân khách quan.
Thực tiễn xét xử thường gặp đối với một số trường hợp phạm tội mà nguyên
nhân là do sự mê tín, dị đoan, phong tục tập quán lạc hậu. Người phạm tội nhận
thức hạn chế, không đầy đủ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội do không hiểu biết hoặc kém hiểu biết về pháp luật, cho nên việc giảm nhẹ
TNHS cho họ là hợp lý.
xiii) Người phạm tội là phụ nữ có thai
Đây là trường hợp người phụ nữ đang ở thời ký thai nghén mà lại thực hiện hành
vi phạm tội. Luật quy định đây là trường hợp giảm nhẹ vì việc mang thai thường gây
ra những thay đổi quan trọng về tâm sinh lý và có khi chỉ vì những lý do nhỏ nhặt mà
họ cũng có thể mất thăng bằng dẫn đến phạm tội. Việc giảm nhẹ này cũng cịn vì
u cầu bảo vệ thai nhi phát triển bình thường, thể hiện nguyên tắc nhân đạo của
luật hình sự Việt Nam.
xiv) Người phạm tội là người từ 70 tuổi trở lên
Người từ 70 tuổi trở lên là người già. Nói chung, họ đã bước vào thời kỳ cuối
của cuộc đời, hoạt động trí năng bị giảm sút, cơ thể suy yếu. Việc giảm nhẹ TNHS
cho những người phạm tội ở lứa tuổi này thể hiện tinh thần nhân đạo trong chính
sách xử lý về hình sự của Nhà nước ta.
25


×