Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Sang kien kinh nghiem Khai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.73 KB, 5 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢI PHÁP PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG
KHIẾU MÔN TIN HỌC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI – MÔ TẢ NỘI DUNG
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, sự bùng nổ công
nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Đảng và
Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và công nghệ
thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công
nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa – hiện
đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng
- thế giới nói chung.
Xác định được tầm quan trọng đó nên Bộ giáo dục đã đưa môn tin học
vào trong nhà trường ngay từ bậc tiểu học nhằm tạo điều kiện để các em được
tiếp xúc và làm quen dần với lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, tạo nền móng cơ sở
ban đầu giúp các em học tốt những kiến thức của môn tin học ở bậc Tiểu học và
các cấp học tiếp theo. Nhất là trong năm học 2016 – 2017 khi nền công nghệ
thông tin đang phát triển mạnh mẽ thì việc phát hiện và bồi dưỡng sớm nguồn
nhân lực ở lĩnh vực tin học lại càng trở nên bức thiết.
Mục tiêu của việc giảng dạy môn Tin học trong nhà trường không chỉ đơn
thuần là bồi dưỡng những kiến thức, kĩ năng cơ bản cho các em để đáp ứng nhu
cầu cần thiết của các cấp học sau mà đó cịn là nhiệm vụ tìm hiểu và phát hiện
sớm những học sinh có tiềm năng để kịp thời bồi dưỡng, uốn nắn và định hướng
để các em phát huy những năng lực riêng của mình trong lĩnh vực tin học. Bồi
dưỡng các em trở thành những hạt nhân tiêu biểu trong các phong trào của nhà
trường và cấp trên tổ chức.
Qua nhiều năm thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn tin
học tôi đã nhận thấy được việc phát huy năng lực riêng của các em vẫn còn
nhiều bất cập và hạn chế, chưa phát huy hết những năng lực vốn có của các em.
Từ những thực tế trên tôi đã xây dựng nội dung và áp dụng những biện pháp
giảng dạy sau nhằm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu mơn


tin học tại nơi tơi cơng tác.
II. MƠ TẢ NỘI DUNG
Cùng với việc giảng dạy mơn Tin học giáo viên có thể hướng dẫn các em
học sinh ứng dụng những kiến thức đã được học ở các môn học khác để phục vụ
việc học tập đạt hiệu quả cao hơn.
Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các mơn học Tập làm
văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. Ứng dụng soạn thảo
văn bản để ghi lời giải những bài toán, soạn thảo bài văn... đã được học ở các
môn học khác.


Phần mềm vẽ: Học sinh ứng dụng trong môn Mĩ thuật, học sinh có thể
ứng dụng những kiến thức đã học từ mơn Mĩ thuật để vẽ những hình ảnh sao
cho sinh động, hài hoà, thẩm mĩ.
Cùng với việc ứng dụng những kiến thức đã được học ở các môn học
khác vào việc học tập, rèn luyện các em còn được bồi dưỡng những kĩ năng cần
thiết trong quá trình học tập, được tham gia những trị chơi bổ ích giúp các em
phát huy khả năng tư duy, sáng tạo trong q trình học tập.
Phần mềm tập gõ bàn phím bằng mười ngón tay Mario: Giúp học sinh
luyện tập cách làm việc với bàn phím một cách chuẩn xác nhanh chóng và đạt
hiệu quả.
Trong chương trình tin học Tiểu học thì một số bài học được phân bố xen
kẽ giữa các bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy
sáng tạo, trong quá trình tham gia những trị chơi mang tính bổ ích giúp cho học
sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng ở lớp …
Nhận thấy được những điểm đặc thù của môn Tin học và những điểm cần
quan tâm trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh năng khiếu đạt hiệu quả tôi
đã tiến hành thực hiện thông qua những giải pháp sau:
III. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Dùng phương pháp quan sát và chú ý những đặc điểm nổi bật

trong kĩ năng của học sinh :
Quan sát học sinh (chú ý những học sinh có những năng khiếu về các lĩnh
vực tin học) lập danh sách và tổ chức cho các em sinh hoạt thường xuyên ngay
từ đầu năm học thông qua việc tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, tổ - nhóm từ đó tìm
hiểu và phát huy những kĩ năng vốn có của các em. Mơn tin học vốn là một học
thực hành, ứng dụng và tích hợp nhiều kĩ năng, kiến thức của những môn học
khác vì thế việc giảng dạy, phát hiện và đánh giá toàn diện những kĩ năng của
học sinh là việc tương đối dễ dàng. Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch và nội
dung để bồi dưỡng năng khiếu cho các em lại là một vấn đề nang giải. Bởi trình
độ, năng khiếu ở từng lĩnh vực của các em khác nhau; vì thế việc lựa chọn bồi
dưỡng những học sinh năng khiếu cũng cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng của người
giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Ví dụ: Trong những giờ dạy trên lớp (chương phần mềm vẽ Paint) có thể
chú ý đến những học sinh có những ý tưởng hay, những nét vẽ đẹp, phân phối
màu sắc hài hòa, bố cục rõ ràng, cân đối,… để bồi dưỡng kĩ năng vẽ trên máy
tính cho các em. Mặt khác giáo viên cũng có thể quan sát những học sinh có
những kĩ năng thao tác, tiếp thu tốt những kiến thức về các phần mềm để có
hướng giúp đỡ, bồi dưỡng cho các em những kiến thức kĩ năng chuyên sâu về
máy tính, các phần mềm,…
2. Lập kế hoạch và xây dựng nội dung bồi dưỡng:
Xây dựng kế hoạch và nội dung bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng
học sinh, khai thác và phát huy tối đa những khả năng về lĩnh vực tin học của
các em. Mỗi học sinh sẽ có những kiến thức, kĩ năng nhất định vì thế khi bồi


dưỡng năng khiếu cho các em cần quan tâm đến những việc các em u thích
gì? cần bổ sung những kiến thức nào? và hình thức học tập ra sao? để các em
nắm bắt một cách dễ dàng nhất; cần tránh sự gị bó, khn khổ và ép buộc học
sinh học những gì các em khơng thể thực hiện.
Ví dụ: Đối với những học sinh có năng khiếu vẽ và thao tác tốt trên máy

tính giáo viên có thể hướng dẫn các em sử dụng khai thác các công cụ trong
phần mềm Paint để vẽ những bức tranh theo các chủ đề khác nhau (các ngày hội,
các mùa trong năm, buổi học, buổi lao động,…). Với những học sinh có những
kiến thức và hiểu biết về máy vi tính, thích được tìm hiểu khám phá về tin học
thì giáo viên có thể dạy cho các em những kiến thức về máy vi tính, lịch sử hình
thành và phát triển của công nghệ thông tin, các hệ điều hành, … thông qua
nhiều hình thức như xem hình ảnh trực quan, tài liệu, câu hỏi trắc nghiệm,…
3. Biên soạn nội dung và khai thác cơ sở dữ liệu có sẵn và mạng
Internet:
Sưu tầm, biên soạn các tài liệu, đề thi ở các năm học trước để làm tài liệu
ôn tập cho các em. Đây là khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng những kĩ năng
cho học sinh; học sinh có u thích và hứng thú trong việc tham gia những buổi
sinh hoạt năng khiếu hay không phần lớn là do tài liệu có phù hợp và vừa sức
với các em hay khơng? Có gây được sự chú ý quan tâm của các em không? Để
thực hiện tốt công việc này giáo viên có thể khai thác tư liệu từ mạng Internet để
làm phong phú thêm tài liệu, nội dung ơn luyện. Ngồi ra giáo viên có thể giới
thiệu và định hướng cho học sinh tham gia những sân chơi lành mạnh, bổ ích
như hội thi Tin học trẻ để các em làm quen và có sự định hướng, phấn đấu. Giáo
viên có thể giải đề và phân tích đề thi tin học trẻ các cấp qua các năm (nêu
những điểm cần lưu ý, những thủ thuật và phương pháp để học sinh giải quyết
tốt những yêu cầu của đề thi) khi bồi dưỡng năng khiếu cho các em.
4. Những giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi
dưỡng học sinh năng khiếu:
Thường xuyên kiểm tra những kiến thức đã được học của học sinh để kịp
thời phát hiện những chỗ hỏng kiến thức nhằm bổ sung hoàn chỉnh những kĩ
năng cần thiết cho học sinh.
Tạo khơng khí gần gũi, hịa đồng cùng học sinh tránh gây tâm lí cho các
em khi bồi dưỡng.
Khai thác những kĩ năng, kiến thức ở các mơn học khác (tốn, mĩ thuật,
tiếng Anh ,….) nhằm giúp các em hoàn thành tốt những yêu cầu của đề thi.

Thay đổi nhiều hình thức truyền thụ kiến thức, ôn luyện (sử dụng phần
mềm trên máy, làm bài trên giấy, kiểm tra miệng,…).
Xây dựng lịch bồi dưỡng, kế hoạch, mục tiêu cần đạt theo móc thời gian,
thời gian biểu ôn luyện cho học sinh, nhắc nhở, khích lệ, động viên các em tích
cực ơn tập, khơi dậy khả năng tự học cho các em.


Tổ chức cho học sinh kiểm tra để các em làm quen với phương pháp và
hình thức tổ chức kỳ thi tin học trẻ các cấp.
Hướng dẫn học sinh kỹ thuật làm bài thi, cách trình bày để đạt được hiệu
quả cao nhất.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau nhiều năm áp dụng sáng kiến “Giải pháp phát hiện và bồi dưỡng học
sinh năng khiếu môn Tin học” vào công tác bồi dưỡng học sinh tham dự hội
thi Tin học trẻ các cấp đã thu được kết quả như sau:
Năm học 2012-2013: Có 3 học sinh tham dự kỳ thi tin học trẻ cấp huyện
đạt 01 giải ba, 01 giải khuyến khích.
Năm học 2013-2014: Có 03 học sinh tham gia đạt 01 giải khuyến khích
cấp huyện, 01 giải nhất cấp tỉnh và tham dự hội thi tin học trẻ tồn quốc tổ chức
tại thủ đơ Hà Nội.
Năm học 2014-2015: Có 03 học sinh tham gia đạt 01 giải nhì và 02 giải
khuyến khích cấp huyện, 01 giải nhì và 02 giải khuyến khích cấp tỉnh.
Năm học 2015 – 2016: Có 04 học sinh tham gia đạt 03 giải khuyến khích
cấp huyện, 01 giải nhất và 01 giải nhì cấp tỉnh và tham gia hội thi Tin học trẻ
toàn quốc tổ chức tại thành phố Quy Nhơn – Bình Định.
Năm học: 2016-2017: Có 5 học sinh tham gia đạt 4 giải (1 giải nhất, 1
giải nhì, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích cấp huyện) và đang tiếp tục bồi dưỡng
tham dự kỳ thi cấp tỉnh trong thời gian tới.
V. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
Sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh

năng khiếu mơn Tin học” có thể áp dụng cho các trường tiểu học trong và
ngoài huyện. Đồng thời giải pháp này cũng có thể thay đổi linh hoạt để áp dụng
cho công tác bồi dưỡng những học sinh tham gia các hội thi khác do nhà trường
và cấp trên tổ chức.
VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào công tác giảng dạy, bồi dưỡng
học sinh năng khiếu các em sẽ thích thú và tích cực tham gia vì những nội dung
đều được lựa chọn dựa trên những ưu điểm của từng cá nhân học sinh, thường
xuyên được kiểm tra, bổ sung kịp thời theo tiến độ nên hiệu quả mang lại cao,
chất lượng học sinh năng khiếu ngày một được nâng lên.
Để áp dụng hiệu quả sáng kiến này giáo viên cần phải có tâm huyết với
cơng tác bồi dưỡng, có quyết tâm và xây dựng kế hoạch cũng như dự kiến tiến
độ theo một chuẩn kiến thức, kĩ năng đã đề ra trước đó và phải thường xuyên
kiểm tra đánh giá học sinh nhằm kịp thời phát hiện và bổ sung những hạn chế
cho các em một cách phù hợp, kịp thời.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm" Giải pháp phát hiện và bồi dưỡng học
sinh năng khiếu môn Tin học" mà bản thân đã thực hiện trong thời gian qua. Rất


mong được quý lãnh đạo, quý đồng nghiệp góp ý để kinh nghiệm này được triển
khai áp dụng trong thời gian tới đạt hiệu quả ngày một cao hơn.

Ý KIẾN TỔ CHUN MƠN
Hịa Bình, ngày 17 tháng 05 năm 2017
.................................................. ...............
Người viết
.................................................................
..................................................................
...................................................................
.................................................................

..................................................................
Nguyễn Tuấn Khải
...................................................................

DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×