Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Quy định pháp luật về điều kiện chi ngân sách nhà nước và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.39 KB, 18 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC
PHẦN
MƠN: Luật Tài chính
ĐỀ BÀI: 16
Quy định pháp luật về điều kiện chi ngân sách nhà
nước và thực tiễn áp dụng
HỌ VÀ TÊN

: ĐINH THANH HUYỀN

MSSV

: 432049

LỚP

: N05 – TL4

NHÓM

: 03

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
Ngân sách Nhà nước được coi là “đạo luật ngân sách thường niên” của
quốc gia. Nhìn nhận ngân sách Nhà nước dưới phương diện pháp lý thì ngân
sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Có thể
thấy, chi ngân sách Nhà nước là một nội dung quan trọng của ngân sách nhà
nước và vấn đề bội chi đang được dư luận xã hội quan tâm. Chi ngân sách nhà
nước được thực hiện trên cơ sở các điều kiện chi ngân sách Nhà nước được quy
định trong pháp luật về ngân sách Nhà nước. Với sự ban hành Luật Ngân sách
Nhà nước 2015 các điều kiện chi ngân sách Nhà nước cũng có những sự thay đổi
cho phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Vậy, để hiểu rõ hơn về quy
định các điều kiện chi ngân sách Nhà nước theo Luật ngân sách Nhà nước 2015
và thực tiễn khi áp dụng quy định đó, em đã chọn tìm hiểu đề số 16: “Quy định
pháp luật về điều kiện chi ngân sách nhà nước và thực tiễn áp dụng”.

NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm chi ngân sách Nhà nước
Chi ngân sách Nhà nước là một bộ phận trong cơ cấu của ngân sách Nhà
nước. Luật ngân sách Nhà nước 2015 không quy định thế nào là chi ngân sách
Nhà nước như Luật ngân sách Nhà nước 2002. Tuy nhiên, trước tiên cần hiểu chi
ngân sách là hoạt động nhằm sử dụng quỹ ngân sách, là quá trình phân phối
nguồn tiền tệ nằm trong quỹ ngân sách Nhà nước để chi dùng vào những mục
đích khác nhau. Nếu hoạt động thu ngân sách Nhà nước là nhằm thu hút các
3


nguồn vốn tiền tệ để hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước thì chi Ngân sách
nhà nước chính là chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ đã được

tập trung vào quỹ tiền tệ đó. Có nghĩa, tại thời điểm thanh toán chi ngân sách
Nhà nước là việc cấp phát khơng hồn lại từ quỹ ngân sách Nhà nước cho đối
tượng thụ hưởng, đối tượng thủ hưởng cần phải thực hiện đầy đủ những trình tự,
thủ tục do pháp luật đặt ra để được hưởng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà
nước. Có lẽ, bởi hoạt động chi ngân sách Nhà nước đảm bảo phụ thuộc vào các
hoạt động đã được diễn ra trong cả chu trình từ trước, cho nên chi ngân sách Nhà
nước chỉ là một hoạt động trong giai đoạn chấp hành của cả chu trình đó.
Do đó, chi ngân sách Nhà nước là phân phối và sử dụng quỹ ngân sách
Nhà nước theo dự toán ngân sách đã được chủ thể quyền lực quyết định nhằm
duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước và bảo đảm Nhà nước thực hiện được
các chức năng của mình.1
2. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước
Trong chi ngân sách Nhà nước thường có nhũng đặc điểm sau:
Thứ nhất, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là chủ thể duy nhất
quyết định nội dung, cơ cấu, quy mô và mức độ các khoản chi ngân sách Nhà
nước, chính vì vậy các khoản chi ngân sách Nhà nước mang tính pháp lý cao.
Thứ hai, chi ngân sách Nhà nước nhằm vào mục tiêu thỏa mãn nhu cầu về
tài chính cho sự vận hành của bộ máy Nhà nước, đảm bảo cho nhà nước thực
hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình. Như vậy, bên cạnh chịu ảnh
hưởng của kết quả thu ngân sách nhà nước, mức độ và phạm vi chi chi ngân sách

1 Trang 82, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân sách Nhà nước, Nxb Cơng an Nhân dân, 2019.

4


Nhà nước cịn phụ thuộc vào quy mơ của Bộ máy nhà nước cũng như tùy thuộc
vào chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước đảm nhiệm.
Ba là, chi ngân sách Nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi hai nhóm
chủ thể:

1)

Nhóm chủ thể đại diện cho nhà nước thực hiện việc quản lý, cấp phát,

2)

thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước;
Nhóm chủ thể sử dụng ngân sách.2

3. Phân loại Chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách Nhà nước gồm nhiều loại, phân lọa khác nhau tùy thuộc
vào mục đích của nhà quản lý.
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động có sử dụng kinh phí ngân sách: các khoản
chi ngân sách Nhà nước có thể phân ra thành chi phát triển, chi quản lý hành
chính, chi quốc phịng an ninh; chi cho giáo dục,; chi cho y tế.
Căn cứ vào mức độ định kì của các khoản chi: có thể chia chi ngân sách
Nhà nước thành hai nhóm: chi thường xuyên và chi không thường xuyên
II. CÁC ĐIỀU KIỆN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LUẬT NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
Tại khoản 2 Điều 12 Luật Ngân sách Nhà nước 2015 đã đưa ra các điều
kiện chi ngân sách nhà nước.
1. Khoản chi dự định thực hiện phải có trong dự toán ngân sách được giao

2 Trang 82, trang 83, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân sách Nhà nước, Nxb Công an Nhân
dân, 2019.

5


Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự tốn ngân

sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 Luật ngân sách Nhà nước
2015. Lập dự toán ngân sách nhà nước là quá trình xây dựng và quyết định dự
tốn thu, chi ngân sách của nhà nước trong thời hạn 1 năm. Dự toán ngân sách
rất quan trọng và khá phức tạp, trong đó bảo đảm tính thống nhất, tồn diện và
tính cân đối: các khoản chi là mục tiêu phải thực hiện, các khoản thu là phương
tiện để thực hiện các mục tiêu đó. Mỗi một khoản chi của ngân sách nhà nước
đều hết sức quan trọng và nó tác động, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế,
chính trị, xã hội…
Việc pháp luật quy định các khoản chi ngân sách nhà nước muốn được
thanh tốn, chi trả phải có trong dự toán ngân sách được giao là do mọi nhu cầu
chi dự kiến cho năm kế hoạch phải được xác định trong dự tốn kinh phí từ cơ sở
thơng qua các bước xét duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ thấp đến
cao. Quyết định cuối cùng cho dự toán chi ngân sách nhà nước thuộc về Quốc
hội. Chỉ sau khi bản dự tốn được Quốc hội thơng qua mới trở thành căn cứ
chính thức để phân bổ số chi cho mỗi ngành, mỗi cấp. Hàng năm, các cơ quan
đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước phải lập dự tốn trình các cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Dự toán ngân sách nhà nước của cả nước được Chính phủ tổng
hợp trình Quốc hội quyết định. Quốc hội tiến hành phân bổ dự toán ngân sách
trung ương; Hội đồng nhân dân các cấp phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình.
Quốc hội quyết định chi tiết một số nội dung quan trọng trong dự toán
ngân sách nhà nước như tổng số chi ngân sách nhà nước trong đó có chi ngân
sách trung ương và chi ngân sách địa phương, quyết định chi tiết theo các lĩnh
vực chi đầu tư phát triển, chi trả nợ…. Có thể thấy rằng, đây là điều kiện ở cấp
trung ương đối với các khoản chi. Bởi nó quy định khoản chi đó phải nằm trong

6


dự toán ngân sách – đạo luật ngân sách thường niên mà chỉ cơ quan lập pháp cao
nhất là Quốc hội có quyền thơng qua.

Đối với Hội đồng nhân dân căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được
cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương quyết định; dự toán chi ngân
sách địa phương, quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong
trường hợp cần thiết. Quy định này đảm bảo các khoản dự định chi sẽ phù hợp
với tổng thể các khoản chi khác, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã
hội mà Nhà nước đề ra trong năm ngân sách.
Quy định này tạo ra sự công khai cho việc thực hiện chi ngân sách, tránh
xảy ra những việc khoản chi bất minh, chi khơng rõ mục đích, chi q gây ra
những thất thoát lớn. Tuy nhiên nếu chỉ theo như đúng các khoản được chi trong
dự toán được giao thì có khi lại gây ra những thiếu xót bởi khơng thể dự liệu
được hết trước mọi vấn đề có thể xảy ra. Vì vậy ngồi trường hợp ngoại lệ được
quy định tại Điều 51 mà nhà làm luật đã dự liệu thêm một số ngoại lệ theo điều
52, 59 của Luật Ngân sách nhà nước:
+) Tại Điều 52: Trường hợp đầu năm ngân sách, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chưa quyết định dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách
thì cơ quan tài chính các cấp được phép tạm cấp kinh phí cho các nhu cầu khơng
thể trì hỗn được cho tới khi dự tốn ngân sách và phương án phân bổ ngân sách
được quyết định. Đây có thể coi là phương án bổ sung mà luật đưa ra cho các
chủ thể sử dụng ngân sách áp dụng, tạo sự linh hoạt trong hoạt động của các chủ
thể đó khi chưa có dự tốn ngân sách, đảm bảo ứng phó kịp thời với các trường
hợp xảy ra ngoài dự kiến, đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
+) Tại Điều 59: Trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước, có sự thay
đổi về thu chi, khoản chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao và từ nguồn
7


dự phịng ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Nguồn tăng thu là
nguồn thu phát sinh tăng thêm, nằm ngồi dự tốn ngân sách vì vậy chi từ khoản
này cũng khơng thể nằm trong dự tốn ngân sách. Chi từ nguồn tăng thu ở cấp
ngân sách nào sẽ do cơ quan có thẩm quyền của cấp ngân sách đó quyết định. Số

tăng thu này sẽ được sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư
phát triển, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phịng ngân sách. Cịn các khoản
chi từ nguồn dự phòng ngân sách được sử dụng trong trường hợp có nhu cầu chi
đột xuất ngồi dự tốn ngân sách.3
Đây là điều kiện đầu tiên, quan trọng và cơ bản nhất để thực hiện nhiệm
vụ chi ngân sách nhà nước.
2. Khoản chi dự định thực hiện phải được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân
sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi
Thủ trưởng đơn vị là người đứng đầu một cơ quan là người điều hành,
nắm rõ mọi vấn đề cần thiết cái gì cần phải chi và chi như thế nào cho hợp lí phù
hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ, hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
Không những thế, với quy định này sẽ góp phần tăng cường hơn tính sáng tạo, tự
chủ trong thực hiện ra những quyết định chi sao cho đạt được hiệu quả cao. Bởi
nếu như quyết định chi sai, chi khơng đúng mục đích làm thất thốt thì người
phải chịu trách nhiệm ở đây chính và trước tiên là thủ trưởng cơ quan hoặc có
thể là người được ủy quyền quyết định chi.4
Theo khoản 2 điều 38 Nghị định 163/2016/NĐ-CP: “Thủ trưởng đơn vị sử
dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách theo dự
toán được giao bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu
3 truy cập ngày 1/7/2021.
4 truy cập ngày 1/7/2021.

8


chuẩn, định mức chi ngân sách; định kỳ, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự
toán ngân sách được giao cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp” và khoản 4:
“Thủ trưởng cơ quan sử dụng ngân sách thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn
được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai
phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật”.

Vai trò của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình chi ngân
sách là hết sức quan trọng. Khoản chi được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách
hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Điều này có nghĩa, chỉ người đại diện
theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền mới được phép quyết định chi.
Pháp luật cũng quy định cụ thể về chế độ ủy quyền khi quyết định chi ngân sách
nhà nước.
3. Điều kiện chi phải đáp ứng trong từng trường hợp cụ thể
Khi thực hiện chi ngân sách Nhà nước cần phải đáp ứng được những điều
kiện sau:


Chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của



pháp luật về đầu tư công và xây dựng;
Chi thường xuyên phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi
ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp
các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực



hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ;
Chi dự trữ quốc gia phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp



luật về dự trữ quốc gia;
Những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải đấu thầu

để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp
phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
9




Những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt
hàng, giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ
quan có thẩm quyền ban hành.5
Với mỗi lĩnh vực khác nhau, thì nhu cầu sử dụng ngân sách nhà nước cũng

khác nhau hay những hoạt động của bộ máy nhà nước cũng yêu cầu những
khoản chi là khác nhau. Không thể quyết định việc chi tiêu nguồn ngân sách ồ ạt
hay chi tiêu vào những nhiệm vụ, hoạt động không cần thiết. Trên cơ sở đó, đã
chi phối việc quy định các điều kiện chi ngân sách Nhà nước phải đáp ứng
những trường hợp cụ thể, trường hợp cụ thể và nhu cầu thực tế thông qua những
thủ tục cần thiết để nguồn ngân sách nhà nước được sử dụng có hiệu quả và đạt
được những mục đích thiết thực.
Có thể thấy khi đáp ứng đủ với 3 điều kiện trên thì việc chi ngân sách nhà
nước sẽ dễ dàng được thực hiện và 3 điều kiện trên cũng có sự phân tầng về cả
thẩm quyền từ cao đến thấp. Việc quy định những điều kiện này cho thấy đảm
bảo được sự liên kết từ cấp cao nhất đến thấp nhất mà lại có sự phân cơng rõ
ràng khơng có sự chồng chéo với nhau.
4. Khoản chi dự định thực hiện phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do
cấp có thẩm quyền quyết định
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 8 Luật Ngân sách Nhà nước 2015 còn quy
định về điều kiện chi phải “đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự tốn
ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách khơng được thực hiện nhiệm vụ chi khi

chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây
dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên”.
5 Trích khoản 2 Điều 12 Luật Ngân sách Nhà nước 2015.

10


Nhà nước ban hành các chế độ, định mức về chi ngân sách, tạo cơ sở để
quản lý chi ngân sách một cách khoa học và thống nhất. Thủ tướng chính phủ
quyết định định mức phân bổ ngân sách nhà nước làm căn cứ để xây dựng và
phân bổ ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ
quan khác ở trung ương và các địa phương. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ
vào định mức phân bổ ngân sách nhà nước do thủ tướng chính phủ ban hành, khả
năng tài chính – ngân sách và đặc điểm tình hình ở địa phương, quyết định định
mức phân bổ ngân sách làm căn cứ xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách ở địa
phương.
Quy định này đặt ra một giới hạn cho các khoản chi dự định thực hiện,
phải nằm trong định mức đã được quy định trong dự toán. Bởi các chủ thể lập dự
toán ngân sách nhà nước khi đưa ra bản dự tốn với những khoản phân bổ ngân
sách đã tính toán rất kỹ đến đặc thù từng lĩnh vực chi, và hơn thế là chiến lược
kinh tế – xã hội đã được hoạch định. Vì vậy, các khoản chi phải phù hợp với
chiến lược kinh tế – xã hội đã được xây dựng.
Việc chi theo định mức, chế độ, tiêu chuẩn này tạo ra sự cơng bằng, chống
thất thốt lãng phí tạp ra tính cụ thể trong khoản chi có định lưỡng rõ ràng. Đảm
bảo chỉ đủ, chi đúng, hạn chế việc chi quá mức rồi lại xin cấp kinh phí, tăng
cường tính tự chủ và năng động trong việc thực hiện khoản chi. Việc quy định
định mức cho các khoản chi ngân sách có thể làm giảm tính chủ động của các
đơn vị sử dụng ngân sách, hơn nữa có thể làm xuất hiện tình trạng các đơn vị sử
dụng ngân sách chi cho hết số ngân sách đã được phân bổ, không quan tâm đến
hiệu quả của khoản chi đó. Thêm vào đó việc xác định các định mức tiêu chuẩn,

chế độ sao cho phù hợp là một vấn đề cần phải được quan tâm theo dõi và có
những thay đổi sao cho phù hợp với từng giai đoạn, thời kì nhất định.

11


III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐIỀU KIỆN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Thành tựu đạt được khi áp dụng điều kiện chi ngân sách nhà nước trong
thực tiễn
Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2020 tại
Hội nghị tổng kết điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước
của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2020 tổng
thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.507,1 nghìn tỷ đồng, bằng 98% dự tốn (giảm
31,9 nghìn tỷ đồng), tăng gần 184 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội tại kỳ họp
thứ 10 (tháng 10,11/2020). Ở chiều ngược lại, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết,
chi ngân sách năm 2020 đã hoàn thành mục tiêu đề ra, với tổng số chi ngân sách
ước khoảng 1.781,4 nghìn tỷ đồng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán
các khoản nợ đến hạn.6
Trong đó, chi đầu tư phát triển thực hiện (bao gồm số được chuyển nguồn
sang năm 2021) đạt 550 nghìn tỷ đồng, vượt 52,8 nghìn tỷ đồng (+10,6%) so dự
toán do được bổ sung từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương và dự phòng ngân
sách các cấp. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng và nỗ lực của
các bộ, ngành, địa phương, tiến độ giải ngân vốn đầu tư đã tiến bộ lớn so với các
năm trước. 7
Ngân sách Nhà nước đã chi trên 18 nghìn tỷ đồng cho cơng tác phịng,
chống dịch và hỗ trợ người dân vượt qua tác động của đại dịch COVID-19 theo
các Nghị quyết của Chính phủ số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân
6 truy cập ngày 1/7/2021.
7 truy cập ngày 1/7/2021.


12


gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và số 37/NQ-CP của Chính phủ về một số
chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19. Ngân sách Trung ương đã
sử dụng khoảng 12,4 nghìn tỷ đồng dự phịng để hỗ trợ các địa phương khắc
phục hậu quả bão, mưa lũ và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh; xuất
cấp gần 37.000 tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc
phục hậu quả thiên tai và giáp hạt đầu năm. Bộ Tài chính cho biết, các địa
phương cũng chủ động sử dụng khoảng 8,2 nghìn tỷ đồng dự phịng ngân sách
địa phương và nguồn lực tại chỗ để chi cho cơng tác phịng chống dịch bệnh,
khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất, cơ sở hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ
đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.
Điểm sáng trong tổ chức thực hiện chi ngân sách năm 2020 là tiến độ giải
ngân vốn đầu tư phát triển tiến bộ hơn so với năm trước, nhờ sự chỉ đạo quyết
liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các bộ, ngành, địa
phương. Ước tính đến ngày 31/12/2020 chi đầu tư phát triển đạt 82,8% dự toán
(cùng kỳ đạt 62,9% kế hoạch); phấn đấu đến hết thời điểm khóa sổ kế tốn năm
2020 (ngày 31/01/2021) đạt 92-93% dự tốn.
Bên cạnh đó, đã thực hiện giải ngân vốn năm 2019 chuyển sang năm 2020
đạt khoảng 75% kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn cịn khoảng 26 nghìn tỷ đồng vốn vay
ngoài nước cho đầu tư phát triển khơng thực hiện được, phải hủy dự tốn. Tính
chung 5 năm giai đoạn 2016-2020, tổng chi ngân sách ước đạt khoảng 7,66 triệu
tỷ đồng; tỉ trọng chi bình quân khoảng 28% GDP (giai đoạn 2011-2015 là 29,5%
GDP). Cơ cấu chi tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỉ trọng chi đầu tư phát triển năm
2020 đạt trên 29% (mục tiêu là 25-26%), chi thường xuyên khoảng 63,1% tổng
chi ngân sách (mục tiêu là dưới 64%). Với kết quả thu, chi ngân sách, Bộ Tài
chính cho biết, bội chi năm 2020 ước khoảng 248,5 nghìn tỷ đồng, dưới 4% GDP
ước thực hiện (dự tốn 3,44% GDP), tăng khoảng 14 nghìn tỷ đồng so với dự

13


toán, bằng khoảng 10,5% mức Quốc hội cho phép điều chỉnh (tăng tối đa 133,5
nghìn tỷ đồng, tương đương 2,15% GDP).8
2. Bất cập, hạn chế gặp phải
Trong năm 2020, thu ngân sách Nhà nước chưa đạt được mức dự toán và
bội chi vẫn nằm trong mức cho phép, bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 tác
động đã nên nguồn thu bị giảm so với dự toán nhà nước, cùng với áp lực tăng chi
lớn, dẫn đến cân đối ngân sách Nhà nước khó khăn; bội chi ngân sách Nhà nước
phải duy trì ở mức cao, dư nợ cơng tăng nhanh, địi hỏi có giải pháp phù hợp để
giảm dần trong giai đoạn tới.
Quá trình thực hiện cho thấy, quy định này đã đi vào cuộc sống và mang
lại hiệu quả nhất định, Ủy ban Tài chính- Ngân sách nhận định. Tuy nhiên, theo
cơ quan này, tỷ trọng chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước ngày càng lớn,
việc chi vượt dự toán vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều lĩnh vực, đơn vị, nên
Chính phủ cần có sự nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn, cân đối giữa các nhiệm
vụ chi, đề xuất các nguyên tắc, tiêu chí, định mức chi thường xuyên trong giai
đoạn tới để phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Với thực trạng tốc độ tăng chi cao hơn tốc độ tăng thu, dẫn đến bội chi ngân sách
Nhà nước vẫn ở mức cao, cân đối ngân sách Nhà nước ngày càng khó khăn là
tất.
Thu ngân sách gặp nhiều khó khăn nhưng nhu cầu chi lại quá lớn, dẫn đến
bội chi ngân sách Nhà nước tiếp tục tăng. Tỷ lệ bội chi vẫn ở dưới mức 4,0%
GDP theo dự toán song cao hơn năm 2019. TS Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng
Viện Kinh tế tài chính, thì giải thích do năm 2020 ảnh hưởng của dịch Covid19 nên chi đầu tư, chi thường xuyên đều tăng, các khoản vay đến kỳ phải trả cả
8 truy cập ngày 1/7/2021.

14



gốc lẫn lãi đến cùng lúc khiến chiếc bánh nợ cơng “phình” ra. Theo TS Phạm
Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), nhận
định sang năm 2021, khi áp dụng cách tính GDP mới thì tỷ lệ nợ cơng sẽ giảm
mạnh chỉ cịn khoảng 45 - 46% GDP. Thế nhưng, giá trị tuyệt đối của nợ công
vẫn đang tăng nhanh và tỷ lệ nợ công trên mức thu ngân sách nhà nước cũng
tăng nhanh. Điều đó dẫn đến gánh nặng trả nợ hằng năm của Chính phủ và phá
vỡ chính sách thu chi của quốc gia.9
Bên cạnh đó, tiến độ thực hiện một số dự án chậm, không giải ngân hết kế
hoạch vốn được giao (kế hoạch vốn nước ngoài năm 2020 chưa giải ngân khoảng
30 nghìn tỷ đồng; vốn trong nước khoảng 81,2 nghìn tỷ đồng); phân bổ, thẩm
định, giao, điều chỉnh dự tốn chi đầu tư cịn chậm; tiến độ giải phóng mặt bằng,
giải ngân một số dự án đầu tư trọng điểm rất chậm.
IV. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TẦM NHÌN TRONG
TƯƠNG LAI
Vấn đề hồn thiện pháp luật
Cần lập dự toán ngân sách Nhà nước theo nguyên tắc thận trọng phù hợp
với những thay đổi dự kiến của tình hình kinh tế, nhất là biến động về tăng
trưởng GDP, ngoại thương và giá cả.
Các địa phương chủ động đảm bảo nguồn ngân sách địa phương và sử
dụng nguồn ngân sách Trung ương bổ sung (nếu có) để thực hiện chính sách an
sinh xã hội đã ban hành; khơng để phát sinh tình trạng chậm, muộn, nợ chính
sách trên địa bàn.
Tầm nhìn trong tương lai
9 truy cập ngày 1/7/2021.

15


Một là, kịp thời điều chỉnh chính sách trước bối cảnh dịch bệnh là giải

pháp quan trọng, thiết thực giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vượt qua
khó khăn của đại dịch Covid-19.
Hai là, trong bối cảnh bất thường của dịch bệnh Covid-19, cần có những
giải pháp phịng chống dịch quyết liệt, nhanh chóng, kể cả vượt ngồi khn khổ
thông thường. Việc chủ động nâng mức bội chi ngân sách Nhà nước năm 2020
nhằm đối phó khủng hoảng là cần thiết để tạo ra nguồn lực cho việc thực thi
chính sách. Tuy nhiên, các giải pháp tình thế chỉ nên có tính chất ngắn hạn, việc
duy trì tính kỷ luật và bền vững của cân đối ngân sách dài hạn luôn phải được
tôn trọng.10
Ba là, điều hành chi ngân sách Nhà nước trong phạm vi dự toán được
giao; phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 (bao gồm cả kế
hoạch năm 2019 chuyển sang); tập trung thực hiện rà soát, sắp xếp, lồng ghép
các nhiệm vụ chi để cắt giảm các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết;
trong đó cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, cơng tác trong và ngồi nước
cịn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và tiết kiệm thêm 10% chi
thường xuyên khác còn lại của năm 2020, đặc biệt là các khoản chi mua sắm
chưa thực sự cần thiết.
Bốn là, tiếp tục thực hiện các biện pháp chủ động, quyết liệt và tích cực
trong việc tiết kiệm chi tiêu từ ngân sách Nhà nước, phối hợp các bộ ngành và
địa phương trong lập và chấp hành dự toán chi đầu tư. Việc hồn thiện khn
khổ pháp lý cho quản lý và phân bổ chi đầu tư công cần tiếp tục được thực hiện
để phù hợp hơn với điều kiện thực thi chính sách ở Việt Nam. Việc quy định rõ

10 />truy cập ngày 1/7/2021.

16


ràng về trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và phân cấp quản lý chi đầu tư chính
ln là hết sức cần thiết.11


KẾT LUẬN
Chi ngân sách Nhà nước là một trong hai bộ phận chủ yếu cấu thành nên
ngân sách Nhà nước. Việc chi ngân sách có hiệu quả hay khơng ảnh hưởng
khơng nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, pháp luật về ngân
sách đã quy định những điều kiện cụ thể về chi ngân sách Nhà nước để đảm bảo
cho hoạt động chi được tiến hành một cách hiệu quả. Những quy định đó nhìn
chung khá là chặt chẽ, tuy nhiên trong q trình thực hiện vẫn bộc lộ một số
điểm bất cập trên thực tế địi hỏi cần có sự hồn thiện pháp luật, và quan trọng là
ý thức của các chủ thể sử dụng ngân sách Nhà nước trong quá trình chi ngân
sách nhà nước. Trên đây là bài làm của em nghiên cứu về điều kiện chi ngân
sách Nhà nước . Với vốn kiến thức còn hạn chế, em mong thầy cơ có thể cho em
những góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn.

11 truy cập ngày 1/7/2021.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân sách Nhà nước, Nxb

2)
3)

Cơng an Nhân dân, 2019.
Luật Ngân sách Nhà nước 2015.
Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật của luật


4)

ngân sách Nhà nước.
truy cập

5)

ngày 1/7/2021.
/>did=419199&fbclid=IwAR1fsXfSRNnyrBv9Uw-GhL6Qj8lNEE95yQXtWHLa0phQDGRt-toJB7B_OI,

6)

truy

cập

ngày

1/7/2021.
/>
7)

1H1MiAZf-9sWhyW6aBef4X5A, truy cập ngày 1/7/2021.
/>
8)

sach-nha-nuoc-nam-2021-, truy cập ngày 1/7/2021.
331911.html?
fbclid=IwAR37kfVcnmGzQHKs8dClKNGq1G_eVO7bEOE1WhateLaw


9)

ZS9LZUDubRT4Oyg, truy cập ngày 1/7/2021.
/>
1300752.html, truy cập ngày 1/7/2021.
10) truy cập
ngày 1/7/2021.

18



×