1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở ngành GD&ĐT huyện.
Tên đề tài sáng kiến: Một số biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác chủ
nhiệm lớp 1/1 trường Tiểu học Phan Đình Phùng.
1- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo.
2- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học
2020- 2021.
3- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Trong nhà trường ngoài việc giảng dạy truyền đạt tri thức cho học sinh,
giáo viên cịn có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tập thể. Giáo dục để hình thành
phẩm chất và năng lực cho học sinh, xây dựng tập thể lớp thành một tập thể có
nề nếp tốt, thói quen tốt trong học tập và các hoạt động khác, uốn nắn từng học
sinh để các em trở thành một học trò ngoan, một học trò giỏi để giúp các em
phát triển một cách tồn diện. Và điều đó góp một phần lớn cho việc nâng cao
chất lượng dạy và học của nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.
Lớp 1 là nền tảng cho việc học lên các lớp trên. Vấn đề chủ yếu ở đây là tổ
chức và hướng dẫn cho các em có một quy trình học tập đúng đắn, đồng thời
giáo dục, uốn nắn các em hoàn thiện dần về nhân cách con người. Mục tiêu của
chương trình 2018 hiện nay là giúp cho học sinh hình thành và phát triển các
phẩm chất và năng lực để các em vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy giáo
viên chủ nhiệm có nhiệm vụ rất lớn, là người thay mặt nhà trường quản lí trực
tiếp quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người
chịu trách nhiệm đối với kết quả giáo dục và học tập của học sinh, có ảnh hưởng
rất lớn đến học sinh, là người đại diện là cầu nối giữa nhà trường, phụ huynh học
sinh và các giáo viên khác trong nhà trường với học sinh. Công tác chủ nhiệm ở
từng bậc học, lớp học lại có sự khác nhau bởi đối tượng học sinh khác nhau, tâm
sinh lý khác nhau, nên có những khó khăn khác nhau, đặc biệt là học sinh lớp 1.
Do các em mới làm quen với môi trường giáo dục, với hoạt động học tập nên
các em còn bỡ ngỡ, một số em cịn rụt rè chưa có ý thức học tập. Các em chưa
biết mặt chữ nên phần lớn hoạt động học tập đều do giáo viên chủ nhiệm đảm
nhận. Chính vì vậy muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh và muốn lớp
2
có phong trào học tập tốt thì trước hết người giáo viên phải làm tốt công tác chủ
nhiệm và kế hoạch chủ nhiệm. Năm đầu tiên chủ nhiệm lớp 1,bản thân nhận
thấy cịn có những khó khăn trong cơng tác chủ nhiệm lớp nên cũng còn nhiều
trăn trở và suy nghĩ do đó tơi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nhằm
thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp 1/1 trường Tiểu học Phan Đình
Phùng.”
3.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
* Đối với giáo viên:
Chưa tìm hiểu và khám phá sâu vào điểm mạnh và điểm cịn hạn chế của
học sinh. Đặc biệt chưa tìm được giải pháp để phát huy hết khả năng sáng tạo,
phát triển tư duy cho học sinh. Chưa tìm được giải pháp để khắc phục những
nhược điểm về ý thức và nhận thức của học sinh.
* Đối với học sinh:
Các em còn bỡ ngỡ khi chuyển từ Mầm non sang học lớp 1, từ được chăm
sóc, vui chơi chuyển sang môi trường Tiểu học - nơi học tập được xem là chủ đạo.
Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh
còn hạn chế.
Học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong việc phân tích, xử lý tình huống do
khả năng đánh giá hành vi của bản thân và xung quanh còn thiên về cảm tính.
3.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp đã biết:
* Đối với giáo viên:
Cần nhiệt tình, tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh như con em mình.
Quá trình giảng dạy và giáo dục là một quá trình lâu dài và liên tục. Vì vậy
chúng ta cần linh hoạt thực hiện các biện pháp để giúp học sinh học tốt hơn.
* Đối với học sinh:
Các em cần được giáo dục và rèn luyện về học tập cũng như các hoạt động
giáo dục khác, từ đó để các em có thể tự tin trong học tập và tham gia tốt các
hoạt động của lớp, của trường.
3
3.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng
giải pháp:
- Về phía nhà trường: đảm bảo cơ sở vật chất như phòng học, sách vở, và
các phương tiện, thiết bị khác phục vụ cho việc dạy và học.
- Về phía giáo viên: sử dụng đầy đủ các đồ dùng dạy học phong phú, đa
dạng và phù hợp cho từng mơn học.
+ Trang trí phịng học thoáng mát, sinh động để gây sự hứng thú cho
các em.
3.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Qua những năm làm công tác chủ nhiệm lớp và trước tình hình thực tế của
lớp, bản thân tôi đã chắt lọc và thực thi những giải pháp sau:
Giải pháp 1: Tố chất để trở thành một giáo viên chủ nhiệm lớp tốt.
Giáo viên chủ nhiệm phải có tri thức về mọi mặt kể cả tri thức về tâm lý
giáo dục, có kỹ năng sư phạm, biết tiếp cận, phán đoán học sinh khéo léo và
đúng đắn với học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục. Người giáo viên
phải nghiêm túc và cần một bộ óc kế hoạch hố. Phải lao vào làm. Thấy đúng thì
tổng kết và áp dụng tiếp, thấy chưa đúng thì phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời
hoặc huỷ bỏ theo quy trình: xây dựng kế hoạch - thực hiện kế hoạch - kiểm tra
kế hoạch - tổng kết và vạch kế hoạch mới. Giáo viên chủ nhiệm phải vừa là thầy
vừa là bạn để tạo sự thoải mái gần gũi với học sinh.
Giải pháp 2: Giáo viên chủ nhiệm là tấm gương sáng để học sinh
noi theo.
Trong lớp học, giáo viên chủ nhiệm là người để các em noi theo. Các
hành động, suy nghĩ, cư xử của giáo viên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến học sinh và
phụ huynh. Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm khi đến trường hoặc lên lớp, tơi
đều có những tác phong làm gương cho học sinh. Ngồi giờ học, thầy cơ cịn
phải đóng vai người anh, người chị để các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được.
Qua đó các em sẽ biết sống nhẫn nại, kiên trì và giàu lịng nhân ái.
Giải pháp 3: Rèn nề nếp lớp học.
Đây là công tác đóng vai trị quan trọng, có thể quyết định đến học tập và
mọi phong trào của lớp. Vì lớp học có trật tự, có nề nếp tốt thì học sinh mới chú
ý nghe giảng và hiểu bài được. Điều này giúp giáo viên thuận lợi trong việc
truyền tải hết các kiến thức của từng môn học. Để đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến
hành như sau:
4
- Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã cho các em học về nội quy lớp học, phân
tích kỹ để các em hiểu nội quy đó. Ví dụ: xếp hàng thẳng là thế nào? Trật tự
nghe giảng và hăng hái phát biểu nhằm mục đích gì? Thể dục giữa giờ để làm gì?
- Trong cơng tác này tơi ln phải nghiêm khắc nhưng cũng cần phải nhẹ
nhàng để các em nhận ra học mà chơi, chơi mà học.
- Hướng dẫn tỉ mỉ về yêu cầu thi đua giữa các tổ và các cá nhân ngay từ
buổi học đầu tiên để các em phấn đấu.
- Duy trì đều đặn hoạt động thi đua giữa các tổ, các cá nhân, tuyên dương
nhắc nhở kịp thời. Lấy tiêu chí khen, động viên là chính.
- Giáo dục các em ý thức giữ gìn mơi trường xung quanh, xanh, sạch, đẹp
giúp cho chúng ta có sức khoẻ tốt. Hướng dẫn các em cụ thể cả việc đi vệ sinh
đúng nơi quy định, vứt rác đúng chỗ.
- Tơi ln đề cao vai trị của cán bộ lớp. Tôi hướng dẫn cách các em tự
quản lớp như thế nào?
- Xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, đồng
thời giáo viên cũng hịa đồng mình vào tập thể lớp.
- Ln đề cao tinh thần tự quản của các em, khen tập thể cá nhân nào có
ý thức tự quản tốt, từ đó giúp các em có sự ganh đua nhau.
- Cuối tuần, trong giờ sinh hoạt lớp tôi cho các em tự bình bầu giữa các tổ
và từng cá nhân có thành tích xuất sắc và đồng thời động viên khuyến khích các
tổ và cá nhân còn lại kịp thời hơn.
Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng học tập.
Ngay từ đầu năm học, qua một vài tuần thực dạy tôi đã nắm bắt được kết
quả học tập của các em, để thực hiện được giải pháp này tôi đã thực hiện như sau:
- Phân loại học sinh để có biện pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối
tượng, luôn ưu tiên đến các học sinh học còn chậm trong lớp, giành cho các em
này những câu hỏi đơn giản để các em cảm thấy tự tin khi phát biểu ý kiến.
- Trong lớp ln tạo một khơng khí thi đua học tập tốt, sơi nổi trong mọi
tiết dạy. Duy trì thi đua cho những học sinh hăng hái, tuyên dương cho những
em trả lời đúng và cho tổ có nhiều em phát biểu ý kiến, nhiều khi là một tràng
pháo tay tuyên dương sẽ khích lệ các em hứng thú hơn trong học tập.
- Mỗi buổi học có 15 phút đầu giờ dành cho việc truy bài lẫn nhau nên tôi
luôn yêu cầu các em thực hiện nghiêm túc và thường xuyên.
- Ngay trong đầu năm học cho các em hiểu các ký hiệu về học tập và được
thống nhất khi ở trong lớp như cách giơ tay, lấy đồ dùng học tập phải được sắp
5
xếp như thế nào, cách đứng trả lời theo dãy ,theo bàn... từ đó rèn cho học sinh
tác phong nhanh nhẹn trong mọi hoạt động.
- Ln có kế hoạch kèm cặp các em học còn chậm trong lớp, chủ động gọi
những em nhút nhát để các em tự tin và mạnh dạn hơn.
- Phối hợp với phụ huynh thường xuyên nhắc nhở các em thực hiện việc
học ở lớp và ở nhà đảm bảo.
Giải pháp 5: Giáo dục những phẩm chất đạo đức cho học sinh:
- Giáo viên chủ nhiệm cần giáo dục cho các em những chuẩn mực về thái
độ đối với xã hội, với lao động, với người khác và với chính bản thân mình.
- Phát động phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” để khắc phục tình trạng
nói tục của các em và phân cơng cán bộ lớp theo dõi. Đến cuối tuần, tới tiết sinh
hoạt tập thể thì giáo viên sẽ nhận xét và tuyên dương.
- Phát động phong trào “Giữ vở sạch, rèn chữ đẹp”, đây là nhiệm vụ rất cần
thiết trong nâng cao chất lượng dạy và học vì vậy mà tơi đã thực hiện rất nghiêm
túc và thường xuyên bằng cách:
+ Đầu năm kiểm tra và phân loại chữ viết của từng đối tượng học sinh để có
kế hoạch và biện pháp rèn cho các em.
+ Phải chăm lo đến sách vở và chữ viết của học sinh, nhắc các em viết đúng
độ cao, kiểu chữ, uốn nắn tư thế ngồi viết của các em qua từng tiết học và phối
hợp với phụ huynh nhắc nhở các em rèn chữ thêm ở nhà.
+ Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra xếp loại vở sạch chữ đẹp hằng tháng.
+ Tổ chức cuộc thi vở sạch cấp trường để học sinh tham gia, tổ chức khen
thưởng để động viên các em.
Giải pháp 6: Tổ chức các hoạt động vui chơi:
- Trong một số tiết sinh hoạt mỗi tuần giáo viên nên tổ chức cho các em
thực hiện: hái hoa dân chủ, cu tí bảo, ai nhanh ai đúng… nhằm giúp các em
hứng thú và khắc sâu kiến thức sau mỗi tiết học.
- Luôn tạo mọi điều kiện để các em tham gia các hoạt động ngoài giờ lên
lớp như hội thi: Chúng em kể chuyện Bác Hồ, thi múa hát tập thể và nghi thức
Đội…từ đó giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn.
Giải pháp 7: Giáo dục thông qua tập thể và đôi bạn cùng tiến.
Với học sinh Tiểu học, tập thể là một yếu tố vô cùng quan trọng, chúng ta
cần phát huy tối đa sức mạnh.
Để phát huy tối đa sức mạnh của tập thể tôi đã thực hiện như sau:
6
- Xây dựng đôi bạn cùng tiến, em học tốt kèm em còn chậm để giúp các em
chậm theo kịp với các bạn trong lớp. Tôi thường đánh giá biểu dương hàng tuần
vào giờ sinh hoạt lớp và trước cờ để động viên các em.
- Luôn chú trọng vào những biểu hiện, hành vi cụ thể của các em để xem
xét đánh giá (nhìn nhận sự tiến bộ là chính, không chê trách khiến các em bị
mặc cảm).
Giải pháp 8: Kết hợp chặt chẽ 3 môi trường giáo dục "Gia đình, nhà
trường và xã hội."
Ảnh hưởng của gia đình đối với trẻ em vơ cùng to lớn. Do đó giáo viên phải
kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh bằng những việc làm cụ thể như sau:
- Thăm gia đình học sinh thường xun , nắm bắt hồn cảnh để tạo nên sự
gần gũi giữa giáo viên và phụ huynh học sinh.
- Qua mỗi kì họp phụ huynh học sinh báo cáo đầy đủ quá trình rèn luyện
phấn đấu của từng học sinh, xếp loại từng mơn, có nhận xét đánh giá so sánh với
thời điểm trước.
`- Nắm bắt các thơng tin ở học sinh qua chính quyền địa phương, gia đình
và bạn bè của các em để có biện pháp giáo dục phù hợp. Công tác phối kết hợp
là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm đạt hiệu quả cao.
Tôi thường xuyên báo cáo những trường hợp cần thiết để được giúp đỡ.
Luôn kết hợp cùng với Tổng phụ trách qua các hoạt động sinh hoạt dưới
cờ, sinh hoạt tập thể, các cuộc thi, các phong trào để giáo dục các em. Luôn tạo
cơ hội và điều kiện cho các em thể hiện.
Bên cạnh đó tơi cịn phối hợp với các giáo viên bộ môn để hỏi thăm về
tình hình học tập, các hoạt động khác của các em. Cùng kết hợp đưa ra những
biện pháp phù hợp để giáo dục các em trong tất cả các giờ học cũng như hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
3.5- Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài này có thể áp dụng với mọi đối tượng học sinh trong tồn trường và
đặc biệt học sinh lớp 1/1 tơi chủ nhiệm. Bên cạnh đó, làm tốt cơng tác chủ
nhiệm sẽ giúp cho học sinh có thêm nền tảng để giúp các em học tốt hơn.
4- Những thông tin cần được bảo mật: Khơng có
5- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác:
- Qua việc thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy các em đều có sự tiến bộ rõ rệt
so với đầu năm.
7
- Những biện pháp tơi áp dụng ít nhiều được các em học sinh nắm bắt và
thực hiện một cách có hiệu quả. Nề nếp lớp được duy trì tốt trong năm học, các
em ham học và đi học chuyên cần hơn.
- Tinh thần và thái độ học tập của học sinh được nâng cao, nề nếp và chất
lượng được ổn định, các em đã biết giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện.
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử :
Việc nghiên cứu và thực hiện các biện pháp tại đơn vị lớp tôi đã thu được
kết quả khả quan, học sinh tiến bộ, học tập tốt hơn,các em ngoan ngỗn và có
tính tự giác trong học tập cao.Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
trong nhà trường.