BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VŨ THỊ HOÀI THU
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO
ĐỘI NGŨ CÁN BỘCHỦ CHỐT CÁC PHƯỜNG Ở
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VŨ THỊ HOÀI THU
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CÁC PHƯỜNG THUỘC
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
Ngành :
Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước
Mã số:
8310202
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thị Thu Thủy
HÀ NỘI – 2019
Luận văn đã được sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2019
Chủ tịch Hội đồng
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ
Vũ Thị Hoài Thu
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành là kết quả của 2 năm học
tập theo chương trình đào tạo Thạc sỹ của khoa Xây dựng Đảng và chính
quyền nhà nước, Học viện Báo chí và tuyên truyền. Trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo và giảng dạy của thầy cơ trong và
ngồi nhà trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong và ngồi Học
viện Báo chí và Tun truyền đã động viên và hết lòng giúp đỡ, truyền đạt
cho tơi những kiến thức q báu trong q trình học tập tại Học viện. Đặc biệt
tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Thu Thủy người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ chỉ bảo tơi hồn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Do thời gian có hạn, luận văn này khơng thể tránh khỏi những hạn chế,
tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ cùng các bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2019
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hoài Thu
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
Ban Chấp hành Trung ương
BCHTW
Chính trị quốc gia
CTQG
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNH, HĐH
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
Chính trị - xã hội
CT-XH
Đạo đức cách mạng
ĐĐCM
Kinh tế - xã hội
KT-XH
Mặt trận Tổ quốc
MTTQ
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
NxbCTQG
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
NxbQĐND
Quốc phòng - An ninh
QP-AN
Uỷ ban nhân dân
UBND
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNGCHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ..............9
1.1. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở - khái niệm, đặc điểm, vai trò ....... 9
1.2. Đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ................................................................... 20
Chương 2:GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN
BỘCHỦ CHỐT CÁC PHƯỜNG Ở QUẬN NAM TỪ LIÊMHIỆN NAY THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐKINH NGHIỆM BƯỚC
ĐẦU............................................................................................................. 36
2.1. Đặc điểm các phường và đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường ở
quận Nam Từ Liêm hiện nay .............................................................. 36
2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ chủ
chốt các phường ở quận Nam Từ Liêm hiện nay ................................ 41
2.3. Nguyên nhân của thực trạng và một số kinh nghiệm ................... 51
Chương 3:NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC
ĐẠO
ĐỨCCÁCH
MẠNG
CHO
ĐỘI
NGŨ
CÁN
BỘ CHỦ
CHỐT CÁCPHƯỜNGTHUỘC QUẬNNAM TỪ LIÊM THỜI GIAN
TỚI .............................................................................................................. 61
3.1. Nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức cách mạng ............... 61
3.2. Giải pháp tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ
cán bộ chủ chốt các phường thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội thời gian tới............................................................................ 65
KẾT LUẬN ................................................................................................. 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 91
PHỤ LỤC.................................................................................................... 97
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................. 98
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm chăm lo đến vấn đề cán
bộ, coi cán bộ là cái “gốc” của mọi công việc; muôn việc thành công hoặc
thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Người nêu rõ: “Cán bộ là những người
đem chính sách của Chính phủ, của Đồn thể thi hành trong nhân dân, nếu
cán bộ dở thì chính sách hay cũng khơng thể thực hiện được” [31; tr.68].
Người đặc biệt nhấn mạnh về sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cách
mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Bởi theo Người: “Quần chúng
chỉ mến những người có tư cách, có đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân,
mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” [tập 5, 37, tr.552]. Thực
tiễn sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ
cán bộnhà nước đối với sự vận động, phát triển của cách mạng nước ta.
Trong những năm gần đây, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức
nhà nước nói chung, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng nói riêng tuy đã
đạt được những kết quả quan trọng, song vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu
kém:Một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước còn yếu cả về năng lực và
phẩm chất; tổ chức thực hiện và hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành
nhà nước theo chức trách được giao cịn nhiều bất cập, nhiều việc nói chưa đi
đơi với làm; chưa thực sự tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong giải quyết
những khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc; kỷ luật, kỷ
cương chưa nghiêm; tham nhũng, lãng phí khơng những chưa được ngăn
chặn, đẩy lùi, mà còn diễn ra nghiêm trọng. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII
của Đảng đã chỉ rõ: “Công tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt
u cầu đề ra; tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng”. [19; tr.185]
2
Hiện nay, trước tác động của mặt trái kinh tế thị trường, những khó
khăn, phức tạp của đời sống trong q trình đơ thị hóa nhanh cùng với hội
nhập quốc tế và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, đội ngũ cán
bộ, công chức nhà nước ở các phường thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội, nhìn chung vẫn giữ vững được bản lĩnh chính trị, tuyệt đối trung
thành với Tổ quốc và nhân dân; có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống
lành mạnh, quan tâm chăm lo đến sự nghiệp chung...
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ đã bộc lộ một số tồn
tại, hạn chế cả về phẩm chất và năng lực, nhận thức và hành động; một số cấp
ủy, cán bộ chủ trì chưa quan tâm đúng mức tới công tác tuyên truyền giáo
dục, chưa quán triệt một cách sâu sắc về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết
phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức;chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước ở các phường nhiều mặt còn bị
hẫng hụt, nhất là kiến thức và năng lực quản lý kinh tế thị trường, tri thức nắm
hiểu luật pháp, trình độ và kỹ năng hành chính, chun mơn, nghiệp vụ chưa
thật sự đáp ứng yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới. Một bộ phận cán bộ,
cơng chức sa sút, thối hóa, biến chất về phẩm chất chính trị, đạo đức lối
sống, quan liêu, tham nhũng, lợi dụng chức quyền nhũng nhiễu nhân dân. Bên
cạnh đó thực hiện Nghị quyết 132 của Chính phủ về việc chia tách địa giới
hành chính huyện Từ Liêm thành 2 quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, do
vậy cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các phường đa số là mới được đề bạt từ cán
bộ công chức của phường lên làm lãnh đạo hoặc cơng chức các phịng ban
chun mơn của quận về cơ sở làm lãnh đạo, do vậy việc nâng cao bồi dưỡng
đạo đức cách mạng đối với cán bộ chủ chốt ở các phường ở quận Nam Từ
Liêm là hết sức quan trọng và cần thiết.
Thực tiễn trên cho thấy,việc bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao ĐĐCM của
đội ngũ cán bộ chủ chốt nhà nước ở các phườngthuộc quận Nam Từ
3
Liêmkhông những là vấn đề cơ bản, thường xuyên, mà còn là vấn đề cấp thiết
hiện nay. Để sớm thực hiện được theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến
2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đơ thị lõi, là
trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô, quận Nam Từ Liêm
phải xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp phường nói
riêng vững mạnh có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nhạy bén,
năng động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trước tình hình mới.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên lựa chọn vấn đề: “Giáo dục
đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường thuộc quận
Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ
ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứuliên quan đến đề tài
Đạo đức cách mạng và bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán
bộ, đảng viên là vấn đề hệ trọng, luôn được Đảng, Bác Hồ đặc biệt quan tâm.
Đây cũng là một lĩnh vực được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu với
các cách tiếp cận và những phương diện khác nhau. Đã có nhiều cơng trình
khoa học, luận văn, luận án được công bố liên quan đến nội dung này.
* Nghiên cứu về đạo đức, ĐĐCM và tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐCM
có một số cơng trình khoa học tiêu biểu như:
- Đào Duy Quát (2003), “Giáo dục rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán
bộ, đảng viên là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách”, Tạp chíThơng tin cơng
tác tư tưởng - lý luận, số 8;
- Phạm Văn Nhuận (chủ biên 2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng của người cán bộ qn đội, Nxb QĐND, Hà Nội.Cơng trình của
tác giả Phạm Văn Nhuận đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng của người cán bộ quân đội, đánh giá thực trạng đạo đức cán bộ quân đội
hiện nay; làm rõ đặc điểm, yêu cầu mới về đề xuất một số giải pháp cơ bản
nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay theo tư
4
tưởng Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Quang Phát (2006), Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đức
– tài trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, Nxb QĐND, Hà Nội. Cơng
trình của tác giả Nguyễn Quang Phát đã phân tích làm rõ tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng, mối quan hệ đức – tài của người cán bộ quân
đội, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp có tính phương pháp luận để
phát triển đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay.
- Hồng Chí Bảo (2008), “Thực hành đạo làm người của người cách
mạng trong cuộc sống hôm nay theo tấm gương Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát
triển nhân lực, số 5 (9);
- Đặng Công Thành (2013), “Xây dựng đạo đức của cán bộ, đảng viên
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”,
Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 4 (140);
- Cao Hồng Phong (2013), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, rèn
luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên”,Tạp chí Giáo dục lý
luận chính trị quân sự, số 6 (142);
- Nguyễn Bá Dương (2016), Phịng, chống suy thối tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống của cán bộ, đảng viên hiện nay, Nxb Qn đội nhân dân, Hà Nội.
Các cơng trình khoa học nêu trên đã tập trung nghiên cứu các quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng về đạo đức,
ĐĐCM, những tác động của điều kiện lịch sử mới đến sự phát triển đạo đức,
giá trị đạo đức, chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam, của đội ngũ cán
bộ, đảng viên trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; xác định
phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức mớicho đội ngũ cán bộ, đảng
viên hiện nay.
* Nghiên cứu về giáo dục đạo đức cách mạng
- Đặng Nam Điền (2006), Nâng cao đạo đức cách mạng đội ngũ cán bộ
chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới, Nxb QĐND, Hà
5
Nội. Đề tài đã chỉ ra đặc trưng, bản chất của đạo đức cách mạng, vai trò đạo
đức cách mạng của người cán bộ chính trị trong xây dựng quân đội; quan
niệm và tiêu chí đánh giá về nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chính trị
quân đội; trên cơ sở đó chỉ ra những yếu tố tác động, những yêu cầu và đề
xuất một số giải pháp chủ yếu về nâng cao đạo đức cách mạng của người cán
bộ chính trị qn đội trong tình hình mới.
- Đặng Sỹ Lộc (2009), Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của
đội ngũ cán bộ doanh nghiệp quân đội trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị, Hà Nội.Tác
giả đã luận giải những vấn đề cơ bản về đạo đức cách mạng, đánh giá đúng
thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, kinh nghiệm và xác định những yêu cầu, giải
pháp cơ bản bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ
doanh nghiệp quân đội trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Ngơ Đình Phiếm (2014), “Bồi dưỡng đạo đức cách mạng đối với nhà
báo quân đội hiện nay”, Tạp chí Quốc phịng tồn dân, số 2.Tác giả đã đánh
giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhânvà xác định những yêu cầu, giải pháp cơ
bản bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của nhà báo quân đội hiện nay
Tựu chung lại những cơng trình trên đã tập trung nghiên cứu quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của ĐCSVN, phân tích
làm rõ nội dung đạo đức cách mạng của các chủ thể gắn với từng cương vị và
chức trách khác nhau, những tác động của điều kiện lịch sử mới đến sự phát
triển đạo đức, từ đó khẳng định hệ thống các giá trị, chuẩn mực đạo đức và
xác định những yêu cầu, giải pháp xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ
cán bộ, đảng viên quân đội trong giai đoạn hiện nay.
Các công trình nghiên cứu, các bài viết là nguồn tư liệu, tài liệu quý giá để
tác giả luận văn nghiên cứu và kế thừa trong q trình hồn thiện đề tài của mình.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu
6
chuyên sâu về vấn đề “Giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ chủ
chốt các phường thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận về đạo đức, đạo đức cách mạng,
giáo dục đạo đức cách mạngvà thực trạng giáo dụcđạo đứccách mạng chođội
ngũcán bộ chủ chốt các phường thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội,
luận văn đề xuất những giải phápnhằmtăng cường giáo dục đạo đức cách
mạng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường thuộc quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài luận văn cần hoàn thành các
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đạo đức, đạo đức cách mạng
và giáo dục đạo đức cách mạng chođội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng đạo đức cách mạng và thực trạng
giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ chủ chốtcác phường thuộc
quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, xác định nguyên nhân của thực trạng
và rút ra một số kinh nghiệm bước đầu.
-Xác định yêu cầu, đề xuất giải pháptăng cường giáo dục đạo đức cách
mạng cho đội ngũ cán bộchủ chốt ở các phường thuộc quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nộithời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc giáo dục đạo đức cách mạng
chođội ngũ cán bộ chủ chốtcác phường thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội.
7
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung, phương thức giáo dục
đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt các phường thuộc quận Nam Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.
Các số liệu, tư liệu được khảo sát, phân tích từ năm 2014(từ khi thành
lập quận Nam Từ Liêm) đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và giáo dục đạo
đức cách mạng. Bên cạnh đó luận văn cịn kế thừa kết quả các cơng trình
nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành
và liên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng
hợp; logic - lịch sử...
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về
đạo đức cách mạng và những vấn đề cơ bản nâng cao đạo đức cách mạng của
đội ngũ cán bộ, công chức ở các phường thuộc quận Nam Từ Liêm trong giai
đoạn hiện nay. Phân tích rút ra những điểm chủ yếu về thực trạng đạo đức
cách mạng và hoạt động nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ,
công chức các phường thuộc quận Nam Từ Liêm từ năm 2014 đến nay, trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao đạo đức cách mạng cho các
đối tượng trên trong thời gian tới.
8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văncung cấp thêm luận cứ khoa học giúp
cấp ủy quận Nam Từ Liêm tham khảo, đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo,
chỉ đạotăng cường giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt các
phường thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ trong thời kỳ mới.
Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo, học tập trong lĩnh
vực xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhà nước ở cơ sở đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm3 chương 6 tiết.
9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀGIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ
1.1. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở - khái niệm, đặc điểm, vai trò
1.1.1. Khái niệm
* Cán bộ và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
Từ điển Bách khoa Việt Nam năm 2002 của Viện Ngôn ngữ học định
nghĩa cán bộ là “những người làm công tác nghiệp vụ, chuyên môn trong tổ
chức, cơ quan như cán bộ Nhà nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị; chỉ
những người làm cơng tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân
biệt với người thường khơng có chức vụ, như cán bộ và chiến sĩ, cán bộ và
công nhân nhà máy, cán bộ đoàn thanh niên” [64; tr. 109].
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập
đến khái niệm cán bộ như sau: “Cán bộ là những người đem chính sách của
Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem
tình hình của dân chúng báo cho Đảng, cho Chính phủ rõ, để đặt chính sách
cho đúng” [31; tr. 269]. Như vậy, theo Người, cán bộ có 4 đặc trưng: Một là,
là người tiếp thu đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ. Hai là, cán bộ
là người đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ vào
quần chúng nhân dân (tức là đưa yếu tố tự giác vào quần chúng).Ba là, cán bộ
là người tổ chức cho quần chúng tham gia cách mạng bằng hành động thi
hành chính sách.Bốn là, cán bộ là người thường xuyên rút kinh nghiệm, sơ
kết, tổng kết công tác. Tất cả những điều này đều chứng tỏ cán bộ là cầu nối
giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng, “là công bộc của nhân dân”
như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói.
Luật cán bộ, cơng chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
10
nghĩa Việt Nam khóa XII thơng qua, ban hành ngày 13/11/2008, điều 4 khoản
1 nêu: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [54]. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng
để hiểu đúng bản chất, ý nghĩa của từ “cán bộ”.
Như vậy, theo quan niệm chung nhất cán bộ là khái niệm chỉ những
người có chức vụ, vai trị và cương vị trong một tổ chức, có tác động, ảnh
hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy,
quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức.
Về cán bộ chủ chốt, có thể hiểu ”Chủ chốt” có nghĩa là “quan trọng
nhất, có tác dụng làm nịng cốt” [61; tr.174].
Cán bộ chủ chốt là những người đứng đầu trong một tổ chức, những
người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao nhất và chịu trách nhiệm cao nhất
trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị.Các tổ chức thuộc hệ thống chính trị của
nước ta được phân thành nhiều cấp và nhiều bộ phận khác nhau.Tại mỗi cấp,
mỗi bộ phận đều có một tập thể lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu quan
trọng nhất, có chức vụ cao nhất được gọi là cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Cán bộ
chủ chốt không chỉ là những người thực hiện các chức năng, quyền hạn lãnh
đạo đơn thuần, mà cịn là những người có trách nhiệm cả về phương diện
quản lý tổ chức, được giao đảm đương các nhiệm vụ quan trọng để chỉ đạo,
điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước tập thể và cấp
trên về nhiệm vụ được phân công. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là người giữ vị
trí quan trọng trong việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện thực tiễn ở cơ sở, chủ trì, hoạch
11
định chiến lược phát triển, xác định mục tiêu, phương hướng tổ chức thực
hiện tất cả các nhiệm vụ đề ra và nhiệm vụ cấp trên giao; kiểm tra, giám sát,
kịp thời sửa chữa những hiện tượng lệch lạc, bổ sung, điều chỉnh những chủ
trương, giải pháp nếu thấy cần thiết; tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để thực
hiện có hiệu quả nhiệm vụ đề ra. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở (xã,
phường, thị trấn) chỉ bao gồm những cán bộ chủ chốt nhất trong số cán bộ chủ
chốt các tổ chức Đảng, chính quyền và Hội đồng nhân dân.
Về đội ngũ: Theo Sách tra cứu các mục từ về tổ chức, đội ngũ là nhóm
đơng người được tập hợp lại thành một lực lượng để thực hiện một cơng việc
nào đó (chẳng hạn như: đội ngũ binh sĩ tập luyện quân sự tại thao trường hoặc
chiến đấu chống quân thù tại mặt trận). Đội ngũ cũng được quan niệm là “Tập
hợp gồm số đơng người có chung lý tưởng, mục tiêu phấn đấu, hoặc cùng
nghề nghiệp, giai cấp, tầng lớp xã hội…” (ví dụ: đội ngũ đảng viên, đội ngũ
đoàn viên, đội ngũ những người viết báo, đội ngũ giai cấp cơng nhân, đội ngũ
trí thức)[61; tr. 112].
Như vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt của một địa phương, một đơn vị… là
tập hợp số đông cán bộ lãnh đạo chủ chốt (không phải một vài chức danh
riêng lẻ) của các tổ chức trụ cột trong một hệ thống bộ máy tổ chức của địa
phương, đơn vị đó, cùng nhau lãnh đạo, điều hành tổ chức của mình để hồn
thành nhiệm vụ chung.
Hiện nay có khá nhiều quan niệm khác nhau khi xác định về đội ngũ
cán bộ chủ chốt phường, xã, thị trấn:
Loại ý kiến thứ nhất: xác định đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã gồm một
số chức danh chính trong hệ thống chính trị. Đó là những cán bộ lãnh đạo,
nhưng là lãnh đạo tồn diện, có trọng trách nặng nề nhất, có quyền thay mặt
tập thể lãnh đạo giải quyết các vấn đề và chịu trách nhiệm trước tập thể. Do
đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã gồm: bí thư đảng ủy, chủ tịch uỷ
12
ban nhân dân, chủ tịch hội đồng nhân dân, phó bí thư thường trực đảng ủy,
chủ tịch hội nơng dân (ở xã) hay chủ tịch liên đoàn lao động (ở phường).
Loại ý kiến thứ hai: xác định đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã gắn với
chức năng lãnh đạo, thường gọi là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, vì vậy bao
gồmcác ủy viên ban thường vụ đảng ủy. Ý kiến này cho rằng: lãnh đạo chính
trị là chức năng riêng biệt của Đảng, những cán bộ trong tổ chức đảng (ủy
viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ đảng ủy) chính là đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chính trị. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, cán bộ lãnh đạo chủ
chốt của Đảng cũng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị, là
những người giữ vị trí then chốt nhất, quan trọng nhất vừa trong phạm vi tổ
chức đảng vừa trong các tổ chức của hệ thống chính trị, đó chính là các ủy
viên ban thường vụ đảng ủy. Do đó, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã là ban
thường vụ đảng ủy xã, trong đó ít nhất gồm có các chức danh bí thư đảng ủy,
phó bí thư đảng ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, chủ tịch
mặt trận, xã đội trưởng, trưởng công an.
Từ cách tiếp cận trên, đối chiếu với tình hình thực tế, có thể xác định:
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là tập hợp những người đứng đầu quan trọng
nhất của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở xã; đó là những người có trọng
trách giải quyết hoặc góp phần giải quyết các mối quan hệ giữa các giai cấp,
tầng lớp nhân dân trong cộng đồng xã hội. Trong đó, quan trọng nhất là mối
quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trong quá trình lãnh đạo giải quyết
các mối quan hệ ở cơ sở, quản lý kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, củng cố quốc phịng-an ninh ở địa phương, góp phần xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và bảo vệ vững chắc xã hội chủ nghĩa. Đội
ngũ này vừa tiêu biểu cho hệ thống tổ chức đảng, tổ chức chính quyền ở cấp
xã, vừa có quyền thay mặt tập thể lo toan, định đoạt giải quyết các nhiệm vụ,
tình huống diễn ra có quan hệ đến tổ chức, lĩnh vực mà họ đứng đầu, không
13
trái với pháp luật, trái với chủ trương của tổ chức.
Và như vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở gồm các chức danh
được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh,
số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường,
thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, cụ thể là:
- Bí thư Đảng ủy;
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường,
thị trấn có hoạt động nơng, lâm, ngưnghiệp và có tổ chức Hội Nông dân
Việt Nam);
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm, vai tròcủa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người gần dân, sát dân, biết dân,
trực tiếp triển khai đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước
vào dân, gắn bó với nhân dân.
Dù mỗi cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở gắn với một tổ chức và chức
danh cụ thể, nhưng họ có điểm chung, đó là những người rất tiêu biểu trong các
tầng lớp dân cư, có vai trị quyết định, chịu trách nhiệm chính trong việc cụ thể
hóa, triển khai, tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước và của cấp trên, có uy tín cao trong phạm vi địa phương, cơ sở
của mình; là người tiếp xúc trực tiếp với quần chúng nhân dân thường xuyên
nhất; họ vừa giải quyết các mối quan hệ theo chiều dọc với Trung ương - tỉnh huyện, đồng thời giải quyết mối quan hệ theo chiều ngang với mọi đối tượng
14
trong phường (xã) mình và với các phường (xã) khác trong tỉnh.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sởlà lực lượng quan trọng giữ vai trò
then chốt trong lãnh đạo, điều hành hoạt động của hệ thống chính trị; vừa thể
hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở.
Vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trước hết là
xuất phát từ vị trí và vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Cán bộ
cách mạng là người lãnh đạo, phát động quần chúng đấu tranh cách mạng; là
lực lượng tổ chức điều hành công việc, là hạt nhân của hệ thống tổ chức, là
nịng cốt của các phong trào. Vì thế, ở bất kỳ thời kỳ cách mạng nào, ở bất kỳ
lĩnh vực nào, địa phương nào, "cán bộ cũng là cái gốc của mọi công việc".
C.Mác và Ph.Ăngghen là người đầu tiên đưa ra quan điểm khoa học về
vai trò của cán bộ lãnh đạo, theo hai ông “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có
những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [25; tr.181]. Vì tư tưởng dù có
vĩ đại đến đâu cũng chỉ có thể đưa người ta vượt qua khỏi phạm vi tư tưởng
của trật tự thế giới cũ, về căn bản tư tưởng không thể thực hiện được cái gì
hết. Con người sử dụng lực lượng thực tiễn ở đây chính là người cán bộ,
người lãnh đạo quần chúng, là nhân tố tích cực để thúc đẩy phong trào cách
mạng phát triển theo con đường tự giác.
Kế thừa và phát triển những tư tưởng của chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin
ln đánh giá cao vai trị của cán bộ, theo V.I.Lênin: “Trong lịch sử, chưa hề
có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó khơng đào tạo ra được
trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong
có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [22; tr.473]. Vai trò quan
trọng của đội ngũ cán bộ trước hết là đảm bảo tổ chức thực hiện thắng lợi
đường lối chính trị của đảng. Tùy theo cương vị của mình, cán bộ là người
xây dựng đường lối, lựa chọn phương pháp và chỉ đạo quá trình vận động
15
cách mạng, hướng tới mục tiêu đã đặt ra. Trong điều kiện đảng cầm quyền,
V.I.Lênin xem việc “nghiên cứu con người, tìm ra những cán bộ bản lĩnh”
đóng vai trị là người tổ chức các quá trình thực tiễn một cách có hiệu quả là
vấn đề “then chốt” nhất, có vậy Đảng của giai cấp cơng nhân mới có thể tổ
chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã
hội nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Đề cập về vai trị của cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát “Cán bộ
là người đem chính sách của Chính phủ, Đồn thể thi hành trong nhân dân”;
do đó, “nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng khơng thể thực hiện được".
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”
[31; tr.269]. Theo Người, cây phải có gốc, “gốc” ở đây hiểu là từ đó sinh ra,
làm cho cây mạnh khỏe, tốt tươi hay ngược lại thì cây héo. Vì vậy, trong mọi
cơng việc mà khơng có cán bộ thì khơng thể hồn thành và “công việc thành
công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [31; tr.273].
Đối với quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là
những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân
chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo
cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” [31; tr.269].
Như vậy, theo Người cán bộ không những chỉ là người có vai trị giác ngộ và
hướng dẫn, lãnh đạo quần chúng mà còn là “chiếc cầu nối” giữa Đảng, Nhà
nước với nhân dân, là “công bộc” của nhân dân. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, cho rằng: “Có đội ngũ cán bộ đủ
phẩm chất và năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực
hiện thắng lợi đường lối đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của
Đảng cầm quyền” [14; tr.27].
Do vậy, dù ở thời kỳ nào, ở cấp nào, địa phương nào thì đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cũng có vai trị rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng.
Vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn xuất phát
16
từ vị trí và vai trị trọng của cấp cơ sở. Xã, phường, thị trấnlà nơi có đầy đủ
các tổ chức trong hệ thống chính trị, nơi trực tiếp tổ chức thực hiện, biến mọi
chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát
triển kinh tế - xã hội thành hiện thực trong cuộc sống và là nơi kiểm nghiệm
tính đúng sai, sự thành cơng hay thất bại của các chủ trương, chính sách đó.
Nói về vai trò quan trọng của cấp cơ sở phường, xã, thị trấn Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết: “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã
làm được việc thì mọi cơng việc đều xong xi hết” [31; tr.371].
Từ những phân tích trên đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có vai trò
rất quan trọng, thể hiện trên những mặt sau:
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sởgiữ vai trò then chốt trong
việc quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở; góp phần quan trọng trong việc
thắt chặt mối quan hệ “máu thịt” giữa Đảng với nhân dân.
Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước muốn đi vào đời sống xã hội đều phải triển khai xuống cơ sở cho quần
chúng nhân dân thông hiểu và thực hiện. Để làm được điều đó, ngồi những
cán bộ cấp trên thì cần phải có một lực lượng ở cơ sở có khả năng nắm rõ chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước làm nịng cốt, có nhiệm vụ
làm “cầu nối” giữa Đảng, nhà nước với quần chúng nhân dân. Lực lượng
nịng cốt đó khơng ai khác mà chính là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ
sở xã. Họ là người gần dân nhất, thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với nhân
dân, họ là “tai mắt” của Đảng bộ và Chính quyền trong việc lãnh đạo nhân
dân phát triển các mặt trong đời sống xã hội, là “cầu nối” quan trọng nối liền
sự lãnh đạo của Đảng với nhân dân.
Khác với cán bộ chủ chốt cấp trên, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vừa là
người triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước
nói chung, của tỉnh, huyệnnói riêng; vừa là người có trách nhiệm chính trong
17
việc cụ thể hóa những chủ trương đường lối đó thành những chương trình
hành động, kế hoạch thực hiện sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương, trực tiếp lãnh đạo điều hành tổ chức thực hiện những chương trình kế
hoạch đó đạt hiệu quả cao. Những chương trình, kế hoạch đó khơng những
phải đáp ứng u cầu phát triển của địa phương mình mà phải gắn với yêu cầu
phát triển chung của tỉnh. Mặt khác, họ cũng chính là người phản ánh những
tâm tư, ý kiến của nhân dân giúp Đảng và Nhà nước kiểm nghiệm tính đúng
đắn của các chủ trương, đường lối, chính sách đã ban hành để kịp thời điều
chỉnh cho sát với thực tiễn. Thông qua đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã
mà ý Đảng - lòng dân được thống nhất, làm cho Đảng và Nhà nước có cơ sở
ăn sâu, bám rễ trong quần chúng, tạo nên mối liên hệ “máu thịt” và trực tiếp
củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ.
Thứ hai,đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có vai trị quan trọng trong
phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững sự
ổn định và phát triển chung của toàn tỉnh và đất nước.
Cấp phường, xã, thị trấn không chỉ là điểm “dừng chân” của mọi công
tác Đảng, Nhà nước và các ngành khác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh, quốc phịng, trật tự, an tồn xã hội,… đó cịn là nơi phản ảnh
trực tiếp tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân lên cấp trên; là nơi
thường xun xuất hiện những nhân tố, mơ hình, sáng kiến mới; những kinh
nghiệm, cách làm hay trong sản xuất, trong xây dựng đời sống văn hóa, xã
hội. Do đó, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế nhiều thành phần,
chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại,
dịch vụ; thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội; đảm bảo ổn
định và cải thiện đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng
nếp sống văn hóa; giữ gìn an ninh, trật tự, an tồn xã hội trên địa bàn, ngăn
chặn có hiệu quả và hạn chế thấp nhất các tệ nạn xã hội thì địi hỏi phải có đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã có đủ đức, đủ tài mới có thể đáp ứng
18
được những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Điều đó gắn liền với vai trò, trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở xã.
Thực tế hiện nay, các chủ trương, nghị quyết, chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước khi được triển khai ở xã nào mà đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ tốt, năng động sáng tạo, thì
những chủ trương, nghị quyết, chính sách đó sẽ được tổ chức thực hiện nhanh
chóng và phát huy hiệu quả cao. Ngược lại, ở một số phường có đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt có trình độ chuyên môn không đồng đều, năng lực tổ
chức thực tiễn kém, thì ở địa phương đó các chủ trương, nghị quyết, chính
sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước thường được triển khai và tổ chức thực
hiện qua loa, không đến nơi, đến chốn, thậm chí có lúc cịn vi phạm dẫn đến
gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ đó cho thấy, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có đến
được với dân hay không, tâm tư nguyện vọng của dân có được Đảng xem xét
giải quyết kịp thời hay không,… phần lớn đều do đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp cơ sở. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xãcó đủ năng lực, phẩm
chất đạo đức cách mạng sẽ là điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc ổn định
an ninh trật tự, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở cấp cơ sở phát triển. Đó cũng là cơ
sở cho sự ổn định và phát triển chung của tỉnh.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sởgiữ vai trò nòng cốt trong
xây dựng củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những trụ cột, là trung tâm đoàn
kết, tổ chức, sắp xếp, tập hợp lực lượng, có vai quyết định đến năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của đảng bộ cơ sở, đến năng lực và hiệu quả quản lý của
chính quyền và hoạt động của các đoàn thể quần chúng của địa phương. Các
tổ chức này có hồn thành nhiệm vụ hay khơng, trước hết tùy thuộc vào chất
lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở
“tốt” sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy tổ chức hoạt động có hiệu quả. Ngược