Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

KH boi duong thuong xuyen 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.81 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN HÒA BÌNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Số: 675/KH-PGDĐT. Hòa Bình, ngày 11 tháng 9 năm 2017. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. KẾ HOẠCH Bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL và giáo viên THCS năm học 2017-2018 Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ Thông tư 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Căn cứ Công văn số 962/BGDĐT-NGCBQLCSGD ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường phổ thông; Căn cứ Công văn số 42/KH-SGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017-2018 và những năm tiếp theo, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hoà Bình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên cấp học THCS năm học 20172018 cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Mục đích Bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của huyện, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo. 2. Yêu cầu - Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đều tham gia bồi dưỡng thường xuyên với ý thức tự giác, trách nhiệm, đủ nội dung, thời lượng bồi dưỡng, thực hiện thật nghiêm túc tất cả các công đoạn bồi dưỡng..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Nội dung bồi dưỡng bám sát các chương trình BDTX của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Bồi dưỡng có trọng tâm, tập trung vào các vấn đề mới, những vấn đề thực tiễn có tính kế thừa qua từng năm học; không gây quá tải đối với cán bộ quản lý, giáo viên và nhà trường trong công tác bồi dưỡng. Các nội dung bồi dưỡng bắt buộc và tự chọn phải có đánh giá. Kết quả đánh giá làm cơ sở xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên và đánh giá nhà trường cuối năm học. II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Hòa Bình. III. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG Nội dung BDTX theo chương trình BDTX do Bộ GD-ĐT ban hành với tổng thời lượng 120 tiết/ năm học/ CBQL, giáo viên. 1. Nội dung bồi dưỡng bắt buộc: 60 tiết/năm học/ CBQL, giáo viên 1.1. Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/ CBQL, giáo viên Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên cấp THCS, các nội dung bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018: - Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông. (5 tiết) - Vận dụng các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với môn học và phù hợp với đặc thù cấp học, vùng miền. (5 tiết) - Đổi mới quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực và triển khai các nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. (5 tiết) - Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học qua mạng. (5 tiết) - Tập huấn các chuyên đề: Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cho học sinh trung học; tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học tập của học sinh cấp trung học. (5 tiết) 1.2. Nội dung bồi dưỡng 2: 30 tiết/năm học/ CBQL, giáo viên Bồi dưỡng chính trị hè, thời sự, Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: - Các vấn đề lý luận cơ bản và những điểm mới trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư và Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. - Tình hình quốc tế và trong nước nổi bật, những vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương trong 6 tháng đầu năm 2017..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân theo tinh thần triển khai Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/4/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. - Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. - Chỉ thị, Quyết định của Bộ GD-ĐT về nhiệm vụ năm học, các văn bản của Bộ và địa phương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học. 2. Nội dung bồi dưỡng tự chọn (nội dung bồi dưỡng 3): 60 tiết/năm học/ CBQL, giáo viên Căn cứ nội dung bồi dưỡng 3 của chương trình bồi dưỡng thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, giáo viên chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp đăng ký với trường, trường bố trí thời gian hợp lý để giáo viên trình bày, thảo luận và đánh giá từng giáo viên ở tổ. IV. HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG, TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG: 1. Đối với CBQL: a) Hình thức bồi dưỡng: - BDTX bằng tự học và tự học có hướng dẫn. - BDTX tập trung nhằm hướng dẫn thêm những nội dung mới hoặc khó, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn tự học, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhà trường. Chương trình BDTX được thực hiện trong năm học và thời gian bồi dưỡng hè phù hợp với thực tế của đơn vị và cá nhân. b) Tài liệu bồi dưỡng: - Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và đào tạo. - Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của Sở giáo dục và đào tạo, của các đề tài, dự án; Phòng giáo dục và đào tạo; Các ban ngành có liên quan. 2. Đối với giáo viên: a) Hình thức bồi dưỡng: - Tự bồi dưỡng: Giáo viên tự bồi dưỡng trên cơ sở tài liệu, bồi dưỡng kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn, tổ chuyên môn cấp huyện. Nhà trường là nòng cốt trong việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên. - Bồi dưỡng tập trung: Do Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT tổ chức. - Bồi dưỡng theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Intenet). b) Tài liệu bồi dưỡng: - Giáo viên sử dụng tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn ở nội dung 1 và 3. Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo khai thác tài liệu: :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng Giáo dục và đào tạo. V. ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 1. Đối với cán bộ quản lý: - Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức chấm thông qua bài thu hoạch, báo cáo chuyên đề… qua đó đánh giá xếp loại theo hai mức “ Đạt yêu cầu” và “Không đạt yêu cầu”. - CBQL tham gia khóa bồi dưỡng được đánh giá xếp loại, nếu “Đạt yêu cầu” thì được Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy chứng nhận và lưu vào hồ sơ công chức, viên chức hàng năm; kết quả BDTX là một trong những minh chứng để xếp loại CBQL theo Chuẩn Hiệu trưởng và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với CBQL. 2. Đối với giáo viên: - Việc đánh giá xếp loại giáo kết quả BDTX của giáo viên thực hiện theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. - Trưởng phòng GD-ĐT giao trách nhiệm: Hiệu trưởng các trường tổ chức đánh giá xếp loại kết quả BDTX đối với giáo viên trong đơn vị; gửi kết quả BDTX về Phòng GD-ĐT để Phòng cấp Giấy chứng nhận. - Các trường MN-MG, THCS khi tiến hành bồi dưỡng các mô đun của nội dung 3 đều phải tổ chức theo quy trình sau: + Giáo viên tự chọn nội dung BDTX và đăng ký với trường, trường thông báo cho cán bộ quản lý, giáo viên biết các mô đun đã được chọn bồi dưỡng trong năm đối với từng giáo viên. Công bố lịch tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu của từng giáo viên. Công bố Quyết định thành lập Hội đồng Giám khảo BDTX (thành phần ban giám khảo gồm có Hiệu trưởng làm chủ tịch Hội đồng, Phó hiệu trưởng làm Phó chủ tịch Hội đồng; các tổ trưởng, tổ phó là thành viên Hội đồng). + Các tổ thống nhất và công bố hệ thống câu hỏi để giáo viên tự đọc tài liệu bồi dưỡng, chuẩn bị nội dung thảo luận tổ: Các trường giao cho giáo viên cốt cán đọc tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên tự đọc tài liệu bồi dưỡng (tài liệu bồi dưỡng là các mô đun thuộc nội dung 3 do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn). Thông qua hệ thống câu hỏi yêu cầu giáo viên viết dưới dạng thu hoạch hoặc trả lời các câu hỏi. Các tổ cần tận dụng tối đa hệ thống các câu hỏi, yêu cầu người học tự bồi dưỡng trong mỗi mô đun. Các câu hỏi này là nội dung chủ yếu của thảo luận tổ. - Cán bộ, giáo viên tự bồi dưỡng thông qua đọc tài liệu bồi dưỡng, chuẩn bị nội dung trình bày thảo luận tổ. - Tổ chức thảo luận tổ đối với mỗi giáo viên gồm các bước:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Giáo viên trình bày nội dung, kết quả bồi dưỡng. + Tổ chức thảo luận (có ghi biên bản thảo luận). + Tổ trưởng và các thành viên trong tổ đánh giá, ghi phiếu chấm điểm; tổng hợp chung kết quả đánh giá của tổ. + Trích đề nghị (nếu có) của tổ gửi lên Chủ tịch Hội đồng giám khảo duyệt kết quả chấm điểm BDTX của tổ đối với giáo viên. - Duyệt kết quả chấm điểm BDTX: + Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng giám khảo căn cứ đề nghị của các tổ trưởng tổ thảo luận (và là thành viên của hội đồng giám khảo) cùng với văn bản của giáo viên viết về nội dung chuẩn bị thảo luận ở tổ để thống nhất chấm điểm BDTX của từng giáo viên và lưu kết quả BDTX của toàn trường. + Hồ sơ lưu kèm theo kết quả chấm BDTX của các đơn vị trường học gồm: Biên bản thảo luận tổ; văn bản của giáo viên viết về nội dung tự bồi dưỡng, nội dung chuẩn bị thảo luận tổ; Kết quả (điểm) BDTX của giáo viên toàn trường có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng giám khảo. - Xếp loại kết quả BDTX của giáo viên gồm 4 loại: loại Giỏi (viết tắt:G), loại khá (viết tắt:K), loại Trung bình (viết tắt: TB) và loại Không hoàn thành kế hoạch. 3. Thang điểm đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên: a) Căn cứ đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý và giáo viên Căn cứ kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nôi dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3. Mỗi nội dung có thang điểm từ 0 đến 10 (được gọi là điểm thành phần), chia thành 02 tiêu chí sau: - Tiêu chí 1: Tiếp thu kiến thức và kỹ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX (5 điểm). - Tiêu chí 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động quản lý, dạy học và giáo dục (5 điểm). b) Điểm trung bình kết quả BDTX: Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau: - ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên) : 3 - ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số thập phân theo quy định hiện hành. c) Xếp loại kết quả BDTX: - Hoàn thành kế hoạch BDTX: Đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần từ 5 điểm trở lên..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Xếp loại kết quả BDTX của CBQL: + “Đạt yêu cầu”: Nếu ĐTB BDTX và các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên; + “Không đạt yêu cầu” Đối với các trường hợp còn lại. - Xếp loại kết quả BDTX của giáo viên: + Loại “Trung bình”: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 5 điểm đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm; + Loại “Khá”: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 7 điểm đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm; + Loại “Giỏi”: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 9 điểm đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm; + Các trường hợp khác được đánh giá là “Không hoàn thành kế hoạch” BDTX của năm học. 4. Báo cáo xếp loại kết quả BDTX: Nhà trường tổ chức đánh giá, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên. Các đơn vị báo cáp xếp loại BDTX về Phòng Giáo dục và Đào tạo thời gian báo cáo gửi trước ngày 30/5 (Mẫu 1) VI. KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Kinh phí BDTX được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hằng năm. - Các đơn vị cử người tham gia lớp bồi dưỡng, tập huấn thanh toán chi phí đi lại và công tác phí cho cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định hiện hành. VII. THỜI GIAN THỰC HIỆN. STT 1 2 3 4 5 6 7 8. Nội dung công việc. Dự kiến thời gian thực hiện 9/2017. Xây dựng kế hoạch BDTX Hướng dẫn nội dung và các mô đun bồi dưỡng 10/2017 Bồi dưỡng tập trung (nếu có) 10/2017 - 5/2018 Bồi dưỡng tự chọn (nội dung 3) 9/2017 - 5/2018 Kiểm tra, giám sát 10/2017 - 4/2018 Nghiệm thu, đánh giá kết quả, cấp giấy chứng nhận 4/2018 - 5/2018 Tổng hợp kết quả, báo cáo 6/2018 Tổ chức sơ kết, tổng kết.. 7/2018. Người thực hiện Phòng GD-ĐT Phòng GD-ĐT, các trường THCS CBQL, GV CBQL, GV CBQL, GV Phòng GD-ĐT, các trường THCS Phòng GD-ĐT Phòng GD-ĐT, các trường THCS.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Căn cứ kế hoạch này, các trường THCS xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017-2018 cho đơn vị mình và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân. 2. Các tổ chuyên môn, các đơn vị cấp trường khi tổ chức BDTX 1 mô đun, cần đặc biệt quan tâm sâu sát tình hình, tổ chức thực hiện thật nghiêm túc quy trình bồi dưỡng, kịp thời rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả tổ chức BDTX những mô đun sau. 3. Công tác kiểm tra, giám sát: - Cán bộ quản lý ở các trường cần tham dự thảo luận ở các tổ, nhằm giúp các tổ nâng cao chất lượng BDTX, đồng thời kiểm tra, giám sát tình hình BDTX ở các tổ. - Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập các tổ đi kiểm tra, giám sát tình hình BDTX ở cơ sở (có thông báo và đột xuất). 4. Kỷ luật, khen thưởng: Thực hiện theo Quy chế số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. Toàn bộ tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nội dung 3 theo kế hoạch này được đăng tải trên website của Bộ Giáo dục và Đào tạo (trang tập huấn trực tuyến) và sách bồi dưỡng giáo viên do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Các đơn vị tổ chức đánh giá kết quả BDTX trường mình xong và báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/5 hàng năm, để Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kết quả báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15/6 hàng năm. Đề nghị Hiệu trưởng các trường học thực hiện nghiêm túc tinh thần Công văn này. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề nảy sinh, vướng mắc, Hiệu trưởng nhà trường cần báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo để kịp thời giải quyết. Nơi nhận: - Trưởng Phòng GD-ĐT; - Phó Trưởng Phòng GD-ĐT; - Các trường THCS trực thuộc; - Lưu: VT, CM.. KT.TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG (Đã ký). Lưu Văn Tiếng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×