Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm; đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu vi phạm hành chính trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.2 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cơng tác quản lý Nhà nước là một hoạt động quan trọng và cấp thiết, do đó,
Luật Hành chính Việt Nam ra đời nhằm mục đích phục vụ  cho hoạt động này,
quản lý và đảm bảo cho các mối quan hệ xã hội phát sinh trong q trình quản
lý Nhà nước. Một trong những nội dung của các quan hệ  xã hội mà pháp luật
hành chính điều chỉnh đó là xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật
tự quản lý hành chính, hay nói ngắn gọn là xử lý vi phạm hành chính.
Vi phạm pháp luật hiện nay thường xảy ra trong rất nhiều các lĩnh vực khác
nhau như dân sự,  hình sự,  lao động, kinh tế, mơi trường, … và vi phạm hành
chính cũng là một trong số  những loại vi phạm pháp luật này. Cũng như  mọi
hành vi trái pháp luật khác, vi phạm hành chính cũng có thể gây ra những hậu
quả  nghiêm trọng cho đời sống kinh tế, xã hội. Đặc biệt khi xã hội ngày càng
phát triển thì thực trạng vi phạm hành chính cũng diễn biến theo chiều hướng
phức tạp về  mặt số lượng, tính chất, mức độ  nguy hiểm của hành vi đối với xã
hội. Chính vì thế, sự hiểu biết về những quy định của pháp luật về hành chính là
rất quan trọng. 
Vi phạm hành chính và tội phạm được quy định bởi Luật Hành chính và Luật
Hình sự Việt Nam. Mặc dù dù đây là hai loại hình vi phạm pháp luật khác nhau
Nhưng cả  hai vẫn có nhiều điểm tương đồng. Trong bài tiểu luận này, em xin
chọn đề tài “Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm; đề xuất các giải pháp
nhằm giảm thiểu vi phạm hành chính trong thời gian tới.” để  có thể  tìm hiểu,
nghiên cứu sâu hơn về những điểm chung cũng như những nét khác biệt của cả
hai loại hành vi phạm pháp luật này, từ  đó có thể  có cái nhìn rõ nét hơn về  vi
phạm hành chính và tội phạm. Do kiến thức cịn nhiều hạn chế  nên khó tránh
khỏi bài làm cịn vướng phải nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự  góp ý từ
thầy/cơ để bài làm được hồn thiện hơn. Em xin cảm ơn.


CHƯƠNG 1. PHÂN BIỆT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TỘI PHẠM
1. 


Khái niệm

1.1 Khái niệm vi phạm hành chính
Như  đã đề  cập  ở  phần mở  đầu, vi phạm hành chính được hiểu là một loại vi
phạm pháp luật khá phổ biến trong xã hội. Xét về mức độ nguy hiểm cho xã hội
thì mức độ nguy hiểm của nó thấp hơn so với tội phạm, tuy nhiên các hành vi vi
phạm hành chính ở mức độ nghiêm trọng đều có khả  năng đe dọa gây thiệt hại
đến lợi ích của quốc gia, cá nhân hoặc cộng đồng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, vi phạm hành chính được hiểu là hành
vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, hành vi đó vi phạm quy định của pháp
luật và quản lý nhà nước mà khơng phải là tội phạm và phải bị xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật.1
1.2 Khái niệm tội phạm
Khi nhắc đến tội phạm người ta thường liên tưởng đến những hành vi nguy
hiểm cho xã hội và phải chịu các hình phạt theo bộ luật hình sự. Theo khoản 1
Điều 8 Luật Hình sự  2015, khái niệm tội phạm được quy định cụ  thể  như  sau:
“1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực
hiện một cách cố ý hoặc vơ ý, xâm phạm độc lập, chủ  quyền, thống nhất, tồn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ  kinh tế, nền văn hóa,
quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ  nghĩa mà theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”
1 Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012


Như vậy, có thể thấy rằng vẫn ln tồn tại một ranh giới để  phân biệt vi phạm
hành chính và tội phạm. Để  xác định chính xác hai loại vi phạm pháp luật này
địi hỏi các cơ quan có thẩm quyền dựa trên những căn cứ trong Bộ luật Hình sự

để xác định mức độ gây hại của hành vi có đủ để cấu thành tội phạm hay khơng,
hay chỉ dừng ở mức độ vi phạm hành chính. Mức độ gây hại này được đánh giá
qua các biểu hiện như giá trị tài sản bị xâm hại, mức độ thương tật, ...
2. 

Đặc điểm
2.1   Đặc điểm của vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là một trong số các loại vi phạm pháp luật phổ biến
nhất trong đời sống kinh tế, xã hội hiện nay. Hành vi trái pháp luật
này nếu khơng được ngăn chặn và xử  lý kịp thời rất dễ  trở  thành
ngun nhân dẫn đến các hành vi phạm tội gây ra hậu quả  nghiêm
trọng.
Những hành vi được xem là vi phạm hành chính khi hành vi đó trái với
quy định quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội như  vi phạm  quy tắc về  an tồn giao thơng, quy tắc về  an ninh
trật tự xã hội, … 
2.2   Đặc điểm của tội phạm
Thứ  nhất, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đây là đặc điểm
quan trọng nhất của tội phạm. Do mọi hành vi vi phạm pháp luật đều
có mức độ  nguy hiểm khác nhau đối với đời sống xã hội, nên việc
xác định mức độ  nguy hiểm này là nịng cốt để  phân biệt hành vi
phạm tội với những hành vi vi phạm khác.
Thứ  hai, tính trái pháp luật của tội phạm. Những hành vi được coi là
phạm tội đều được quy định trong Bộ luật hình sự. Bộ  Luật Hình Sự
2015 đã nêu rõ chỉ  những ai phạm một tội đã được bộ  luật hình sự


quy định thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.2 Dựa vào căn cứ trên,
có thể  hiểu rằng dù hành vi phạm có mức độ  nguy hiểm đến đâu
nhưng nếu hành vi đó khơng được quy định trong Bộ luật hình sự thì

thì vẫn khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự và khơng được xem là
tội phạm. Đặc điểm này sẽ  thúc đẩy cơ  quan lập pháp khơng ngừng
xây dựng và phát triển các quy định về hành vi được xem là tội phạm
để giúp cơng tác phịng chống và xử lý tội phạm được hiệu quả hơn.
Thứ ba, hành vi được thực hiện một cách có lỗi (Có thể là cố ý hay vơ ý).
Khi một hành vi bị luật hình sự cấm, thì người thực hiện hành vi đó dù là
cố ý hay vơ ý đều mang tính chất lỗi và hành vi đó trở thành hành vi
phạm tội,  đồng thời phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự. 
Có thể suy ra rằng nếu một người thực hiện hành vi bị cấm trong bộ luật
hình sự  nhưng khơng có lỗi thì hành vi đó khơng phải là hành vi
phạm tội và sẽ khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ tư, là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện. Người đủ  tuổi chịu trách
nhiệm hình sự là người mà tại thời điểm phạm tội đã đạt đến độ  tuổi
do luật hình sự  quy định.3  Người đủ  tuổi chịu trách nhiệm hình sự
nhưng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự  thì hành vi phạm tội
của người đó khơng được coi là tội phạm.
Bốn đặc điểm trên của tội phạm đều có một mối quan hệ  chặt chẽ  với
nhau, nếu thiếu một trong bốn đặc điểm này thì khơng phải là hành vi
phạm tội của tội phạm. 
3. 

Những căn cứ để phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm

Ngồi những điểm chung như đều là hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu xử
2 Khoản 1 Điều 2 Bộ Luật Hình sự 2015
3 Điều 12 Bộ Luật Hình sự 2015


lý của pháp luật theo từng mức độ  vi phạm thì giữa vi phạm hành chính và tội

phạm cịn có những điểm khác bị sao đây:
3.1   Các văn bản pháp luật quy định
Chính phủ  đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định
về  vi phạm hành chính và các biện pháp xử  lý như  Luật xử  lý vi
phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012 kèm theo các văn bản
hướng dẫn thi hành như  Nghị định số  210/VBHN­BTP quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính
được ban hành ngày 19 tháng 01 năm 2018, các văn bản hướng dẫn
xử lý vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vực như  giao thơng đường
bộ, đường sắt; bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội;
quyền tác giả, quyền liên quan, văn hóa, thể  thao, du lịch và quảng
cáo; thủy sản, thú y, vật ni, tài ngun nước và khống sản, biển và
thềm lục địa Việt Nam; Hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hồn trả
chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính, …
Tội phạm thuộc lĩnh vực hình sự  và được quy định trong Bộ  Luật Hình
Sự 2015, Bộ Luật tố tụng Hình sự 2015, bên cạnh đó cịn có các văn
bản hướng dẫn phần tội phạm cụ thể như Nghị định 19/2018/NĐ­CP
về  quy định việc tính tổng khối lượng hoặc thể  tích chất ma túy tại
một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015; Nghị Quyết 02/2003/NQ­
HĐTP hướng dẫn về tình tiết định tội, trách nhiệm hình sự một số tội
danh cụ thể, ...
3.2   Các yếu tố cấu thành
3.2.1      Mặt khách quan
Mặt  khách quan của  một hành  vi vi phạm pháp  luật  được  hiểu là
những gì thể hiện ra bên ngồi của hành vi đó. 
3.2.1.1           Mặt khách quan của vi phạm hành chính


Về thời gian thực hiện hành vi vi phạm, ví dụ:  theo điểm a khoản 1
điều 6  Nghị  định 167/2013/NĐ­CP  về  việc vi phạm quy định về

bảo đảm sự  n tĩnh chung thì khi gây tiếng  ồn từ  sau 22 giờ  tối
ngày hơm trước đến 6 giờ sáng ngày hơm sau sẽ bị xử lý vi phạm
hành chính theo đúng quy định của pháp luật. 
Về  địa điểm thực hiện hành vi vi phạm, ví dụ:  khoản 1 Điều 25
Nghị  định 117/2020/NĐ­CP quy định Việc hút thuốc  ở  Địa điểm
có quy định cấm bị  phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ  200.000 đồng
đến 500.000 đồng.
Về   cơng   cụ,   phương   tiện   vi   phạm,   bên   cạnh   chủ   thể   vi   phạm
thường sẽ có cơng cụ hoặc phương tiện để người đó thực hiện hành
vi vi phạm của mình. Ví dụ: điều khiển xe mơ tơ, xe gắn máy (kể
cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mơ tơ và các loại xe tương
tự  xe gắn máy Dàn hàng ngang từ  03 xe trở lên sẽ  bị  phạt tiền từ
100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định tại điểm k Khoản 1
Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ­CP. Phương tiện để thực hiện hành
vi vi phạm trên là các loại xe được quy định trong điều luật này.
Về  hậu quả và mối quan hệ  nhân quả, hậu quả  của những hành vi
vi phạm hành chính khơng nhất thiết là thiệt hại cụ  thể  ví dụ  như
hành vi vượt đèn đỏ  nhưng khơng gây ra tai nạn giao thơng. Tuy
nhiên, một số trường hợp vi phạm hành chính lại để lại hậu quả cụ
thể  như  hành vi “Trộm cắp tài sản nhưng chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự” quy định tại Điều 7  Nghị  định 73/2010/NĐ­
CP, hành vi này đã gây thiệt hại đến tài sản của người khác.
3.2.1.2           Mặt khách quan của tội phạm
Thứ   nhất,   hành   vi   của   người   phạm   tội   để   lại   hậu   quả   hết   sức
nghiêm trọng cho xã hội. Ví dụ, hành vi giết người tại điều 123 Bộ
Luật Hình Sự 2015 đã gây thiệt hại tính mạng con người, dẫn đến


cái chết cho nạn nhân. 
Thứ hai, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Thiệt hại

do hành vi phạm tội gây ra cho các mối quan hệ  xã hội được luật
Hình sự bảo vệ chính là hậu quả của tội phạm.
Ngồi ra cịn một số  các điều kiện bên ngồi khác để  tội phạm có
thể thực hiện hành vi phạm tội của mình như cơng cụ, thủ đoạn gây
án; thời gian, địa điểm phạm tội, ...
3.2.2      Mặt chủ quan
Mặt chủ  quan của hành vi vi phạm là những gì được thể  hiện bên
trong của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đó.
3.2.2.1 Mặt chủ quan của vi phạm hành chính
Dấu hiệu cần phải có trong mặt chủ  quan của vi phạm hành chính là
dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Người vi phạm Có đầy đủ  khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng do vơ tình, thiếu cẩn
thận mà khơng nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả
nguy hiểm cho xã hội (lỗi vơ ý) hoặc nhận thức được nhưng vẫn cố
tình thực hiện (lỗi cố ý)
3.2.2.2 Mặt chủ quan của tội phạm
Về lỗi, Lỗi của tội phạm là thái độ tâm lý ý của người phạm tội đối với
hành vi nguy hiểm do mình gây ra và hậu quả  hành vi đó được biểu
hiện dưới dạng cố  ý hoặc vơ ý. Khi người phạm tội nhận thức được
hành vi của mình sẽ  gây hậu quả  nghiêm trọng và vẫn cố  tình thực
hiện, mong muốn hậu quả đó xảy thì đó là lỗi cố ý trực tiếp 4. Lỗi cố ý
gián tiếp là khi người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm và có thể  để  lại hậu quả  nghiêm trọng nhưng vẫn có ý để  mặc
4 Khoản 1 Điều 10 Bộ Luật Hình sự 2015 


cho hậu quả đó xảy ra.5 Lỗi vơ ý cũng được chia ra hai trường hợp là
lỗi vơ ý vì q tự tin và lỗi vơ ý vì cẩu thả.6
Về mục đích phạm tội, Mục đích phạm tội là ý thức chủ  quan của tội
phạm đặt ra để đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.

Về  động cơ  phạm tội, động cơ  phạm tội là nguồn động lực xuất hiện
từ bên trong để thúc đẩy tội phạm thực hiện hành vi của mình.
3.2.3      Chủ thể
3.2.3.1 Chủ thể vi phạm hành chính
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức cá nhân
thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
hành chính.
3.2.3.2 Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người đã thực hiện hành vi phạm tội,  đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.
3.2.4      Khách thể bị xâm hại
3.2.4.1 Khách thể của vi phạm hành chính
Khách thể  của vi phạm hành chính là các mối quan hệ  xã hội được
pháp luật hành chính bảo vệ nhưng bị các hành vi vi phạm hành chính
xâm hại. Vi phạm hành chính là hành vi xâm hại đến trật tự  quản lý
của Nhà nước.
3.2.4.2 Khách thể của tội phạm
Khách thể  của tội phạm là các mối quan hệ  xã hội được bảo vệ  bởi
luật hình sự, bị  tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
5 Khoản 2 Điều 10 Bộ Luật hình sự 2015
6 Khoản 1, 2 Điều 11 Bộ Luật Hình sự 2015


hại. 
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ  XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
GIẢM THIỂU VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1 Thực trạng tình hình vi phạm hành chính hiện nay
Cùng với sự  biến đổi và phát triển khơng ngừng của xã hội, những hành vi vi
phạm hành chính cũng ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Tuy nhiên, Nhà nước
cũng khơng ngừng sửa đổi, bổ  sung các quy định về  hành chính để  kịp thời

ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm này.
Tại phiên họp lần thứ  42 của  Ủy ban Thường vụ Quốc hội  diễn ra từ  ngày 10
đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Bộ  Tư  pháp đã tổng kết lại cơng tác thi hành
Luật Xử lý vi phạm hành chính, đề  cập cụ thể về tình hình xử  lý vi phạm hành
chính ở nước ta trong thời gian qua. Theo đó, nhìn chung các vụ vi phạm hành
chính cơ bản đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Tỷ lệ chấp hành quyết định xử
phạt của các đối tượng vi phạm trong các năm vừa qua tương đối cao (khoảng
95%). Ngun nhân vi phạm chủ yếu là do sự  hạn chế về ý thức, hiểu biết của
một số ít người dân về pháp luật, sự xuống cấp về đạo đức của một số  bộ phận
thanh thiếu niên, …
2.2 Đề xuất giải pháp 
Sau đây là một số  giải pháp nhằm giảm thiểu tình hình vi phạm hành chính
trong thời gian tới:
Thứ nhất, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cần tiếp tục được xây dựng
và hồn thiện nhằm nâng cao tính răn đe của pháp luật hành chính đối với người
dân. Các văn bản quy phạm pháp luật về  xử  lý vi phạm hành chính trong thời
gian qua đã phát huy được hiệu quả cao trong việc ngăn chặn và xử lý kịp thời
các đối tượng vi phạm. Tuy nhiên, một số  điều luật khi áp dụng vào thực tiễn
vẫn cho thấy cịn nhiều bất cập, mâu thuẫn lẫn nhau.


Thứ hai, nâng cao cơng tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại bộ,
ngành, địa phương. Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả  các quy định của Nghị
định số 19/2020/NĐ­CP ngày 12/2/2020 của Chính phủ về cơng tác kiểm tra, xử
lý kỷ  luật trong thi hành pháp luật về  xử  lý vi phạm hành chính. Đảm bảo sự
cơng bằng, khách quan, minh bạch trong cơng tác xử  lý các hành vi vi phạm
hành chính.
Thứ  ba, tăng cường cơng tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ  và tính chun
nghiệp cho đội ngũ cán bộ, cơng chức trong cơng tác thi hành pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính. Đồng thời, nâng cao nguồn nhân lực và trang thiết bị để hỗ

trợ cơng tác thi hành pháp luật hành chính được diễn ra hiệu quả hơn.
Cuối cùng, nâng cao ý thức và sự hiểu biết của người dân về pháp luật là yếu tố
then chốt nhằm giảm thiểu các hành vi vi phạm hành chính. Do đó, cần mở rộng
phạm vi tun truyền pháp luật hành chính trên báo đài, truyền hình, internet,
… để người dân có thể dễ dàng tiếp cận và chấp hành tốt các quy định của pháp
luật.
TỔNG KẾT
Nhìn chung, tuy nói mức độ nguy hiểm của vi phạm hành chính thấp hơn tội
phạm nhưng nó lại ảnh hưởng đến q trình quản lý của Nhà nước, an ninh
trật tự xã hội nên khơng thể xem nhẹ loại hình vi phạm này, đặc biệt là khi vi
phạm hành chính đang ngày càng diễn biến phức tạp hơn trong bối cảnh đời
sống kinh tế và xã hội phát triển như hiện nay.
Việc nghiên cứu, phân biệt giữa hai loại vi phạm này nhằm góp phần nâng
cao tính chính xác, hiệu quả trong cơng tác phịng chống, ngăn chặn và xử lý
vi phạm hành chính và tội phạm. Bên cạnh đó, cịn có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc hồn thiện hệ thống pháp luật hành chính và hệ thống pháp
luật hình sự của nước ta nhằm tránh tình trạng để lọt tội phạm và cũng tránh
tình huống xử oan cho người vi phạm. 


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giao trinh Luật Hanh chinh Việt Nam, Trường  Đại học Luật Ha Nội,
NXB Cơng an Nhân dân.
2. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
3. Bộ Luật Hình sự 2015
4. Nghị định số 210/VBHN­BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành luật xử lý vi phạm hành chính
5. Nghị  định số  19/2020/NĐ­CP ngày 12/2/2020 kiểm tra, xử  lý kỷ  luật
trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
6. Nghị  định 19/2018/NĐ­CP  quy định về  việc tính tổng khối lượng hoặc

thể tích chất ma túy tại một số điều của bộ luật hình sự năm 2015
7. Nghị  Quyết 02/2003/NQ­HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tồ án Nhân
dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự
8. Tình   hình   xử   lý   vi   phạm   hành   chính   ở   Việt   Nam   (2020),   T.G   Thu
Phương,
 
/>hoi.aspx?ItemID=44758



×