Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số ảnh hưởng của văn hóa thần tượng đến sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.46 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA THẦN TƯỢNG ĐẾN SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Thanh Phúc
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Thủy
Nguyễn Thị Thùy Dung
Mạc Thị Trang
Nguyễn Trọng Mạnh
Lớp: Quản trị kinh doanh 2
Khai thác vận tải 4
Tóm tắt: Đề tài nghiên cứu, phân tích về thực trạng văn hóa thần tượng hiện nay
cũng như một số ảnh hưởng của nó đến giới trẻ nói chung và sinh viên trường Đại học
Giao thơng vận tải nói riêng. Từ những diễn biến của hiện tượng, kết hợp với điều tra khảo
sát thực tế, đề tài đề xuất hệ thống những giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực
của mạng xã hội đến việc học tập của sinh viên, nâng cao nhận thức của mỗi sinh viên
trước những hành động không phù hợp của người nổi tiếng.
Từ khóa: mạng xã hội, idol giới trẻ, thần tượng mạng xã hội, hiện tượng mạng
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời gian gần đây có một vấn đề nổi cộm, được rất nhiều người quan tâm trong xã
hội, đó chính là hiện tượng “Thần tượng mạng xã hội”. Ngày nay, thị hiếu của giới trẻ đã
thay đổi, các bạn trẻ trong đó có các bạn sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải dần
bị thu hút với những nội dung đăng tải, video clip, những phát ngôn gây sốc, hành động
không giống ai của một số đối tượng trên mạng xã hội, những đối tượng đó nghiễm nhiên
trở nên nổi tiếng và trở thành “Thần tượng” của một bộ phận giới trẻ mặc dù trong thực tế
phần lớn đều là những hành động quá khích, vi phạm pháp luật.Từ đó khiến định hướng
của giới trẻ trong đó có sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải trở nên lệch lạc, có
xu hướng a dua, học địi, chạy theo xu hướng thần tượng mù quáng.Do đó, nhóm tác giả
đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số ảnh hưởng của văn hóa thần tượng đến sinh viên
trường đại học Giao thông vận tải” nhằm đề ra những giải pháp hi vọng sẽ góp phần giúp


giới trẻ và các bạn sinh viên trường ĐHGTVT nâng cao nhận thức, đi đúng hướng trên con
đường trưởng thành.
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021

253


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Ngồi việc sử dụng phương pháp nghiên cứu chung như logic, phân tích dữ liệu, so
sánh, tổng hợp, đề tài cịn:
● Khai thác các nguồn thơng tin chính thống, có chọn lọc được thu thập từ các trang
báo điện tử uy tín, mạng xã hội internet, các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài tivi
liên tục được cập nhật mới nhất về tình hình hiện tại của vấn đề.
● Phương pháp lập bảng khảo sát lấy ý kiến sinh viên dựa trên phương thức điền
phiếu trực tiếp. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng kết hợp thông qua điền link khảo sát trên mạng
xã hội như Facebook,...
● Phương pháp phân tích dữ liệu và tổng hợp số liệu từ kết quả khảo sát được nhằm
đưa ra kết luận chính xác nhất.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng và ảnh hưởng của thần tượng giới trẻ đối với sinh viên Trường Đại
học Giao thông vận tải
* Khái quát về lối sống của các bạn sinh viên, ngồi mơi trường học tập và gia phong
của gia đình thì các bạn cịn có xu hướng học theo những người nối tiếng và các hoạt động
được coi là thịnh hành ở những thời điểm nhất định. Với mỗi cá nhân có sự theo dõi những
chủ khác nhau nhưng nhìn chung các mạng xã hội mà họ tham gia sử dụng là Facebook,
Instagram, Tiktok,.. và họ dành sự chú ý cho các hiện tượng trên các nền tảng này là khác
nhau.


Hình 1. Biểu đồ phân tích mức độ quan tâm của sinh viên Trường ĐH GTVT với
những hiện tượng mạng xã hội
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021

254


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

Đi sâu khảo sát để tìm hiểu tâm lý cũng như phản ứng của đối tượng nghiên cứu là
các bạn sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải, đa số vẫn chỉ dừng lại ở mức giải trí
và khơng mấy ảnh hưởng. Có lẽ, đó là phản hồi thực tế nhất cho sự thờ ơ và thiếu chọn
lọc, sự dễ dãi trong việc thẩm định đánh giá văn hố nghệ thuật chăng?Từ đó ta nên hành
động và nhằm mục tiêu giảm thiểu tỷ lệ sinh viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng
của việc thần tượng hoá các nhân vật nổi tiếng một cách chóng vánh và thị phi trên mạng
xã hội.

Hình 2. Biểu đồ nhận xét về sức ảnh hưởng của idol giới trẻ với sinh viên
Trường ĐH GTVT
2.2.2. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thần tượng giới trẻ đối với sinh viên
Đại học Giao thông vận tải
*Ảnh hưởng tiêu cực
- “Thần tượng” thực chất là những kẻ giang hồ đội lốt anh hùng, ngày càng lan truyền
rộng rãi trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt với những phát ngôn lố lăng, phản cảm,...
- Lôi kéo số lượng lớn các em nhỏ, các bạn học sinh, sinh viên tham gia hưởng ứng
trào lưu dẫn đến những hành động cổ súy cho những tư duy cực đoan, định hướng lệch lạc
trong sự phát triển nhân cách và những nguy hại khó lường.
- Lợi dụng sự nổi tiếng nhất thời để trục lợi, quảng bá hình ảnh phiến diện và phi thực
tế.

* Ảnh hưởng tích cực

Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021

255


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

- Các thần tượng đã mang đến cho người hâm mộ nhiều cảm hứng và cả những ước
mơ.
- Ở một số kênh youtube nổi tiếng trên mạng xã hội, được đông đảo người theo dõi,
ở đa dạng các độ tuổi, top trending-đi đầu xu hướng, ngày ngày họ vẫn đang lan toả năng
lượng tích cực, truyền tải những thông điệp hết sức ý nghĩa.
- Từ đó vẫn ln khuyến khích các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội thơng minh, có chọn
lọc, học tập và kế thừa văn minh nhân loại.
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa thần tượng giới trẻ
đến sinh viên trường ĐH GTVT
- Về mặt chủ quan: Theo nhóm tác giả, sở dĩ giới trẻ và một bộ phận nhỏ sinh viên
trường ĐH GTVT chịu ảnh hưởng xấu về tâm lý, dẫn đến có thể có hành vi sai trái là do
sự phát triển chưa hồn thiện về nhận thức và tâm lý tị mị của giới trẻ.
- Về khách quan: Đó là sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội với trào lưu chia sẻ,
lan rộng những “hiện tượng” thu hút sự quan tâm cao của cộng đồng mạng.
2.3. Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về văn hóa thần tượng
- Nâng cao ý thức của sinh viên trong việc xác định thần tượng, ảnh hưởng tích
cực từ văn hóa thần tượng, chủ động giữ gìn văn hóa truyền thống.
Là sinh viên trường Đại học GTVT chúng ta luôn phải cố gắng, có ý thức rèn luyện,
nâng cao nhận thức của bản thân để có thể nhận thức đúng đắn về hành vi của bản thân, có
thể phân biệt đúng - sai, tốt - xấu. Cần thường xuyên nâng cao bản lĩnh, phẩm chất và năng
lực tồn diện, có năng lực tư duy và phản biện, nhiệt huyết và dũng khí quyết tâm đẩy lùi

những tiêu cực từ mạng xã hội , hạn chế sự gia tăng, lộng hành của những “thần tượng”
mạng xã hội đó.
Trách nhiệm của chúng ta là phải quyết liệt lên án cũng như tẩy chay các video, hình
ảnh tiêu cực. Hạn chế việc sử dụng các mạng xã hội cũng như thiết bị điện tử thơng minh
bằng cách đọc sách, nghe nhạc, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, các hoạt động thể
thao…..
- Vai trò của gia đình, xã hội và nhà trường trong giáo dục lối sống, đạo đức, nhận
thức, nhân cách của con người.
Gia đình và nhà trường cần đặc biệt quan tâm đến các con, hạn chế việc các bạn trẻ
tiếp xúc với các nguồn tin xấu, độc hại trên mạng. Gia đình và nhà trường nên tạo một mơi
trường tốt để đưa con em tới những điều đúng đắn, sống tích cực….

Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021

256


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI

- Tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước, có chế tài xử lý nghiêm
những hành vi có ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục cũng như răn đe để nâng cao ý thức của các bạn sinh
viên. Do đó cần chủ động tích cực tun truyền, giáo dục giúp sinh viên nhận thức được
những tác động tiêu cực từ những “thần tượng” với những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa
trên mạng xã hội.
Thứ hai, hồn thiện hệ thống pháp luật phù hợp để quản lý internet trên cơ sở hành
lang pháp lý là Luật An ninh mạng và các luật, bộ luật liên quan. Cần thường xuyên theo
dõi, khảo sát, đánh giá, nếu cần thiết phải kịp thời điều chỉnh, bổ sung, để hoàn thiện hệ
thống pháp luật, cơ chế, chính sách,... giúp quản lý hiệu quả, vừa phù hợp với các quy tắc
điều chỉnh hành vi văn hóa trong sinh hoạt xã hội và cộng đồng, vừa theo kịp sự phát triển

của mạng xã hội với các vấn đề mới của nó.
3. KẾT LUẬN
Mỗi sinh viên là một công dân riêng biệt, sinh ra- lớn lên, phát triển không ngừng về
thể chất, tinh thần và đều tuân theo theo quy luật sinh học cũng như các quy luật vận hành
trong xã hội. Nghiên cứu sự ảnh hưởng có các nhân vật được cho rằng là nổi tiếng, có mức
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực nhất định tới giới trẻ thanh thiếu niên nói chung và sinh
viên trường ĐH GTVT nói riêng, nhóm tác giả thấy rõ điểm tích cực ở chỗ giúp sinh viên
trường ĐH GTVT định hướng được lối sống lành mạnh và tìm ra đam mê trong cuộc sống.
Song, bên cạnh mặt tích cực cũng có những hạn chế đáng lo ngại từ những “idol” trẻ. Trong
hệ thống giáo dục đại học, việc giáo dục các mơn lí luận chính trị góp phần khơng nhỏ vào
việc chấn chỉnh lại những tư tưởng lệch lạc mà các bạn sinh viên học từ các thần tượng
“xấu”.
Trong thời đại cách mạng số hóa, đất nước đang hội nhập, phát triển thị trường định
hướng XHCN địi hỏi sinh viên Việt nam nói chung và sinh viên ĐH GTVT nói riêng phải
có đầy đủ năng lực chun mơn và lí tưởng sống đúng đắn nói... cách khách là phẩm chất
đạo đức tốt mới đáp đứng được nhu cầu tuyển dụng khắt khe. Nhân cách sinh viên sẽ phát
triển đúng hướng hơn nên được giáo dục bài bản mà sống trong mơi trường trong sách.
Qua đó, sinh viên có khả năng phát triển tồn diện đức-trí-thể-mỹ, sống có mục đích, có
niềm tin lập nghiệp vì tương lai. Bên cạnh đó, nhà trường và gia đình cũng phải có những
can thiệp để dẫn dắt sinh viên có đường đi đúng đắn, không bị lạc hướng và ngộ độc thông
tin. Mỗi hành động và lối tư duy không phải tư dưng mà có, đó là q trình quan sát, học
tập và làm theo nên việc có bản mẫu tốt nay từ đầu là vô cùng quan trọng.
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021

257


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

Tài liệu tham khảo

[1]. Hồng Chí Bảo, Văn hóa và sự phát triển nhân cách thanh niên, tạp chí nghiên cứu lý
luận 1997.
[2]. Hồng Chí Bảo, Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách, tạp chí Triết học 2001
[3]. Trần Sỹ Phán, Giáo dục đạo đức đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh
viên Việt Nam trong giai đoạn hiện này, tạp chí nghiên cứu lý luận, số 1/2007.
[4]. Nguyễn Ngọc Bích, Hồ Chí Minh- những vấn đề tâm lý học, Viện tâm lý học Hà Nội
1995-2000….
[5]. Vũ Khắc Liên, Nhân cách văn hóa trong bảng giá trị Việt Nam, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội 2003.
[6]. Lương Quỳnh Khuê, Văn hóa thẩm mỹ và Nhân cách, NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội
1995.
[7]. Hà Nhật Thăng, Đạo đức và giáo dục đạo đức, NXB Đại học sư phạm Hà Nội 2016.
[8]. Hồng Chí Bảo, Văn hóa và sự phát triển nhân cách thanh niên, tạp chí nghiên cứu lý
luận 1997.
[9]. Hồng Chí Bảo, Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách, tạp chí Triết học 2001.
[10]. Trần Sỹ Phán, Giáo dục đạo đức đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh
viên Việt Nam trong giai đoạn hiện này, tạp chí nghiên cứu lý luận, số 1/2007.
[11]. Nguyễn Ngọc Bích, Hồ Chí Minh- những vấn đề tâm lý học, Viện tâm lý học Hà Nội
1995-2000
[12]. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 5 NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.
[13]. Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27-7-2010 của Ban Bí thư T.Ư Đảng (khóa X).
[14]. Nghị định 15/2020/NĐ -CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính viễn
thơng, tần số, vơ tuyến điện, cơng nghệ thông tin và giao dịch điện tử
[15]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
XI) về đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT.

Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021

258




×