Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG đến CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN địa BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM 2021

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thuộc nhóm ngành: Kinh tế

Tháng 05 Năm 2021


i
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

v
vii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài



1

1.2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2

1.2.1 Mục đích nghiên cứu

2

1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

2

1.4. Đối tượng nghiên cứu

2

1.5. Phạm vi nghiên cứu

2

1.5.1. Về mặt không gian

2


1.5.2. Về mặt thời gian

3

1.5.3. Đối tượng khảo sát

3

1.6. Phương pháp nghiên cứu

3

1.7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

4

1.7.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngồi nước

4

1.7.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

7

1.8. Tính mới, tính đóng góp của đề tài và ý nghĩa của đề tài

8

1.8.1. Tính mới, tính đóng góp của đề tài


8

1.8.2. Ý nghĩa của đề tài

9

1.9. Kết cấu đề tài dự tính

9

Sơ kết Chương 1

10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

11

2.1. Tổng quan về học tập trực tuyến của sinh viên

11


ii
2.1.1. Khái niệm học tập và học tập trực tuyến

11

2.1.2. Đặc điểm của học tập trực tuyến


12

2.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của học tập trực tuyến

13

2.2. Tổng quan về học tập trực tuyến của sinh viên tại TP.HCM

14

2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của sinh viên

14

2.2.2. Tình hình học tập trực tuyến của sinh viên đến hiện nay

16

2.2.3. Khái niệm về chất lượng học tập trực tuyến

17

2.3. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

19

2.3.1. Các mơ hình lý thuyết

19


2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm

23

2.4. Mơ hình nghiên cứu đề xuất và các giả thiết nghiên cứu

27

2.4.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

27

2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu

28

Sơ kết Chương 2

30

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

3.1. Quy trình nghiên cứu

31

3.2. Phương pháp nghiên cứu sơ bộ


31

3.2.1. Xây dựng thang đo nháp

31

3.2.2. Tham khảo ý kiến

35

3.2.3. Đánh giá thang đo sơ bộ

36

3.3. Phương pháp nghiên cứu chính thức

39

3.3.1. Thiết kế bảng hỏi

39

3.3.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu

39

3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

40


3.3.4. Phương pháp làm sạch dữ liệu

40


iii
3.3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu

41

Sơ kết Chương 3

46

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

47

4.1. Thống kê mơ tả

47

4.1.1. Thống kê mơ tả các biến định tính

47

4.1.2. Thống kê mô tả các biến độc lập

48


4.1.3. Thống kê mơ tả biến phụ thuộc

50

4.2. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

50

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

52

4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA với các biến độc lập

52

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA với biến phụ thuộc

54

4.4. Kết quả hồi quy

55

4.4.1. Ma trận hệ số tương quan Pearson

55

4.4.2. Đánh giá độ phù hợp của mơ hình


56

4.4.3 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

57

4.4.4. Kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi quy

57

4.4.5. Xác định thứ tự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc

58

4.4.6. Dị tìm vi phạm giả định trong hồi quy tuyến tính bội

58

4.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

59

4.6. Phân tích ảnh hưởng của biến định tính đến chất lượng học tập trực tuyến

60

4.6.1. Kiểm định sự khác nhau về chất lượng học tập trực tuyến theo giới tính

60


4.6.2. Kiểm định sự khác nhau về chất lượng học tập trực tuyến theo đối tượng sinh
viên
4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.7.1. Khả năng tự học, tự tìm hiểu của sinh viên

61
61
62


iv
4.7.2. Kỹ năng giảng dạy của giảng viên

63

4.7.3. Phương tiện kỹ thuật

64

4.7.4. Kỹ năng quản lý lớp học của giảng viên

65

Sơ kết Chương 4

66

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 67
5.1. Kết luận vấn đề nghiên cứu


67

5.2. Một số đề xuất đối với hệ thống giáo dục bậc đại học nhằm nâng cao chất lượng
học tập trực tuyến của sinh viên địa bàn TP Hồ Chí Minh

70

5.2.1. Khả năng tự học hỏi, tự tìm hiểu của sinh viên

70

5.2.2. Kỹ năng giảng dạy của giảng viên

71

5.2.3. Phương tiện kỹ thuật

72

5.2.4. Kỹ năng quản lý lớp học của giảng viên

73

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

74

5.3.1. Hạn chế của đề tài


74

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

75

Sơ kết Chương 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO

76
a


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
1

EFA

2

SEM

3

Tiếng Anh
Exploratory Factor
Analysis
Structural Equation

Modeling

EElectronic Learning
LEARNING

Tiếng Việt
Phân tích nhân tố khám phá
Mơ hình cấu trúc tuyến tính
Học tập trực tuyến
Thành Phố Hồ Chí Minh

4

TP.HCM

5

SV

Students

Sinh viên

6

DHTT

Dạy học trực tuyến

7


CNTT & TT

Online Teaching
Information and
Communication
Technologies

8

GD & ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

9

NCKH

Nghiên cứu khoa học

10

CMS

11

Công nghệ thông tin và truyền thơng

Phần mềm quản lý khóa học


TV

Course Management
System
Television

12

DVD

Digital Video Disc

Đĩa quang lưu trữ video và lưu trữ dữ liệu

13

ĐHQG
Service Quality

Đại học Quốc gia
Công cụ nghiên cứu để nắm bắt mong đợi
và nhận thức của người tiêu dùng về một
dịch vụ theo năm chiều được tin rằng đại
diện cho chất lượng dịch vụ.
Thang đo sự hài lòng qua cảm nhận của
khách hàng về một sản phẩm dịch vụ.

14 SERVQUAL

15 SERVPERF Service Performance


Truyền hình

The Graduate
Certificate in Online Văn bằng chứng chỉ cho học tập trực tuyến
Learning
Variance inflation
Hệ số phóng đại phương sai
factor
Quản lý

16

GCOL

17

VIF

18

QL

19

TT

Tương tác

20


KT

21

PLS-MGA

Kỹ thuật
Đo lường các biến tiềm ẩn như chất lượng
cảm nhận, sự hài lòng, thái độ thương
hiệu,...

Partial Least Square
to Multi-Group
Analysis


vi

22

ERP

23

KMO

24

VIF


Hệ thống hoạch định tài nguyên trong một
tổ chức, doanh nghiệp
Chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích
Kaiser-Meyer-Olkin
nhân tố
Thương số định lượng mức độ nghiêm trọng
Variance inflation
của đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy
factor
bình phương nhỏ nhất bình thường
Enterprise Resource
Planning System


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
STT

Tên hình

Số
trang
19

1

Hình 2.1. Lý thuyết Kỳ vọng – Xác nhận của Oliver (1980)


2

Hình 2.2. Mơ hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự, 1985

22

3

Hình 2.3. Mơ hình SERVPERF

23

4
5

Hình 2.4. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trực
tuyến của Kesavan Vadakalur Elumalai và cộng sự (2020)
Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu của Ron Oliver và Jan Herrington

24
25

Hình 2.6. Mơ hình nghiên cứu sự hài lòng của người học vào hệ thống E6

learning Đại học Kinh tế- Luật của Vũ Thúy Hằng và Nguyễn Mạnh

26

Tn
7


Hình 2.7. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

28

8

Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu

31

9

Hình 3.1. Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh

39


viii

DANH MỤC BẢNG
STT
1
2

Tên bảng
Bảng 3.1. Thang đo Kỹ năng giảng dạy của GV
Bảng 3.2. Thang đo Kỹ năng quản lý lớp học của GV

Số

trang
32
32

Bảng 3.3. Thang đo Khả năng tự học tự tìm hiểu của sinh viên
Bảng 3.4. Thang đo Phương tiện kỹ thuật

33

Bảng 3.5. Thang đo Tương tác trong học tập
Bảng 3.6. Thang đo Chất lượng học trực tuyến

34
36

8

Bảng 3.7. Kế t quả Cronbach’s Alpha đối với các thang đo sơ bộ
Bảng 3.8. Phân tích EFA cho thang đo sơ bô ̣ các biến đô ̣c lập

9

Bảng 3.9 Tổng hợp các thang đo sau hiệu chỉnh

38

3
4
5
6

7

34
35
37

10 Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả dữ liệu với các biến định tính

47

11 Bảng 4.2. Kết quả thống kê mơ tả các biến độc lập

48

12 Bảng 4.3 Kết quả thống kê mô tả các biến phụ thuộc

50

13 Bảng 4.4 Kế t quả phân tích Cronbach’s Alpha
14 Bảng 4.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA

51

15 Bảng 4.6 Kết quả xoay ma trận nhân tố EFA đối với biến độc lập
Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các biến phụ
16
thuộc
17 Bảng 4.8 Tổng hợp các biến đại diện cho các nhóm biến

53


18 Bảng 4.9 Kết quả phân tích tương quan Pearson

55

19 Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi quy của mơ hình

56

20 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định ANOVA

57

21 Bảng 4.12 Các hệ số hồi quy trong mơ hình

57

22 Bảng 4.13 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

60

23 Bảng 4.14 Kết quả kiểm định T - test giới tính
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Homogeneity về phương sai giữa các
24
nhóm đối tượng sinh viên
25 Bảng 4.16. Thống kê đo lường các nhân tố trong mơ hình

60

53


54
55

61
62


1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra cho thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng một xu hướng mới thông qua “Internet vạn vật”. Chúng ta có thể dễ dàng kể
đến một số thành tựu ở Việt Nam như sau: Kinh tế: Các sàn thương mại điện tử
(Shopee, Sendo, Chotot,...); ví điện tử (Momo, AirPay, ZaloPay,..; Dịch vụ: giao thông
vận tải (Gojek, Grab, Baemin,…); y tế (Hệ thống quản lý tổng thể BV thông minh
FPT.eHospital); Nông nghiệp: Ứng dụng GIS trong quản lý hiện trạng ni trồng thủy
sản (Ninh Thuận,…). Trong bối cảnh đó, lĩnh vực giáo dục cũng đã có những thay đổi
rõ rệt, đặc biệt là các chính sách khuyến khích và nỗ lực chuyển mình của hệ thống
giáo dục. Trước đó, từ năm 2016, Bộ GD & ĐT đã từng khuyến khích hệ thống giáo
dục triển khai dạy và học trực tuyến với giới hạn 30% thời lượng. Tính đến gần giữa
tháng 3/2020, công văn số 795/BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành
ngày 13/03/2020 nhằm chi tiết hóa và hướng dẫn việc triển khai về dạy và học trực
tuyến cho cả hệ thống giáo dục theo hướng ứng dụng CNTT, nhưng vẫn phải đảm bảo
chuẩn chất lượng cơ bản trong q trình đào tạo. Tiếp đó, gần cuối tháng 3/2020, công
văn 988/BGDĐT-GDĐH được ban hành ngày 23/03/2020 nhằm khẳng định hệ thống
giáo dục sẽ tiến hành đánh giá học phần dạy trực tuyến theo hình thức thi học phần
trực tuyến với các quy trình đảm bảo chất lượng hệ thống. Đây là một bước tiến lớn về
chỉ đạo chính sách nhằm giúp hệ thống giáo dục Việt Nam từng bước chuyển từ dạyhọc-thi truyền thống sang dạy-học-thi trực tuyến dựa trên các hồn thiện từng bước về
tính sẵn sàng, công nghệ và công tác triển khai trong thực tiễn gắn với kỳ vọng đảm

bảo chất lượng toàn hệ thống.
Hơn thế nữa, qua khủng hoảng Covid-19, việc ứng dụng 100% dạy-học-thi trực
tuyến ta càng thấy rõ hơn vai trò quan trọng của nó. Thế nhưng, đó cũng chính là cơ
hội giúp cho ta nhận ra được những vấn đề, thách thức đang tồn tại làm giảm sút hiệu
quả giáo dục trực tuyến. Trong đó, mẫu chốt của vấn đề nằm ở những yếu tố khách
quan và chủ quan tác động đến chất lượng giáo dục trực tuyến. Vậy nên, để đáp ứng
nhu cầu học tập ngày càng tăng với hiệu quả cao, nhóm quyết định sẽ nghiên cứu đề
tài: “Các yếu tố tác động đến giáo dục trực tuyến ở các trường đại học trên địa


2
bàn TPHCM” với mong muốn sẽ giải quyết ngay, triệt để các rào cản, thách thức
đang còn tồn tại.
1.2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của bài NCKH là xác định và đánh giá những yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng học tập trực tuyến của sinh viên địa bàn TP.HCM. Từ đó đưa ra
những giải pháp cho hoạt động giảng dạy và học tập trực tuyến.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích này, trước hết cần xác định các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nêu lên được tình hình học tập trực tuyến của sinh viên các trường đại
học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tổng hợp cơ sở lý luận để xây
dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
Thứ hai, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
học tập trực tuyến của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp thiết thực và có hiệu quả để nâng cao chất
lượng học tập trực tuyến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa vào các mục đích nghiên cứu đã nêu lên ở trên, các câu hỏi nghiên cứu được
đề ra như sau:

1/ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập trực tuyến của sinh viên
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
2/ Những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng học tập trực tuyến
của sinh viên trên địa bàn TP.HCM?
3/ Giải pháp nào có thể áp dụng để cải thiện và nâng cao chất lượng học tập trực
tuyến của sinh viên địa bàn TP.HCM hiện nay?
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố tác động đến chất lượng học tập trực tuyến của sinh viên địa bàn
TP.HCM.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Về mặt không gian


3
Thực trạng các yếu tố tác động đến chất lượng học tập trực tuyến của sinh viên
địa bàn TP.HCM.
1.5.2. Về mặt thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu khoảng thời gian từ 2010 trở lại đây, đặc biệt khoảng
thời gian từ cuối năm 2019 đến nay. Đó là giai đoạn Đại dịch Covid 19 diễn ra căng
thẳng trên toàn thế giới và việc học trực tuyến là việc cấp thiết.
Thời gian thu thập mẫu khảo sát vào khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 năm
2021.
1.5.3. Đối tượng khảo sát
Sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn TP.HCM có tham gia sử
dụng hệ thống E - Learning.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính: được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá
trình nghiên cứu, cụ thể là Chương 2 nhóm nghiên cứu thực hiện thu thập thơng tin

qua Dữ liệu thứ cấp (qua các bài báo, tạp chí, văn bản, báo cáo, nghiên cứu khoa học
trong và ngồi nước) để đưa ra các yếu tố của mơ hình nghiên cứu. Sau đó, nhóm tiến
hành điều chỉnh các yếu tố của mơ hình nghiên cứu sao cho phù hợp với đối tượng, đi
tới hồn thiện mơ hình nghiên cứu và lên kế hoạch thiết kế bảng hỏi. Sau đó, nhóm
nghiên cứu thu thập số liệu sơ cấp qua phỏng vấn sinh viên các trường đại học, cao
đẳng; thiết kế mẫu hỏi thông qua Google Survey…
Phương pháp định lượng là phương pháp chính được sử dụng trong q trình
nghiên cứu. Theo đó, nhóm nghiên cứu xây dựng bảng hỏi trực tuyến trên Google
Forms và gửi đến các đối tượng khảo sát qua email, sau đó tiến hành lọc và giữ lại
những câu trả lời hợp lệ. Mẫu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên,
áp dụng thang đo Likert 5 điểm (với 1: hồn tồn khơng đồng ý và 5: hoàn toàn đồng
ý) cho tất cả các biến quan sát. Dữ liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 21.0
và Excel. Phần mềm Excel được sử dụng cho mục đích tổng hợp số liệu, loại các phiếu
trả lời không hợp lệ. Phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu sơ bộ, kiểm


4
định mơ hình, thang đo và giả thiết nghiên cứu (hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy)
1.7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.7.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngồi nước
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu: “Can more interactivity improve learning
achievement in an online course? Effects of college students' perception and actual
use of a course-management system on their learning achievement” (tạm dịch “Tương
tác nhiều hơn có thể cải thiện thành tích học tập trực tuyến không? Ảnh hưởng của
nhận thức của sinh viên đại học và việc sử dụng thực tế hệ thống quản lý khóa học trên
thành tích học tập của họ”) được cơng bố năm 2015 của nhóm nghiên cứu đến từ Đài
Loan, đã nghiên cứu về tác động của hành vi tương tác trên các chức năng tương tác
của phần mềm quản lý khóa học (CMS) đến chất lượng học tập trực tuyến. Dữ liệu
được thu nhập trên 381 sinh viên thuộc 3 trường đại học ở Đài Loan. Kết quả cho thấy

rằng mối quan hệ giữa việc sử dụng các chức năng tự báo cáo của sinh viên, nhận thức
của sinh viên về tính hữu ích của các chức năng tương tác, và số lần đăng nhập thực tế
vào hệ thống học trực tuyến tác động trực tiếp đến chất lượng học trực tuyến (điểm
thảo luận trực tuyến, điểm thi và điểm dự án nhóm). Những kết quả này là cơ sở để các
nhà giáo dục quan tâm đến việc tích hợp tính tương tác vào các khóa học trực tuyến
online và nâng cao khả năng thiết kế các khóa học trực tuyến hiệu quả trong tương lai.
Tuy nhiên bài nghiên cứu cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, chẳng hạn như nó chỉ khảo
sát tần suất sử dụng của 4 nhóm chức năng tương tác mà khơng thực hiện được trên
từng chức năng riêng biệt. Vậy nên, cần có sự khắc phục trên bài nghiên cứu lần này.
Bài nghiên cứu: “The Effect of Online Learning Attitudes of University Students
on Their Online Learning Readiness” (tạm dịch “Ảnh hưởng của thái độ học tập trực
tuyến của sinh viên đại học đối với sự sẵn sàng học tập trực tuyến của họ) được cơng
bố vào năm 2020 của nhóm nghiên cứu đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, được thực hiện trên 306
sinh viên đại học qua phương pháp mơ hình hóa phi sát xuất, phân tính dữ liệu bằng
thống kê mơ tả, kỹ thuật tương quan và hồi quy Pearson, chỉ ra thái độ của học sinh
đối với việc học trực tuyến có nhiều ảnh hưởng đến sự sẵn sàng học tập trực tuyến của
họ. Nghiên cứu xác định rằng hai yếu tố này không khác nhau về mặt thống kê. Thái
độ của sinh viên đối với việc học trực tuyến có ý nghĩa dự đoán đến sự sẵn sàng học


5
trực tuyến. (thái độ chiếm 42% tổng phương sai trong việc giải thích sự sẵn sàng học
trực tuyến. Bởi vì thái độ ảnh hưởng tốt đến sự sẵn sàng học trực tuyến của sinh viên,
nghiên cứu đề xuất hình thành cơ sở cho sự sẵn sàng học trực tuyến bằng cách tạo ra
một thái độ học trực tuyến tích cực cho sinh viên. Tuy nhiên, bài nghiên cứu giới hạn
trên các sinh viên theo học các ngành khoa học tự nhiên, chưa thực hiện trên các sinh
viên ngành khoa học xã hội. Vậy nên, tính phổ quát chưa được cao.
Bài nghiên cứu: “Online support service quality, online learning acceptance, and
student satisfaction” (tạm dịch “Chất lượng dịch vụ hỗ trợ trực tuyến, sự chấp nhận
học trực tuyến và sự hài lòng của sinh viên”) được công bố vào năm 2010 của JungWan Lee ở Mỹ, phân tích sự khác biệt tiềm ẩn trong nhận thức của sinh viên Mỹ và

Hàn Quốc về chất lượng dịch vụ hỗ trợ giáo dục trực tuyến, sự chấp nhận và hài lòng
trong học trực tuyến. Có 872 mẫu từ các sinh viên tham gia các lớp học trực tuyến ở
Mỹ và Hàn Quốc, được phân tích bằng cách sử dụng phân tích nhân tố, kỹ thuật mơ
hình phương trình cấu trúc, hồi quy logic, kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể
trong nhận thức của sinh viên Mỹ và Hàn Quốc về chất lượng dịch vụ hỗ trợ giáo dục
trực tuyến. Cụ thể, sinh viên Hàn Quốc có nhận thức cao hơn đáng kể về chất lượng hỗ
trợ trực tuyến. Bên cạnh đó, nhận thức về chất lượng dịch vụ hỗ trợ trực tuyến là một
yếu tố dự báo quan trọng đối với việc chấp nhận tham gia và hài lòng với học tập trực
tuyến. Sinh viên ở cả hai quốc gia đều có xu hướng tin rằng việc chấp nhận tham gia
các lớp học trực tuyến sẽ mang lại lợi ích cho họ. Điểm nổi bật của bài nghiên cứu là
đã đưa ra được bằng chức thực nghiệm cho tác động của phương diện văn hóa lên
hành vi chấp nhận và hài lòng trong học tập trực tuyến, và sự hài lòng của sinh viên
còn chịu ảnh hưởng của sự đánh giá và tính cách riêng của mỗi sinh viên.
Bài nghiên cứu “Student Barriers to Online Learning: A factor analytic study”
(tạm dịch: Những rào cản của sinh viên trong việc học trực tuyến: Một nghiên cứu
phân tích nhân tố) của Lin Y. Muilenburg và Zane L. Berge vào năm 2005 Đã thông
qua khảo sát trên 1056 học sinh, sinh viên, nghiên cứu đã chỉ ra 6 yếu tố cơ bản:
(1) Thời gian / gián đoạn là một nhóm có liên quan đến các rào cản được nhận
thức đối với học sinh dành thời gian học trực tuyến và những gián đoạn có thể làm
gián đoạn việc học của học sinh.


6
(2) Cơ sở hạ tầng / dịch vụ hỗ trợ. Theo quan điểm của sinh viên, nhóm này có để
giải quyết các vấn đề mà người hướng dẫn hoặc tổ chức có thể kiểm sốt.
(3) Động lực. Nhóm này liên quan đến các quá trình tâm lý giúp học sinh kiên trì
đạt được mục tiêu học tập của mình.
(4) Kỹ năng tiên quyết. Nhóm này bao gồm các lĩnh vực mà hầu hết sinh viên tin
rằng họ cần phải thành thạo ở một mức độ nhất định trước khi bước vào lớp học trực
tuyến.

(5) Kỹ thuật. Phân nhóm này đề cập đến việc học sinh cảm thấy thoải mái với
việc hệ thống và phần mềm trực tuyến / phần cứng đang được sử dụng trong học tập
trực tuyến.
(6) Xã hội. Nhóm này đề cập đến mơi trường học tập được tạo ra để học trực
tuyến phải thân thiện và mang tính xã hội, để q trình học tập được đẩy mạnh. Điều
này gợi ý thúc đẩy các mối quan hệ của con người, phát triển nhóm, gắn kết, duy trì
nhóm như một đơn vị, và theo những cách khác là giúp những người tham gia làm việc
cùng nhau vì mục tiêu chung. Các yếu tố giả định được nêu ra một cách vô cùng chi
tiết, với 11 yếu tố sau đó dựa trên các yếu tố giả định để tìm ra sx các yếu tố có sức
ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, vẫn chưa có các giải pháp cụ thể để áp dụng, thay đổi thực
tế.
Bài nghiên cứu “Factors Affecting the Quality of E-Learning During the
COVID-19 Pandemic From the Perspective of Higher Education Students” (tạm dịch:
Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của việc học trực tuyến dưới quan điểm của
những sinh viên đại học) Jayendira P Sankar (AMA International University-Bahrain)
và Kesavan Vadakalur Elumalai (King Saud University) năm 2020 đã thu thập 784
mẫu câu hỏi từ sinh viên bậc đại học và cao học tại Ấn Độ và Ả rập Xê út. kết quả cho
thấy 7 yếu tố trên đều ảnh hưởng đến chất lượng học trực tuyến, tuy nhiên, nghiên cứu
biểu thị có sự khác biệt giữa giới tính cũng như các mức độ của khóa học (bao gồm đại
học và cao học) và chất lượng của khóa học. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu mối
quan hệ của bảy yếu tố độc lập: hỗ trợ hành chính, nội dung khóa học, thiết kế khóa
học, đặc điểm của giảng viên, đặc điểm của người học, hỗ trợ xã hội và hỗ trợ kỹ thuật
về chất lượng học tập trực tuyến bậc Đại học trong đại dịch Covid - 19. Hơn nữa, bài
nghiên cứu phân tích các tác động điều tiết của giới tính và mức độ về chất lượng của


7
học trực tuyến bậc Đại học trong đại dịch Covid - 19. Bài nghiên cứu đã tiếp cận đa
dạng sinh viên, từ bậc đại học (năm nhất đến năm tư) đến cao học (năm nhất và năm
hai). Vẫn còn một điểm hạn chế là giới hạn chỉ giới hạn cho sinh viên Ấn Độ và Ả rập

Xê út. Chỉ mang tính ứng dụng trong thời điểm Covid - 19.
1.7.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Học tập trực tuyến hay học online khơng cịn là một khái niệm xa lạ đối với
người Việt Nam, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Kể từ khi E-learning xuất hiện tại Việt
Nam năm 2010, trước những bước chuyển mình mạnh mẽ trong cơng cuộc “cách
mạng” về đào tạo trực tuyến thì vấn đề nghiên cứu, đánh giá và tìm các giải pháp nâng
cao chất lượng học tập trực tuyến cho người học ln được tồn xã hội nói chung và
các tổ chức, chuyên gia nói riêng quan tâm. Các trường Đại học Việt Nam cũng đã
sớm làm quen với việc dạy và học thông qua Internet và không ngừng cải tiến nâng
cao chất lượng học trực tuyến cho sinh viên. Đặc biệt trong giai đoạn dịch diễn biến
phức tạp của Đại Covid-19, ta càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc học trực tuyến
trong việc đảm bảo kiến thức, thông tin cho sinh viên. Đối với bậc đại học tại Việt
Nam có khơng ít những bài nghiên cứu về dạy và học trực tuyến với phạm vi và đối
tượng đa dạng. Tiêu biểu có thể kể đến như các đề tài nghiên cứu của học viện Học
viện Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng (2020), nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Thúy
Hằng, Nguyễn Mạnh Tuân, và một số đề tài triển khai tại một số trường đại học trọng
điểm TP.HCM.
Nghiên cứu “Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến
tại học viện Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thơng” (2020) của Đào Quang Chiểu
nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức, quản lý giáo dục trực tuyến trong giáo dục từ xa,
giáo dục đại học, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các nội dung: ứng dụng CNTT &
TT trong giáo dục đại học, các công nghệ ứng dụng trong DHTT, các nội dung quản lý
cơng tác DHTT. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cịn đề xuất một số biện pháp quản lý
nhằm nâng cao chất lượng DHTT. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh biện pháp “Tăng
cường nghiên cứu và nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý giảng viên” là biện pháp
có vị trí quan trọng đầu tiên, quyết định hướng đi và hiệu quả của DHTT trình độ
chun mơn, trình độ tin học và mức độ ứng dụng CNTT của cán bộ giảng viên. Đồng
thời xác định được các yếu tố kìm hãm chất lượng DHTT cụ thể. Bài nghiên cứu cũng



8
chỉ ra được thực trạng hoạt động tổ chức học từ xa, phân tích những ưu, nhược điểm
trong cơng tác quản lý hoạt động này.
Theo bài nghiên cứu “Tích hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng của người
học vào hệ thống E - learning: một tình huống tại trường Đại học Kinh tế - Luật”
(2013) của Vũ Thúy Hằng, Nguyễn Mạnh Tuân nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của người học đối với e-Learning tại Trường Đại học Kinh tế - Luật. Dữ
liệu từ khảo sát 40 sinh viên được phân tích bằng cơng cụ Fuzzy AHP. Ở Mơ hình
quan niệm đề nghị cho nghiên cứu, kế thừa kết quả của Daniel và Yi-Shun (2008)
nhưng có điểm mới ở chỗ tích hợp thành 3 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài
lịng của người học trong e-Learning, đó là Giao diện người dùng, Cộng đồng học tập,
và Nội dung và cá nhân hóa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tính dễ sử dụng, giảng viên
nhiệt tình với sinh viên và tài nguyên học tập được cập nhật có ý nghĩa cao nhất. Các
đặc điểm này được cài đặt vào e-Learning và sau đó sự hài lòng của sinh viên được tái
đánh giá. Cuối cùng, các yếu tố cần thiết cho sự thành công trong triển khai e-Learning
được khẳng định. Tuy nhiên, số lượng sinh viên thực hiện khảo sát nhỏ và chỉ giới hạn
sinh viên đại học Kinh tế - Luật.
Tóm lại, nâng cao chất lượng học tập trực tuyến vẫn luôn là một chủ đề ngày
càng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ xã hội. Kết quả của các nghiên cứu trên là cơ
sở quan trọng để các tổ chức, chuyên gia giáo dục đánh giá và cải thiện mơ hình học
trực tuyến hiện nay. Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu chưa thực sự đi sâu vào
những yếu tố, đặc điểm phía sinh viên, đồng thời chưa có nghiên cứu nào thực hiện
trên phạm vi toàn thành phố để đề xuất một mơ hình, hệ thống thống nhất cho các
trường đại học, làm căn cứ đánh giá chuẩn chất lượng mơ hình học tập trực tuyến của
các trường đại học, nhất là trong tình hình học online trở thành xu hướng tất yếu do
dịch Covid kéo dài hiện nay.
1.8. Tính mới, tính đóng góp của đề tài và ý nghĩa của đề tài
1.8.1. Tính mới, tính đóng góp của đề tài
Dựa trên phần tổng quan nghiên cứu, có thể thấy phạm vi nghiên cứu của các bài
viết trước đây có phạm vi quá lớn, chẳng hạn như: Việt Nam, khu vực Đông Nam

Á,… hoặc quá nhỏ như Đại học Duy Tân, Đại học Bách Khoa Hà Nội,... Vì thế, các
kết quả nghiên cứu sẽ khó ứng dụng thực tế hoặc chỉ thay đổi trong phạm vi nhỏ. Vậy


9
nên, nhận ra điểm hạn chế đó, nhóm nghiên cứu quyết định chọn phạm vi nghiên cứu
là các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, đề tài có một số điểm mới
sau:
Thứ nhất, đề tài tổng quan cơ sở lý luận và các mơ hình lý thuyết nghiên cứu về
chất lượng dịch vụ (hoạt động giảng dạy và học tập được xem một loại dịch vụ). Đồng
thời, đề tài cũng tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam để
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập trực tuyến.
Thứ hai, trên cơ sở nền tảng lý thuyết trên, đề tài chọn lọc và xây dựng mơ hình
mới về các yếu tố ảnh hưởng hoạt động học tập trực tuyến của sinh viên trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện tại Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đề ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm
nâng cao chất lượng học tập trực tuyến cho sinh viên trong bối cảnh hiện tại cũng như
tương lai sắp tới.
1.8.2. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
- Đề tài nhằm giúp các bạn sinh viên tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
học trực tuyến và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện kết quả học tập thông qua việc
học trực tuyến, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid - 19 đang làm gián đoạn việc
học bằng cách truyền thống.
- Nhóm tác giả mong muốn đề tài sẽ là cơ sở lý thuyết cho những đề tài liên quan
đến học trực tuyến, đóng góp cho việc cải thiện chất lượng dạy và học trực tuyến tại
Việt Nam.
- Đề tài sẽ làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước của như ban quản lý các trường
đại học đưa ra các chủ trương, chính sách dạy và học trực tuyến một cách chính xác và
thiết thực hơn.

1.9. Kết cấu đề tài dự tính
Ngồi danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, kết luận, phụ lục và tài liệu
tham khảo, khóa luận có kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu


10
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Sơ kết Chương 1
Chương 1 giới thiệu khái quát về đề tài mà nhóm tác giả lựa chọn và nghiên cứu.
Cụ thể hơn, nhóm tác giả nêu ra tính cấp thiết của đề tài rằng việc học trực tuyến đang
được Nhà nước khuyến khích thực hiện trên diện rộng, đồng thời do tác động mạnh mẽ
của Đại dịch Covid 19 nên việc học trực tuyến là điều tất yếu. Song, qua một giai đoạn
nước ta áp dụng phương pháp học trực tuyến đã vướng phải những vấn đề bất cập, bài
nghiên cứu này sẽ chỉ ra được những vấn đề đó và đưa ra những giải pháp mới nhằm
cải thiện và nâng cao chất lượng của việc học trực tuyến, đặc biệt là ở bậc giáo dục
Đại học. Mục đích nghiên cứu nhằm giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng và đưa ra
những cách thức mới để cải thiện việc học trực tuyến ở Việt Nam. Song song đó là
những câu hỏi nghiên cứu để làm rõ nhiệm vụ cần thực hiện. Bài nghiên cứu còn chỉ ra
đối tượng bao gồm những yếu tố tác động đến chất lượng học tập trực tuyến của sinh
viên địa bàn TP.HCM, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu là những sinh
viên thuộc các trường Đại học, Cao đẳng tại TP.HCM. Đồng thời, nhóm tác giả cịn
chỉ ra những phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài bao gồm nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng nhằm xác định rõ hướng nghiên cứu và tiến hành khảo sát
với phạm vi được giới hạn phù hợp với trình độ và khả năng tiến hành thực hiện đề tài.
Đồng thời trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước đối với vấn
đề được đề cập đến, những ưu nhược điểm mà những bài nghiên cứu trước còn thiếu.

Có thể kể đến như phạm vi nghiên cứu của các bài nghiên cứu trước vẫn còn đang khá
hẹp, sẽ khó áp dụng trên diện rộng và thiếu tính phổ biến. tính chung. Đồng thời, bài
nghiên cứu này cịn chỉ ra được tổng quan lý thuyết về mơ hình và giả thuyết nghiên
cứu đánh giá chất lượng học trực tuyến. Nhóm tác giả sử dụng các biến được phân tích
dựa trên các bài nghiên cứu, bài báo khoa học ngoài nước. Sau đó thơng qua khảo sát,
tạo thành mơ hình phù hợp với nền giáo dục của Việt Nam đó cũng chính là những
tính mới, tính đóng góp của đề tài.


11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về học tập trực tuyến của sinh viên
2.1.1. Khái niệm học tập và học tập trực tuyến
Khái niệm học tập
Học tập - học hành và luyện tập để hiểu biết, để có các kỹ năng, để gặt hái được
tri thức cho bản thân. Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp
thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận
thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các thông tin khác nhau.
Khái niệm học tập trực tuyến
Từ cuối năm 1999, bắt đầu xuất hiện khái niệm học online (E-learning) hay còn
gọi là học trực tuyến, đây là phương pháp trao đổi, tiếp cận nội dung, kiến thức dựa
trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông, trên các thiết bị điện tử như điện
thoại thơng minh, laptop, máy tính bảng, ... được trang bị kết nối Internet. So với
phương pháp học truyền thống, học online mang tính vượt trội hơn bởi chúng mang lại
sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian và kết nối đa dạng giữa người học và người dạy.
Giáo viên và người học có thể tương tác với nhau thơng qua các tính năng, ứng dụng
được tích hợp sẵn như email, chat, diễn đàn trực tuyến, hội thảo.
Học trực tuyến được hiểu đơn giản là việc học việc dạy và học được số hoá
(Rosenberg, 2001, tr28-29), (Govindasamy, 2001, tr 288) với việc truyền tải các hoạt
động, quá trình, sự kiện đào tạo và học tập thơng qua các phương tiện điện tử như

Internet, CD-ROM, băng video, DVD, TV, các thiết bị điện tử cá nhân.... Dưới góc độ
người học, học trực tuyến là việc học được hỗ trợ bằng công nghệ thông tin và truyền
thông, không chỉ giới hạn về kỹ năng số (digital literacy) mà còn có thể bao gồm nhiều
dạng thức và phương pháp kết hợp, đặc biệt là việc sử dụng phần mềm, internet, CDROM, hoặc bất kỳ thiết bị khác hay truyền thông đa phương tiện” (CEDEFOP, 2001).
Đồng thời học trực tuyến là một mơ hình học tập được thiết lập có cả hai yếu tố lý
thuyết và thực tiễn. Học trực tuyến đã được nghiên cứu trong một số nghiên cứu các
lĩnh vực bao gồm lý thuyết trị chơi, lý thuyết thơng tin và khoa học máy tính.
Gần đây việc học online đã thu hút được sự quan tâm vô cùng lớn từ phía người
học. Trong một cuộc khảo sát, Shai Shalev-Shwartz of Benin School of Computer
Science and Engineering, The Hebrew University of Jerusalem, Israel, đã cung cấp


12
một cái nhìn tổng quan hiện đại của học trực tuyến. Nó mang lại cho người học những
lợi ích và những thuận lợi trong việc tiếp thu nhiều kiến thức mới qua nền tảng trực
tuyến.
Như vậy, học tập trực tuyến là phương pháp truyền tải và trao đổi thông tin, kiến
thức thơng qua các nền tảng có kết nối Internet như điện thoại, laptop, máy tính
bảng…
2.1.2. Đặc điểm của học tập trực tuyến
- Học tập trực tuyến cần có các thiết bị kết nối internet
Điều kiện cơ bản của dạy học online là cả giảng viên và sinh viên phải chuẩn bị
các thiết bị kết nối Internet (laptop, điện thoại, máy tính bảng,…) và các ứng dụng,
phần mềm dạy học trực tuyến (Zoom, MS Team, Google Meet,…). Các thiết bị giúp
giảng viên soạn giáo án, thiết kế bài tập và tương tác học sinh; giúp học sinh theo dõi
slide giảng bài, làm bài tập và tương tác với giáo viên. Nếu thiếu đi những điều kiện
thiết yếu này, dạy học trực tuyến không thể xảy ra được.
- Chủ yếu dựa trên văn bản, đồng thời cịn có hình ảnh và video
Học trực tuyến chủ yếu dựa vào chữ viết, hình ảnh và video để truyền tải nội
dung và giao tiếp. Những tiến bộ không ngừng trong công nghệ cung cấp cho chúng ta

nhiều lựa chọn hơn để thiết kế và cung cấp các bài giảng trực tuyến theo nhiều phương
thức, chẳng hạn như âm thanh hoặc video; Tuy nhiên, hiện tại, giao tiếp dựa trên văn
bản vẫn là loại hình giao tiếp hàng đầu được sử dụng trong học tập trực tuyến.
- Giao tiếp không đồng bộ
Giao tiếp không đồng bộ có nghĩa là dạng giao tiếp giống với một hệ thống nhắn
tin hơn là giao tiếp trực tiếp, và chúng theo thời gian thực tế. Điều này rất phổ biến
trong các mơi trường học trực tuyến. Ví dụ về các công cụ giao tiếp không đồng bộ
bao gồm tin nhắn email, bảng thảo luận, blog và nhắn tin văn bản. Các diễn đàn thảo
luận trong khóa học là ví dụ về giao tiếp không đồng bộ.
- Giúp người học linh hoạt trong việc trả lời câu hỏi
Do tính chất không đồng bộ của giao tiếp trong môi trường học tập trực tuyến,
bạn có thời gian dừng lại và suy nghĩ về tài liệu trước khi đăng câu trả lời. Việc sử
dụng các tạp chí, blog và danh mục đầu tư được sử dụng nhiều trên môi trường trực


13
tuyến. Những công cụ này thúc đẩy sự phản hồi cá nhân và đôi khi được sử dụng để đo
lường việc học và ứng dụng cá nhân của bạn đối với tài liệu khóa học.
- Người học có thể ẩn danh
Có thể có một mức độ ẩn danh đi kèm với việc học trực tuyến. Bạn thường
không được yêu cầu tiết lộ thơng tin cá nhân (có lẽ ngồi tên của bạn). Nếu bạn muốn
duy trì sự hiện diện ẩn danh trong mơi trường học tập, điều này thường có thể xảy ra.
Tuy nhiên, mức độ ẩn danh có thể phụ thuộc vào loại khóa học và tính chất của tài liệu
trong khóa học.
- Học tập độc lập
Học trực tuyến địi hỏi sự độc lập nhiều hơn. Bởi vì giảng viên không thể quản lý
bao quát trật tự lớp học như khi học trực tiếp. Mọi hoạt động được thực hiện qua màn
hình các thiết bị điện tử hạn chế giảng viên khả năng nắm bắt mức độ hiểu bài và thái
độ học tập của sinh viên. Chính vì vậy, sinh viên cần phải có trách nhiệm hơn với việc
học của chính mình.

2.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của học tập trực tuyến
Ở phần 2.1.2, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra 6 đặc điểm của học tập trực tuyến, từ đó
triển khai ra các ưu điểm và nhược điểm như sau:
2.1.3.1. Ưu điểm
Thứ nhất, với điều kiện kết nối người dạy và người học đơn giản, giáo dục trực
tuyến cho phép đào tạo mọi lúc mọi nơi, truyền đạt kiến thức theo u cầu, thơng tin
đáp ứng nhanh chóng. Học viên có thể truy cập các khóa học bất kỳ nơi đâu như văn
phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày
trong tuần. Học trực tuyến chỉ cần điều kiện phương tiện kết nối (điện thoại, ipad,
laptop,…) và đường truyền Internet. Với điều kiện đó, học trực tuyến giúp chúng ta có
thể học tập từ xa, mọi lúc, mọi nơi. Vậy nên, người học có thể chủ động và linh hoạt
về thời gian, địa điểm.
Thứ hai, học tập trực tuyến giúp tiết kiệm chi phí: giảm khoảng 60% chi phí bao
gồm chi phí đi lại và chi phí tổ chức địa điểm. Người học chỉ tốn chi phí trong việc
đăng ký khố học và có thể đăng ký nhiều khóa học mà họ cần.


14
Thứ ba, nhờ khả năng học mọi lúc, mọi nơi, học trực tuyến đã hạn chế sự phân
tán và thời gian đi lại, giúp cả giảng viên và sinh viên tiết kiệm thời gian, giảm thời
gian đào tạo từ 20-40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống.
Ngoài ra, học trực tuyến cịn có một số ưu điểm khác như sau: uyển chuyển và
linh động giúp người học chọn lựa những khóa học phù hợp cũng như điều chỉnh tốc
độ học theo khả năng; hệ thống hóa một cách tối ưu giúp các bạn sinh viên và giảng
viên dễ dàng tham gia học tập - giảng dạy, theo dõi tiến độ và kết quả học tập.
2.1.3.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, học tập trực tuyến cũng tồn tại một vài hạn chế
như sau:
Thứ nhất, ta dễ dàng thấy được rằng học tập trực tuyến làm giảm tương tác trực
tiếp giữa sinh viên và giảng viên. Với học tập truyền thống, ngoài nội dung bài giảng,

sinh viên và giảng viên còn tương tác bằng ánh mắt, cử chỉ cơ thể,….sẽ mang lại hiệu
quả tương tác cao hơn so với học tập truyền thống.
Thứ hai, khi học tập trực tuyến, sinh viên thường gặp vấn đề về môi trường học
tập. Các yếu tố ngoại cảnh xung quanh người học có thể sẽ phức tạp hơn so với sự ổn
định bên trong lớp học truyền thống, làm ảnh hưởng đến tinh thần học tập của sinh
viên,
Thứ ba, sự thiếu đi những tương tác trực tiếp sẽ khiến các bạn sinh viên lâm vào
tình trạng chán nản, mất tập trung và sao nhãng, dẫn đến kết quả học tập kém.
Ngoài ra, một số người họ khơng có đủ điều kiện để có điện thoại, laptop,
ipad,...thì sẽ khơng thể tham gia học tập trực tuyến.
2.2. Tổng quan về học tập trực tuyến của sinh viên tại TP.HCM
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của sinh viên
2.2.1.1. Khái niệm sinh viên
Sinh viên (student) theo khái niệm trong từ điển Oxford (Oxford Learner’s
Dictionary) được định nghĩa như sau: “Student is a person who is studying at a
university or college”. Tạm dịch: Sinh viên là người học tại trường Đại học hoặc Cao
đẳng. Theo Wikipedia thì sinh viên chủ yếu là những người đăng ký vào các trường
đại học, cao đẳng hoặc các cơ sở giáo dục tương đương khác để tham gia những khóa
học nhằm đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng dẫn của người hướng dẫn.


15
Tại Việt Nam, sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
mà ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, tích lũy kiến thức
chun mơn và kinh nghiệm cho công việc trong tương lai hoặc tại thời điểm hiện tại.
Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.
2.2.1.2. Đặc điểm của sinh viên
-

Tuổi đời trẻ, năng động và dễ đào tạo

Đa phần sinh viên là tuổi trẻ (18-25), đang trong quá trình định hình về nhân

cách, thế giới quan, lối sống chính vì vậy có thể dễ dàng tiếp thu cái mới, dễ đào tạo và
rèn luyện. Đa số sinh viên đều có cho mình những kiến thức nền tảng, những kỹ năng
cơ bản cần có để cạnh tranh và phát triển trong mơi trường tri thức (đại học, cao đẳng).
-

Có nhu cầu, khát vọng thành đạt, hướng đến mục tiêu đầy hoài bão
Họ là những tri thức tương lai của đất nước, ở sinh viên sớm nảy sinh nhu cầu,

khát vọng thành đạt, hướng đến những mục tiêu đầy hoài bão. Họ thích khám phá, tự
mày mị tìm hiểu những điều mới lạ, thích được thể hiện và bộc lộ những thế mạnh cá
nhân và dám đối diện với thử thách để khẳng định chính mình.
-

Thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động
Bên cạnh những đặc điểm nổi bật tích cực của sinh viên, mặc dù đây là nhóm xã

hội có trình độ nhất định tuy nhiên sẽ khơng tránh khỏi một số những hạn chế. Thứ
nhất là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt trong tiếp thu, học hỏi
những cái mới. Đặc biệt là trong xã hội hiện nay khi mà công nghệ thông tin phát triển
và Việt Nam đang trong quá trình Hội nhập quốc tế. Công nghệ thông tin tiến bộ mở ra
nhiều cơ hội cho người sử dụng các thiết bị điện tử và mạng xã hội ngày một dễ dàng
kết nối lại với nhau hơn. Đôi khi sinh viên chưa nắm rõ được tính xác thực của nguồn
tin mà dễ mắc lừa, dễ bị kích động, cổ súy.
-

Thiếu kinh nghiệm
Trong điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, văn hóa phương Tây du


nhập vào văn hóa phương Đơng. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa mới là điều cần
thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự
bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả
những nét văn hóa khơng phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của
dân tộc và khơng có lợi cho bản thân họ.


16
Tóm lại, lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ
so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và
tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tịi, khám phá), có nhu
cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử
thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc
chọn lọc, tiếp thu cái mới.
2.2.2. Tình hình học tập trực tuyến của sinh viên đến hiện nay
Học tập trực tuyến hay học online khơng cịn là một khái niệm xa lạ đối với
người Việt Nam, đặc biệt là học sinh, sinh viên từ các khóa học trực tuyến ngắn hạn
đến các chương trình đào tạo đại học trực tuyến.
Từ khoảng trước 2002, E-learning còn được biết đến một cách rất hạn chế. Các
tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-learning ở Việt Nam không nhiều. Tuy nhiên, bắt
đầu từ 2002, năm được ghi nhận là năm đầu tiên hoạt động thương mại dạy học trực
tuyến DHTT dưới tư cách là một hình thức đào tạo độc lập trong lĩnh vực đào tạo trên
mạng INTERNET trở thành hiện thực với sự ra đời của Website: Truongthi.com.vn
Những năm sau đó 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning ở Việt Nam đã được
nhiều đơn vị quan tâm hơn. (ĐHQG Hà Nội, 2005). E-learning đã chính thức được
triển khai tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2010 với những đơn vị tiên phong như
Violet.vn, Hocmai.vn, Topica, Onluyen.vn, peakup.vn, Mathplay và nhiều doanh
nghiệp khác.
Tuy chậm hơn với thế giới hơn một thập kỷ, Việt Nam nhanh chóng hịa nhập
vào xu thế toàn cầu. Giai đoạn 2013-2018, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về tốc độ

phát triển e-learning. Hiện có 16 cơ sở giáo dục ĐH tại Việt Nam cung cấp các khóa
học trực tuyến hồn tồn, kết hợp hoặc một phần các mơn học, có thể kể đến như: Đại
học Công nghệ-Đại học QG Hà Nội, Viện CNTT - Đại học QG Hà Nội, Đại học Bách
Khoa Hà Nội, Đại học QG TP.HCM, Học viện Bưu Chính viễn thông. Việt Nam đã
gia nhập mạng E-learning Châu Á (Asian E-learning Network-AEN, www.asiaelearning.net) với sự tham gia của Bộ GD & ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ, trường
Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu Chính Viễn Thơng.


×