Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.54 KB, 96 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2017-2018 I. CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU: 1. Số lượng: - Huy động 100% trẻ ra lớp - Duy trì tốt số lượng trẻ chuyên cần đạt 100% 2. Chất lượng: a. Chăm sóc nuôi dưỡng - Vận động trẻ ăn chính đạt 100% - Vận động trẻ ăn phụ đạt 100% - 100% trẻ có đồ dùng vệ sinh cá nhân có ký hiệu riêng - 100% trẻ được dùng nước sạch và rữa tay dưới vòi nước chảy - 100% trẻ có thói quen đi vệ sinh đúng nơi qui định, có thói quen văn minh trong ăn uống - 100% trẻ được tiêm chủng, theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ, cân đo trẻ 3- 4 lần / 1 năm, khám sức khỏe định kỳ 2 lần / 1 năm - 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối không xẩy ra dịch bệnh, ngộ độc thức ăn và tai nạn cho trẻ - Phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cuối năm còn dưới 5% - 6% b. Chăm sóc giáo dục: - Thực hiện chương trình đổi mới, nhóm lớp 4 tuổi đảm 2 buổi / ngày - 100% trẻ có đồ dùng học tập, có ký hiệu riêng, trong lớp các góc chơi có đủ đồ dùng, đồ chơi, thay đổi theo các chủ đề , trang trí đẹp, ngăn nắp, phù hợp với từng chủ đề đang thực hiện đảm bảo trẻ dễ thấy, dễ lấy và dễ sữ dụng - 100% trẻ đạt các yêu cầu theo độ tuổi, kết quả khảo sát trẻ cuối chủ đề đạt 90% - Tiếp tục thực hiện tốt các nội dung các chuyên đề chăm sóc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chuyên đề phát triển vận động và xây dụng môi trường giáo dục theo hưởng mở, thực hiện tốt các nội dung giáo dục nội dung dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm Non 3. Công tác bồi dưỡng: - Tham gia đầy đủ chuyên đề do Sở GD, phòng GD, nhà trường, cụm, huyện, xã tổ chức. - Công tác tự bồi dưỡng: học tập tốt công tác BDTX 120 tiết theo quy định, thường.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> xuyên trau dồi chuyên môn qua việc xem các chương trình thiếu nhi, nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm các đồng nghiệp. 4. Đăng ký danh hiệu thi đua: - Lớp: xuất sắc - Cá nhân: Lao động tiên tiến cấp huyện. - Sáng kiến kinh nghiệm: bậc 4 cấp trường. - Đề tài: ...................................................................................................................... .............................................................................................................................. II. BIỆN PHÁP: - Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy chế chuyên môn, soạn bài trước khi đến lớp, thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, thời khóa biểu, kế hoạch nhiệm vụ năm học, không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy và chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ. - Tăng cường làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp học, bố trí góc chơi phù hợp với chủ đề. Xây dựng môi trường mở trong lớp và ngoài trời cho trẻ hoạt động. - Học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, giáo dục mầm non, trình độ tin học, tiếng anh. - Thường xuyên phối hợp với các bậc phụ huynh để chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh, các ban ngành có liên quan về kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ. - Tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường, công đoàn, chi đoàn TN làm tốt nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn, tham gia đầy đủ các cuộc họp nhà trường và chi bộ. - Tổ chức họp phụ huynh 2-3 lần/1 năm, tham mưu với ban giám hiệu nhà trường mua sắm đồ dùng đồ chơi phục vụ dạy và học… - Trang trí phòng lớp đảm bảo thẫm mỹ, thân thiện và phù hợp với nội dung chủ đề giáo dục..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ Lớp 4 Tuổi C - Trường Mầm Non Hộ Độ Năm học: 2017-2018 I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI: 1. Phát triển thể chất: - Trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi nằm trong kênh A cụ thể: + Bé trai: Cân nặng: 14.4-23.5 kg Chiều cao: 107-119 cm + Bé gái: Cân nặng: 13.8-23.2 kg Chiều cao: 99.5-117.2 cm - Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn, mạnh mẻ, khéo léo, bền bỉ. - Trẻ biết một số thói quen và một số kỷ năng tốt trong việc chăm sóc sức khỏe, vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn. - Trẻ có thói quen rữa tay bằng xà phòng khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Trẻ tự biết đánh răng, lau mặt, biết vứt rác đúng nơi qui định, biết tránh xa những vật nguy hiểm. - Trẻ biết thực hiện các vận động cơ bản 1 cách vững vàng đúng tư thế thành thạo và giữ thăng bằng cơ thể trên 1 bàn chân trong vòng 5 giây, chạy đổi hướng theo vật chuẩn, ném xa 3m bằng 2 tay. - Trẻ biết phối hợp các giác quan với vận động, biết định hướng trong không gian khi vận động như: Ném trúng đích thẳng hướng, đích nằm ngang. - Trẻ biết thực hiện 1 số vận động của đôi bàn tay một cách khéo léo, bò thấp chui qua cổng, trườn sấp kết hợp chui qua ghế. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường biết tránh xa những đồ vật, vật dụng nguy hiểm và đảm bảo sự an toàn cho bản thân. 2. Phát triển nhận thức: - Trẻ thích tìm hiểu về môi trường xung quanh, hay đặt câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? - Trẻ biết phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi. - Trẻ biết phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai. Thời gian..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Trẻ thể hiện sự ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi một số cách tích cực những sự vật hiện tượng mới lạ trong thiên nhiên và trong cuộc sống. - Trẻ biết quan sát, ghi nhớ, so sánh, phân loại, phán đoán các sự vật và hiện tượng xung quanh, bước đầu trẻ phân tích các đặc tính của sự vật, các mối quan hệ nhân quả đơn giản của các sự vật, hiện tượng đó. - Trẻ biết một cách đơn giản về bản thân, con người, sự vật hiện tượng xung quanh và một số khái niệm toán sơ đẳng. Trẻ 4 tuổi có biểu tượng về số lượng trong phạm vi 5, thêm bớt trong phạm vi 5. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ biết lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp. - Trẻ biết diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc để thể hiện ý muốn, cảm xúc tình cảm của mình với người khác. - Trẻ mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp và trong các hoạt động. - Trẻ biết sáng tạo trong hoạt động ngôn ngữ, kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch... 4. Phát triển tình cảm, kỷ năng - xã hội: - Trẻ có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi. - Trẻ có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi. - Trẻ hợp tác, chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động. - Trẻ mạnh dạn hồn nhiên, tự tin, lể phép trong giao tiếp, thân thiện. - Trẻ nhận ra và biết thể hiện tình cảm phù hợp, hành vi ứng xử đúng với bản thân và người xung quanh. - Trẻ biết thực hiện một số qui tắc đơn giản trong gia đình, trường lớp và nơi công cộng. - Trẻ vui vẻ nhận công việc và thực hiện công việc được giao đến cùng. - Trẻ biết yêu quí, quan tâm giúp đỡ, chia sẽ với những người thân trong gia đình, bạn bè cô giáo. - Trẻ biết kính yêu Bác Hồ và những người có công với quê hương, đất nước. - Trẻ biết yêu quê hương, đất nước quan tâm chăm vật nuôi, cây trồng và bảo vệ môi trường: Bỏ rác đúng nơi qui định, chăm sóc các con vật, cây cảnh... 5. Phát triễn thẩm mỹ: - Trẻ biết tìm hiểu khám phá và bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trong cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Trẻ thích nghe hát và vận động theo nhạc, thích vẻ, xẽ dán, xếp hình, thích nghe đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch... và biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thông qua các hoạt động đó. - Trẻ biết sữ dụng các dụng cụ âm nhạc. - Trẻ biết bảo vệ môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh trường học, đồ dùng, đồ chơi, biết sữ dụng một số công việc đơn giản trong bảo vệ môi trường chung của trường của lớp, luôn giữ gìn môi trường trong và ngoài lớp xanh - sạch- đẹp. - Trẻ biết sữ dụng các màu sắc khác nhau trong tạo hình để tạo ra những sản phẩm hài hòa, đẹp. - Trẻ biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. - Trẻ Yêu thích hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp. II. NỘI DUNG: 1. Phát triển thể chất: *Dinh dưỡng và sức khỏe: + Các nhóm thực phẩm và các chế biến đơn giản. - Trẻ nhận biết 4 nhóm thực phẩm. - Trẻ tập làm quen với cách chế biến đơn giản với một số món ăn, thức uống. + Trẻ biết ăn uống đầy đủ hợp lý, ích lợi của thực phẩm và ăn uống đối với sức khỏe. - Trẻ biết các món ăn trong ngày và món ăn ưa thích. - Trẻ biết ích lợi của việc ăn uống đủ lượng và đủ chất. - Trẻ biết các loại thức ăn khác nhau trong ngày và ích lợi của chúng. + Trẻ biết bảo vệ và chăm sóc các bộ phận cơ thể và các giác quan. Tập làm một số công việc đơn giản tự phục vụ. - Trẻ tập tự đánh răng, biết lau mặt. - Trẻ biết rữa tay bằng xà phòng. + Trẻ biết các thói quen tốt, biết các hành vi lịch sự, văn minh trong ăn uống, phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh môi trường. - Trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người. - Trẻ biết ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết với sức khỏe..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Trẻ biết một số biểu hiện khi ốm (ho, đau bụng, sốt...)và cách phòng chống bệnh đơn giản. * Phát triển vận động a. Động tác phát triển vận động các nhóm cơ và hô hấp. Các động tác hô hấp, hít vào thở ra. + Động tác phát triển cơ tay. - Trẻ biết đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên (kết hợp với vẩy bàn tay, nắm mở bàn tay) gập và duổi tay, vổ 2 tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu). + Động tác lưng, bụng. - Trẻ biết cúi về phía trước, quay sang trái, sang phải, nghiêng người sang trái, sang phải, ngữa người ra sau. + Động tác chân. - Trẻ biết lần lượt bước lên phía trước, bước sang ngang, ngồi xổm, đứng lên, bật tại chổ. b. Các kỷ năng vận động cơ bản. - Đi, chạy giữ thăng bằng. - Đi, chạy theo hiệu lệnh. - Đi, chạy làm theo người dẫn đầu. - Đi trong đường hẹp. - Đứng co một chân. - Chạy chậm, chạy nhanh 10-15m. + Bật nhảy. - Bật liên tục về phía trước. - Nhảy xa. - Nhảy từ trên cao xuống (độ cao tù 10 – 15 cm). - Nhảy lò cò. - Bật tách chân, khép chân. - Nhảy qua vật cản. + Tung, ném, bắt bóng bằng 2 tay. - Tung bóng lên cao và bắt bóng. - Tung bóng với người đối diện..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Đập và bắt bóng tại chổ. - Ném xa bằng 1 tay và 2 tay. - Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân. - Lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo bóng. + Bò,trườn ,trèo . - Bò bằng bàn tay và bàn chân. - Bò theo đường dích dắc. - Bò chui qua cổng, ống. - Trườn kết hợp trèo qua ghế, qua vật cản. - Trèo lên bước xuống cầu thang. - Trèo lên bước xuống bục cao. C. Các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ. - Gập, đan các ngón tay vào nhau, quay các ngón tay và cổ tay - Đan, tết - Lăn ống tròn bằng 2 bàn tay - Cài, cởi cúc hoặc nút buộc, kéo khóa. - Xếp chồng các hình khối khác nhau - Sữ dụng bàn chải đánh răng 2. Phát triển nhận thức: a. Khám phá khoa học. *Khám phá khoa học về các bộ phận của cơ thể con người -Trẻ biết chức năng các giác quan và các bộ phận của cơ thể - Trẻ biết đặc điểm, công dụng và các sữ dụng đồ dùng đồ chơi - Trẻ biết một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sữ dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc - Trẻ biết so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2-3 đồ dùng đồ chơi - Trẻ biết phân loại đồ dùng đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu - Trẻ nhận biết 1 vài chất liệu: Gỗ, nhựa, kim loại.. - Trẻ nhận biết một số PTGT quen thuộc *KPKH về động vật và thực vật: - Trẻ biết đặc điểm lợi ích và tác hại, điều kiện sống của cây, hoa, quả, con vật gần gũi..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> -Trẻ nhận biết một số mối liên hệ đơn giản giữa cây cối con vật với môi trường sống của chúng. - Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ cây cối, con vật - Trẻ biết so sánh sự khác nhau và sự giống nhau của 2-3 cây, hoa quả, con vật *KPKH về hiện tượng tự nhiên: - Trẻ biết thời tiết các mùa - Trẻ biết ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng - Trẻ biết tác dụng của Nước - Trẻ biết không khí, ánh sáng , đất đá, cát sỏi - Trẻ biết một số hiện tượng thời tiết theo mùa - Trẻ biết sự ảnh hưởng của thời tiết đến sinh hoạt của con người - Trẻ nhận biết sự khác nhau giữa ngày và đêm - Trẻ biết một số nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày - Trẻ nhận biết đất, đá, cát, sỏi và một số đặc điểm, tính chất của chúng *Khám phá về xã hội: + Một số hiểu biết về bản thân - Trẻ biết họ tên tuổi, giới tính. Đặc điểm bên ngoài, sở thích, khả năng, vị trí của trẻ trong gia đình. - Trẻ biết các thành viên trong gia đình, họ hàng gần gủi, nghề nghiệp của bố mẹ, sở thích của các thành viên trong gia đình (gia đình đông con, ít con..), địa chỉ gia đình. - Trẻ biết tên địa chỉ của trường MN, tên cô giáo và công việc của các cô, bác ở trường MN - Trẻ biết họ tên và một vài đặc điểm của bạn và các hoạt động của trẻ ở trường MN - Trẻ biết đặc điểm nổi bật của một số nghề phổ biến: Tên gọi, sản phẩm và ích lợi của nghề đó đối với xã hội, tên gọi của người làm nghề. + Danh lam thắng cảnh và các ngày lể hội, sự kiện văn hóa - Cờ tổ quốc, một vài đặc điểm nổi bật của di tích lịch sữ, danh lam thắng cảnh, ngày lễ hội của địa phương b. Làm quen với một vài khái niệm sơ đẳng về toán: + Tập hợp số lượng, số thứ tự và đếm.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Trẻ biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng - Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5 - Trẻ biết gộp 2 nhóm đối tượng và đếm - Trẻ biết tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn + Xếp tương ứng + Trẻ biết xếp tương ứng 1-1 ghép đôi. + Trẻ biết so sánh phân loại và sắp xếp theo qui tắc - Sử dụng được dụng cụ để đo độ dài, dung tích của 2 đối tượng, nói kết quả và so sánh. - Trẻ biết sắp xếp 3 đối tượng theo trình tự nhất định - Trẻ biết đo độ dài bằng một đơn vị đo nào đó + Hình dạng - Trẻ biết so sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật. - Sữ dụng các hình chắp ghép + Trẻ biết định hướng trong không gian và thời gian. - Trẻ biết xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác (Phía trên phía dưới phía trước, phía sau, tay trái, tay phải) -Trẻ nhận biết các buổi sáng, trưa, chiều, tối. 3. Phát triển ngôn ngữ: a.Về nghe: - Trẻ biết các âm thanh ngữ điệu, giọng nói khác nhau. - Trẻ biết các từ chỉ đặc điểm, tính chất công dụng và các từ biểu cảm. - Trẻ biết nghe và làm theo một lời chỉ dẩn. - Trẻ biết nghe hiểu nội dung các câu đơn câu mở rộng - Trẻ biết nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện dân gian, truyện đọc phù hợp với trẻ - Trẻ biết nghe, hiểu thơ, ca dao, đồng giao, tục ngữ phù hợp với trẻ. - Trẻ biết nghe nội dung truyện và liên hệ với bản thân. - Trẻ biết lắng nghe chăm chú, không ngắt lời người nói và đáp lại bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ b. Nói:.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm bản thân bằng câu đơn, câu ghép - Trẻ biết trả lời và đặt các câu hỏi: Khi nào, Để làm gì? - Trẻ biết sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép -Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp. - Trẻ nói và thể hiện cử chỉ điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp - Trẻ biết đọc thơ, ca dao, đồng dao - Trẻ biết kể lại sự việc theo trình tự thời gian một cách rõ ràng, diễn cảm. - Trẻ biết đóng vai theo lời dẫn truyện của cô. - Trẻ biết mô tả sự vật, hiện tượng. - Kể lại một vài tình tiết của truyện đã được nghe. c. Chuẩn bị cho việc đọc . - Trẻ biết tư thế ngồi đọc ngay ngắn - Trẻ biết làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, giao thông, đường cho người đi bộ...) - Trẻ làm quen với cách cô đọc: Hướng đọc trái qua phải, từ dòng trên xuống dòng dưới, đọc, ngắt, nghĩ sau các dấu - Trẻ biết cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “tập đọc” truyện - Trẻ biết giữ gìn sách cẩn thận 4. Phát triển tình cảm và kỷ năng xã hội: + Tình cảm và mối quan hệ của trẻ đối với bản thân, bạn bè, người lớn trong gia đình và cộng đồng gần gủi. - Trẻ tự nhận thức về bản thân: - Trẻ biết những đặt điểm về sở thích, khả năng riêng của mình. - Trẻ biết tự điều khiển về hành vi của mình: Không làm những điều không nên làm và tự làm một số việc cần làm để phục vụ cho bản thân - Trẻ vui vẻ mạnh dạn trong công việc hàng ngày. - Trẻ biết sự đồng cảm của người thân gần gủi, cảm nhận trạng thái cảm xúc của mọi người và biểu lộ tình cảm phù hợp. - Trẻ biết cách cư xữ đối với những người thân trong gia đình, bạn bè, cô giáo, yêu thương quan tâm giúp đỡ.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Trẻ biết chơi hoà thuận với bạn, các nề nếp qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở trường, lớp MN, nơi công cộng, luật giao thông. - Một số qui định đơn giản khi tham gia vào giao thông đường bộ + Bảo vệ môi trường: - Trẻ biết tiết kiệm điện nước. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường - Bảo vệ chăm sóc các con vật nuôi, cây cối + Trẻ biết quan tâm đến người lao động - Trẻ biết qúi trọng người lao động - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi + Tình cảm với quê hương đất nước. - Trẻ biết kính yêu Bác Hồ và những người có công với quê hương đất nước - Trẻ biết tôn trọng văn hóa truyền thống của quê hương và các dân tộc khác. - Trẻ biết yêu quí và giữ gìn di tích lịch sữ, danh lam thắng cảnh, truyền thống của quê hương và của các dân tộc khác. - Trẻ biết yêu quí và giữ gìn di tích lịch sữ và danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của quê hương đất nước. 5. Phát triển thẩm mỹ: + Chú ý nghe, thích thú ( hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc, thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện” - Trẻ biết phân biệt vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng xung quanh... - Trẻ biết các tác phẩm nghệ thuật - Trẻ biết biểu lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp đó. + Thể hiện cảm xúc qua hoạt động . - Trẻ thể hiện cảm xúc khi nghe các âm thanh đa dạng trong cuộc sống, thiên nhiên. - Trẻ biết các tác phẩm âm nhạc - Trẻ biết hát tự nhiên, phù hợp với các sắc thái, tình cảm của bài hát - Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo nhạc: Vổ tay, gõ đệm, dậm chân, lắc lư, nhún nhảy, múa. - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu. - Trẻ biết vẽ, nặn, cắt, xé, dán, chắp ghép sản phẩm có màu sắc, bố cục, kích thước, hình khối hài hòa..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Trẻ biết thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động + Trẻ thể hiện được sản phẩm vẽ, nặn, xé, dán, chắp ghép và nghe hát, hát, vận động theo nhạc theo ý thức, sở thích của trẻ..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 2017-2018 LỚP 4 TUỔI C TT CHỦ ĐỀ LỚN. 1. Trường mầm non. Bản Thân tết trung thu. 2. 3. 4. Gia đình thân yêu của bé. CHỦ ĐỀ CON Ngày hội đến trường của bé. SỐ TUẦN 1. THỜI GIAN ĐIỀU THỰC CHỈNH HIỆN Từ 5/9 – 8/9. Lớp học của bé. 1. Từ 11/9 -15/9. Trường MN thân yêu. 1. Tôi là ai. 1. Từ 18/9 22/9 25-29/9. Vui tết trung thu. 1. Từ 2- 6/10. Cơ thể của tôi và của bạn Ngày hội 20/10. 1. 9/13/10. 1. 16/10- 20/10. Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh Gia đinh thân yêu của bé. 1. 23/10- 27/10. 1. 30/10 – 3/11. Gia đình sống chung một ngôi nhà. 1. 6/11- 10/11. Nhu cầu của gia đình. 1. 13/11- 17/11. Ngày hội của cô giáo. 1. 20/11 – 24/11. Nghề muối quê em Bé làm bao nhiêu nghề Bé yêu cô chú công. 1 1 1. 27/11 – 01/12 4/12 - 08/12 11/12-15/12.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Nghề nghiệp. 5 Thế giới động vật. 6 Thế giới thực vật mùa xuân. 7. Bé yêu các phương tiện giao. nhân Ngày vui của chú bộ đội Những con vật sống trong gia đình Những con vật sống trong rừng. 1. 18/12 – 22/12. 1. 25/12 – 29/12. 1. 01/015/1/2018. Những con vật sống dưới nước. 1. 8/01 – 12/01/2018. Chim và côn trùng. 1. 15/119/1/2018. Bé yêu cây xanh. 1. Rau củ cần cho con người. 1. 22/0126/01/2018 29/1 – 02/2/2018. Ngày tết quê em. 1. 5/2 –9/2. Nghỉ tết Nguyên Đán. 2. 12/2-23/2. Hoa quả và lễ hội mùa xuân. 1. 26/22/3/2018. Những bông hoa ngày 8/3. 1. 5/3-9/3/2018. Một số phương tiên giao thông Một số luật giao thông. 1. 12/3-16/3. 1. 19/3 – 23/3. Bé tham gia giao. 1. 26/3 – 30/3.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> thông. 8. Bé khám phá hiện tượng tự nhiên. thông Nước cần cho con người. 1. 02/4 - 6/4. Một số hiện tượng tự nhiên. 1. 9/4 - 13/4. Các mùa trong năm. 1. Hộ Độ quê em. 1. 16/4 – 20/4 2018 23/4- 27/4 2018. Việt Nam Đất nước con người. 1. 30/4- 4/5 2018. Biển đảo quê hương. 1. 7-11/5/2018. Bác Hồ kính yêu. 1. Ôn tập. 1. 14-18/5 2018 21/5-25/5 2018. 9 Quê hương đất nướcBác Hồ. 35 Tuần. DUYỆT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG Phó HT phụ trách chuyên môn. GVCN. Trương Thị Thảo.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Những ngày đầu đến trường của bé! Thứ sáu,ngày 25 tháng 8 năm 2017 Đón trẻ: - Cô đến lớp vệ sinh trong và ngoài lớp học, ân cần nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô và chào tạm biệt bố mẹ, chào bạn, chào người lớn. - Rèn thói quen nề nếp, tập văn nghệ và tập đội hình đội ngũ cho trẻ. Thứ ngày. Buổi sáng.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Buổi chiều. Thứ 6 ngày, 25/8/2017. - Điểm danh trẻ, trò chuyện cùng trẻ về các bạn trong lớp, - Cô hướng dẫn cháu cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh trong lớp và ngoài lớp. - Cho trẻ làm quen với cô giáo và các bạn trong lớp. Nghỉ luyện tập văn nghệ. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Những ngày đầu đến trường của bé! ( Từ ngày 28/8-1/9/2017) Đón trẻ: - Cô đến lớp vệ sinh trong và ngoài lớp học, ân cần nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô và chào tạm biệt bố mẹ, chào bạn, chào người lớn. - Rèn thói quen nề nếp, tập văn nghệ và tập đội hình đội ngũ cho trẻ. Thứ ngày Thứ 2/ 28/8/2017. Buổi sáng Buổi chiều - Điểm danh trẻ, trò chuyện cùng trẻ Nghỉ luyện tập văn nghệ về các bạn trong lớp,.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Cô hướng dẫn cháu cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh trong lớp và ngoài lớp. - Điểm danh trẻ, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng quy định, Thứ 3 /29/8/2017 - Tập cho trẻ đi vòng tròn, đi về hình chữ U. Thứ 4 /30/8/2017. Thứ 5/ 31/9/2017. Nghỉ luyện tập văn nghệ. Nghỉ đi chuyên đề ở phòng. Nghỉ đi chuyên đề ở phòng. - Cô hướng dẫn cháu cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh trong lớp Thứ 6 /01/9/2017 và ngoài lớp. - Cô tập đội hình đội ngũ cho trẻ.. Nghỉ luyện tập văn nghệ. CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON THÂN YÊU CỦA BÉ Thời gian thực hiện: 3 tuần (Từ ngày 5/9-22/9/2017) I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI: Sau khi trẻ học xong trẻ đạt được: 1. Phát triển thể chất: - Thông qua các hoạt động trong chủ đề rèn luyện cho trẻ sự tinh khéo của đôi bàn tay. - Thông qua các bài tập vận động cơ bản, các trò chơi vận động, rèn luyện cho trẻ các tố chất thể lực nhanh nhẹn khéo léo. - Rèn sự phối hợp giữa tay và mắt cho trẻ..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Phối hợp vận động nhịp nhàng các vận động trên cơ thể theo nhịp điệu và tín hiệu của cô. - Rèn luyện sự nhanh nhạy cho các giác quan thông qua luyện tập sữ dụng và tìm hiểu các sự vật, hiện tựng khác nhau trong môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. 2. Phát triển nhận thức: - Trẻ hiểu biết về một số sự vật hiện tượng trong môi trường gần gũi với trẻ - Trẻ biết được đặc điểm về trường mầm non và ý nghĩa của việc đến trường - Trẻ biết tên trường, địa chỉ, địa điểm của trường và biết các khu vực trong lớp - Trẻ biết một số phong tục đặc trưng trong ngày tết trung thu. Bày mâm cổ trung thu và phá cổ, rước đèn trung thu. - Trẻ biết xưng hô lễ phép với cô giáo, biết vui chơi hòa thuận với các bạn trong lớp, biết cùng chơi cùng tham gia vào hoạt động nhóm với các bạn. - Biết yêu quí bảo vệ, giữ gìn vệ sinh trong trường lớp. - Trẻ biết yêu quí cô giáo của mình, yêu các bạn và thích đến lớp. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Mỡ rộng kỷ năng giao tiếp của trẻ thông qua việc trò chuyện thảo luận, kể chuyện về chủ đề. - Trẻ biết mạnh dạn nói một số từ mới và hiểu ý nghĩa của một số từ đó, trẻ phát âm đúng, không nói ngọng, mạnh dạn trong giao tiếp bằng lời với những người xung quanh. - Biết biết biểu lộ các trạng thái xúc cảm của bản thân bằng ngôn ngữ. 4. Phát triển tình cảm - xã hội: - Trẻ nhận biết các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với đồ vật, đặc biệt là mối quan hệ của trẻ với các thành viên trong gia đình, với bạn bè và các cô giáo trong trường lớp mầm non. - Phát triển kỷ năng hợp tác, chia sẽ quan tâm đến người khác biết quan tâm kính trọng người già. - Có thói quen giao tiếp lịch sự, biết lắng nghe người khác nói. - Biết yêu quí và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp. 5. Phát triển thẩm mĩ:.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Trẻ biết yêu quí cái đẹp, hướng tới cái đẹp, giữ gìn vệ sinh cho trường lớp thêm đẹp. - Trẻ biết tạo ra cái đẹp, bằng các sản phẩm tự làm: vẽ, nặn, cắt, xé, dán. II. MẠNG NỘI DUNG: - Ngày hội đến trường của Bé - Lớp học của bé - Trường mầm non thân yêu III. MẠNG HOẠT ĐỘNG: 1. Phát triển thể chất: - Dinh dưỡng sức khỏe: trẻ biết ăn đầy đủ chất để cơ thể khỏe mạnh. - Biết tập các động tác theo cô, biết bật chụm và tách chân, bật tại chổ, bật tiến về phía trước, chui qua cổng thể dục. 2. Phát triển nhận thức: - Trẻ biết tìm hiểu khám phá, về trường mầm non của bé, biết được công việc của từng thành viên trong trường - Tìm hiểu về tết trung thu, lớp học của bé - Ôn số lượng 1, 2 so sánh chiều dài của 2 đối tượng - So sánh sự khác nhau 3. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ biết đọc thơ diễn cảm: Cô và cháu, mẹ và cô, biết lắng nghe cô kể và hiểu nội dung. câu chuyện củ cải trắng. Thơ: cô và cháu, mẹ và cô. - Biết đọc đồng dao: Thả đĩa ba ba, dung dăng dung dẻ. - Trò chơi: Lộn cầu vồng. 4. Phát triển tình cảm- xã hội: - Giáo dục trẻ biết yêu mến và tôn trọng các thành viên trong trường. - Biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi, cây cối trong trường mầm non. - Biết chơi cùng nhau đoàn kết. 5. Phát triển thẩm mĩ: - Trẻ biết vẽ về cảnh đẹp trong trường, vẽ vườn hoa, vẽ cây, vẽ mưa. Tô màu bức tranh. Cắt dán hoa trang trí lớp. - Trẻ biết hát và vận động bài “Trường chúng cháu là trường mầm Non”….
<span class='text_page_counter'>(21)</span> KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON THÂN YÊU CỦA BÉ Chủ đề nhánh: Ngày hội đến trường của bé (Thời gian thực hiện từ ngày 5/9 - 8/9/2017) N. D - Đón trẻ -. Thứ 2. Thứ 3. Thứ 4. Thứ 5. Thứ 6. * Cô đón trẻ từ tay phụ huynh, niền nở, tạo không khí vui tươi với trẻ và phụ huynh. * Cô cho trẻ với các đồ chơi, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định - Cô cùng trò chuyện với trẻ về trường lớp mầm non * Thể dục sáng:.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Chơi - Thể dục sáng Điểm danh Hoạt động chung. a. Khởi động: Trẻ làm đoàn tàu kết hợp đi các kiểu chân sau đó về 3 hàng ngang theo tổ, bơm xe đạp. b. Trọng động: Hô hấp: Thổi bóng bay - Tay: 2 tay đưa ra trước lên cao - Chân: ngồi xổm đứng lên liên tục - Bụng: Đứng cúi người xuống tay chạm ngón chân - Bật: bật chụm tách chân. c. Hồi tĩnh: Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng, làm bướm bay 2 vòng * Cô gọi tên từng trẻ và để trẻ cho trẻ dễ biết tên của bạn trong lớp. KPKH THỂ DỤC VĂN HỌC Trß chuyÖn vÒ Nghỉ bù - Đập và bắt Thơ: Mẹ và Cô Khai giảng ngày hội đến trngày lễ 2/9 bóng bằng 2 tay. năm học êng mới. Chơi ngoài trời. - Quan sát: Xích đu, cầu trượt, đu quay - Tcvđ: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do. - Trò chuyện về trường mầm non - TCVĐ: Bịt mắt bắt dê - Chơi tự do. - Qs: Tranh vẽ về trường lớp Mầm Non - Tc: Chuyền bóng - Chơi tự do. Chơi Chuẩn bị cho hoạt ngày khai động giảng theo ý thích. - Làm quen với tác phẩm mới Thơ “Mẹ và cô”. * Rèn kỷ năng - Lao động vệ sinh các góc chơi - Đóng mở chủ đề. (nghệ thuật, học tập, góc xây dựng). CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC Góc chơi. Kết quả mong đợi Trẻ biết đóng vai mẹ và - Chơi mẹ con, chơi các trò chơi phòng khám, nấu - Biết nhập vai chơi, biết ăn, bán đồ chơi, bế cách ứng xử với bệnh. Chuẩn bị Búp bê, gối, quần áo, đồ dùng y bác sỹ, đồ chơi nấu ăn, quả nhựa ,rau bằng củ, quả,. Nội dung Cho trẻ nhận vai chơi, trẻ chơi biết giao lưu, liên kết các nhóm khác, biết.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> em. nhân, biết tên 1 số món ăn, Thân thiện với khách hàng - Trẻ biết xây bồn hoa, - Xây trường mầm cây cảnh, xây trường non, xây khuôn mầm non, các cây hoa, viên, trồng cây biết cách lắp ghép hàng cảnh. rào, xây khuôn viên, các bãi cát, làm các luống cỏ Biết xếp hoàn chỉnh các - Chơi xếp hình đồ dùng và biết gọi tên các đồ chơi các đồ dùng đó, hoàn - Trẻ xem sách về thành trò chơi có kết chủ đề quả, diễn đạt được ngôn ngữ của mình. - Nặn, vẽ chủ đề Trẻ biết nặn, vẽ các đồ - Biễu diễn văn dùng bé thích và tạo nên nghệ sản phẩm sáng tạo, gọi tên sản phẩm - Chăm sóc cây, Trẻ yêu thiên nhiên tưới cây, chăm sóc quanh mình, biết chăm vườn rau sóc vườn rau ở vườn trường. đồ chơi: Dép, kẹo , bánh kẹo, mũ bảo hiểm, vé xe - Xốp các hình , đồ chơi lắp ghép, gạch xây hàng rào, một số xốp rời làm thảm cỏ, trồng cây xung quanh vườn trường Các loài mũ khác nhau Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chử nhật, hột hạt, , tranh truyện - Đất nặn, giấy a4, sáp màu, một số tranh ảnh và mẫu nặn của cô Bình tưới cây, kéo cắt ,bay bằng nhựa, cát 1 số bình nhỏ, hạt giống. khám bệnh, kê đơn, biết cách nấu các món ăn ngon - Cô cho trẻ về góc chơi, cho trẻ tự nhận vai, trẻ biết phân công công việc,. - Cô gợi ý để trẻ xếp hình theo trí tưởng tượng, trẻ biết chơi hợp tác với bạn, hướng dẩn trẻ xem tranh - Trẻ biết nặn , vẽ tạo ra sản phẩm và giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn Cô hướng dẩn trẻ cách tưới cây, nhổ cỏ, xới đất cho cây, ươm hạt giống. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY Thứ hai, ngày 4 tháng 9 năm 2017 (Nghỉ bù ngày 2/9 ngày quốc khánh) ____________________________ Thứ ba, ngày 5 tháng 9 năm 2017 LẾ KHAI GIẢNG NĂM HOC 2017-2018 I. Chuẩn bị: - Qui mô tổ chức: Cả trường - Trang phục:.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> + Trẻ: Quần áo đồng phục. + Cô: Áo dài truyền thống - Cảnh trí: Trang trí cảnh ngày hội đến trường hoa, bóng, cờ, nơ... - Địa điểm: Tại sân trường Mầm non Hộ Độ II. Nội dung buổi lễ: - Ổn định tổ chức, phát cờ cho cháu, cô mở đĩa các bài hát về trường mầm non và đón cháu,phụ huynh vào đúng chỗ ngồi. Bài hát “em đi mẫu giáo” “Ngày vui của bé”, “Cháu nhớ trường mầm non”… - Cô dẫn chương trình giới thiệu chương trình văn nghệ chào mừng năm học mới: 1/ Hát múa: quê tôi. 2/ Tốp nữ: Nghe câu ví phượng vải. 3/ Người mẫu nhí: Bảo vệ môi trường * Chương trình văn nghệ xin phép được bắt đầu. - Cô dẫn chương trình: Các cháu vỗ tay thật lớn dành cho đội văn nghệ nào…. - Cô dẫn chương trình thông qua nội dung buổi lễ. - Cô giới thiệu đại biểu có mặt trong buổi lễ… - Phát biểu của cô hiệu trưởng Đặng Thúy Hằng: Cô chúc các cháu một năm học vui vẽ, mạnh khỏe và chăm ngoa, các cháu sẽ là bé khỏe bé ngoan, là cháu ngoan Bác Hồ. - Đại diện UBNND đọc thư chúc mừng khai giảng của Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang - Phát biểu của đại diện UBNN xã….. - Đánh trống khai trường - Đại biểu tặng quà… - Cô hiệu trưởng bế mạc buổi lễ…. - Các cô phát quà cho các cháu… III. Kết thúc buổi lễ: - Cô giáo chủ nhiệm gặp và dặn dò các cháu…….. Thứ tư, ngày 6 tháng 9 năm 2017.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> HOẠT ĐỘNG HỌC Khám phá khoa học: Trò chuyện về ngày hội đến trường 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết ngày hội đến trường là ngày khai giảng năm học mới. - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 2. Chuẩn bị: - Chiếu trẻ ngồi - Tranh ảnh về ngày lễ khai giảng 3. Tiến hành: * Cô trẻ nghe nhạc bài" Trường em" Trò chuyện về ngày hội đến trường . + Thế ai đưa con đến trường khai giảng? + Các cô giáo đã chuẩn bị những gì trong ngày khai giảng? + Các con mặc quân áo ntn? Tay cầm gì đi khai giảng?...... - Cô mở rộng cho trẻ biết ngày 5/ 9 là ngày hội đến trường của tất cả các bậc học trên cả nước. - Trẻ đọc thơ: Cô giáo của con" đi quan sát tranh ảnh về ngày hội khai giảng của trường mầm non. - Sau đó cô cháu cùng hát múa chào mừng năn học mới. CHƠI NGOÀI TRỜI - Vận đông bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Trò chơi vân động : Mèo đuổi chuột - Chơi tự do: 1. Kêt quả mong đợi: - Trẻ biết hát và vận động thành thạo bài hát, thi đua giữa các tổ 2. Chuẩn bị: - Động tác bài “Trường chúng cháu là trường Mầm Non” - Dụng cụ âm nhạc, mũ múa 3. Tiến hành: - Cô dặn dò trẻ trước khi ra sân. Cả lớp hát bài “Em đi mẫu giáo” cùng cô đi ra sân. - Trò chuyện với trẻ về trường mầm non, bạn bè, cô giáo - Vậy có bài hát gì nhắc đến trường Mầm Non - Cho trẻ nhắc lại những bài hát về trường mầm non..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Lớp hát theo cô toàn bài - Cho cả lớp lần lượt hát, múa 2-3 lần - Giáo dục trẻ yêu quý trường mầm non, yêu thích đến lớp. - Vận động cùng với dụng cụ âm nhạc. *Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi sau đó cho trẻ chơi 3-4 lần *Chơi tự do: Cô chú ý bao quát trẻ. CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC - Xây trường Mầm Non - Bán hàng tạp hóa - Vẽ trường mầm non - Trồng cây (Tiến hành: Xem kế hoạch tuần) CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Làm quen với bài thơ “Mẹ và cô” 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ 2. Chuẩn bị: - Tranh minh họa thơ. 3. Tiến hành: - Cả lớp hát bài “Ngày vui của bé ” rồi đến gần bên cô - Cùng trò chuyện về những hoạt động hàng ngày của cô ở trường Mầm Non - Hàng ngày ở trường cô làm công việc gì? - Các cháu đến cô phải làm gì? - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả, rồi đọc diễn cảm cho trẻ nghe 2 lần, giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô cho trẻ đọc theo cô từng câu đến hết bài (2 lần) - Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả. - Cô cùng trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ. Cho trẻ đọc cùng cô 2-3 lần . - Giáo dục trẻ yêu quý trường mầm non, kính trọng cô giáo, thân thiện với bạn bè. * Chơi các góc tự chọn: Cô chú ý bao quát trẻ..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………….................................................................................................. ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... __________________________________ Thứ năm, ngày 7 tháng 9 năm 2017 HOẠT ĐỘNG HỌC Thể Dục: Đập và bắt bóng bằng 2 tay. 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết đập và bắt bóng bằng 2 tay mà không làm rơi bóng - Trẻ có nề nếp trong tập luyện, phối hợp với bạn bè 2. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng - 5-6 quả bóng vừa tay trẻ, phấn 3. Tiến hành: - Cô cùng trẻ hát bài: Ngày vui của bé và trò chuyện về chủ đề a. Khởi động:.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Cả lớp hát bài “Một đoàn tàu” và đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân, sau đó về đội hình 3 hàng ngang theo 3 tổ. b. Trọng động: *Bài tập phát triển chung: - Cả lớp tập cùng bài hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non” + Tay 1. Chân 3. Bụng 2. Bật 1 *Vận động cơ bản: Đập bóng và bắt bóng bằng 2 tay - Cô làm mẫu lần 1 - Làm mẫu lần 2 - Cô giới thiệu tên bài tập, làm mẫu kết hợp giải thích cách đập bóng và bắt bóng bằng 2 tay. Đứng tự nhiên 2 tay cầm bóng mắt nhìn theo bóng đập bóng xuống sàn rồi bắt bóng bằng 2 tay để bắt bóng cố gắng không để làm rơi bóng và không ôm bóng vào người. - Mời 2-3 bạn khá lên làm mẫu. Cô nhắc lại kỉ thuật thực hiện. - Lần lượt cho từng trẻ thực hiện. Cô chú ý động viện và sữa sai cho trẻ - 3 tổ thi nhau, nhóm bạn trai, nhóm bạn gái *Hồi tĩnh: Đi nhẹ làm bướm bay CHƠI NGOÀI TRỜI - Hoạt động có mục đích: Quan sát đồ chơi ngoài trời (xích đu, cầu trượt...) - Trò chơi vận động: Kéo co - Chơi tự do: Máy bay, 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ nhận biết các đồ chơi ngoài trời, biết tên các đồ chơi, biết trả lời các câu hỏi, nói rõ lời, mạnh dạn. 2. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ 3. Tiến hành: * Ổn đinh lớp: Cả lớp hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” đi ra ngoài sân. - Cùng trò chuyện với trẻ về trường mầm non - Cho trẻ xem xích đu và gợi hỏi trẻ. - Đồ chơi gì đây? Đồ chơi này có những bộ phận gì? - Các bạn đang làm gì?.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Trường mầm non có những gì? - Ngoài ra còn có những đồ chơi gì nữa? Cô cho trẻ trả lời theo ý thích của mình. - Các cháu được chơi và học những gì? - Cho trẻ tự kể về trường mầm non Hộ Độ của mình - Giáo dục trẻ biết yêu mến trường mầm non, yêu thích đi học, quý trọng cô giáo. *Trò chơi vận động: Kéo co - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi sau đó cho trẻ chơi. Trẻ chơi 3-4 lần *Chơi tự do: Trẻ chơi với các đồ chơi có ở sân trường CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC - Xây trường Mầm Non - Bán hàng tạp hóa - Vẽ trường mầm non - Trồng cây (Tiến hành: Xem kế hoạch tuần) CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Rèn kỷ năng các góc chơi (xây dựng, bán hàng, nghệ thuật) 3. Tiến hành: + Trò chuyện : Cho trẻ hát bài “Vui đến trường”. Trò chuyện với trẻ về trường mầm non, về lớp học. - Cô hỏi trẻ trong lớp có những góc chơi nào? - Khi chơi ở các góc phải như thế nào? - Cho trẻ lựa chọn góc chơi và về các góc chơi + Cô đến từng nhóm gợi ý cho trẻ, tạo các tình huống chơi, mở rộng nội dung chơi - Bán hàng: Cô cùng tham gia chơi với trẻ đóng vai người khách đi mua hàng, - Là cháu học sinh trong lớp học… - Xây khuôn viên trường Mần non : cô gợi ý giúp trẻ cách bố cục cân đối, động viên trẻ sáng tạo, trong trường mầm non có gì ?.... - Tô vẽ về trường mầm non: Cô động viên, khuyến khích những trẻ còn lúng túng trong cánh làm…. - Xếp các chữ số 1,2: Cô quan sát trẻ chơi và kiểm tra kết quả… * Chơi theo ý thích: Cô chú ý bao quát trẻ..
<span class='text_page_counter'>(30)</span> Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... _________________________________ Thứ sáu, ngày 8 tháng 9 năm 2017 HOẠT ĐỘNG HỌC THƠ: Mẹ và cô 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung bài thơ - Biết đọc diễn cảm bài thơ - Qua bài thơ trẻ càng thêm yêu quí cô giáo 2. Chuẩn bị: - Tranh thơ minh họa - Tranh vẽ công việc của cô giáo - Giấy màu 3. Tiến hành:.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Cả lớp hát bài “cô và mẹ” lại gần bên cô. Trò chuyện về những công việc của cô ở lớp. - Cho trẻ xem tranh vẽ công việc của cô giáo - Để biết được công việc cũng như sự quan tâm của cô giáo đối với các con như thế nào thì chúng ta hãy đến với bài thơ “Mẹ và cô” - Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe lần 1 - Cô vừa tặng các con bài thơ gì? Tác giả nào sáng tác ra bài thơ. - Cô đọc lần 2 - Đúng rồi, đó là bài thơ “Mẹ và cô” của tác giả - Cả lớp chơi trò chơi “dung dăng dung dẻ ”đi về đội hình chữ u * Đàm thoại và đọc trích dẫn: - Đến lớp các con đã được cô giáo làm cho những việc gì? - Bàn tay cô giáo được ví như bàn tay của ai? - Khi cô giáo làm cho các con những việc đó về nhà bố mẹ đã nói gì? - Trong bài thơ cô giáo đã giành cho các con những tình cảm như thế nào? - Vậy các con phải dành những tình cảm như thế nào đối với cô giáo? - Tiếp theo chương trình, xin mời các bạn đến với câu lạc bộ “Bé yêu thơ” - Cô được biết các bạn đọc thơ rất hay, vậy hãy đọc thật diễn cảm bài thơ với cô nào. *Dạy trẻ đọc thơ: - Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc bài thơ. Cô chú ý sữa sai cho trẻ - Tổ chức cho trẻ đọc nối tiếp bài thơ - Các con có muốn danh những điều đặc biệt đến với cô giáo không? - Mời các con đến với trò chơi làm quà tặng cô giáo - Trẻ chơi cô chú ý bao quát lớp. *Kết thúc: mang quà tặng cô giáo. CHƠI NGOÀI TRỜI - Quan sát tranh vẽ các hoạt động ở trường mầm non - Trò chơi vận động : Chuyền bóng - Chơi tự do: Máy bay, bóng, phấn, cầu trượt, xích đu,... 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ nhận biết bức tranh các bạn trong bức tranh đang làm gì.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> 2. Chuẩn bị: - Tranh bé làm trực nhật cô giáo đang đón trẻ. 3. Tiến hành: *Cả lớp hát “Em đi mẫu giáo” cùng cô đi ra ngoài sân - Trò chuyện với trẻ về trường mầm non - Cho trẻ xem tranh các hoạt động ở trường mầm non và đặt các câu hỏi: + Bức tranh này vẽ cảnh gì? + Ở sân trường có những gì? đồ chơi khi chơi các con phải như thế nào? + Cô giáo đang làm gì? Vì sao cô giáo lại đứng trước cổng trường? + Các bạn đang làm gì? Khi chơi các con phải như thế nào? - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp *Trò chơi vận động: Chuyền bóng - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi sau đó cho trẻ chơi * Chơi tự do: Cô chú ý bao quát trẻ. CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC - Xem sách về chủ đề - Xây trường mầm non - Lớp học - Chơi với cát nước (Tiến hành: Xem kế hoạch tuần) CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH + Lao động vệ sinh xung quanh lớp: + Đóng, mở chủ đề: 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết lau chùi vệ sinh các đồ dùng, đồ chơi, biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng. - Biết trò chuyện về trường mầm non, biết tên cô giáo, biết đọc các bài thơ, bài hát trong chủ đề. 2. Chuẩn bị: - Khăn lau, nước rửa, đầu đĩa, tivi 3. Tiến hành: * Lao động vệ sinh. - Hướng dẫn trẻ nhặt rác bỏ rác đúng nơi qui định..
<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Cô hướng dẫn cho trẻ cách lau đồ dùng, đồ chơi - Hướng dẫn cho trẻ cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. * Đóng chủ đề “Ngày hội đến trường của bé” - Cô làm người dẫn chương trình giới thiệu chương trình văn nghệ gồm có các bài hát, bài thơ trong chủ đề : “Ngày vui của bé” “Trường chúng cháu là trường mầm non” “Em đi mẫu giáo” “Bàn tay cô giáo” - Cô cho trẻ về theo nhóm đẻ vẽ, nặn, xếp hình sau đó trưng bày sản phẩm - Cho trẻ xem tranh về trường mầm non. - Cô nói: Vậy là chúng mình đã vừa tìm hiểu xong chủ đề trường mầm non thân yêu, được tìm hiểu, khám phá những điều thú vị ở trường mầm non. Chúng mình càng thêm yêu trường lớp hơn * Mở chủ đề : Lớp học của bé - Cùng trò chuyện với trẻ về về ngày tết trung thu - Cô gợi hỏi trẻ về đêm trung thu được các anh chị tổ chức như thế nào. - Dặn cháu về nhà sưu tầm tranh , ảnh để trang trí cho chủ đề Đánh giá cuối ngày ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(34)</span> ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON VÀ TẾT TRUNG THU.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> CHỦ ĐỀ NHÁNH : Lớp học của bé ( Thời gian thực hiện từ ngày 11/9-15/9/2017) Nội dung - Đón trẻ - Chơi - Thể dục sáng - Điểm danh. Hoạt động học. Chơi ngoài trời. Chơi. Thứ 2. Thứ 3. Thứ 4. Thứ 5. Thứ 6. - Cô niền nở đón trẻ từ tay phụ huynh ,nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Cho trẻ về chơi ở các góc chơi - Cô cùng trò chuyện với trẻ về trường lớp mầm non. * Thể dục sáng: a. Khởi động: Trẻ làm đoàn tau kết hợp các kiểu chân sau đó về 3 hàng ngang b. Trọng động: - Hô hấp: Thổi bóng . – Tay: tay đư ra trước lên cao. – Chân: ngồi xổm đứng lên liên tục. – Bụng: Đứng cúi người xuống. – Bật: bật chụm tách chân c. Hồi tĩnh: Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng. - Cô gọi tên từng trẻ để trẻ trong lớp biết tên nhau. KPKH THỂ DỤC ÂM NHẠC VĂN HỌC TẠO HÌNH Trò chuyện Bò thấp chui Hát vận động Bàn tay cô -Vẽ đồ dùng, đồ về lớp học qua cổng bài “ngày vui giáo chơi trong lớp - T/c:Chuyền của bé” bóng. Nh: Bàn tay cô giáo Tc: Nghe tiến hát tìm đồ vật - Quan sát: - Ôn vận động - Quan sát: - Thảo luận - Qs: các đồ chơi Khuôn viên bài “Lời chào Góc học tập. cùng bé về ngoài trời (cầu và các lớp buổi sáng” - T/c: gọi tên lớp học. trượt, bập học trong - Tc: Bịt mắt nào - T/c: Lộn bênh...) trường. bắt dê - Chơi tự do cầu vòng. - Tc: Kéo cưa - T/c: Mèo - Chơi tự do - chơi tự do lừa xẻ đuổi chuột. - Chơi tư do. * Hướng dẫn * Làm quen với * Ôn tạo hình. * Rèn kỷ. - Đóng chủ đề:.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> Hoạt động theo ý thích. trò chơi “Cắm cờ”. tác phẩm “Bàn tay cô giáo”. Vẽ đồ chơi. năng các góc chơi (nghệ thuật, học tập, góc xây dựng). Lớp học của bé - Mở chủ đề: Trường mầm non.. CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC Góc chơi. Kết quả mong đợi. - Trẻ biết đóng vai mẹ và - Bán hàng tạp chơi các trò chơi hóa, lớp học, bán - Biết nhập vai chơi, biết hàng, bế em, bác cách ứng xử với bệnh sỹ… nhân, biết tên 1 số món ăn, Thân thiện với khách hàng - Trẻ biết xây bồn hoa, - Xây hàng rào. cây cảnh, các cây hoa, - Xây trường biết cách lắp ghép hàng mầm non… rào, xây khuôn viên, các bãi cát, làm các luống cỏ - Biết xếp hoàn chỉnh - Giở sách xem các đồ dùng và biết gọi tranh. tên các đồ dùng đó, hoàn - làm quen với thành trò chơi có kết các chữ số. quả, diễn đạt được ngôn ngữ của mình. - Chăm sóc cây, - Trẻ yêu thiên nhiên tưới cây, chăm quanh mình, biết chăm sóc vườn rau nhà sóc vườn rau ở vườn bé trường. Chuẩn bị. Nội dung. - Búp bê, gối, quần áo, đồ dùng y bác sỹ, đồ chơi nấu ăn, quả nhựa ,rau bằng củ, quả, đồ chơi: Dép, kẹo , bánh kẹo.... - Cho trẻ nhận vai chơi, trẻ chơi biết giao lưu, liên kết các nhóm khác, biết khám bệnh, kê đơn, biết cách nấu các món ăn ngon - Trẻ tự nhận vai, trẻ biết phân công công việc, ai xây hàng rào, xây trường mầm non. - Cô gợi ý để trẻ xếp hình theo trí tưởng tượng, trẻ biết chơi hợp tác với bạn, hướng dẩn trẻ xem tranh - Cô hướng dẩn trẻ cách tưới cây, nhổ cỏ, xới đất cho cây, ươm hạt giống vào các lọ nhỏ. - Xốp các hình , đồ chơi lắp ghép, gạch xây hàng rào, một số xốp rời , trồng cây xung quanh trường. - Các chữ số - Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chử nhật, hột hạt, , tranh truyện - Bình tưới cây, kéo cắt ,bay bằng nhựa, cát 1 số bình nhỏ, hạt giống.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Trẻ biết hát, đọc thơ, - Hát, múa, tô vẽ biết tô vẽ về các đồ chơi về trường mn trong trường, lớp mầm non. - Mủ múa, giấy A4, bút các màu. - Cô hướng dẫn trẻ cách cần bút, tư thế ngồi. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY Thứ hai, ngày 11 tháng 9 năm 2017 Trò chuyện - Cô trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghĩ như thế nào? về nhà các con giúp bố mẹ công việc gì và được đi chơi ở những đâu? - Cô gợi hỏi để trẻ kể về những ngày nghĩ: + Trong 2 ngày nghĩ vừa rồi bạn nào được đi chơi? + Đi chơi những đâu, con có thích không? + Hôm nay được đến lớp các con thấy như thế nào? - Cô khuyến khích trẻ kể: ở lớp ta có những gì? + Cô hỏi trẻ về các hoạt động trong ngày kết hợp xem tranh và trò chuyện - Cho trẻ nói hôm nay thứ mấy ngày mai thứ mấy và gắn số vào lịch của trẻ HOẠT ĐỘNG HỌC Khám phá khoa học: Trò chuyện về lớp học của bé 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết tên, lớp mình học biết tên các bạn trong lớp và các đồ dùng của lớp - Biết yêu quý cô giáo, các bạn, bảo vệ lớp học. - Nói rõ ràng mạch lạc 2. Chuẩn bị: - Đồ chơi nấu ăn, y bác sỹ, đồ chơi xây dựng - Các đồ dùng đồ chơi của lớp học, Bảng, phấn, lô tô 3. Tiến hành: *Cô và trẻ hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” ngồi đội hình tự do - Trò chuyện với trẻ về lớp học của Bé. - Ở lớp học của con có những đồ chơi gì?.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Các bạn chơi với nhau như thế nào? *Đọc thơ “tình bạn” về đội hình chữ u, cô cùng trẻ trò chuyện về trường mầm non - Cô cùng trẻ trò chuyện về lớp học của mình + Lớp chúng mình có chung đặc điểm gì? + Các bạn nữ như thế nào? + Các bạn nam như thế nào? - Cô giáo của các con là ai? Tên gì? Lớp có mấy cô. - Trong lớp có những đồ chơi gì, những góc chơi gì, cho trẻ gọi tên góc chơi - Lớp chúng ta có đồ chơi gì nổi bật các con? - Cho 3-4 trẻ nhắc lại - Cô hỏi trẻ từng ký hiệu giúp trẻ nhớ lấy ký hiệu của mình. - Cô thu đồ dùng lại và gọi từng trẻ lên nhận đồ dùng. - Trẻ lấy đúng cô khen ngợi trẻ. - Nhắc nhỡ những trẻ lấy chưa đúng lần sau cố gắng hơn. - Cô giáo dục trẻ… * Kết thúc: Trẻ chơi trò chơi ra sân CHƠI NGOÀI TRỜI - Quan sát: khuôn viên và lớp học trong trường - Trò chơi: Mèo đuổi chuột - Chơi theo ý 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết một số hoạt động của lớp học, trong lớp có nhiều đồ chơi, trong trường có rất nhiều lớp học. 2. Chuẩn bị: - Sân bải sạch sẽ, mủ mèo, mũ chuột - Tranh trường mầm non 3. Tiến hành: - Trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” và đi ra sân - Cô cho trẻ quan sát toàn bộ các lớp học trong trường - Trẻ nêu tên lớp, cô giáo của lớp đó và các em ở lớp đó như thế nào? - Trường có tất cả mấy lớp, mỗi lớp có đặc điểm gì khác nhau? - Khuôn viên của trường như thế nào?.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> + Trò chơi vân động: Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, cách chơi chơ trẻ chơi + Chơi theo ý thích: Cô bao quát trẻ chơi an toàn. CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC - Cô giáo - Xây khuôn viên trường học - Bé múa cùng bạn - Bé xếp hột hạt (Tiến hành: Xem kế hoạch tuần) CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Hướng dẫn trò chơi: Cắm cờ. 1. Mục đích: - Phân biệt được màu sắc. 2. Chuẩn bị: - 3 ống tre. -Một số cờ:3 cái cờ màu xanh ,3cái cờ màu đỏ,3 cái cờ màu vàng. 3.Cách chơi: - Cho lần lượt từng nhóm,mỗi nhóm 3 em. - Chọn 3 em ngang sức với nhau đứng ngang vạch.Cô giáo hô “vàng”thì các em lấy cờ màu vàng và cư tương tự như vậy ở các lần tiếp theo. Ai về trước là người chiến thắng. - Chơi tự do ở các góc. - Cô bao quát trẻ. * Chơi theo ý thích - Cho trẻ chơi xếp hình, lắp ráp - Trẻ chơi cô bao quát lớp Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….......
<span class='text_page_counter'>(40)</span> ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Thứ ba,ngày 12 tháng 9 năm 2017 HOẠT ĐỘNG HỌC Thể dục: Bò thấp chui qua cổng 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết phối hợp tay ,chân nhịp nhàng, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi xuống, không chạm vào cổng thể dục - Tập đều đúng các động tác BTPTC - Rèn luyện kỉ năng vận động của bàn tay,đôi chân, biết vệ sinh chân ,tay sạch sẽ - Giáo dục trẻ yêu thích luyện tập,hứng thú trong giờ học, có ý thức trong thi đua. 2. Chuẩn bị: - Cổng thể dục 4 cái, sân bãi sạch sẽ. - Trang phục trẻ gọn gàng. 3. Tiến hành: |*Ổn định lớp: Cô cháu cùng hát bài “Trường mầm non” cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ai khéo hơn nào” a. Khởi động: - Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển đội hình b. Trọng động: - BTPTC: Tập kết hợp bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” * Vận động cơ bản: Bò thấp chui qua cổng - Cô đàm thoại luật chơi, cách chơi ‘Ai khéo hơn nào” - Cô làm mẫu lần 1: - Làm mẫu lần 2: - Cô phân tích kĩ động tác: 2 tay chạm xuống chiếu bò thẳng hướng đến chiếu và bò qua cổng..
<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Mời 2 bạn lên làm mẫu: - Trẻ thực hiện 2 lần cô bao quát sữa sai và động viên trẻ - 3 tổ thi đua nhau. - Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái + Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ - Cô nêu luật chơi cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần c. Hồi tĩnh: Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng về tổ CHƠI NGOÀI TRỜI - Ôn vận động bài: Lời chào buổi sáng - Trò chơi: Bịt mắt bắt dê - Chơi tự do: Máy bay, phấn, bóng,…. 1. Kết qảu mong đợi: - Trẻ hát thành thạo bài hát “Lời chào buổi sáng” - Biết thể hiện tình cảm qua lời bài hát - Biết vâng lời bố mẹ và yêu quý cô giáo 2. Chuẩn bị: - Đầu đĩa, mũ múa 3. Tiến hành: * Cô cháu cùng nhau trò chuyện về chủ đề. - Cô hát một đoạn trong bài hát rồi đố trẻ tên bài hát, tác giả. - Trẻ hát cùng cô cả bài 2-3 lần, cô chú ý sửa sai và động viên trẻ - Tổ chức cho trẻ ôn theo nhóm, cá nhân * Trò chơi: Bịt mắt bắt dê - Cô nêu luật chơi, các chơi - Trẻ chơi 3-4 lần - Khi trẻ chơi cô bao quát lớp * Chơi tự do. - Cho trẻ chơi với các đồ chơi: bóng, phấn, máy bay,… CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC - Vẽ về đồ dùng, đồ chơi - Xây hàng rào, x©y bån hoa - C« gi¸o, líp häc..
<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Hát, đọc thơ về chủ đề (Tiến hành: Xem kế hoạch tuần) CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Làm quen với tác phẩm mới: Bài thơ“Bàn tay cô giáo” 1.Kết quả mong đợi: - Trẻ biết đọc đúng theo cô, hiểu nội dung bài thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả. 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh minh họa bài thơ. - Ghế cho trẻ, cô đọc diễn cảm bài thơ 3. Tiến hành: - Cô cháu cùng trò chuyện về chủ đề. - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả - Đọc cho trẻ nghe bài thơ 2 lần - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ - Cho trẻ đọc theo cô từng câu đến hết bài 2-3 lần - Gợi hỏi về nội dung bài thơ - Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo. *Chơi tự do: cô quan sát bao quát trẻ chơi nhẹ nhàng. Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(43)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. Thứ tư, ngày 13 tháng 9 năm 2017 HOẠT ĐỘNG CHUNG Âm nhạc: - Hát vận động: “Ngày vui của bé” - Nghe hát: ‘‘Bàn tay cô giáo” - Trò chơi: Nghe tiêng hát tìm đồ vật 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ hát thuộc bài hát, nhớ tên bài hát, tác giả. Hiểu nội dung bài hát, nội dung bài hát nghe hát. - Chơi tốt trò chơi cùng các bạn, vận động tôt bài hát. Hát đúng giai điệu bài hát, hát rõ lời. - Trẻ yêu quý bạn bè, biết tên các bạn trong lớp. Hứng thú trong các hoạt động của cô. 2. Chuẩn bị: - Xắc xô, đầu đĩa, mũ chóp. Tranh ảnh về bé đi học - Mũ múa đầy đủ cho trẻ. 3. Tiến hành: * Tạo cảm xúc: - Cả lớp đọc thơ “Cô và cháu” lại ngồi quây quần bên cô trò chuyện về chủ đề… - Cô cho trẻ hát bài hát và gợi hỏi trẻ về tên bài hát, tác giả mà trẻ trẻ vừa hát . - Cô hát cho trẻ nge bài hát 1 lần, giới thiệu lại về tên bài hát và tác giả. - Cô giảng nội dung bài hát và hỏi trẻ: bài hát có tên là gì? Ai sáng tác ? - Cô dạy trẻ hát cả bài, cô sữa sai cho trẻ. - Cho trẻ hát lần 2 và minh họa cùng bài hát. - Cho trẻ đứng dậy, hát vận động theo đĩa. - Cho trẻ thi đua giữa nhóm bạn trai, bạn gái, cá nhân..
<span class='text_page_counter'>(44)</span> * Nghe hát: ‘‘Bàn tay cô giáo”(nhạc :PhạmTuyên;Lời:Định Hải) - Cô kể trẻ nghe câu chuyện: lúc còn học mẫu giáo của cô cho trẻ nghe. - Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả hát trẻ nghe 1 lần. - Cô giảng nội dung, hỏi trẻ tên bài hát là gì? Ai sáng tác? - Cô hát và vận động minh họa. - Cô hát lần 3 cùng đĩa nhạc, trẻ lắng nghe. - Cô giáo dục trẻ về việc quan trọng khi đến trường và khi đến trường cần ngoan ngoãn nghe lời cô giáo,biết yêu quí cô giáo… * Trò chơi: nghe tiếng hát tìm đồ vật - Cô nêu cách chơi, cho trẻ chơi 3 - 4 lần. - Cô nhận xét tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi. ch¬i ngoµi trêi - Quan sát: Góc học tập của lớp - Trò chơi: Gọi tên nào! - Chơi tự do: Phấn, bóng, máy bay, cầu trượt, xích đu 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết ở góc học tập có nhiều đồ dùng , đồ chơi phục vụ cho các cháu học tập - Trẻ biết bảo vệ đồ dùng của mình 2. Chuẩn bị: - Trưng bày đồ dùng dể nhìn thấy, sạch sẽ - Một số đồ chơi để xung quanh lớp 3. Tiến hành: *Ổn định lớp: - Cô tập trung trẻ lại gần nhau: Hôm nay cô có 1 điều bí mật dành riêng cho các con, tặng trẻ một món quà, các con mở ra xem nào? - Các con gọi tên nào? - Đồ dùng này là của ai? dùng để làm gì? Nó được để ở đâu trong lớp mình? có màu gì, được làm bằng chất liệu gì? - Trẻ hát “Cô giáo” đi lại góc học tập của cô. - Cô và trẻ cùng khám phá, cô cho trẻ nói những gì trẻ nhìn thấy tại góc học tập. - Cô giáo dục trẻ để trẻ biết bảo quản đồ dùng của mình của cô trong lớp. *Trò chơi: Gọi tên nào.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Cô nêu cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi 2 – 4 lần theo hứng thú của trẻ. *Chơi tự do: - Cô cho trẻ chơi các đồ chơi có ở sân, và đồ chơi mang theo của trẻ. - Cô bao quát trẻ chơi nhẹ nhàng. CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC - Cô giáo - Xây khuôn viên trường học - Bé múa cùng bạn - Bé xếp hột hạt (Tiến hành: Xem kế hoạch tuần) CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Ôn tạo hình: vẽ về đồ chơi 3. Tiến hành: - Trẻ tập trung lại gần cô hát bài “cô và mẹ” đến lớp các con được học những gì?Ai dạy các con? - Trong lớp có những đồ dùng gì? - Cô thấy lớp chúng mình còn thiếu 1 số bức tranh để trang trí lớp, vậy các con thi nhau tạo lên những bức tranh thật đẹp nhé. - Cô hướng dẫn trẻ thực hiện vẽ, con thích vẽ gì? Cô gợi ý cho trẻ. - Cô hướng dẫn từng nhóm trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện cô chú ý, bao quát trẻ. - Nhận xét sản phẩm của trẻ, cô động viên nhắc nhỡ những trẻ thực hiện chưa tốt lần sau con cố gắng hơn. - Nhận xét chung * Chơi tự do: cô bao quát trẻ chơi nhẹ nhàng.. Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………….. …………. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(46)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………….......................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .................................................................................................................................. Thứ năm, ngày 14 tháng 9 năm 2017 HOẠT ĐỘNG HỌC Thơ: Bàn tay cô giáo 1.Kết quả mong đợi: - Trẻ biết đọc đúng theo cô, hiểu nội dung bài thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả. - Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ, qua đó trẻ biết yêu quý cô giáo 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh minh họa bài thơ. - Chiếu cho trẻ 3. Tiến hành: * Tạo cảm xúc - Cô cháu cùng trò chuyện về chủ đề. - Cô đọc một đọc trong bài thơ rồi đó trẻ tên bài thơ, tên tác giả - sau đó cô đọc cùng trẻ bài thơ 2 lần - Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ. - Bài thơ vừa đọc có tên gì? - Trong bài thơ nói về ai?.....
<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Cô giáo còn làm những việc gì cho các cháu? - Cho trẻ đọc theo cô từng câu đến hết bài 2-3 lần * Tổ chức cho trẻ thi đua giữa các đội, nhóm, cá nhân - Giáo dục trẻ biết yêu quý, vâng lời cô giáo. *Chơi tự do: cô quan sát bao quát trẻ chơi nhẹ nhàng. CHƠI NGOÀI TRỜI - Thảo luận cùng bé về lớp học. - Trò chơi: Lộn cầu vòng - Chơi tự do: Phấn, bóng, máy bay, cầu trượt, xích đu 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết trong lớp có rất nhiều đồ chơi, có bạn trai, bạn gái. Biết chơi cùng nhau đoàn kết 2. Chuẩn bị: - Tranh bé dạo chơi trên sân trường - Đồ chơi cho trẻ 3. Tiến hành : - Cô và trẻ vận động hát bài “Cháu đi mẫu giáo” - Trẻ lại gần cô cùng nhìn ngắm lớp học của mình. - Cô đặt câu hỏi và trẻ suy nghĩ trả lời. - Cô cho trẻ thấy lớp học có gì và trẻ cần chơi và bảo vệ lớp học của mình. - Cô giáo dục trẻ về kỷ năng bảo quản lớp học, xem lớp học là ngôi nhà thứ 2. * Trò chơi :Lộn cầu vòng - Cô nêu luật chơi, cách chơi, cho trẻ chơi 3 lần, cô nhận xét và bao quát trẻ sau mỗi lần chơi. * Chơi tự do: - Cô cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài sân : bóng, phấn, chong chóng…. - Cô bao quát trẻ tốt. CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC - Tập làm cô giáo - Xây khuôn viên trường học - Bé múa cùng bạn - Bé xếp hột hạt.
<span class='text_page_counter'>(48)</span> (Tiến hành: Xem kế hoạch tuần) CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH * Rèn kĩ năng chơi ở các góc (góc nghệ thuật, góc học tập, góc xây dựng) 3. Tiến hành: + Trò chuyện : Cho trẻ hát bài "Vui đến trường". Trò chuyện với trẻ về trường mầm non, về lớp học. - Cô hỏi trẻ trong lớp có những góc chơi nào? - Khi chơi ở các góc phải như thế nào? - Cho trẻ lựa chọn góc chơi và về các góc chơi +Cô đến từng nhóm gợi ý cho trẻ, tạo các tình huống chơi, mở rộng nội dung chơi - Góc phân vai: Cô cùng tham gia chơi với trẻ đóng vai người khách đi mua hàng, - Là cháu học sinh trong lớp học… - Góc xây dựng cô gợi ý giúp trẻ cách bố cục cân đối, động viên trẻ sáng tạo, trong trường mầm non có gì?.... - Góc nghệ thuật:Cô động viên , khuyến khích những trẻ còn lúng túng trong cánh làm…. - Góc học tập: Cô quan sát trẻ chơi và kiểm tra kết quả… * Trẻ chơi theo ý thích - Cho trẻ chơi lắp ráp, xếp hình.. - Trẻ chơi cô bao quát lớp Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………….. …………. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(49)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. Thứ sáu, ngày 15 tháng 9 năm 2017 HOẠT ĐỘNG HỌC Tạo hình: Vẽ đồ dùng, đồ chơi trong lớp 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết dùng các kĩ năng đã học để vẽ về các đồ dùng, đồ chơi - Biết cách cầm bút, ngồi ngay ngắn khi vẽ, tô màu đẹp và phù hợp màu sắc. - Yêu quý sản phẩm mình tạo ra, giữ gìn sản phẩm, biết bảo vệ các đồ chơi. 2. Chuẩn bị: - Một số hình ảnh về các đồ dùng, đồ chơi. - Vở tạo hình,bút chì, sáp màu, giá tạo hình. - Đầu, đĩa, ti vi 3. Tiến hành: *Cô và trẻ trò chuyện về các các đồ dùng đồ chơi, - Cô cháu hát bài ‘Cô và mẹ’và đi tham quan phòng tranh triển lãm. - Gợi ý để trẻ kể về hình ảnh mà trẻ quan sát được. - Cả lớp đọc bài thơ “Cô dạy” đi về chỗ ngồi. * Trẻ thực hành : - Cô gợi hhoir lại về các đồ dùng, đồ chơi mà trẻ thích - Trẻ thực hiện cô nhắc trẻ ngồi đúng tư thế. - Mở nhạc các bài hát về trường mầm non trong thời gian trẻ thực hiện. - Cô bao quát gợi ý trẻ về bố cục, cách tô màu tranh sáng tạo và phù hợp. * Trưng bày sản phẩm : - Cả lớp hát “Em yêu trường em” mang sản phẩm lên giá trưng bày - Cho trẻ quan sát toàn bộ tranh và nhận xét sản phẩm.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Gợi ý để trẻ nói lên vì sao trẻ chọn bức tranh đó *Kết thúc cô nhận xét động viên trẻ CHƠI NGOÀI TRỜI - Quan sát: Cầu trượt, bập bênh.. - Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do: Bóng, máy bay, phấn,… 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết được tên các đồ chơi trên sân trường, như xích đu, cầu trượt… - Trẻ biết khi chơi phải cẩn thận, biết giữ gìn và bảo vệ các đồ chơi 2. Chuẩn bị: - Các đồ chơi trên sân, que tính, phấn, bóng 3. Tiến hành: - Cô chuẩn bị dép mủ cho trẻ đầy đủ, dẫn trẻ đến địa điểm quan sát. - Khi đến nơi cô trò chuyện với trẻ về các đồ chơi - Cô gợi hỏi về các đồ chơi - Mời 3- 4 trẻ kể - Các con thấy cầu trượt như thế nào? - Khi lên chơi các con phải như thế nào? - Trong lúc chơi các con phải chơi cẩn thận.. - Cô cho trẻ chơi với các đồ chơi và dặn trẻ khi chơi nhẹ nhàng, không được tranh giành.. - Giáo dục trẻ giữ gìn các đồ chơi cẩn thận * Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ - Cô hỏi về luật chơi, cách chơi - Tổ chơi cho trẻ chơi 3-4 lần, chơi theo từng nhóm. - Trẻ chơi cô bao quát * Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với bóng, que tính CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC - Bé xếp hột hạt - Xây khuôn viên trường học.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> - Bé múa cùng bạn - Tập làm cô giáo (Tiến hành: Xem kế hoạch tuần) CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH + Lao động vệ sinh + Đóng, mở chủ đề 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết lau chùi vệ sinh các đồ dùng, đồ chơi, biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng. - Biết trò chuyện về lớp học mà trẻ đang học, biết tên cô giáo, biết đọc các bài thơ, bài hát trong chủ đề. 2. Chuẩn bị: - Khăn lau, nước rửa, đầu đĩa, tivi 3. Tiến hành: * Lao động: - Cô hướng dẫn cho trẻ lau chùi đồ dùng, đồ chơi, sắp xếp gọn gàng - Căn dặn trẻ biết giữ gìn các đồ dùng, đồ chơi, cất lấy đúng nơi quy định * Đóng chủ đề nhánh: Lớp học của bé. - C¶ líp cïng h¸t bµi “ Ngày vui của bé” ®ến bªn c«. - Cho trÎ xung phong kÓ vÒ líp häc b»ng hiÓu biÕt cña trÎ. - Cho trẻ về theo nhóm để vẽ về lớp học, về các đồ dùng, đồ chơi trong lớp. - Cho trẻ xem hột số hoạt động của lớp học - Sau đó cho trẻ đọc các bài thơ, hát về chủ đề * Mở chủ đề nhánh : Trường mầm non thân yêu. - Cô giới thiệu với trẻ về chủ đề mới - Cho trẻ xem tranh ảnh về chủ đề - Cùng trò chuyện với trẻ về chủ điểm “Trường mầm non thân yêu” - Trò chuyện với trẻ về các cô giáo trong trường - Trong trường mầm non có các cô cấp dưỡng, bác bảo vệ… - Và sang tuần sẽ được tìm hiểu kĩ hơn. - Dặn cháu về nhà sưu tầm tranh, ảnh để trang trí cho chủ đề Đánh giá cuối ngày.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> ……………………………………………………………………………….. …………. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………...... ...................................................................................................................................... ..... ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………….............................. ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ..............................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(53)</span> HOẠT ĐỘNG HỌC TOÁN: Ôn số 1, 2. Nhận biết chữ số 1, 2. 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ nhận biết được các nhóm đồ vật có số lượng 1, 2. Trẻ nhận biết được chữ số 1,2 - Biết diễn đạt trọn câu - Trẻ yêu quý trường mầm non, yêu thích được tới trường 2. Chuẩn bị : - Mô hình trường mầm non - Mỗi trẻ một số thẻ số 1,2. - Một số đồ dùng , đồ chơi có số lượng 1,2 để xung quanh lớp - Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước lớn hơn 3. Tiến hành: *Ôn nhận biết số lượng 1,2 - Cô và trẻ cùng trò chuyện về trường lớp mầm non. Hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” và đi tham quan mô hình. - Cho trẻ nêu nhận xét về mô hình trường mầm non. Cho trẻ đếm số phòng học, số cờ, số cây. Cô hỏi trẻ mỗi thứ có số lượng là mấy. - Giáo dục trẻ yêu quý trường mầm non. - Đọc thơ “mẹ và cô” đi về chỗ ngồi. *Ôn nhận biết chữ số 1,2.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> - Cô cho trẻ đếm số tiếng vổ tay của cô sau đó cho trẻ vổ lại và đếm, hỏi trẻ số lượng. - Cho trẻ tìm trong lớp xem có đồ dùng, đồ chơi nào có số lượng 1,2 *Trò chơi: Về đúng nhà -Trẻ tự chọn cho mình 1 thẻ chữ số. Ai có thẻ số 1 thì về nhà có 1 chấm tròn. -- Ai có thẻ số 2 thì về ngôi nhà có 2 chấm tròn. Sau đó đổi thẻ cho nhau, cho trẻ chơi 34 lần. - Cô kiểm tra kết quả. Động viên trẻ chơi tốt - Hát “Ngày vui của bé” đi ra ngoài. CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON THÂN YÊU CHỦ ĐỀ NHÁNH : Trường mầm non thân yêu! ( Thời gian thực hiện từ ngày 18-22/9/2017) Nội dung -Đón trẻ. Thứ 2. Thứ 3. Thứ 4. - Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định - Cô cùng trò chuyện với trẻ về trường lớp mầm non. Thứ 5. Thứ 6.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Chơi - Thể dục sáng - Điểm danh. Hoạt động học. chơi ngoài trời. Chơi hoạt động theo ý thích. * Thể dục sáng: a. Khởi động: Trẻ làm đoàn tau kết hợp các kiểu chân sau đó về 3 hàng ngang b. Trọng động: - Hô hấp: Thổi bóng . – Tay: tay đư ra trước lên cao. – Chân: ngồi xổm đứng lên liên tục. – Bụng: Đứng cúi người xuống. – Bật: bật chụm tách chân c. Hồi tĩnh: Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng. KPKH Trường mầm non thân yêu. THỂ DỤC ĐỒ RÊ MÍ VĂN HỌC BÉ KHÉO Tung và bắt Hát, múa bài Thơ: Cô giáo TAY bóng bằng 2 tay Trường chúng của em vẽ trường mầm - T/c:Chuyền cháu...Mn non thân yêu bóng. Nghe : Ngày đầu tiên đi học. * Qs: tranh vẽ về trường mầm non - TCVĐ: Kéo co - Chơi tự do. * Hát múa các bài hát về trường mầm non - TCVĐ: mèo đuổi chuột. * QS:đồ chơi ở sân trường (cầu trượt, xích đu..) - TCVĐ: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do. * Đọc bài đồng dao “Nu na nu nóng. * Làm quen với * Ôn tạo hình bài thơ: “Cô Xé dán về các giáo của em đồ chơi. * Trò chuyện về trường mầm non - TCVĐ: Bịt mắt bắt dê - Chơi tự do. * QS: tranh vẽ các hoạt động ở trường mầm non - TCVĐ: chuyền bóng. * Rèn kỷ năng các góc chơi (KPKH, thư viện, nghệ thuật ). - Đóng chủ đề: Trường mầm non và tết trung thu - Mở chủ đề: Bản thân.
<span class='text_page_counter'>(56)</span> CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC Góc chơi. Kết quả mong đợi. Chuẩn bị. Nội dung. - Bán hàng tạp hóa, lớp học,bán hàng, bế em, bác sỹ…. - Trẻ biết đóng vai mẹ và chơi các trò chơi - Biết nhập vai chơi, biết cách ứng xử với bệnh nhân, biết tên 1 số món ăn, Thân thiện với khách hàng. - Búp bê, gối, quần áo, đồ dùng y bác sỹ, đồ chơi nấu ăn, quả nhựa ,rau bằng củ, quả, đồ chơi: Dép, kẹo , bánh kẹo.... - Cho trẻ nhận vai chơi, trẻ chơi biết giao lưu, liên kết các nhóm khác, biết khám bệnh, kê đơn, biết cách nấu các món ăn ngon. - Xốp các hình , đồ chơi lắp ghép, gạch xây hàng rào, một số xốp rời làm thảm cỏ, trồng cây xung quanh trường mầm non.. - Cô cho trẻ về góc chơi, cho trẻ tự nhận vai, trẻ biết phân công công việc, ai xây hàng rào, xây trường mầm non.. - Các chữ số - Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chử nhật, hột hạt, , tranh truyện. - Cô gợi ý để trẻ xếp hình theo trí tưởng tượng, trẻ biết chơi hợp tác với bạn, hướng dẩn trẻ xem tranh. - Xây hàng rào. - Trẻ biết xây bồn hoa, - Xây trường cây mầm non… cảnh, xây ga ra để xe, các cây hoa, biết cách lắp ghép hàng rào, xây khuôn viên, các bãi cát, làm các luống cỏ - Giở sách xem tranh. - Biết xếp hoàn chỉnh - làm quen với các đồ dùng và biết gọi các chữ số. tên các đồ dùng đó, hoàn thành trò chơi có kết quả, diễn đạt được ngôn ngữ của mình..
<span class='text_page_counter'>(57)</span> -Chăm sóc cây, tưới cây, chăm sóc vườn rau nhà bé. - Trẻ yêu thiên nhiên quanh mình, biết chăm sóc vườn rau ở vườn trường. - Bình tưới cây, kéo cắt, bay bằng nhựa, cát 1 số bình nhỏ, hạt giống. - Cô hướng dẩn trẻ cách tưới cây, nhổ cỏ, xới đất cho cây, ươm hạt giống vào các lọ nhỏ. Thứ 2 ngày 18 tháng 9 năm 2017 *Trò chuyện - Ổn định lớp cô cháu cùng hát bài “vui đến trường” - Cô trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghĩ như thế nào? về nhà các con giúp bố mẹ công việc gì và được đi chơi ở những đâu? - Cô gợi hỏi để trẻ kể về những ngày nghĩ: + Trong 2 ngày nghĩ vừa rồi bạn nào được đi chơi? + Đi chơi những đâu, con có thích không? + Hôm nay được đến lớp các con thấy như thế nào? - Cô khuyến khích trẻ kể: ở lớp ta có những gì? + Cô hỏi trẻ về các hoạt động trong ngày kết hợp xem tranh và trò chuyện - Cho trẻ nói hôm nay thứ mấy ngày mai thứ mấy và gắn số vào lịch của trẻ HOẠT ĐỘNG HỌC KHÁM PHÁ KHOA HỌC Trò chuyện về trường mầm non 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết tên trường, biết địa điểm nơi trướng đóng - Biết được trong trường có cô Hiệu trưởng, hiệu phó và các cô giáo, cô cấp dưỡng, các bạn, bảo vệ lớp học. - Nói rõ ràng mạch lạc biết yêu quý cô giáo và các bạn trong lớp, trường, biết bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.. 2. Chuẩn bị:.
<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Một số tranh ảnh về hoạt động của trường 3. Tiến hành hoạt động: *Cô và trẻ hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” ngồi đội hình tự do - Trò chuyện với trẻ về trường mầm non của Bé. - Cô gợi hỏi: Trong trường mầm non của chúng ta có những ai? - Cô mời trẻ kể - Sau đó cô hỏi về các đồ chơi trên sân trường *Đọc thơ “Cô dạy” về đội hình chữ u, cô cùng trẻ trò chuyện về trường mầm non - Cô giáo của các con là ai? Tên gì? Lớp có mấy cô. - Trường mầm non của chúng ta đóng tại thôn nào? - Vậy các con có biết cô hiệu trưởng tên là gì không nào? - À trường chúng ta còn có 2 cô hiệu phó nữa đấy… - Thế hàng ngày các con được ăn cơm tại trường thì nhờ ai nấu cho các con ăn? - Trong lớp có những đồ chơi gì, những góc chơi gì, cho trẻ gọi tên góc chơi - Cho 3-4 trẻ nhắc lại - Cô mời trẻ kể về các đồ chơi trên sân trường - Cô giáo dục trẻ… * Kết thúc: Trẻ chơi trò chơi ra sân CHƠI NGOÀI TRỜI - Quan sát: Tranh vẽ về trường mầm non - TCVĐ: Mèo đuổi chuột - Chơi theo ý 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết một số hoạt động của lớp học, trong lớp có nhiều đồ chơi, trong trường có rất nhiều lớp học. 2. Chuẩn bị: - Sân bải sạch sẽ, mủ mèo, mủ chuột - Tranh trường mầm non 3. Tiến hành:.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> - Trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” và đi ra sân - Cô cho trẻ quan sát toàn bộ các lớp học trong trường - Trẻ nêu tên lớp, cô giáo của lớp đó và các em ở lớp đó như thế nào? - Trường có tất cả mấy lớp, mỗi lớp có đặc điểm gì khác nhau? - Khuôn viên của trường như thế nào? + Trò chơi vân động: Mèo đuổi chuột - Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, cách chơi chơ trẻ chơi - Trẻ chơi 3-4 lần + Chơi theo ý thích: Cô bao quát trẻ chơi an toàn. CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC - Cô giáo, bán hàng - Xây khuôn viên trường học - Bé múa cùng bạn, tô vẽ về chủ đề -Xếp hột hạt về các chữ số, hình học + Tiến hành: (Theo kế hoạch tuần) CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Ôn đồng dao: Dung dăng dung dẻ 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ đọc thuộc lời bài đồng giao và làm động tác minh họa theo lời 2. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch sẽ 3. Tiến hành: - Cô tập trung trẻ lại gần cô trò chuyện về trường Mâm Non thân yêu - Ở trong trường mầm non có những ai, các cô hàng ngày làm công việc gì? - Hằng ngày các con được chơi những trò chơi gì? - Cô cho trẻ đọc bài đồng giao 2-3 lần.
<span class='text_page_counter'>(60)</span> - 3 tổ thi nhau, nhóm bạn trai, nhóm bạn gái, cá nhân của 3 tổ - Vận động theo lời bài ca * Chơi theo nhóm: Nặn đồ dùng đồ chơi - Cô bao quát trẻ. Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………...... ...................................................................................................................................... .......................................................... ___________________________ Thứ 3 ngày 19 tháng 9 năm 2017 HOẠT ĐỘNG HỌC AI NHANH AI KHÉO Tung và bắt bóng bằng hai tay Trò chơi:chuyền bóng 1.Kết quả mong đợi: - Cháu biết vận dụng sự khéo léo của đôi tay để tung bóng và bắt bóng đúng kĩ thuật. - Cháu hứng thú học và chơi và chơi có nề nếp. 2.Chuấn bị:-Bóng của cô. -Bóng cho trẽ (4 đến 6 quả) -Sân bãi sạch sẽ. 3. Tiến hành: *Tạo cảm xúc: Trẽ hát “Trường chúng cháu là là trường mầm non” lại bên cô trò chuyện về bài hát ,gợi hỏi trẽ muốn cơ thể khỏe mạnh thì phải làm gì?....
<span class='text_page_counter'>(61)</span> a.Khởi động: Cho trẽ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân về đội hình 4 hàng ngang. * Trọng động: b.Bài tập phát triển chung -Tay:Đưa hai tay ra trước và lên cao. - Chân:Ngồi xổm đứng lên liên tục. - Bụng: Đưa tay lên cao và gập người xuống. - Bật:Bật chụm tách chân. (Thực hiện các động tác 4 lần 8 nhịp) * Vận động cơ bản:Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay. - Trẽ chuyển đội hình hai hàng ngang,cô giới thiệu tên bài tâp cho trẽ. - Cô làm mẩu lần một không phân tích. - Cô làm mẫu lần hai kết hơp phân tích động tác cho trẽ. - Mời 2 trẽ khá lên thực hiện cả lớp xem.(Cho trẽ nhắc lại tên bài tập) - Cho từng cá nhân trẽ lên thực hiện (cô chú ý sửa sai cho trẽ) - Cho tổ, nhóm, cá nhân thi đua nhau. *Trò chơi vận động:chuyền bóng.(cho trẽ chơi 2,3 lần) c.Hồi tĩnh:Cho trẽ làm chim bay nhẹ nhàng ra rân. CHƠI NGOÀI TRỜI - Hát múa về trường mầm non - Trò chơi: mèo đuổi chuột - Chơi tự do 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ hát thuộc bài hát, biết múa thành thạo bài hát - Trẻ biết yêu quý trường mầm non - Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp 2. Chuẩn bị: - Đầu đĩa, mũ múa, nơ, sân sạch sẽ 3. Tiến hành: * Tạo cảm xúc: cô cháu cùng chơi trò chơi “Dung dăng dung dẻ”.
<span class='text_page_counter'>(62)</span> - Trò chuyện với trẻ về trường mầm non - Cô cùng trẻ hát bài “Trường chúng cháu…” 2 lần - Tổ chức cho trẻ múa hát cùng cô, cô chú ý sửa sai - Cho trẻ múa theo nhóm. - Cô giáo dục trẻ biết quan tâm đến các bạn trong trường, biết nhặt rác bỏ vào thùng rác… * Trò chơi: Mèo đuổi chuột - Cô nêu luật chơi, cách chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần (cco bao quát lớp) * Chơi tự do - Cho trẻ chơi tự do trên sân cô bao quát lớp CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC. - Xây trường mầm non, xây khuôn viên - Tô vẽ về trường mầm non - Bé tập làm cô giáo, bán hàng,nấu ăn - Chăm sóc cây cảnh + Tiến hành:(Theo kế hoạch tuần) CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Làm quen với tác phẩm mới: Bài thơ “Cô giáo của em” 1.Kết quả mong đợi: - Trẻ biết đọc đúng theo cô, hiểu nội dung bài thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả. 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh minh họa bài thơ. - Ghế cho trẻ, cô đọc diễn cảm bài thơ 3. Tiến hành: - Cô cháu cùng trò chuyện về chủ đề..
<span class='text_page_counter'>(63)</span> - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả - Đọc cho trẻ nghe bài thơ 2 lần - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ - Cho trẻ đọc theo cô từng câu đến hết bài 2-3 lần - Gợi hỏi về nội dung bài thơ - Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo. *Chơi tự do: cô quan sát bao quát trẻ chơi nhẹ nhàng. Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... Thứ 4 ngày 20 tháng 9 năm 2017. HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỒ RÊ MÍ Hát vận động: “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Nghe hát: ‘‘Bàn tay cô giáo” - Trò chơi: Nghe tiêng hát tìm đồ vật 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ hát thuộc bài hát, nhớ tên bài hát, tác giả. Hiểu nội dung bài hát, nội dung bài hát nghe hát..
<span class='text_page_counter'>(64)</span> - Chơi tốt trò chơi cùng các bạn, vận động tôt bài hát. Hát đúng giai điệu bài hát, hát rõ lời. - Trẻ yêu quý bạn bè, biết tên các bạn trong lớp. Hứng thú trong các hoạt động của cô. 2. Chuẩn bị: - Xắc xô, đầu đĩa, mũ chóp. Tranh ảnh về bé đi học - Mũ múa đầy đủ cho trẻ. 3. Tiến hành: * Tạo cảm xúc: - Cả lớp độc thơ “Cô và cháu” lại ngồi quây quần bên cô trò chuyện về chủ đề… - Cô cho trẻ hát bài hát và gợi hỏi trẻ về tên bài hát, tác giả mà trẻ trẻ vừa hát. - Cô hát cho trẻ nge bài hát lần 1, giới thiệu lại về tên bài hát và tác giả cho trẻ. - Cô giảng nội dung bài hát và hỏi trẻ: bài hát có tên là gì? Ai sáng tác ? - Cô cùng trẻ hát cả bài 2 lần, cô sữa sai cho trẻ. - Cho trẻ hát và minh họa bài hát. - Cả lớp đứng dậy, hát vận động theo đĩa. - Cho trẻ thi đua giữa nhóm bạn trai, bạn gái, cá nhân. * Nghe hát: ‘‘Bàn tay cô giáo”(nhạc :PhạmTuyên;Lời:Định Hải) - Cô kể trẻ nghe câu chuyện: lúc còn học mẫu giáo của cô cho trẻ nghe. - Cô hát trẻ nghe thật tình cảm bài hát. - Cô giảng nội dung, hỏi trẻ tên bài hát là gì? Ai sáng tác? - Cô hát và minh họa và minh họa theo lời bài hát - Cô hát lần 3 cùng đĩa nhạc, trẻ lắng nghe. - Giáo dục trẻ về việc quan trọng khi đến trường và khi đến trường cần ngoan ngoãn nghe lời cô giáo,biết yêu quí cô giáo… * Trò chơi: nghe tiếng hát tìm đồ vật - Cô nêu cách chơi, cho trẻ chơi 3 - 4 lần. - Cô nhận xét tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi. CHƠI NGOÀI TRỜI - Quan sát: Cầu trượt, xích đu...
<span class='text_page_counter'>(65)</span> - Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết được tên các đồ chơi trên sân trường, như xích đu, cầu trượt… - Trẻ biết khi chơi phải cẩn thận, biết giữ gìn và bảo vệ các đồ chơi 2. Chuẩn bị: - Các đồ chơi trên sân, que tính, phấn, bóng 3. Tiến hành: - Cô chuẩn bị dép mủ cho trẻ đầy đủ, dẫn trẻ đến địa điểm quan sát. - Khi đến nơi cô trò chuyện với trẻ về các đồ chơi - Cô gợi hỏi về các đồ chơi - Mời 3-4 trẻ kể - Cô cho trẻ chơi với các đồ chơi và dặn trẻ khi chơi phải cẩn thận, chơi nhẹ nhàng, không được tranh giành.. * Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ - Cô hỏi về luật chơi, cách chơi - Tổ chơi cho trẻ chơi 3-4 lần, chơi theo từng nhóm. - Trẻ chơi cô bao quát * Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với bóng, que tính CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC - Góc nt: bé múa cùng bạn - Xây khuôn viên trường học - Phân vai: cô giáo - Chơi xếp hột hạt + Tiến hành:(Xem kế hoach tuần) CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Ôn tạo hình: Xé dán các đồ chơi.
<span class='text_page_counter'>(66)</span> 1. Kết quả mong đợi: -Trẻ biết xé các đồ chơi và dán. - Trẻ sáng tạo trong bức tranh và biết giữ gìn sản phẩm của mình. 2. Chuẩn bị: - Giấy A4, giấy màu, hồ dán, nước rửa, khăn lau. 3. Tiến hành: - Trẻ tập trung lại gần cô đọc bài thơ “cô và mẹ” - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ. - Khi đến lớp các con được học những gì? - Trong lớp có những đồ dùng gì? - Cô thấy lớp chúng mình còn thiếu 1 số bức tranh để trang trí lớp, vậy các con thi nhau tạo lên những bức tranh thật đẹp nhé. - Cô hướng dẫn trẻ thực hiện xé dán, con thích xé gì? Cô gợi ý cho trẻ. - Cô hướng dẫn từng nhóm trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện cô chú ý, bao quát trẻ. - Nhận xét sản phẩm của trẻ, cô động viên nhắc nhỡ những trẻ thực hiện chưa tốt lần sau con cố gắng hơn. - Nhận xét chung * Chơi tự do: cô bao quát trẻ chơi nhẹ nhàng.. Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………….. …………. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(67)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. __________________________________ Thứ 5 ngày 21 tháng 9 năm 2017 HOẠT ĐỘNG HỌC BÉ YÊU THƠ Cô giáo của em 1.Kết quả mong đợi: - Trẻ biết đọc đúng theo cô, hiểu nội dung bài thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả. - Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ, qua đó trẻ biết yêu quý cô giáo 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh minh họa bài thơ. - Chiếu cho trẻ 3. Tiến hành: * Tạo cảm xúc - Cô cháu cùng trò chuyện về chủ đề. - Cô đọc một đọc trong bài thơ rồi đó trẻ tên bài thơ, tên tác giả - sau đó cô đọc cùng trẻ bài thơ 2 lần - Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ. - Bài thơ vừa đọc có tên gì? - Trong bài thơ nói về ai?.... - Cô giáo đã dạy các con những việc gì? - Cho trẻ đọc theo cô từng câu đến hết bài 2-3 lần * Tổ chức cho trẻ thi đua giữa các đội, nhóm, cá nhân - Giáo dục trẻ biết yêu quý, vâng lời cô giáo. *Chơi tự do: cô quan sát bao quát trẻ chơi nhẹ nhàng..
<span class='text_page_counter'>(68)</span> CHƠI NGOÀI TRỜI - Trò chuyện về trường mầm non - Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê - Chơi tự do. 1.Kết qủa mong đợi: - Cháu chú ý học,hiểu các hoạt động trong trường mầm non. - Rèn cho trẻ chơi có nề nếp. 2.Chuẩn bị: -Tranh vẽ về các hoạt động trong trường mầm non. 2.Tiến hành: * Cô dặn dò trẻ sau đó cho trẻ ra sân dạo chơi xung quanh sân trường - Cô hỏi trẻ tên trường, tên lớp, tên các cô giáo trong trường - Cho trẻ kể tên những lớp học trong trường, kể những công việc thường ngày của cô giáo và các cháu - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp và thích được đi học * Trò chơi vận động : Bịt mắt bắt dê - Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, cách chơi sau đó cho trẻ chơi 4-5 lần * Chơi tự do: cô chú ý bao quát trẻ CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC - Cô giáo, bán hàng - Xây khuôn viên trường học - Hat, múa, đọc thơ cùng bạn - Xếp 1,2,3 bằng hột hạt + Tiến hành:(Xem kế hoach tuần) CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH.
<span class='text_page_counter'>(69)</span> * Rèn kĩ năng chơi ở các góc (Tô vẽ về trường mầm non. xếp hột hạt, tập làm cô giáo) 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết thể hiện thành thạo các vai chơi, biết phối hợp cùng nhau trong khi chơi - Trẻ hứng thú chơi các trò chơi - Có ý thức giữ gìn đồ chơi và đoàn kết trong khi chơi. 2. Chuẩn bị: - Đồ chơi ở các góc 3. Tiến hành: + Trò chuyện : Cho trẻ hát bài "Vui đến trường". Trò chuyện với trẻ về trường mầm non, về lớp học. - Cô hỏi trẻ trong lớp có những góc chơi nào? - Khi chơi ở các góc phải như thế nào? - Cho trẻ lựa chọn góc chơi và về các góc chơi +Cô đến từng nhóm gợi ý cho trẻ, tạo các tình huống chơi, mở rộng nội dung chơi - Góc phân vai: Cô cùng tham gia chơi với trẻ đóng vai người khách đi mua hàng, - Là cháu học sinh trong lớp học… - Góc xây dựng cô gợi ý giúp trẻ cách bố cục cân đối, động viên trẻ sáng tạo, trong trường mầm non có gì?.... - Góc nghệ thuật:Cô động viên , khuyến khích những trẻ còn lúng túng trong cánh làm…. - Góc học tập: Cô quan sát trẻ chơi và kiểm tra kết quả… * Trẻ chơi theo ý thích - Cho trẻ chơi lắp ráp, xếp hình.. - Trẻ chơi cô bao quát lớp Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………….. …………. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(70)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………… ___________________________. Thứ 6 ngày 30 tháng 9 năm 2016 HOẠT ĐỘNG HỌC BÉ KHÉO TAY Vẽ về trường mầm non thân yêu 1. kết quả mong đợi - Trẻ biết vận dụng những kĩ năng cơ bản để vẽ nên những đồ chơi quen thuộc trong trường thân yêu của mình, biết vẽ sáng tạo, biết tô màu đẹp và phù hợp - Trẻ yêu quý đồ chơi,yêu quý ngôi trường mình đang học và thích đến trường. 2. Chuẩn bị: - Vỡ tạo hình , sáp màu, bàn ghế. - Tranh ảnh vẽ trường mầm non 3. Tiến hành: * Cả lớp hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Các con vừa hát bài hát gì? - Bài hát đó nói lên điều gì? - Các con yêu trương mình không? * Cô cho trẻ quan sát bức tranh vẽ về các loại đồ chơi ở trường mầm non - Cho trẻ nhận xét về cách vẽ,bố cục, màu sắc của bức tranh - Cô gợi ý cách vẽ - Cô nhận xét cách bố cục bức tranh, cách tô màu hợp lí * Cô vẽ mẫu: khi cô nói đến đâu vẽ đến đó * Trẻ thực hiện : Cô hướng dẫn trẻ ngồi đúng cách và cầm bút đúng - Động viên trẻ vẽ sáng tạo.
<span class='text_page_counter'>(71)</span> * Nhận xét sản phẩm: - Cho trẻ treo tranh lên giá - Cho 2-3 trẻ nhận xét - Cô nhận xét chung. -Cháu vận động nhẹ nhang ra sân. CHƠI NGOÀI TRỜI: - Quan sát: Tranh vẽ các hoạt động ở trường mầm - Trò chơi vận động : Chuyền bóng - Chơi tự do: 1.Kết quả mong đợi - Cháu hiểu và biết các hoạt động của cô giáo và mọi người trong trường - Cháu chơi có nề nếp 2.Chuẩn bị -Tranh vẽ về các hoạt đông trong trường. -Bóng ,vòng ,phấn…cho trẻ chơi trò chơi. 3.Tiến hành: 1. Cả lớp hát “ Em đi mẫu giáo” cùng cô đi ra ngoài sân - Trò chuyện với trẻ về trường mầm non - Cho trẻ xem tranh các hoạt động ở trường mầm non và đặt các câu hỏi: +Bức tranh này vẽ cảnh gì? + Ở sân trường có những gì? +Cô giáo đang làm gì? + Các bạn đang làm gì? - Giáo dục trẻ yêu quý trường mầm non. -Trò chơi vận động: Chuyền bóng - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi sau đó cho trẻ chơi * Chơi tự do: Cô chú ý bao quát trẻ.
<span class='text_page_counter'>(72)</span> CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC + Góc chính: - Xây dựng: xây trường mầm non + Góc kết hợp: - Phân vai: Lớp học - Học tập: Xem tranh, sách - Nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ (xem kế hoạch tuần) CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH * Lao động: - Cô hướng dẫn cho trẻ lau chùi đồ dùng, đồ chơi, sắp xếp gọn gàng * Đóng chủ đề: Trường mầm non thân yêu1. Cô làm người dẫn chương trình giới thiệu chương trình văn nghệ gồm có các bài hát, bài thơ trong chủ đề : “ Ngày vui của bé, Trường chúng cháu là trường mầm non, Em đi mẫu giáo, Bàn tay cô giáo, Rước đèn dưới trăng, Gà học chữ,bài thơ cô và cháu… - Cô cho trẻ về theo nhóm để vẽ, nặn, xếp hình sau đó trưng bày sản phẩm - Cô nói: Vậy là chúng mình đã vừa tìm hiểu xong chủ đề trường mầm non thân yêu và tết trung thu, được tìm hiểu, khám phá những điều thú vị ở trường mầm non và về ngày tết trung thu thì chúng mình càng thêm yêu trường lớp hơn,biết ý nghĩa về ngày trung thu hơn… * Mở chủ đề : Bản thân - Cho trẻ xem tranh ảnh về chủ đề “Bản thân” - Cùng trò chuyện với trẻ về chủ điểm bản thân… - Giới thiệu với trẻ sang tuần sẽ được tìm hiểu kĩ hơn. - Dặn cháu về nhà sưu tầm tranh, ảnh để trang trí cho chủ đề. Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(73)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………. Thứ 2 ngày 19 tháng 9 năm 2016 *Trò chuyện - Cô trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghĩ như thế nào? về nhà các con giúp bố mẹ công việc gì và được đi chơi ở những đâu? - Cô gợi hỏi để trẻ kể về những ngày nghĩ: + Trong 2 ngày nghĩ vừa rồi bạn nào được đi chơi? + Đi chơi những đâu, con có thích không? + Hôm nay được đến lớp các con thấy như thế nào?.
<span class='text_page_counter'>(74)</span> - Cô khuyến khích trẻ kể: ở lớp ta có những gì? + Cô hỏi trẻ về các hoạt động trong ngày kết hợp xem tranh và trò chuyện - Cho trẻ nói hôm nay thứ mấy ngày mai thứ mấy và gắn số vào lịch của trẻ HOẠT ĐỘNG CHUNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Trò chuyện về lớp học của bé 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết tên, lớp mình học biết tên các bạn trong lớp và các đồ dùng của lớp - Biết yêu quý cô giáo, các bạn, bảo vệ lớp học. - Nói rõ ràng mạch lạc 2. Chuẩn bị: - Đồ chơi nấu ăn, y bác sỹ, đồ chơi xây dựng - Các đồ dùng đồ chơi của lớp học, Bảng, phấn, lô tô 3. Tiến hành hoạt động: *Cô và trẻ hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” ngồi đội hình tự do - Trò chuyện với trẻ về lớp học của Bé. - Ở lớp học của con có những đồ chơi gì? - Các bạn chơi với nhau như thế nào? *Đọc thơ “tình bạn” về đội hình chữ u, cô cùng trẻ trò chuyện về trường mầm non - Cô cùng trẻ trò chuyện về lớp học của mình + Lớp chúng mình có chung đặc điểm gì? + Các bạn nữ như thế nào? + Các bạn nam như thế nào? - Cô giáo của các con là ai? Tên gì? Lớp có mấy cô. - Trong lớp có những đồ chơi gì, những góc chơi gì, cho trẻ gọi tên góc chơi - Lớp chúng ta có đồ chơi gì nổi bật các con? - Cho 3-4 trẻ nhắc lại - Cô hỏi trẻ từng ký hiệu giúp trẻ nhớ lấy ký hiệu của mình. - Cô thu đồ dùng lại và gọi từng trẻ lên nhận đồ dùng..
<span class='text_page_counter'>(75)</span> - Trẻ lấy đúng cô khen ngợi trẻ. - Nhắc nhỡ những trẻ lấy chưa đúng lần sau cố gắng hơn. - Cô giáo dục trẻ… * Kết thúc: Trẻ chơi trò chơi ra sân DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI - Quan sát: khuôn viên và lớp học trong trường - Trò chơi: Mèo đuổi chuột - Chơi theo ý 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết một số hoạt động của lớp học, trong lớp có nhiều đồ chơi, trong trường có rất nhiều lớp học. 2. Chuẩn bị: - Sân bải sạch sẽ, mủ mèo, mũ chuột - Tranh trường mầm non 3. Tiến hành: - Trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” và đi ra sân - Cô cho trẻ quan sát toàn bộ các lớp học trong trường - Trẻ nêu tên lớp, cô giáo của lớp đó và các em ở lớp đó như thế nào? - Trường có tất cả mấy lớp, mỗi lớp có đặc điểm gì khác nhau? - Khuôn viên của trường như thế nào? + Trò chơi vân động: Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, cách chơi chơ trẻ chơi + Chơi theo ý thích: Cô bao quát trẻ chơi an toàn.. CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG + Góc chinh: - Phân vai: cô giáo + Góc kết hợp: - Xây dựng: xây khuôn viên trường học.
<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Nghệ thuật: bé múa cùng bạn - Học tập: bé xếp hột hạt HOẠT ĐỘNG CHIỀU. Hướng dẫn trò chơi: Cắm cờ. a. Mục đích: - Phân biệt được màu sắc. b. Chuẩn bị: - 3 ống tre. -Một số cờ:3 cái cờ màu xanh ,3cái cờ màu đỏ,3 cái cờ màu vàng. b.Cách chơi: - Cho lần lượt từng nhóm,mỗi nhóm 3 em. - Chọn 3 em ngang sức với nhau đứng ngang vạch.Cô giáo hô “vàng”thì các em lấy cờ màu vàng và cư tương tự như vậy ở các lần tiếp theo. Ai về trước là người chiến thắng. - Chơi tự do ở các góc. - Cô bao quát trẻ. * Chơi theo ý thích - Cho trẻ chơi xếp hình, lắp ráp - Trẻ chơi cô bao quát lớp Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………...... ...................................................................................................................................... ................................................................................ ________________________________.
<span class='text_page_counter'>(77)</span> Thứ 3 ngày 20 tháng 9 năm 2016. HOẠT ĐỘNG CHUNG AI NHANH AI KHÉO Bò thấp chui qua cổng 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết phối hợp tay ,chân nhịp nhàng, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi xuống, không chạm vào cổng thể dục - Tập đều đúng các động tác BTPTC - Rèn luyện kỉ năng vận động của bàn tay,đôi chân, biết vệ sinh chân ,tay sạch sẽ - Giáo dục trẻ yêu thích luyện tập,hứng thú trong giờ học, có ý thức trong thi đua. 2. Chuẩn bị: - Cổng thể dục 4 cái, sân bãi sạch sẽ. - Trang phục trẻ gọn gàng. 3. Tiến hành: |*Ổn định lớp: Cô cháu cùng hát bài “Trường mầm non” cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ai khéo hơn nào” a. Khởi động: - Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển đội hình b. Trọng động: - BTPTC: Tập kết hợp bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” * Vận động cơ bản: Bò thấp chui qua cổng - Cô đàm thoại luật chơi, cách chơi ‘Ai khéo hơn nào” - Cô làm mẫu lần 1: - Làm mẫu lần 2: - Cô phân tích kĩ động tác: 2 tay chạm xuống chiếu bò thẳng hướng đến chiếu và bò qua cổng. - Mời 2 bạn lên làm mẫu: - Trẻ thực hiện 2 lần cô bao quát sữa sai và động viên trẻ.
<span class='text_page_counter'>(78)</span> - 3 tổ thi đua nhau. - Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái + Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ - Cô nêu luật chơi cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần c. Hồi tĩnh: Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng về tổ DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI - Ôn vận động bài: Lời chào buổi sáng - Trò chơi: Bịt mắt bắt dê - Chơi tự do: 1. Kết qảu mong đợi: - Trẻ hát thành thạo bài hát “Lời chào buổi sáng” - Biết thể hiện tình cảm qua lời bài hát - Biết vâng lời bố mẹ và yêu quý cô giáo 2. Chuẩn bị: - Đầu đĩa, mũ múa 3. Tiến hành: * Cô cháu cùng nhau trò chuyện về chủ đề. - Cô hát một đoạn trong bài hát rồi đố trẻ tên bài hát, tác giả. - Trẻ hát cùng cô cả bài 2-3 lần, cô chú ý sửa sai và động viên trẻ - Tổ chức cho trẻ ôn theo nhóm, cá nhân * Trò chơi: Bịt mắt bắt dê - Cô nêu luật chơi, các chơi - Trẻ chơi 3-4 lần - Khi trẻ chơi cô bao quát lớp * Chơi tự do. - Cho trẻ chơi với các đồ chơi: bóng, phấn, quen tính CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG.
<span class='text_page_counter'>(79)</span> + Góc chính: - Học tập: Vẽ về đồ dùng, đồ chơi + Gãc kÕt hîp: - X©y dùng: Xây hàng rào, x©y bån hoa - Ph©n vai: C« gi¸o, líp häc. - Nghệ thuật: Hát, đọc thơ về chủ đề (xem kế hoạch tuần). HOẠT ĐỘNG CHIỀU Làm quen với tác phẩm mới: Bài thơ“Bàn tay cô giáo” 1.Kết quả mong đợi: - Trẻ biết đọc đúng theo cô, hiểu nội dung bài thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả. 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh minh họa bài thơ. - Ghế cho trẻ, cô đọc diễn cảm bài thơ 3. Tiến hành: - Cô cháu cùng trò chuyện về chủ đề. - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả - Đọc cho trẻ nghe bài thơ 2 lần - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ - Cho trẻ đọc theo cô từng câu đến hết bài 2-3 lần - Gợi hỏi về nội dung bài thơ - Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo. *Chơi tự do: cô quan sát bao quát trẻ chơi nhẹ nhàng. Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(80)</span> ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………. Thứ 4 ngày 21 tháng 9 năm 2016 HOẠT ĐỘNG CHUNG ĐỔ RÊ MÍ - Hát vận động: “Ngày vui của bé” - Nghe hát: ‘‘Bàn tay cô giáo” - Trò chơi: Nghe tiêng hát tìm đồ vật 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ hát thuộc bài hát, nhớ tên bài hát, tác giả. Hiểu nội dung bài hát, nội dung bài hát nghe hát. - Chơi tốt trò chơi cùng các bạn, vận động tôt bài hát. Hát đúng giai điệu bài hát, hát rõ lời. - Trẻ yêu quý bạn bè, biết tên các bạn trong lớp. Hứng thú trong các hoạt động của cô. 2. Chuẩn bị: - Xắc xô, đầu đĩa, mũ chóp. Tranh ảnh về bé đi học - Mũ múa đầy đủ cho trẻ. 3. Tiến hành hoạt động: * Tạo cảm xúc: - Cả lớp đọc thơ “Cô và cháu” lại ngồi quây quần bên cô trò chuyện về chủ đề… - Cô cho trẻ hát bài hát và gợi hỏi trẻ về tên bài hát, tác giả mà trẻ trẻ vừa hát . - Cô hát cho trẻ nge bài hát 1 lần, giới thiệu lại về tên bài hát và tác giả. - Cô giảng nội dung bài hát và hỏi trẻ: bài hát có tên là gì? Ai sáng tác ? - Cô dạy trẻ hát cả bài, cô sữa sai cho trẻ. - Cho trẻ hát lần 2 và minh họa cùng bài hát. - Cho trẻ đứng dậy, hát vận động theo đĩa. - Cho trẻ thi đua giữa nhóm bạn trai, bạn gái, cá nhân..
<span class='text_page_counter'>(81)</span> * Nghe hát: ‘‘Bàn tay cô giáo”(nhạc :PhạmTuyên;Lời:Định Hải) - Cô kể trẻ nghe câu chuyện: lúc còn học mẫu giáo của cô cho trẻ nghe. - Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả hát trẻ nghe 1 lần. - Cô giảng nội dung, hỏi trẻ tên bài hát là gì? Ai sáng tác? - Cô hát và vận động minh họa. - Cô hát lần 3 cùng đĩa nhạc, trẻ lắng nghe. - Cô giáo dục trẻ về việc quan trọng khi đến trường và khi đến trường cần ngoan ngoãn nghe lời cô giáo,biết yêu quí cô giáo… * Trò chơi: nghe tiếng hát tìm đồ vật - Cô nêu cách chơi, cho trẻ chơi 3 - 4 lần. - Cô nhận xét tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi. D¹o ch¬i ngoµi trêi - Quan sát: Góc học tập của lớp - Trò chơi: Gọi tên nào! - Chơi tự do 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết ở góc học tập có nhiều đồ dùng , đồ chơi phục vụ cho các cháu học tập - Trẻ biết bảo vệ đồ dùng của mình 2. Chuẩn bị: - Trưng bày đồ dùng dể nhìn thấy, sạch sẽ - Một số đồ chơi để xung quanh lớp 3. Tiến hành hoạt động: *Ổn định lớp: - Cô tập trung trẻ lại gần nhau: Hôm nay cô có 1 điều bí mật dành riêng cho các con, tặng trẻ một món quà, các con mở ra xem nào? - Các con gọi tên nào? - Đồ dùng này là của ai? dùng để làm gì? Nó được để ở đâu trong lớp mình? có màu gì, được làm bằng chất liệu gì? - Trẻ hát “Cô giáo” đi lại góc học tập của cô. - Cô và trẻ cùng khám phá, cô cho trẻ nói những gì trẻ nhìn thấy tại góc học tập..
<span class='text_page_counter'>(82)</span> - Cô giáo dục trẻ để trẻ biết bảo quản đồ dùng của mình của cô trong lớp. *Trò chơi: Gọi tên nào - Cô nêu cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi 2 – 4 lần theo hứng thú của trẻ. *Chơi tự do: - Cô cho trẻ chơi các đồ chơi có ở sân, và đồ chơi mang theo của trẻ. - Cô bao quát trẻ chơi nhẹ nhàng.. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn tạo hình: vẽ về đồ chơi 1. Kết quả mong đợi: -Trẻ biết cầm bút và ngồi đúng tư thế. - Trẻ sáng tạo trong bức tranh và biết giữ gìn sản phẩm của mình. 2. Chuẩn bị: -Giấy A4,bút chì ,sáp màu. 3. Tiến hành: - Trẻ tập trung lại gần cô hát bài “cô và mẹ” đến lớp các con được học những gì?Ai dạy các con? - Trong lớp có những đồ dùng gì? - Cô thấy lớp chúng mình còn thiếu 1 số bức tranh để trang trí lớp, vậy các con thi nhau tạo lên những bức tranh thật đẹp nhé. - Cô hướng dẫn trẻ thực hiện vẽ, con thích vẽ gì? Cô gợi ý cho trẻ. - Cô hướng dẫn từng nhóm trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện cô chú ý, bao quát trẻ. - Nhận xét sản phẩm của trẻ, cô động viên nhắc nhỡ những trẻ thực hiện chưa tốt lần sau con cố gắng hơn. - Nhận xét chung * Chơi tự do: cô bao quát trẻ chơi nhẹ nhàng.. Đánh giá cuối ngày.
<span class='text_page_counter'>(83)</span> ……………………………………………………………………………….. …………. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………… __________________________________ Thứ 5 ngày 22 tháng 9 năm 2016 HOẠT ĐỘNG CHUNG BÉ YÊU THƠ Bàn tay cô giáo 1.Kết quả mong đợi: - Trẻ biết đọc đúng theo cô, hiểu nội dung bài thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả. - Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ, qua đó trẻ biết yêu quý cô giáo 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh minh họa bài thơ. - Chiếu cho trẻ 3. Tiến hành: * Tạo cảm xúc - Cô cháu cùng trò chuyện về chủ đề. - Cô đọc một đọc trong bài thơ rồi đó trẻ tên bài thơ, tên tác giả - sau đó cô đọc cùng trẻ bài thơ 2 lần - Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ. - Bài thơ vừa đọc có tên gì? - Trong bài thơ nói về ai?.....
<span class='text_page_counter'>(84)</span> - Cô giáo còn làm những việc gì cho các cháu? - Cho trẻ đọc theo cô từng câu đến hết bài 2-3 lần * Tổ chức cho trẻ thi đua giữa các đội, nhóm, cá nhân - Giáo dục trẻ biết yêu quý, vâng lời cô giáo. *Chơi tự do: cô quan sát bao quát trẻ chơi nhẹ nhàng. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI - Thảo luận cùng bé về lớp học. - Trò chơi: Lộn cầu vòng - Chơi tự do 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết trong lớp có rất nhiều đồ chơi, có bạn trai, bạn gái. Biết chơi cùng nhau đoàn kết 2. Chuẩn bị: - Tranh bé dạo chơi trên sân trường - Đồ chơi cho trẻ 3. Tiến hành : - Cô và trẻ vận động hát bài “Cháu đi mẫu giáo” - Trẻ lại gần cô cùng nhìn ngắm lớp học của mình. - Cô đặt câu hỏi và trẻ suy nghĩ trả lời. - Cô cho trẻ thấy lớp học có gì và trẻ cần chơi và bảo vệ lớp học của mình. - Cô giáo dục trẻ về kỷ năng bảo quản lớp học, xem lớp học là ngôi nhà thứ 2. * Trò chơi :Lộn cầu vòng - Cô nêu luật chơi, cách chơi, cho trẻ chơi 3 lần, cô nhận xét và bao quát trẻ sau mỗi lần chơi. * Chơi tự do: - Cô cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài sân : bóng, phấn, chong chóng…. - Cô bao quát trẻ tốt. CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG.
<span class='text_page_counter'>(85)</span> + Góc chính: - Phân vai: Tập làm cô giáo + Góc kết hợp: - xd: xây khuôn viên trường học - Nghệ thuật: bé múa cùng bạn - Học tập: bé xếp hột hạt (xem kế hoạch tuần). HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Rèn kĩ năng chơi ở các góc (góc nghệ thuật, góc học tập, góc xây dựng) 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết thể hiện thành thạo các vai chơi, biết phối hợp cùng nhau trong khi chơi - Trẻ hứng thú chơi các trò chơi - Có ý thức giữ gìn đồ chơi và đoàn kết trong khi chơi. 2. Chuẩn bị: - Đồ chơi ở các góc 3. Tiến hành: + Trò chuyện : Cho trẻ hát bài "Vui đến trường". Trò chuyện với trẻ về trường mầm non, về lớp học. - Cô hỏi trẻ trong lớp có những góc chơi nào? - Khi chơi ở các góc phải như thế nào? - Cho trẻ lựa chọn góc chơi và về các góc chơi +Cô đến từng nhóm gợi ý cho trẻ, tạo các tình huống chơi, mở rộng nội dung chơi - Góc phân vai: Cô cùng tham gia chơi với trẻ đóng vai người khách đi mua hàng, - Là cháu học sinh trong lớp học… - Góc xây dựng cô gợi ý giúp trẻ cách bố cục cân đối, động viên trẻ sáng tạo, trong trường mầm non có gì?.... - Góc nghệ thuật:Cô động viên , khuyến khích những trẻ còn lúng túng trong cánh làm…. - Góc học tập: Cô quan sát trẻ chơi và kiểm tra kết quả… * Trẻ chơi theo ý thích.
<span class='text_page_counter'>(86)</span> - Cho trẻ chơi lắp ráp, xếp hình.. - Trẻ chơi cô bao quát lớp Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………….. …………. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………. Thứ 6 ngày 23 tháng 9 năm 2016 HOẠT ĐỘNG CHUNG BÉ KHÉO TAY Vẽ đồ dùng, đồ chơi trong lớp 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết dùng các kĩ năng đã học để vẽ về các đồ dùng, đồ chơi - Biết cách cầm bút, ngồi ngay ngắn khi vẽ, tô màu đẹp và phù hợp màu sắc. - Yêu quý sản phẩm mình tạo ra, giữ gìn sản phẩm, biết bảo vệ các đồ chơi. 2. Chuẩn bị: -Một số hình ảnh về các đồ dùng, đồ chơi. - Vở tạo hình,bút chì, sáp màu, giá tạo hình. - Đầu, đĩa, ti vi 3. Tiến hành:.
<span class='text_page_counter'>(87)</span> *Cô và trẻ trò chuyện về các các đồ dùng đồ chơi, - Cô cháu hát bài ‘Cô và mẹ’và đi tham quan phòng tranh triển lãm. - Gợi ý để trẻ kể về hình ảnh mà trẻ quan sát được. - Cả lớp đọc bài thơ “Cô dạy” đi về chỗ ngồi. * Trẻ thực hành : - Cô gợi hhoir lại về các đồ dùng, đồ chơi mà trẻ thích - Trẻ thực hiện cô nhắc trẻ ngồi đúng tư thế. - Mở nhạc các bài hát về trường mầm non trong thời gian trẻ thực hiện. - Cô bao quát gợi ý trẻ về bố cục, cách tô màu tranh sáng tạo và phù hợp. * Trưng bày sản phẩm : - Cả lớp hát “Em yêu trường em” mang sản phẩm lên giá trưng bày - Cho trẻ quan sát toàn bộ tranh và nhận xét sản phẩm - Gợi ý để trẻ nói lên vì sao trẻ chọn bức tranh đó *Kết thúc cô nhận xét động viên trẻ DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI - Quan sát: Cầu trượt, bập bênh.. - Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết được tên các đồ chơi trên sân trường, như xích đu, cầu trượt… - Trẻ biết khi chơi phải cẩn thận, biết giữ gìn và bảo vệ các đồ chơi 2. Chuẩn bị: - Các đồ chơi trên sân, que tính, phấn, bóng 3. Tiến hành: - Cô chuẩn bị dép mủ cho trẻ đầy đủ, dẫn trẻ đến địa điểm quan sát. - Khi đến nơi cô trò chuyện với trẻ về các đồ chơi - Cô gợi hỏi về các đồ chơi - Mời 3-4 trẻ kể - Các con thấy cầu trượt như thế nào?.
<span class='text_page_counter'>(88)</span> - Khi lên chơi các con phải như thế nào? - Trong lúc chơi các con phải chơi cẩn thận.. - Cô cho trẻ chơi với các đồ chơi và dặn trẻ khi chơi nhẹ nhàng, không được tranh giành.. - Giáo dục trẻ giữ gìn các đồ chơi cẩn thận * Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ - Cô hỏi về luật chơi, cách chơi - Tổ chơi cho trẻ chơi 3-4 lần, chơi theo từng nhóm. - Trẻ chơi cô bao quát * Chơi tự do: - Cho trẻ chơi với bóng, que tính CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG + Góc chính: - Học tập: bé xếp hột hạt + Góc kết hợp: - xd: xây khuôn viên trường học - Nghệ thuật: bé múa cùng bạn - Phân vai: Tập làm cô giáo (xem kế hoạch tuần) HOẠT ĐỘNG CHIỀU. * Lao động: - Cô hướng dẫn cho trẻ lau chùi đồ dùng, đồ chơi, sắp xếp gọn gàng - Căn dặn trẻ biết giữ gìn các đồ dùng, đồ chơi, cất lấy đúng nơi quy định * Đóng chủ đề nhánh: Lớp học của bé. - C¶ líp cïng h¸t bµi “ Ngày vui của bé” ®ến bªn c«. - Cho trÎ xung phong kÓ vÒ líp häc b»ng hiÓu biÕt cña trÎ. - Cho trẻ về theo nhóm để vẽ về lớp học, về các đồ dùng, đồ chơi trong lớp. - Cho trẻ xem hột số hoạt động của lớp học - Sau đó cho trẻ đọc các bài thơ, hát về chủ đề * Mở chủ đề nhánh : Trường mầm non thân yêu..
<span class='text_page_counter'>(89)</span> - Cô giới thiệu với trẻ về chủ đề mới - Cho trẻ xem tranh ảnh về chủ đề - Cùng trò chuyện với trẻ về chủ điểm “Trường mầm non thân yêu” - Trò chuyện với trẻ về các cô giáo trong trường - Trong trường mầm non có các cô cấp dưỡng, bác bảo vệ… - Và sang tuần sẽ được tìm hiểu kĩ hơn. - Dặn cháu về nhà sưu tầm tranh, ảnh để trang trí cho chủ đề. Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………….. …………. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………… _________________________________.
<span class='text_page_counter'>(90)</span> HOẠT ĐỘNG HỌC TOÁN: Ôn số 1, 2. Nhận biết chữ số 1, 2. 1. Kết quả mong đợi: - Trẻ nhận biết được các nhóm đồ vật có số lượng 1, 2. Trẻ nhận biết được chữ số 1,2 - Biết diễn đạt trọn câu.
<span class='text_page_counter'>(91)</span> - Trẻ yêu quý trường mầm non, yêu thích được tới trường 2. Chuẩn bị : - Mô hình trường mầm non - Mỗi trẻ một số thẻ số 1,2. - Một số đồ dùng , đồ chơi có số lượng 1,2 để xung quanh lớp - Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước lớn hơn 3. Tiến hành: *Ôn nhận biết số lượng 1,2 - Cô và trẻ cùng trò chuyện về trường lớp mầm non. Hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” và đi tham quan mô hình. - Cho trẻ nêu nhận xét về mô hình trường mầm non. Cho trẻ đếm số phòng học, số cờ, số cây. Cô hỏi trẻ mỗi thứ có số lượng là mấy. - Giáo dục trẻ yêu quý trường mầm non. - Đọc thơ “mẹ và cô” đi về chỗ ngồi. *Ôn nhận biết chữ số 1,2 - Cô cho trẻ đếm số tiếng vổ tay của cô sau đó cho trẻ vổ lại và đếm, hỏi trẻ số lượng. - Cho trẻ tìm trong lớp xem có đồ dùng, đồ chơi nào có số lượng 1,2 *Trò chơi: Về đúng nhà -Trẻ tự chọn cho mình 1 thẻ chữ số. Ai có thẻ số 1 thì về nhà có 1 chấm tròn. -- Ai có thẻ số 2 thì về ngôi nhà có 2 chấm tròn. Sau đó đổi thẻ cho nhau, cho trẻ chơi 34 lần. - Cô kiểm tra kết quả. Động viên trẻ chơi tốt - Hát “Ngày vui của bé” đi ra ngoài.
<span class='text_page_counter'>(92)</span> CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON VÀ TẾT TRUNG THU CHỦ ĐỀ NHÁNH : Trường mầm non thân yêu! ( Từ ngày 26-30/9/2016) Nội dung Đón trẻ - Thể dục sáng. Hoạt động chung. Dạo chơi ngoài. Thứ 2. Thứ 3. Thứ 4. Thứ 5. Thứ 6. - Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định - Cô cùng trò chuyện với trẻ về trường lớp mầm non * Thể dục sáng: a. Khởi động: Trẻ làm đoàn tau kết hợp các kiểu chân sau đó về 3 hàng ngang b. Trọng động: - Hô hấp: Thổi bóng . – Tay: tay đư ra trước lên cao. – Chân: ngồi xổm đứng lên liên tục. – Bụng: Đứng cúi người xuống. – Bật: bật chụm tách chân c. Hồi tĩnh: Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng KPKH Trường mầm non thân yêu. THỂ DỤC ĐỒ RÊ MÍ VĂN HỌC BÉ KHÉO Tung và bắt Hát, múa bài Thơ: Cô giáo TAY bóng bằng 2 tay Trường chúng của em vẽ trường mầm - T/c:Chuyền cháu...Mn non thân yêu bóng. Nghe : Ngày đầu tiên đi học. * Qs: tranh * Hát múa các vẽ về trường bài hát về mầm non trường mầm. * QS:đồ chơi ở * Trò chuyện sân trường về trường (cầu trượt, mầm non. * QS: tranh vẽ các hoạt động ở trường mầm.
<span class='text_page_counter'>(93)</span> trời. Hoạt động chiều. - TCVĐ: Kéo co - Chơi tự do. non - TCVĐ: mèo đuổi chuột. xích đu..) - TCVĐ: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do. - TCVĐ: Bịt mắt bắt dê - Chơi tự do. non - TCVĐ: chuyền bóng. * Đọc bài đồng dao “Nu na nu nóng. * Làm quen với * Ôn tạo hình bài thơ: “Cô Xé dán về các giáo của em đồ chơi. * Rèn kỷ năng các góc chơi (KPKH, thư viện, nghệ thuật ). - Đóng chủ đề: Trường mầm non và tết trung thu - Mở chủ đề: Bản thân. KẾ HOẠCH CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG Góc chơi. Kết quả mong đợi. Chuẩn bị. Nội dung. Góc phân vai: - Bán hàng tạp hóa, lớp học,bán hàng, bế em, bác sỹ… Xây dựng: - Xây hàng rào. - Xây trường mầm non…. - Trẻ biết đóng vai mẹ và chơi các trò chơi - Biết nhập vai chơi, biết tên 1 số món ăn, Thân thiện với khách hàng. - Búp bê, gối, quần áo, đồ dùng y bác sỹ, đồ chơi nấu ăn, quả nhựa ,rau bằng củ, quả, đồ chơi: Dép, kẹo , bánh kẹo.... - Cho trẻ nhận vai chơi, trẻ chơi biết giao lưu, liên kết các nhóm khác, biết khám bệnh, kê đơn, biết cách nấu các món ăn ngon. - Trẻ biết xây bồn hoa, cảnh, xây ga ra để xe, các cây hoa, biết cách lắp ghép hàng rào, xây khuôn viên, các bãi cát, làm các luống cỏ. - Xốp các hình , đồ chơi lắp ghép, gạch xây hàng rào, một số xốp rời làm thảm cỏ, trồng cây xung quanh trường mầm non.. - Cô cho trẻ về góc chơi, cho trẻ tự nhận vai, trẻ biết phân công công việc, ai xây hàng rào, xây trường mầm non..
<span class='text_page_counter'>(94)</span> Góc học tập: - Giở sách xem tranh. - làm quen với các chữ số. Góc Thiên nhiên Chăm sóc cây, tưới cây, chăm sóc vườn rau nhà bé * Góc nghệ thuật Hát, múa, tô vẽ về trường mn. - Biết xếp hoàn chỉnh các đồ dùng và biết gọi tên các đồ dùng đó, hoàn thành trò chơi có kết quả, diễn đạt được ngôn ngữ của mình. - Trẻ yêu thiên nhiên quanh mình, biết chăm sóc vườn rau ở vườn trường. - Các chữ số - Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chử nhật, hột hạt, , tranh truyện. - Cô gợi ý để trẻ xếp hình theo trí tưởng tượng, trẻ biết chơi hợp tác với bạn, hướng dẩn trẻ xem tranh. - Bình tưới cây, kéo cắt, bay bằng nhựa, cát 1 số bình nhỏ, hạt giống. - Cô hướng dẩn trẻ cách tưới cây, nhổ cỏ, xới đất cho cây, ươm hạt giống vào các lọ nhỏ. - Trẻ biết hát, đọc thơ, biết tô vẽ về các đồ chơi trong trường, lớp mầm non. - Mủ múa, giấy A4, bút các màu. - Cô hướng dẫn trẻ cách cần bút, tư thế ngồi.
<span class='text_page_counter'>(95)</span>
<span class='text_page_counter'>(96)</span>
<span class='text_page_counter'>(97)</span>