Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Cum di tich Den Trung Liet Go Dong Da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.75 KB, 5 trang )

Đền Trung Liệt
(chính là cổng lên gị Đống Đa )


Thử thành quách, thử giang san, bách chiến phong trần dư xích địa
(Ấy Thành quách, ấy giang sơn trăm trận phong trần còn thước đất)



Vi nhật tinh, vi ha nhạc thập niêntâm sự cộng thanh thiên
(Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh)
Thử thành quách, thử giang san, bách chiến phong trần dư xích địa;
Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự cộng thanh thiên.
(Đó thành quách, đó giang sơn, trăm trận phong trần cịn thước đất;
Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh).

Cụm di tích Đền Trung Liệt - Gị Đống Đa
Giới thiệu
Đền Trung Liệt - Gò Đống Đa là cụm di tích nhằm kỉ niệm chiến thắng
Đống Đa vào năm 1789 của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Nhà thơ Ngô
Ngọc Du cũng đã có thơ cảm khái về chiến cơng này:
Thành Nam thập nhị kình nghê quán
Chiến diệu anh hùng đại võ cơng
Đền Trung Liệt được xây trên gị Đống Đa, thuộc phường Trung
Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Gò Đống Đa còn được gọi là Gò Trung Liệt vì trên đó có đền Trung Liệt.
Hiện ở cổng đền Trung Liệt vẫn còn hai câu đối:
Thử thành quách, thử giang san, bách chiến
phong thần dư xích địa
Vị nhật tinh vị hà nhạc thập niên tâm sự cộng
thanh thiên.


Dịch nghĩa:
Ấy thành qch, ấy núi sơng, trăm trận phong
trần có dư trong thước đất,
Vì trời sao, vì sơng núi, nỗi niệm tâm sự mười
năm (chỉ biết) bày tỏ với trời xanh.
Đền Trung Liệt trước kia ở thôn Văn Tân (nay là phố Nguyễn Khuyến).
Đến cuối thế kỷ XIX, đền được dời đến Gò Đống Đa.
Trong trận Tây Sơn đánh quân Thanh chiếm giữ thành Thăng Long, tại
vùng Đống Đa từ Nam Đồng tới Thịnh Quang la liệt xác giặc khắp nơi.
Nhân dân trong vùng phải thu nhặt xác giặc đem chôn ở 12 hố và đắp
đất lên cao thành gò. Vào năm 1851, khi đào đất để mở đường, lập
chợ, nhân dân lại phát hiện được nhiều hài cốt giặc nên tập trung
chúng vào một hố cạnh núi Ốc (còn gọi là Loa Sơn), thời đó cịn có tên
là gị Đống Đa, rồi đắp đất cao lên liền với núi cũ. Gị Đống Đa cịn lại
hiện nay chính là gị thứ 13 chơn xác qn Thanh, cịn 12 gị kia đã dần
dần bị san bằng trong quá trình thực dân Pháp mở rộng thành phố Hà
Nội. Đáng lưu ý, 13 gò trên cịn có tên gọi là Kình Nghê qn, tức là nơi
tập trung cá kình và cá nghê - những loại cá dữ ở biển, với ngụ ý đây là
nơi chôn vùi quân giặc dữ Mãn Thanh. Bấy giờ, tướng Mãn Thanh là
Sầm Nghi Đống, Thái thú Điền Châu, trấn giữ đồn Khương Thượng đã
bị quân tướng Tây Sơn là Đô đốc Long, phối hợp cùng nhân dân trong
vùng tấn công mãnh liệt bằng đại bác, voi chiến và những cuộn rơm kết
dài cháy rừng rực. Quân Sầm Nghi Đống đã nhanh chóng bị tiêu diệt.


Thất bại thảm hại, Sầm Nghi Đống đã treo cổ tự vẫn trên gò Đống Đa
cùng mấy trăm thân binh. Sau đó, với lịng khoan dung của nhân dân ta
và cũng để có bang giao chấm dứt chiến tranh, vua Quang Trung đã
cho lập đền thờ Sầm Nghi Đống ngay tại gò Đống Đa.
Đền Trung Liệt được lập nên đầu tiên để thờ Lê Lai, người có cơng hiến

thân mình cứu Lê Lợi thốt chết. Sau đó, đền cịn thờ thêm Nguyễn Tri
Phương – tướng giữ thành Hà Nội, năm 1872, bị giặc Pháp bắt và dụ
dỗ đầu hàng nhưng ông đã nhịn ăn để chết theo thành và Hoàng Diệu –
Tổng đốc Hà Nội, năm 1882 khi thành Hà Nội thất thủ vào tay giặc
Pháp, đã thắt cổ tự vẫn. Đền cịn thờ cả Trương Đăng Quế và Đồn
Thọ Lang, hai vị quan có cơng với triều Nguyễn. Đến thời Pháp tạm
chiếm Hà Nội, năm 1946-1954, đền được đặt thêm bài vị thờ
vua Quang Trung. Cũng vì thế khi đến đây, người lạ thường cho là đền
Trung Liệt chỉ thờ có Quang Trung, người chiến thắng lừng lẫy quân
Thanh mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Đền Trung Liệt hiện nằm trong khu vực Tượng đài Quang Trung trên gò
Đống Đa lịch sử.
Hàng năm, vào ngày mồng 5 tháng Giêng (ÂL), nhân dân tổ chức ngày
giỗ trận Đống Đa kỉ niệm các chiến sĩ đã hi sinh trong trận đại thắng ở
Đống Đa mùa xuân năm 1789.
Ngày hội Đống Đa là một ngày hội lịch sử, là sự tái hiện trận Rồng lửa
và tục Cướp đầu giặc của dân ba làng Nam Đồng, Khương Thượng và
Thịnh Quang trong khu vực diễn ra trận Đống Đa lịch sử năm 1789.
Tương truyền chiếc đầu lâu này là của Sầm Nghi Đống - tướng chỉ huy
ở Khương Thượng, vì thua trận nên đã thắt cổ tự vẫn. Ở lễ hội, chiếc
đầu lâu được làm bằng củ chuối, được sơn hồ bóng đen kịt. Mờ sáng
mồng 5 Tết, cả ba đội tráng binh của ba làng phải cùng nhau tranh
cướp cho làng mình cái đầu lâu đó. Nếu làng nào cướp được thì theo
quan niệm của nhân dân, năm đó dân làng sẽ làm ăn thịnh đạt. Và đó
cũng là một trong những nghi lễ chính của giỗ trận Đống Đa.
Sau này, ở phía sau gò Đống Đa, Nhà nước ta đã dựng tượng Quang
Trung rất lớn, cùng phù điêu miêu tả trận đánh và cụm di tích. Gị Đống
Đa, đền Quang Trung, chùa Đồng Quang, chùa Bộc là một địa danh lịch
sử lớn, nơi sáng giá, tôn vinh anh hùng dân tộc kiệt xuất ở thế kỉ XVIII
của nhân dân Việt Nam.

Đền Trung Liệt - Gị Đống Đa được cơng nhận là Di tích Lịch sử - Văn
hoá trong đợt đầu tiên của Thành phố Hà Nội vào tháng 4/1962.



×